Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

QUY ĐỊNH VỀ CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.23 KB, 56 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
  









LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2005 – 2009


ĐỀ TÀI:

QUY ĐỊNH VỀ CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH
QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
TẠI VIỆT NAM




Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TRƯƠNG THANH HÙNG LÊ VĂN ĐÂY
MSSV: 5054727
LỚP: LUẬT THƯƠNG MẠI 2-K31
















Cần Thơ, 4/2009
MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TRỌNG TÀI ...............4
1.1 Khái quát chung về Trọng tài ...............................................................................4
1.1.1 Khái niệm Trọng tài .......................................................................................4
1.1.2 Đặc điểm của Trọng tài ..................................................................................4
1.1.3 Vai trò của Trọng tài ......................................................................................5
1.2 Sự hình thành và phát triển của Trọng tài.............................................................6
1.3 Ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp bằngTrọng tài.........................................8
1.4 Vấn đề giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam
hiện nay.....................................................................................................................9
1.4.1 Thẩm quyền của Trọng tài .............................................................................9
1.4.2 Điều kiện để vụ tranh chấp được giải quyết theo thủ tục tố tụng Trọng tài ....12

1.4.2.1 Phát sinh từ hoạt động thương mại ............................................................12
1.4.2.2 Có thỏa thuận Trọng tài.............................................................................13
1.4.2.3 Chủ thể .....................................................................................................14
1.5 Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài .......................................................14
1.5.1 Thành lập Hội đồng Trọng tài tại Trung tâm Trọng tài ...................................14
1.5.2 Hội đồng Trọng tài do các bên thành lâp. .......................................................15
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..........................................................17
2.1 Khái niệm của việc thi hành quyết định của Trọng tài..........................................17
2.2 Bản chất của việc thi hành quyết định của Trọng tài ............................................17
2.3 Sự cần thiết của việc thi hành quyết định của Trọng tài........................................19
2.4 Trình tự, thủ tục thi hành quyết định của Trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện
hành...........................................................................................................................21
2.4.1 Điều kiện để thi hành quyết định của Trọng tài ..............................................22
2.4.2 Thủ tục yêu cầu thi hành quyết định của Trọng tài tại cơ quan thi hành án
dân sự ......................................................................................................................23
2.4.2.1 Ra quyết định thi hành án..........................................................................24
2.4.2.2 Để tự nguyện thi hành án ..........................................................................26
2.4.2.3 Cưỡng chế thi hành án...............................................................................27
2.4.2.4 Kết thúc việc thi hành án...........................................................................29
2.5 Trình tự, thủ tục yêu cầu tòa hủy quyết định của Trọng tàithương mại tại
Việt Nam. .................................................................................................................31
2.5.1 Căn cứ hủy quyết định của Trọng tài..............................................................31
2.5.2 Thủ tục yêu cầu tòa hủy quyết định của Trọng tài thương mại tại Việt Nam. .32
2.6 Trình tự, thủ tục về việc công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài
nước ngoài tại Việt Nam. ..........................................................................................34
2.6.1 Trình tự, thủ tục xét đơn công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài
nước ngoài tại Việt Nam. ..........................................................................................34
2.6.2 Các điều kiện không công nhận quyết định của Trọng tài nước ngoài. ...........38
2.6.3 Trình tự thủ tục cho thi hành quyết định của Trọng tàinước ngoài tại

Việt Nam. ..................................................................................................................44
CHƯƠNG 3: NHỮNG KHÓ KHĂN, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CỦA
THỰC TIỄN CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM........................................................................... 48
KẾT LUẬN..............................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO























NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................



Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm…..







………………………………….





NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................


Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm…..







………………………………….







LỜI NÓI ĐẦU

Quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường với sự xuất
hiện của nhiều thành phần kinh tế có chế độ sở hữu khác nhau đã làm cho các quan hệ
kinh tế ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Dưới tác động của các quy luật trong cơ
chế thị trường, lợi nhuận không những là động lực, là một trong những thước đo hiệu
quả hoạt động kinh doanh mà còn là mục đích, là phương tiện tồn tại của các chủ thể
kinh doanh.
Sự hình thành nền kinh tế thị trường ở nước ta trong những năm qua được diễn
ra trong bối cảnh phát triển theo chiều rộng và chiều sâu của các quan hệ kinh tế với
một tốc độ nhanh chóng chưa từng có để từng bước khẳng định nó là một bộ
phận
không thể thiếu của thị trường thế giới. Tranh chấp trong kinh tế nói chung trong kinh
doanh nói riêng là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế, nó cũng trở nên phong
phú hơn về chủng loại, gay gắt, phức tạp hơn về tính chất và quy mô. Bởi vây, yêu cầu
phải áp dụng các hình thức và phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp, có hiệu quả
là một đồi hỏi khách quan để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh
tế, bảo đảm nguyên tắc pháp chế, thông qua đó góp phần tạo lập môi trường pháp lý
lành mạnh để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Tùy thuộc vào trình độ phát triển các quan hệ kinh tế - xã hội và do ảnh hưởng
của những đặc điểm về phong tục, tập quán, cơ chế giải quyết tranh chấp trong kinh
doanh được pháp luật mỗi quốc gia quy định không giống nhau. Tuy nhiên, xuất phát từ
đặc trưng chung của hoạt động kinh doanh và nhu cầu điều chỉnh của pháp luật, cho tới
thời điểm hiện tại, các hình thức giải quyết tranh chấp chủ yếu áp dụng rộng rãi trên thế
giới bao gồm thương lượng, hòa giải, Trọng tài và giải quyết thông qua Tòa án.
Thực tiễn hiện nay cho thấy, phần lớn các tranh chấp thương mại, đầu tư trên thế
giới được giải quyết theo con đường Trọng tài nếu các bên thương lượng hay hòa giải
không thành. Điều này xuất phát từ những ưu việt của Trọng tài so với Tòa án: nhanh
chóng, mềm dẻo, ít tốn kém, bảo đảm uy tín và bảo đảm bí mật trong kinh doanh.
Tuy nhiên, để Trọng tài phát huy các mặt lợi đó, vừa bảo đảm cho các quyết định

mà Trọng tài đưa ra đáp ứng các yêu cầu của pháp luật và được công nhận và cho thi
hành thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về Trọng tài trong nhu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế là một vấn đề cần thiết và cấp bách.
Từ những lý do trên và thấy được việc cần phải hoàn thiện pháp luật công nhận
và thi hành quyết định của Trọng tài thương mại tại Việt Nam hiện nay mà người viết
chọn đề tài “Quy định về công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài thương mại tại
Việt Nam” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cử nhân luật của mình.
Mục đích của đề tài nhằm đánh giá đúng thực trạng của vấn đề công nhận và thi
hành quyết định của Trọng tài thương mại tại Việt Nam, làm rõ những hạn chế, bất cập
trọng việc công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài tại Việt Nam. Từ đó người
viết tìm ra những hướng khắc phục, để quyết định của Trọng tài thương mại tại Việt
Nam ngày càng được áp dụng nhiều hơn. Đề tài xác định các yêu cầu đặt ra đối với việc
công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài thương mại tại Việt Nam, giúp người
đọc nói chung và các doanh nghiệp nói riêng hiểu rõ những quy định của pháp luật về
Trọng tài, qua đó thấy được những ưu điểm và hạn chế về phương thức giải quyết tranh
chấp bằng Trọng tài, từ đó để người đọc thấy được những hạn chế về pháp luật cũng
như thực tiễn về vấn đề công nhận và cho thi hành những quyết định của Trọng
tài
thương mại tại Việt Nam và những hướng khắc phục nhằm hoàn thiện hơn.
Đề tài được nghiên cứu một cách sâu rộng về vấn đề công nhận cũng như thi
hành quyết định vủa Trọng tài thương mại tại Việt Nam. Để hoàn thành được đề tài
người viết đã sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp vấn đề, so sánh các quy
định của pháp luật với nhau để giải quyết vấn đề của đề tài.
Do thời gian có hạn cũng như những hạn chế về việc thu thập tài liệu và khả
năng có hạn của người viết nên đề tài chủ yếu nghiên cứu các vấn đề: Lý luận về vấn đề
công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài; các quy định của pháp luạt về công
nhận cũng như thi hành quyết định của Trọng tài thương mại tại Việt Nam; thực tiễn
của việc thi hành quyết định của Trọng tài thương mại Việt Nam và thực tiễn của việc
công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài thương mại nước ngoài tại việt Nam.
Nội dung của đề tài gồm: lời nói đầu, chương 1, chương 2, chương 3, kết luận.

Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về Trọng tài.
Chương 2. Vấn đề công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài thương mại tại Việt
Nam hiện nay.
Chương 3. Thực tiễn về vấn đề công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài thương
mại tại Việt Nam hiện nay.
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
“Trong quá trình làm đề tài người viết đã nổ lực rất lớn nhưng do thời gian có hạn cùng
những hạn chế trong việc tiếp cận tài liệu cùng nhiều nguyên nhân khác nhau. Nên đề
tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô và các bạn đọc đóng
góp ý kiến để đề tài ngày càng được hoàn thiện hợn. Đề tài hoàn thành là do sự hướng
dẫn tận tình của thầy Trương Thanh Hùng, xin chân thành cảm ơn thầy đã chỉ dẫn em
hoàn thành đề tài nay”.
Xin chân thành cảm ơn!

































CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỌNH TÀI
1.1 Khái quát chung về Trọng tài
1.1.1 Khái niệm Trọng tài
Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là biện pháp giải quyết tranh chấp được các
nhà kinh doanh rất ưa chuộng. Đây “là sản phẩm” tất yếu của nền kinh tế thị trường. Tự
do kinh doanh, tự do kí kết hợp đồng trong khuôn khổ pháp luật đương nhiên bao gồm
cả tự do thỏa thuận lựa chọn các biện pháp giải quyết tranh chấp kinh doanh1
.
Vậy Trọng tài là gì? Theo từ điển tiếng Việt của nhà xuất bản văn hóa thông tin Hà
Nội năm 1999 Trọng tài được coi là: Người được các bên đối lâp, tư nhân,
thương
gia…, công nhận là có thẩm quyền xử một vụ tranh chấp; là người được cử ra để điều
khiển thể thao trong khuôn khổ điều lệ của bộ môn và công nhận các kết quả cuối cùng.

Ở những nước có nền kinh tế thị trường thì Trọng tài được định nghĩa. Là cơ quan
xét xử do các bên thiết lập ra trên cơ sở thỏa thuận và trong lĩnh vực mà pháp luật quy
định để giải quyết các tranh chấp giữa chính các bên đương sự.
Như vậy, Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp, dựa trên sự thỏa thuận
giữa các bên đối lập, ủy thác cho một hay một số người làm trung gian giải quyết sự
xung đột trên cơ sở công bằng và khách quan.
1.1.2 Đặc điểm của Trọng tài
Trọng tài là một biện pháp lựa chọn rất phổ biến để giải quyết các tranh chấp
trong nền kinh tế hiện nay ở trên thế giới cũng như Việt Nam. Ở những nước khác nhau
có những đặc điểm kinh tế xã hội và tập quán pháp luật khác nhau, do đó việc tổ chức
Trọng tài cũng khác nhau. Tuy nhiên, dù được tổ chức với nhiều hình thức, tên gọi khác
nhau nhưng nhìn chung Trọng tài có những điểm chung sau đây:
Thứ nhất, Trọng tài là một tổ chức phi Chính phủ, hoạt động mang tính nghề
nghiệp. Nó không nằm trong bộ máy nhà nước chính vì thế Trọng tài không mang tính
quyền lực Nhà nước.
Thứ hai, các tổ chức Trọng tài thường được lập trên sự sáng kiến và sự tự
nguyện của Trọng tài viên. Các Trọng tài viên khi có đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy
định của pháp luật, trên cơ sở tự nguyện họ tham gia thành lập một tổ chức Trọng tài.
Hoạt động của tổ chức Trọng tài dựa trên cơ sở sự cân đối thu chi, áp dụng nguyên tắc
tự do hoạch toán, dựa trên uy tín là chủ yếu.

1
Đoàn Năng: Một số vấn đề lý luận cơ bản về tư pháp quồc tế, nhà xuất bản chính trị quốc
gia, Hà nội - 2001
Thứ ba, tuy là một tổ chức phi Chính phủ nhưng hoạt động của Trọng tài đều có
sự quản lý của Nhà nước. Có nghĩa là, Trong quá trình giải quyết tranh chấp của mình
Trọng tài cần có sự hỗ trợ rất lớn từ phía Nhà nước mà cụ thể là sự hỗ trợ từ phía Tòa
án để Trọng tài có thể thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp của mình một cách tốt
nhất. Ngoài ra, một trong những nội dung quan trọng trong việc quản lý của Nhà nước
đối với hoạt động của Trọng tài là việc phê chuẩn điều lệ tổ chức hoạt động của Trọng

tài cũng như quy định về tiêu chuẩn của Trọng tài viên.
Thứ tư, các Trọng tài viên chủ yếu là các luật gia và các thương gia. Có thể nói
ngoài bộ phận chủ yếu là các luật gia thì thành phần thương gia là cơ sở cho việc thi
hành và hoạt động của tổ chức Trọng tài. Nhiều tổ chức Trọng tài trên thế giới được
thành lập là dựa trên sáng kiến là các thương gia.
1.1.3 Vai trò của Trọng tài
Thực tiễn giải quyết các tranh chấp trong sản xuất, kinh doanh cho thấy các nhà sản
xuất kinh doanh dù hoạt động trong phạm vi quốc gia hay trên phạm vi quốc tế đều
mong muốn ngăn chặn phát sinh các tranh chấp; nếu tranh chấp xảy ra thì mong muốn
hòa giải với nhau, nếu không hòa giải được với nhau thì tránh việc đưa tranh chấp ra
Tòa án mà thỏa thuận giải quyết tranh bằng Trọng tài
2
. Trong quá trình phát triển kinh
tế hiện nay cùng với xu hướng toàn cầu hóa thương mại, Trọng tài đóng vai trò quan
trọng trong sự phát triển kinh tế nói chung và thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh tế nói
riêng. Vai trò của Trọng tài cụ thể là:
Trong môi trường kinh tế thị trường, các nhà kinh doanh với mục đích tìm kiếm lợi
nhuận cao, cùng với sự đòi hỏi bí mật trong kinh doanh, cũng như sự nhanh chóng khi
giải quyết tranh chấp mà Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp tối ưu mà họ
lựa chọn.
Bên cạnh đó thì một vai trò không kém phần quan trọng nữa của Trọng tài chính là
việc giảm gánh nặng cho Tòa kinh tế. Việc ra đời của các tổ chức Trọng tài cũng chính
là tạo cơ chế thi đua giữa Tòa kinh tế và Trọng tài trong sự phát triển của nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần cũng như đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp kinh doanh
ngày càng tăng cao.
Đảm bảo cho các nhà kinh doanh thực hiện quyền tự do kinh doanh mà cụ thể ở
đây là quyền tự do lựa chọn Cơ quan tài phán. Ngoài ra, việc hoàn thiện pháp luật
Trọng tài đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn trong
quá trình quốc tế hóa của nhiều nước trên thế giới.


2
Đoàn Năng: Một số ý kiến về thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật Trọng tài
kinh tế ở nước ta hiện
nay. Tạp chí luật học, Số1, 1998.
Để cũng cố cũng như phát triển mối quan hệ thương mại quốc tế bền vững thì
Trọng tài đóng vai trò quan trọng và to lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của các bên tranh chấp. Trọng tài ngày càng thể hiện ưu thế của mình trong môi trường
toàn cầu hóa kinh tế như hiện nay.
Trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp rất ưa chuộng đối với các nhà sản
xuất, kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, Trọng tài góp phần giải
quyết tranh chấp nhanh gọn và hiệu quả nhằm ổn định và thúc đẩy sản xuất kinh doanh
trong từng nước và trên phạm vi quốc tế. Ở nước ta, việc mở rộng khả năng, cơ hội cho
các nhà sản xuất, kinh doanh sử dụng Trọng tài để giải quyết tranh chấp sẽ góp phần
thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, tạo môi trường thuận
lợi thu hút đầu tư nước ngoài đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, xã hội
3
.
1.2 Sự hình thành và phát triển của Trọng tài
So với lịch sử hình thành Trọng tài thương mại ở một số nước trên thế giới, thì
Trọng tài thương mại ở Việt Nam là rất non trẻ. Do những điều kiện như: điều kiện về
kinh tế, chính trị xã hội đặc thù của Nhà nước và pháp luật Việt Nam mà Trọng tài
thương mại Việt Nam được thành lập khá muộn. lịch sử phát triển của Trọng tài Việt
Nam, cùng lúc với sự hình thành của cơ chế hợp đồng kinh tế. Có hai giai đoạn phát
triển của Trọng tài: giai đoạn Trọng tài kinh tế nhà nước (từ năm 1960 đến năm 1990),
giai đoạn của Trọng tài phi Chính phủ (từ năm 1994 trở đi).
Lần đầu tiên một tổ chức giải quyết tranh chấp kinh tế với tên gọi Trọng tài được
hình thành theo tinh thần của Nghị định số 04-TTG ngày 01/04/1960 của Thủ Tướng
nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Nghị định này quy định tạm thời về quy chế hợp
đồng kinh tế. Một Nghị định khác được ban hành vào ngày 14/01/1960 đưa ra quy định
tạm thời về nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế. Theo tinh thần của Nghị

định này, các Hội đồng Trọng tài được được thành lâp ở cấp tỉnh và cấp bộ. Mỗi Hội
đồng Trọng tài trực thuộc cơ quan hành chính cùng cấp. Thành viên của Hội đồng
Trọng tài đồng thời cũng giữ một số chức vụ chính quyền cấp đó. Nhìn chung các Hội
đồng Trọng tài được thành lập xuất phát từ nhu cầu quản lý một nền kinh tế kế hoạch
nói chung và cơ chế hợp đồng kinh tế nói riêng.
Như vậy, chức năng chính của Hội đồng Trọng tài là giải quyết tranh chấp kinh
tế phát sinh từ hoạt động của các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước theo
yêu cầu của các bên tranh chấp. Ngoài ra, ở giai đoạn này Hội đồng Trọng tài còn có
thẩm quyền ra các quyết định yêu cầu các cơ quan tiến hành ngay các biện pháp để

3
Đoàn Năng: Một số vấn đề lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế, nhà xuất bản chính trị quốc
gia, Hà Nội – 2001.
giảm thiệt hại gay ra cho kế hoạch Nhà nước, trong các trường hợp không kí hợp đồng
kinh tế, không thi hành hợp đồng kinh tế, và vi phạm hợp đồng kinh tế đã kí.
Ở giai đoạn đầu, các Hội đồng Trọng tài hoạt động với tư cách là cơ quan lâm
thời, theo quy chế tạm thời của nó. Về sau, cùng với sự phát triển và hoàn thiện của cơ
chế hợp đồng kinh tế được coi là hòn đá tảng của nền kinh tế hàng hóa, tổ chức và thủ
tục của Hội đồng Trọng tài cũng được từng bước phát triển và hoàn thiện4
.
Nghi định số 29-CP ngày 23/2/1962 của Chính phủ đã quy định các nguyên tắc
và thủ tục chính thức của Hội đồng Trọng tài. Năm 1965, các Hội đồng Trọng tài được
thay thế bằng các Hội đồng Trọng tài kinh tế ở các cấp cụ thể là: Hội đồng Trọng tài
kinh tế Nhà nước ở cấp Trung ương, Hội đồng Trọng tài kinh tế cấp bộ và Hội đồng
Trọng tài kinh tế cấp tỉnh. Đến giai đoạn này thì thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài
được mở rộng. Ngoài thẩm quyền riêng giải quyết các tranh chấp hợp đồng kinh tế phát
sinh trong phạm vi của mình, Hội đồng Trọng tài kinh tế còn có thẩm quyền giải quyết
các tranh chấp phát sinh giữa các đơn vị kinh tế nhà nước Trung ương đóng trên địa bàn
mà mình phụ trách.
Nghị định 75-CP ngày 14/4/1975 quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng

Trọng tài kinh tế nhà nước. Quy định đó thể hiện rõ ràng rằng Hội đồng Trọng tài kinh
tế Nhà nước có trách nhiêm giúp Hội đồng Chính phủ trong công tác quản lý hợp đồng
kinh tế và giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế phát sinh giữa các doanh nghiệp nhà
nước. Tiếp đó Nghị định số 62/HĐBT ngày 14/4/1984 được ban hành quyết định ngạch
Trọng tài viên.
Cuối cùng trong quá trình phát triển của Trọng tài kinh tế nhà nước ở Việt Nam
là việc thành lập Cơ quan Trọng tài kinh tế nhà nước theo Pháp lệnh Trọng tài kinh tế
ban hành ngày 10/01/1990. Theo pháp lệnh này, Trọng tài kinh tế nhà nước là cơ quan
nhà nước có chức năng giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, ngoài ra kiêm luôn trách
nhiệm giúp Chính phủ trong công tác quản lý hợp đồng kinh tế.
Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển nền kinh tế, tháng 7/1994 tổ chức Trọng tài này
bị giải thể, các chức năng Trọng tài kinh tế nhà nước được chuyển giao cho Tòa án kinh
tế trong hệ thống Tòa án nhân dân. Và đánh dấu một bước phát triển mới của nền kinh
tế, chuyển từ nền kinh tế tập trung, mệnh lệnh sang nền kinh tế thị trường, sự ra đời của
Trọng tài phi Chính phủ theo Nghị định 116/CP ngày 05/9/1994 là một thực tế chứng
minh. Theo Nghị định này các Trung tâm Trọng tài kinh tế được tổ chức dưới hình thức
là một tổ chức xã hội nghề nghiệp (tổ chức phi Chính phủ).

4
Dương Văn Hậu: Trọng tài thương mại Việt Nam trong tiến trình đổi mới, nhà xuất bản
chính trị quốc gia, Hà
Nội – 2005.

Đây là lần đầu tiên, pháp luật Việt Nam quy định cho phép một tổ chức không phải của
Nhà nước được giao thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh tế theo yêu cầu và
thỏa
thuận của các bên tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ và hoạt động thương
mại mà trước đây thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước. Tổ chức Trọng tài theo tinh
thần của Nghị định này được thành lập bởi các Trọng tài viên tư nhân, họ sẽ tự thiết lập
điều lệ và quy tắc của mình trên cơ sở tuân theo quy định của pháp luật.

Nhìn chung, so với sự phát triển của các tổ chức Trọng tài thế giới và quá trình
hội nhập kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây, thì các trung tâm Trọng tài
kinh tế không thể đảm đương nổi việc giải quyết tranh chấp kinh tế cho nhu cầu phát
triển kinh tế của Việt Nam.
Và hiện nay cùng với sự hiện hành của Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2004 và
Dự thảo Luật Trọng tài là rất cần thiết và phù hợp trong quá trình phát triển chung của
nền kinh tế Việt Nam, cũng như quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
1.3 Ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
Qua thực tiễn giải quyết tranh chấp, phương thức giải quyết bằng Trọng tài cho
thấy nhiều ưu thế và được các nhà kinh doanh ưa chuộng và lựa chọn để giải quyết nếu
có tranh chấp xảy ra. Qua thực tiễn cho thấy các ưu thế của việc giải quyết tranh chấp
bằng Trọng tài với các ưu điểm sau:
Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại đơn giản, không có nhiều công đoạn
tố tụng, nhanh gọn, linh hoạt đáp ứng đòi hỏi hoạt động thương mại của các bên có liên
quan.
Nội dung tranh chấp và danh tính của các bên được giữ kín, đáp ứng nhu cầu tin
cậy trong quan hệ thương mại. Điều có có ý nghĩa rất lớn trong điều kiện cạnh tranh.
Các bên đương sự được lựa chọn Trọng tài viên. Cách thức lựa chọn Trọng tài và
Hội đồng Trọng tài phát huy tính dân chủ, khách quan trong quá trình tố tụng.
Tuy là chung thẩm, nhưng tố tụng Trọng tài không đặt vấn đề cưỡng chế thi
hành, nên các bên đương sự nào không đồng ý phán quyết của Trọng tài thì có thể kiện
ra Tòa kinh tế theo thủ tục giải quyết các vụ việc.
Quyết định giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại phải được các bên
thi hành nhanh chóng.
Tuy là giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài là một tổ chức phi
Chính phủ, nhưng được hỗ trợ, đảm bảo về pháp lý của Tòa án.
Vì những ưu điểm đó nên trong thời gian gần đây thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng
dần dần chọn phương án giải quyết bằng Trọng tài khi có tranh chấp xảy ra.
1.4 Vấn đề giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại theo pháp luật Việt
Nam hiện hành

1.4.1 Thẩm quyền của Trọng tài
Ở nhiều nước trên thế giới, Trọng tài có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp
phát sinh từ những quan hệ xã hội được thiết lập trên cơ sở bình đẳng và thỏa thuận
giữa các bên. Các tranh chấp này có thể phát sinh từ quan hệ hợp đồng, quan hệ đầu tư,
quan hệ sở hữu… giữa các nhà kinh doanh với nhau; giữa các nhà kinh doanh với tổ
chức, các nhân có liên quan hoặc giữa các tổ chức, cá nhân ( không phải là nhà kinh
doanh) với nhau.
Khi quy định về thẩm quyền của Trọng tài, pháp luật các quốc gia này không sử
dụng phương pháp liệt kê những loại tranh chấp có thể giải quyết bằng Trọng tài mà
thường sử dụng phương pháp loại trừ. Tức là quy định những vụ việc không thể giải
quyết bằng Trọng tài, còn những loại vụ việc khác có thể được các bên tranh chấp thỏa
thuận để đưa ra Trọng tài giải quyết.
Ví dụ: Luật Trọng tài của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định: “Mọi
tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc quyền sở hữu giữa các công dân, pháp nhân hoặc
tổ chức khác trên cơ sở bình đẳng có thể giải quyết bằng Trọng tài”
(Điều 2) “các tranh chấp sau đây không được giải quyết bằng Trọng tài; tranh chấp liên
quan đến hôn nhân, nhận con nuôi, giám hộ và thừa kế: tranh chấp hành chính
phải
được giải quyết bởi cơ quan có thẩm quyền về hành chính theo quy định của pháp luật”
(Điều 3).
Nhưng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp
của Trọng tài khá hẹp so với nhiều nước trên thế giới. Với tên gọi “Trọng tài thương
mại’’, Trọng tài Việt Nam chỉ có quyền giải quyết các tranh chấp được xem là tranh
chấp thương mại mà thôi. Theo quy định của pháp luật: “Thỏa thuận Trọng tài là thỏa
thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng Trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh
hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại”
5
. Còn hoạt động thương mại là việc thực
hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại lý thương mại; kí gửi; thuê; cho thuê;

xây dựng; tư vấn; kĩ thuật và các hành vi theo quy định của pháp luật
6
. Còn theo Điều 2
Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 15/01/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Pháp lệnh Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

5
Theo khoản 2 Điều 3 của Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003.
6
Theo khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003.
phát sinh trong hoạt động thương mại mà các bên tranh chấp là cá nhân kinh doanh
hoặc tổ chức kinh doanh.
Như vậy Trọng tài thương mại Viêt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có thỏa thuận Trọng tài.
Phát sinh từ hoạt động thương mại.
Các bên tranh chấp phải là tổ chức, cá nhân kinh doanh, mà đại bộ phận là phải đăng
ký kinh doanh.
Các tranh chấp không đáp ứng được những điều kiện này sẽ không được giải
quyết
bằng Trọng tài thương mại. ngay cả trường hợp các bên có thỏa thuận đưa tranh chấp ra
Trọng tài giải quyết.
Như vậy, theo Pháp lệnh Trọng tài hiện hành thì thẩm quyền của Trọng tài Việt
Nam hẹp hơn nhiều so với thẩm quyền của Trọng tài của các nước trên thế giới. Pháp
luật Việt Nam quy định thẩm quyền của Trọng tài bằng phương pháp liệt kê những hoạt
động thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài.
Theo Dự thảo Luật Trọng tài thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài
được mở rộng, bao gồm các tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh liên quan đến
các vấn đề về quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, bao gồm các tranh chấp
phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng và ngoài hợp đồng. Những tranh chấp liên quan đến các

quyền nhân thân, quan hệ hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật dân sự 2005;
tranh chấp hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính không
thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài. Quy định này đã trao cho Trọng tài thẩm
quyền tương đối lớn để giải quyết các tranh chấp liên quan đến các lĩnh vực kinh doanh,
lao động, đất đai, dân sự.
Việc ban hành Luật Trọng tài là rất cần thiết đối với tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế của nước ta. Để cho các trung tâm Trọng tài hoạt động có hiệu quả hơn, Hội
luật gia Việt Nam đã giúp Chính phủ soạn thảo Dự thảo Luật Trọng tài để thay thế Pháp
lệnh Trọng tài thương mại năm 2003. So với các quy định hiện hành, Dự thảo Luật
Trọng tài có rất nhiều điểm sửa đổi, bổ sung nhằm tăng thẩm quyền và hạn chế một số
bất cập trong việc xác định thẩm quyền của Trọng tài. Tuy nhiên việc mở rộng thẩm
quyền như vậy là có khả thi hay không? Theo quan điểm cá nhân của người viết chỉ nên
mở rộng thẩm quyền cho Trọng tài trong các tranh chấp kinh doanh, thương mại
Điều297
của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Sau một thời gian thực hiện, dựa trên kết
quả thực tế có thể tăng thêm thẩm quyền cho Trọng tài.
1.4.2 Điều kiện để vụ tranh chấp được giải quyết theo tố tụng Trọng tài
1.4.2.1 Có thỏa thuận Trọng tài

Về nguyên tắc tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài, nếu trước hoặc sau khi xảy ra
tranh chấp các bên có thỏa thuận Trọng tài, (theo khoản 1 Điều 3 của pháp lệnh Trọng
tài thương mại 2003).

Theo khoản 2 Điều 2 về Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003: thỏa thuận Trọng
tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng Trọng tài các vụ tranh chấp có
thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thưong mại. Thỏa thuận Trọng tài có
thể được lập thành văn bản riêng hoặc chỉ là một điều khoản trong hợp đồng. Tuy nhiên
thỏa thuận Trọng tài thông thường độc lập với hợp đồng, việc gia hạn, sửa đổi, bổ sung,
sự vô hiệu của hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản Trọng tài.


Dự thảo Luật Trọng tài đã quy định hình thức của thỏa thuận Trọng tài rộng hơn so với
Pháp lệnh Trọng tài hiện hành, thỏa thuận Trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn
bản: Bằng văn bản được các bên ký kết, qua trao đổi giữa các bên bằng talex,
điện

7
Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm
quyền giải quyết của
Tòa án.
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có
đăng ký kinh doanh với
nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:
a. Mua bán hàng hóa;
b. Cung ứng dịch vu;
c. Phân phối;
d. Đại diện, đại lý;
đ. Ký gửi;
e. Thuê, cho thuê, cho mua;
g. Xây dựng;
h. Tư vấn, kỹ thuật;
i. Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa;
k. Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển;
l. Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;
m. Đầu tư, tài chính, ngân hàng;
n. Bảo hiểm;
o. Thăm dó, khai thác;
2. Tranh chấp về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và
đều có mục đích lợi
nhuận.
3. Tranh chấp giữa công ty với thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với

nhau liên quan đến
việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hộp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ
chức của công ty.
4. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.


tín…hoặc các hình thức trao đổi dữ liệu điện tử. Được thể hiện qua trao đổi các đơn
kiện và bản tự vệ trong đó sự tồn tại của thỏa thuận Trọng tài được một bên viện dẫn
mà bên kia không phản đối. Thỏa thuận được một trong các bên hoặc người thứ ba
được ủy quyền ghi chép lại. Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có
thể hiện thỏa thuận Trọng tài như vận đơn đường biển, hợp đồng thuê tàu, điều lệ công
ty… và những tài liệu tương tự khác. Thỏa thuận giữa các bên phải được chứng minh
bằng văn bản.

Như vậy, so với Pháp lệnh Trọng tài thì Dự thảo Luật Trọng tài có nhiều điểm được mở
rộng, với nhiều hình thức thỏa thuận như vậy, sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ
dàng hơn trong việc chọn Trọng tài giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra.

Điều kiện để một thỏa thuận Trọng tài có hiệu lực: thỏa thuận Trọng tài không bị vô
hiệu thì sẽ có hiệu lực đối với các bên. Các trường hợp thỏa thuận Trọng tài bị vô hiệu
gồm:

-
Tranh chấp phát sinh không thuộc lĩnh vực thương mại.

-
Một bên ký thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

-
Thỏa thuận Trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ

chức Trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có bất
kỳ thỏa thuận bổ sung nào.


Ví dụ: Trong hợp đồng các bên có thỏa thuận về điều khoản tranh chấp “Trong trường
hợp có tranh chấp nếu không giải quyết được bằng phương thức thương lượng thì các
bên có quyền yêu cầu Trọng tài giải quyết theo quy định của pháp luật”. Trường hợp
này thì thỏa thuận Trọng tài này vô hiệu vì các bên không thỏa thuận rõ việc tranh chấp
sẽ do Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập, do Trọng tài viên duy nhất hay do Hội
đồng Trọng tài của một trung tâm Trọng tài cụ thể nào của Việt Nam giải quyết. Nếu
các bên đã có thỏa thuận bổ sung về vấn đề này thì thỏa thuận Trọng tài này có hiệu
lực.

-
Bên ký kết thỏa thuận Trọng tài bị lừa dối, bị đe dọa và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận
trọng tài vô hiệu, yêu cầu đó phải trước ngày Hội đồng Trọng tài mở phiên hợp để giải
quyết tranh chấp.
1.4.2.2 Phát sinh từ hoạt động thương mại

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Thương mại năm 2005 thì: Hoạt động
thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hang hóa cung ứng
dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận khác.

-
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại theo đó các bên bán có nghĩa vụ giao hàng,
chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua hàng có
nghĩa vụ thanh toán cho bên bán hàng.

-
Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung

ứng) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán. Bên sử dụng
dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ
và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.

-
Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung
ứng dịch vụ, bao gồm các hoạt động: khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bài,
giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ, triển lãm thương mại.

-
Các hoạt động trung gian là hoạt động của thương nhân thực hiện các giao dịch thương
mại cho một hoặc một số thương nhân xác định, bao gồm: đại diện cho thương nhân,
môi giới thương mại, ủy thác múa bán hàng hóa và đại lý thương mại.
1.4.2.3 Chủ thể

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật thương mại 2005: thì chủ thể là tổ chức, cá nhân
kinh doanh bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động
thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
1.5 Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Khi các bên trong hợp đồng thương mại đã có thỏa thuận Trọng tài giải quyết nếu có
tranh chấp và tranh chấp xảy ra thì; bên nguyên đơn phải làm đơn kiện gửi đến trung
tâm Trọng tài. Kèm theo đơn kiện, nguyên đơn phải gửi bản chính hoặc bản sao thỏa
thuận Trọng tài, bản sao các tài liệu cùng với các chứng cứ và phải được chứng thực
hợp lệ.

Tố tụng Trọng tài bắt đầu khi trung tâm Trọng tài nhận được đơn kiện của nguyên đơn.
Nếu giải quyết tại trung tâm Trọng tài, thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi
nhân được đơn kiện Trung tâm Trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện
của

nguyên đơn và bản sao các tài liệu cùng với các chứng cứ và phải được chứng thực hợp
lệ. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện và các tài liệu có liên quan,
bị đơn có trách nhiệm gửi cho Trọng tài bản tự bảo vệ
8
.
1.5.1 Thành lập Hội đồng Trọng tài tại Trung tâm Trọng tài

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn kiện (trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận khác), Trung tâm Trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn kiện, tên
Trọng tài viên mà nguyên đơn chọn và các tài liệu kèm theo cùng với danh sách trọng
tài viên của Trung tâm Trọng tài nếu các bên không có thỏa thuận khác thì trong thời
hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn kiện và các tài liệu kèm theo do Trung
tâm
Trọng tài gửi đến, bị đơn phải chọn Trọng tài viên có tên trong danh sách Trọng tài viên
của trung tâm Trọng tài và báo cho Trung tâm trọng tài biết hoặc yêu cầu trung tâm
Trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho mình. Hết thời hạn này, nếu bị đơn không chọn
Trọng tài hoặc không yêu cầu Trung tâm Trọng tài chỉ định Trọng tài viên thì trong thời
hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn thì Chủ tịch Trung tâm Trọng tài chỉ định
Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài cho bị đơn.

8
Theo Điều 33 Dự thảo Luật Trọng tài. Bản tự bảo vệ, Bản tự bảo vệ gồm có các nội dung
sau đây:
a. Ngày, tháng, năm viết bản tự bảo vệ;
b. Tên và địa chỉ của bị đơn;
c. Lý lẽ và chứng cứ để tự bảo vệ trong đó bao gồm việc phản bác một phần hoặc toàn bộ
nội dung đơn kiện của
nguyên đơn.

Trong trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì các bị đơn phải thống nhất chọn

một Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu chọn
Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài. Hết thời hạn này, nếu bị đơn không chọn được
Trọng tài viên thi trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn thì Chủ
tịch
Trung tâm Trọng tài chỉ định chỉ định Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên của
Trung tâm Trọng tài cho bị đơn.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hai Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được kể
từ ngày hết hạn thì Chủ tịch Trung tâm Trọng tài chỉ định chỉ định Trọng tài viên trong
danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài, các Trọng tài viên này phải chọn
trọng tài thứ ba có tên trong danh sách Trọng tài viên làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài.
Hết thời hạn này, hai Trọng tài viên được chọn hoặc chỉ định, không chọn được Trọng
tài viên thứ ba thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn, theo yêu cầu của
một bên hoặc các bên, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài chỉ định Trọng tài viên thứ ba có
tên trong danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài làm Chủ tịch hội
đồng
Trọng tài.

Trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do Trọng tài viên duy nhất của Trung tâm
Trọng tài giải quyết, nhưng không chọn được Trọng tài viên theo yêu cầu của một bên,
chủ tịch Trung tâm Trọng tài chỉ định Trọng tài viên duy nhất cho các bên trong thời
hạn 15 ngày, kể từ ngày được yêu cầu và thông báo cho các bên.

Trọng tài viên duy nhất làm việc như một Hội đồng trọng tài. Quyết định của Trọng tài
viên duy nhất có hiệu lực thi hành như quyết định của Hội đồng Trọng tài.
1.5.2 Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập

Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ
ngày nguyên đơn gửi đơn cho bị đơn, bị đơn phải chọn Trọng tài viên và thông báo cho
nguyên đơn biết Trọng tài viên mà mình chọn. Hết thời hạn này, nếu bị đơn không

thông báo cho nguyên đơn tên Trọng tài viên mà mình chọn, thì nguyên đơn có quyền
yêu cầu Tòa án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong thời hạn 07 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Chánh án Tòa án giao cho một thẩm phán chỉ định
Trọng tài viên cho bị đơn và thông báo cho các bên.

Trong trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì các bị đơn phải thống nhất chọn
một Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện của nguyên
đơn và các tài liệu kèm theo. Hết thời hạn này, các bị đơn không chọn được Trọng tài
viên thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án cấp tỉnh, nơi có trụ sở hoặc cư trú của
một trong các bị đơn chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn. Trong thời hạn 07 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Chánh án Tòa án giao cho một Thẩm phán chỉ
định Trọng tài viên theo yêu cầu của nguyên đơn và thông báo cho các bên.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hai Trọng tài viên được chọn hoặc được Tòa
án chỉ định, các Trọng tài viên này phải thống nhất chọn Trọng tài viên thứ ba làm Chủ
tịch Hội đồng Trọng tài. Hết thời hạn này, nếu hai Trọng tài viên được chọn hoặc được
chỉ định không chọn được Trọng tài viên thứ ba, các bên có quyền yêu cầu Tòa án cấp
tỉnh, nơi có trụ sở hoặc cư trú chỉ định Trọng tài viên thứ ba. Trong hạn 07 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chánh án giao cho một thẩm phán chỉ định Trọng
tài viên thứ ba làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài và thông báo cho các bên.

Trọng tài viên do các bên chon hoặc do Tòa án chỉ định có thể là Trọng tài viên trong
danh sách hoặc ngoài danh sách Trọng tài viên của các Trung tâm Trọng tài của Việt
Nam.

Trong trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do Trọng tài viên duy nhất
giải
quyết, nhưng không chọn được Trọng tài viên duy nhất thì theo yêu cầu của một bên,
Chánh án Tòa án cấp tỉnh nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú giao cho một Thẩm phán chỉ
định Trọng tài viên duy nhất cho các bên Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được
yêu cầu và thông báo cho các bên.


Trọng tài viên duy nhất làm việc như một Hội đồng Trọng tài. Quyết định của Trọng tài
viên duy nhất có hiệu lực thi hành như quyết định của Hội đồng Trọng tài









CHƯƠNG 2
VẤN ĐỀ CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Khái niệm về việc quyết định của Trọng tài

Theo pháp luật hiện hành, quyết định của Trọng tài được chia làm hai loại: quyết định
của Trọng tài trong nước và quyết định của Trọng tài nước ngoài. Việc xác định đúng
hai loại quyết định này có ý nghĩa rất lớn trong thực tế, bởi lẽ mỗi loại quyết định có cơ
chế công nhận và thi hành khác nhau. Quyết định của Trọng tài nước ngoài thì dựa vào
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 để được công nhận và thi hành. Trong khi công nhận
và thu hành quyết định của Trọng tài trong nước thì dựa trên Pháp lệnh Trọng tài
thương mại năm 2003.

Pháp lệnh trong nước cũng như trong các điều ước quốc tế về Trọng tài (kể cả công ước
New York về công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài), không có một định
nghĩa nào cụ thể về khái niệm quyết định của Trọng tài. Tuy nhiên, Công ước New
York có quy định xác định cụ thể các loại quyết định của trọng tài và được định nghĩa
như sau: “Quyết định của Trọng tài là quyết định cuối cùng giải quyết các vấn đề được

các bên thỏa thuận đệ trình lên Trọng tài và bất kỳ một quyết định nào khác của Trọng
tài xác định rõ về vấn đề tài sản, vấn đề thẩm quyền hay bất cứ một vấn đề nào về thủ
tục giải quyết tranh chấp được các bên đệ trình”.
2.2 Khái niệm và bản chất của việc công nhận và thi hành quyết định của Trọng
tài tại Việt Nam

Sau khi xác định được khái niệm quyết định của Trọng tài, thì khái niệm công nhận và
thi hành quyết định của Trọng tài cũng cần được làm rõ. “Công nhận” theo từ điển tiếng
Việt là sự thừ nhận trước mọi người một điều gì đó là phù hợp với lẽ phải hoặc với thể
lệ, luật pháp. Trong khi đó “Thi hành” là việc làm cho điều gì đó có hiệu lực (được thực
hiện trên thực tế) điều đã được chính thức quyết định. Về mặt pháp lý và thực tiễn hoạt
động của Trọng tài, quyết định của Trọng tài có thể thi hành một trong hai cách:

-
Người có nghĩa vụ thi hành quyết định đó tự nguyện thực hiện hành vi của mình theo
yêu cầu của quyết định.

-
Nếu người người có nghĩa vụ thi hành mà không tự nguyện thi hành thì chỉ thực hiện
khi bị cưỡng chế.

Đối với các trường hợp không tự nguyện thực hiện, các bên phải thi hành theo quyết
định của Trọng tài không tự nguyện thực hiện thì cần cưỡng chế thi hành. Sự cưỡng chế
này không thể do bên được thi hành quyết định của Trọng tài hoặc bản thân Trọng tài
thực hiện được, vì cả hai đều không phải thực hiện quyền lực của Nhà nước mà chỉ có
thể do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đó chính là Tòa án hay Cơ quan thi hành án
dân sự thực hiện9
.

Như vậy, Khái niệm công nhận quyết định của Trọng tài theo đúng nghĩa của nó thì đó

là hành vi của cơ quan Nhà nuớc có thẩm quyền thừa nhận quyết định của Trọng tài đã
có hiệu lực pháp luật. Và sự thi hành quyết định của Trọng tài được hiểu là việc Cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền làm cho quyết định của Trọng tài được thực hiện trên
thực tế.

Một số vấn đề đặt ra là liệu có trường hợp nào quyết định của Trọng tài chỉ cần Tòa án
có thẩm quyền công nhận mà không cần thi hành không? Hoặc trường hợp nào Tòa án
có thẩm quyền chỉ cần thi hành mà không cần công nhận quyết định của Trọng tài? Vì
thực tế cho thấy rằng, bên phải thi hành quyết định của Trọng tài hay quyết định của
Tòa án, có trường hợp vừa công nhận và vừa thi hành quyết định, còn có trường hợp chỉ
cần chỉ thi hành cho dù họ tự nguyện nhưng trên thực tế họ không công nhận rằng quyết
định của Trọng tài là phù hợp với pháp luật. Ngược lại, đối với Tòa án hoặc Cơ quan thi
hành án thì không thể thi hành quyết định của Trọng tài một cách cưỡng chế mà không
cần công nhận quyêt định đó.

Từ những phân tích trên cho ta thấy, việc công nhận và thi hành quyết định của Trọng
tài luôn sử dụng một cách song song. Tuy nhiên trên thực tế chúng có thể sử dụng một
cách độc lập với nhau. Điều này có nghĩa là công nhận và thi hành quyết định
của

9
Hoàng Phước Hiệp. Vấn đề công nhận và thi hành ở Việt Nam quyết định của Trọng tài
nướcc ngoài . tạp chí
nhà nước pháp luật , số 3/1994.
Trọng tài có sự gắn bó lẫn nhau nhưng chúng ta có thể sử dụng với ý nghĩa khác nhau.
Trong trường hợp quyết định của Trọng tài không được tự nguyện thi hành, Thì có thể
có trường hợp nó chỉ được công nhận nhưng lại không thi hành. Trong khi đó nếu một
quyết định của Trọng tài đã được thi hành có nghĩa là nó đã được công nhận.

Do đó việc thi hành quyết định của Trọng tài trước Tòa án có thẩm quyền quyết định

hoặc Cơ quan thi hành án chỉ đặt ra ngay sau khi Tòa án đã công nhận. Nếu Tòa án hay
Cơ quan thi hành án không công nhận quyết định của Trọng tài thì Tòa án hoặc Cơ
quan thi hành sẽ không cho thi hành.

Để hiểu rõ hơn về khái niệm công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài cần làm rõ
mục đích và bản chất của những hoạt động đó. Đối với công nhận thì mục đích thể hiện
ở chỗ sự công nhận được sử dụng nhằm ngăn ngừa trường hợp một bên tranh chấp tiếp
tục khởi kiện vụ việc đã dược Trọng tài giải quyết. Trong khi đó việc thi hành đóng vai
trò như một công cụ hữu hiệu để buộc bên thua kiện phải thực hiện nghĩa vụ của mình
mà họ đã kông tự nguyện thi hành. Việc cưỡng chế bên phải thực hiện quyết định của
Trọng tài có thể bằng nhiều cách khác nhau như: tịch thu, phong tỏa tài.

Ngoài ra, khái niệm công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài trong nước cũng
khác khái niệm của việc công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài.
Việc công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài trong nước là hành vi của các cơ
quan có thẩm quyền của quốc gia sở tại còn việc công nhận và thi hành quyết định của
Trọng tài nước ngoài được hiểu là hành vi của chính quốc gia sở tại (Trên cơ sở hỗ trợ
hoạt động tư pháp)
10
.

Như vậy, việc xác định khái niệm công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài cho
thấy bản chất của việc công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài là việc Nhà nước
thừa nhận tính hiệu lực của quyết định trọng tài.
2.3 Sự cần thiết của việc công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài thương
mại Việt Nam

Công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài là giai đoạn cuối cùng của quá trình
giải quyết tranh chấp. Bởi vậy, nếu công đoạn này không được thực hiện hoặc thực hiện


10
Nguyễn Công Khanh: Cần tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động tương trợ tư pháp quốc tế ở
nước ta, tạp chí dân chủ
pháp luật, số 3/2000.
không phù hợp thì nó sẽ làm cho việc xét xử tranh chấp của Trọng tài viên trở nên vô
nghĩa nếu như bên phải thi hành quyết định đó không thi hành quyết định của Trọng tài
cũng sẽ ngày càng trở nên hạn chế hơn bởi đằng sau sự tự nguyện đó ngoài ý thức chấp
hành, tôn trọng quyết định của Trọng tài bao giờ cũng có mối e ngại về việc nếu không
thi hành tự nguyện thì sẽ bị cưỡng chế.

Nói cách khác, Nếu việc công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài được tiến hành
một cách phù hợp thì nó sẽ góp phần không chỉ làm cho hoạt động tố tụng của Trọng tài
Trong các giai đoạn trước đó có hiệu quả thiết thực, mà còn làm cho các quyết định
khác của Trọng tài trong tương lai được công nhận và thi một cách tự nguyện nhiều
hơn. Và nếu hoạt động của Trọng tài đạt hiệu quả mong muốn thì rõ ràng những mặt lợi
của Trọng tài so với Tòa án mới được phát huy11
.

Bên cạnh đó, việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài của
thương mại Việt Nam trong những điều kiện phù hợp là cần thiết về mặt chính trị, kinh
tế và pháp lý12
.

-
Về mặt chính trị, đó là việc đảm bảo hiệu quả cho một phương thức giải quyết tranh
chấp thông dụng trong nền kinh tế thị trường. Đây là việc làm phù hợp với quan điểm
của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.

-

Về mặt kinh tế, việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài
thương mại Việt Nam trong những trường hợp cần thiết sẽ có ý nghĩa thúc đẩy các quan
hệ kinh tế trong nước phát triển. Trong quá trình hợp tác kinh tế giữa các chủ thể kinh
doanh, việc phát sinh các tranh chấp là có thể và tất yếu. Bởi vậy, pháp luật không chỉ
quy định các hành vi mà mà các chủ thể có thể tiến hành trong hoạt động kinh doanh
(đối với các bên đối tác, đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền) mà còn có những
quy định liên quan tới giải quyết tranh chấp, trong đó các quy định về phương
thức
Trọng tài. Nếu việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài

11
Dương Đăng Huệ: Những nguyên nhân hạn chế tác dụng của Trọng tài kinh tế và những
giải pháp khắc phục,
tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7/1999.
12
Dương Thanh Mai: Về mối quan hệ giữa Tòa án và Trọng tài trong việc đảm bảo hiệu quả
giải quyết các tranh
chấp kinh tế bằng Trọng tài, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12/1997.
thương mại được tiến hành một cách phù hợp,
13
nếu như các mặt lợi của Trọng tài được
phát huy thì các bên sẽ yên tâm hơn trong việc phát triển quan hệ hợp tác kinh doanh
(bởi cơ hội lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp là nhiều hơn). Sự phát triển
các quan hệ hợp tác kinh tế là một điều kiện quan trọng để phát triển nền kinh tế của đất
nước cũng như nâng cao mức sống của người dân14
.

-
Về phương diện pháp luật, việc công nhận và thi hành tại Việt Nam các quyết định của
Trọng tài thương mại Việt Nam là cần thiết trong việc khắc phục các khiếm khuyết của

pháp luật về chế định Trọng tài. Các khiếm khuyết của pháp luật ở đây thể hiện ở chỗ
các văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành và điều ước quốc tế mà nuớc ta ký kết đã
cho phép các bên có thể chọn Trọng tài thương mại Việt Nam để giải quyết tranh chấp.

Như vậy, rõ ràng nếu pháp luật quy định việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết
định của Trọng tài thương mại Việt Nam trong các trường hợp cần thiết sẽ có ý nghĩa
về mặt pháp luật là khắc phục các khiếm khuyết của pháp luật. khoản 1 Điều 57 Pháp
lệnh Trọng tài thương mại quy định “Sau thời hạ 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi
hành quyết định của Trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành, cũng không yêu
cầu hủy theo quy đinh Điều 5015
của Pháp lệnh này, bên được thi hành quyết định
Trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư
trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định Trọng tài.” Nếu Việt
Nam không công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài thương mại
Việt Nam thì rõ ràng các quyết định trên sẽ không được thi hành nếu bên phải thi hành
không tự nguyện thực hiện. Và như vậy, việc cho phép chọn Trọng tài sẽ không còn là
điều mà các bên trong thương mại ưa chuộng. Việc Nhà nước ta công nhận và thi hành
quyết định của Trọng tài trong những trường hợp là cần thiết chính là Nhà nước thực

13
Bùi Ngọc Cường và Lê Đình Vinh, đề tài khoa học cấp trường, mã số LH95/008.
14
Nguyễn Trung Tín: Công nhận và thi hành các quyết định của Trọng tài thương mại tại
Việt Nam, nhà xuất bản
Tư Pháp – Hà Nội 2005.
15
Điều 50 Pháp lệnh Trọng tài thương mại Việt Nam năm 2003. Quyền yêu cầu hủy quyết
định Trọng tài.

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định Trọng tài, nếu có bên

không đồng ý với quyết
định Trọng tài thì có quyền làm đơn gửi Tòa án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài ra quyết
định Trọng tài, để yêu
cầu hủy quyết định Trọng tài.

Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả
kháng không tính vào thời
hạn yêu cầu hủy quyết định Trọng tai.
hiện vai trò trong việc điều tiết nền kinh tế thị trường nhằm phát huy hiệu quả Nhà nước
mong muốn16
.
2.4 Thủ tục thi hành quyết định của Trọng tài theo pháp luật Việt Nam hiện hành


Sau thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định của Trọng tài,
nếu một bên không tự nguyện thi hành, cũng không yêu cầu hủy theo quy định tại Điều
50 của Pháp lệnh Trọng tài thương mại Việt Nam năm 2003, bên được thi hành quyết
định Trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi
cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định của Trọng tài.
Trong trường hợp một trong các bên có yêu cầu Tòa án hủy quyết định Trọng tài
thì quyết định Trọng tài được thi hành kể từ ngày quyết định của Tòa án không hủy
quyết định của Trọng tài có hiệu lực
17
.

Trình tự thủ tục và thời hạn thi hành quyết định của Trọng tài theo quy định của Pháp
lệnh về thi hành án dân sự năm 2004.
2.4.1 Điều kiện để thi hành quyết định của Trọng tài

Theo Điều 5 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 quy định về quyền yêu cầu thi

hành án như sau:
-
Nếu các bên đương sự không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án, người phải
thi hành án căn cư vào bản án, quyết định dân sự có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án
có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
-
Người yêu cầu thi hành án phải có đơn yêu cầu hoặc trực tiếp đến Cơ quan thi hành án
nêu rõ nội dung yêu cầu và các thông tin liên quan đến việc thi hành án kèm theo bản
án, quyết định dân sự.

Như vậy, việc thi hành án dân sự thì các bên có thể yêu cầu thi hành theo hai cách và
được tiến hành như sau:

16
Lê Minh Thông: Vai trò của Nhà nước trong trật tự kinh tế thị trường ở Việt Nam, tạp chí
Nhà nước và pháp
luật, số 10/1998.
17
Theo Điều 57 của Pháp lệnh Trọng tài thương mại Việt Nam.
-
Nếu người yêu cầu thi hành án không có đơn yêu cầu thi hành án mà trực tiếp đến Cơ
quan thi hành án để trình bày yêu cầu của mình và có xuất trình bản án, quyết định mà
theo đó họ được hưởng quyền lợi hoặc phải thi hành nghĩa vụ thì vẫn được Cơ quan thi
hành án chấp hành là họ có yêu cầu thi hành án hợp lệ. Khi người yêu cầu thi hành án
trực tiếp yêu cầu thi hành án thì Cơ quan thi hành án phải tiếp nhận yêu cầu đó. Để có
căn cứ khẳng định người được thi hành án, người phải thi hành án đã yêu cầu thi hành
án và để ghi nhận những vấn đề đương sự yêu cầu để ra quyết định thi hành án, Cơ
quan thi hành án phải lập biên bản ghi rõ những nội dung cần thiết mà đương sự trình
bày.
- Nếu người yêu cầu thi hành án gửi đơn yêu cầu thi hành án, thì người yêu cầu

thi hành án phải có đơn yêu cầu gửi đến Cơ quan thi hành án để được thi hành.
Khi người yêu cầu thi hành án theo đơn yêu cầu hay trực tiếp đến Cơ quan thi
hành án yêu cầu thi hành thì, các bên phải cung cấp bản án, quyết định của Tòa án cho
Cơ quan thi hành án. Có thể nói đây là một yêu cầu bắt buộc bởi bản án, quyết định của
Tòa án là căn cứ để Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành và tổ chức cho việc thi
hành.
So với Điều 5 của Pháp lệnh thi hành án 2004 thì Điều 8 của Dự thảo Luật thi
hành án dân sự được quy định rộng hơn về quyền yêu cầu thi hành án; theo Điều 8 của
Dự thảo Luật thi hành án, người được thi hành án, người phải thi hành án tự nguỵên hay
không tự nguyện thi hành thì có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án ra quyết định thi
hành án, còn Điều 5 của Pháp lệnh thi hành án chỉ áp dụng cho các bên không
tự
nguyện thi hành mới yêu cầu Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án.
Tuy nhiên Theo Điều 5 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, quyền yêu cầu
thi hành án hướng dẫn cụ thể “Người yêu cầu thi hành án phải có đơn yêu cầu hoặc
trực tiếp đến Cơ quan thi hành án nêu rõ nội dung yêu cầu và các thông tin liên quan
đến việc thi hành án kèm theo bản án, quyết định dân sự” cho các đương sự các hình
thức yêu cầu Cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định. Theo Điều 8 Dự thảo
Luật thi hành án dân sự chỉ quy định: người được thi hành án, người phải thi hành án
căn cứ vào bản án, quyết định có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án tổ chức thi hành
án. Như Vậy, Điều 8 Dự thảo Luật thi hành án không hướng dẫn cụ thể cách thức cụ thể
cho các bên khi yêu cầu Cơ quan thi hành án ra quýêt định thi hành án.
Theo người viết, việc yêu cầu thi hành án là thủ tục đầu tiên để người được thi
hành án tiến hành yêu cầu Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành. Pháp luật cần
quy định rõ hơn về các hình thức yêu cầu Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành
án, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên đương sự thực hiện nghĩa vụ cũng như
quyền lợi của mình một cách nhanh chóng.
Sau khi nhận được đơn yêu cầu thi hành án của đương sự, Thủ trưởng Cơ quan
thi hành án phải ra quyết định thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày
nhận được yêu cầu thi hành án của đương sự.

2.4.2 Thủ tục thi hành quyết định của Trọng tài tại Cơ quan thi hành án dân sự

Thi hành án là một hoạt động do Cơ quan thi hành án dân sự tiến hành theo những thủ
tục, trình tự nhất định, nhằm đưa các bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực thi hành
của Tòa án ra để thi hành.

Hoạt động thi hành án đóng vai trò quan trọng là làm cho các quyết định của Tòa án trở
thành có hiệu lực. Thông qua thi hành án, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của
tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và của công dân được bảo vệ, pháp chế xã hội chủ nghĩa
được tăng cường nhằm góp phần vào sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền của
dân, do dân, vì dân.

Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 quy định cụ thể những trường hợp Cơ quan thi
hành án phải tự mình ra quyết định thi hành án và những trường hợp chỉ ra quyết định
thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án của đương sự.

Việc quy định những trường hợp Cơ quan thi hành án chỉ ra quyết định thi hành án khi
có đơn yêu cầu thi hành án là xuất phát từ nguyên tắc tự định đoạt của đương sự. Người
được thi hành án có quyền tự mình quyết định việc yêu cầu thi hành án hay không, yêu
cầu thi hành một phần hay toàn bộ, yêu cầu thi hành một lần hoặc nhiều lần…
2.4.2.1 Ra quyết định thi hành án

Người được thi hành án căn cứ vào bản sao bản án, quyết định có quyền yêu cầu người
phải thi hành án thi hành. Nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì
người được thi hành án có quyền gửi đơn đến Cơ quan thi hành án có thẩm quyền để
yêu cầu thi hành án. Đơn yêu cầu thi hành án phải gửi kèm theo bản sao bản án, quyết
định của Tòa án.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thì Thủ trưởng Cơ quan thi
hành án phải ra quyết định thi hành án.


Theo Điều 22 của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 quy định với các bản án,
quyết định về trả lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại về tài sản xã hội chủ nghĩa, phạt
tiền hoặc tịch thu tài sản, án phí, lệ phí Tòa án, trả lại tiền tạm ứng án phí, truy thu thuế,
truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản đã thu giữ, thu hồi đất
theo quyết định của Tòa án, quyết định biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án thì Thủ
trưởng Cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án trong thời hạn 05 ngày
ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định; đối với quyết định về biện pháp khẩn
cấp tạm thời thì phải ra quyết định thi hành án.

×