Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TÒA ÁN – CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.33 KB, 15 trang )

Trường Đại Học Ngân Hàng TPHCM Nhóm 13
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG
MÔN : LUẬT KINH TẾ
----------------------*------------------------
Đề tài:
TÒA ÁN – CƠ QUAN GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH
GVHD: Thầy Võ Song Toàn
Nhóm TH: Nhóm 13
1. Nguyễn Văn Ánh
2. Nguyễn Ngọc Bích
3. Ngô Thùy Dung
4. Nguyễn Tùng Giang
5. Chữ Mai Phương
6. Nguyễn Toàn
7. Đinh Văn Sang
Lớp: B2K5Đ2
1
Tp. Hồ Chí Minh : 05– 2009
Trường Đại Học Ngân Hàng TPHCM Nhóm 13
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TÒA ÁN – CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẦP
TRONG
KINH DOANH
I. Thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh:
(Theo mục 1, chương III, bộ luật tố tụng dân sự 2004)
1. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án :
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng
ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:
+ Mua bán hàng hoá


+ Cung ứng dịch vụ
+ Phân phối
+ Đại diện, đại lý
+ Ký gửi
+ Thuê, cho thuê, thuê mua
+ Xây dựng
+ Tư vấn, kỹ thuật
+ Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa
+ Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển
+ Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác
+ Đầu tư, tài chính, ngân hàng
+ Bảo hiểm
+ Thăm dò, khai thác
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và
đều có mục đích lợi nhuận.:
2
Trường Đại Học Ngân Hàng TPHCM Nhóm 13
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với
nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển
đổi hình thức tổ chức của công ty:
- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
2. Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án :
- Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp theo
quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh doanh, thương mại
của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của
Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh, thương mại của
Trọng tài nước ngoài.

- Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
II. Nguyên tắc giải quyết tại tòa án:
1. Cách thức giải quyết những tranh chấp:
a .Phi tố tụng : Pháp luật khuyến khích trước khi giải quyết bằng Tố tụng Pháp lý
- Thương lượng: giải quyết tranh chấp giữa các bên (Ưu điểm: đơn giản, ít tốn kém, không gây
tổn hại về uy tín, mối quan hệ giữa các bên: Nhược điểm:phụ thuộc vào sự thiện chí họp tác
của các bên)
- Hoà giải: giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba với vai trò làm trung gian thuyết phục
các bên. (Ưu điểm: tương tự: Nhược điểm: phụ thuộc vào sự thiện chí họp tác của các bên và
kinh nghiệm, kỹ năng của người hoà giải)
b. Tố tụng Pháp lý :
- Toà án
- Trọng tài thương mại (là tổ chức phi chính phủ thành lập với mục đich giải quyết những tranh
chấp trong kinh doanh).
2. Những nguyên tắc cơ bản : (chương II, bộ luật tố tụng dân sự 2004)
- Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự
- Quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
3
Trường Đại Học Ngân Hàng TPHCM Nhóm 13
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
- Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
- Trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự
- Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự
- Hoà giải trong tố tụng dân sự
- Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự
- Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
- Trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự
- Toà án xét xử tập thể

- Xét xử công khai
- Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng dân sự
- Thực hiện chế độ hai cấp xét xử
- Giám đốc việc xét xử
- Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Toà án
- Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự
- Trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của Toà án
- Việc tham gia tố tụng dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức
- Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự
III. Các điều kiện để nguyên đơn khởi kiện:
1. Khởi kiện vụ án kinh tế :
Yêu cầu Tòa án giải quyết những tranh chấp trong kinh doanh, thương mại. Quyền khởi kiện
vụ án kinh tế thuộc về các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật kinh tế. Các chủ thể này hoàn
toàn bình đẳng về địa vị pháp lý, có quyền tự định đoạt. Khi xảy ra tranh chấp về quyền và
nghĩa vụ giữa họ thì họ có quyền khởi kiện vụ án kinh tế
Các điều kiện để nguyên đơn khởi kiện:
- Đối với cá nhân : đủ năng lực chủ thể. Trong trường hợp họ bị mất năng lực hành thì
quyền khởi kiện của họ được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp.
4
Trường Đại Học Ngân Hàng TPHCM Nhóm 13
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình khi bị các chủ thể khác xâm phạm.
Đơn khởi kiện:
- Hình thức :
Người khởi kiện ký tên nếu người khởi kiện là cá nhân;
Nếu là cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức ký tên và
đóng dấu vào phần cuối đơn
- Nội dung : điền thông tin đầy đủ theo mẫu Đơn khởi kiện đang lưu hành.

2. Thời hiệu khởi kiện :
Thời hiệu khởi kiện : thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải
quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Nếu thời hạn đó kết thúc
thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. (BLTTDS
2004/Đ159/K1) .
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án kinh tế là 02 năm (kể từ ngày quyền
và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm).
Những trường hợp mà thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện khi xảy ra một trong các
sự kiện (BLDS 1995/Đ170) :
- Có sự kiện bất khả kháng
- Người có quyền khởi kiện không đủ năng lực chủ thể, chưa có người đại diện (không
quá 01 năm)
- Người đại diện của người khởi kiện không đủ năng lực chủ thể, nhưng chưa có người
đại diện khác thay thế, hoặc vì lý do chính đáng khác mà không tiếp tục đại diện được
(không quá 01 năm).
IV. Thủ tục khởi kiện:
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi
kiện vụ án để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
1. Hồ sơ khởi kiện :
a ) Đơn khởi kiện : theo mẫu.
5
Trường Đại Học Ngân Hàng TPHCM Nhóm 13
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
b) Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.
c ) Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án.
d ) Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan
khác như: giấy CMND, hộ khẩu (nếu là cá nhân). giấy phép, quyết định thành lập doanh
nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc
cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có công chứng) nếu là pháp nhân.
e ) Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Lưu ý: Các tài liệu nêu trên là văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang
tiếng Việt Nam do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.
Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại
diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.
2. Gửi đơn khởi kiện lên tòa án :
Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho
những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp đến toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án
bằng các phương thức sau đây:
a) Nộp trực tiếp tại toà án có thẩm quyền;
b) Gửi đến toà án có thẩm quyền qua bưu điện.
Ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại toà án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi
gửi.
3. Thủ tục nhận đơn khởi kiện :
Toà án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại toà án hoặc gửi qua bưu
điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
đơn khởi kiện, toà án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:
a ) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
b ) Chuyển đơn khởi kiện cho toà án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ
án thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án khác;
c ) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải
quyết của toà án.
6

×