Tải bản đầy đủ (.pdf) (245 trang)

Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân - Lý luận và chính sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.79 MB, 245 trang )

). HÀ HUY THÀNH (Chủ biên)
T H Ư V I Ệ N
ĐẠIHỌCTHUỶ SẢN
* Đ
352.3
Th 107
THÀNH PHÂN KINH TÊ
CÁ THẺ, TIỂU CHỦ
VÀ Tư BẢN Tư NHÂN
LÝ LUẬN VÀ CHÍNH SÁCH
ị Sách tham khảo lưu hành nội bộ)
THU VIEN OAI HOC THUY SAN
'íỉỉỉ. ‘!ĩĩĩl
1000006476
NHÀ XUẤT BẢ
¿4&K ¿<1 c t ế * l tú d
v íệ t t CỎ4, cAcc*uỹ t ô i
X in v u i lòng:
• Không xé sách
• Không gạch, viết, vẽ lên sách
! .5 5 H• Ý
Ị ĨH lio ^
L
: THƯViụN ị
,
,K
¿.Ị ì M HÀ HUY THÀNH ( Chủ biên )
: • r\ú* ị
» •* % V rỊ.Ỷ I
I
THÀNH PHẦN KINH TỂ


CÁ THỂ, TIÊU CHỦ
VÀ Tư BẢN Tư NHÂN
LÝ LUẬN VÀ CHÍNH SÁCH
( Sách tham khảo lưu hành nội bộ )
n
Ï
¡ĩKttòĩiMù ifiWMj
r»Ư
v»f n ;
ì r ị ỉ ị V ó
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUÔC GIA
HÀ NỘI ■ 2002
TẬP THÊ TÁC GIẢ:
TS. HÀ HUY THÀNH (chủ biên)
TS. NGUYỄN HỮU ĐẠT
TS. NGUYỄN ĐỨC THỊNH
PGS. TS. NGUYỄN VĂN THẠO
PGS. TS. NGUYỄN SINH cúc
PGS. TS. NGUYỄN TRUNG QUẾ
PGS. TS. NGUYỄN THỊ CÀNH
„ - ^ V ftn
TS. VŨ TUẤN ANH* •
TS. LÊ CAO ĐOÀN
TS. LÊ THỊ MINH CHÂU
TS. TRẦN HỒI SINH
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới kinh
tế (1986 - 2002), khu vực kinh tế tư nhân nước ta (bao
gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân) -
bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tê quôc

dân - đã phát triển rộng khắp trong cả nưốc, đóng góp
.quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn
lực xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm,
cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước,
góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất
nước.
Tuy nhiên, kinh tế tư nhân của nước ta còn bộc lộ
nhiều hạn chế, yếu kém như: quy mô nhỏ, vôn ít, công
?
nghệ lạc hậu, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu , còn
. nhiều khó khăn, vướng mắc về môi trường pháp lý và
môi trường tâm lý xã hội Do vậy, để tạo điều kiện cho
kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển đúng định hướng xã
hội chủ nghĩa và có những dóng góp to lớn hơn cho nền
ị " . ,
I kinh tê đất nước theo tinh thân Đai hôi IX cua Đáng.
!
5
cần nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và đề ra
giải pháp đôi với việc phát triển kinh tế tư nhân.
Nhằm góp một tiếng nói về vấn đề này, Nhà xuất
bản Chính trị quôb gia xuất bản cuốn sách T hành p h ầ n
kinh tê cá thế, tiểu chủ và tư bản tư nhân - Lý lu ân
và chính sá c h làm tài liệu tham khảo lưu hành nội bộ.
Cuốn sách được hình thành trên cơ sở một công
trình khoa học câp Nhà nước đã được nghiệm thu và
cho phép tu chỉnh để xuất bản. ở đây các tác giả đưa ra
một cách tiếp cận riêng xuất phát từ hình thái kinh
tế - xã hội để phân chia và quản lý nền kinh tế theo ba
khu vực: kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân và kinh tế

hỗn hợp. Song, điều cần lưu ý là, hiện nay việc phân
chia nền kinh tế theo thành phần, theo loại hình, theo
khu vực là một vấn đề khá phức tạp, rất nhạy cảm và
đang còn là đốì tượng của các cuộc trao 'đổi, thảo luận
trống giới nghiên cứu khoa học và cả các nhà quản lý
thực tiễn, vì vậy cuốn sách này chỉ lưu hành nội bộ.
Xin giới thiệu cuốn sách và mong nhận được ý
kiến đóng góp của bạn đọc.
Tháng 2 năm 2002
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ Quốc GIA
6
CHƯƠNG I
NHỬNG VÃN ĐỄ LÝ LUẬN VẼ
THÀNH PHẦN KINH TẾ CÁ THE,
TIÊU CHỦ VÀ Tư BẢN Tư NHÂN
I- HỌC THUYET MAC - LENIN VE THANH
PHẦN KINH TẾ
1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Ngày nay, để đánh giá một nền kinh tế người ta
có thê căn cứ vào các chỉ sô" GDP bình quân đầu người,
tôc độ, nhịp độ tăng trưởng cùng với các thành tựu vĩ
mô khác của nền kinh tế. Thêm nữa, để phản ánh trình
độ phát triển của một nền kinh tế, và rộng hơn là một
xã hội, người ta dùng hàng trăm chỉ sô" khác nhau, nhò
đó đo lường được mức độ, trình độ phát triển của các
mặt khác nhau hợp thành tổng thể sự phát triển của
một xã hội. Tuy nhiên, khi cần tìm hiểu bản chất của
xã hội đó là gì, nó đang ở nấc thang nào trong sự tiến
hóa của xã hội loài người, nhất là để hiểu sâu sắc, căn
bản những cơ sỏ mà dựa vào đó xã hội đang tồn tại và

7
phát triển, tìm hiểu động lực, cơ chế, con đường, và
tổng quát hơn là quy luật kinh tế vận động, phát triển
của xã hội đó, thì hàng trăm chỉ sô" riêng lẻ đó cũng chỉ
nói được kết quả của sự phát triển mà chưa cắt nghĩa
được nguồn gốc, nguyên nhân của trạng thái phát triển.
Bởi vậy, ngay trong thòi đại phát triển hiện nay, khi
mà các khoa học kinh tế, xã hội đã đạt tới trình độ phát
triển hiện đại, thì các khoa học này vẫn không thê thay
thế được cách tiếp cận hình thái kinh tế - xã hội. Bởi vì
cách tiếp cận này là cách tiếp cận ở tầm tư duy trừu
tượng nhất, nhờ đó đi sâu vào bản châ"t của một quá
trình kinh tế - xã hội, và cho phép nắm được quy luật
của tiến trình kinh tê - xã hội, xác định được nấc thang
trong đó một xã hội nhất định đã đạt được và đang tiến
triển, hơn nữa cho phép người ta nắm được những nền
tảng mà trên đó xã hội được hình thành và hiểu được cơ
cấu nội tại cũng như những quy luật chi phôi sự vận
động của xã hội đó.
Bằng cách tiếp cận hình thái kinh tế - xã hội,
C.Mác đã phát hiện và trình bày quy luật tổng quát của
sự phát triển của xã hội. ông viết: "Trong sự sản xuất
xã hội ra đòi sông của mình, con người có những quan
hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của
họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này
phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các
lực lượng sản xuâ"t vật chất của họ. Toàn bộ những
8
quan hệ sản xuất ấy họp thành cơ cấu kinh tế của xã
hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến

trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình
thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện
thực đó. Phương thức sản xuất đời sông vật chất quyết
định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh
thần nói chung Tới một giai đoạn phát triển nào đó
của phúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội
mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có, hay -
đây chỉ là biểu hiện pháp lý của những quan hệ sản
xuất đó - mâu thuẫn vối những quan hệ sở hữu, trong
đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát
triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực
lượng sản xuâT, những quan hệ ấy trở thành những
xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu
thời đại một cuộc cách mạng xã hội. Cơ sở kinh tế thay
đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị
đảo lộn ít nhiều nhanh chóng "1.
Qua sự trình bày trên của C.Mác, ta thấy: a) Xã
hội vận động trong sự thông nhất của cơ sở hạ tầng
kinh tê với thượng tầng chính trị xã hội. Sự thống nhất
này định vị xã hội tồn tại trong một hình thái kinh tế -
xã hội nhất định; b) Quan hệ giữa cơ sở hạ tầng kinh tế
và thượng tầng chính trị xã hội là mối quan hệ biện
1. C.Mác và Ph Ăng ghen: Toàn Nxb. Chính trị quổc gia, Hà
Nội, 1993, t.13, tr. 14 - 15.
9
chứng, giữa chúng có vị trí độc lập tương đối, song cơ sở
hạ tầng kinh tế là cái quyết định. Bởi vậy, để hiểu
thượng tầng chính trị xã hội phải xuất phát từ hạ tầng
cơ sở kinh tế; c) Phương thức sản xuất là hạt nhân của
hình thái kinh tế - xã hội. Đây là khái niệm trung tâm

để phản ánh và giải thích sự tiến triển của nền kinh tế
xã hội. Do vậy chính sự vận động của phương thức sản
xuất là cái quyết định tiến trình phát triển của xã hội
loài người. Lịch sử của xã hội loài người là lịch sử thay
đổi và phát triển của phương thức sản xuất.
Theo cách trình bày trên, phương thức sản xuất là
khái niệm dùng để chỉ cách thức người ta quan hệ với
nhau như thế nào và bằng những lực lượng sản xuất gì
để sản xuất ra đòi sông vật chất của sự tồn tại và phát
triển của mình. Đó là sự thông nhất giữa quan hệ sản
xuất và lực lượng sản xuất trong việc sản xuất ra đời
sông vật chất, hình thành nên cơ sơ kinh tế cho sự phát
triển xã hội. Nó quy định cơ cấu, cơ chế, động lực và
phương hướng tiến triển của tiến trình kinh tế - xã hội.
Mặt khác, phương thức sản xuất xác định trình độ, bản
chất phát triển của một giai đoạn lịch sử, xác lập một
thời đại kinh tế - xã hội nhất định. C.Mác đặc biệt nhấn
mạnh khái niệm trung tâm này trong khi xem xét sự
vận động, phát triển của xã hội, nhất là trong thời, đại
chuyển biến mang tính cách mạng từ hình thái kinh tê -
xã hội này sang hình thái kinh tê - xã hội khác. Ong
10
viết: "Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài
người thay đối phương thức sản xuất của mình, và do
thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sông của
mình, loài người thay đối tất cả những quan hệ xã hội
của mình. Cái côi xay quay bằng tay đưa lại xã hội có
lãnh chúa, cái cốì xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội
có nhà tư bản công nghiệp"1. Chính sự tác động qua lại
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong quá

trình sản xuất ra của cải, đã là cái dẫn tới sự vận động,
phát triển của nền sản xuất xã hội. "Phương thức sản
xuất, những quan hệ trong đó các lực lượng sản xuất
phát triển, đều không phải là những quy luật vĩnh cửu,
mà chúng thích ứng với một trình độ phát triển nhất
định của con người và của những lực lượng sản xuất
của con người, và bất kỳ sự thay đổi nào trong lực lượng
sản xuất của con người đều tất phải dẫn đến một sự
thay đổi trong những quan hệ sản xuất của con người
Vì điều quan trọng trước tiên là để khỏi bị tước mất
những thành quả của văn minh, những lực lượng sản
xuất đã đạt được, thì phải đập tan những hình thức cổ
truyền trong đó những lực lượng sản xuất ấy đã được
sản sinh ra"2.
Như vậy, có thể nói, quy luật tương tác giữa lực
1. C.Mác và Ph.Ảnggh<en: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1995. t.4, tr. 187.
2. Sđd, tr. 201 - 202.
11
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, hay quy luật thích
ứng giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật của sự
thay đổi trong phương thức sản xuất và đến lượt mình,
sự thay đổi phương thức sản xuất là nội dung, thực
chất của sự phát triển của xã hội loài người, hay ngược
lại, sự phát triển của xã hội là sự thay thế của các
phương thức sản xuất. C.Mác đã xem sự tiến triển của
xã hội loài người "là một quá trình lịch sử - tự nhiên"1
bởi vì tiến trình xã hội loài người diễn ra tuân theo sự
thay thế mang tính quy luật của các phương thức sản

xuất, phướng thức sản xuất sau tiến bộ và cao hơn
phương thức sản xuất trước. Quy luật thép này được
ông nhấn mạnh: "Không một hình thái xã hội nào diệt
vong trước khi tất cả những lực lượng sản xuất mà hình
thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển, vẫn
chưa phát triển, và những quan hệ sản xuất mới, cao
hơn, cũng không bao giờ xuất hiện trước khi những
điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa
chín muồi trong lòng bản thân xã hội cũ. Cho nên, nhân
loại bao giờ cũng chỉ đặt ra cho mình những nhiệm vụ
mà nó có thể giải quyết được, vì khi xét kỹ hơn, bao giờ
người ta cũng thấy rằng bản thân nhiệm vụ ấy chỉ nảy
1. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1993, t 23 , tr. 21?
12
sinh khi những điều kiện vật chất đế giải quyết nhiệm
vụ đó đã có rồi, hay ít ra cũng đang ở trong quá trình
hình thành”1. C.Mác cũng đưa ra lược đồ tiên triển của
phương thức sản xuất của xã hội loài người là sự thay
thế nhau của các phương thức sản xuất: "Vê đại thể, có
thể coi các phương thức sản xuất châu Á, cổ đại, phong
kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần
dần của hình thái kinh tế - xã hội"2.
Nguyên lý duy vật lịch sử về sự vận động phát
triển của xã hội tuân theo quy luật "quan hệ sản xuất
phải thích ứng với trình độ và tính chất của lực lượng
sản xuất" là kim chỉ nam cho người ta hiểu sự hình
thành và phát triển của một xã hội và định vị tính chất,
bản chất của một hình thái kinh tế - xã hội. Chính
C.Mác là người vận dụng thành công siêu việt nguyên

lý duy vật này vào phân tích nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa, nhờ đó ông đã phát hiện ra quy luật vận động
nội tại và bản chất tư bản chủ nghĩa của nền kinh tế
này. Cách tiếp cận của ông để nghiên cứu quy luật vận
động và bản chất của kinh tế tư bản chủ nghĩa là cách
tiếp cận phương thức sản xuất. Ông viết: "Trong tác
phẩm này, đốì tượng nghiên cứu của tôi là phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa và những quan hệ sản xuất
1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1993, t. 13, tr. 15 - 16.
2. Sđd, tr. 16.
13
và trao đổi thích ứng với phương thức ấy”1. Chính ihờ
cách tiếp cận này, ông đã chỉ ra quy luật giá trị thmg
dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Guy
luật giá trị thặng dư, một mặt, phản ánh bản chất tư
bản chủ nghĩa, tức là bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư
bản; mặt khác quy luật giá trị thặng dư là quy liât
tăng lên của giá trị, do vậy là quy luật kinh tế của sự
tăng trưởng hiện đại. Chính quy luật kinh tế này khến
cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trơ thềnh
phương thức tăng trưởng và phát triển. Có thể lói,
nhân loại đã bưốc vào thòi đại phát triển bằng phưcng
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
V.I.Lênin, khi nghiên cứu xã hội Nga trước Cich
mạng Tháng Mười, cũng tiếp cận từ phương thức íản
xuất. Tác phẩm Sự phát triển của chủ nghĩa tư bả) ở
Nga xuất bản năm 1899 là một thành công đặc biệt (ủa
cách tiếp cận phương thức sản xuất. Qua tác phẩm my,
ta thấy xã hội Nga lúc đó đang diễn ra một sự thay lổi

sâu sắc trong phương thức sản xuất. Đó là xã hội đmg
ở bước đầu của sự chuyển biến từ một xã hội chậm piát
triển chuyển sang xã hội thị trường công nghiệp với sự
chi phôi của tư bản. Lênin đã phân tích một cách íâu
sắc quá trình tan rã của các phương thức sản xuất tền
tư bản chủ nghĩa lạc hậu, lỗi thời và sự xác lập cần
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với các hnh
1. Sđd, t. 23, tr. 19.
14
thức manh nha và sơ khai của tư bản thương mại, công
nghiệp.
Cách tiếp cận phương thức sản xuất của C.Mác có
những điếm cần nhấn mạnh: Thứ nhất, cách tiếp cận
phương thức sản xuất là cách tiếp cận nhằm vạch ra
quy luật vận động, phát triển của một nền kinh tế. Nó
nhấn mạnh cơ cấu, cơ chế, động lực kinh tê của sự phát
triển, do vậy cách tiếp cận phương thức sản xuất là
cách tiếp cận phát triển. Thứ hai, cách tiếp cận phương
thức sản xuất không chủ yếu mô tả những chủ thể
tham gia phương thức sản xuất với tính cách những cá
nhân riêng lẻ, mà nhấn mạnh đến các quan hệ kinh tế
trong đó con người với tính cách cá thể tham gia vào các
phương thức sản xuất khác nhau đó. Con người, đó là
đại biểu của các quan hệ sản xuất lập thành cơ sở, kết
cấu kinh tế của phương thức sản xuất. C.Mác viết: "tôi
chỉ nói đên những con người trong chừng mực mà họ là
hiện thân của những phạm trù kinh tế, là kẻ đại biểu
cho những quan hệ và những lợi ích giai cấp nhất
định"1. Nói khác di, con người ở đây đã được hóa thân
thành con người kinh tế, con người giai cấp.

Thứ ba, cách tiếp cận phương thức sản xuất không
chỉ là cách tiếp cận nhờ đó đi sâu vào bản chất, quy
1. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toan tập, Nxb. Chinh trị quôc gia, Hà
Nội, ] 993, t. 23, tr. 21.
15
luật kinh tế của sự vận động, phát triển của một xã hội,
mà nó còn cung cấp những cơ sờ đ ể hiểu tiến trình xã
hội, chính trị của một xã hội nhất định, thông qua việc
nắm được kết cấu xã hội, đặc biệt là kết cấu giai cấp,
quy định đến hình thái chính và những lực lượng xã
hội, chính trị tham gia chi phối quyền lực và định đoạt
thể chế, chính sách một xã hội. Thật vậy, quan hệ sản
xuất là hình thái tồn tại và phát triển của lực lượng sản
xuất. Là hình thái tồn tại của lực lượng sản xuất, quan
hệ sản xuất là kết cấu nội tại của lực lượng sản xuất, vì
vậy, "Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy họp thành cơ
cấu kinh tê của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực ".
Chính kết cấu kinh tế này quy định địa vị và vai trò
của các tầng lớp xã hội tham gia vào guồng máy kinh tế
của xã hội. Nói khác đi, các giai tầng xã hội được xác
lập trên nền tảng kết cấu kinh tế, do hệ thông quan hệ
sản xuất quy định. Bởi vậy, chính phương thức sản
xuất là cái quy định địa vị và vai trò của tầng lớp dân
cư xã hội tham gia vào sản xuất, là cái quy định địa vị
và vai trò của các tầng lớp dân cư xã hội tham gia vào
quá trình kinh tê và rốt cuộc quy định sự phân chia xã
hội thành các giai cấp‘như thế nào.
Gắn với mỗi phương thức sản xuất là một kiểu kết
cấu xã hội, giai cấp nhất định. Bởi .vậy, xuất phát từ
phương thức sản xuất, người ta có thể hiểu được không

những con người kinh tế, mà cả con người xă hội, chính
«
16
trị gắn với các phương thức sản xuất đang tồn tại trong
nền kinh tế. Mặt khác, các phương thức sản xuất đồng
thời chứa đựng lợi ích kinh tê mà các quan hệ sản xuất
gắn bó trong đó, vì thế, đến lượt mình, các tầng lớp, giai
cấp là đại biểu của các quan hệ sản xuất, các lợi ích
kinh tế nhất định, cho nên, chính phương thức sản
xuất, thông qua lợi ích kinh tế, đã quyết định thái độ
chính trị của giai cấp, cũng như phương thức ứng xử
trước những biến động trong lòng nền kinh tế, xã hội.
V.I.Lênin đã chỉ ra: chính trị, xét cho cùng là cái tập
trung cao nhất của kinh tế. Vì thế, sự hình thành
những lực lượng chính trị xã hội và những diễn biến về
chính trị xă hội, những khuynh hướng chính trị khác
nhau xung đột trong một cuộc đấu tranh giai cấp, chính
trị - chỉ là biểu hiện trên bê mặt của những xung đột
trong phương thức sản xuất, trong các lợi ích kinh tế.
Chính điều này quy định rằng, đê hiểu những chuyển
biến chính trị xã hội và nhất là những bước ngoặt trong
tiến trình xã hội từ xã hội này sang xã hội khác, đặc
biệt là các cuộc cách mạng xã hội, tất yếu phải phân
tích ở cấp độ phương thức sản xuất. Bởi vậy, phân tích
sự chuyển biến bên trong phương thức sản xuất, xác
định sự tan rã của các phương thức sản xuất tiền tư
bản chủ nghĩa và sự xác lập phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa, các nhà kinh điển C.Mác - V.I.Lênin
muốn nắm cái gốc rễ và những nên tảng của tiên trình
17

tổng quát của chủ nghĩa tư bản, cũng như con đường,
quy luật vận động, phát triển của xã hội loài người
xuyên qua chủ nghĩa tư bản dó như thê nào, từ dó hiểu
được sự hình thành, phát triển của chủ nghĩa xã hội với
tư cách là một phương thức sản xuất ra sao. Nói khác
đi, để xây dựng học thuyết về chủ nghĩa xã hội với tư
cách là một hình thái kinh tế - xã hội, tất yếu phải mổ
xẻ, nắm được quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản,
nhờ đó, có thể hiểu được quy luật phát sinh, phát triển
của chủ nghĩa xã hội. Ph.Angghen đã chỉ ra, nhò sự
phát hiện ra quy luật giá trị thặng dư, quy luật kinh tế
cơ bản của chủ nghĩa tư bản mà C.Mác đã biến chủ
nghĩa xã hội từ không tương thành chủ nghĩa xã hội
khoa học.
Như vậy, mục tiêu lý luận cuôi cùng của việc
phân tích phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa của
C.Mác không dừng ở chỗ nắm được quy luật kinh tê của
sự vận dộng phát triển của xã hội tư bản chủ nghĩa mà
ở chỗ vạch ra cơ sở khách quan của sự diệt vong của
chủ nghĩa tư bản và sự ra đòi, phát triển của phương
thức sản xuất xã hội chủ nghĩa. Đến lượt mình, lý luận
về sự diệt vong của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa và sự ra đòi của phương thức sản xuất xã hội chủ
nghĩa đã trở thành v ũ khí lý luận và nguồn cổ VÜ cho
giai cấp vỗ sản, là giai cấp sinh thành trong phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa song là giai cấp đại
18
ềHm.
*
*

diện cho phương thức sản xuất mới, phương thức sản
xuất xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc đấu tranh cách mạng
nhằm lạt đổ giai cấp tư sản, việc phân tích sự phát
triển chủ nghĩa tư bản ỏ Nga của V.I.Lênin cũng không
ngoài mục đích tìm hiểu những cơ sở khách quan cho
cuộc đấu tranh cách mạng, nhằm tiên tối xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Nga. ở đây việc phân tích sự chuyển
biến trong các phương thức sản xuất của nền sản xuất
xã hội chính là tìm đến cội nguồn của những diễn biến
trong xã hội Nga, phát hiện ra những lực lượng xã hội
trong cuộc đấu tranh giai cấp cùng những động lực thúc
đẩy xã hội Nga, để hiểu được tính tất yếu của sự hình
thành phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa ở đây,
cũng như con đường thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, từ
đó, xây dựng lý luận về chiến lược, sách lược cho cách
mạng Nga và cho sự xác lập chủ nghĩa xã hội ở Nga.
Có thể nói, cách tiếp cận phương thức sản xuất là
cách tiếp cận xuyên suốt trong những phân tích của các
nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin về những
chuyển biến chính trị xã hội trong mối quan hệ với việc
xác lập quan điểm, thai độ đôi với các tiến trình kinh tế -
xã hội, đối với phong t rào chính trị cũng như đổì với các
sự kiện chính trị xã hội đương thời. Sự kiện chính trị
gây kinh ngạc ỏ Pháp, cuộc đảo chính của Lui Bônapáctơ
ngày 2 tháng chap năm 1851, đã làm nảy sinh nhiều
quan điểm khác nhau, nhưng rốt cuộc, như Ph.Ãngghen
19
viết: "là một sự kiện làm cho ai cũng kinh hoàng và
không hiểu ra sao cả". Nhưng với cách tiếp cận phương
thức sản xuất, C.Mác đã vạch rõ bản chất kinh tê chính

trị của cuộc chính biến đó. Ph.Angghen nhận định vê
"Tác phẩm kinh tế chính trị của Lui Bônapáctơ^rằng:
"Chính C.Mác là người đầu tiên khám phá ra cái quy
luật vĩ đại của sự vận động lịch sử, cái quy luật theo đó
tất cả các cuộc đấu tranh trong lịch sử không kê là nó
diễn ra trong địa hạt chính trị, tôn giáo, triết học, hay
trên bất kỳ địa hạt tư tưỏng nào khác, thực ra, chỉ là
biểu hiện ít nhiều rõ rệt của cuộc đấu tranh của các giai
cấp trong xã hội, còn sự tồn tại của các giai cấp này và
cùng với nó là những môi xung đột giữa các giai cấp với
nhau, cũng đều được quyết định bởi trình độ phát triển
của hoàn cảnh kinh tế của họ, hởi tính chất của phương
thức sản xuất và bởi sự trao đôi do tính chảt phương
thức sản xuất quyết định. Quy luật đó, đối với lịch sử
cũng quan trọng như quy luật chuyển hóa năng lượng
đôì với khoa học tự nhiên, quy luật đó ở đây cũng đem
lại cho C.Mác cái chìa khóa để hiểu được lịch sử của
nền cộng hòa đệ nhị của Pháp"1.
Thứ tư, phương thức sản xuất không phải là cái
nhất thành bất biến. Có thể thấy, quy luật quan hệ sản
xuất thích ứng vối tính chất và trình độ phát triển của
1. C.Mác và Ph.Ảngghen, Tuyên tập, Nxb. Sự thật, Hà Nội,
1981, t. 2, tr. 358.
20
lực lượng sản xuất dã giải thích, phương thức sản xuất
luôn được dặt trong quá trình biến đổi không ngừng.
Phân tích quy luật vận dộng, phát triển của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác nhấn mạnh "xã
hội ngằy nay (xã hội tư bản chủ nghĩa) không phải là
khôi kết dính vững chắc, mà là một cơ thể có khả năng

biến đôì và luôn luôn ở trong quá trình biến đổi". Sự
biến đổi này khiến cho phương thức sản xuất tiến tới
chỗ trưởng thành và dưới tác động của quy luật quan
hệ sản xuất phải thích ứng với tính chất và trình độ
của lực lượng sản xuất, rốt cuộc trở nên không còn
thích hợp và phải chuyển sang một phương thức sản
xuất khác, ở bước chuyển đổi giữa hai phương thức sản
xuất, phương thức sản xuất cũ đã lỗi thời, nhưng đang
còn hiện hữu và phương thức sản xuất mới đã hình
thành, nhưng chưa trơ thành phương thức sản xuất
thông trị, tại thời điểm này, sẽ xác lập thời kỳ quá độ.
Thời kỳ quá độ là thời kỳ diễn ra sự chuyển đổi của hai
phương thức sản xuất. Trong thòi kỳ chuyển đổi này,
tất nhiên sẽ tồn tại cùng một lúc ít nhất hai phương
thức sản xuất đại diện cho hai xu thế: một phương thức
sản xuất của thời đại kinh tế cũ, lỗi thòi, đang suy vong
và phương thức sản xuất của thời đại kinh tế mối, là
phương thức quyết định sự tiến triển đi lên của xã hội.
Thứ năm, có hai loại phương thức sản xuất: phương
thức sản xuất chính, dặc trưng cho một thời đại kinh tế,
21
làm nòng cốt cho một hình thái kinh tê - xã hội. đó là
phương thức sản xuất thông trị của một xã hội; và bên
cạnh phương thức sản xuất chính, thông trị, tồn tạị các
phương thức sản xuất phụ. Sở dĩ có những phương thức
sản xuất phụ là do tính đa dạng của lực lượng sản xuất,
trạng thái nhiều tính chất và cấp độ phát triển của lực
lượng sản xuất tồn tại bên cạnh nhau. Thích ứng với
các lực lượng sản xuất đa dạng, nhiều cấp độ này là
những quan hệ sản xuất thích hợp, do đó tạo thành

những phương thức sản xuất phụ trong một tống thể
của một nền sản xuất. Những phương thức sản xuất
phụ này không quyết định đến bản chất của một xã hội,
song chúng tham gia hình thành những tính chất và
những nét đặc trưng, đặc thù của một giai đoạn phát
triển của xã hội. Bản chất và quy luật kinh tế tống quát
của tiến trình kinh tế của một xã hội được quyết định
bởi phương thức sản xuất chính, thông trị. Các phương
thức sản xuất phụ thường là phương thức sản xuất phái
sinh, phụ thuộc, chúng cùng với phương thức sản xuất
chính, thống trị, hợp thành một hệ thống phát triển của
một nền kinh tế nhất định.
Sự tiến triển của một xã hội luôn là tổng thể của
ba nội dung hợp thành trong một mổì quan hệ biện
chứng, nhân quả, đó là: kinh tế, xã hội, chính trị, và
trong xã hội hiện đại, có thêm nội dung môi trường.
Tiêp cận phương thức sản xuất chính là tiếp cận tổng
22
thể. Một mặt, nó cho phép nắm được sự phát triển kinh
tê của xã hội, mặt khác, nó cho phép nắm được cơ cấu
chính trị, xã hội của xã hội đó. Đặc biệt, ở các bước
ngoặt lịch sử, khi diễn ra các cuộc cách mạng xã hội,
tức là khi thay đổi trong phương thức sản xuất, xác lập
những hình thái kinh tê xã hội mới, thì việc phân tích
phương thức sản xuất trở nên đặc biệt quan trọng.
2. Sự ra đời của khái niệm thành phần kinh tê
Khi chuẩn bị lý luận cho cách mạng vô sản Nga,
V.I.Lênin đã nghiên cứu cơ bản xã hội Nga trên cơ sở
phân tích sự chuyển biến trong nền kinh tế. Như trên
đã trình bày, thực chất việc nghiên cứu này của

V.I.Lênm là phân tích sự hình thành chủ nghĩa tư bản
ở Nga, là nội dung quyết định tiến trình kinh tế - xã hội
Nga lúc bấy giò. Phân tích ở góc độ phương thức sản
xuất, V.I.Lênin một mặt vạch ra thực chất và quy luật
phát triển ỏ Nga là gì, mặt khác, vạch ra tính chất, bản
chất và những lực lượng chính trị tham gia vào tiến
trình xã hội ở Nga là thế nào, từ đây đi tới chủ thuyết
vê cách mạng ở Nga là gì, con dường dẫn tới cách mạng
vô sản ở dây sẽ ra sao?
TỚI năm 1918, khi đã trỏ thành người đứng đầu
nhà nước vô sản, V.I.Lênin lại một lần nữa xem xét xã
hội Nga đẽ từ đây định ra con đường, chiên lược, sách
lược cho tiến trinh xã hội chủ nghĩa ở đây. Tuy nhiên,
23
nội chiến đã xảy ra, nên trên thực tê đã không thực thi
tiến trình xã hội chủ nghĩa theo những phân tích của
V.I.Lênin vào năm 1918. Nội chiến đã buộc nước Nga
Xôviết áp dụng mô hình kinh tê "cộng sản thời chiến".
Mô hình kinh tê này đã giúp nước Nga Xôviêt non trẻ
vượt qua được tình thế "thù trong, giặc ngoài", chiến
thắng và củng CO' được chính quyền. Tối năm 1921 khi
nội chiến đã kết thúc, cũng là lúc nền kinh tê lâm vào
nguy khôn. Nếu mô hình "cộng sản thời chiến" giúp cho
nhà nước Xôviết thắng được "thù trong, giặc ngoài" và
* 9
đứng vững, thì cũng chính mô hình đó đã đây nên kinh
tế Nga vào chỗ mất động lực và xuất hiện những phản
kháng của nông dân, thậm chí đã có những cuộc bạo
động. Tình hình lúc đó đã làm cho mô hình kinh tế
"cộng sản thời chiến" không còn thích hợp, và chấm dứt

* vai trò lịch sử của nó. V.I.Lênin đã khởi xướng chính
sách "kinh tế mới" thay cho chính sách "cộng sản thời
chiến". Đổi với V.I.Lênin, chính sách "kinh tế mới" thực
chất là tiếp tục thực thi con đường phát triển kinh tế và
tiến trình xã hội chủ nghĩa ở Nga trên cơ sở những
phân tích của ông năm 1918, mà những phân tích này
đã được trình bày trong tác phẩm về bệnh ấu trĩ "tả
khuynh" và tính tiểu tư sản.
Sự phân tích nền kinh tế nưốc Nga năm 1918 của
V.I.Lênin chính là việc xác định điểm xuất phát kinh tế
của tiến trinh xă hội chủ nghĩa ở nước Nga lúc đó.
24
Chính trong tác phẩm về bệnh ấu trĩ "tả khuynh"
và tính tiểu tư sản, lần đầu tiên V.I.Lênin đề xuất khái
niệm thành phần kinh tế. Nền kinh tế Nga lúc đó là
nền kinh tê quá độ, tức là nền kinh tế mà trong đó đang
diễn ra quá trình chuyên đối trong các phương thức sản
xuất. V.I.Lênin dùng khái niệm thành phần kinh tế đê
chỉ kết cấu của nền kinh tế đó: một nền kinh tế VỐI một
kết cấu gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau hợp
thành. V.I.Lênin viết: MCó lẽ, không một người nào khi
nghiên cứu vấn đề kinh tê của nước Nga lại phủ nhận
tính chất quá độ của nền kinh tê ấy
Vậy thì danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng
vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện
nay có những thành phần, những bộ phận, những
mảnh của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội
không? Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có. Song không
phải mỗi người thừa nhận điểm ấy đều suy nghĩ xem
các thành phần của kết cấu kinh tế - xã hội khác nhau

hiện có ở Nga, chính là như thế nào. Mà tất cả then
chốt của vấn đề lại chính là ở chỗ đó"1. Khi nêu khái
niệm thành phần kinh tế, V.I.Lênin không định nghĩa
thành phần kinh tê là gì. ông đặt ba khái niệm ngang
nhau: a) "thành phẩn", b) "bộ phận" và c) "mảnh". Đó là
những cái chứa dựng những phương thức sản xuất khác
1. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, t.36, tr. 362.
25
nhau. Mỗi phương thức sản xuất lại đặc trưng cho một
loại hình kinh tế tương ứng. Nêu những khái niệm này,
V.I.Lênin chỉ đơn giản là cung cấp một cách nhìn, cách
hiểu vê một kết cấu kinh tế đa dạng, một kêt cấu gồm
nhiều cấp độ phát triển với nhiều tính chất khác nhau
cùng tồn tại bên nhau trong thời kỳ quá độ. ở đây, thoạt
tiên, V.I.Lênin dùng nhiều cách biểu đạt một kết cấu
gồm nhiều thành tô" đa dạng, chỉ đơn thuần để nhấn
mạnh tính quá độ của kết cấu đó, sau đó, nhấn mạnh
các thành phần của kết cấu kinh tế đó là đặc biệt khác
nhau mà sự khác nhau ở đây xét cho cùng là khác nhau
vể phương thức sản xuất, ở khía cạnh tính chất và cấp
độ khác nhau. Chỉ hiểu được sự khác nhau đó mới hiểu
được thực chất điểm xuất phát kinh tế của nước Nga
như thế nào trong tiến trình xã hội chủ nghĩa sắp tới.
V.LLênin cho rằng nước Nga lúc đó đại thể có 5
thành phần kinh tế. Đó là:
1) kinh tế nông dân kiểu gia trưởng, nghĩa là một
phần lớn có tính chất tự nhiên;
2) sản xuất hàng hóa nhỏ (trong đó bao gồm đại
đa sô" nông dân bán lúa mì);
3) chủ nghĩa tư bản tư nhân;

4) chủ nghĩa tư bản nhà nước;
5) chủ nghĩa xã hội1.
1. Sđd, tr. 363.
26

×