Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tìm hiểu vấn đề kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.93 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
Nền kinh tế của chúng ta đang phát triển từng ngày, song vẫn có những
con sâu đang lợi dụng để đục khoét để kiếm lợi cho cá nhân, những kẻ lợi
dụng chức quyền, lách luật để mưu lợi bản thân. Chủ yếu là dựa vào những
giao dịch, hợp đồng để hưởng lợi cá nhân. Chính vì thế Nhà nước cũng như
pháp luật cần có những biện pháp kiểm soát hợp lý để kiểm soát những giao
dịch này tránh nó phát sinh tư lợi làm ảnh hưởng tới bản thân công ty và sau
đó là ảnh hưởng đến nền kinh tế nước nhà.
Chính vì thế nhóm chúng em xin chọn đề tài: “ Tìm hiểu vấn đề kiểm
soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi”.
NỘI DUNG
1. Khái niệm về kiểm soát giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi.
1.1. Khái niệm giao dịch tư lợi.
Để tồn tại và phát triển, công ty phải tham gia các giao dịch với các chủ
thể khác nhau trong xã hội, đó có thể la giao dịch trong lĩnh vực kinh tế,
dân sự, lao đông… nhưng vì công ty mang tư cách pháp nhân nên nó không
thể tự thiết lập giao dịch mà phải thông qua người đại diện- người được trao
quyền quản lý điều hành công ty.
Khái niệm giao dịch tư lợi(self-interest transactions) là cách nói tắt để
chỉ những giao dịch có sự tham gia của công ty mà những giao dịch này có
nguy cơ bị trục lợi bởi một hoặc một nhóm thành viên hay cổ đông của
công ty. Để trục lợi từ những giao dịch đó thì các cổ đông này phải là người
đảm nhiệm việc quản lí, điều hành công ty hoặc có cổ phần lớn trong công
Bài tập nhóm tháng 2 – N08.TL1 (nhóm 02) Page 1
ty, còn các cổ đông nhỏ không tham gia quản lí nên không có khả năng thực
hiện các giao dịch tư lợi. Sở dĩ các giao dịch này chứa đựng nguy cơ bị trục
lợi vì những người quản lí, điều hành hoặc những cổ đông lớn trong công ty
có thể trực tiếp hoặc gián tiếp dùng ảnh hưởng hay địa vị của họ chi phối
cách giao dịch đó để phục vụ lợi ích của bản thân hoặc gia đình mình.
Qua thực tiễn hoạt động của các công ty cho thấy nhóm các giao dịch
thường có nguy cơ bị trục lợi bao gồm: Giao dịch giữa công ty và người


quản lí công ty; giao dịch giữa công ty và bố, mẹ, anh chị em ruột của
những người quản lí công ti; giao dịch giữa công ty và cổ đông lớn của
công ty; giao dịch giữa các công ty con của cùng một công ty mẹ; giao
dịch giữa công ty và các công ty khác, trong đó người quản lí công ty là cổ
đông đa số hoặc bố, mẹ, anh chị em ruột của họ là cổ đông lớn hay thành
viên đa số trong công ty đó... Cần nhấn mạnh rằng bản thân các giao dịch
này nếu được thực hiện một cách trung thực vì lợi ích cho công ty thì vẫn
được xem là hợp pháp. Chúng chỉ bị coi là các giao dịch bất hợp pháp
khi người xác lập giao dịch đó có ý đồ tước đi lợi ích của công ty làm lợi
ích của riêng mình.
1.2. Những ảnh hưởng tiêu cực của giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi.
- Lợi ích công ty: thiệt hại về tài sản, làm cho tài sản của công ty bị
thất thoát, uy tín cũng vì thế mà giảm sút, làm cho các nhà đầu tư không
muốn bỏ vốn vào đầu tư. Và hiện tượng này tái diễn nhiều lần sẽ dẫn đến
thu hẹp các kênh đầu tư, công ty bị cô lập trong sự thoán đoạt quyền lực của
những người được uỷ quyền và công ty sẽ dẫn đến khả năng chết dần
- Lợi ích của những người góp vốn: khi tài sản của công ty chảy dần
vào túi của một hoặc một số nhóm thành viện khác thì lợi ích của họ bị chia
Bài tập nhóm tháng 2 – N08.TL1 (nhóm 02) Page 2
cho người khác, họ góp vốn đầu tư để người khác hưởng lợi. Về hình thức
thì công ty bị xâm phạm quyền sở hữu nhưng về thực chất thì những thành
viên của công ty mới là người bị xâm hại quyền sở hữu đối với tài sản của
công ty tương ứng với phần vốn góp của mình.
- Tác động xấu đên mặt kinh tế- xã hội: các hình thức xảy ra đe doạ
môi trường kinh doanh không lành mạnh, tác động đến sự phát triển bền
vững của nền kinh tế, làm chi ngân sách khánh kiệt. Các giám đốc chăm lo
tìm kiếm lợi nhuận cho bản thân, khi các nhà đầu tư gặp rủi ro cao, nhất là
các nhà đầu tư nước ngoài là những người có khả năng phân tích thị trường
và môi trường đầu tư học sẽ ngần ngại đầu tư vào Việt Nam. Do đó thị
trường đầu tư của Việt Nam sẽ không phát triển, không phát huy được nội

lực, không thể thực hiện được công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để khắc phục được những tiêu cực trên, Luật Doanh nghiệp( LDN) đã
đề ra vấn đề kiểm soát giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi.
1.3. Kiểm soát giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi.
Kiểm soát nghĩa là kiểm tra, giám sát, quản lý những giao dịch có liên
quan đến công ty. Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong
doanh nghiệp là nhằm đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ, bảo vệ quyền lợi
ích hợp pháp cho các thành viên, cổ đông trong doanh nghiệp và bảo vệ môi
trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, luôn được sự quan tâm của Nhà
nước, của doanh nghiệp và các thành viên, cổ đông trong công ty. Kiểm
soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong công ty là hết sức cần
thiết, tuy nhiên tìm ra cách thức kiểm soát vừa hợp lý, vừa hiệu quả mà
không hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, động viên các
Bài tập nhóm tháng 2 – N08.TL1 (nhóm 02) Page 3
nguồn lực trong xã hội lại không phải là vấn đề đơn giản. Đây là bài toán
khó cho các nhà quản lý cũng như hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia.
Phương thức để quản lý:
- Thứ nhất, pháp luật cấm những người quản lý và những người có liên
quan của họ thiết lập giao dịch với công ty và cấm công ty giao dịch với các
công ty khác mà ở đó người quản lý công ty, thành viên hoặc cổ đông có lợi
ích trực tiếp hoặc gián tiếp.
Phải xem xét loại trừ khả năng phát sinh các hành vi trục lợi, nhưng nó
cũng có nhược điểm là hạn chế quyền tài sản của thành viên hoặc cổ đông
là người quản lý công ty. Do đó sự cấm đoán này là rào cản, hạn chế quyền
tự do kinh doanh của công ty. Trên thực tế thì không phải giao dịch nào
giữa công ty và người quản lý hay những người có liên quan đều có mục
địch tư lợi, mà càng cấm thì hành vi mưu lợi sẽ càng tinh vi hơn khi đó Nhà
nước càng khó quản lý, hậu quả sẽ càng tệ hại hơn.
- Thứ hai, pháp luật cho phép chủ thể tiến hành các giao dịch này hợp
đồng thành lập hoặc điều khoản công ty không cấm, tuy nhiên nó phải được

giám sát chặt chẽ.
Phải xây dựng những quy phạm tương ứng để xác định những đối tượng
bị giám sát, cơ chế giám sát các đối tượng đó và kiểm soát giao dịch giữa
các đối tượng đó với công ty.
2. Các loại giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi.
Qua thực tiễn hoạt động của các công ty cho thấy nhóm các giao dịch
thường có nguy cơ bị trục lợi bao gồm: Giao dịch giữa công ty và người
quản lí công ty; giao dịch giữa công ty và người có liên quan; giao dịch
Bài tập nhóm tháng 2 – N08.TL1 (nhóm 02) Page 4
giữa công ty và cổ đông lớn của công ty; giao dịch giữa các công ty con
cùng một công ty mẹ; giao dịch giữa công ty và công ty khác…
Theo LDN 2005 đã xác định các loại giao dịch liên quan đến tài sản có
giá trị lớn và giao dịch của công ty với một số chủ thể nhất định là hai
nhóm giao dịch phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của các thành viên, cổ đông
trong công ty. Đây là hai nhóm giao dịch có nguy cơ pháp sinh tư lợi cao.
2.1. Những giao dịch có liên quan đến tài sản có giá trị lớn
Những giao dịch được coi là có giá trị lớn trong các điều luật trên phải
có giá trị lớn hơn hoặc bằng 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo
tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ
hơn quy định tại điều lệ công ty tùy thuộc vào từng loại hình công ty cụ thể.
Những giao dịch liên quan đến tài sản lớn 2005 sẽ do hội đồng thành
viên công ti, chủ sở hữu công ti, đại hội đồng cổ đông công ti xem xét
và thông qua.
Như vậy, để xác định giá trị lớn trong các giao dịch, trước hết sẽ do
chính công ty quyết định thông qua quy định trong điều lệ của công ty ;
nếu điều lệ công ty không xác định giá trị lớn của các giao dịch thì sẽ áp
dụng “mức” do LDN quy định. Quy đinh trên của LDN đã thể hiện quan
điểm của nhà nước là tôn trọng quyền của các nhà đầu tư - các thành viên,
cổ đông công ty đối với việc định đoạt tài sản trong doanh nghiệp.
2.2. Những giao dịch của công ty với người liên quan.

Các giao dịch giữa công ty với các thành viên, cổ đông hoặc giữa công
ty với người quản lí công ty, người quản lí doanh nghiệp là chủ sở hữu,
giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, chủ
tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, thành viên hội đồng quản trị,
Bài tập nhóm tháng 2 – N08.TL1 (nhóm 02) Page 5
giám đốc hoặc tổng giám đốc và các chức danh khác do điều lệ công ty quy
định (Khoản 13 Điều 4 LDN 2005) đã được xác định rõ ràng. Bên cạnh đó
cần phải xem xét và giải thích rõ thêm đến thuật ngữ “người có liên quan”.
Theo Khoản 17 Điều 4 LDN 2005 thì: Người có liên quan là tổ chức,
cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các
trường hợp sau đây:
a) Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ
nhiệm người quản lý đó đối với công ty con;
b) Công ty con đối với công ty mẹ;
c) Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt
động của doanh nghiệp đó thông qua các cơ quan quản lý doanh nghiệp;
d) Người quản lý doanh nghiệp;
đ) Vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột
của người quản lý doanh nghiệp hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần
vốn góp hay cổ phần chi phối;
e) Cá nhân được uỷ quyền đại diện cho những người quy định tại các
điểm a, b, c, d và đ khoản này;
g) Doanh nghiệp trong đó những người quy định tại các điểm a, b, c, d, đ,
e và h khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của các cơ
quan quản lý ở doanh nghiệp đó;
h) Nhóm người thoả thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ
phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.
Đó là những chủ thể có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh
nghiệp. Trên thực tế những người nắm quyền sở hữu cũng đồng thời nắm
quyền chi phối quyết định, người sở hữu càng nhiều thì nắm quyền càng

lớn, do đó sự lệ thuộc về mặt sở hữu dẫn đến sự lệ thuộc về quản lý. Vì
Bài tập nhóm tháng 2 – N08.TL1 (nhóm 02) Page 6

×