Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tìm hiểu vấn đề kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.25 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. Khái niệm về việc kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi
1. Khái niệm về kiểm soát giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi
2. Sự cần thiết phải kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi
3. Bản chất của các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi
II. Các loại giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi
III. Các quy định pháp luật có mục đích kiểm soát các giao dịch có nguy cơ
phát sinh tư lợi
1. Những quy định về đối tượng bị kiểm soát
a. Các giao dịch có giá trị tài sản lớn
b. Các giao dịch với những “người có liên quan”
2. Những quy định về ngăn ngừa kiểm soát các giao dịch có nguy cơ gây thiệt
hại về tài sản của nhà nước
3. Những quy định về điều kiện và tiêu chuẩn của người tham gia quản lí doanh
nghiệp
4. Những quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên, cổ đông và người quản
lí nhằm ngăn ngừa, hạn chế các giao dịch tư lợi trong công ty
5. Quy định ranh giới giữa hành vi được phép, không được phép tiến hành
trong giao dịch kinh doanh và cơ chế thông qua quyết định của doanh nghiệp để
tránh giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi
6. Những quy định về xử lí vi phạm trong giao kết và thực hiện giao dịch có
nguy cơ phát sinh tư lợi trong công ty.
IV.Một số vụ việc thực tiễn
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong hoạt động đầu tư kinh doanh của các cơ quan, doanh nghiệp không phải lúc nào


chủ sở hữu cũng có thể tự minh tiến hành các hoạt động để mang lại lợi ích cho mình
mà chủ yếu phải thục hiện thông qua người đại diện, người được ủy quyền. kinh tế
càng phát triển quy mô doanh nghiệp càng lớn thì hoạt động ủy quyền ngày càng
tang. Bởi vậy, luôn tồn tại nguy cơ người đại diện cố tình xâm hại lợi ích của chủ sở
hữu thông qua các hoạt động làm sai lệch thông tin, điều chỉnh hợp đồng để vụ lợi.
Trong khi quản lí, điều hành công ty, những người này vì lợi ích cá nhân của riêng
mình lại thực hiện những giao dịch nhằm thu lợi riêng cho mình một cách trực tiếp
hay gián tiếp làm xâm hại đến lợi ích của các thành viên khác. Điều này không những
làm xâm hại đến lợi ích của các thành viên mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của công ty. Vì vậy, việc kiểm soát các giao dịch tư lợi trên là cần thiết để đảm
bảo quyền lợi của các chủ sở hữu, bảo vệ quyền bình đẳng về lợi ích cho tất cả các cổ
đông trong công ty.
Từ những nhận thức trên cũng như kiến thức tìm hiểu thêm, nhóm chúng em xin
được chọn đề tài số 8: “Tìm hiểu vấn đề kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh
tư lợi với các nội dung sau:
1. Khái niệm về kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi
2. Các loại giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi
3. Các quy định pháp luật có mục đích kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh
tư lợi
4. Một (hoặc một số) vụ việc thực tiễn”
2
NỘI DUNG
I. Khái niệm về việc kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi
1. Khái niệm về kiểm soát giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi
Theo từ điển tiếng việt thì kiểm soát tức là hoạt động xem xét để phát hiện, ngăn
chặn những gì trái với quy định.
Giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong công ty là những giao dịch có nhiều
khả năng sẽ gây thiệt hại về tài sản cho công ty do người đại diện của công ty nhân
danh lợi ích của chủ thể mà mình đại diện tiến hành các giao dịch thu lợi nhuận cho
cá nhân cho nhóm hay người thân của mình.

Như vậy có thể hiểu kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi là việc
thông qua các quy định của pháp luật để nhà nước và các công ty thực hiện việc xem
xét, ngăn chặn những giao dịch do một hoặc một nhóm người dùng địa vị của mình để
tiến hành các giao dịch này nhằm thu lợi nhuận cho bản thân họ.
2. Sự cần thiết phải kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi
Các giao dich tư lợi cần phải được kiểm soát từ các công ty và nhà nước thông qua
các quy định của pháp luật do:
Thứ nhất, các giao dịch tư lợi sẽ gây thiệt hại về tài sản cho công ty và nó làm hạn
chế, triệt tiêu nguồn vốn dùng để tái đầu tư của công ty, ngăn cản sự phát triển của
công ty. Khi một công ty xảy ra các giao dịch tư lợi thì uy tín của công ty sẽ bị giảm
sút, các thành viên đầu tư vào công ty sẽ mất lòng tin và tìm cách rút ra khỏi công ty.
Thứ hai, là do lợi ích của người góp vốn vào công ty: Khi xảy ra các giao dịch tư
lợi, tài sản của công ty sẽ bị “chảy” vào túi của một hay một nhóm người thì như vậy
những người góp vốn khác trong công ty sẽ bị chia sẻ về mặt lợi ích họ góp vốn
nhưng lại để người khác chiểm hưởng mất phân lợi nhuận mà đáng lý ra phải là của
họ.
Thứ ba, là từ sự thiệt hại về lợi ích của ty kéo theo đó là sự thiệt hại về quyền lợi
của các chủ nợ khi công ty không còn đủ tài sản để thanh toán các nghĩa vụ cho chủ
nợ.
3
Thứ tư, các giao dịch tư lợi không chỉ làm thất thoát tài sản của công ty mà còn có
tác động tiêu cực tới sự phát triển của nền kinh tế, đe dọa môt trường kinh doanh lành
mạnh.
3. Bản chất của các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi
Bản chất kinh tế của các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi là vấn đề sở hữu, là sự
chuyển dịch ngầm sở hữu của pháp nhân cho các cá nhân nắm quyền kinh doanh.
Tổng lợi ích kinh tế trong giao dịch không đổi nhưng quyền sở hữu giữa các chủ thể
tham gia có sự thay đổi, chuyển hóa.
Bản chất pháp lí của giao dịch này là hợp đồng được thể hiện dưới hình thức hợp
pháp, nhưng thực chất là thể hiện ý chí, mục đích trục lợi của cá nhân người giao kết.

nghĩa là mang trong nó yếu tố bất hợp pháp ở dạng ẩn, nếu không được phát hiện, nó
vẫn tồn tại công khai, có giái trị bắt buộc thực hiện và được pháp luật bảo vệ.
II. Các loại giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi
Luật doanh nghiệp 2005 (LDN) có quy định về các loại giao dịch có khả năng phát
sinh tư lợi bao gồm:
● Những giao dịch có giá trị tài sản lớn. Những giao dịch được coi là có giá trị
lớn được LDN quy định là những giao dịch có gí trị bằng hoặc lớn hơn 50%
tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần
nhất của công ty hoặc tỉ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty tùy thuộc
vào từng loại hình công ty cụ thể. Việc xác định giá trị lớn trong các giao dịch
trước hết sẽ do chính công ty quyết định trong điều lệ của công ty; nếu điều lệ
công ty không xác định giá trị lớn của các giao dịch thì sẽ áp dụng “mức” do
LDN quy định.
● Các giao dịch giữa công ty với những “người có liên quan”. Khoản 17 Điều 4
LDN quy định “người có liên quan” là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp
hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người
quản lý đó đối với công ty con;
b) Công ty con đối với công ty mẹ;
4
c) Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của
doanh nghiệp đó thông qua các cơ quan quản lý doanh nghiệp;
d) Người quản lý doanh nghiệp;
đ) Vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người
quản lý doanh nghiệp hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần
chi phối;
e) Cá nhân được uỷ quyền đại diện cho những người quy định tại các điểm a, b, c, d
và đ khoản này;
g) Doanh nghiệp trong đó những người quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h
khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của các cơ quan quản lý ở

doanh nghiệp đó;
h) Nhóm người thoả thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi
ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.
Bản thân các giao dịch này nếu được thực hiện một cách trung thực vì lợi ích cho
công ty thì vẫn được xem là hợp pháp. Chúng chỉ bị coi là các giao dịch bất hợp pháp
khi người xác lập giao dịch đó có ý đồ tước đi lợi ích của công ty làm lợi ích của
riêng mình.
III. Các quy định pháp luật có mục đích kiểm soát các giao dịch có nguy cơ
phát sinh tư lợi
1. Những quy định về đối tượng bị kiểm soát
LDN đã xác định hai nhóm giao dịch phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của các
thành viên, cổ đông trong công ty bao gồm:
a. Các giao dịch có giá trị tài sản lớn
Như đã phân tích ở trên, LDN đã quy định giao dịch có giá trị tài sản lớn là đối
tượng phải bị kiểm soát. Điều 47, Điều 64, Điều 96, Điều 135 LDN quy định những
giao dịch này chỉ được thực hiện khi có quyết định của chủ sở hữu công ty. Việc quy
định này nhằm ngăn chặn người đại diện hợp pháp có thể nảy sinh ý đồ tư lợi, san sẻ
lợi ích của công ty vào “túi riêng” của họ, gây thiệt hại lớn về tài sản cho công ty và
các chủ nợ, thành viên khác của công ty.
5
b. Các giao dịch với những người có “liên quan”
● Đối với công ti trách nhiệm hữu hạn (TNHH) từ hai thành viên trở lên:
Theo quy định của LDN, theo quy định tại Điều 59 thì hợp đồng giao dịch giữa công
ti với các đối tượng sau phải được hội đồng thành viên chấp thuận: thành viên, người
đại diện theo ủy quyền của thành viên, giám đốc (GĐ) hoặc tổng giám đốc (TGĐ)
công ti mẹ, người có thẩm quyền quản lí công ti mẹ.
● Đối với công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
Đối với công ti TNHH một thành viên là tổ chức thì hợp đồng, giao dịch giữa công ti
với các đối tượng sau phải được hội đồng thành viên (HĐTV) hoặc chủ tịch công ti
(CTCT), GĐ hoặc TGĐ và kiểm soát viên (KSV) xem xét quyết định theo nguyên tắc

đa số, mỗi người một phiếu biểu quyết: chủ sở hữu công ti; người quản lí chủ sở hữu
công ti, người có thẩm quyền bổ nhiệm những người quản lí đó; người đại diện theo
ủy quyền, GĐ hoặc TGĐ và KSV; người có liên quan của những người nêu trên. Hợp
đồng giao dịch giữa công ti TNHH một thành viên là cá nhân với chủ sở công ti hoặc
người có liên quan của chủ sở hữu công ti phải được ghi chép và lưu giữ thành hồ sơ
riêng của công ti.
● Đối với công ti cổ phần (CTCP):
Theo LDN, quy định tại Điều 120 quy định về các hợp đồng, giao dịch giữa các công
ti với các đối tượng sau đây phải được đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị
chấp thuận: cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 35% tổng số
cổ phần phổ thông của công ti và những người có liên quan của họ; các doanh nghiệp
mà thành viên hội đồng quản trị (HĐQT), thành viên ban kiểm soát, GĐ hoặc TGĐ
công ti và người quản lí khác của công ti có sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần;
doanh nghiệp mà những người liên quan của những người nêu trên cùng sở hữu hoặc
sở hữu riêng cổ phần hoặc phần vốn góp trên 35% vốn điều lệ.
Như vậy, các giao dịch giữa các công ti với các thành viên , cổ đông hoặc giữa
công ti với những người quản lí công ti (người quản lí doanh nghiệp là chủ sở hữu,
giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ti hợp danh, chủ tịch
6
HĐTV, CTCT, thành viên HĐQT, GĐ hoặc TGĐ và các chức danh quản lí khác do
điều lệ công ti quy định (khoản 13 Điều 4 LDN) đã được xác định rõ ràng.
2. Những quy định về ngăn ngừa kiểm soát các giao dịch có nguy cơ gây thiệt
hại về tài sản của nhà nước
Bảo vệ tài sản của nhà nước luôn là mục tiêu hàng đầu của pháp luật nói chung và
pháp luật về doanh nghiệp nói riêng. Hơn nữa, khu vực doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) do đặc thù về vấn đề về sở hữu và cơ chế quản lí lỏng lẻo nên là khu vực có
nguy cơ bị tư lợi lớn nhất thông qua các giao dịch của doanh nghiệp. Bởi vậy, LDN
có những quy định kiểm soát riêng đối với các doanh nghiệp nhà nước và hạn chế
đến mức thấp nhất thiệt hại tài sản của nhà nước có thể xảy ra.
DNNN theo khoản 22 Điều 4 LDN là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên

50% vốn điều lệ. Từ việc xác định rõ về doanh nghiệp nhà nước, có các quy định áp
dụng riêng cho các doanh nghiệp thỏa mãn tiêu chí này như sau:
Khoản 2 Điều 48 quy định về người đại diện theo ủy quyền của tổ chức trong công
ty TNHH hai thành viên trở lên phải đầu tư các điều kiện và tiêu chuẩn luật định trong
đó có quy định: Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp hay cổ phần sở hữu
nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thì vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi,
con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý và của người có thẩm quyền bổ
nhiệm người quản lý công ty mẹ không được cử làm người đại diện theo uỷ quyền tại
công ty con.
Về tiêu chuẩn và điều kiện làm GĐ(TGĐ) công ty THHH hai thành viên trở lên và
CTCP, khoản 2 Điều 57 quy định: “Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp,
cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều
kiện quy định tại khoản 1 Điều này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ
hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người
quản lý và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ”.
Về tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên HĐQT công ty cổ phần khoản 2 Điều
110 LDN quy định: “Đối với công ty con là công ty mà Nhà nước sở hữu số cổ phần
7

×