TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ LÂM HẢI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ CHUYÊN MÔN KHỐI 4&5 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
***
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY – KHỐI LỚP 5
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY – KHỐI LỚP 5
NĂM HỌC 2011-2012
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH :
- Căn cứ chuẩn kiến thức – kỹ năng các môn học lớp 5 được quy định tại
chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học ban hành theo quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Căn cứ hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học ở lớp 5 ban hành theo
CV số 9832/ BGD&ĐT-GDTH ngày 01/9/2006 và tài liệu hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức – kỹ năng các môn học ở lớp 5;
- Căn cứ công văn số 5842/BGDĐT-VP của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày
01/9/2011 về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông và
công văn số 1617/SGDÐT-GDTH của Sở GD&ĐT Cà Mau ngày 08/9/2011 về việc
hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông;
- Căn cứ kế hoạch số 379/KH-PGDĐT-TH ngày 01/9/2011 của Phòng Giáo
dục & Đào tạo Huyện Năm Căn về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2011–
2012 cấp tiểu học;
- Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ Năm học 2011 – 2012 của Hiệu trưởng
và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của bộ phận chuyên môn nhà trường.
- Căn cứ tình hình thực tế và kết quả thực hiện kế hoạch giảng dạy các môn
học trong năm học 2010 – 2011;
- Năm học 2011-2012 được xác định là “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý
và nâng cao chất lượng giáo dục” . Tổ trưởng Tổ chuyên môn Khối 4&5 Trường
Tiểu học xã Lâm Hải xây dựng kế hoạch giảng dạy các môn học của khối lớp 5
năm học 2011- 2012 như sau :
II. CÁC SỐ LIỆU CƠ BẢN :
1. Thống kê học lực môn cuối năm học trước:
Lớp
(Số
HS)
Loại Toán
Tiếng
Việt
Khoa
học
LS&
ĐL
Đạo
đức
Âm
nhạc
Mỹ
thuật
Kĩ
thuật
Thể
dục
52
Giỏi
(A
+
)
SL
19 20 25
17
20 19 25 21 19
%
36.54 38.46 48.08 32.69 38.46 36.54 48.08 40.38 36.54
Khá
(A)
SL
19 21 18 26 32 33 27 31 33
%
36.54 40.38 34.62 50.00 61.54 63.46 51.92 59.62 63.46
TB
SL
14 11 9 9
%
26.92 21.15 17.31 17.31
Yếu
(B)
SL
0 0 0 0
%
0.00 0.00 0.00 0.00
2. Kết quả kiểm tra khảo sát đầu năm học :
Kế hoạch giảng dạy Khối lớp 5 Năm học 2011-2012 Trang 1
Số
HS
Xếp loại điểm KT môn Toán Xếp loại điểm KT môn Tiếng Việt
Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
52
9
17.30
19
36.53
13
25.00
11
21.15
14
26.92
19
36.53
18
34.61
01
1.92
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp, tận tình của Hiệu trưởng nhà trường, của Chi
uỷ giáo dục – UBND xã và lãnh đạo Phòng Giáo dục & đào tạo Năm Căn.
Giáo viên có trình độ tay nghề tương đối vững vàng, có thâm niên nghề nghiệp,
có kinh nghiệm giảng dạy, thật sự yêu nghề mến trẻ.
Thiết bị dạy học được cung cấp khá đồng bộ. Phòng học, bàn ghế, ánh sáng, sân
chơi, bãi tập cơ bản đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy.
Học sinh đoàn kết, ham học, yêu thích tất cả các môn học. Có đầy đủ SGK, vở ghi
bài, đồ dùng học tập. Ổn định mọi nền nếp trước khi khai giảng.
Phụ huynh đưa con em tới trường đúng thời gian quy định, tạo mọi điều kiện cho
con em học tập.
2. Khó khăn:
Học sinh có trình độ không đồng đều. Một số em đọc bài chưa lưu loát, chữ viết
mắc nhiều lỗi chính tả, viết câu chưa rõ ý, sử dụng dấu câu chưa phù hợp, chưa biết
liên kết câu thành đoạn văn. Tính toán chậm, đặt tính chưa thẳng cột, chưa nắm vững
kĩ thuật tính, chưa biết cách tìm số trừ, số chia một cách thành thạo, giải toán có văn
còn hạn chế.
Sự quan tâm và phối hợp giáo dục của cộng đồng và cha mẹ học sinh chưa chặt
chẽ, vẫn còn tình trạng gia đình học sinh phó thác nhiệm vụ học tập của con em mình
cho nhà trường.
Học sinh chưa thật sự có nền nếp thói quen tự giác đọc sách, báo và các tài liệu bổ
trợ cho việc học tập.
IV. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Chỉ tiêu phấn đấu các môn học:
Lớp
(Số
HS)
Loại Toán
Tiếng
Việt
Khoa
học
LS&
ĐL
Đạo
đức
Âm
nhạc
Mỹ
thuật
Kĩ
thuật
Thể
dục
52
Giỏi
(A
+
)
SL
19 19 20
17
20 19 24 21 19
%
36.54 36.54 38.46 32.69 38.46 36.54 46.15 40.38 36.54
Khá
(A)
SL
19 22 23 26 32 33 28 31 33
%
36.54 42.31 44.23 50.00 61.54 63.46 53.85 59.62 63.46
TB
SL
14 11 9 9
%
26.92 21.15 17.31 17.31
Yếu
(B)
SL
0 0 0 0
%
0.00 0.00 0.00 0.00
2. Kế hoạch thực hiện chương trình dạy học:
2.1. Học kỳ 1:
-Từ 22/8/2011 đến ngày 23/12/2011.
Kế hoạch giảng dạy Khối lớp 5 Năm học 2011-2012 Trang 2
-Thực hiện chương trình, thời khố biểu từ tuần 1 đến tuần 18.
Thực hiện chương trình tháng thứ nhất: 22/8/2011→16/9/2011.
Thực hiện chương trình tháng thứ hai: 19/9/2011→14/10/2011.
Thực hiện chương trình tháng thứ ba: 17/10/2011→11/11/2011.
Thực hiện chương trình tháng thứ tư: 14/11/2011→02/12/2011.
Thực hiện chương trình tháng thứ năm: 05/12/2011→23/12/2011.
-Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch học kỳ 1.
2.2. Học kỳ 2:
-Từ 03/01/2012 đến ngày 18/05/2012.
-Thực hiện chương trình, thời khố biểu từ tuần 19 đến tuần 35.
Thực hiện chương trình tháng thứ sáu: 02/01/2012→ 10/02/2012.
Thực hiện chương trình tháng thứ bảy: 13/02/2012→09/3/2012.
Thực hiện chương trình tháng thứ tám: 12/3/2012→06/4/2012.
Thực hiện chương trình tháng thứ chín: 09/4/2012→11/5/2012.
-Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch học kỳ 2.
2.3. Phân phối chương trình từng mơn học (số tiết / tuần):
Số
TT
Mơn (phân mơn) HK 1 HK 2 Ghi chú
01
Tiếng Việt 8 8
Tập đọc (Tập đọc-Học thuộc lòng) 2 2
Chính tả 1 1
Kể chuyện 1 1
Luyện từ và câu 2 2
Tập làm văn 2 2
02 Tốn 5 5
03 Đạo đức 1 1
04 Khoa học 2 2
05 Lịch sử & Địa lý 2 2
06 Kỹ thuật 1 1
07 Mỹ thuật 1 1
08 Âm nhạc 1 1
09 Thể dục 2 2
2.4. Thời khố biểu :
LỚ
P
TIẾ
T
THỨ HAI THỨ BA THỨ TƯ THỨ NĂM THỨ SÁU
5A
BUỔI SÁNG
1
SH. DƯỚI CỜ
KĨ THUẬT MĨ THUẬT KHOA HỌC
L. TỪ VÀ CÂU
Kế hoạch giảng dạy Khối lớp 5 Năm học 2011-2012 Trang 3
2
TOÁN
THỂ DỤC LỊCH SỬ ĐỊA LÍ THỂ DỤC
3 ĐẠO ĐỨC
CHÍNH TẢ L. TỪ VÀ CÂU TẬP ĐỌC TẬP LÀM VĂN
4 KHOA HỌC
TOÁN TOÁN TẬP LÀM VĂN TOÁN
5
KỂ CHUYỆN
GDNGLL+SH
LỚP
BUỔI CHIỀU
1 (2)
(*)TẬP ĐỌC
LT.TIẾNG
VIỆT (*)TOÁN
SINH HOẠT
CHUYÊN MÔN
2 (3)
LT. TIẾNG
VIỆT
(*) ÂM NHẠC
LT. TOÁN
3 (4)
LT. TOÁN LT. TOÁN
LT. TIẾNG
VIỆT
5B
BUỔI SÁNG
1
SH. DƯỚI CỜ CHÍNH TẢ
LỊCH SỬ
TẬP ĐỌC
THỂ DỤC
2 ĐẠO ĐỨC KĨ THUẬT MĨ THUẬT
TẬP LÀM VĂN L. TỪ VÀ CÂU
3
TẬP ĐỌC
THỂ DỤC
KỂ CHUYỆN
KHOA HỌC
TẬP LÀM VĂN
4
TOÁN TOÁN TOÁN
ĐỊA LÍ
TOÁN
5
L. TỪ VÀ CÂU
GDNGLL+SH
LỚP
BUỔI CHIỀU
1 (2)
LT. TOÁN
LT. TIẾNG
VIỆT (*)TOÁN
SINH HOẠT
CHUYÊN MÔN
2 (3)
LT. TIẾNG
VIỆT LT. TOÁN LT. TOÁN
3 (4) (*)KHOA HỌC (*) ÂM NHẠC
LT. TIẾNG
VIỆT
2.5. Kế hoạch kiểm tra (Số lần kiểm tra):
Số
TT
Mơn (phân mơn)
Kiểm tra
thường xun
Kiểm tra
định kỳ
Ghi chú
01
Tiếng Việt 4 lần/nămhọc
Tập đọc 9 lần/ năm học
Chính tả 9 lần/ năm học
Kể chuyện
Luyện từ và câu 9 lần/ năm học
Tập làm văn 9 lần/ năm học
02 Tốn 18 lần/ năm học 4 lần/nămhọc
03 Đạo đức
5 nhận xét/HK
04 Khoa học 9 lần/ năm học 2 lần/ năm học
05 Lịch sử & Địa lý 18 lần/ năm học 2 lần/ năm học
06 Kỹ thuật
5 nhận xét/HK
07 Mỹ thuật
5 nhận xét/HK
08 Âm nhạc
5 nhận xét/HK
09 Thể dục
5 nhận xét/HK
Kế hoạch giảng dạy Khối lớp 5 Năm học 2011-2012 Trang 4
2.6. Các kế hoạch khác :
3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
- Tổ chức các hình thức dạy học theo quan điểm lấy học sinh là nhân vật trung
tâm, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, tổ chức và tổng kết hoạt động. Mục tiêu giáo
dục vì quyền lợi học sinh và sự phát triển của học sinh. Phát huy tính tích cực của
học sinh bằng phương pháp “Thầy tổ chức - Trò hoạt động”
- Giáo viên phải nắm vững nội dung và phương pháp đặc trưng từng phân môn.
Giáo viên đọc kỹ SGK- SGV và tài liệu tham khảo. Xác định mục đích yêu cầu, đồ
dùng trực quan và phương pháp giảng dạy. Xác định số lượng kiến thức.
- Nghiên cứu con đường chuyển tải kiến thức một cách hợp lý.
- Giáo viên đưa ra nhiệm vụ học tập, chỉ ra cách giải quyết hay là phương pháp
chung để giải quyết nhiệm vụ.
- Trò thực hiện nhiệm vụ hay là làm theo giáo viên hướng dẫn.
- Giáo viên theo dõi học sinh làm việc, hướng dẫn kiểm tra đánh giá, điều chỉnh
kịp thời nhằm có sản phẩm đạt chuẩn.
- Học sinh tìm ra cái mới (tính sáng tạo).
- Tiến hành bài dạy phân bố thời gian hợp lý, phần nào là trọng tâm cần khắc sâu
kiến thức, xác định được hình thức bài tập, luyện tập và ứng dụng.
- Giáo viên nghiên cứu kỹ tài liệu mới soạn bài, chuẩn bị chu đáo trước khi lên
lớp. Trong lớp khuyến khích học sinh làm việc cá nhân, nhóm.
- Cần xây dựng cho học sinh có thói quen tự giác làm việc đồng thời biết nhận
xét, đánh giá về bạn, về mình.
- Phát huy tính tích cực của học sinh, khêu gợi tiềm năng của học sinh, giúp học
sinh làm việc với phương pháp khoa học phù hợp với tâm sinh lý của học sinh, đáp
ứng nhu cầu của học sinh về ham hiểu khoa học. Tạo không khí lớp học sôi động.
Để thực hiện tốt các biện pháp trên cần có sự hỗ trợ của nhà trường về việc
đổi mới cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện nội
dung chương trình và phương pháp đổi mới cách đánh giá học sinh lớp 5 .
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT
1. Khái quát điểm mạnh, yếu của môn học ở lớp :
Kế hoạch giảng dạy Khối lớp 5 Năm học 2011-2012 Trang 5
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi bài. Các em yêu thích môn Tiếng
Việt.
- Một số học sinh đọc bài còn nhỏ, chữ viết mắc nhiều lỗi chính tả. Vốn từ còn
quá ít. Nói và viết câu chưa sinh động, đôi khi dùng từ chưa chính xác. Viết câu chưa
rõ ý. Sử dụng dấu câu chưa hợp lí. Chưa biết liên kết câu thành đoạn văn. Chưa mạnh
dạn trước tập thể đông người.
2. Mục tiêu của môn học (nhiệm vụ của môn học):
(1) Hình thành và phát triển ở HS các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói,
đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư
duy.
(2) Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết
sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá của Việt Nam và nước ngoài.
(3) Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng,
giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
* Mục tiêu trên được cụ thể hoá thành những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng
cần đạt như sau:
- Đọc đúng lưu loát các văn bản nghệ thuật (thơ, văn xuôi, kịch), hành chính,
khoa học, báo chí… có độ dài khoảng 250-300 chữ với tốc độ 100-110 chữ/phút. Biết
đọc thầm bằng mắt với tốc độ nhanh hơn lớp 4 (khoảng 110-130 tiếng/phút). Biết đọc
diễn cảm bài văn, bài thơ, trích đoạn kịch ngắn. Nhận biết dàn ý và đại ý của văn bản.
Nhận biết ý chính của từng đoạn trong văn bản. Biết tóm tắt văn bản tự sự đã học.
- Viết bài chính tả nghe-viết, nhớ-viết có độ dài khoảng 100 chữ trong 20 phút
không mắc quá 5 lỗi; viết được bài văn kể chuyện hay miêu tả dài khoảng 200 chữ, biết
viết một số văn bản thông thường; đơn, biên bản, báo cáo ngắn, chương trình hoạt
động.
- Nghe hiểu ý chính lời nói của người đối thoại; nghe hiểu và kể lại được câu
chuyện đã học.
- Nói đúng và rõ ý khi phát biểu, thảo luận, nói thành đoạn để thông báo tin tức,
sự việc; nói được thành đoạn khi miêu tả hay kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe, đã
chứng kiến.
3. Yêu cầu cơ bản kiến thức kỹ năng:
1) TẬP ĐỌC : Rèn cho HS các kỹ năng đọc, nghe và nói. Bên cạnh đó, thông
qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung
bài đọc, phân môn Tập đọc cung cấp cho HS những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và
con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học (như đề
tài, cốt truyện, nhân vật, …) và góp phần rèn luyện nhân cách cho HS.
Bài tập đọc ở lớp 5 có số lượng từ nhiều hơn, việc luyện đọc chú ý đến yêu cầu
biểu cảm hơn, câu hỏi tìm hiểu bài chú trọng khai thác hàm ý và nghệ thuật biểu hiện
nhiều hơn.
2) KỂ CHUYỆN : Rèn các kỹ năng nói, nghe và đọc. Trong giờ kể chuyện ở
lớp 4, 5, HS không kể lại những câu chuyện vừa được học trong bài tập đọc như ở lớp
2, 3 nữa mà tập kể những câu chuyện được nghe thầy cô kể trên lớp hoặc được nghe,
được đọc, được tchứng kiến, tham gia trong đời sống hằng ngày phù hợp với chủ điểm
mà các em đang học.
Kế hoạch giảng dạy Khối lớp 5 Năm học 2011-2012 Trang 6
3. CHÍNH TẢ : Rèn các kỹ năng viết, nghe và đọc. Trong giờ chính tả, nhiệm
vụ của HS là làm các bài tập chính tả đoạn - bài (nghe – viết hoặc nhớ – viết một đoạn
văn hay bài văn ngắn); chính tả âm vần (rèn và viết đúng các âm, vần dễ lẫn do ảnh
hưởng của cách phát âm địa phương); chính tả viết hoa (rèn cách viết đúng các tên
riêng); chính tả dấu thanh (rèn cách viết đúng vị trí dấu thanh trong chữ ghi tiếng). Các
bài chính tả còn cung cấp cho HS vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng khác nhau của đời
sống.
Ở lớp 5, không còn hình thức chính tả tập chép (nhìn - viết); các bài tập chính tả
âm vần cũng đòi hỏi cao hơn.
3) LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và
rèn kỹ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết), kỹ năng đọc cho HS.
Khác với các lớp dưới, ở lớp 4, 5 có những tiết học lý thuyết để trang bị kiến
thức cho HS.
4) TẬP LÀM VĂN : Rèn cả 4 kỹ năng nghe, nói, viết, đọc. HS lớp 5 được dạy
các kỹ năng kể chuyện, miêu tả người, cảnh vật. Bên cạnh đó, HS còn được rèn kỹ
năng thuyết trình, trao đổi, làm báo cáo thống kê, viết biên bản, lập chương trình hoạt
động và nâng cao các kỹ năng viết thư, điền vào giấy tờ in sẵn đã hình thành ở lớp
dưới. Có các tiết học kiến thức làm nền cho thực hành; phân giải kỹ năng làm bài thành
nhiều công đoạn; chủ yếu yêu cầu viết đoạn văn.
Ở các phân môn Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, HS lớp 5 còn được
hướng dẫn ôn tập những nội dung đã học trong toàn cấp học.
4. Phương pháp dạy học chủ yếu:
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp luyện tập thực hành.
- Phương pháp trò chơi.
- Phương pháp kể chuyện.
- Phương pháp giảng giải.
…………
Nội dung điều chỉnh chương trình thực hiện theo công văn 5842/BGDĐT-VP
của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 01/9/2011 và công văn số 1617/SGDÐT-
GDTH của Sở GD&ĐT Cà Mau ngày 08/9/2011.
Nội dung chuẩn kiến thức – kỹ năng cụ thể của từng bài thực hiện theo tài liệu
chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học của lớp 5.
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MÔN TOÁN
1. Khái quát điểm mạnh, yếu của môn học ở lớp :
Kế hoạch giảng dạy Khối lớp 5 Năm học 2011-2012 Trang 7
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi bài và đồ dùng học tập. Các em
yêu thích học toán. Hoàn thành số bài tập quy định.
- Một số em chưa thuộc bảng nhân, chia. Trình bày bài làm chưa đẹp, còn tẩy
xoá, tính toán chậm, còn lúng túng khi đặt câu lời giải. Trình bày miệng còn ấp úng
chưa lưu loát. Tóm tắt bài toán có văn còn hạn chế.
2. Mục tiêu của môn học (nhiệm vụ của môn học):
Dạy học Toán 5 nhằm giúp học sinh:
1.1 về số và phép tính
Bổ sung những hiểu biết cần thiết về phân số thập phân, hỗn số để chuẩn bị
học số thập phân.
Biết khái niệm ban đầu về số thập phân; đọc, viết, so sánh, sắp xếp thứ tự các
số thập phân.
Biết cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân (kết quả phép tính là số tự nhiên
hoặc số thập phân có không quá 3 chữ số phần thập phân)
Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng về số thập phân để: tính giá trị của
biểu thức có đến 3 dấu phép tính; tìm một thành phần chưa biết của phép tính; tính
bằng cách thuận tiện nhất; nhân (chia) nhẩm một số thập phân với (cho) 10, 100,
1000, … (bằng cách chuyển dấu phẩy trong số thập phân).
Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá những kiến thức và kĩ năng cơ bản về số và
phép tính (với số tự nhiên, phân số đơn giản, số thập phân)
1.2 Về đo lường
Biết gọi tên, kí hiệu, quan hệ giữa một số đơn vị đo diện tích, thể tích thông
dụng (Ví dụ: giữa km
2
và m
2
, giữa ha và m
2
, giữa m
3
và dm
3
, giữa dm
3
và cm
3
)
Biết viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích, thời gian dưới dạng
số thập phân.
Biết cộng, trừ các số đo thời gian có đến hai tên đơn vị đo; nhân (chia) các số
đo thời gian có đến hai tên đơn vị đo với (cho) số tự nhiên (khác 0).
1.3 Về hình học
Nhận biết được hình thang, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ,
hình cầu và một số dạng của hình tam giác.
Biết tính chu vi hình tròn, diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn.
Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ
nhật, hình lập phương.
1.4 Về giải bài toán có lời văn
Biết giải và trình bày các bài toán có đến bốn bước tính, trong đó có:
- Một số dạng bài toán về quan hệ tỉ lệ (khi giải các bài toán thuộc quan hệ “tỉ
lệ thuận”, “tỉ lệ nghịch” không dùng các tên gọi này; có thể giải bài toán bằng cách
“rút về đơn vị’ hoặc “tìm tỉ số”)
- Các bài toán về tỉ số phần trăm: Tìm tỉ số phần trăm của hai số (cho a và b,
tìm tỉ số % của a và (so với) b ; Tìm gíá trị tỉ số phần trăm của một số cho trước
(cho b và tỉ số % của a và (so với) b. Tìm a); Tìm một số biết giá trị % cúa số đó
(cho a và tỉ số % của a và b. Tìm b)
- Bài toán về chuyển động đều
Kế hoạch giảng dạy Khối lớp 5 Năm học 2011-2012 Trang 8
- Các bài toán có nội dung hình học liên quan đến các hình đã học.
1.5 Về một số yếu tố thống kê
Biết đọc các số liệu trên biểu đồ hình quạt.
Bước đầu biết nhận xét một số thông tin đơn giản thu thập từ biểu đồ.
1.6 Về phát triển ngôn ngữ, tư duy và góp phần hình thành nhân cách
học sinh
Biết diễn đạt một số nhận xét, quy tắc, tính chất, … bằng ngôn ngữ (nói, viết
dưới dạng công thức, …) ở dạng khái quát.
Tiếp tục phát triển (ở mức độ thích hợp) năng lực phân tích, tổng hợp, khái
quát hoá, cụ thể hoá; bước đầu hình thành và phát triển tư duy phê phán và sáng tạo;
phát triển trí tưởng tượng không gian, …
Tiếp tục rèn luyện các đức tính: chăm học, cẩn thận, tự tin, trung thực, có tinh
thần trách nhiệm, …
3. Yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng:
Môn Toán ở lớp 5 là môn học thống nhất với 4 mạch nội dung:
- Số học: Tập trung vào số thập phân, củng cố số tự nhiên, phân số
- Đại lượng và đo đại lượng: Tập trung vào bảng đơn vị đo diện tích, một số
đơn vị đo thể tích, số đo thời gian, vận tốc; củng cố về đo độ dài và khối lượng.
- Hình học: Hình tam giác, hình thang; diện tích hình tam giác, hình thang;
chu vi và diện tích hình tròn; hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hình
cầu; diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập
phương.
- Giải toán có lời văn: giải bài toán có đến 4 bước tính, trong đó có các bài
toán về quan hệ tỉ lệ, về chuyển động đều, các bài toán có nội dung hình học.
Xen kẽ với các nội dung trên còn có một số yếu tố thống kê (chẳng hạn biểu
đồ hình quạt), giới thiệu việc sử dụng máy tính bỏ túi, đặc biệt là hệ thống các bài
ôn tập cuối cấp Tiểu học. Các nội dung của Toán 5 được trình bày thành một số chủ
đề; Mỗi chủ đề có nội dung chính và các nội dung tích hợp với nội dung chính,
trong đó có một số nội dung giáo dục gắn với thực tế cuộc sống, tạo thành môn
Toán thống nhất ở lớp 5.
• Kiến thức
• Số thập phân
* Kiến thức chuẩn bị: Phân số thập phân, hỗn số
* Số thập phân được giới thiệu như sự biểu thị của phép đo độ dài với chỉ một
tên đơn vị đo ở dạng “thuận tiện” hơn.
Chẳng hạn: 8m5dm6cm có thể viết thành 8m56cm hoặc 8m
100
56
m hoặc 8
100
56
m hoặc 8,56m
* Số thập phân có thể coi là “sự phát triển mở rộng” của số tự nhiên để có
loại số bao gồm “phần nguyên” và “phần thập phân”, trong đó:
- Mỗi phần nguyên và phần thập phân đều được viết bằng các chữ số đã sử
dụng để viết số tự nhiên.
Kế hoạch giảng dạy Khối lớp 5 Năm học 2011-2012 Trang 9
- Quan hệ giữa các hàng liên tiếp nhau của số thập phân cũng tương tự như
quan hệ giữa các hàng liên tiếp nhau của số tự nhiên.
* Quy ước về đọc số thập phân ở Việt Nam (từ 1995)
Ví dụ: 8,56 gồm 8 đơn vị, 5 phần mười, 6 phần trăm của đơn vị (hoặc 56
phần 100 đơn vị).
Trước năm 1995 đọc là: Tám đơn vị năm mươi sáu phần trăm hoặc có thể đọc
ngắn gọn: Tám phẩy năm mươi sáu
Sau năm 1995 đọc là: Tám phẩy năm mươi sáu
• 2.2.2. So sánh số thập phân
* Số thập phân bằng nhau:
8,56 = 8,560 = 8,5600
8,5600 = 8,560 = 8,56
* Qui tắc so sánh hai số thập phân (có thể coi là sự “mở rộng” quy tắc so sanh
hai số tự nhiên)
* Sắp xếp một nhóm số thập phân theo thứ tự
* Bao giờ cũng tìm được số thập phân “ở giữa” hai số thập phân cho trước.
Chẳng hạn: Tìm số thập phân x biết: 0,1< x < 0,2
• Kĩ năng
- Chuyển một số phân số thành phân số thập phân
- Chuyển hỗn số thành phân số
- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân
- Xác định giá trị (theo vị trí) của các chữ số trong số thập phân
- Đọc, viết số thập phân
- So sánh hai số thập phân
- Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự xác định.
Các phép tính về số thập phân
Sơ đồ về hình thành kĩ thuật tính với các số thập phân
↑
↓
↑
↓
• 3.2. Kiến thức
Ghi nhớ qui tắc chung để thực hành tính với số thập phân:
- Đặt tính
- Tính như tính với số tự nhiên, xử lí dấu phẩy
Mỗi phép tính với số thập phân được coi là sự “mở rộng” phép tính tương
ứng với số tự nhiên.
Ví dụ: Phép cộng hai số thập phân 1,84 + 2,45 được coi là sự “mở rộng” phép
cộng hai số tự nhiên 184 + 245. Cụ thể là:
* Kĩ thuật tính:
Kế hoạch giảng dạy Khối lớp 5 Năm học 2011-2012 Trang 10
Tình huống thực tế
Phép tính với số thập phân
Chuyển về phép tính với số tự nhiên
Kĩ thuật tính:
- Đặt tính
- Tính (như với
số tự nhiên, có
dấu phẩy
245
184
+
45,2
84,1
+
429 4,29
* Tính chất của phép cộng: Phép cộng các số thập phân cũng có các tính chất
của phép cộng các số tự nhiên:
a + b = b + a
a + 0 = 0 + a
(a + b) + c = a + (b + c)
* Ứng dụng: Các bài tập về tính, tính nhẩm, tính bằng cách thuận tiện nhất
của phép cộng các số thập phân cũng tương tự như của phép cộng các số tự nhiên.
Khi thực hiện các phép cộng, trừ dạng:
28,25
6,14
+
28,16
5,23
−
học sinh có thể giữ nguyên như trên hoặc viết thêm chữ số 0 như sau:
28,25
60,14
+
28,16
50,23
−
rồi thực hiện phép tính.
Trong phép chia số thập phân, có thể xác định được số dư của mỗi bước chia,
còn số dư của phép chia phụ thuộc vào việc xác định thương có mấy chữ số ở phần
thập phân. Ví dụ:
Phép chia: 22,44 18
4 4 1,24
84
12
Với thương là 1,24 thì số dư là
0,12
Phép chia: 22,44 18
4 4 1,246
84
120
12
Với thương là 1,246 thì số dư là
0,012
Sách giáo khoa Toán 5 chỉ giới thiệu vấn đề này ở mức độ phù hợp với số
đông học sinh và ở từng phép chia cụ thể. Giáo viên nên dừng ở mức độ của sách
giáo khoa để tránh những khó khăn không cần thiết đối với số đông học sinh.
Tỉ số phần trăm được giới thiệu là kết quả so sánh số đo hai đại lượng cùng
loại (có cùng đơn vị đo) và kết quả đó biểu thị dưới dạng tỉ số của một số mà mẫu
số là 100 (ví dụ
100
a
).
Ngay từ những tiết học đầu tiên về tỉ số phần trăm, giáo viên cần giúp học
sinh tự nhận ra, chẳng hạn nói: “tỉ số phần trănm của diện tích đất trồng hoa và diện
tích cả vườn là 25%” thì phải hiểu là: coi diện tích của cả vườn là 100 phần thì diện
tích đất trồng hoa là 25 phần.
Việc giới thiệu biểu đồ hình quạt chỉ nhằm giúp học sinh biết thu nhận một số
thông tin đơn giản trên một dạng biểu đồ thường gặp trong đời sống. Đối với số
đông học sinh thì mức độ trong sách giáo khoa là cần thiết và hợp lí.
Kế hoạch giảng dạy Khối lớp 5 Năm học 2011-2012 Trang 11
Việc giới thiệu máy tính bỏ túi nhằm giúp học sinh làm quen và bước đầu
biết sử dụng một công cụ tính toán thông dụng. Việc sử dụng máy tính bỏ túi để
tính những bài tính với số lớn là cần thiết. Nhưng phạm vi sử dụng máy tính bỏ túi
tuỳ thuộc vào quy định của các cấp quản lí giáo dục trong những trường hợp cụ thể.
• Kĩ năng
Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân. Nhân chia nhẩm
với 10; 100; 1000; ; 0,1; 0,01; 0,001; …
Tính giá trị biểu thức có đến 3 dấu phép tính, có hoặc không có dấu ngoặc.
Tìm một thành phần chưa biết của phép tính với số thập phân.
Áp dụng một số tính chất của phép tính (chủ yếu của phép cộng và phép
nhân) để tính bằng cách thuận tiện nhất.
Tính tỉ số phần trăm của hai đại lượng cùng loại.
Thu thập một số thông tin đơn giản trên biểu đồ hình quạt.
ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG
- Bổ sung một số đơn vị đo diện tích: đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông,
mi-li-mét vuông và héc ta (đơn vị đo ruộng đất).
- Giới thiệu một số đơn vị đo thể tích: xăng-ti-mét khối (cm
3
), đề-xi-mét khối
(dm
3
), mét khối (m
3
).
- Ôn tập, hệ thống các đại lượng và đơn vị đo đại lượng đã học thành các
“bảng đơn vị đo đại lượng”, chẳng hạn:
+ Bảng đơn vị đo độ dài (trang 22/SGK)
+ Bảng đơn vị đo khối lượng (trang 23/SGK)
+ Bảng đơn vị đo diện tích (trang 27/SGK)
+ Bảng đơn vị đo thời gian (trang 129/SGK)
+ Các đơn vị đo thể tích: m
3
, dm
3
, cm
3
(trang 117/SGK)
- Giới thiệu đại lượng “vận tốc” của một chuyển động.
4. Phương pháp dạy học chủ yếu:
Khi tổ chức, hướng dẫn học sinh học Toán 5, giáo viên cần chủ động lựa
chọn, vận dụng một cách hợp lí:
- Các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh; phù hợp với điều kiện của từng lớp học, với đặc trưng môn Toán ở giai
đoạn các lớp 4,5, và đặc điểm từng đối tượng học sinh; bước đầu bồi dưỡng cho học
sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học
tập cho học sinh.
- Các hình thức tổ chức dạy học đảm bảo sự cân đối và hài hoà giữa hoạt
động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh (theo cá nhân, nhóm nhỏ, cả
lớp), giữa nội khoá và ngoại khoá, bắt buộc và tự chọn, đặc biệt quan tâm đến năng
lực học tập toán của cá nhân học sinh.
Ở những nơi có hoàn cảnh đặc biệt có thể tổ chức dạy học theo lớp ghép, lớp
học hoà nhập, … để đảm bảo quyền được đi học và học tập có chất lượng cho mọi
trẻ em.
Kế hoạch giảng dạy Khối lớp 5 Năm học 2011-2012 Trang 12
Đối với những học sinh có biểu hiện năng lực học tập toán có thể chọn hình
thức tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục nhằm phát triển các năng lực cá nhân,
góp phần phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi toán.
a) Phương pháp dạy bài mới:
- Giúp HS tự phát hiện và tự giải quyết nhiệm vụ của bài học.
- Tạo điều kiện cho HS củng cố và tập vận dụng kiến thức mới ngay sau khi
học bài mới.
b) Phương pháp dạy học các nội dung thực hành luyện tập.
- Giúp mọi học sinh đều tham gia vào hoạt động thực hành, luyện tập theo khả
năng của mình bằng mọi cách. Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối
tượng HS, khuyến khích học sinh tự đánh giá. Kết quả thực hành luyện tập; giúp HS
nhận ra kiến thức cơ bản của bài học trong sự đa dạng và phong phú của bài tập.
Nội dung điều chỉnh chương trình thực hiện theo công văn 5842/BGDĐT-VP
của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 01/9/2011 và công văn số 1617/SGDÐT-
GDTH của Sở GD&ĐT Cà Mau ngày 08/9/2011.
Nội dung chuẩn kiến thức – kỹ năng cụ thể của từng bài thực hiện theo tài liệu
chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học của lớp 5.
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC
1. Khái quát điểm mạnh, yếu của môn học ở lớp :
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi bài. Thích tìm hiểu những chuẩn
mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi. Có thái độ tự tin, tự trọng
yêu thương tôn trọng con người, đồng tình với việc làm đúng.
- Kỹ năng thực hiện các hành vi đạo đức còn hạn chế, thiếu bền vững, chưa
thật sự tự giác.
2. Mục tiêu của môn học (nhiệm vụ của môn học):
Học xong chương trình môn Đạo đức lớp 5, học sinh cần đạt được những yêu
cầu sau:
1/ Kiến thức:
- Bước đầu hiểu được nội dung và ý nghĩa một số chuẩn mực hành vi đạo đức
và pháp luật phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 5 trong các mối quan hệ của các em
với quê hương, đất nước, tổ tiên; với phụ nữ, cụ già, em nhỏ; với bạn bè và những
người xung quanh; với hành vi, việc làm của bản thân; với tài nguyên thiên nhiên.
2/ Kỹ năng hành vi.
- Từng bước hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá các ý kiến, quan niệm,
hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học; kỹ năng lựa chọn cách
ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống và biết thực hiện các chuẩn mực
đã học trong cuộc sống hằng ngày.
3/ Thái độ.
Kế hoạch giảng dạy Khối lớp 5 Năm học 2011-2012 Trang 13
- Yêu quê hương, đất nước; biết ơn tổ tiên; kính trọng người già cả, yêu thương
em nhỏ, tôn trọng phụ nữ; đoàn kết, hợp tác với bạn bè và những người xung quanh.
Có ý thức vượt khó, vươn lên trong cuộc sống. Có trách nhiệm về hành động của
mình. Yêu hoà bình và có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
* 3 mục tiêu trên có quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau: Mục tiêu về
kiến thức có tác dụng định hướng cho việc hình thành thái độ, kỹ năng và hành vi
đạo đức. Ngược lại, mục tiêu về thái độ, kỹ năng hành vi lại có tác dụng củng cố lại
kiến thức về chuẩn mực hành vi đạo đức. Trong đó, mục tiêu về hành vi là đích cuối
cùng của giáo dục đạo đức nói chung và dạy học môn Đạo đức nói riêng.
3. Yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng:
- HS hiểu được một số chuẩn mực hành vi đạo đức trong các mối quan hệ của
các em trong học tập; biết tiết kiệm tiền của, thời gian; trong gia đình, với ông bà,
cha mẹ; trong xã hội, với những người xung quanh; các kiến thức ban đầu về pháp
luật như Luật giao thông, các qui định về bảo vệ môi trường, giữ gìn các công trình
công cộng.
- HS biết bày tỏ ý kiến, thái độ của bản thân đối với những lời nói, việc làm có
liên quan đến chuẩn mực đã học; biết lựa chọn hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực;
biết thực hiện các chuẩn mực ấy trong đời sống hàng ngày.
- HS biết yêu thương ông bà, cha mẹ; kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo và
những người lao động, thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn; tôn
trọng mọi người khi giao tiếp; có ý thức trung thực, vượt khó trong học tập, tiết
kiệm trong cuộc sống; có ý thức tôn trọng các qui định về giữ gìn, bảo vệ các công
trình công cộng, bảo vệ môi trường và thực hiện Luật giao thông.
4. Phương pháp dạy học chủ yếu:
Chúng ta cần xác định : Dạy học đạo đức được đi từ quyền đến trách nhiệm
bổn phận của học sinh.
- Dạy học đạo đức phải thông qua các hoạt động.
- Các hình thức hoạt động phải phong phú, đa dạng, phù hợp với lứa tuổi
học sinh lớp 5.
- Phải tăng cường sử dụng các tình huống, các bức tranh, các tiểu phẩm, các
câu chuyện có kết cục mở để học sinh có thể phán đoán, phân tích, so sánh, đánh
giá và quyết định lựa chọn cách giải quyết phù hợp
- Dạy đạo đức phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực của học sinh.
- Cần tăng cường cho học sinh giao lưu với nhau trong quá trình dạy đạo
đức.
- Dạy đạo đức có thể theo cách khác nhau.
- Các phương pháp dạy học môn đạo đức lớp 5 bao gồm các phương pháp
dạy học hiện đại (đóng vai, thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi, giải quyết vấn đề,
động não, dự án,…) và phương pháp dạy học truyền thống, (kể chuyện, đàm thoại,
nêu gương, trực quan, khen thưởng,…); bao gồm cả hình thức học cá nhân, theo lớp
Kế hoạch giảng dạy Khối lớp 5 Năm học 2011-2012 Trang 14
và theo nhóm, học ở trong lớp, ngoài sân trường, vườn trường và tại các địa điểm
ngoài trường có liên quan đến nội dung học tập.
- Cần lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học và hình thức
dạy học một cách hợp lý, đúng mức phù hợp với nội dung, tính chất từng bài và
điều kiện thực tế cho phép; kết hợp hài hoà trang bị kiến thức với bồi dưỡng tình
cảm và luyện tập kỹ năng cho sinh.
Một số phương pháp dạy học chủ yếu của môn Đạo đức 5 là:
1/. Phương pháp kể chuyện:
Kể chuyện là phương pháp dùng lời nói, cử chỉ, điệu bộ để mô tả diễn biến
quan hệ giữa các nhân vật, sự việc theo một câu chuyện. Trong giờ Đạo đức, đó là
các truyện kể về cách ứng xử của nhân vật trong tình huống có vấn đề về đạo đức.
a) Các bước tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu khái quát về câu chuyện sắp kể: ở đây, giáo viên có
thể nêu đánh giá chung về câu chuyện sắp kể nhằm giúp học sinh định hướng tốt
hơn về nội dung câu chuyện, nhờ đó mà việc lĩnh hội sẽ có kết quả tốt hơn.
- Giáo viên thuật lại truyện kể: Giáo viên kể chuyện bằng lời, kết hợp với sử
dụng điệu bộ, cử chỉ và đồ dùng trực quan; sau đó, có thể cho học sinh đọc lại hay
kể lại truyện.
- GV nêu ra các câu hỏi liên quan đến nội dung câu chuyện để giúp các em
nắm vững biểu tượng và chuẩn mực hành vi đạo đức.
b) Các yêu cầu sư phạm:
- Nắm vững truyện kể với tư tưởng chủ đạo, yêu cầu giáo dục; các tình tiết
cơ bản, các tình huống đạo đức, các đặc điểm nhân vật; tránh tình trạng nắm được
đến đâu hay đến đó.
- Dùng ngôn ngữ phải trong sáng, dễ hiểu, giàu hình ảnh và gợi cảm, đảm
bảo cho việc kể chuyện được tự nhiên, sinh động, không khô khan.
- Tái tạo lại những tình huống đạo đức với những tình tiết cơ bản, đặt học
sinh vào những tình huống đó và kích thích các em tích cực theo dõi, suy nghĩ;
tránh kể lan man, dàn đều.
- Kết hợp kể chuyện với sử dụng các phương tiện trực quan thích hợp (tranh,
ảnh, băng hình, con rối,…) hoặc sắm vai minh hoạ của học sinh; tránh kể suông.
- Nhập vai, hoà thực sự tâm hồn của mình vào truyện kể nhằm kể chuyện
được tự nhiên, hấp dẫn với giọng nói, dáng điệu, vẻ mặt phù hợp.
2/. Phương pháp đàm thoại:
Đàm thoại là phương pháp tổ chức trò chuyện, chủ yếu là giữa giáo viên và
học sinh về các vấn đề đạo đức dựa trên một hệ thống câu hỏi đã được giáo viên
chuẩn bị.
Trong thực tiễn dạy học môn Đạo đức, phương pháp này chủ yếu được sử
dụng ở tiết 1 nhằm giúp học sinh phân tích truyện kể để nắm được đầy đủ, chính
xác nội dung truyện, phát hiện chính xác các tình huống trong truyện và đánh giá
các hành vi ứng xử của các nhân vật trong các tình huống đó. Từ đó rút ra kết luận
Kế hoạch giảng dạy Khối lớp 5 Năm học 2011-2012 Trang 15
về chuẩn mực hành vi cần thực hiện. Nói chung, kết luận này có thể phản ánh 3 vấn
đề:
- Yêu cầu chuẩn mực hành vi đạo đức;
- Sự cần thiết: ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện và tác hại của việc làm
trái chuẩn mực hành vi đó;
- Cách thực hiện chuẩn mực hành vi : những việc cần làm và những việc cần
tránh…
Đây chính là nội dung của bài học đạo đức.
Khi dạy học môn Đạo đức, giáo viên cần vận dụng đàm thoại gợi mở (dẫn dắt
học sinh rút ra kết luận về cách ứng xử phù hợp…), đàm thoại củng cố (giúp các em
khắc sâu, mở rộng những tri thức đạo đức đã học), đàm thoại tổng kết (giúp các em
tổng kết, hệ thống hoá những tri thức đạo đức), đàm thoại kiểm tra (kiểm tra học
sinh về những điều đã học).
a) Các bước tiến hành:
Đàm thoại thường được sử dụng tiếp nối sau kể chuyện - cho học sinh trả lời
hệ thống câu hỏi theo câu chuyện vừa kể và từ đó rút ra kết luận về chuẩn mực hành
vi. Trong đàm thoại, giáo viên chỉ nên hỏi, không nên nói nhiều, không trả lời thay
cho học sinh. Đối với những câu hỏi mà học sinh không trả lời được, giáo viên cần
nêu những câu hỏi phụ để gợi ý, giúp đỡ học sinh; nếu học sinh trả lời không đầy đủ
thì đề nghị các em khác bổ sung.
Sau khi học sinh trả lời xong hệ thống câu hỏi, giáo viên hoặc học sinh (tốt
nhất là học sinh) cần tổng kết ngắn gọn về kết luận của đàm thoại.
b) Các yêu cầu sư phạm:
- Các câu hỏi cần được chuẩn bị trước thành một hệ thống trên cơ sở tính
đến yêu cầu giáo dục của chủ điểm, nội dung truyện kể, đặc điểm tâm sinh lý, trình
độ nhận thức và kinh nghiệm sống của học sinh;
- Hệ thống câu hỏi cần bao gồm có câu hỏi chính, cơ bản và những câu hỏi
phụ có tính chất gợi ý cho học sinh trả lời những câu hỏi chính.
- Câu hỏi phải rõ ràng, chính xác, dễ hiểu; tránh những câu hỏi chung chung,
khó hiểu.
- Các câu hỏi phải tập trung khai thác những khiá cạnh đạo đức theo yêu cầu
chủ điểm, của truyện kể; tránh biến bài học đạo đức thành bài giảng văn.
- Các câu hỏi phải phát huy được tính tích cực, độc lập, tư duy của học sinh,
cụ thể là phải thôi thúc học sinh:
+ Tập so sánh, đánh giá các hành vi ứng xử khác nhau trong cùng một
tình huống xác định.
+ Tập giải thích các cách ứng xử trong các tình huống khác nhau;
+ Tự đề ra và tự giải thích cách ứng xử của người khác và bản thân.
+ Tập rút ra những nét khái quát từ những sự kiện, hành vi cụ thể…
Kế hoạch giảng dạy Khối lớp 5 Năm học 2011-2012 Trang 16
- Cần chú ý đến những học sinh nhút nhát, rụt rè, ngại phát biểu; tránh hiện
tượng chỉ gọi những em “quen thuộc”, những em giơ tay mà bỏ qua những em
không giơ tay phát biểu.
3/. Phương pháp thảo luận nhóm:
Thảo luận nhóm là phương pháp chia học sinh thành các nhóm nhỏ để các em
tự do trao đổi ý kiến, bày tỏ thái độ, chia sẻ kinh nghiệm về một vấn đề đạo đức nào
đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Các nghiên cứu về thảo luận nhóm đã chứng minh rằng, nhờ việc thảo luận
trong nhóm nhỏ:
- Kiến thức của học sinh sẽ giảm bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăng
thêm tính khách quan, khoa học;
- Qua việc học hỏi, hợp tác với bạn bè mà tri thức trở nên sâu sắc, bền vững,
dễ nhớ và nhớ lâu hơn;
- Nhờ không khí thảo luận cởi mở nên học sinh, đặc biệt là những em nhút
nhát trở nên mạnh dạn hơn; các em học được cách trình bày ý kiến của mình, biết
lắng nghe có phê phán ý kiến của bạn; từ đó, giúp trẻ dễ hoà nhập vào cộng đồng
nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt.
Nội dung thảo luận nhóm là rất đa dạng: học sinh có thể thảo luận, phân tích
truyện kể, thảo luận xử lý tình huống, phân tích tranh ảnh, tư liệu; nhận xét, đánh
giá hành vi, sự kiện thực tế, bày tỏ thái độ.
a) Các bước tiến hành:
- GV nêu chủ đề thảo luận.
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ và quy định thời gian
dành cho các nhóm thảo luận.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày. Các nhóm khác có thể chất vấn hoặc bổ sung
ý kiến.
- Giáo viên tổng kết các ý kiến; khen ngợi hay nhắc nhở tinh thần, thái độ
làm việc, sự sáng tạo của các nhóm trong quá trình tiến hành thảo luận.
b) Các yêu cầu sư phạm:
- Cách chia nhóm phải đa dạng và phù hợp với đặc điểm của học sinh lớp 5
để gây được hứng thú cho học sinh. Ví dụ: có thể chia nhóm theo màu sắc, theo tên
các loài hoa, loại quả, tên các con vật mà học sinh yêu thích, theo chỗ ngồi,…
- Số thành viên trong mỗi nhóm phải phù hợp, tốt nhất là từ 2 đến 6 em để
tạo ra không khí gần gũi, thân thiện và tin cậy nhưng nghiêm túc trong nhóm, giúp
học sinh phát biểu một cách tự nhiên, thoải mái.
- Không nên cố định các nhóm mà cần thường xuyên thay đổi để tạo điều
kiện cho học sinh có thể giao lưu, học hỏi rộng rãi với nhau trong lớp học. Đồng
thời cũng cần tạo điều kiện cho các em được luân phiên nhau làm nhóm trưởng và
thư ký của nhóm.
Kế hoạch giảng dạy Khối lớp 5 Năm học 2011-2012 Trang 17
- Vấn đề thảo luận phải phù hợp với chủ đề bài đạo đức, phải thiết thực, gần
gũi và vừa sức với học sinh (nếu câu hỏi khó thì chia nhỏ thành những câu hỏi nhỏ
có tính chất gợi ý); tránh đưa ra hành vi, tình huống xa lạ hay câu hỏi quá khó đối
với các em.
- Cần tạo điều kiện cho mọi học sinh tự do bày tỏ ý kiến của mình, cần tạo
động viên kịp thời bằng lời khen để tạo sự phấn khởi và tạo không khí thi đua lành
mạnh giữa các nhóm và giữa các học sinh trong nhóm với nhau.
- Kết quả thảo luận nhóm có thể được trình bày bằng ngôn ngữ nói, ngôn
ngữ viết (ghi trên giấy to), bằng tranh vẽ, tiểu phẩm,…; kết quả thảo luận nhóm có
thể do một học sinh – đại diện cho nhóm trình bày hoặc cũng có thể do nhiều học
sinh trình bày, mỗi em một đoạn.
4/. Phương pháp đóng vai:
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS nhập vai vào những nhân vật trong
những tình huống giả định có vấn đề về đạo đức để các em bộc lộ thái độ, hành vi
ứng xử.
Phương pháp đóng vai có nhiều ưu điểm như
- Học sinh được rèn luyện, thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái
độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh.
- Tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo của học sinh.
- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực.
- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các
vai diễn.
a) Các bước tiến hành:
Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau:
- GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng
nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi
nhóm.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm khác lên đóng vai.
- Lớp thảo luận, nhận xét, thường thì thảo luận bắt đầu về cách ứng xử của
các nhân vật cụ thể hoặc tình huống trong vở diễn, nhưng sẽ mở rộng phạm vi sang
thảo luận những vấn đề khái quát hơn hay những vấn đề mà vở diễn chứng minh.
- Giáo viên kết luận.
b) Các yêu cầu sư phạm:
- Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa
tuổi, trình độ học sinh và điều kiện, hoàn cảnh lớp học.
- Tình huống nên để mở, không nên cho trước “kịch bản”, lời thoại.
Kế hoạch giảng dạy Khối lớp 5 Năm học 2011-2012 Trang 18
(Cần phân biệt giữa phương pháp đóng vai để giải quyết tình huống với diễn
tiểu phẩm để minh hoạ nội dung các câu chuyện trong sách giáo khoa).
- Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai.
- Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không
lạc đề.
- Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát cùng tham gia.
- Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tình hấp dẫn của đóng vai.
5/. Phương pháp trò chơi:
Trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hiện những thao tác, hành
động thích hợp với bài học Đạo đức thông qua trò chơi nào đó.
Cùng với học, vui chơi là một nhu cầu quan trọng của học sinh tiểu học. Lý
luận và thực tiễn giáo dục đã chứng minh rằng: Nếu biết tổ chức cho học sinh vui
chơi một cách phù hợp sẽ có tác dụng giáo dục to lớn. Tổ chức trò chơi trong tiết
Đạo đức làm cho không khí học tập trở nên sôi nổi, sinh động, hứng thú đối với học
sinh. Qua việc tham gia trò chơi, học sinh thực hiện được những thao tác, hành
động đạo đức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, thoải mái. Từ đó, các em có thể tự tin
vận dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống của mình. Bên cạnh đó, việc tổ chức trò
chơi còn tăng cường giáo dục mối quan hệ đạo đức mang tính nhân ái giữa các em,
rèn luyện cho học sinh sự tự tin, bạo dạn trước đám đông, giáo dục ý thức ham học
hỏi, mang lại niềm vui nhận thức, phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của
các em…
Trong dạy học môn Đạo đức lớp 5, có thể vận dụng nhiều loại trò chơi khác
nhau như: đố vui, ghép đôi, phóng viên, ghép hoa,…
a) Các bước tiến hành:
- Giáo viên phổ biến, giúp học sinh nắm vững tên trò chơi, nội dung và cách
chơi.
- Học sinh thực hiện trò chơi.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận để rút ra ý nghĩa giáo dục từ trò
chơi.
b) Các yêu cầu sư phạm:
- Nội dung trò chơi phải phù hợp với chủ đề bài Đạo đức, phù hợp với đặc
điểm và trình độ của học sinh, dễ tổ chức và thực hiện, phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh thực tế của trường, lớp (về thời gian, không gian, phương tiện,…).
- Nên có những cơ sở vật chất, phương tiện cần thiết để nâng cao hiệu quả
của trò chơi.
- Cần tạo điều kiện thuận lợi cho đông đảo học sinh tham gia, đặc biệt chú ý
đến những em nhút nhát; tránh tập rượt trước mang tính hình thức.
6/. Phương pháp dự án:
Phương pháp dự án được hiểu như là một phương pháp trong đó người học
thực hiện một nhiệm vụ học tậo phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực
Kế hoạch giảng dạy Khối lớp 5 Năm học 2011-2012 Trang 19
tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong
toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực
hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.
Trong chương trình môn Đạo đức lớp 5, có thể tổ chức cho học sinh thực hiện
một số dự án như: dự án tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, phòng chống ma tuý
trong cộng đồng dân cư; dự án làm sạch, làm đẹp môi trường quê hương; dự án tiết
kiệm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của địa phương; dự án ủng hộ trẻ em các nước
đang có chiến tranh,…
Phương pháp dự án có ưu điểm:
- Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.
- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của học sinh.
- Phát huy tính tự lực, tinh thần trách nhiệm; phát triển khả năng sáng tạo,
rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn; kỹ năng hợp tác; năng lực đánh giá,…
- Học sinh có cơ hội rèn luyện nhiều kỹ năng sống quan trọng như: giao tiếp,
ra quyết định, giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu,…
a) Các bước tiến hành:
- Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án: Giáo viên và học sinh cùng
nhau đề xuất, xác định đề tài và mục đích của dự án. Giáo viên có thể giới thiệu một
số hướng đề tài để học sinh lựa chọn và cụ thể hoá. Trong một số trường hợp, việc
đề xuất đề tài có thể từ phía học sinh.
- Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện: Trong giai đoạn này, học sinh với
sự hướng dẫn của giáo viên xây dựng đề cương, kế hoạch cho việc thực hiện dự án,
trong việc xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự
kiến, cách tiến hành, người phụ trách mỗi công việc,…
- Thực hiện dự án: Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề
ra cho nhóm và cá nhân.
- Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: Kết quả thực hiện dự án có thể
được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo (Ví dụ: báo cáo kết quả điều tra về tình hình
thực hiện Luật Giao thông ở địa phương, về thực trạng việc bảo vệ các công trình
công cộng ở địa phương,…). Sản phẩm dự án cũng có thể là những sản phẩm phi
vật thể như: diễn một vở kịch, một cuộc tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường
trong cộng đồng, một cuộc quyên góp tiền, sách vở, đồ dùng ủng hộ nhân dân vùng
bão lụt, … sản phẩm dự án có thể được trình bày giữa các nhóm học sinh, có thể
được giới thiệu trong nhà trường hay ngoài xã hội.
b) Các yêu cầu sư phạm:
- Đề tài dự án phải phù hợp với chủ đề bài Đạo đức và gắn liền với các vấn
đề, tình huống thực tiễn.
- Mục tiêu dự án phải rõ ràng và có tính khả thi.
- Cần tạo cơ hội để tăng cường sự tham gia của học sinh trong dự án, tuy
nhiên, nhiệm vụ của học sinh phải phù hợp với trình độ và khả năng của các em.
Kế hoạch giảng dạy Khối lớp 5 Năm học 2011-2012 Trang 20
* Phương pháp dạy các loại, dạng bài môn Đạo đức ở lớp 5
Việc dạy học Đạo đức lớp 5 có thể được tiến hành theo rất nhiều cách.
* Tất cả các bài Đạo đức ở lớp 5 đều có thể bắt đầu từ việc tổ chức cho học
sinh quan sát tranh, ảnh, băng hình, tiểu phẩm,…và thảo luận phân tích hành vi,
việc làm của các nhân vật trong đó.
Ngoài ra, tuỳ nội dung, tính chất của từng bài mà còn có thể dạy theo các
cách khác như sau:
* Loại bài có thể bắt đầu từ việc tổ chức các trò chơi.
* Loại bài có thể bắt đầu từ việc tổ chức cho học sinh đóng vai.
* Loại bài có thể bắt đầu từ việc thảo luận, phân tích tình huống.
* Loại bài có thể bắt đầu từ việc phân tích truyện.
Nội dung điều chỉnh chương trình thực hiện theo công văn 5842/BGDĐT-VP
của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 01/9/2011 và công văn số 1617/SGDÐT-
GDTH của Sở GD&ĐT Cà Mau ngày 08/9/2011.
Nội dung chuẩn kiến thức – kỹ năng cụ thể của từng bài thực hiện theo tài liệu
chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học của lớp 5.
Chú ý : Môn đạo đức Lớp 5 có 3 tiết dành cho địa phương , thực hiện theo các
văn bản hướng dẫn của ngành.
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MÔN KHOA HỌC
1. Khái quát điểm mạnh, yếu của môn học ở lớp :
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi bài. Đa số các em thích tìm hiểu
khoa học.
- Nhận thức sự vật, hiện tượng chưa sâu. Làm thí nghiệm còn lúng túng. Chưa
có thói quen hợp tác khi hoạt động nhóm.
2. Mục tiêu của môn học (nhiệm vụ của môn học):
1. Một số kiến thức cơ bản ban đầu về:
- Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng và sự sinh sản, sự lớn lên của cơ thể
người. Cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm.
- Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật.
- Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và dạng năng lượng
thường gặp trong đời sống và sản xuất.
2. Một số kĩ năng ban đầu :
- Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khỏe của
bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản gần gũi với
đời sống, sản xuất.
- Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm thông tin để giải
đáp. Biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ, …
- Phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật,
hiện tượng đơn giản trong tự nhiên.
3. Một số thái độ và hành vi :
Kế hoạch giảng dạy Khối lớp 5 Năm học 2011-2012 Trang 21
- Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống.
- Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp.
- Có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh.
3. Yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng:
Nội dung Khoa học 5 được chia thành các chủ đề, trong từng chủ đề được chia thành
các mạch nội dung.
Chủ đề Các mạch nội dung
Con người
và
Sức khỏe
1. Sự sinh sản và phát triển của cơ thể người
1.1. Sự sinh sản
1.2. Sự lớn lên và phát triển của cơ thể người
2. Vệ sinh hpòng bệnh.
2.1. Vệ sinh tuổi dậy thì.
2.2. Phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm
3. An toàn trong cuộc sống
3.1. Sử dụng thuốc an toàn.
3.2. Không sử dụng các chất gây nghiện.
3.3. Phòng chống bị xâm hại.
3.4. Phòng tránh tai nạn giao thông.
Vật chất
và
Năng lượng
1. Đặc điểm và ứng dụng của một số vật liệu thường dùng
1.1.Tre, mây, song.
1.2. Sắt, gang, thép, đồng, nhôm.
1.3. Đá vôi, gạch, ngói, xi măng, thuỷ tinh.
1.4. Cao su, chất dẻo, tơ sợi.
2. Sự biến đổi của chất
2.1. Ba thể của chất.
2.2. Hỗn hợp và dung dịch.
2.3. Sự biến đổi hoá học.
3. Sử dụng năng lượng
3.1. Năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt
3.2. Năng lượng Mặt Trời, gió, nước.
3.3. Năng lượng điện.
Thực vật
Và
Động vật
1. Sự sinh sản của thực vật.
1.1. Cơ quan sinh sản
1.2. Trồng cây bằng hạt, thân, lá, rễ.
2. Sự sinh sản của động vật.
2.1. Một số động vật đẻ trứng.
2.2. Một số động vật đẻ con.
Môi trường và
Tài nguyên
thiên nhiên
1. Môi trường và tài nguyên.
1.1. Môi trường.
1.2. Tài nguyên thiên nhiên.
2. Mối quan hệ giữa môi trường và con người.
2.1. Vai trò của môi trường đối với con người.
2.2. Tác động của con người đối với môi trường
2.3. Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
4. Phương pháp dạy học chủ yếu:
Một số phương pháp dạy học Khoa học lớp 5 thường dùng:
Kế hoạch giảng dạy Khối lớp 5 Năm học 2011-2012 Trang 22
1. Phương pháp quan sát :
Là cách tổ chức cho học sinh sử dụng thị giác và phối hợp các giác quan khác
để tiếp nhận thông tin.
Yêu cầu : Mục tiêu quan sát; Kế hoạch quan sát; Tiến hành quan sát; Rút ra
kết luận quan sát.
2- Phương pháp hỏi đáp:
Là cách tổ chức đối thoại trực tiếp giữa giáo viên và học sinh nhằm khêu gợi,
dẫn dắt học sinh tự rút ra kết luận khoa học hoặc vận dụng kiến thức vào thực tế.
Giáo viên là người chủ động nêu ra các câu hỏi.
Yêu cầu :Tổ chức đối thoại theo nhiều chiều (Giáo viên – học sinh; học sinh –
học sinh; học sinh – Giáo viên: Giaó viên nêu câu hỏi, học sinh trả lời; học sinh sửa
chữa, bổ sung cho nhau; học sinh nêu câu hỏi thắc mắc với giáo viên). Nếu học sinh
trả lời sai, giáo viên có thể chuyển thành một tình huống có vấn đề và dùng phương
pháp hỏi đáp gợi mở để các em khác được tham gia giải quyết vấn đề đó. Các câu
hỏi phải đảm bảo lôgic về kiến thức, không tùy tiện.
3. Phương pháp thực hành:
- Thực hành là hoạt động của con người, mà trong đó con người tác động lên
vật chất trong quá trình sản xuất, lao động… nhằm tạo ra sản phẩm với một mục
đích nhất định – là hoạt động có chủ định, mục đích cụ thể.
- Trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học thực hành được hiểu là những hoạt
động của học sinh nhằm củng cố hiểu biết, tạo niềm tin vào khoa học; tạo ra những
cơ sở hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh và thực hiện những chức năng giáo
dục khác.
- Thực hành trong dạy học môn Khoa học bậc Tiểu học đó là :
+ Thực hành làm thí nghiệm;
+ Thực hành nghiên cứu tài liệu (ví dụ tự đọc, trả lời câu hỏi trong sách giáo
khoa. . .);
+ Thựïc hành thảo luận nhóm (cả lớp hay nhóm nhỏ).
+ Thực hành trò chơi (đóng vai, giải câu đố chữ, điền vào ô trống . . . ).
Thường được sử dụng dạy bài luyện tập - thực hành.
Không phải tiết học nào cũng luyện tập thực hành mà có khi ta tổ chức trò chơi
học tập .
4 . Phương pháp thí nghiệm :
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành thí nghiệm để nắm bắt tri thức, tuy
nhiên GV cần lưu ý: Tuỳ từng thí nghiệm, tuỳ điều kiện, phương tiện để làm thí
nghiệm, tuỳ trình độ học sinh, giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm thí nghiệm ở
các mức độ khác nhau:
+ Học sinh chỉ nghiên cứu thí nghiệm được trình bày trong sách giáo khoa, đưa
ra dự đoán, giải thích và kết luận mà không phải tiến hành làm thí nghiệm.
+ Giáo viên làm mẫu, hướng dẫn học sinh làm theo.
+ Giáo viên giao nhiệm vụ, giúp đỡ học sinh từng bước tiến hành thí nghiệm
thông qua phiếu học tập hoặc chỉ dẫn bằng lời.
+ Giáo viên giao nhiệm vụ, học sinh đưa ra dự đoán, tự làm thí nghiệm, quan sát
diễn biến của thí nghiệm, nhận xét và kết luận, viết báo cáo . . . (giáo viên theo dõi
và đưa ra chỉ dẫn kịp thời nếu thấy cần thiết).
Kế hoạch giảng dạy Khối lớp 5 Năm học 2011-2012 Trang 23
- Cần tạo cơ hội cho học sinh đưa ra các dự đoán (VD thí nghiệm 1 bài 38-
39:Dự kiến kết quả xảy ra nếu ta đun tiếp – bỏ đường vào ống nghiệm rồi đun trên
ngọn lửa đèn cồn), trình bày, thảo luận, giải thích kết quả quan sát được, … (Cần
tránh tình trạng : học sinh không rõ mình làm thí nghiệm với mục đích gì và kết quả
thí nghiệm đó có liên hệ gì tới kiến thức khoa học ở bài học; học sinh chỉ làm một
cách máy móc theo các bước mà giáo viên đã chỉ ra).
Thí nghiệm phải rõ ràng, vừa sức học sinh, phải an toàn, thí nghiệm phải đảm
bảo thành công. Những suy lí dẫn tới kết luận phải chặt chẽ, thể hiện được tư duy
lôgic và khêu gợi được lòng say mê khoa học .
5. Phương pháp trò chơi:
GV tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi thi đua”Ai nhanh, ai đúng”, “Tiếp
sức”,… nhưng giáo viên cần lưu ý: các trò chơi phải có tính thi đua giữa các cá
nhân/nhóm. Có luật chơi. Có nội dung gắn với nội dung học tập.
6. Phương pháp thảo luận nhóm:
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc hợp tác trong nhóm để giải quyết
nhiệm vụ học tập được giao. Mọi thành viên trong nhóm đều phải tham gia tích cực
trong việc thực hiện nhiệm vụ được nhóm phân công, trong thảo luận nhóm, …
Hình thức tổ chức: nhóm 2;4;8, nhóm ngẫu nhiên, nhóm cố định,….
Ngoài ra còn có các phương pháp “Động não”,” Tạo tình huống”….
Để việc dạy học Khoa học lớp 5 có hiệu quả, GV cần sử dụng phối hợp
nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực của
HS. Với mỗi nội dung cụ thể giáo viên thực hiện PPDH theo những gợi ý nêu ra
trong SGV (phần hướng dẫn chung) để quán triệt những yêu cầu đổi mới PPDH,
làm cho giờ dạy môn Khoa học lớp 5 nhẹ nhàng và đem lại hiệu quả thiết thực.
Nội dung điều chỉnh chương trình thực hiện theo công văn 5842/BGDĐT-VP
của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 01/9/2011 và công văn số 1617/SGDÐT-
GDTH của Sở GD&ĐT Cà Mau ngày 08/9/2011.
Nội dung chuẩn kiến thức – kỹ năng cụ thể của từng bài thực hiện theo tài liệu
chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học của lớp 5.
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ &ĐỊA LÝ
KẾ HOẠCH DẠY HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ
1. Khái quát điểm mạnh, yếu của môn học ở lớp :
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi bài. Ham thích tìm hiểu sự kiện
lịch sử của dân tộc.
- Khả năng ghi nhớ mốc thời gian còn hạn chế (các em mau nhớ nhưng lại mau
quên). Đặc biệt là khi chuyển quan giai đoạn lịch sử tiếp theo thì các em quên mốc
thời gian lịch sử trước đó.
2. Mục tiêu – nhiệm vụ của môn học ( phân môn):
Học xong chương trình, học sinh:
- Có một số kiến thức cơ bản về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu
biểu theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến ngày nay
- Bước đầu có một số kĩ năng:
Kế hoạch giảng dạy Khối lớp 5 Năm học 2011-2012 Trang 24
+ Thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khác nhau.
+ Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải
đáp.
+ Nhận biết đúng các sự kiện lịch sử.
+ Trình bày kết quả nhận thức của mình bằng lời nói, hình vẽ, bài viết, sơ đồ.
+ Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.
- Bước đầu hình thành thái độ:
+ Ham học hỏi, tìm hiểu để biết lịch sử dân tộc.
+ Yêu con người, quê hương, đất nước.
+ Tôn trọng, bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa.
3. Yêu cầu kiến thức, kĩ năng:
Cấu tạo chương trình: Chương trình học trong 35 tiết bao gồm các nội dung :
- Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858-1945) :11
bài(gồm cả bài ôn tập). Cụ thể : Bình Tây đại nguyên soái” Trương Định; Nguyễn
Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước; Cuộc phản công ở kinh thành Huế; Xã
hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX; Phan Bội Châu và phong trào Đông
Du; Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước; Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời; Xô viết
Nghệ Tĩnh; Mùa Thu Cách mạng; Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập.
- Bảo vệ chính quyền non trẻ trường kì kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc: 7
bài (gồm cả bài ôn tập). Cụ thể : Vượt qua tình thế hiểm nghèo; Thà hi sinh tất cả
chứ nhất định không chịu mất nước ;Thu Đông1947,Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp ;
Chiến thắng Biên Giới Thu Đông1950; Hậu phương sau những năm chiến dịch biên
giới; Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước(1954-1975): 8
bài(gồm cả bài ôn tập). Cụ thể: Nước nhà bị chia cắt; Bến Tre đồng khởi; Nhà máy
hiện đại đầu tiên của nước nhà ; Đường Trường Sơn; Sấm sét đêm giao thừa; Chiến
thắng Điện Biên Phủ trên không; Lễ kí hiệp định Pa Ri; Tiến vào dinh Độc Lập.
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ1975 đến nay ):3 bài (gồm cả bài ôn tập). Cụ
thể: Hoàn thành thống nhất đất nước; Xây dựng nhà máy thủy điên Hòa Bình.
4. Phương pháp dạy học chủ yếu:
- Phương pháp vấn đáp – tìm tòi – thảo luận nhóm
- Phương pháp kể chuyện, miêu tả, tường thuật, kết hợp với trình bày trực
quan
- Phương pháp đóng vai.
- Phương pháp tham quan.
- Phương pháp giảng giải.
…………………………
Nội dung điều chỉnh chương trình thực hiện theo công văn 5842/BGDĐT-VP
của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 01/9/2011 và công văn số 1617/SGDÐT-
GDTH của Sở GD&ĐT Cà Mau ngày 08/9/2011.
Kế hoạch giảng dạy Khối lớp 5 Năm học 2011-2012 Trang 25