Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Phân tích hoạt động xuất khẩu nhân hạt điều sang thị trường Mỹ tại công ty cổ phần thương mại Phú Nhuận - PNCo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.23 KB, 60 trang )


ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP.HCM
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH




CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP



Đề tài:


PHÂN TÍCH HOT NG
XUT KHU NHÂN HT IU
SANG TH TRNG M TI
CƠNG TY C PHN THNG
MI PHÚ NHUN - PNCo





SVTH : Nguyễn Thu Hương
MSSV : 40200103
Lớp : QT02QT1
GVHD : Th.S Đinh Thò Liên








Tháng 05 năm 2006
i

LỜI TRI ÂN
ttt
Trong thời gian học tập tại Đại Học Mở Bán Công TP.HCM, tôi đã được các
thầy cô truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu, giúp tôi tự tin vững bước trên con
đường sự nghiệp của mình. Tôi xin chân thành gửi lời biết ơn sâu sắc đến các thầy cô
của trường, đặc biệt là Thạc só Đinh Thò Liên, cô đã hướng dẫn tôi nhiệt tình, giúp tôi
hoàn thành bài Báo cáo thực tập.

Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo của Công ty cổ phần thương
mại Phú Nhuận, đặc biệt là các chú và các anh, chò thuộc Phòng Kế hoạch - Kinh
doanh, đã giúp đỡ cũng như đã hướng dẫn tận tình để tôi có thể hoàn thành tốt công
việc của mình trong suốt thời gian thực tập tại công ty.

Lời sau cùng con vô cùng biết ơn ba mẹ, chò, em và các cậu dì đã không ngừng
động viên tinh thần, nâng đỡ và dìu dắt con trong suốt quãng đường học vấn.

Xin chân thành cảm ơn!















ii

MỤC LỤC

Trang
Lời tri ân i
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ii
Nhận xét của cơ quan thực tập iii
Mục lục iv
Danh sách bảng biểu vii
Danh sách hình vẽ và đồ thò viii
Phần I: Mở đầu
I. Lời mở đầu 1
II. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
IV. Phương pháp nghiên cứu 2
V. Bố cục trình bày 3
Phần II: Nội dung
Chương I: Khái quát về thò trường Mỹ
I. Giới thiệu sơ lược về nước Mỹ 4
1. Tầm nhìn tổng quát về nước Mỹ 4
2. Nền kinh tế Mỹ 4

3. Văn hóa 7
3.1. Đời sống văn hóa xã hội 7
3.2. Tập quán văn hóa kinh doanh của thương nhân Mỹ 7
3.2.1. Tính cách chung của thương nhân Mỹ 8
3.2.2. Văn hóa trong đàm phán kinh doanh 8
3.2.3. Một số điểm cần lưu ý trong quá trình đàm phán 8
4. Chính sách ngoại thương 8
II. Đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm nhân hạt điều trên thò trường Mỹ 10
iii
III. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm nhân hạt điều Việt Nam trên thò trường
Mỹ 11
Chương II: Giới thiệu tổng quát về Côâng ty cổ phần thương mại Phú Nhuận
I. Giới thiệu về công ty 13
1. Lòch sử hình thành và phát triển của công ty 13
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 14
2.1. Chức năng 14
2.2. Nhiệm vụ 15
3. Bộ máy tổ chức và quản lý 16
3.1. Sơ đồ tổ chức 16
3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 17
3.3. Cơ cấu nhân sự 19
4. Kết quả hoạt động kinh doanh 20
4.1. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu 20
4.2. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu 22
4.2.1. Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng 22
4.2.2. Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu thò trường 23
Chương III: Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu sản phẩm nhân hạt
điều tại công ty
I. Công tác thu mua nguyên liệu 27
II. Qui trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu 30

1. Nghiên cứu thò trường 31
2. Công tác đàm phán 31
3. Kí kết hợp đồng xuất khẩu 33
3.1. Những vấn đề cần chú ý khi soạn thảo, kí kết hợp đồng 33
3.2. Lập bộ chứng từ thanh toán 35
3.3. Giải quyết khiếu nại 36
3.4. Thanh lý hợp đồng 37
iv
Chương IV: Một số biện pháp đóng góp nhằm tăng hiệu quả của hoạt động
kinh doanh xuất khẩu sản phẩm nhân hạt điều sang thò trường Mỹ
I. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu
sản phẩm nhân hạt điều sang thò trường Mỹ 39
1. Những tồn tại trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhận xét điểm mạnh,
điểm yếu 39
1.1. Điểm mạnh 39
1.2. Điểm yếu 39
2. Nhận xét những cơ hội và đe dọa ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất
khẩu 40
2.1. Cơ hội 40
2.2. Đe dọa 40
3. Phân tích ma trận SWOT 43
4. Một số giải pháp đóng góp giúp tăng cường hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
sản phẩm nhân hạt điều tại công ty 44
4.1. Công ty cần thành lập một phòng Marketing riêng biệt 44
4.2. Công ty cần có kế hoạch tái đào tạo nhân sự và tổ chức lại phòng kinh
doanh 45
4.3. Các chiến lược và kế hoạch cụ thể 46
II. Kiến nghò 49
1. Đối với công ty 49
2. Đối với nhà nước 50

Phần III: Kết luận 53
Phụ lục
Tài liệu tham khảo





v
Danh sách bng biu

Trang

Bảng 1: Các chỉ số kinh tế của Mỹ 5
Bảng 2: Bạn hàng chính của Mỹ 9
Bảng 3: Giá trò nhập khẩu vào thò trường Mỹ tính theo cơ cấu mặt hàng nông sản 10
Bảng 4: Xuất khẩu nông sản việt nam – sự đóng góp của sản phẩm nhân điều đối với
sự phát triển kinh tế – xã hội việt nam 12
Bảng 5: Tình hình nhập khẩu các mặt hàng theo cơ cấu bán buôn trong nước tại các
cửa hàng bách hóa 20
Bảng 6: Tình hình kinh doanh xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng 22
Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu thò trường 24
Bảng 8: Tham khảo giá nhân hạt điều xuất khẩu sang thò trường Mỹ năm 2005 25
Bảng 9: Các cơ sở chế biến điều hiện nay ở Việt Nam 28
Bảng 10: Thò trường xuất khẩu nhân hạt điều năm 2005 47












vi
Danh sách hình vẽ và đồ thò

Trang

Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế Mỹ tính theo cơ cấu GDP 6
Biểu đồ 2: Tỉ lệ GDP của Mỹ so với tổng GDP của thế giới 7
Biểu đồ 3: Kim ngạch nhập khẩu so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 21
Biểu đồ 4: Kim ngạch xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 22
Sơ đồ tổ chức 16
Ma trận SWOT 43















4
PHẦN I
MỞ ĐẦU
I. Lời mở đầu:
Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển vững mạnh và đang tiến những
bước dài trên con đường hội nhập. Việt Nam lần lượt gia nhập vào các tổ chức kinh tế
trong khu vực và thế giới để mở rộng quan hệ về ngoại giao, ngoại thương và để có
thể ngày càng nâng cao vò thế của kinh tế nước nhà trong nền kinh tế toàn cầu.
Góp phần vào quá trình hình thành và phát triển ngày càng vững mạnh của nền
kinh tế Việt Nam là phần hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước.
Việt Nam thực chất có xuất phát điểm là một nước nông nghiệp. Do đó, phần
đóng góp của nền kinh tế nông nghiệp là khá quan trọng và không hề nhỏ bé đối với
một quốc gia có khí hậu nhiệt đới và được thiên nhiên ưu đãi như Việt Nam. Hạt điều
là một trong chín mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (bên cạnh: gạo
cà fê, trà, cao su, hạt tiêu, đậu phộng…) và đây cũng chính là mặt hàng chiếm tỉ trọng
cao nhất trong tổng giá trò hàng xuất khẩu tại Công ty cổ phần thương mại Phú Nhuận.
Thò trường Mỹ là thò trường hấp dẫn nhất đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam,
trong đó có Công ty cổ phần thương mại Phú Nhuận . Tuy nhiên, đây cũng là thò
trường ẩn chứa những nguy cơ đe dọa tiềm ẩn, buộc những nhà nhập khẩu muốn “lao
vào” chia phần nhưng lại phải dè chừng thận trọng. Điều này cũng là điều hấp dẫn các
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu vì lợi nhuận sẽ không ngừng tăng lên
cho những doanh nghiệp nắm rõ thò trường này. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Phân
tích hoạt động xuất khẩu nhân hạt điều sang thò trường Mỹ tại Công ty cổ phần thương
mại Phú Nhuận, để có thể khảo sát rõ hơn về một thò trường đầy cạnh tranh và “bão
tố”, và có thể đóng góp một số biện pháp giúp tăng cường hiệu quả hoạt động xuất
khẩu sản phẩm nhân hạt điều sang thò trường Mỹ tại Công ty cổ phần thương mại Phú
Nhuận.
5
II. Mục tiêu nghiên cứu đề tài:

̇ Qua công việc thực hiện nghiên cứu các tài liệu để hoàn thành bài báo cáo thực
tập, tôi có cơ hội ứng dụng những kiến thức đã được học vào việc phân tích
những trường hợp cụ thể trong thực tế.
̇ Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần thương mại
Phú Nhuận.
̇ Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty, đánh giá kết
quả hoạt động kinh doanh.
̇ Nhận xét và đề xuất một số giải pháp kiến nghò nhằm tăng cường hiệu quả hoạt
động kinh doanh xuất khẩu sản phẩm nhân hạt điều sang thò trường Mỹ của
công ty.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
̇ Phân tích tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. Đặc biệt là phân
tích thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu sản phẩm nhân hạt điều sang thò
trường Mỹ của công ty.
̇ Đề tài giới hạn trong phạm vi cơ bản của lónh vực xuất nhập khẩu và phạm vi
nghiên cứu là mặt hàng nông sản nhân hạt điều xuất khẩu sang thò trường Mỹ.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
̇ Nghiên cứu thông tin sơ cấp, thứ cấp: các số liệu thống kê, kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh năm 2005, sách chuyên ngành, mạng Internet.
̇ Thống kê so sánh: so sánh các kim ngạch xuất nhập khẩu giữa các năm với
nhau nhằm tìm ra sự tăng giảm trong hoạt động kinh doanh của công ty.
̇ Phân tích tài chính và kinh tế: phân tích những chỉ tiêu tài chính để thấy rõ hiệu
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
̇ Tham khảo ý kiến: đặt câu hỏi với những người có trách nhiệm và nắm rõ về
tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại doanh nghiệp.
6
V. Bố cục trình bày:
Chương I: Khái quát về thò trường Mỹ
Chương II: Giới thiệu tổng quát về Côâng ty cổ phần thương mại Phú Nhuận
Chương III: Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu sản phẩm nhân hạt

điều tại công ty
Chương IV: Một số biện pháp đóng góp nhằm tăng hiệu quả của hoạt động kinh
doanh xuất khẩu sản phẩm nhân hạt điều sang thò trường Mỹ





















PHẦN II
NỘI DUNG

7
Chương I
KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ

I. Giới thiệu sơ lược về nước Mỹ:
1. Tầm nhìn tổng quát về nước Mỹ:
Vò trí đòa lý: Mỹ nằm ở phía Bắc Mỹ, phía bắc tiếp giáp với Canada, phía nam
giáp với Mexico.
Diện tích: 9.629.091 km
2
, chiếm 6,2% diện tích toàn cầu.
Dân số: 290.809.777 triệu người, trong đó 21% ở độ tuổi 0 – 14 tuổi, 66,4% ở
độ tuổi 15 – 64 và 12,5% ở độ tuổi trên 65. Tốc độ tăng dân số ước tính là 0,89%. Tuổi
thọ trung bình 77,4 năm; trong đó trung bình đối với nam là 75,5 và với nữ là 80,2
năm.
Sắc tộc: người da trắng chiếm 77,1%, người da đen chiếm 12,9%, người Châu Á
chiếm 4,2%, còn lại là thổ dân và các dân tộc khác. Mỹ là nước có số lượng dân nhập
cư nhiều nhất trên thế giới, khoảng 30% và trung bình có 1 triệu dân nhập cư tăng lên
mỗi năm.
Chúng ta có thể thấy rõ rằng Mỹ là một thò trường tiêu thụ rộng lớn. Do dân số
đông và không ngừng tăng lên qua các năm, nhu cầu của thò trường này là vô cùng dồi
dào. Hơn nữa, Mỹ là một nước hợp chủng quốc do đó nhu cầu tiêu dùng cũng hết sức
đa dạng. Đây là lợi thế cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu trên thò
trường Mỹ.
2. Nền kinh tế Mỹ:
Mỹ là một nền kinh tế mạnh, đa dạng và có kó thuật tiên tiến bậc nhất thế giới.
Mỹ có Tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người là 30.200 USD, là một trong số các
quốc gia công nghiệp lớn nhất thế giới. Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế đònh hướng thò
trường, các tập đoàn kinh tế và các công ty tư nhân đóng vai trò quyết đònh cho sự phát
triển của nền kinh tế.
8
Các doanh nghiệp Mỹ được xem là những doanh nghiệp linh hoạt hơn rất nhiều
so với các đối tác của họ như Tây Âu và Nhật Bản trong những quyết đònh mở rộng cơ
sở sản xuất, cắt giảm nhân công hoặc phát triển sản phẩm mới. Bên cạnh đó, thương

nhân Mỹ được công nhận là những người kinh doanh luôn mang lại hiệu quả cao.
Nhìn chung trong tất cả các lónh vực kinh tế, các doanh nghiệp Mỹ chủ yếu dựa vào
công nghiệp tiên tiến, đặc biệt trong các lónh vực như: tin học, y tế, không gian và thiết
bò quân sự. Chúng ta có thể thấy rõ qua bảng sau:
Bảng 1: Các chỉ số kinh tế của Mỹ
Chỉ tiêu Chỉ số
GDP ngang bằng sức mua 8,083 ngàn tỉ
Tỉ lệ tăng trưởng GDP 4,5%
GDP theo khu vực
• Nông nghiệp
• Công nghiệp
• Dòch vụ

2%
23%
75%
Ngân sách
• Thu
• Chi

1,579 ngàn tỉ
1,601 ngàn tỉ
Nguồn: Uỷ Ban Thương Mại Quốc Tế Hoa Kỳ, cập nhật ngày 20/02/2006
Nền kinh tế Mỹ đạt thế mạnh về các ngành công nghiệp hiện đại, công nghệ
cao. Gần đây tốc độ tăng trưởng GDP trong ngành dòch vụ của Mỹ tăng mạnh. Mỹ là
nước đi đầu trong lónh vực xuất khẩu dòch vụ, ước đạt 300 tỷ USD mỗi năm. Nông
nghiệp tại Mỹ phát triển chậm chạp và chỉ tập trung chủ yếu vào một số mặt hàng
nông sản như: lúa mì, các loại ngũ cốc, ngô… Đây là cơ hội cho các sản phẩm nông sản
xuất khẩu của Việt Nam.


9
Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế Mỹ tính theo cơ cấu GDP.
80%
18%
2%
Dòch vụ
Công nghiệp
Nông nghiệp

Nguồn: Uỷ Ban Thương Mại Quốc Tế Hoa Kỳ (20/02/2006)
Trong cơ cấu nền kinh tế Mỹ hiện nay, chúng ta có thể thấy rằng có tới 80%
GDP được tạo ra từ các ngành dòch vụ, trong khi đó công nghiệp chiếm 18%, còn nông
nghiệp chỉ đạt mức 2%.
Mức tăng trưởng GDP của Mỹ luôn cao hơn mức tăng trưởng của các thành viên
còn lại trong Tổ chức các nước công nghiệp phát triển G7 và Nga. Cụ thể là mức tăng
trưởng GDP của Mỹ vào thập niên 90 đã đạt 3,6% so với mức tổng GDP của các nước
G7 và Nga là 2,6%. Từ đó, Mỹ khẳng đònh vai trò dẫn đầu của mình trong nền kinh tế
thế giới và tiếng nói của Mỹ có ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế đang ngày càng
thống nhất hóa. Tuy nhiên, bên cạnh đó Mỹ vẫn đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt
từ EU và sự vươn lên với tốc độ chóng mặt của các quốc gia đang phát triển.




10
Biểu đồ 2: Tỉ lệ GDP của Mỹ so với tổng GDP của thế giới.
21%
79%
Mỹ
Các nước khác


Nguồn: Uỷ Ban Thương Mại Quốc Tế Hoa Kỳ (20/02/2006)
3. Văn hóa:
3.1. Đời sống văn hóa xã hội:
Là một nước có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới, Mỹ có khoảng 290 triệu dân
đến từ khắp nơi trên thế giới. Đây là một xã hội đa dạng nhất trên thế giới. Các cộng
đồng đang sinh sống ở đây đều có những bản sắc văn hóa riêng bao gồm: ngôn ngữ,
tôn giáo, phong tục tập quán… Vì vậy, để có thể tổng kết một cách sát thực văn hóa
Mỹ là một điều khó. Hơn nữa, để khái quát về văn hóa kinh doanh lại càng khó khăn
hơn.
3.2. Tập quán văn hóa kinh doanh của thương nhân Mỹ:
Để có thể chủ động trong mọi tình huống kinh doanh khi tiến hành giao thương,
đàm phán với thương nhân Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ những vấn đề cơ
bản để “không bò bất ngờ trước những bất ngờ”, đồng thời tạo được ấn tượng mạnh và
uy tín cao với khách hàng nước ngoài trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.


11
3.2.1. Tính cách chung của thương nhân Mỹ:
Họ là những người quý trọng thời gian, thích đi thẳng vào vấn đề. Các thư từ
trong giao tiếp được đòi hỏi là ngắn gọn, gây ấn tượng và phải hồi đáp nhanh chóng.
Nếu thư hỏi hàng không được đáp ứng ngay và nội dung không thỏa mãn nhu cầu thì
coi như doanh nghiệp của bạn đã đánh mất cơ hội.
3.2.2. Văn hóa trong đàm phán kinh doanh:
• Lên kế hoạch đám phán và cần lên lòch hẹn trước đó một ngày.
• Đảm bảo rằng những thông tin cần thiết đã sẵn sàng, bao gồm: giá cả, điều kiện
thanh toán, tính năng sản phẩm và các điều kiện giao dòch khác.
Thương nhân Mỹ luôn quan niệm rằng nền kinh tế của họ là siêu cường và việc
nhân nhượng hoặc cảm thông là khó có khả năng xảy ra. Ở Mỹ, thương nhân coi tiền
bạc là yếu tố quan trọng hàng đầu vì nó quyết đònh chiến thắng cho các thương vụ. Họ

thường nhấn mạnh về vò thế tài chính của mình và một khi tài chính của họ đã mạnh,
họ có xu hướng không nhân nhượng.
3.2.3. Một số điểm cần lưu ý trong đàm phán với thương nhân Mỹ:
• Nên tham khảo ý kiến của luật sư sau khi đã kí kết mọi hợp đồng ngoại thương,
vì Mỹ là quốc gia thích kiện tụng nhất trên thế giới.
• Kết thúc cuộc họp bằng việc hẹn một cuộc họp khác mà không chờ đối tác làm
việc này.
• Doanh nhân Mỹ thường vạch sẵn một thỏa thuận, họ không thích những khoảng
lặng trong đàm phán.
4. Chính sách ngoại thương:
Mỹ là quốc gia tham gia vào các tổ chức thương mại nhiều nhất thuộc các khu
vực cũng như lónh vực khác nhau. Mỹ cũng đã ký kết hiệp đònh thương mại tự do song
phương với một số nước, trong đó có Việt Nam (2001). Bên cạnh đó Mỹ cũng dành
12
nhiều ưu đãi thương mại đơn phương cho nhiều nước đang và chậm phát triển. Hiện
nay, Mỹ đang có quan hệ buôn bán với 230 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Sau khi Hiệp đònh thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực tháng 12/2001,
kim ngạch ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ đã không ngừng phát triển nhảy vọt.
Năm 2003, Việt Nam đã trở thành bạn hàng lớn thứ 40 của Mỹ (tính theo kim ngạch
hai chiều), Việt Nam xếp thứ 35 nếu tính riêng giá trò xuất khẩu sang thò trường Mỹ.
Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu trên thò trường Mỹ của
các doanh nghiệp Việt Nam là rất cao.
Bảng 2: Bạn hàng chính của Mỹ.
Đvt: triệu USD
STT Bạn hàng Nhập khẩu Xuất khẩu Cán cân
1 Canada 224.016,1 148.748,6 -75.267,5
2 Mexico 137.199,3 83.108,1 -54.091,2
3 Trung Quốc 151.620,1 26.706,9 -124.913,2
4 Nhật Bản 118.485,1 48.862,2 -69.622,9
7 Hàn Quốc 36.929,6 22.524,7 -14.404,9

10 Malaysia 25.320,8 9.942,8 -15.349,9
14 Singapore 14.291,5 14.889,4 +598,0
15 Brazil 17.716,5 9.948,0 -7.768,5
40 Việt Nam 4.472,0 1.291,1 -3.180,9
Nguồn: Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (20/02/2006)
13
II. Đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm nhân hạt điều ở thò trường
Mỹ:
Thò trường Mỹ là một thò trường tiêu thụ rộng lớn. Đây là thò trường xuất khẩu
rất lớn và đem lại lợi nhuận cao. Nhìn vào cơ cấu kinh tế của Mỹ ở trên, ta có thể thấy
rõ Mỹ có thế mạnh về các ngành hàng công nghiệp và nhu cầu nhập khẩu nông sản là
vô cùng dồi dào.
Bảng 3: Giá trò nhập khẩu vào thò trường Mỹ theo cơ cấu mặt hàng nông sản.
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Tên mặt
hàng
Lượng
(tấn)
Giá trò
(USD)
Lượng
(tấn)
Giá trò
(USD)
Lượng
(tấn)
Giá trò
(USD)
Tổng kim
ngạch

2.421.132.658 3.938.517.187 4.992.325.570
Điều 20.922 71.512.275 29.113 99.763.993 44.092 177.778.334
Cà fê 90.070 39.513.349 109.409 73.079.191 135.443 88.770.896
Chè 2.247 1.736.233 1.334 1.040.191 2.495 1.605.368
Tiêu 10.552 15.977.529 18.841 27.328.213
Gạo 21.583 5.690.902 280 61.798 891 238.931
Quế 701.926 656.009 600.182
Rau quả 549 5.936.541 571 8.073.489 494 14.930.590
Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rằng nhu cầu của thò trường Mỹ đối với sản
phẩm nhân hạt điều là rất lớn từ 20.922 tấn năm 2002, sản lượng nhập khẩu hạt điều
vào thò trường Mỹ đã tăng lên gấp đôi là 44.092 tấn vào năm 2004. Theo thống kê sơ
bộ của Sở thương mại TP.HCM thì sản lượng nhân hạt điều nhập khẩu vào thò trường
14
Mỹ có khả năng đạt khoảng 70.000 tấn. Mỹ chiếm 55% tổng lượng nhập khẩu hạt điều
thế giới, tiếp đến là Hà Lan 10%, Đức 7%, Nhật Bản và Anh là 5%. Vì đây là loại thực
phẩm có lợi cho sức khỏe, cung cấp được nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết
cho cơ thể. Đặc biệt, đây là thực phẩm dinh dưỡng không có chất béo nên được dân
Mỹ đặc biệt ưa dùng, kể cả trong thức ăn chế biến hàng ngày. Năm 2004, sản lượng
tiêu thụ hạt điều tại Mỹ đạt mức cao nhất từ trước tới nay, 44.092 tấn.
III. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm nhân hạt điều của Việt Nam
trên thò trường Mỹ:
Cây điều chỉ có thể trồng tốt và bội thu ở một số nước nhiệt đới thuộc Châu Á,
Châu Phi và Châu Mỹ Latinh nên sẽ trở thành lợi thế của Việt Nam. Nếu đa dạng hóa
các sản phẩm từ nhân hạt đến dầu điều, nước uống từ trái điều, chế biến gỗ điều thì
khả năng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm còn đạt cao hơn nữa. Mặt khác, giá sản
phẩm, mức tiêu thụ và thò trường xuất khẩu nhân hạt điều trên thế giới, nhất là thò
trường ở các nước phát triển ngày càng cao và mở rộng. Vì vậy, đây là thời cơ thuận
lợi phát triển ngành sản xuất và chế biến điều ở nước ta.
Hiện nay, sản phẩm hạt điều đã được đầu tư đúng mức do có chính sách cụ thể

của chính phủ mà cụ thể là vai trò quản lý của Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn. Trong đònh hướng chiến lược xuất khẩu quốc gia giai đoạn 2006–2010, hạt điều
sẽ có mặt trong tám ngành hàng được lựa chọn để ưu tiên phát triển (nguồn: Bộ thương
mại ngày 28/09/2005). Sản lượng nhân hạt điều xuất khẩu đang tăng lên hàng năm, từ
vài trăm tấn năm 1990 đến năm 2005 đã đạt 100.000 tấn với kim ngạch ước tính 480
triệu USD. Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu nhân hạt điều thứ hai trên
thế giới, chỉ sau Ấn Độ (120.000 tấn) và vượt xa Brazil (47.100 tấn). Trong đó, giá trò
xuất khẩu nhân hạt điều của Việt Nam sang thò trường Mỹ là cao nhất (41%), sau đó là
Trung Quốc (22%), Châu Âu (20%) và phần còn lại là các nước khác. Chúng ta có thể
thấy được rằng Mỹ là thò trường trọng tâm hàng đầu của các doanh nghiệp xuất khẩu
nhân hạt điều của Việt Nam
15
Trước tình hình trên, Việt Nam đã tạo được quan hệ ngoại thương với nhiều bạn
hàng Mỹ để có thể làm ăn lâu dài và tạo uy tín cho sản phẩm nhân hạt điều Việt Nam.
Hơn nữa, Việt Nam còn có tham vọng vượt Ấn Độ để trở thành nước dẫn đầu về xuất
khẩu sản phẩm nhân hạt điều sang thò trường Mỹ, do Việt Nam sẵn có nguồn nguyên
liệu dồi dào trong khi n Độ phần lớn phải nhập nguyên liệu từ nước thứ ba. Tuy
nhiên, để đạt được điều này thì đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn nữa, không những từ các nhà
vườn, nhà sản xuất, nhà xuất khẩu mà còn đòi hỏi cả nỗ lực từ phía nhà nước trong vai
trò quản lý để có thể vận hành được toàn bộ dây chuyền trên và để có thể nâng cao
năng lực cạnh tranh của sản phẩm nhân hạt điều trên thò trường thế giới, đặc biệt là thò
trường Mỹ. Tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm nhân hạt điều của Việt Nam được thể hiện
trong bảng 4 sau để thể hiện năng lực xuất khẩu của sản phẩm này trong tương lai gần
do nhu cầu ngày gia tăng, đặc biệt là tại thò trường Mỹ.
Bảng 4: Xuất khẩu nông sản việt nam – sự đóng góp của sản phẩm nhân điều
đối với sự phát triển kinh tế – xã hội việt nam.
Đvt: 1.000 USD
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Mặt
hàng

Lượng
(tấn)
Giá trò
Lượng
(tấn)
Giá trò
Lượng
(tấn)
Giá trò
Lượng
(tấn)
Giá trò
Hạt
điều
43.672 151.707 62.235 208.996 83.967 284.475 105.051 435.983
Tổng
kim
ngạch
2.127.712 2.258.658 2.613.776 3.161.436
Tỷ
trọng
(%)
7,13 9,25 10,89 13,8
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
16
Chương II
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI PHÚ NHUẬN – PNco
I. Giới thiệu sơ lược về công ty:
1. Lòch sử hình thành và phát triển:

Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Thương Mại Phú Nhuận
Tên giao dòch: Phu Nhuan Trading Joint Stock Company
Tên viết tắt: PNCo
Logo:

Trụ sở chính: 314 – 318 Phan Đình Phùng, Quận Phú Nhuận – TP.HCM.
Điện thoại: (08) 8.440816 – (08) 9.952765
Fax: (84 – 8) 8.443980
Email:


Mã số thuế: 0301428617 – 1
Tài khoản: 4311.01000908744 tại Ngân hàng Eximbank TP.HCM.
¬ Vốn – Tình hình tài chính:
Vốn điều lệ: 9.000.000.000 VNĐ
Tổng số vốn: 5.681.639.000 đ
Vốn ngân sách: 2.924.383.000 đ
Vốn tự bổ sung: 2.757.256.000 đ
Trong đó:
̇ Tỷ lệ vốn nhà nước: 51%
̇ Tỷ lệ vốn tự bổ sung: 49%
Công ty thương mại Phú Nhuận là một đơn vò kinh tế hạch toán độc lập, có tư
cách pháp nhân, có con dấu riêng, được vay vốn và được mở tài khoản tại ngân hàng.
PNCo
17
Đây là một điều kiện thuận lợi cho công ty vì công ty hoàn toàn có thể chủ
động trong các hoạt động kinh doanh, không bò hạn chế về vốn hoạt động hoặc đối với
các quyết đònh kinh doanh. Do Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển nên
việc nhà nước rót vốn cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động là rất hạn chế và
thường bò bó hẹp về thời gian. Điều này có thể dẫn đến việc giảm hiệu quả sản xuất

kinh doanh, dẫn đến việc giảm doanh thu và lợi nhuận. Quan trọng hơn là còn ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Đối với công ty thương mại Phú Nhuận thì họ lại tạo nên sự khác biệt. Do
không bò hạn chế trong các vấn đề trên, công ty đã giải quyết được khiếm khuyết về
việc thiếu vốn, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh luôn ổn đònh, nâng cao đời sống vật
chất tinh thần cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong toàn công ty.
Ngày 03/11/2004, công ty thương mại Phú Nhuận đã thực hiện cổ phần hóa
doanh nghiệp theo quyết đònh của Uỷ ban nhân dân quận TP.HCM đề ngày
01/07/2004, công ty thương mại Phú Nhuận đã đổi tên thành Công ty cổ phần thương
mại Phú Nhuận. Trong đó, nhà nước chiếm 51% vốn điều lệ. 49% cổ phần còn lại là
thuộc sở hữu của các cổ đông khác.
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
2.1. Chức năng:
̇ Buôn bán các mặt hàng kim khí điện máy, thực phẩm, quần áo may sẵn…
cho các tổ chức kinh tế và người tiêu dùng.
̇ Kinh doanh dòch vụ ăn uống và nhà hàng.
̇ Dòch vụ cho thuê kho bãi, sân golf.
¬ Nhập khẩu:
̇ Hóa chất.
̇ Than điện giải nhập từ Trung Quốc, cung cấp cho các nhà máy tẩy
trắng giấy hoặc làm trong công nghệ sản xuất bột ngọt.
̇ Máy nổ nhập từ Trung Quốc.
18
̇ Một số mặt hàng khác như xe gắn máy, điện lạnh, điện tử… từ
Malaysia, Singapore…
̇ Bồn inox, sữa, gạch…
¬ Xuất khẩu:
Công ty chủ yếu xuất khẩu mặt hàng nông sản, chiếm tỷ trọng nhiều nhất là
điều và cà fê vì hai mặt hàng này xuất khẩu thường xuyên và mang tính ổn đònh.
2.2. Nhiệm vụ:

̇ Bố trí hợp lý các sản phẩm và dòch vụ hiện có, đảm bảo hàng hóa đến tay
người tiêu dùng với điều kiện tối ưu.
̇ Chấp hành đúng và đầy đủ các chính sách quản lý kinh tế tài chính của nhà
nước.
̇ Tổ chức tốt công tác nghiên cứu trong và ngoài nước.
̇ Xuất khẩu các mặt hàng nông sản, nhập khẩu những hàng hóa dùng cho việc
sản xuất và tiêu dùng.
̇ Đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh bằng vốn tự có của công ty và vốn
nhà nước, vốn vay.
̇ Thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng mua bán, hợp đồng ngoại
thương trong và ngoài nước.
19
Cửa
hàng
249
Phan
Đình
Phùng
Phó GĐ
Hành chính-
Tổ chức
Cửa
hàng
3 – 4
Phan
Đình
Phùng
Cửa
hàng
12 –14

Cao
Thắng
Nhà
hàng
Tri
Kỷ 82
Trần
Huy
Liệu
Trung
tâm
máy
điện
lạnh
Hội đồng quản trò
Ban kiểm soát
Giám đốc
Phó GĐ
Kinh doanh
Phòng
Kế họach
Kinh doanh
Phòng
Tài chính
Kế toán
Phòng
Tổ chức
Hành chính
3. Bộ máy tổ chức và quản lý:
3.1. Sơ đồ tổ chức:






















20
3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
¬ Hội đồng quản trò:
Là đơn vò cấp cao nhất trong công ty, bao gồm những cổ đông có cổ phần lớn
nhất, giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý, điều hành công ty.
Mọi quyết đònh ban hành đều phải được Hội đồng quản thò thông qua.
¬ Ban kiểm soát:
Là những người có nhiệm vụ kiểm soát, giám sát tình hình hoạt động của công
ty.

¬ Giám đốc:
Là người lãnh đạo, giữ chức vụ cao nhất và là người chòu trách nhiệm cao nhất
trong công ty.
Là người có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn được ghi trong
điều 49, chương IV tại điều lệ của công ty, do UBND quận Phú Nhuận bổ nhiệm theo
quyết đònh bổ nhiệm của UBND TP.HCM và là người chòu trách nhiệm trước UBND
quận về mọi hoạt động của công ty.
¬ Phó giám đốc kinh doanh:
Là người giữ chức vụ quản lý, giám sát, điều hành hoạt động kinh doanh của
công ty.
¬ Phó giám đốc hành chính – tổ chức:
Là người điều hành mọi hoạt động hành chính, nhân sự của công ty.
¬ Phòng kế hoạch – kinh doanh:
Bao gồm: Trưởng phòng và các nhân viên.
̇ Giao dòch, đàm phán, thực hiện và kí kết hợp đồng.
̇ Đề xuất những ý kiến có liên quan đến hoạt động kinh doanh, cụ thể là phương
thức và kế hoạch kinh doanh các mặt hàng nào có thể đem lại lợi nhuận cao cho
doanh nghiệp.
̇ Tìm mọi cách thuận lợi để xâm nhập thò trường, tìm kiếm nguồn lực, đối tác, mở
rộng theo qui mô và cơ cấu ngành hàng nhằm mục đích không bò động trong
21
trường hợp hàng hóa bò giảm giá, hoặc cần phải thay thế mặt hàng khác để
mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của công ty.
̇ Tổ chức sắp xếp lại các mạng lưới tiêu thụ hàng hóa, quản lý tốt các cửa hàng
kinh doanh của công ty sao cho hoạt động có hiệu quả cao nhất.
̇ Thực hiện dòch vụ cho thuê kho bãi theo hợp đồng.
¬ Phòng tài chính – kế toán:
Bao gồm: Trưởng phòng kế toán và các nhân viên.
̇ Trưởng phòng có trách nhiệm, quyền hạn được qui đònh tại mục 1.4, điều 47,
chương IV tại điều lệ của công ty, là người điều hành toàn bộ nhân viên và thực

hiện những công việc cụ thể như sau:
o Hạch toán, kế toán cho toàn công ty, theo dõi và thực hiện các chức năng
thanh toán, quyết toán trong và ngoài nước.
o Thực hiện chế độ ghi chép chứng từ ban đầu về tài chính, sổ sách kế
toán, quyết toán và báo cáo tài chính theo đònh kì cho Ban lãnh đạo của
công ty và các ban ngành khác theo qui đònh.
o Tổ chức theo dõi kinh doanh và thu hồi công nợ kòp thời.
¬ Phòng tổ chức – hành chính:
̇ Soạn thảo, tiếp nhận, lưu trữ văn thư, hồ sơ chứng từ của công ty.
̇ Thực hiện đầy đủ các thủ tục hành chính.
̇ Lập dự trù kinh phí văn phòng và kế hoạch mua sắm trang thiết bò.
̇ Chi trả lương, theo dõi nâng bậc hệ số lương của nhân viên nào có thành tích tốt
trong công việc hoặc có thâm niên làm việc lâu năm.
̇ Thường xuyên theo dõi và cập nhật những thông tin, chế độ chính sách có liên
quan đến người lao động.

¬ Các trung tâm, cửa hàng, nhà hàng, kho bãi:
̇ Các cửa hàng bách hóa thực hiện công việc bán lẻ lương thực, thực phẩm cho
người tiêu dùng.

×