Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

SKKN GDCD Vai trò của phương pháp thuyết trình trong dạy học GDCD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.83 KB, 32 trang )

SKKN: Vai trò cũng như tầm quan trọng của việc sử
dụng phương pháp thuyết trình trong giảng dạy môn
giáo dục công dân ở trường phổ thông
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
- Lý do khách quan:
Phương pháp dạy học thuyết trình hiện đang bò các nhà giáo
dục hiện đại coi đó là phương pháp lạc hậu. Nhưng trên thực tế
phương pháp này còn giữ vai trò rất quan trọng trong giảng dạy
môn giáo dục công dân ở trường THPT. Vì nó giải quyết được một
khối lượng kiến thức lớn trong thời gian ngắn, giảng giải được
những khái niệm khó, trừu tượng và nhiều ưu điểm khác. Vì vậy,
bên cạnh việc áp dụng phương pháp mới vào dạy học để phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đồng thời chúng ta
phải sử dụng phương pháp thuyết trình đối với những kiến thức phù
hợp như: các khái niệm, phạm trù … Nhằm đem lại chất lượng và
hiệu quả cao cho bài giảng và trên thực tế ở các trường phổ thông
trung học nói chung và trường THPT Phù Mỹ I nói riêng phương
pháp này đang còn chiếm ưu thế và đem lại hiệu quả trong giảng
dạy môn giáo dục công dân.
- Lý do chủ quan:
Đây là đề tài hợp với khả năng, sở thích và chuyên môn của
tôi và trong tương lai đối với một giáo viên trẻ thì việc sử dụng
thành thạo, nhuần nhuyễn phương pháp thuyết trình kết hợp linh
-1-
hoạt với các phương pháp khác sẽ đem lại hiệu quả và chất lượng
cao trong giảng dạy môn giáo dục công dân.
Với lý do trên mà tôi quyết đònh đi vào nghiên cứu phương
pháp thuyết trình và vận dụng phương pháp này vào giảng dạy một
số bài cụ thể ở chương trình giáo dục công dân ở khối 10 và 11.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:


Với những gì tôi được rèn luyện và học tập ở các thầy cô giáo
tại trường ĐHQN và được phân bổ về thực tập sư phạm 2 tại trường
THPT Phù Mỹ I. Một ngôi trường có bề dày truyền thống được
thành lập năm 1968. Hiện nay đội ngũ giáo viên của trường 79 giáo
viên, trong đó giáo viên giáo dục công dân gồm 5 người (thầy
Dương, cô Năm, thầy Luật, thầy Cường, thầy Vinh). Qua tiếp xúc,
tìm hiểu, trò chuyện tôi được biết những giáo viên này hầu hết đều
đào tạo chuyên ngành Sử – Chính trò và là giáo viên lâu năm của
trường nên họ đều có chúng suy nghỉ rằng phương pháp thuyết trình
vẫn còn đóng vai trò quan trọng và không thể không sử dụng trong
giảng dạy môn giáo dục công dân và đặc biệt đối với các khái
niệm, phạm trù … Qua dự giờ của các thầy cô tôi đã được nhìn nhận
và thấy được hiệu quả của phương pháp này trong việc giảng dạy
môn giáo dục công dân và họ cũng đang suy nghỉ xem nên sử dụng
như thế nào cho có hiệu quả nhất. Và trên thực tế đề tài nghiên cứu
này cũng có rất nhiều người quan tâm khai thác nhằm tìm ra hiệu
quả cao nhất trong giảng dạy.
3. Mục đích nghiên cứu:
Nguyên cứu đề tài này là nhằm chứng minh được vai trò cũng
như tầm quan trọng của việc sử dụng phương pháp thuyết trình
-2-
trong giảng dạy môn giáo dục công dân ở trường phổ thông ở
những bài phù hợp từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Phương pháp thuyết trình và sự vận dụng phương pháp này
vào giảng dạy một số bài cụ thể.
5. Phương pháp – cơ sở lý luận:
a. Phương pháp quan sát:
- Phương pháp này được dùng rất phổ biến, rộng rãi trong nghiên
cứu khoa học nói chung và và nghiên cứu khoa học giáo dục nói

riêng bởi vì phương pháp này là phương pháp đơn giản để giúp
người nghiên cứu thu thập được những tài liệu thực tế phong phú.
- Có thể quan sát thái độ, hành vi, cử chỉ của học sinh trong giờ học
giáo dục công dân xem các em có hứng thú với tiết giảng đó
không, có hiểu bài không. Quan sát để thấy được những động tác,
cử chỉ của giáo viên khi sử dụng phương pháp thuyết trình.
-3-
b. Phương pháp điều tra:
Sau giờ học có sử dụng phương pháp thuyết trình làm chủ đạo
có thể phát phiếu điều tra, hỏi học sinh về mức độ hiểu bài? Về
hứng thú? Suy nghỉ về cách dạy của giáo viên? Dùng phương pháp
này học sinh có thể trả lời một cách tự do, có thể nói lên suy nghỉ
của mình một cách khách quan không bò chi phối, vì vậy kết quả
thu được có thể khai thác được nhiều mặt theo những nhóm câu hỏi
trong phiếu điều tra.
c. Phương pháp phỏng vấn:
- Phỏng vấn trực tiếp học sinh, phỏng vấn về mức độ tiếp thu bài,
hứng thú học môn giáo dục công dân? Hay theo em để nâng cao
chất lượng và hiệu quả, hứng thú học môn giáo dục công dân thì
trong quá trình dạy nên sử dụng các phương pháp dạy học như thế
nào?
- Phỏng vấn giáo viên trực tiếp dạy môn giáo dục công dân phỏng
vấn xem thử giáo viên suy nghỉ gì về việc sử dụng phương pháp
thuyết trình trong giảng dạy? Và hiệu quả như thế nào?
6. Kết cấu:
Công trình nghiên cứu gồm: phần mở đầu, phần kết luận và 2
chương:
+ Chương I: Phương pháp dạy học thuyết trình.
+ Chương II: Vận dụng phương pháp này vào giảng dạy một
số bài cụ thể trong chương trình giáo dục công dân ở trường phổ

thông.
7. Ýù nghóa của việc nghiên cứu đề tài:
- Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn giáo dục công dân ở
trường phổ thông bởi đây là môn học có vai trò rất to lớn trong việc
-4-
giáo dục ý thức chính trò cho học sinh, chuẩn bò những hành trang
cần thiết để từ đó nhận thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân
mình đối với quê hương đất nước.
- Đối với bản thân là một giáo viên giáo dục công dân tương lai thì
việc tìm hiểu, nghiên cứu, vận dụng phương pháp thuyết trình có
vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng giảng dạy
truyền thụ tri thức cho học sinh để từ đó phấn đấu trở thành một
giáo viên giỏi.
-5-
II. NỘI DUNG:
CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THUYẾT TRÌNH:
1. Khái niệm:
- Thuyết trình là phương pháp dạy học trong đó giáo viên dùng lời
nói sinh động, gợi cảm, thuyết phục để truyền thụ hệ thống tri
thức bộ môn cho học sinh theo một chủ đích nhất đònh nhờ đó học
sinh tiếp thu bài giảng một cách có ý thức.
- Phương pháp thuyết trình bao gồm kể chuyện , giảng giải, diễn
giảng.
+ Kể chuyện:
Là phương pháp trong đó giáo viên dùng lời nói diễn cảm và
các thao tác sư phạm, để dẫn dắt học sinh tiếp cận làm nổi bật nội
dung tri thức cần truyền thụ. Thông qua câu chuyện kể giáo viên
nêu ra các sự kiện, hiện tượng thể hiện tính quy luật của đối tượng.
Cho nên khi kể chuyện giáo viên cần chú ý lựa chọn nội dung của
câu chuyện phải thật phù hợp với nội dung bài giảng. Cùng với lối

kể chuyện sinh động sẽ giúp cho học sinh dễ dàng tiếp thu tri thức
một cách vừa nhẹ nhàng, vừa thấm thía.
+ Phương pháp giảng giải:
là phương pháp trong đó giáo viên dùng lời nói để làm cho học sinh
hiểu được các khái niệm, các phạm trù, quy luật vận động phát
triển của đối tượng cần truyền thụ.
+ Phương pháp diễn giảng
là phương pháp dạy học trong đó những tri thức được truyền thụ sẽ
diễn biến theo một hệ thống logic chặt chẻ theo một khối lượng lớn
trong một thời gian tương đối dài. Thông qua lời nói của giáo viên.
-6-
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp: Nội dung tri thức
dài và khó, tính trừu tượng khái quát cao.
-7-
2. Bản chất:
Phương pháp thuyết trình là phương pháp được áp dụng trong
quá trình chuyển tải được lượng kiến thức mới và khó mà giáo viên
dự đònh cung cấp cho người học. Chính vì vậy phương pháp này bộc
lộ hạn chế của nó.
- Tính thông tin một chiều biểu hiện giáo viên nêu ý tưởng, khái
niệm rồi phát triển sau đó tóm tắt các ý chính đã nêu trong khi giáo
viên làm việc này thì học sinh chăm chú theo dõi chọn thông tin
ghi chép.
- Trong quá rình sử dụng phương pháp này thì giáo viên rất ít
khuyến khích học sinh đặt câu hỏi, vì vậy học sinh rất ít đặt câu
hỏi. Vì vậy phương pháp thuyết trình không được áp dụng ở bậc
tiểu học và ít sử dụng trong bậc trung học cơ sở mà được sử dụng
nhiều ở bậc trung học phổ thông. Đặc biệt là ở các lớp cuối cấp như
là tiền đề để làm quen với các cấp học sau này.
3. Ưu, nhược điểm:

a. Ưu điểm:
- Phương pháp thuyết trình hiện đang bò các nhà giáo dục hiện đại
coi đó là phương pháp lạc hậu. Tuy quan niệm như thế nhưng hiện
nay phương pháp này đang sử dụng một cách phổ biến trong quá
trình dạy học.
- Giáo viên phổ thông với sức ép thời gian và dung lượng kiến thức
thì họ buộc phải chọn phương pháp này, vã lại bản thân họ không
đủ thời gian, phương tiện để tiếp cận các phương pháp dạy khác.
- Phương pháp này vẫn được sử dụng phổ biến vì những giáo viên
mới vào nghề rất chú trọng phương pháp này để đạt mục tiêu của
bài giảng.
-8-
Vì lí do đó tuy nó có bò phê phán nhưng nó vẫn chiếm vò trí thượng
phong không chỉ ở đại học mà còn cả các trường phổ thông.
- Đối với giáo viên yêu nghề, cần cù, sáng tạo vẫn có thể làm cho
bài giảng thuyết trình có hồn đạt tới hiệu quả cao trong dạy học. Đó
là những giáo viên có công sức chuẩn bò bài giảng chu đáo có kỷ
năng truyền đạt tốt thì thuyết trình sẽ trở thành phương pháp có ưu
thế tuyệt đối để đạt được các mục đích dạy học.
- Đây là phương pháp cổ truyền được sử dụng một cách rộng rải.
Đặc biệt với các bộ môn khoa học xã hội với môn giáo dục công
dân phương pháp này giữ vai trò quan trọng, vì trong một thời gian
ngắn giáo viên phải cung cấp cho học sinh một lượng kiến thức
tương đối lớn. Thì với lượng kiến thức như vậy thì chỉ sử dụng
phương pháp thuyết trình mới sử dụng được.
- Tri thức của bộ môn là những tri thức mang tính trừu tượng, khái
quát thì như thế chỉ có phương pháp thuyết trình giáo viên có thể
giúp cho học sinh tiếp cận những tri thức cần.
- Ưu thế của phương pháp thuyết trình là giúp cho giáo viên chủ
động về mặt thời gian. Trình bày một cách có hệ thống trong một

logic chặt chẽ hướng vào những tri thức cơ bản và thiết thực nhất
của bài học.
b. Nhược điểm:
Phương pháp thuyết trình là phương pháp được áp dụng trong quá
trình chuyển tải lượng kiến thức mới và khó mà giáo viên dự đònh
cung cấp cho người học. Chính vì vậy phương pháp này bộc lộ hạn
chế của nó.
- Tính thông tin một chiều thể hiện ở chỗ giáo viên nêu ý tưởng,
khía niệm rồi phát triển. Sau đó tóm tắt các ý chính đã nêu trong
-9-
khi các giáo viên làm việc thì học sinh chăm chú theo dõi lựa chọn
thông tin để ghi chép.
- Trong quá trình sử dụng phương pháp thì giáo viên rất ít khuyến
khích học sinh đặt câu hỏi vì vậy học sinh rất ít đặt câu hỏi.
Chính vì những hạn chế ấy mà phương pháp thuyết trình không áp
dụng ở bậc tiểu học và ít sử dụng ở bậc trung học cơ sở mà được sử
dụng nhiều ở bậc trung học phổ thông. Đặc biệt là ở các lớp cuối
cấp như là tiền đề để làm quen với các cấp học sau này.
4. Những điều lưu ý:
- Các trường hợp sử dụng thuyết trình trong dạy học giới thiệu bài
học mới nhất (nhập đề) có thể dùng hai thao tác cơ bản sau:
+ Giới thiệu phần tổng quan nhằm giúp cho học sinh làm quen với
chủ đề của bài học cũng như giá trò của những tri thức mà học sinh
thu lượm được.
+ Có thể kể một câu chuyện để nhập đề không xa vào lối “Tràng
giang đại hải”
+ Giảng giải các khái niệm, phạm trù như: phân tích các khái niệm
phạm trù , nhắc lại các khái niệm phạm trù bằng những câu diễn
đatï khác nhau làm sinh động hoá các tri thức bộ môn.
- Có thể áp dụng phương pháp thuyết trình khi bài học có đề cập

đến nhiều nội dung, tài liệu với một thời gian hẹp. Trong trường
hợp này sử dụng phương pháp thuyết trình là để đề cập đến nhiều
nội dung nhưng vẫn giữ được phương hướng phát triển chủ đề logic
dùng thuyết trình giúp cho giáo viên giữ vững các quan điểm của
Đảng trong các nội dung bài học.
-10-
- Có thể sử dụng trong trường hợp kích hoạt sự hưng phấn của người
học đó là khuấy động sự ham muốn tri thức, hứng thú “cái đẹp”
trong cuộc sống.
+ Cho phép khai thác nội dung tư tưởng của một tác phẩm nghệ
thuật như bài thơ, bài văn, vở kòch, bài hát.
- Trong khi sử dụng cần chú ý những hạn chế để khắc phục như:
+ Nó ít phát huy tính tích cực của người học.
+ Nó hạn chế tính chủ động của người học bởi tính thông tin một
chiều.
+ Nó không tạo cho học sinh có nhiều cơ hội rèn luyện kỷ năng
giao tiếp.
+ Nó dễ gây những cảm giác không có gì mới ở lời giảng so với tài
liệu.
+ Mức độ hiểu bài của học sinh không có nhiều cơ hội bộc lộ, cho
nên giáo viên khó kiểm soát hết những tác động của mình đến đối
tượng.
Vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên cần lưu ý để bài giảng
đạt được kết quả cao.
-11-
CHƯƠNG II: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH
VÀO GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI CỤ THỂ.
1. Một vài nét về trường THPT số 1 Phù Mỹ:
Đựơc phân bổ về thực tập sư phạm 2 tại trường THPT Phù Mỹ
một ngôi trường có bề dày truyền thống được thành lập từ năm

1968 từ thời Mỹ – Ngụy, sang thời đất nước giải phóng thì Nhà
nước ta đã tiếp quản từ đó xây dựng và trưởng thành cho đến ngày
hôm nay. Đến năm 2008 trường sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày
thành lập trường.
Hiện nay đội ngủ giáo viên của trường 79 giáo viên. Thầy
hiệu trưởng là thầy Trương Cao Dương đã làm hiệu trưởng của
trường được 7 năm. Hầu hết đội ngủ giáo viên ở đây là giáo viên
lớn tuổi đã giảng dạy nhiều năm trong nghề có kinh nghiệm và hầu
hết được đào tạo Đại học. Trong đó giáo viên giảng dạy môn giáo
dục công dân là 5 thầy cô. Những giáo viên này đều được đào tạo
ngành Sử – Chính trò nên chuyên môn vững và rất có tâm huyết với
nghề.
Về tình hình học sinh của trường: đây là trường cấp II, III
chung nên có số lượng học sinh tương đối lớn. Trong năm học 2006
– 2007 trường có tổng số học sinh là 2675 học sinh trong đó học
sinh ở khối cấp II là 973 học sinh, còn ở khối cấp III là 1702 học
sinh. Trường có tổng số 55 lớp trong đó có 30 lớp ở khối cấp III.
Cơ sở vật chất của trường nhìn chung tương đối đảm bảo. Tuy
vậy các phương tiện hiện đại như máy chiếu phục vụ giảng dạy còn
hạn chế, phòng học còn chật.
-12-
Qua đợt thực tập vừa qua tại trường tôi đã được học hỏi và rút
được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân cho nghề nghiệp của mình
sau này. Sau đây tôi sẽ trình bày sự vận dụng phương pháp thuyết
trình vào giảng dạy một số bài, đơn vò kiến thức cụ thể.
2. Vận dụng phương pháp thuyết trình vào giảng dạy một số bài
cụ thể:
-13-
BÀI 23: MỘT SỐ NÉT TRUYỀN THỐNG ĐẠO ĐỨC
CỦA DÂN TỘC

(Tiết 1)
Bài 23 được dạy trong vòng 3 tiết với 12 đơn vò kiến thức, như vậy
mỗi tiết học giáo viên phải giải quyết và làm rõ 4 đơn vò kiến thức.
Mà đặc điểm của bài kiến thức mang tính trừu tượng, nội dung kiến
thức nhiều, khó. Vì vậy theo tôi chỉ có sử dụng phương pháp thuyết
trình kết hợp với đàm thoại vừa đảm bảo được thời gian vừa chuyển
tải được khối lượng kiến thức khó, trừu tượng của bài cho học sinh
hiểu.
I. Sơ lược một số quan niệm xung quanh vấn đề truyền thống
đạo đức của dân tộc:
Để học sinh có thể hiểu được các đơn vò kiến thức này thì
trước tiên giáo viên phải thuyết trình làm rõ thế nào là (truyền
thống, đạo đức, truyền thống đạo đức) cho học sinh hiểu, như vậy
thao tác giảng giải là thích hợp nhất.
Giáo viên vừa thuyết trình kết hợp với ghi lên bảng phụ:
Truyền = chuyển giao
Thống = nối tiếp
Truyền thống ⇒ Cơ chế tích luỹ và truyền đạt kinh nghiệm
cho không gian, thời gian.
Đạo đức: Nói đến đạo đức là nói đến những nhận thức, quan niệm
và những chuẩn mực của hành vi con người trong sự đối xử giữa
người với người, giữa người với các tổ chức xã hội, giữa người
đương thời với tổ tiên.
-14-
Như vậy, truyền thống đạo đức, những nhận thức, quan niệm,
những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp được truyền từ đời này qua đời
khác.
GV: Vậy tại sao nói đạo đức có tính nhân loại phổ biến. Để
hiểu rõ hơn chúng ta tìm hiểu mục 1.
-15-

1. Tính nhân loại phổ biến:
- Giáo viên dùng thao tác giảng giải (lấy ví dụ) để làm rõ. Con
người có sự khác nhau về dân tộc và giai cấp, về trình độ phát triển
kinh tế cũng như xã hội. Tuy vậy, họ lại có cách cư xử và chuẩn
mực đạo đức giống nhau.
Ví dụ: con cái yêu mến, quý trọng ông, bà, cha, mẹ. Học sinh biết
ơn thầy cô giáo. Bạn bè thì chân thành, thẳng thắng và giúp đỡ
nhau … Chính những điểm chung cơ bản đó đã làm cho con người ở
các quốc gia khác nhau có chung tiếng nói của lương tri và họ luôn
hướng tới những giá trò tốt đẹp. Đó chính là chính nhân loại phổ
biến của đạo đức.
- Giáo viên rút ra kết luận cho học sinh ghi.
Các dân tộc, các giai cấp khác nhau về cơ bản lại có những
quan niệm chuẩn mực chung về đạo đức
- Giáo viên lại thuyết trình kết hợp với đàm thoại để học sinh
hiểu được nội dung. Chính tính nhân loại phổ biến giúp cho con
người ở khắp nơi trên thế giới có thể hiểu biết, quý mến, tôn trọng
nhau, hữu nghò và giúp đỡ lẫn nhau ngay cả khi ngôn ngữ bất đồng.
- Giáo viên giảng giải: chính tính nhân loại phổ biến của đạo
đức đã nối kết tâm hồn của những con người khác nhau thuộc các
dân tộc khác nhau, họ có thể hiểu, quý mến, tôn trọng nhau, hữu
nghò giúp đỡ nhau.
- Học sinh: Em có thể lấy ví dụ về sự quý mến, tôn trọng nhau, hữu
nghò và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc.
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên nhận xét kết luận.
-16-
Ví dụ: Lăng Chủ tòch Hồ Chí Minh chính các nhà khoa học Nga đã
không tiếc công, tiếc sức giúp ta xây dựng lăng Bác tại quảng
trường Ba Đình. Lăng hoàn thành (29/8/1975). Hay công trình hữu

nghò của tình Việt – Xô nhà máy thuỷ điện Hoà Bình – mỗi khi gặp
bảo lụt, khó khăn chúng ta lại nhận được sự giúp đỡ của các nước
trên thế giới đó là tính nhân loại phổ biến của đạo đức.
-17-
Giáo viên dẫn dắt để chuyển sang đơn vò tiết thứ 2.
Đạo đức gắn với hành vi của từng cá nhân con người thuộc
các dân tộc khác nhau, do đó bên cạnh tính nhân loại phổ biến thì
đạo đức luôn có tính dân tộc. Người ta gọi đó là (bản sắc, phong
tục) để hiểu rõ hơn chúng ta tìm hiểu mục 2.
2. Tính dân tộc của đạo đức:
- Giáo viên: qua tìm hiểu em hãy cho biết tính dân tộc của đạo đức
được thể hiện như thế nào?
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên nhận xét rút ra kết luận:
Tính dân tộc của đạo đức thể hiện qua hành vi, quan hệ ứng xử và
ý thức về phẩm hạnh, phong tục của từng dân tộc khác nhau.
Ví dụ: Ở Việt Nam thường thờ cúng ông bà, tổ tiên. mỗi dân tộc
khác nhau họ lại có phong tục khác nhau hay tết cổ truyền ở Việt
Nam bặt đầu từ ngày 01/01 âm lòch đến ngày 03/01 âm lòch. Nhưng
ở phương Tây là 01/01 dương lòch. Phụn nữ ở một số dân tộc Ít –
Slam ngày nay còn phong tục đeo mạng che mặt khi đi ra đường
nhưng hầu hết phụ nữ trên thế giới không như vậy.
- Giáo viên cho học sinh ghi bài: Mỗi dân tộc có chuẩn mực đạo
đức , sắc thái và cách biểu hiện riêng (phong tục tập quán).
- Giáo viên: Tính dân tộc của đạo đức nó còn được thể hiện ở mỗi
dân tộc khác nhau trong cùng một quốc gia cũng có những quan
niệm khác nhau.
Ví dụ: các dân tộc khác nhau lại có những lễ hội khác nhau, có các
điệu múa khác nhau.
-18-

- Giáo viên kết luận cho học sinh ghi: tính dân tộc là nhân tố bổ
sung cho tính nhân loại phổ biến. Nhưng nó lại biến đổi cho phù
hợp với từng thời đại.
- Giáo viên: trong quá trình giao lưu kình tế, văn hóa cũng có sự
giao lưu về quan niệm và chuẩn mực đạo đức. Những khái niệm
chuẩn mực đạo đức của dân tộc này được nhiều người của dân tộc
khác học tập, làm theo, phổ biến rộng rãi thêm, cuối cùng trở thành
khái niệm, chuẩn mực đạo đức và truyền thống đạo đức của dân tộc
kia.
- Giáo viên; vậy theo em người Việt Nam chòu ảnh hưởng sâu sắc
của văn hóa nước nào? Em có thể lấy ví dụ?
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên nhận xét, kết luận
Người Việt Nam chòu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa và quan điểm
tư tưởng Trung Quốc do kinh tế xã hội của nước ta có nhiều điểm
giống Trung Quốc, do ta bò Trung Quốc đô hộ, do ảnh hưởng ấy nên
các khái niệm, chuẩn mực, truyền thống đạo đức của ta cũng chòu
ảnh hưởng của Trung Quốc nhưng có sự cải biến cho phù hợp.
Ví dụ: Khái niệm trung hiếu vốn có nguồn gốc ở nho giáo Trung
Quốc (trung là trung với vua, hiếu với cha mẹ).
Nó được đưa vào Việt Nam và được cải biến cho phù hợp với hoàn
cảnh của đất nước: Trung với nước, hiếu với dân. Ngoài ra các khái
niệm: Nhân, nghóa, lễ, trí, tín, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư
là những khái niệm đạo đức nho giáo Trung Quốc.
- Giáo viên: mỗi con người không chỉ thuộc một dân tộc cụ thể mà
còn thuộc một giai cấp nhất đònh, vì vậy đạo đức cũng có tính giai
-19-
cấp điều này trước đây là đúng, giờ cũng đúng và sau này vẫn còn
đúng.
3. Tính giai cấp của đạo đức:

- Giáo viên: Em có thể đưa ra quan niệm đạo đức của giai cấp
phong kiến trong vấn đề hôn nhân.
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên nhận xét rút ra kết luận.
+ Trong vấn đề hôn nhân giai cấp phong kiến yêu cầu phải môn
đăng hộ đối, có như vậy thì con quý tộc phong kiến không lấy con
người dân.
+ Quan niệm đạo đức giai cấp công nhân Việt Nam về vấn đề hôn
nhân tự nguyện, tiến bộ, dựa trên cơ sở của tình yêu chân chính.
- Giáo viên rút ra kết luận cho học sinh ghi.
+ Mỗi giai cấp nhất đònh thì sẽ có những quan niệm khác nhau về
đạo đức.
+ Con người chòu ảnh hưởng của các quan niệm và chuẩn mực đạo
đức mà con người đó sinh ra.
Ngoài phạm vi có liên quan đến quyền lợi và đòa vò giai cấp
như đã nói ở những lónh vực khác, đạo đức chòu ảnh hưởng chủ yếu
của tính dân tộc, tính nhân loại phổ biến và tính lòch sử truyền
thống. Tuy vậy cần thấy rõ nếu ai coi thường tính giai cấp của đạo
đức chỉ thấy tính nhân loại và tính dân tộc không thôi thì như vậy
đã xa rời đạo đức học xã hội chủ nghóa. Chúng ta đã học tính nhân
loại phổ biến, tính dân tộc, tính giai cấp của đạo đức. Chúng ta sẽ
tìm hiểu ở mục.
4. Tính lòch sử và truyền thống của đạo đức:
-20-
Tính lòch sử và truyền thống có liên quan mật thiết với nhau nhưng
không hoàn toàn đồng nhất làm một. Nói tính lòch sử ta vừa nói đến
tính biến đổi, vừa nói đến tính bền vững của chuẩn mực đạo đức
của một dân tộc.
- Giáo viên: tính lòch sử của đạo đức được thể hiện như thế nào?
- Học sinh trả lời

- Giáo viên nhận xét rút ra kết luận cho học sinh ghi.
+ Mỗi giai đoạn lòch sử khác nhau sẽ có những quan niệm và chuẩn
mực đạo đức khác nhau.
+ Khi cơ sở KH – KT của XH biến đổi thì truyền thống đạo đức
cũng biến đổi theo.
- Giáo viên em hãy lấy ví dụ về sự khác nhau về quan niệm đạo
đức ở mỗi giai đoạn lòch sử khác nhau.
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên rút ra kết luận: VD thời phong kiến người Việt Nam
gặp nhau là chắp tay vái chào. Thời văn minh hiện nay là bắt tay
nhau và ôm hôn nhau; xưa giai cấp thống trò coi lao động chân tay
là thấp hèn, ngày nay coi lao động là vinh quang.
Bên cạnh những chuẩn mực có tính lòch sử đó, dân tộc nào
cũng có những chuẩn mực có tính bền vững tồn tại lâu dài và trở
thành truyền thống đạo đức của dân tộc. Đó chính là truyền thống
đạo đức của dân tộc ta.
VD như: truyền thống yêu nước, yêu nước ngày xưa là sẵn sàng hi
sinh vì đất nước, yêu nước ngày nay là cống hiến tài năng sức trẻ
cho đất nước.
Vì vậy chúng ta có thể khẳng đònh.
- Giáo viên cho học sinh ghi.
-21-
+ Truyền thống đạo đức là những chuẩn mực có giá trò bền vững,
lâu đời.
+ Các chuẩn mực đạo đức và quy tắt đạo đức được củng cố qua các
thời kỳ và trở thành truyền thống đạo đức.
- Giáo viên: Trong truyền thống đạo đức có những truyền thống tốt
đẹp, đó là phần chủ yếu thể hiện trong các tục lệ lành mạnh hay
còn gọi là phong tục. Nhưng đồng thời cũng có những truyền thống
không tốt đẹp không phải là chủ yếu thể hiện trong các hủ tục, vì

vậy:
- Giáo viên kết luận cho học sinh ghi.
+ Cần phải phát huy phong tục và bài trừ xoá bỏ các hủ tục.
+ Đấu tranh kiên quyết chống các truyền thống đạo đức không đẹp
đẻ.
- Giáo viên cho học sinh kể một vài truyền thống tốt đẹp của dân
tộc ta (thể hiện qua các tục lệ lành mạnh) và nêu một vài truyền
thống lạc hậu các tục lệ không lành mạnh (còn gọi là hủ tục).
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên nhận xét bổ sung.
+ Các truyền thống lạc hậu (hủ tục) như trong Cách mạng tháng
Tám nhân dân ăn tết ít nhất đến tận ngày 07 tháng giêng, mê tín dò
đoan, bói toán, coi thường pháp luật, xa hoa lãng phí.
+ Truyền thống tốt đẹp: Nhân ái, lễ hội, cần cù lao động.
→ Như vậy chúng ta mỗi công dân của đất nước cần phải giữ gìn,
phát huy truyền thống đạo đức của dân tộc.
* Giáo viên: Qua tiết học hôm nay các em cần nắm được tính nhân
loại phổ biến, tính dân tộc, tính giai cấp, tính lòch sử và truyền
thống của đạo đức.
-22-
BÀI 14 : CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO
VỆ TỔ QUỐC
1. Lòng yêu nước
a. Lòng yêu nước là gì?
b. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Trong đơn vò kiến thức một lòng yêu nước có hai điểm a và b, tôi sẽ
trình bày điểm b bằng phương pháp thuyết trình, sở dó tôi dạy bằng
phương pháp thuyết trình vì đây là phần kiến thức rất rộng, nội
dung nhiều, nó được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Vì vậy
để học sinh nắm được, hiểu được thì tốt nhất dùng phương pháp

thuyết trình kết hợp với đàm thoại.
2. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam:
- Sau khi giáo viên cho học sinh tìm hiểu truyền thống yêu nước
của dân tộc.
- Giáo viên nhận xét, rút ra kết luận cho học sinh ghi.
Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, là cội nguồn
sức mạnh của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của mỗi người dân
Việt Nam.
- Giáo viên dùng thao tác giảng giải cho học sinh hiểu.
+ Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiên liêng
nhất của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trò
truyền thống khác của dân tộc. Ví dụ như: nhân nghóa, đoàn kết,
tình đồng chí … Tất cả đều có cội nguồn từ lòng yêu nước.
+ Người Việt Nam yêu đất nước của mình, tình yêu đó được hình
thành và hun đúc từ trong cuộc đấu tranh liên tục, gian khổ và kiên
cường chống giặc ngoại xâm và lao động xây dựng đất nước.
-23-
Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống, Lý Thường Kiệt đã có
tuyên ngôn bất hủ:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành đònh phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bò đánh tơi bời”
Hay là tại hội nghò Diên Hồng khi quân Nguyên vô cớ xâm
lược nước ta, Trần Thánh Tông hỏi các bô lão nên đánh hay nên
hàng thì các bô lão đồng thanh nói lớn: “Quyết đánh! Quyết
đánh!”. Còn đến Hồ Chí Minh thì: “Thà hi sinh tất cả, chứ không
chòu mất nước, không chòu làm nô lệ”.
Tất cả những dẫn chứng đó thể hiện lòng yêu nước được hình
thành, phát triển, thế hệ nối tiếp thế hệ, kế thừa và phát huy trong

công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
+ Đúng như Chủ tòch Hồ Chí Minh đã nói: “Dân ta có một lòng
nồng nàng yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa
đến nay, mỗi khi Tổ quốc bò xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi,
nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua
mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước
và lũ cướp nước…”. Điều đó đã được thể hiện rõ trong lòch sử chống
giặc ngoại xâm của nước ta.
Trần Hưng Đạo ba lần đánh tan quân Nguyên; làm cách mạng
tháng Tám 1945 thành công, chấm dứt gần 100 năm xâm lược của
thực dân Pháp, tiếp đến là 9 năm kháng chiến chống Pháp trở lại
xâm lược. Với chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội đòa cầu và
chiến thắng 30 tháng 4 đập tan chế độ Mỹ – Ng, giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước. Để vượt qua những khó khăn, thử thách,
-24-
chiến thắng những kẻ thù lớn mạnh đó là nhờ sức mạnh của truyền
thống yêu nước của nhân dân ta.
→ Như vậy chúng ta đã hiểu được truyền thống yêu nước của dân
tộc Việt Nam. Mỗi chúng ta cần phải giữ gìn, phát huy truyền thống
yêu nước của dân tộc.
BÀI 22: TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
I. Gia đình:
1. Khái niệm gia đình:
Để học sinh hiểu khái niệm gia đình, giáo viên sẽ thuyết trình kết
hợp với sơ đồ trực quang để giúp học sinh hình dung được một cách
cụ thể về khái niệm gia đình. Sở dó chọn khái niệm gia đình bởi
thường phương pháp thuyết trình dùng để diễn giải các khái niệm,
các phạm trù, các kiến thức khó.
-25-

×