Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

những giải pháp cụ thể để nâng cao tiền công của người lao động cũng chính là tạo tiền đề phát triển vững mạnh nền kinh tế.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.4 KB, 14 trang )

Mục lục
Trang
Lời mở đầu...........................................................................................1
I. Cơ sở lý luận.....................................................................................1
II. Khảo sát thực tế tiền công tại Việt Nam ..........................................4
1. Khảo sát chung .............................................................................4
2. Khảo sát cụ thể các doanh nghiệp..................................................6
III. Biện pháp........................................................................................9
IV. Kết luận...........................................................................................11
Danh mục tài liệu trích dẫn, tham khảo
1
Lời mở đầu.
Nền kinh tế Việt Nam từ khi chuyển từ tập trung quan liêu bao cấp sang kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước, đã có nhiều thay đổi và phát triển đi lên. Các hoạt động trong xã hội đều
bị chi phối bởi các quy luật thị trường, đặc biệt là quy luật cạnh tranh. Theo đó xã
hội luôn mong muốn không ngừng sản xuất ra của cải vật chất để nâng cao đời
sống, các tổ chức kinh tế thì luôn mong muốn tạo ra lợi nhuận qua việc sản xuất
hàng hóa, dịch vụ. Để đáp ứng được mong muốn đó, con người hoặc phải tăng quỹ
thời gian dùng cho sản xuất hoặc phải tăng năng suất lao động. Trong các yếu tố
đó, quỹ thời gian dành cho sản xuất là có hạn vì mỗi người chỉ có tối đa 24 giờ một
ngày trong khi năng suất lao động có thể tăng không ngừng do các yếu tố khách
quan hoặc chủ quan. Tiền công là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tăng
năng suất lao động vì tiền công là mục đích chính của người lao động. Tuy nhiên,
tiền công mà người lao động được hưởng trong nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam
vẫn còn ở mức thấp, chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu của người lao động.
Việc nâng cao tiền công thực tế của người lao động ở Việt Nam là một nhiệm vụ
cấp bách, cần được thực hiện triệt để. Trên cơ sở lí luận về tiền công của C. Mác và
thực trạng tiền công của người lao động trong một số doanh nghiệp ở Việt Nam,
chúng ta sẽ cũng nhau phân tích và đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao tiền
công của người lao động cũng chính là tạo tiền đề phát triển vững mạnh nền kinh


tế.
I. Cơ sở lý luận:
Sở dĩ phải nghiên cứu tiền công là vì về bản chất, tiền công là giá cả hàng hóa
sức lao động, nhưng bề ngoài lại biểu hiện như là giá cả lao động. Nếu tiền công là
giá cả lao động, nghĩa là người công nhân hao phí bao nhiêu lao động được trả
công đầy đủ bấy nhiêu, thì sẽ không có giá trị thặng dư và lý luận về giá trị thặng
dư sẽ sụp đổ. Còn nếu giá trị thặng dư được bảo đảm, qui luật giá trị (trao đổi và
lưu thông theo nguyên tắc ngang giá) sẽ bị phá vỡ.
Bài luận được xây dựng trên cơ sở lý luận về tiền công của C. Mác dưới chủ
nghĩa tư bản. Vào thời điểm Mác nghiên cứu về vấn đề này, chủ nghĩa tư bản có
thể nói đang rơi vào thời kì khủng hoảng nhất, đen tối nhất khi làn sóng mâu thuẫn
2
trong lòng xã hội giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản đang lên đến cao trào – các
cuộc đấu tranh của công nhân liên tiếp nổ ra. Nhưng lý luận về giá trị thặng dư nói
chung và về tiền công nói riêng, không chỉ ý nghĩa phát hiện và phê phán trong giai
đoạn trên hay trong chủ nghĩa tư bản hiện đại. Nhìn nhận thực tế rằng: giá trị thặng
dư là mục tiêu của mọi ngành, mọi nhà kinh doanh hướng đến – khi xã hội chưa
bước vào thời kì xã hội chủ nghĩa – là một tiền đề quan trọng để có cái nhìn đúng
đắn và khách quan về những lý luận kinh tế của Mác mà lý luận về tiền công là một
trong những lý thuyết cơ bản và phức tạp.
1. Bản chất của tiền công:
Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động, là giá cả
của hàng hóa sức lao động. Nhưng trong xã hội tư bản, tiền công thể hiện ra như là
giá cả của lao động. Sở dĩ như vậy là vì:
- Hàng hóa – sức lao động có đặc điểm là không bao giờ tách khỏi người bán,
hơn nữa người bán chỉ nhận được giá cả sau khi đã cung cấp giá trị sử dụng cho
người mua, tức là sau khi đã cung cấp giá trị sử dụng cho người mua, tức là sau khi
đã lao động.
- Nhà tư bản bỏ tiền ra là để có sức lao động. Các nhà tư bản tìm cách mua
được sức lao động càng rẻ càng tốt, và giải thích rằng lợi nhuận là do mua được

hành hóa dưới giá trị và bán hàng hóa trên giá trị. Số lượng tiền công nhiều hay ít là
tùy theo ngày lao động dài hay ngắn hoặc tùy theo kết quả lao động nhiều hay ít.
- Số lượng tiền công khác nhau trả cho những công nhân làm cùng một công
việc như nhau, đảm nhận chức năng như nhau nhưng khác nhau về chất lượng lao
động.
Hình thức bên ngoài của tiền công đã ngụy trang rất kín đáo sự bóc lột tư bản
chủ nghĩa. Nó đã biểu hiện quan hệ bóc lột thành một quan hệ “thuận mua vừa
bán”, “tự do”, “bình đẳng”, giữa công nhân và nhà tư bản. Nó đã xóa mờ mọi dấu
vết của sự phân chia ngày lao động thành lao động tất yếu và lao động thặng dư,
thành lao động có công và lao động không công.
2. Những hình thức cơ bản của tiền công:
Tiền công theo thời gian: là tiền công trả theo số lượng thời gian (giờ, ngày,
tuần, v. v…) mà người công nhân đã làm việc. Để đánh giá tiền công theo thời gian
3
không chỉ xét tổng số tiền được lĩnh mà còn phải xét độ dài ngày lao động. Đơn vị
tiền công tính theo thời gian trung bình được tính theo công thức
Giá trị (hay giá cả) hàng ngày của sức lao động
Tiền công theo giờ =
Ngày lao động với mhột số giờ nhất định
Tiền công theo sản phẩm: là hình thức chuyển hóa của tiền công tính theo thời
gian, mỗi một đơn vị sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định, gọi là
đơn giá tiền công và được xác định như sau:
Tiền công trung bình một ngày của công nhân
Đơn giá tiền công =
Số lượng sản phẩm của công nhân đó trong
một ngày lao động bình thường
Tiền công theo sản phẩm là hình thức thích tiền công kích thích người lao
động và để quản lý hơn đối với phương thức sản xuất TBCN.
Hình thức tiền công này tạo điều kiện thực hiện việc gia công của những
người lao động việc làm tại nhà, nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện cho những cai

thầu ăn bớt tiền công của những người nhận gia công. Lợi nhuận của những người
trung gian môi giới là khoản chênh lệch giữa tiền công mà nhà tư bản trả với tiền
công mà họ trả cho những người nhận gia công.
Trong hình thức tiền công theo sản phẩm, lợi ích cá nhân kích thích người lao
động làm việc với cường độ lao động cao nhất và kéo dài ngày để tăng thu nhập;
điều đó tạo điều kiện dễ dàng cho người sử dụng lao động làm thuê nâng cao mức
bình thường của cường độ lao động, tức là ngay cả khi tiền công tính theo sản
phẩm không đổi thì tự than nó cũng đã bao hàm sự giảm sút giá cả của sức lao
động.
3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế - Xu hướng hạ thấp tiền công
Tiền công danh nghĩa: là số tiền mà người công nhận nhận được do bán sức
lao động của mình cho nhà tư bản. Tiền công được sử dụng để sản xuất và tái sản
xuất sức lao động, do đó tiền công danh nghĩa phải được chuyển hóa thành tiền
công thực tế.
4
Tiền công thực tế: là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tư liệu
tiêu dùng và dịch vụ mà người công nhân mua được bằng tiền công trên danh nghĩa
của mình.
Tiền công danh nghĩa là giá cả hàng hóa sức lao động, nó có thể tăng lên hay
giảm xuống tùy theo sự biến động trong quan hệ cung- cầu về hàng hóa sức lao
động trên thị trường. Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa vẫn giữ
nguyên, nhưng giá cả tư liệu tiêu dung và dịch vụ tăng lên hay giảm xuống thì tiền
công thực tế giảm xuống hay tăng lên.
C. Mác đã chỉ rõ tính quy luật của sự vận động tiền công trong chủ nghĩa tư
bản như sau: trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, tiền công danh nghĩa
có xu hướng tăng lên, bởi các nhân tố làm tăng giá trị sức lao động như: sự nâng
cao trình độ chuyên môn của người lao động, sự phát triển của khoa học công nghệ
làm tăng năng suất lao động. Nhưng, mức tăng của nó thực tế không theo kịp với
mức giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ, cùng hiện tượng thất nghiệp diễn ra thường
xuyên và các đợt khủng hoảng kinh tế, lạm phát. Khi đó tiền công thực tế của giai

cấp công nhân đang có xu hướng hạ thấp, đồng thời cuộc đấu tranh của giai cấp
công nhân là yếu tố cản trở xu hướng đó.
II. Khảo sát thực tế tiền công tại Việt Nam
1. Khảo sát chung.
- Mức lương bình quân của một số ngành:
+Mức lương trung bình cho vị trí quản trị văn phòng ở công ty trong nước là
2 – 3 triệu đồng/tháng. Vị trí giám đốc nhân sự lương thậm chí từ 1000 – 2000
USD/tháng.
+ Lương một nhân viên maketing tầm tầm ở các công ty nhỏ cũng từ 3 triệu
đồng/tháng trở lên. Còn nhân viên giỏi thì thu nhập có thể tính bằng nghìn đô la,
tùy năng lực. Ông Lê Trung Thành, Phó tổng giám đốc Pepsi Việt Nam, là một
trong những người maketinh giỏi nhất Việt Nam với mức lương 6000 USD/tháng.
+ Một bác sĩ chuyên môn trung bình có thể thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng.
- Mức tăng lương bình quân năm 2011:
5

×