Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Chiến lược phân phối của công ty Kinh Đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.57 KB, 10 trang )

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5- LỚP ĐHKT-K13C
STT Họ và tên
Mức độ đóng
góp
Xếp loại
1 Hoàng Thị Hoa Tích cực A
2 Mai Thị Hoa Tích cực A
3 Lê Thị Hòa Tích cực A
4 Nguyễn Thị Lan Tích cực A
5 Nguyễn Thi Linh
a
Tích cực A
6 Lê Thị Mai Tích cực A
7 Trần Thị Ngọc Tích cực A
8 Lại Thị Như Tích cực A
9 Nguyễn Thu Thảo Tích cực A
10 Lê Thị Thơm Tích cực A
1.Lý do lựa chọn công ty Kinh Đô :
Trong cơ chế thị trường hiện nay, vấn đề tiêu thụ sản phẩm luôn là vấn đề
sống còn đối với bất cứ một doanh nghiệp nào. Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và
phát triển nếu như sản phẩm của họ tiêu thụ được trên thị trường. Một doanh
nghiệp muốn tiêu thụ tốt sản phẩm của mình nhất thiết họ phải có một hệ thống
kênh phân phối được xây dựng và quản trị một cách có hiệu quả.Để xây dựng và
vận hành được một hệ thống kênh phân phối hoạt động có hiệu quả, một trong
những vấn đề quan trọng nhất là người lãnh đạo kênh phải có nhận ra được các cơ
sở sức mạnh mà mình đang nắm giữ và vận dụng các cơ sở sức mạnh đó một cách
hợp lý vào hoạt động quản lý điều hành kênh hay không? Nếu nhận thức một cách
đúng đắn về vai trò quan trọngcủa các cơ sở sức mạnh này thì người lãnh đạo kênh
sẽ có thể tạo nên một sự ảnh hưởng đến hành vi của các thành viên khác trong
kênh, giúp họ phối hợp hoạt động có hiệu quả hơn vì một mục tiêu phân phối
chung. Kết quả là người lãnh đạo kênh sẽ tạo lập được một kênh phân phối thông


suốt để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, tạo nên một lợi thế cạnh tranh dài hạn
trên thị trường.
Hệ thống phân phối của công ty CP Kinh Đô được coi là hoàn thiện nhất
trong các doan nghiệp sản xuất bánh kẹo trên thị trường Việt Nam hiện nay, hệ
thống kênh phân phối của công ty được tổ chức khá hợp lý, phù hợp với đặc điểm
của công ty và tình hình thị trường. Nhờ hệ thống kênh phân phối đã thiết lập,
Kinh Đô đã đạt được những thành tựu không nhỏ trong hoạt động tiêu thụ, làm cơ
sở cho sự phát triển bền vững lâu dài của công ty trong môi trường cạnh tranh của
thị trường trong nước vốn đã gay gắt lại càng gay gắt hơn khi đất nước đang trong
xu thế hội nhập quốc tế. Kênh phân phối của công ty ngày càng hoàn thiện cả về tổ
chức và quản lý, đã góp phần củng cố và mở rộng thị trường trên cơ sở duy trì và
phát triển mối quan hệ tốt đẹp, các bên cùng có lợi với các thành viên trong kênh
phân phối.Với 1 chiến lược phân phối hiệu quả, công ty đã và đang đạt được những
thành tựu to lớn trong sự nghiệp kinh doanh của mình.
Để hiểu rõ hơn về những chiến lược trong phân phối của công ty Kinh Đô,
nhóm tôi đi vào nghiên cứu đề tài“ Chiến lược phân phối của công ty Kinh Đô “.
2.Tổng quan về công ty Kinh Đô :
- Tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô,
thành lập theo QĐ216GP-UB ngày 27/02/1993 của UBND TP.HCM và Giấy Kinh
doanh số 048307 do Trọng tài Kinh tế TP.HCM cấp ngày 02/03/1993. Khi thành
lập, công ty là một xưởng sản xuất nhỏ với 70 công nhân và số vốn 1,4 tỉ đồng,
khởi đầu với sự thành công của sản phẩm Snack. Từ năm 1996 trở lại đây, công ty
liên tục nhập các dây chuyền sản xuất mới hiện đại, để sản xuất nhiều ngành sản
phẩm mới như: Cookies, bánh mì, bánh bông lan, Chocolate, kẹo, bánh AFC đã tạo
nên tên tuổi của Kinh Đô. Hiện tại, Kinh Đô đẩy mạnh mở rộng cả chiều rộng và
chiều sâu ngành thực phẩm thông qua chiến lược mua bán và sáp nhập các công ty
trong ngành, hướng tới trở thành Tập đoàn thực phẩm hàng đầu Việt Nam. Năm
2010 đã sáp nhập Kinh Đô Miền Bắc và Công ty Ki Do vào CTCP Kinh Đô.
- Logo công ty:
Màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh nội tại với đầy đủ tâm huyết và lòng trung

thành, tất cả vì sự nghiệp xây dựng và phát triển của công ty.
Tên Kinh Đô là mong muốn doanh nghiệp có sự lớn mạnh vững vàng, nâng
cao tầm vóc và uy tín của mình trên thương trường. Hình Ellipse đại diện cho thị
trường nội địa luôn tăng trưởng, sản phẩm Kinh Đô luôn chiếm thị phần quan trọng
và ổn định.
Hình vương miện đại diện cho thị trường xuất khẩu, sản phẩm Kinh Đô luôn
hướng tới năm châu. Với sức bật đầu tư, tạo nên bước đột phá mới, sản phẩm sẽ
vươn rộng có mặt khắp mọi nơi trên thế giới.
- Tầm nhìn của Công ty: Hương vị cho cuộc sống.
- Sứ mệnh của Công ty:
+ Với người tiêu dùng: tạo ra những sản phẩm phù hợp, tiện dụng bao gồm
các loại thực phẩm thông dụng, thiết yếu, các sản phẩm bổ sung và đồ uống.
+ Với cổ đông: mang lại mức lợi nhuận tối đa trong dài hạn và thực hiện tốt
việc quản lý rủi ro với những khoản đầu tư.
+ Với đối tác: tạo ra những giá trị bền vững cho tất cả các thành viên trong
chuỗi cung ứng, đảm bảo lợi nhuận hợp lý, thỏa mãn được mong ước của khách
hàng.
+ Với nhân viên: tạo mọi điều kiện để thỏa mãn các nhu cầu, kỳ vọng trong
công việc của nhân viên.
+ Với cộng đồng: tham gia và đóng góp cho các chương trình hướng đến
cộng đồng và xã hội.
- Mục tiêu chiến lược Công ty:
+ Định hướng chiến lược phát triển của Kinh Đô trở thành: Tập đoàn thực
phẩm hàng đầu Việt Nam, tầm trung của khu vực và hướng tới một Tập đoàn đa
ngành: thực phẩm, bán lẻ, địa ốc, tài chính nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững
đến 2015 và tương lai.
+ Định vị chiến lược của Công ty với trọng tâm là khách hàng, đồng thời vẫn
quan tâm đến giải pháp sản phẩm tối ưu và định vị hệ thống một cách đồng bộ.
- Các nhóm sản phẩm chính của Công ty:
Gồm: Bánh cookies, bánh crackers, bánh snack, bánh trung thu, bánh mì

công nghiệp, kẹo cứng mềm và chocolate và bánh tươi.
- Xếp hạng thương hiệu của Kinh Đô :
Hạng Thương hiệu Quốc gia Ngành hàng
Chỉ số nổi
tiếng
1 Japan Phương tiện giao thông vận tải 72,6
2 Netherlands Hóa phẩm – Hóa mỹ phẩm 66,6
3 Finland Viễn thông 65,1
4 Viet Nam Thực phẩm 60,3
5 Japan Điện - Điện tử - Điện gia dụng 58,2
6 Germany Thương mại tổng hợp 57,8
Bảng xếp hạng các thương hiệu hàng đầu Việt Nam (nguồn:ACNielsen)
- Thành tựu:
+TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam, xếp hạng nhất trong ngành thực
phẩm. Chương trình này do VCCI & Neilsen Việt Nam phối hợp tổ chức dựa trên
nghiên cứu người tiêu dùng bình chọn cho 500 thương hiệu.
+TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và Top 100 doanh nghiệp tư nhân
lớn nhất Việt Nam (theo doanh thu) năm 2009 do báo VietNamNet &Công ty
VietNam Report bình chọn.
+Cúp vàng “Thương hiệu vàng an toàn vệ sinh thực phẩm”.
+Giải thưởng “Doanh nghiệp ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện
(TQM) xuất sắc.
+Danh hiệu:“Hàng Việt Nam chất lượng cao” 14 năm liền do người tiêu dùng
bình chọn.
+Danh hiệu“Sản phẩm Tin & Dùng 2009” và danh hiệu “Sản phẩm Việt Nam
tốt nhất” năm 2009 do người tiêu dùng bình chọn.
+Bộ GD & ĐT tặng bằng khen: “Đơn vị đã có những đóng góp xuất sắc cho
sự nghiệp giáo dục”.

×