Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Dịch vụ logistics

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.05 KB, 16 trang )

Sự phong phú, đa dạng hóa của các hoạt động thương mại trong điều kiện kinh tế
thị trường đã kéo theo yêu cầu phải nâng cao tính chuyên môn hóa. Nhằm đáp ứng xu
thế khách quan đó, đồng thời cũng để thúc đẩy quá trình giao lưu thương mại, dịch vụ
giao nhận hàng hóa ra đời và ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong lưu
thông hàng hóa. Đặc biệt, trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, khi mà hoạt động giao
lưu thương mại diễn ra ở phạm vi rộng khắp trên toàn thế giới, thì chính bản thân nội
hàm của giao nhận hàng hóa cũng được mở rộng và đòi hòi phải có sự điều chỉnh hợp
lý của pháp luật. Pháp luật thương mại Việt Nam công nhận khái niệm này với tên gọi
“dịch vụ logistics” và bước đầu đã xây dựng được một hệ thống các quy định điều
chỉnh hoạt đông thương mại này – cho thấy nỗ lực của chúng ta trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế.
Vậy, để có thể hiểu thêm về dịch vụ logistics cũng như tầm quan trọng của nó
trong giao lưu thương mại, hãy cùng tìm hiểu các nội dung cơ bản của pháp luật về
dịch vụ logistics tại Việt Nam.
I. Khái quát chung về dịch vụ logistics.
1. Khái niệm.
Dịch vụ logistics được định nghĩa như sau tại Điều 233 Luật thương mại 2005:
“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một
hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải
quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu,
giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách
hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-
gi-stíc.”
Luật thương mại 1997 gọi dịch vụ này bằng một cái tên thuần Việt và dễ hiểu hơn,
là dịch vụ giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường mà nội hàm khái niệm “giao nhận hàng hóa” ngày càng được mở rộng. Chính
vì vậy, nhằm đáp ứng các yêu cầu khách quan, Luật thương mại 2005 đã lần đầu ghi
nhận khái niêm dịch vụ logistics với nội dung đã trích dẫn trên.
1
Để hiểu rõ hơn về loại dịch vụ này, ta hãy cùng xét các đặc trưng pháp lý của nó.
2. Các đặc trưng pháp lí của dịch vụ logistics


 Chủ thể : gồm hai bên là người làm dịch vụ logistics và khách hàng.
• Người làm dịch vụ logistics: phải là thương nhân, có đăng kí kinh doanh để thực
hiện dịch vụ logistics;
• Khách hàng: là những người có hàng hóa cần gửi hoặc cần nhận và có nhu cầu sử
dụng dịch vụ giao nhận. Khách hàng có thể là người vận chuyển hoặc thậm chí có thể
là người làm dịch vụ logistics khác. Như vậy khách hàng có thể là thương nhân hoặc
không phải là thương nhân, có thể là chủ sở hữu hàng hóa hoặc không phải là chủ sở
hữu hàng hóa.
 Nội dung : Nội dung của dịch vụ logistics rất đa dạng.
• Nhận hàng từ người gửi để tổ chức việc vận chuyển: Đóng gói bao bì, ghi kí mã
hiệu, chuyển hàng từ kho của người gửi tới cảng, bến tàu, bến xe và địa điểm giao
hàng khác theo thỏa thuận giữa người vận chuyển với người thuê vận chuyển;
• Làm các thủ tục, giấy tờ cần thiết để gửi hàng hóa hoặc nhận hàng hóa được vận
chuyển đến;
• Giao hàng hóa cho người vận chuyển; xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển
theo quy định; nhận hàng hóa được vận chuyển đến;
• Tổ chức nhận hàng, lưu kho, lưu bãi, bảo quản hàng hóa hoặc thực hiện việc giao
hàng hóa được vận chuyển đến cho người có quyền nhận hàng.
 Tính chất : Dịch vụ logistics là một loại hoạt động dịch vụ. Thương nhân kinh
doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa được khách hàng trả tiền công và các khoản chi phí
hợp lí khác từ việc cung ứng dịch vụ.
II. Các quy định của pháp luật về dịch vụ logistics ở Việt Nam.
Như đã trình bày ở trên, các công việc nằm trong nội dung của dịch vụ logistics rất
đa dạng, phong phú. Do vậy có thể nói dịch vụ này có phạm vi rất rộng, từ đó kéo
theo việc nó phải chịu sự điều chỉnh của rất nhiều các văn bản pháp luật khác nhau.
Ngoài các quy định từ Điều 233 đến Điều 240 Luật thương mại 2005 trực tiếp điều
2
chỉnh, việc kinh doanh, sử dụng dịch vụ và các vấn đề khác liên quan đến quan hệ
dịch vụ còn được quy định bởi nhiều văn bản khác như Nghị định 140/2007/NĐ-CP
ngày 05/09/2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh

doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch
vụ logistics (sau đây gọi tắt là Nghị định 140/2007/NĐ-CP); Luật hàng hải; Luật hàng
không,.. và cả các Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế liên quan..
Dưới đây xin được trình bày những nội dung cơ bản của pháp luật về dịch vụ
logistics ở Việt Nam.
1. Phân loại dịch vụ logistics.
Điều 4 Nghị định 140/2007/NĐ-CP phân loại dịch vụ logistics thành ba loại chủ
yếu như sau:
 Các dịch vụ lô-gi-stíc chủ yếu, bao gồm:
• Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
• Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi
container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
• Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế
hoạch bốc dỡ hàng hóa;
• Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin
liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi lô-gi-stíc; hoạt
động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi
mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.
 Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải, bao gồm:
• Dịch vụ vận tải hàng hải;
• Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;
• Dịch vụ vận tải hàng không;
• Dịch vụ vận tải đường sắt;
• Dịch vụ vận tải đường bộ.
• Dịch vụ vận tải đường ống.
 Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan khác, bao gồm:
3
• Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
• Dịch vụ bưu chính;
• Dịch vụ thương mại bán buôn;

• Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom,
tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;
• Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
Cách phân loại như trên về cơ bản đã tương đối rõ ràng, cụ thể, song vẫn chưa thể
bao quát được nội dung rộng lớn của dịch vụ logistics với các công việc hiện đang tồn
tại, mà chỉ mới nghiêng về các dịch vụ logistics mang tính vận tải.
2. Về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics không được quy định cụ thể trong Luật
thương mại 2005. Khoản 1 Điều 234 luật này chỉ quy định: “Thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy
định của pháp luật”. Như vậy, ta phải xem xét những văn bản hướng dẫn thi hành do
Chính phủ ban hành, quy định chi tiết điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics – mà ở
đây cụ thể là Nghị định 140/2007/NĐ-CP.
 Theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này, thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics phải đáp ứng được các điều kiện chung sau đây:
 Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.
 Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có
đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.
 Riêng với thương nhân nước ngoài, thì ngoài hai điều kiện nói trên, họ còn phải
đảm bảo một số điều kiện cụ thể khác như sau:
• Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập công ty
liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%;
• Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì được thành lập công ty liên doanh,
trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%; hạn chế này chấm
dứt vào năm 2014;
4
• Trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên
doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được
thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
kể từ năm 2014;

• Trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty liên doanh,
trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là
51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014.
Như vậy, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải là doanh nghiệp, đáp ứng
các điều kiện về doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp hoặc Luật doanh nghiệp Nhà
nước và các văn bản hướng dẫn những luật này. Đây là điều kiện tiên quyết. Thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần, công
ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, song dù tồn tại dưới hình thức nào thì cũng
phải đáp ứng điều kiện của pháp luật về hình thức ấy.
Ngoài ra, một thương nhân muốn kinh doanh dịch vụ còn phải có “đầy đủ phương
tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp
ứng yêu cầu”. Các phương tiện, thiết bị, công cụ ở đây là xe nâng hạ hàng hóa, dây
chuyền, băng tải, phương tiện đóng gói mã hàng hóa, hệ thống đường ống, đèn chiếu
sáng…; đội ngũ nhân viên được đào tạo đáp ứng yêu cầu công việc có nghĩa là đáp
ứng được các yêu cầu về trình độ, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức hiểu
biết pháp luật. Nếu điều kiện đầu tiên “thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là
doanh nghiệp” là điều kiện cần, thì đây là điều kiện đủ.
Riêng với đối tượng là thương nhân nước ngoài khi tham gia kinh doanh dịch vụ
logistics tại Việt Nam, thì ngoài hai điều kiện chung nói trên, còn phải đáp ứng các
điều kiện cụ thể về vốn góp, tỉ lệ góp, hình thức tồn tại… và phải tuân thủ pháp luật
Việt Nam về mở cửa thị trường kinh doanh dịch vụ logistics khi gia nhập WTO.
 Riêng đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận
tải, Điều 6 Nghị định 140/2007/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh như sau:
“1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.
2. Tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật Việt
Nam.
5
3. Thương nhân nước ngoài ngoài kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc ngoài việc đáp ứng
các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 Điều này chỉ được kinh doanh các dịch vụ lô-
gi-stíc khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:

a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hải thì chỉ được thành lập công ty
liên doanh vận hành đội tàu từ năm 2009, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước
ngoài không quá 49%; được thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế
trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, hạn chế này chấm
dứt vào năm 2012;
b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải thuỷ nội địa thì chỉ được thành lập công ty
liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%;
c) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thì thực hiện theo quy định của
Luật hàng không dân dụng Việt Nam;
d) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt thì chỉ được thành lập công ty
liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%;
đ) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ thì được thành lập công ty liên
doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này
là 51% kể từ năm 2010;
e) Không được thực hiện dịch vụ vận tải đường ống, trừ trường hợp điều ước quốc tế
mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.”
 Điều kiện đối với các thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics liên quan khác
thì được quy định tại Điều 7 của Nghị Định:
“1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.
2. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc chỉ được kinh doanh các
dịch vụ lô-gi-stíc khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:
a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật:
Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ thì chỉ
được thực hiện dưới hình thức liên doanh sau ba năm hoặc dưới các hình thức khác
sau năm năm, kể từ khi doanh nghiệp tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó.
Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương
tiện vận tải.
6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×