Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Những vấn đề pháp lý cơ bản mà Hiệp định thương mại đặt ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.11 KB, 12 trang )

Những vấn đề pháp lý cơ bản mà Hiệp định thương mại đặt ra
Lao động là bản chất của con người. Lao động là một trong những yếu tố cơ
bản cấu thành nên Đạo Đức của con người ,cụ thể là yếu tố phản ánh nét đặc trưng
xã hội của con người.Thông qua lao động con người ngày càng trở lên hoàn thiện
hơn về tư duy phát triển đầy đủ hơn cả về thể lực và trí tuệ, quá trình lao động đã
làm cho trình độ nhận thức của con người ngày càng đạt được thành tựu cao cả trên
lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội. Quá trình thực tiễn – tư duy – lao động – và
thực tiễn đã khiến các nhà lý luận kinh điển tổng kết,đúc rút ra thành lý luận rất cơ
bản, hơn nữa lý luận đó lại được qua một thời kỳ thử nghiệm thực tiễn rất lâu dài.
Tính đúng đắn của nó là không thể phủ nhận. Có thể khẳng định rằng: Lao động là
tiền đề của nhận thức. Quá trình lao động đã gắn kết tất cả mọi con người trong lao
động lại với nhau – Mối quan hệ đó dược gọi là quan hệ lao động ngay từ buổi đầu
sơ khai quan hệ lao động trong xã hội mới khi không lại ở sự tự giác, càng chính
xác, cùng đảm trách và cùng thực hiện một công việc nhất định. Theo cùng thời
gian quá trình lao động đã được chuyên môn hoá ngày càng cao, đặc biệt từ sau khi
xã hội có sự phân công lao động lần thứ ba, các ngành chăn nuôi và thủ công được
tách ra khỏi ngành trồng trọt, sự phân công lao động xã hội ngày càng trở lên sâu
sắc hơn, rõ rệt hơn. Đặc biệt hơn trong thời kỳ xã hội có sự phân chia giai cấp, sự
không thống nhất về ý trí giữa các giai cấp xã hội về lao động càng đẩy xã hội đến
phân cực rõ rệt hơn bao giờ hết và từ đó thế giới xã hội loài người tiến dần đến giai
đoạn chiến hữu nô lệ, một thời kỳ khủng hoảng và đen tối nhất của con người và
bóc lột sức lao động của những đồng loại mà chính con người là thủ phạm. Có thể
nói rằng “quan hệ lao động xã hội” là sự liên kết giữa mọi con người trong quá
trình lao động sản xuất trên các lĩnh vực phân công lao động, sử dụng lao động và
phân phối sản phẩm lao động mà họ làm ra, quan hệ lao động trong xã hội có giai
cấp có thể xem xét rằng đó là một quan hệ bất bình đẳng bởi vì dưới chế độ xã hội
ấy, giai cấp thống trị xã hội là giai cấp áp đặt mọi ý trí của nó lên toàn xã hội nói
chung hay áp đặt ý trí riêng, về lĩnh vực lao dộng nói riêng, nó ý thức rằng toàn bộ
hoạt động làm ra sản phẩm xã hội là để phục vụ tầng lớp giai cấp thống trị trong xã
hội chứ không phải là để phục vụ cho toàn xã hội, vì vậy bóc lột sức lao động càng
nhiều càng tốt, càng mang lại lợi nhuận cao. Trong quá trình sản xuất cho người sử


dụng lao động, phân công lao động hay nói cho đúng hơn là càng mang lại siêu lợi
nhuận cho giai cấp thống trị xã hội lúc bấy giờ.
Về phía người lao động họ không còn gì ngoài sức lao động của mình, họ
phải mang nó đến bán cho người sử dụng lao động và có tư liệu sản xuât để bán chỉ
sức lao động của mình đổi lấy một ít lương thực cho người sử dụnglao động ban
phát để rồi họ mang về đảm bảo cho cuộc sông gia đình họ tuy biết việc còn vô
cùng khó khăn so với các nhu cầu bình thường mà họ cần đến. Bản thân người lao
động do chưa đủ để đáp ứng cho nhu cầu gia đình họ thì làm sao mà người lao
động có thể tái sản xuất nếu lao động của chính bản thân họ nữa. Nguồn lao động
trong xã hội có giai cấp đang phải ăn dần sức lao động của chính anh ta ...để rồi họ
mới có đủ sức lao động mà tham gia hoạt động sản xuất cho người sử dụng lao
động hay nói đúng hơn là bán rẻ mạc sức lao động của họ.
Quan hệ lao động trong xã hội có giai cấp là quan hệ bóc lột sức lao động
của người sử dụng lao động đối với người lao động. Biểu hiện của sự bóc lột đó là
người sử dụng lao động đồng thời giữ lao động một cách tuỳ tiện, thời gian lao
động càng nhiều thì người lao động lại càng làm ra nhiều sản phẩm cho người sử
dụng lao động, lợi nhuận càng cao. Mặt khác người lao động đã phải làm việc với
một thời gian dài cường độ lao động lại rất lớn thế ma khi phân phối sản phẩm thì
lại chẳng được bao nhiêu, kết quả lao động mà họ được người sử dụng lao động trả
không sứng đáng với cái giá trị sức lao động mà họ đã phải bỏ ra trong quá trình
sản xuất. Điều đó đã nói lên sự bất công trong quan hệ lao động dưới chế độ xã hội
có giai cấp.
Lao động dưới chế độ có gíai cấp đã trở thành hàng hoá - một thứ hàng hoá
đặc biệt, người lao động là một chủ thể đặc biệt sở hữu cái hàng hoá đặc biệt ấy-
cái tài sản vô cùng quý giá đó.Chính lao động là điều kiện để tồn tại cho một con
người nói riêng hay diều kiện tồn taị cho cả một xã hội nói chung.Nói một cách
khác là sự tồn tại của xã hội không thể tach giời hoạt động thực tiễn cảu mỗi thành
viên xã hội, đó chính là một quá chình khép kín theo xu hướng mở rộng và phát
triển.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công đã mở ra trên đất nước ta một giai

đoạn lịch sử mới đó là nền dân chủ cộng hoà một thế kỷ chân chị lý tưởng mà trải
qua bao nhieu thời gian dài đấu tranh và đào thải tự nhiên mơí có dược.Chế độ dân
chủ- chế độ chỉ có một giai cấp công nhân, một giai cấp có lực lượng vĩ đại ,hùng
mạnh và tiến bộ nhất mà hạt nhân của nó là Đảng cộng sản mới có thể tiến hành
thắng lợi được một cách chọn vẹn và toàn diện. Khẳng định rằng chỉ có nền dân
chủ mới có thể đem lại sự bình đẳng, cuộc sống no đủ hạnh phúc cho tất cả mọi
thành viên trong xã hội.
Lao động hay nói dúng hơn là quan hệ lao động trong trế độ dân chủ là một
yếu tố rất nhạy cảm ,nó không chỉ là một quan hệ đơn phương mà nó chính là một
sự thoả thuận một cách rất nghiêm túc giữa người lao động và người sử dụng lao
động ,sự phản ánh khách quan sự phát triển tất yếu của xã hội.Thông qua quan hệ
lao động,người sử dụng lao động,sử dụng lao động một cách đúng mục đích nhằm
tận dụng triệt để sức lao động đi thuê và đồng thời tạo ra được nhiều sản phẩm nhất
cho doanh nghiệp, cho xã hội .Sức lao động của người lao động là tài sản quý giá
nhất được người lao động sinh ra trong quá trình lao động và được tính bằng sản
phẩm do chính họ làm ra. Tiền lương do người sử dụng thanh toán cho người lao
động trong quá trình sản xuất phải bảo đảm bảo các yếu tố sau đây:
Tái sản xuất sức lao động cho chính người lao động:
Phụ cấp và bảo đảm cuộc sống thêm cho gia đình.
Một phần để tích luỹ và tham gia các hoạt động xã hội.
Sau gần năm mươi năm ra đời, năm 1994 nhà nước ta đã ban hành bộ luật
lao động nhằm thể chế hoá sự lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam về quản lý nhà
nước về lao động và sử dụng lao động.Bộ luật lao động năm 1994 đã đánh lên một
bước quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.Nó từng kế
thừa và phát triển lao động năm 1945 đến thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới. Cụ
thể hoá các guyên tắc cơ bản của hiến pháp năm 19943 về các quan hệ lao
động.Tuy nhiên sau gần tám năm thực hiện bộ luật lao động mới,bộ luật lao động
năm 1994 đã lĩnh hội một số thiếu xót, không thể đáp ứng với tình hình mới nhất là
trong tình hình kinh tế với thị trường, nhu caauf sức lao động lại càng đòi hỏi hơn
bao giờ hết...

Bộ luật lao động của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam đã được sửa
đổi bổ xung năm 2002 là kết quả rất to lớn của các nhà làm luật,trải qua một quá
trình nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, bộ luật lao động năm 2002 đã
phản ánh rất cụ thể đường lối chính xác của đảng và nhà nước ta về lao động. Với
kết cấu gồm 17 chương và 198 điều, bộ luật lao động của nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã phản ánh đầy đủ các chế định về lao động như: Việc làm, thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, quy định riêng với lao động nữ,
giải quyết chanh chấp về lao động..vv..Đã phản ánh quan điểm đúng đắn của đảng
và nhà nước ta, nó thể hiện sự quan tâm rất đúng đắn của nhà nước ta về sử dụng
lao động. Điều 55 Hiến pháp năm1992 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt
nam quy định như sau: “ Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân, nhà nước và
xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động”. Nhà nước ta
khẳng định rằng quan hệ lao động là một trong những yếu tố làm thay đổi và phát
triển xã hội, phát triển đất nước. Giai cấp công nhân Việt Nam la giai cấp lãnh đạo
xã hội, để bảo vệ quyền lao động của con người, xoá bỏ hiện tượng bóc lột lao
động dưới bất kỳ một hình thức nào, đó là thể hiện ý chí của người giai cấp công
nhân Việt Nam. Thể chế hơn đường lối đó như nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Đã quy định rất đầt đủ và rõ dàng các qua điểm đó. Quan hệ lao động
trong xã hội nước ta hiện nay được nhà nước tập trung điều chỉnh, ban hành các
chính sách có liên quan đến lao động bảo đảm người lao động vừa có việc làm thu
nhập ổn định tái sản xuất sức lao động, mặt khác lại bảo đảm sức lao động được sử
dụng đúng mục đích không bị lãng phí và hiệu quả lao động đạt được cao. Điều 56
hiến pháp năm 1992 cũng quy định rõ: “ nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo
hộ lao động.
Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghi ngơi
và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức nhà nước và những người lam công ăn
lương, khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người
lao động.”
Xuất phát từ tình hình nước ta trước vào giai đoạn thời kì đổi mới toàn diện
đất nước do đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI khởi xướng, từ đó đổi mới

về hoạt động kinh tế là một trong nhưng yếu tố cấp bách nhất, trong lúc sức lao
động đang dư thừa, tăng nhanh. Mặt khác nền kinh tế thị trưòng đang đặt ra trình tự
chủ chương sản xuất kinh doanh, tính hiệu quả của quá trình sản xuất lại càng khắt
khe hơn bao giờ hết. Mục tiêu lớn nhất của Đảng và nhà nước ta đặt ra là toàn bộ
nền kinh tế dần dần được sắp xếp lại hợp lý hơn và hiệu quả hơn. Vấn đề việc làm
đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội nói chung và của người lao
động nói riêng. Quan hệ cung cầu của sức lao động của nước ta trong một vài năm
gần đây đã có những biểu hiện mất cân đối. Mối quan hệ giữa lao động và người sử
dụng lao động cũng đã có thay đổi một cách rõ rệt bởi vì lợi ích giữa họ có những
mâu thuẫn, mâu thuẫn đó đòi hỏi nhà nước phải có sự điều chỉnh kịp thời bằng cách
chế độ phản ánh các thái độ và quan điểm của nhà nước ta trên lĩnh vực lao động và
đặc biệt các yếu tố mới đang có thể ảnh hưởng và phân hoá quan hệ lao động. Sự
cần thiết phải ban hành bộ luật lao động mới, phù hợp hơn trong điều kiện nền kinh
tế đang trên dà phát triển là vô cùng cần thiết. Đáp ứng đầy đủ nguyện vọng của
toàn thể nhân dân lao động nước ta.
Luật lao động được ban hành là một sự kiện quan trọng to lớn đối với công
nhân lao động và những người sử dụng lao động, lần đầu tiên ở nước ta đã có một
bộ luật lao động điều chỉnh rất hợp lý mối quan hệ giữa người sử dụnglao động và

×