A-MỞ BÀI
Khi bước vào nên kinh tế thị trường,trong bối cảnh toàn cấu hóa dần
mở rộng nhiều quan hệ mua bán hàng hóa,việc mua bán hàng hóa không chỉ
diễn ra trong lãnh thổ một nước với nhau mà còn thực hiện các quan hệ trao
đổi mua bán hàng hóa quốc tế. Nhất là trong quan hệ mua bán hàng hóa
hiện nay, thì việc mua bán cung ứng dịch vụ vơi nhau thường được thể hiện
dưới nhiều cách thức và nội dung khác nhau nên các hành vi mua bán trong
thương mậinỳ được thể hiện bằng một hình thức nhất định đó là đó là hợp
đồng mua bán hàng hóa. Khi xuất hiện một hình thức giao kết bằng hình
thức hợp đồng dã giúp cho việc trao đổi hàng hóa qiữa các thương nhân
hay các chủ thể với nhau được tiến hành dễ dàng và có cơ sở pháp lí hơn
theo luật thương mại năm 2005 đã đưa ra những quy định nhất định để điều
chỉnh các quan hệ mua bán hàng hóa.Những quy định của pháp luật được
thể hiện trong hợp đồng đã xác định rõ ràng các quyền, nghĩa vụ và các điều
khoản cơ bản để các bên có thể giao kết với nhau.Sau đây,em xin trình bày
một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa.
B- NỘI DUNG
I ) Khái quát chung về pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa:
1)Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa
Quan hệ mua bán hàng hóa đươc xác lập và thực hiện trên cơ sở thuận
mua,vừa bán, tức là trên cơ sở thống nhất ý chí của các bên.Sự thống nhất ý
chí ( hay còn gọi là sự thỏa thuận ) đó được gọi là hợp đồng mua bán hàng
hóa.Hợp đồng mua bán hành hóa có bản chất của hợp đồng mua bán nói
chung. Đó là sự thỏa thuận của các bên nhằm xác lập,thay đổi hoặc chấm
dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán. Dù là mua bán tài sản
trong dân sự hay mua bán hàng hóa trong thương mại thì bản chất của nó
cũng không có gì đổi khác mà vẫn có nội dung là: người bán phải giao đối
tượng được bán và quyền sở hữu đối tượng đó cho người mua và nhận
tiền,còn người mua thì nhận đối tượng được mua và trả tiền.Luật thương
mại năm 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng
hóa,nhưng chúng ta có thể xác định hợp đồng mua bán hàng hóa trong
thương mại dựa vào quy định của Bộ luật dân sự về hợp đồng mua bán tài
sản.Từ đó cho thấy hợp đồng mua bán tài sản trong thương mại là một dạng
cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản.Một hợp đồng mua bán có thể là thỏa
thuận về việc mua bán hàng hóa ở hiện tại hoặc mua bán hàng hóa sẽ có ở
một thời điểm nào đó trong tương lai.Bất cứ khi nào một người mua hàng
hóa bằng tiền hoặc phương thức thanh toán khác và nhận quyền sở hữu
hàng hóa thì khi đó hình thành nên quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa.
1
2) Các văn bản pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa:
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng trong thương mại nên
trươc hết hợp đồng mua bán hàng hóa chịu sự điều chỉnh của Luật thương
mại năm 2005.Song luật thương mại không đưa ra định nghĩa về hợp đồng
mua bán hàng hóa, vậy việc xác định bản chất pháp lý của hợp đồng mua
bán hàng hóa trong thương mại dựa trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự
về hờp đồng mua bán tài sản nên hợp đồng mua bán hàng hóa còn chịu sự
điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 2005.Đặc biệt trong hợp đồng mua bán
hàng hóa gồm có hoạt động mua bán hàng hóa trong nước và có hợp đồng
mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài ( hợp đồng mua bná hàng hóa quốc
tế ),trong đó hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được sự điều chỉnh của
công ước Viên năm 1980.
II)Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa
1. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa
Về chủ thể,hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể
chủ yếu là thương nhân hoặc một trong hai bên phải là thương nhân.Theo
quy định của luật thương mại năm 2005,thương nhân bao gồm tổ chức kinh
tế được thành lập hợp pháp,cá nhân hoạt động thương mại một cách độc
lập,thường xuyên và có đăng kí kinh doanh.Tổ chức kinh tế được thành lập
hợp pháp nhằm mục đích hoạt động thương mại một cách độc lập,thường
xuyên và có đăng kí kinh doanh sẽ được coi là thương nhân.Thương nhân
là chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là thương nhân Việt Nam
hoặc thương nhân nước ngoài .Ngoài chủ thể là thương nhân ,các tổ
chức,cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của
hợp đồng mua bán hàng hóa.Khác với bên là thương nhân,bên không phải
là thương nhân có thể là mọi chủ thể có đủ năng lực hành vi để tham gia
giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của pháp
luật.Hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm
mục đích sinh lợi trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo lụât
thương mại khi chủ thể này lựa chọn áp dụng luật thương mại.
2. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa
Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa.Hàng hóa là những
sản phẩm lao động của con người,được tạo ra nhằm mục diách trao đổi để
thỏa mãn nhu cầu của con người.Hàng hóa có thể là vật,là sức lao động của
con người,là các quyền tài sản.Dưới góc độ kinh tế,hnàg hóa được phân
2
thành tài sản hữu hình và tài sản vô hình;dưới góc độ pháp luật,hàng hóa
được phân thành động sản và bất động sản.
Theo pháp luật thương mại của đa số các nước và trong nhiều điều ước
quốc tế(như hiệp định thành lập khối thị trường chung Châu Âu,công ước
viên năm 1980 về mua bán hàng hóa…),hàng hóa là đối tượng có thể mua
bán trong thương mại bao gồm những loại tài sản có hai thuộc tính cơ bản
là:có thể đưa vào lưu thông và có tính trao đổi,mua bán.Công ước viên năm
1980 về mua bán hàng hóa quốc tế chỉ loại trừ đối với việc mua bán chứng
khoán,giấy bảo đảm chứng từ và tiền lưu thông,điện năng,phương tiện vận
tải đường thủy,đường hàng không…
Khoản 2 điều 3 luật thương mại năm 2005 đã mở rộng quy định hàng hóa
đơn.Theo đó,hàng hóa bao gồm tất cả các động sản,kể cả động sản hình
thành trong tương lai; và các vật gắn liền với đất đai.Tuy nhiên,khái niệm
về hàng hóa vẫn còn có sự hạn chế,chúng ta dễ dàng nhận thấy hàng hóa
chỉ bao gồm các loại tài sản hữu hình.Như vậy,các loại tài sản vô hình khác
như quyền sử dụng đất,quyền sở hữu trí tuệ…chưa được thừa nhận là hàng
hóa.Trong khi các văn bản khác như bộ luật dân sự,luật đất đai năm 2003
quy định người có quyền sử dụng đất đươc quyền chuyển nhượng,cho
thuê,thế chấp…thậm chí thừa nhận trên thực tế sàn giao dịch về quyền sử
dụng đất.Như vậy,chúng ta có thể hiểu hàng hóa trong hợp đồng mua bán
hàng hóa bao gồm tất cả các động sản,kể cả động sản hình thành trong
tương lai;và các vật gắn liền với đất.Tuy nhiên,khi các chủ thể tham gia
quan hệ mua bán hàng hóa cần phải xem hàng hóa mà mình định mua hoặc
bán là cái gì,nó có thuộc danh mục hàng cấm kinh doanh,hạn chế kinh
doanh hoặc hàng kinh doanh có điều kiện hay không.
3. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa
Về hình thức,hợp đồng mua bán hàng hóa có thể đươc thiết lập theo cách
thức nào mà hai bên thể hiện được sự thỏa thuận mua bán hàng hóa giữa
các bên.Hợp đồng mua bán có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói,bằng
văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết.Trong những trường
hợp nhất định,pháp luật bắt buộc các bên phả thiết lập hợp đồng mua bán
hàng hóa bằng hình thức văn bản.Điều 24 luật thương mại năm 2005 cũng
quy định:
1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản
hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải
được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.”
3
Các hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa đó đã tạo điều kiện thuận lợi
giúp cho các bên tham gia quan hệ mua bán hàng hóa có thể lựa chọn hình
thức phù hợp nhất đảm bảo quyền lợi của mình.
4. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập
quyền và ngiã vụ của họ trong việc mua bán.Do đó,nội dung của hợp đồng
mua bán hàng hóa trước hết là những điều khoản do các bên thỏa thuận.Các
bên có quyền quyết định nôi dung của hợp đồng.Bởi vì quyền và nghĩa vụ
của các bên trong quan hệ hợp đồng phát sinh chủ yếu từ những điều khoản
mà các bên thỏa thuận đó.Vì vậy mà các bên thỏa thuận các điều khoản
trong hợp đồng càng rõ ràng bao nhiêu thì càng thuận lợi trong việc thực
hiện hợp đồng bấy nhiêu.
Xuất phát từ nguyên tắc tự do hợp đồng, pháp luật không giới hạn các
điều khoản mà các bên thỏa thuận với nhau. Pháp luật chỉ quy định nội
dung chủ yếu của hợp đồng hoặc các điều khoản mang tính khuyến nghị để
định hướng cho các bên trong việc thỏa thuận.
Nội dung của hợp đồng trước hết là những điều khoản mà các bên phải thỏa
thuận được với nhau. Điều 402 Bộ luật dân sự cũng chỉ quy định các bên
“có thể thỏa thuận”mà không đòi hỏi phải thỏa thuận những nội dung chủ
yếu nào.Mặc dù nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể
xác định được dựa trên những quy định mang tinh” khuyến nghị”, ”định
hướng” của pháp luật, thói quen và tập quán thương mại, nhưng trong điều
kiện nhận thức của nhà kinh doanh còn nhiều hạn chế, thì điều này tiềm ẩn
những nguy cơ pháp lý, những tranh chấp trong hoạt động mua bán hàng
hóa. Đặc biệt là trong điều kiện nước ta hiện nay.
Trên cơ sở các quy định của bộ luật dân sự và luật thương mại, xuất phát từ
tính chất của quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, có thể
thấy những điều khoản quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa bao
gồm : đối tượng,chất lương,giá cả,phương thức thanh toán,thời hạn và địa
điểm giao nhận hàng.
Mặc dù nội dung của hợp đồng do các bên thỏa thuận,nhưng trong mọi
quan hệ hợp đồng nói chung và trong quan hệ mua bán hàng hóa nói riêng,
các bên không chỉ chịu sự ràng buộc bởi các điều khoản mà các bên thỏa
thuận mà còn chịu sự ràng buộc bởi những quy định của pháp luật.Ví dụ,
các bên không thỏa thuận trong hợp đồng về điều khoản bồi thường thiệt
hại cho nhau khi một bên vi phạm hợp đồng,nhưng bên vi phạm hợp đồng
vẫn phải có nghĩa vụ bồi thường nếu việc vi phạm đó gây thiệt hại cho bên
đối tác. Như vậy,nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa không chỉ là các
4
điều khoản do các bên thỏa thuận mà còn có thể bao gồm cả những điều
khỏan do các bên không thỏa thuận nhưng theo quy định của pháp luật các
bên có nghĩa vụ phải thực hiện.
5.Giao kết hợp đồng của mua bán hàng hóa
Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên nhằm xác lậo thay đổi hoặc chấm
dứt quyền và nghĩa vụ nhất định. Như vậy,muốn có hợp đồng các bên phải
thỏa thuận với nhau về 1 số vấn đề đủ để làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
cho các bên. Sự tồn tại của một thỏa thuận là yếu tố cơ bản để xác định sự
tồn tại hay không tồn tại của một hợp đồng.Vậy làm thế nào để đạt được sự
thỏa thuận? để đạt được sự thỏa thuận, các bên phải bày rõ ý chí bằng các
trao đổi ý kiến với nhau để đi đến sự thống nhất ý chí. Trong quá trình xác
lập hợp đồng mua bán hàng hóa, các vấn đề pháp lý cơ bản cần được làm rõ
là : (i)đề nghị giao kết hợp đồng; (ii)chấp nhận đề nghị hợp đồng; (iii) thời
điểm giao kết và hiệu lực của hợp đồng. Trong luật thương mại 2005 điều
này không được quy định cụ thể, vì vậy các quy định của bộ luật dân sự sẽ
được áp dụng đối với việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
5.1 Đề nghị giao kết hợp đồng
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, đề nghị giao kết hợp đồng chính là chào
hàng. Chào hàng là một quy định được thừa nhận trong các thông lệ quốc tế
về mua bán hàng hóa.Theo điều 390 bộ luật dân sự “đề nghị giao kết hợp
đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chị sự ràng buộc về đề
nghị này của bên đề nghị đối với bên đã xác định được cụ thể.
Đề nghị giao kết hợp đồng là hành vi pháp lý đơn phương của người đề
nghị. Đó là một tuyên bố chỉ ra rằng : Người đưa ra đề nghị đó sẵn sàng
giao kết hợp đồng với chủ thể xác định trên cơ sở điều khoản đã đưa ra,nếu
đề nghị này được chấo nhận. Điểm mấu chốt của một đề nghị hợp đồng là
người đưa ra đề nghị hợp đồng phải dự định bị ràng buộc bởi các điều
khoản mà họ đã đưa ra mà không có sự đàm phán nào khác.
Đề nghị hợp đồng mua bán có thể do bến bán hoặc bên mua dưa ra.Bộ luật
dân sự cũng như luật thương mại năm 2005 không quy định về hình thức
của đề nghị hợp đồng mua bán hàng hóa,song có thể dựa vào quy định về
hình thức của hợp đòng mua bán theo điều 24 bộ luật thương mại để xác
định hình thức của đề nghị hợp đồng theo đó đề nghị hợp đòng có thể dược
thể hiện bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc kết hợp giữa các
hình thức này.
Đề nghị hợp đồng được gửi đến cho một hay nhiều chủ thể đã xác định. Đề
nghị đó phải được gửi đích danh và nội dung của đề nghị đó phải rõ ràng,có
5
ý định đặt quan hệ mua bán hàng hóa thực sự. Đề nghị được coi là rõ ràng
nếu trong đó xác định mặt hàng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, số lượng
hàng,giá cả,thủ tục…Vì trong mua bán hàng hóa đề nghị giao kết hợp đồng
gắn liền với trách nhiệm của người đề nghị, nên yếu tố đề nghị giao kết hợp
đồng phải đuợc chuyển cho một hoặc nhiều người xác định là rất quan
trọng.Nó là cơ sở để phân biệt giưua đề nghị giao kết hợp đồng với các
hành vi khác gần giống với nó như quảng cáo mua bán hàng hóa. Hiệu lực
của đề nghị giao kết hợp đồng mua bán thông thường được bên đề nghị ấn
định. Trường hợp bên đề nghị không ấn định thời điểm có hiệu lực của đề
nghị hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được
đề nghị nhận được đề nghị đó. Khoản 2 điều 391 bộ luật dân sư quy định (i)
đề nghị được chuyển đến nơi cu trú (bên được đề nghị là cá nhân)hoạc trụ
sở của bên được đề nghị (nếu là pháp nhân) (ii) đề nghị được đưa vào hệ
thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; (iii)bên được đề nghị biết
được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác. Trong
thời hạn đề nghị hợp đồng có hiệu lực,nếu bên được đề nghị thông báo chấp
nhận vô điều kiện đề nghị hợp đồng thì hợp đồng mua bán hàng hóa được
hình thành và có giá trị ràng buộc các bên. Nếu các bên không thực hiện các
nghĩa vụ theo hợp đồng thì phải chịu các hình thức chế tài do vi phạm hợp
đồng.
Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết
hợp đồng trong các trường hợp (i) bên được đề nghị nhận đựoc thoong báo
về việc thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng thời
điểm nhận được đề nghị; (ii) điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát
sinh trong trường hợp bên dề nghị có nêu rõ về viẹc được thay đôi hoạc rút
lại đè nghị khi điều kiện đó phát sinh. Nếu bên đề nghị thay đổi nội dung
của đề nghị thì đề nghị đó được coi là đề nghị mới (điều 392 BLDS).
Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau (i)
bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận; (ii) hết thời hạn trả lời cháp
nhận; (iii)thông báo về việc rút lại đề nghị có hiệu lực; (iv)thông báo về
việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực; (v)theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên
nhận được đề nghị trơngthi hạn chờ bên được đề nghị trả lời.
5.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị
chuyênr cho bên đề nghị chuyển cho bên đề nghị việc chấp thuận toàn bộ
nội dung đã nêu trong đè nghị giao kết hợp đồng. Về vấn đề này điều 18
Công ước viên 1980 cũng quy định rõ:”tuyên bố,hành động nào đó cảu
người được chào hàng được thể hiện sự đồng ý với đơn chào hàng được gọi
là việc chấp nhận. Thái độ im lặng hoặc không hành động không phải là
việc chấp nhận nhận dơn đặt hàng”. Như vậy chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng chỉ có giá trị khi đó là hành vi hành động mang tính tích cực của
6
đối tác trong giao dịch mua bán hàng hóa. Không thể coi là bên được đề
nghị giao kết hợp đồng đã đồng ý với lời đề nghị trong khi họ không có
biểu hiện nào ra bên ngoài để cho người đề nghị biết là mình đồng ý toàn bộ
đề nghị giao kết hợp đồng.
Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được xác định tùy từng trường
hợp cụ thể :
- Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận thì chỉ
hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp
đồng nhận được sự chấp nhận đề nghị khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp
nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Trong trường hợp
thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà
bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp
nhận giao kêt hợp đồng vẫn có hiệu lực ,trừ trường hợp bên đề nghị trả lời
ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị
- Khi các bên trực tiếp tiếp với nhau,kể cả trong trường hợp qua điện thoại
hoặc qua các phương tiện khác thì bên đề nghị phải trả lời ngay có chấp
nhận hoặc không chấp nhận,trừ trường hợp có thỏa thuận về thời hạn trả lời.
Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết
hợp đồng, nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề
nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.
5.3 Thời điểm giao kết hợp đồng.
Việc xác định thời điển giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có ý nghĩ quan
trọng trong việc khẳng định sự tồn tại của hợp đồng,là cơ sở để xác định
phát sinh quyền và nghĩ vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Về nguyên tắc chung, hợp đồng mua bán được giao kết vào thời điểm các
bên đạt được sự thỏa thuận. Theo điều 404 Bộ luật dân sự tì việc xác định
thời điểm giao kết hợp đồng mua bán theo các trường hợp sau:
- Hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng văn bản thì hợp đồng mua bán
hàng hóa có hiêu lực khi đủ 2 điều kiện sau đây: Bên đề nghi nhận
được thông báo chấp nhận toàn bộ các điều kiện ghi trong đề nghi giao
kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị đó phải được nhận trong thời hạn
trả lời do người đề nghị đưa ra.
- Hợp đồng được giao kết bằng lời nói: thời điểm giao kết hợp đồng là
thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Các bên có
thể sử dụng những biện pháp chứng cứ hợp pháp để chứng minh việc
các bên thỏa thuận nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa bằng lời
nói.bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp
nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
7
- Hợp đồng cũng được xem như giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên
được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp
nhận giao kết hợp đồng thì thời điểm giao kết hợp đồng là ngày hết thời
hạn trả lời.
- Hợp đồng được giao kết trực tiếp bằng văn bản : thời điểm giao kết hợp
đồng là thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản.
Hợp đồng mua bán hàng hóa đựoc giao kết hợp pháp được hình thành từ
thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp
luật có quy định khác(điều 405 BLDS).
6. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Luật thương mại không quy định cụ thể các điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng mua bán hàng hóa. Vì vậy phải dựa vào các điều kiện có hiệu lực của
giao dịch dân sự trong quy định của bộ luật dân sự. Căn cứ vào các quy
định của bộ luật dân sự (từ điều 122 đến điều 135), hợp đồng mua bán
hàng hóa có hiệu lực khi đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, các chủ thể tham gia hợp đồng mua bná phải có năng lực chủ
thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Trong thực tiễn,các chủ thể tham
gia hợp đồng mua bán chủ yếu là thương nhân. Khi tham gia hợp đồng
mua bán với mục đích lợi nhuận, các thương nhân phải đáp ứng điều kiện
có đăng kí kinh doanh hợp pháp đối với hàng hóa được mua bán. Còn
trong trường hợp mua bán hàng hóa co điều kiên thì các thương nhân phải
đáp ứng theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, người giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa phải là người đại
diện hợp pháp của các bên.
Đại diện hợp pháp của chủ thể hợp đồng có thể là đại diện theo pháp
luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Khi xác định thẩm quyền giao kết hợp
đồng mua bán,tại điều 145 BLDS,theo đó ngươi không có quyền đại diện
giao kết, thực hiện mua bán sẽ không làm phát sinh quyền,nghĩa vụ đối với
bên hợp đồng được đại diện, trừ trường hợp được người đại diện hợp pháp
của bên được đại diện chấp thuận. Bên đã giao kết với người không có
quyền đại diện phải thông báo cho bên kia để trả lời trong thời gian ấn
định,nếu hết thời hạn đó mà không trả lời thì không làm phát sinh quyền
và nghĩa vụ đối với bên được đại diện,nhưng người không có quyền đại
diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên giao kết hợp đồng với
mình,trừ trường hợp bên giao kết biết hoặc phải biết về việc không có
quyền đại diện.Ví dụ, một công nhân của công ty A nhân danh giám đốc
công ty A ký hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty B mà không được
giám đốc ủy quyền, hợp đồng này không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
cho công ty A vì công nhân đó không có quyền đại diện cho công ty A.
8
Thứ ba, mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa không
vi phạm điều cấm của pháp luật,không trái với đạo đức xã hội. Hàng hóa là
đối tượng của hợp đồng mua bán phải là hàng hóa được kinh doanh hợp
pháp theo quy định của pháp luật.Tùy tưng giai đoạn phát triển của nền
kinh tế và xuất phát từ yêu cầu quản lí đối với hoạt động kinh doanh mà
nhữn hàng hóa cấm kinh doanh được quy định một cách cụ thể.
Thứ tư, hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết không trái với các
nguyên tắc ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật. Theo quy đinh
của bộ luật dân sự,việc giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán
phải tuân theo các nguyên tắc:tự do giao kết nhưng không trái pháp luật và
đạo đức xã hội:tự nguyện,bình đẳng,thiện chí,hợp tác,trung thực và ngay
thẳng(điều 389 Bộ luật dân sự). Từ điều 127 đến 133 bộ luật dân sự cũng
đã quy định những hành vi cưỡng ép, đe dọa, lừa dối để giao kết hợp
đồng…sẽ làm cho hợp đồng mua bán không có hiệu lực hay nói cách khác
là hợp đồng bị vô hiệu.
Thứ năm,hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật.Để
hợp đồng mua bán có hiệu lực,nội dung hợp đồng phải được xác lập theo
những hình thức được pháp luật thừa nhận. Theo điều 24 luật thương mại
2005, hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói,bằng văn bản
hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.Đối với các lọa hợp đồng mua bná
hàng hóa mà pháp luật quy định phải được llập thành văn bản thì các bên
phải tuân theo quy định đó. Ví dụ : hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,hợp
đồng mua bán nhà phải thể hiện bằng hình thức văn bản). Nếu các bên
không tuân thủ hình thức văn bản của hợp đồng khi pháp luật bắt buộc phải
tuân theo hình thức văn bản thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, tòa án
hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc các bên thực hiện quy định về
hình thức trong một thời hạn,quá thời hạn đó mà không thực hiện thì hợp
đồng sẽ vô hiệu vì hình thức(điều 134 BLDS).
Như vậy, có thể nói một trong những vần đề pháp lý của hợp đồng mua
bán hàng hóa là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng
hóa.Những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa là những
quy định của pháp luật để khi các giao dịch hợp đồng mua bán mà đáp ứng
các điều kiện như trên và không vi phạm bất cứ điều kiện nào về chủ thể,
về nguyên tắc hay hình thức thì việc giao kết hợp đồng đó không có hiệu
lực và trở nên vô hiệu.
7. Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
7.1)Nguyên tắc thực hiện:
Để đảm bảo việc thực hiện đúng hợp đồng, mang lại lợi ích cho các
bên,đồng thời không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo
vệ,pháp luật quy định những nguyên tắc thực hiện hợp đồng mà các bên
phải tuân theo trong quá trình thực hiện hợp đồng.Theo quy địnhc ủa Bộ
9
luật dân sự,việc thưc hiện hợp đồng nói chung và hợp đồng hàng hóa nói
riêng phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
- Thực hiện đúng hợp đồng,đúng đối tượng, chất lượng,số lượng,chủng
loại, thời hạn, phương thức giao nhận hàng, thanh toán và các thỏa
thuận khác;
- Thực hiện hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có
lợi cho các bên,bảo đảm tin cậy lẫn nhau;
- Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng,
quyền, lợi ich hợp pháp của người khác.
7.2) Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán:
Có thể nói quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng
hóa phát sinh từnhững điều khoản mà các bên đã thỏa thuận trong hợp
đồng và từ quy định của pháp luật.Trong thực tiễn,không thể xác định các
quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán,
bởi vì sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán là rất phong phú
và đa dạng. Ngay cả khi hai chủ thể kí 2 hợp đồng mua bán thì hai hợp
đồng đó vẫn có thể có những điều khoản khác nhau. Ở đây, chi đi vào
phân tích nhũng nghia vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng mua bán, khi
các bên không thỏa thuận cụ thể,rõ ràng trong hợp đồng hoặc trái pháp
luật.
7.2.1) Quyền và nghĩa vụ cơ bản của bên bán
Quyền của bên bán thì hâu như không có vân đề gi khó khăn lắm,thông
thương nhắc đến quyền của bên bán thì thường nhắc đến quyền được thanh
toán tiền khi mình đã cung ứng đủ dịch vụ hay hàng hóa cho bên mua hay
quyền của bên bán khi người mua dã giao hang hóa châm hay chậm thanh
toán.thường thì quyền của cá bên là dễ dàng nhận thay và xác định được.
Sau đây chúng ta chỉ đi sâu vào nghĩa vụ của các bên bởi nó tiềm ẩn những
cái khò giai quyêt khi mà trong hợp đồng không quy định.
7.2.1.1)Bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua theo thỏa thuận:
Dù trong hợp đồng mua bán, các bên có thỏa thuận như thế nào thì giao
hàng vẫn là nghĩa vụ cơ bản nhất của bên bán trong hợp đồng mua bán
hàng hóa. Thỏa thuận về điều kiện giao nhận hàng hóa nhằm mục đích xác
định trách nhiệm và chi phí giao hàng của các bên như đối với vận tải, bảo
hiểm hàng hóa, thủ tục hải quan,thuế xuất nhập khẩu,gánh chịu rủi ro.Theo
quy định của luật thương mại năm 2005, bên bán phải giao hàng,chứng từ
theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng
gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng. Trường hợp không có
10
thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan
theo quy định sau đây của pháp luật.
*Hàng hóa phải được giao đúng đối tượng và chất lượng.
Đối tượng và chất lượng hàng hóa là những nôi dung cơ bản của hợp đồng
mua bán hàng hóa.Bên bán phải thực hiện giao hàng đúng đối tượng và
chất lượng theo đúng thỏa thuận và quy định của pháp luật. Trong việc
giao nhận hàng hóa có phù hợp với hợp đồng về đối tượng và chất lượng
hay không có ý nghĩa quan trọng. Theo quy đinh tại điều 39 của luật
thương mại năm 2005, trương hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì
hàng hóa được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hóa đó thuộc
một trong các trường hợp sau :
a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá
cùng chủng loại;
b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên
bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên
bán đã giao cho bên mua;
d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại
hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá
trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.
Khi hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, bên mua cí quyền từ chối nhận
hàng.,người bán phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về thiệt hại phát sinh, dù
người bán có biết hoặc không thể biết về thiệt hại đó.
Trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng (trừ trường
hợp các bên có thỏa thuận khác) được xác định như sau :
+ Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng
hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về
những khiếm khuyết đó;
+Trong thời hạn khiếu nại theo quy định (trừ trường hợp bên mua đã biết
hoặc phải biết về những khiếm khuyếtcủa hàng hóa), bên bán phải chịu
trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm
chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát
hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;
+ Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh
sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp
đồng.
11