Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

tập trung kinh tế và thực tiễn thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.76 KB, 16 trang )

Bài tập nhóm môn Luật cạnh tranh KT33D1 - 3
Lời mở đầu
Trong đà phát triển của nền kinh tế khi doanh nghiệp muốn phát triển bền
vững trên thị trường cần tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thông qua
quá trình “tự lớn lên ” của chính mình; thể hiện bằng những biện pháp như nâng
cao năng lực tài chính, cải tiến tổ chức quản lý, phát triển công nghệ mới, thay đổi
chiến lược sản xuất kinh doanh…và cả việc tìm kiếm “vận may” trên thương
trường.
Tập trung kinh tế là hiện tượng thuộc về quyền tự do của các doanh nghiệp,
theo các nguyên lý của kinh tế thị trường mà ở đó quyền tự do khế ước, tự do lập
hội…được pháp luật thừa nhận và đảm bảo thực hiện. Điều này ở nước ta đựơc ghi
nhận trong Bộ luật Dân sự và trong luật doanh nghiệp và pháp luật cạnh tranh. Tuy
nhiên, pháp luật cạnh tranh chỉ đảm bảo cho các doanh nghiệp sử dụng đến tận
cùng những khả năng sẵn có của mình bằng những phương thức chân chính.
Tập trung kinh tế là một xu hướng phát triển tất yếu của tư bản trong kinh tế
thị trường. Vì những lý do khác nhau trong nền kinh tế như cạnh tranh gay gắt, nhu
cầu đáp ứng công nghệ mới, nhu cầu về vốn và sức mạnh tài chính…mà khả năng
của từng nhà tư bản riêng rẽ không thể đáp ứng được mà vấn đề tập trung kinh tế
luôn diễn ra trên thương trường. Do đó, cần một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và
đồng bộ để kiểm soát tập trung kinh tế một cách tốt nhất.
Bài luận của nhóm D1 -3 nghiên cứu pháp luật Việt Nam về tập trung kinh tế và
thực tiễn thực hiện, mong sẽ giúp người đọc có một cách tiếp cận gần hơn, dễ dàng
hơn với vấn đề này.
1
Bài tập nhóm môn Luật cạnh tranh KT33D1 - 3
Nội dung
I. Khái quát chung về tập trung kinh tế.
Theo khoa học kinh tế: hành vi tập trung kinh tế được hiểu là việc làm giảm
số lượng các doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường thông qua các hành vi
sáp nhập (theo nghĩa rộng) hoặc thông qua tăng trưởng nội sinh của doanh nghiệp
trên cơ sở mở rộng năng lực sản xuất.


Nhưng theo khoa học pháp lý thì luạt cạnh tranh không định nghĩa về hành vi
tập trung kinh tế mà chỉ liệt kê các hành vi được coi là tập trung kinh tế theo Điều
16.
Như vậy, có thể hiểu đặc điểm của hành vi tập trung kinh tế là: chủ thể của
tập trung kinh tế là các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường; hành vi tạp trung
kinh tế được thực hiện dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật
và hậu quả của tạp trung kinh tế là việc hình thành các doanh nghiệp, tập đoàn kinh
tế lớn mạnh thay đổi cấu trúc thị trường và tương quan trên thị trường.
Có nhiều cách phân loại tập trung kinh tế nhưng chủ yếu căn cứ vào vị trí
của chủ thể tham gia tập trung, theo cấp độ kinh doanh sẽ phân thành tập trung kinh
tế theo chiều ngang và tập trung kinh tế theo chiều dọc. Tập trung kinh tế theo
chiều ngang diễn ra giữa các doanh nghiệp cùng ở một cấp độ trong chuỗi sản xuất
hay nói cách khác đó là những doanh nghiệp trên cùng một thị trường liên quan.
Tập trung kinh tế theo chiều dọc diễn ra giữa các doanh nghiệp ở các cấp độ khác
nhau.
Bên cạnh đó, tập trung kinh tế còn có nhiều ảnh hưởng lớn đến môi trường
cạnh tranh. Nó làm hạn chế cạnh tranh xong lại tạo ra những doanh nghiệp có quy
mô kinh doanh lớn, tiềm lực tài chính mạnh hơn, giảm chi phí đầu tư, chi phí sản
xuất, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh.
II. Quy định của pháp luật Việt Nam về tập trung kinh tế.
Tập trung kinh tế là khái niệm dùng để chỉ sự tích tụ, tập trung của doanh
nghiệp trên thị trường nhằm hình thành doanh nghiệp lớn hơn.
Pháp luật cạnh tranh Việt Nam không thiết kế mô hình kiểm soát tập trung
kinh tế theo các dạng như các nước trên thế giới mà thiết kế theo các hình thức
pháp lý của tập trung kinh tế nhằm tạo cơ sở cho các quy định có liên quan. Theo
Điều 16 Luật cạnh tranh do quốc hội ban hành ngày 3/12/2004 thì: “Tập trung kinh
tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: 1. Sáp nhập doanh nghiệp; 2. Hợp nhất
doanh nghiệp; 3. Mua lại doanh nghiệp; 4. Liên doanh giữa các doanh nghiệp; 5.
2
Bài tập nhóm môn Luật cạnh tranh KT33D1 - 3

Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.”
2.1 Các hình thức tập trung kinh tế theo pháp luật hiện hành.
Điều 17 Luật cạnh tranh đưa ra khái niệm pháp lý của các hình thức tập trung
kinh tế. Các quy định này là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xác định các hình
thức tập trung kinh tế theo luật định, phân biệt với các hình thức tích tụ vốn khác.
Như vậy, theo quy định pháp luật bao gồm năm hình thức tập trung kinh tế.
2.1.1 Sát nhập doanh nghiệp.
“Sáp nhập doanh nghiệp là một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản,
quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng
thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập”. (Điều 17 luật cạnh tranh).
Mô hình: A + B = B’
Như vậy, sau khi sáp nhập, doanh nghiệp bị sáp nhập không còn tồn tại và bị
xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh. Công ty nhận sáp nhận sáp nhập được hưởng
các quyền, lợi ích hợp pháp và chịu trách nhiệm về nghĩ vụ của công ty bị sáp
nhập.
Định nghĩa về hành vi sáp nhập doanh nghiệp tại khoản 1 Điều 17 Luật cạnh
tranh về cơ bản là phù hợp với quy định của Điều 94 của BLDS; Điều 152 Luật
doanh nghiệp 2005. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp 2005 xác định cụ thể việc sáp
nhập với tư cách là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp nên pháp luật quy định
chủ yếu về tư cách pháp lý của doanh nghiệp. Trong luật Cạnh tranh sáp nhập là
một hình thức tập trung kinh tế nên bị kiểm soát nhằm ngăn ngừa khả năng hình
thành doanh nghiệp có sức mạnh trên thị trường và có khả năng thực hiện hành vi
gây cản trở cạnh tranh.
2.1.2 Hợp nhất doanh nghiệp.
Khoản 2 Điều 17 Luật cạnh tranh quy định: “ hợp nhất doanh nghiệp là việc
hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp
pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại
của các doanh nghiệp bị hợp nhất.”
Mô hình: A + B = C
Sau khi hợp nhất doanh nghiệp, các doanh nghiệp bị hợp nhất chấm dứt sự

tồn tại. Công ty hợp nhất được được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp và chịu
trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán và các nghĩa vụ khác.
3
Bài tập nhóm môn Luật cạnh tranh KT33D1 - 3
Khái niệm này tương tư khái niệm hợp nhất theo Luật doanh nghiệp là cũng
làm thay đổi cơ cấu của doanh nghiệp, hình thành một doanh nghiệp có quy mô lớn
hơn các doanh nghiệp trước đó.
2.1.3 Mua lại doanh nghiệp .
Theo quy định tại khoản 3 Luật cạnh tranh: “mua lại doanh nghiệp là việc
một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để
kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề củ liên doanh bị mua lại”.
Mua lại doanh nghiệp bao gồm hai trường hợp: mua lại toàn bộ hoặc một
phần doanh nghiệp. Có một số ý kiến cho rằng mua lại doanh nghiệp về bản chất
chính là hình thức sáp nhập doanh nghiệp. Bởi vì khi mua lại toàn bộ doanh nghiệp,
người mua trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp. Tuy nhiên, ý kiến này vẫn còn là đề
tài tranh luận. Mua lại một phần doanh nghiệp được thực hiện dưới hình thức mua
tài sản, mua cổ phần của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc
một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
Về bản chất pháp lý, mua lại doanh nghiệp là hình thức tập trung kinh tế
bằng biện pháp thiết lập quan hệ sở hữu giữa doanh nghiệp mua lại và doanh
nghiệp bị mua lại. Việc mua lại không phải là quá trình thống nhất về tổ chức giữa
hai doanh nghiệp nói trên. Một số trường hợp mua lại doanh nghiệp khác không
được coi là TTKT. Đó là trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng, mua
lại doanh nghiệp khác nhằm mục đích bán lại trong thời hạn dài nhất là một năm
không bị coi là TTKT nếu doanh nghiệp mua lại không thực hiện quyền kiểm soát
hoặc chi phối doanh nghiệp bị mua lại, hoặc thực hiện quyền này chỉ trong khuôn
khổ bắt buộc để đạt được mục đích bán lại đó. Quy định này của pháp luật Việt
Nam đã có sự tương đồng với pháp luật kiểm soát kinh tế quy định tại khoản 5a
Điều 3 của quy chế 139/2004 của liên minh châu Âu.
Về quyền chi phối hoặc kiểm soát doanh nghiệp bị mua lại, pháp luật cạnh

tranh quy định quyền kiểm soát hoặc chi phối được hiểu là trường hợp doanh
nghiệp mua lại dành được quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ
chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị
hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp bị kiểm
soát đủ để doanh nghiệp mua lại chi phối các chính sách tài chính. Luật doanh
nghiệp năm 2005 không trực tiếp sử dụng thuật ngữ quyền chi phối hoặc kiểm soát
doanh nghiệp khác mà sử dụng quan hệ mẹ - con giữa các công ty để thể hiện mối
quan hệ sử hữu. Về ý nghĩa pháp lý, quy định trong hai văn bản luật Cạnh tranh và
4
Bài tập nhóm môn Luật cạnh tranh KT33D1 - 3
luật Doanh nghiệp là tương đồng, song về căn cứ xác định và giá trị ứng dụng lại
có nhưng khác biệt đáng kể.
2.1.4 Liên doanh giữa các doanh nghiệp
Khoản 4 Điều 17 luật cạnh tranh: “Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc
hai hay nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghia vụ và lợi
ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.”
Liên doanh là dạng liên kết giữa các doanh nghiệp thông qua việc cùng tham
gia thành lập một doanh nghiệp mới. sự tồn tại của doanh nghiệp mới tạo ra mối
liên kết giữa các doanh nghiệp tham gia. Xét về bản chất, hoạt động liên doanh
đồng nghĩa với họt động góp vốn doanh nghiệp được quy định theo Luật doanh
nghiệp, Luật hợp tác xã, Luật các tổ chức tín dụng và Luật đầu tư. Do đó, ngoài các
quy định của Luật cạnh tranh, hoạt động liên doanh còn chịu sự điều chỉnh bởi các
quy định về đăng ký kinh doanh, về thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư
trong các văn bản nói trên.
Có thể nói, hành vi liên doanh giữa các doanh nghiệp và hợp nhất doanh
nghiệp cùng nhằm mục đích tạo ra chủ thể pháp lý mới trên thị trường có sức mạnh
kinh tế lớn hơn, song sự khác biệt cơ bản giữa hai hành vi được thể hiện ở chỗ: đối
với hành vi hợp nhất doanh nghiệp, sau khi chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ
và lợi ích hợp pháp để hình thành doanh nghiệp mới thì sự tồn tại của các doanh
nghiệp bị hợp nhất chấm dứt về mặt pháp lý. Còn đối với hành vi liên doanh, các

doanh nghiệp chỉ góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp để hình
thành một doanh nghiệp mới, song các donh nghiệp góp vốn liên doanh vẫn tồn tại
địa vị pháp lý của mình.
2.1.5 Các hành vi tập trung kinh tế khác .
Đây là cách xây dựng pháp luật phổ biến của Việt Nam khi sử dụng phương
pháp liệt kê nhưng vẫn dự phòng một số điều khoản mở. Quy định dự phòng nhằm
cho phép bổ sung khi cần thiết những hành vi tập trung kinh tế khác đã được ghi
nhận ở pháp luật chuyên ngành hoặc có thể xuất hiện trong thực tiễn kinh doanh.
2. 2 Hậu quả pháp lý của tập trung kinh tế
2.2.1 Các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm
Dưới sức ép cạnh tranh thì việc tập trung nguồn lực kinh doanh diễn ra khá
phổ biến, để kiểm soát hoạt động này nhà nước đã quy định cụ thể ghi nhận trong
Luật cạnh tranh năm 2004.
Theo quy định tại Điều 18 Luật cạnh tranh năm 2004 “Cấm tập trung kinh
tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên
5
Bài tập nhóm môn Luật cạnh tranh KT33D1 - 3
50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này
hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại
doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật”.
Luật cạnh tranh đã sử dụng thị phần làm cơ sở phân loại nhóm tập trung kinh
tế và làm tiêu chí duy nhất để xác định khả năng gây hại của các trường hợp tập
trung kinh tế. Những trường hợp tập trung kinh tế mà thị phần kết hợp của các
doanh nghiệp tham gia chiếm trên 50% trên thị trường liên quan luôn mang bản
chất hạn chế cạnh tranh nên việc tập trung kinh tế đã hình thành một doanh nghiệp
nắm giữ đa số thị phần trên thị trường liên quan mà không phải từ hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp khi chiếm trên 50% tại thị trường
liên quan bị cấm tập trung kinh tế, quy định như này đảm bảo sự phát triển, cạnh
tranh bình đẳng giữa tất cả các doanh nghiệp với nhau. Đồng thời pháp luật cũng đã
dự liệu trường hợp các doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế có thị phần

kết hợp với các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế khác chiếm trên 50% trên
thị trường liên quan nhưng doanh nghiệp đó vẫn thuộc loại doanh nghiệp vừa và
nhỏ thì vẫn được thực hiện tập trung kinh tế. Như vậy, đã tạo ra cơ hội cạnh tranh
thúc đẩy sự phát triển bền vững, lành mạnh cho nền kinh tế.
2.2.2 Các trường hợp tập trung kinh tế miễn trừ cạnh tranh .
Theo quy định tại Điều 19 Luật cạnh tranh năm 2004 các trường hợp miễn
trừ cạnh tranh gồm: “1. Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong
nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; 2. Việc tập trung kinh tế có tác
dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật,
công nghệ.”. Căn cứ vào quy định này có thể thấy khi một trong các doanh nghiệp
đang thực hiện tập trung kinh tế mà lâm vào tình trạng phá sản hoặc có nguy cở
giải thể thì nhà nước tạo điều kiện giúp đỡ cho doanh nghiệp bằng cách vẫn cho họ
thực hiện tập trung kinh tế để khôi phục lại đà phát triển cho doanh nghiệp. Doanh
nghiệp đang trong nguy cơ giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp
gặp khó khăn về tài chính hoặc mất khả năng thanh toán chứ không đồng nghĩa với
việc doanh nghiệp dừng hoạt động và không có nghĩa là xã hội không có nhu cầu
sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Bộ trưởng bộ Công thương xem xét và quyết
định bằng văn bản với những trường hợp này.
Trong trường hợp những ngành nghề mà doanh nghiệp thực hiện tập trung
kinh tế thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu hoặc có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh
tế xã hội thì nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp một cách tốt nhất nhằm
nhanh chóng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế từ sự phát triển của doanh
6

×