Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÂN TÍCH DOANH THU CỦA TẬP ĐOÀN MASAN (2010 – 2012)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.29 KB, 23 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ- LUẬT
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Đề tài cá nhân
PHÂN TÍCH DOANH THU CỦA
TẬP ĐOÀN MASAN (2010 – 2012)


Giảng viên hướng dẫn: TS. Phan Đức Dũng
Sinh viên thực hiện: Phạm Ý Nhi
MSSV: K104071093
Lớp: K10407A


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11 năm 2013

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2
1.1 Các khái niệm 2
1.1.1 Doanh thu 2
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu 3
1.2 Phƣơng pháp phân tích: Phƣơng pháp so sánh 4
1.2.1 Khái niệm 5
1.2.2 Nguyên tắc so sánh 5
1.2.3 Phương pháp so sánh số tuyệt đối 5
1.2.4 Phương pháp so sánh số tương đối 5


Chƣơng 2: PHÂN TÍCH DOANH THU TẬP ĐOÀN MASAN 7
2.1 Tổng quan về Tập Đoàn Masan 7
2.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính Tập đoàn Masan 7
2.2.1 Phân tích tình hình kết cấu và biến động tài sản 8
2.2.2 Phân tích kết cấu và biến động nguồn vốn 10
2.2.3 Phân tích các chỉ tiêu chủ yếu về tình hình tài chính 11
2.3 Phân tích doanh thu Tập đoàn Masan 12
2.3.1 Phân tích chung tình hình thực hiện doanh thu 12
2.3.2 Phân tích doanh thu theo từng bộ phận kinh doanh 16
Chƣơng 3: VẬN DỤNG KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀO THỰC TIỄN TẬP ĐOÀN MASAN
18
KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
1
MỞ ĐẦU
Công ty cổ phần tập đoàn Masan (Masan Group) là một trong những công ty lớn
nhất trong khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, tập trung hoạt động trong ngành hàng tiêu
dùng và tài nguyên của Việt Nam. Trong vòng 4 năm qua (2009 – 2012), Masan Group là
một trong số những công ty có mức độ tăng trưởng nhanh và mức lợi nhuận cao. Masan
Group đã gia tăng doanh thu của mình khoảng 160% từ mức 4.078 tỷ đồng năm 2009 lên
10.575 tỷ đồng năm 2012. Trong khi đó, mức lợi nhuận sau thuế đã tăng hơn 180% từ
hơn 650 tỷ đồng năm 2009 lên 1.963 tỷ đồng trong năm 2012. Vậy con số tăng trưởng
này là xuất phát từ đâu?
Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Lựa chọn doanh thu của Masan để tiến hành phân tích là vì Masan là 1
tập đoàn kinh doanh đa lĩnh vực. Tiến hành phân tích doanh thu của Masan để hiểu rõ kết
quả sản xuất kinh doanh của công ty ảnh hưởng bởi nguồn thu từ nhiều hoạt động khác
nhau như: hoạt động tài chính, sản xuất hàng tiêu dùng, hay khai thác tài nguyên v.v…
Sau đó, xác định được nhân tố nào đóng vai trò quyết định đến mức doanh thu hằng năm
của công ty, tìm cách điều chỉnh và dự báo doanh thu cho kỳ hoạt động sau được hiệu

quả hơn.
Vì những lý do trên, tôi quyết định thực hiện đề tài “Phân tích doanh thu Tập
đoàn Masan” trong phạm vi nghiên cứu của môn học Phân tích hoạt động kinh doanh.
Hi vọng, đề tài này sẽ vận dụng được những phương pháp phân tích vào thực tế tình hình
kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có những nhận định và dự báo thích hợp.
2
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Doanh thu
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm,
cung cấp dịch vụ, các hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp. Doanh
thu của một doanh nghiệp có 3 khoản mục chính:
1.1.1.1 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh
- Là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ sau khi trừ các
khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ
hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay
chưa thu tiền).
- Là hoạt động chính yếu nhất, bao gồm các khoản thu từ nhiều nguồn như:
+ Từ các lĩnh vực hoạt động như hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, hoạt
động kinh doanh nội địa
+ Từ các phương thức khác nhau như bán buôn, bán lẻ với các hình thức
chuyển giao như chuyển giao thẳng, chuyển giao qua kho, qua cửa hàng, qua
đại lý, siêu thị. Trong kinh doanh xuất nhập khẩu có các phương thức như xuất
nhập khẩu trực tiếp, xuất nhập khẩu ủy thác, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu,
đại lý phân phối …
+ Từ các bộ phận kinh doanh khác nhau như từ các cửa hàng, siêu thị, đại lý,
các chi nhánh, các xí nghiệp trực thuộc hoặc từ các phòng kinh doanh.
1.1.1.2 Doanh thu tài chính
- Bao gồm các khoản thu từ hoạt động liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, cho
thuê tài sản, lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, thu từ hoạt động mua bán chứng

khoán (trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu) hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng
khoán đã trích năm trước nhưng không sử dụng hết.


3
1.1.1.3 Các khoản thu nhập khác
- Là khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên ngoài các khoản thu
đã được quy định như: thu từ vật tư, hàng hóa, tài sản dôi thừa, công cụ dụng
cụ đã phân bổ hết giá trị, hòa nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho,
các khoản thu bất thường v.v…
Theo cách khác, doanh thu là tổng giá trị lơi ích kinh tế doanh nghiệp thu được
trong kì kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường góp phần
làm tăng vốn chủ sở hữu; có ảnh hưởng to lớn đến các khoản mục khác trong báo cáo tài
chính. Mà thông qua nó, các nhà nghiên cứu có thể đưa những phân tích, nhận xét và
đánh giá về tình hình hay kết quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
Tổng doanh thu của doanh nghiệp bao gồm các khoản thu từ hoạt động bán hàng
và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và hoạt động khác, như đã đề cập ở trên. Trong
đó, doanh thu bán hàng là hoạt động chính yếu nhất của doanh nghiệp. Có 2 nhân tố tác
động trực tiếp tới loại doanh thu này là giá cả và khối lƣợng hàng hóa tiêu thụ. Tuy
nhiên, hai nhân tố này lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan
khác như:
1.1.2.1 Nguyên nhân chủ quan
Là nguyên nhân thuộc về công ty như các yếu tố đầu vào, chất lượng, chủng loại,
cơ cấu hàng hóa, dịch vụ, phương thức mua hàng, phương thức bán hàng, chiến lược tiếp
thị, quảng cáo …
- Tình hình cung ứng tùy thuộc vào các yếu tố đầu vào của công ty như vật tư
nguyên liệu, hàng hóa mua vào, trình độ tay nghề của người lao động, năng lực
vận chuyển, bảo quản kho bãi …
- Tình hình dự trữ hàng hóa phải đảm bảo ở mức hợp lý, nếu dự trữ quá nhiều sẽ

làm cho chi phí gia tăng như chi phí sử dụng vốn, chi phí bảo quản, chi phí hao
hụt … Nhưng dự trữ quá thấp không đảm bảo cho việc sản xuất và kinh doanh
của công ty được ổn định, làm cho chi phí sử dụng thiết bị, chi phí nhân công
và chi phí đầu tư sẽ gia tăng.
4
- Giá cả là yếu tố quan trọng quyết định đến sản lượng và doanh thu tiêu thụ
trong nền kinh tế cạnh tranh. Tuy nhiên, công ty phải có tầm nhìn để xây dựng
một lộ trình kinh doanh để giảm thiểu giá cả ảnh hưởng đến doanh thu của
công ty.
- Chất lượng hàng hóa: Khi xã hội càng phát triển, bắt đầu con người sẽ quan
tâm nhiều hơn đến chất lượng cuộc sống của mình, do vậy, những hàng hóa mà
họ tiêu thụ không chỉ đáp ứng được tính hữu dụng cơ bản mà còn phải đạt
được những chuẩn mực cao cấp hơn như về tính tiện lợi, tính thẩm mĩ v.v…
- Ngoài ra, còn phải xem xét đến các nhân tố khác như: phương thức bán hàng,
phương thức thanh toán, chính sách tín dụng hay cách thức tổ chức thương
mại, tình hình tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nhân sự, mạng lưới kênh phân
phối, bố trí cửa hàng, cách thức quảng cáo, tiếp thị …
1.1.2.2 Nguyên nhân khách quan
- Do chính sách kinh tế thay đổi
Các chính sách kinh tế của Chính phủ, chính sách đối ngoại trong giao
thương quốc tế; tỷ giá hối đoái, thị trường tài chính, tiền tệ; tác động khủng
hoảng kinh tế và sức cạnh tranh về sản phẩm hay các chính sách bảo hộ, chính
sách mở cửa, chiến lược thương mại … đều có ảnh hưởng đến doanh thu của
công ty.
- Do thay đổi tập quán tiêu dùng
Thông thường khi nền kinh tế phát triển, thu nhập gia tăng thì tập quán tiêu
dùng sẽ thay đổi. Khi thu nhập tăng, nhu cầu thấp có xu hướng giảm và nhu
cầu cấp cao có xu hướng gia tăng nhanh chóng, không giới hạn.
1.2 Phƣơng pháp phân tích: Phƣơng pháp so sánh
Để phân tích tình hình tài chính tại một doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều

phương pháp phân tích khác nhau. Tuy nhiên, trong đề tài này, phương pháp so sánh
được sử dụng là chủ yếu.


5
1.2.1 Khái niệm
Phương pháp so sánh là phương pháp so sánh một chỉ tiêu phân tích bằng cách so
sánh dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở. Đây là phương pháp đơn giản và được
sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự
báo các chỉ tiêu kinh tế, xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.
1.2.2 Nguyên tắc so sánh
Tiêu chuẩn so sánh thường là:
- Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh
- Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua
- Chỉ tiêu của các doanh nghiệp cùng ngành
- Chỉ tiêu bình quân của nội ngành
- Các thông số thị trường
- Các chỉ tiêu có thể so sánh khác
Điều kiện so sánh:
Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian; cùng nội
dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh.
1.2.3 Phương pháp so sánh số tuyệt đối
So sánh số tuyệt đối là so sánh mức độ đạt được của chỉ tiêu kinh tế ở những
khoảng thời gian khác nhau, không gian khác nhau, so sánh mức độ thực tế đã đạt được
với mức độ cần đạt được theo kế hoạch đề ra để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch,
sự biến động về quy mô, khối lượng của chỉ tiêu kinh tế nào đó. Hay là hiệu số của hai
chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện và kế
hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước …
1.2.4 Phương pháp so sánh số tương đối
So sánh tương đối là tỉ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để

thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để
nói lên tốc độ tăng trưởng.


6
- Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch:
 


 
- Số tương đối hoàn thành kế hoạch:
+ Theo tỉ lệ phần trăm
 


 
+ Theo hệ số tính chuyển

  

  


- Số tương đối kết cấu
 


 
- Số tương đối động thái
 




Kỳ gốc có 2 loại là kỳ gốc cố định và kỳ gốc liên hoàn.
7
Chƣơng 2: PHÂN TÍCH DOANH THU TẬP ĐOÀN MASAN
2.1 Tổng quan về Tập Đoàn Masan
Công ty cổ phần tập đoàn Masan là một trong những công ty lớn nhất trong khu
vực kinh tế tư nhân Việt Nam, tập trung hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng và tài
nguyên của Việt Nam. Hoạt động chủ yếu của tập đoàn là xây dựng, mua lại và quản lý
các nền tảng hoạt động kinh doanh có quy mô lớn nhằm khai thác các tiềm năng dài hạn
trong nhiều lĩnh vực đầu tư khác nhau. Tính đến nay, các doanh nghiệp của Masan trong
từng lĩnh vực kinh tế, đang giữ vị trí đứng đầu; trong đó, có thể kể đến là: Masan
Consumer trong ngành hàng tiêu dùng, Masan Resources trong ngành khai thác và sản
xuất tài nguyên, Techcombank trong lĩnh vực ngân hàng thương mại … và nhiều công ty
khác trực thuộc.
Không ngừng nghiên cứu và phát triển, tầm nhìn của Masan là trở thành một Tập
đoàn lớn mạnh thuộc khu vực kinh tế tư nhân địa phương xét về quy mô, lợi nhuận và thu
nhập cho cổ đông; trở thành đối tác có tiềm năng tăng trưởng và nhà tuyển dụng được ưa
thích ở Việt Nam. Để đạt được tầm nhìn này, Masan hoạt động trong các lĩnh vực mà một
công ty thuộc khu vực kinh tế tư nhân địa phương có thể dẫn đầu thị trường, và phát triển
quy mô thông qua đầu tư có chọn lọc và chiến lược hợp nhất.
Đội ngũ quản lý của Masan bao gồm các chuyên gia có chuyên môn quốc tế về
quản lý rủi ro và phân bổ nguồn vốn, các nhà quản lý người Việt với kinh nghiệm thực thi
tại địa phương, và ở cấp độ công ty thành viên là những giám đốc chuyên ngành cao cấp
có kinh nghiệm thực tiễn từ các tập đoàn đa quốc gia.
Tổng hợp những yếu tố trên, đã hình thành nên một tập đoàn Masan “M&A”
1
lớn
mạnh trên thị trường Việt Nam.

2.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính Tập đoàn Masan
Trước khi đi vào phân tích doanh thu của tập đoàn Masan, dựa vào Bảng cân đối kế
toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm, ta tiến hành phân tích khái
quát tình hình tài chính của tập đoàn.


1
M&A: Mua bán và sáp nhập, viết tắt của “Mergers and Acquisitions”
8
2.2.1 Phân tích tình hình kết cấu và biến động tài sản
Từ bảng cân đối kế toán của Tập đoàn Masan trong các năm 2010 – 2012, trích số
liệu từ phần tài sản, ta được bảng tổng kết chỉ tiêu như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch tuyệt đối
Chênh lệch
tƣơng đối (%)
2010
2011
2012
(1)
(2)
(1)
(2)
Tài sản
ngắn hạn
4.626.838
12.541.434
9.221.223

7.914.596
(3.320.211)
171,06
(26,47)
Tiền, các
khoản
tương
đương
3.394.575
9.573.593
5.718.717
6.179.018
(3.854.876)
182,03
(40,27)
Đầu tư
ngắn hạn
490.000
1.222.500
1.840.500
732.500
618.000
149,49
50,55
Phải thu
ngắn hạn
314.209
903.317
942.881
589.108

39.564
187,49
4,38
Hàng tồn
kho
290.200
612.845
563.855
322.645
(48.990)
111,18
(7,99)
Tài sản
ngắn hạn
khác
137.854
229.179
155.270
91.325
(73.909)
66,25
(32,25)
Tài sản
dài hạn
16.502.700
21.031.185
29.478.033
4.528.485
8.446.848
27,44

40,16
Khoản
phải thu
dài hạn
-
-
23.158
-
23.158
-
-
Tài sản
cố định
8.621.999
11.287.505
17.728.751
3.025.506
6.441.246
36,62
57,07
Đầu tư
dài hạn
8.099.909
9.321.085
11.313.619
1.221.176
1.992.534
15,08
21,38
Tài sản

dài hạn
khác
140.792
422.595
412.505
281.803
(10.090)
200,16
(2,39)
Tổng Tài
sản
21.129.538
33.572.619
38.699.256
12.443.081
5.126.637
58,89
15,27
* Chú thích:
(1): Chênh lệch chỉ tiêu năm 2011 so với năm 2010
(2): Chênh lệch chỉ tiêu năm 2012 so với năm 2011

9
2010 - 2011
Tổng tài sản của công ty năm 2011 so với năm 2010 tăng 12.443.081 triệu đồng
tương ứng tăng 58,89%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự gia tăng này là do tài sản ngắn
hạn đã tăng 171,06% tương ứng với mức tăng 7.914.596 triệu đồng; trong khi đó, mức
tăng của tài sản dài hạn chỉ ở mức 27,44%, tức tăng 4.528.485 triệu đồng. Điều này cho
thấy, quy mô hoạt động kinh doanh của công ty tăng lên. Đây là biểu hiện tốt cho thấy
công ty sử dụng vốn ngày càng hiệu quả hơn. Nếu nhìn vào kết cấu tài sản của công ty thì

tỉ trọng của tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản đã tăng từ 21,90% năm 2010 lên 37,36%
năm 2011.
Vấn đề sử dụng tài sản ngắn hạn sao cho đạt hiệu quả nhất luôn là vấn đề quan
trọng hàng đầu của công ty. Từ bảng tổng kết chỉ tiêu trên, ta nhận thấy: sự gia tăng của
tài sản ngắn hạn, chủ yếu là nhờ vào mức tăng đóng góp của các khoản tiền và tương
đương tiền, tăng 182,03% với mức đóng góp tuyệt đối lên tới 6.179.018 triệu đồng. Các
khoản mục khác như phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và đầu tư ngắn hạn cũng tăng,
nhưng mức đóng góp không cao.
Đối với tài sản dài hạn, tăng 27,44% tương ứng với mức tăng 4.528.485 triệu đồng,
thấp hơn so với mức tăng của tài sản ngắn hạn. Cho thấy công ty đang tiếp tục đầu tư vào
tài sản cố định và các khoản mục đầu tư dài hạn khác; tuy nhiên, mức đầu tư chưa cao so
với tài sản ngắn hạn.
2011 – 2012
Tài sản ngắn hạn trong năm 2012 đã có chiều hướng thay đổi, giảm 3.320.211 triệu
đồng, tương ứng giảm 26,47% so với năm 2011. Nguyên nhân cho sự giảm sút này là do
các khoản tiền và tài sản ngắn hạn khác giảm. Trên thực tế, là do dòng tiền cấp vốn cho
các hoạt động xây dựng và phát triển kinh doanh, bao gồm thương vụ mua lại 40% cổ
phần của Proconco với tổng giá trị 1.967 tỷ đồng, tăng thêm 4,6% tỷ lệ sở hữu tại Masan
Consumer.
Ngược lại, tài sản dài hạn lại đảm bảo được mức tăng 40,16% tương ứng với
8.446.848 triệu đồng; làm cho tổng tài sản tăng 15,17% dù cho tài sản ngắn hạn giảm.
Trong đó, tài sản cố định đạt mức 17.728.751 triệu đồng, tăng 57,07% so với năm 2011.
10
Sự gia tăng này chủ yếu bắt nguồn từ khoản chi phí đầu tư cho dự án Núi Pháo cũng như
việc mở rộng nhà máy sản xuất nước mắm tự động, tòa văn phòng mới của Masan
Consumer và nhà máy mới của Vinacafe.
Tổng tài sản tăng thêm 15,17% từ 33.572.619 triệu đồng năm 2011 lên 38.699.256
triệu đồng năm 2012, là kết quả của các phân tích đầu tư thực tế ở trên.
2.2.2 Phân tích kết cấu và biến động nguồn vốn
Từ bảng cân đối kế toán của Tập đoàn Masan trong các năm 2010 – 2012, trích số

liệu từ phần Nguồn vốn, ta được bảng tổng kết chỉ tiêu như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch tuyệt đối
Chênh lệch
tƣơng đối (%)
2010
2011
2012
(1)
(2)
(1)
(2)
Nợ phải
trả
8.981.050
12.017.587
18.994.871
3.036.537
6.977.284
33,81
58,06
Nợ ngắn
hạn
3.224.917
3.625.783
4.748.364
400.866
1.122.581

12,43
30,96
Nợ dài
hạn
5.756.133
8.391.804
14.246.507
2.635.671
5.854.703
45,79
69,77
Vốn chủ
sở hữu
10.623.685
15.875.652
13.883.837
5.251.967
(1.991.815)
49,44
(12,55)
Tổng
Nguồn
Vốn
21.129.538
33.572.619
38.699.256
12.443.081
5.126.637
58,89
15,27

* Chú thích:
(1): Chênh lệch chỉ tiêu năm 2011 so với năm 2010
(2): Chênh lệch chỉ tiêu năm 2012 so với năm 2011
2010 – 2011
Các khoản vay ngắn hạn và dài hạn tăng 33,81% lên 12.017.587 triệu đồng. Phần
lớn sự gia tăng là từ công ty Masan Consumer, bao gồm khoản vay 108 triệu đô la Mỹ do
J.P. Morgan thu xếp. Ngoài ra, Masan Resources, thông qua dự án Núi Pháo, bắt đầu giải
ngân vốn tín dụng từ ngân hàng để tài trợ cho hoạt động xây dựng.
Vốn chủ sở hữa năm 2011 là 15.875.652 triệu đồng, so với mức 10.623.685 triệu
đồng vào năm 2010, tăng 5.251.967 triệu đồng tương ứng 49,44%. Việc tăng vốn chủ sở
hữu này chủ yếu bắt nguồn từ các khoản lợi nhuận, các công cụ gắn liền với vốn chủ sở
11
hữu được phát hành nhằm tăng lợi ích kinh tế của Masan trong Techcombank và các
khoản đầu tư vốn chủ sở hữu vào các công ty con.
2011 – 2012
Tổng nợ phải trả của Masan trong năm 2012 là 18.994.871 triệu đồng, tăng 58,06%
so với năm 2011 ở mức 12.017.587 triệu đồng. Phần lớn sự gia tăng này đến từ khoản vay
dài hạn, bao gồm 2.200 tỷ đồng từ trái phiếu được phát hành và khoản vay từ các công ty
con, bao gồm Masan Consumer và Masan Resources cùng với việc huy động 80 triệu đô
la Mỹ thông qua Ngân hàng Standard Chartered.
Vốn chủ sở hữu năm 2012 là 13.883.837 triệu đồng, so với mức 15.875.652 triệu
đồng vào năm 2011 tương ứng với mức giảm 12,55%. Việc giảm vốn chủ sở hữu này chủ
yếu bắt nguồn từ việc giảm vốn khác do việc mua lại các công cụ gắn liền với vốn cổ phần
và việc mua thêm 4,6% lợi ích kinh tế trong công ty Masan Consumer trong năm qua.
2.2.3 Phân tích các chỉ tiêu chủ yếu về tình hình tài chính
2.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu thanh toán
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012

Hệ số khái quát về tình hình
công nợ
0,162013
0,698063
0,404393
Số vòng quay khoản phải thu
18,10737
8,013801
11,21589
Ngày thu tiền bình quân (DSO)
20,15754
45,54642
32,54312
Dựa vào kết quả tính toán trên, ta có nhận xét số vòng quay khoản phải thu của
công ty giảm từ năm 2010 đến 2011 và tăng lại ở năm 2012 ở mức 11.22 ngày; tuy nhiên
vẫn thấp hơn so với thời điểm năm 2010. Cho thấy tình hình thu nợ của công ty được thực
hiện khá tốt.
Hệ số khái quát tình hình công nợ cho thấy cả 3 năm, khoản phải thu đều có giá trị
thấp hơn so với khoản phải trả, cao nhất là vào thời điểm năm 2011 đạt mức 0,698; cho
thấy khả năng chiếm dụng vốn của công ty cao.
2.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho
18,62
30,90
19,46
Kỳ thu tiền bình quân

20,16
45,55
32,54
Kỳ trả tiền bình quân
124,42
65,25
80,47
12
Hiệu quả sử dụng vốn của Masan khá tốt khi kỳ trả tiền bình quân mỗi năm đều lớn
hơn kỳ thu tiền bình quân, cho thấy khả năng chiếm dụng vốn cao.
2.2.3.3 Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Hệ số lãi gộp
0,42
0,42
0,40
Hệ số lãi ròng
0,46
0,34
0,19
Suất sinh lời của tài sản (ROA)
0,12
0,07
0,05
Suất sinh lời của Vốn chủ Sở
Hữu (ROE)
0,25

0,16
0,14
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, với Masan cũng không ngoại
lệ. Với các chỉ số phản ánh lợi nhuận ở trên, ta thấy rằng, các chỉ tiêu như hệ số lãi gộp, lãi
ròng được giữ vững khá ổn định qua các năm. Tuy nhiên, suất sinh lời trên tài sản và
nguồn vốn giảm xuống chỉ còn ở mức bằng phân nửa giá trị hệ số kỳ trước đó.
2.3 Phân tích doanh thu Tập đoàn Masan
2.3.1 Phân tích chung tình hình thực hiện doanh thu
Từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Masan, ta
tiến hành trích một số chỉ tiêu quan trọng sau để tiến hành phân tích doanh thu.
Trong đó
- Tổng doanh thu của công ty bao gồm 3 khoản mục chính là doanh thu thuần từ
hoạt động bán hàng, doanh thu tài chính và thu nhập khác.
- Chi phí kinh doanh là tổng các khoản Giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi
phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các khoản chi phí khác.








13
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch tuyệt đối
Chênh lệch
tƣơng đối (%)

2010
2011
2012
(1)
(2)
(1)
(2)
Doanh thu
thuần
5.586.287
7.056.849
10.389.414
1.470.562
3.332.565
26,32
47,22
Doanh thu
tài chính
1.620.919
1.185.206
809.824
(435.713)
(375.382)
(26,88)
(31,67)
Thu nhập
khác
19.370
22.169
214.517

2.799
192.348
14,45
867,64
Tổng
doanh thu
7.226.576
8.264.224
11.413.755
1.037.648
3.149.531
14,36
38,11
CP kinh
doanh
(4.641.053)
(5.788.385)
(8.587.435)
(1.147.332)
(2.799.050)
24,72
48,36
* Chú thích:
(1): Chênh lệch chỉ tiêu năm 2011 so với năm 2010
(2): Chênh lệch chỉ tiêu năm 2012 so với năm 2011
2.3.1.1 Phân tích doanh thu theo từng khoản mục
2010 – 2011
Doanh thu thuần tăng 26,32% từ 5.586.287 triệu đồng năm 2010 lên 7.056.849
triệu đồng năm 2011, với mức tăng là 1.470.562 triệu đồng. Sự tăng trưởng này chủ
yếu là nhờ doanh số bán hàng các sản phẩm hiện hữu của Masan Consumer tăng lên, đặc

biệt là nước mắm Nam Ngư và mì ăn liền Omachi. Việc giới thiệu một số sản phẩm mới
và thương vụ mua lại công ty Vinacafe cũng thúc đẩy doanh thu thuần khi Vinacafe bắt
đầu đóng góp vào doanh số bán hàng trong quý IV năm 2011. Trong năm 2011, Masan
còn nỗ lực xâm nhập sâu hơn vào thị trường nông thôn. Mạng lưới bán hàng của Masan
Consumer đã tăng lên 163.594 điểm bán hàng, giúp Masan mở rộng năng lực tiếp cận
người tiêu dùng và gia tăng doanh thu thuần.
Doanh thu tài chính giảm 26,88% từ 1.620.919 triệu đồng năm 2010 xuống
1.185.206 triệu đồng năm 2011. Sự sụt giảm này chủ yếu là do việc ghi nhận khoản bất lợi
thương mại 1.240 tỷ đồng liên quan đến thương vụ mua lại dự án Núi Pháo thông qua
Masan Resources trong năm 2010. Tuy nhiên, khoản sụt giảm này đã được bù đắp một
phần nhờ khoản tăng thu nhập lãi thuần từ số dư tiền mặt lớn hơn. Nhưng nếu loại trừ
14
khoản bất lợi thương mại trong năm 2010, thu nhập tài chính tăng từ 381 tỷ đồng trong
năm 2010 lên 1.185 tỷ đồng trong năm 2011.
Thu nhập khác của Masan tăng 14,45% từ mức 19.370 triệu đồng năm 2010 lên
22.169 triệu đồng năm 2011. Khoản thu nhập này chủ yếu thu từ vật tư, hàng hóa, tài sản
dôi thừa, công cụ dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, hòa nhập các khoản dự phòng giảm giá
hàng tồn kho, các khoản thu bất thường v.v… nên khoảng gia tăng không đáng kể.
Tổng doanh thu của Masan năm 2011 là 8.264.224 triệu đồng, tăng 1.037.648 triệu
đồng, tức tăng 14.36% năm 2010; là kết quả của tổng hợp các tác động thực tế trên thị
trường từ những khoản mục trên.
2011 – 2012
Giá trị doanh thu thuần năm 2012 đạt mức 10.389.414 triệu đồng, tăng 3.332.565
triệu đồng, tức tăng 47,22% so với năm 2011. Khoản mục doanh thu này chỉ phản ánh
doanh thu của Masan Consumer do dự án Núi Pháo chưa đi vào hoạt động. Sự tăng trưởng
này là do các các ngành hàng đều tăng vì:
- Masan liên tục không ngừng đổi mới sản phẩm, xây dựng thương hiệu và mở
rộng mạng lưới phân phối, với số lượng nhà phân phối tăng từ 162 vào năm
2011 lên đến 180 vào năm 2012, và số điểm bán hàng đã tăng từ khoảng
164.000 lên 176.000.

- Trong ngành hàng mì ăn liền, Masan Consumer đã đạt mức tăng trưởng mạnh
về thị phần nhờ tiếp tục củng cố thương hiệu mì cao cấp Omachi đồng thời đẩy
mạnh tăng trưởng mạnh ngành mì trong phân khúc bình dân là mì Kokomi, sản
phẩm được tung ra thị trường vào cuối năm 2011.
- Ngành hàng nước mắm tăng trưởng nhờ thực hiện thành công chiến lược thúc
đẩy người tiêu dùng chuyển đổi từ sử dụng nước mắm Nam Ngư sang hương
hiệu cao cấp hơn là Chin-su Nam Ngư.
- Trong ngành hàng cà phê hòa tan, Vinacafe đã đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ và
góp phần tăng vị thế cạnh tranh của mình thông qua sự hiệp lực với Masan
Consumer, bao gồm quyền truy cập vào mạng lưới phân phối lớn của Masan
15
Consumer và sự ra mắt các sản phẩm mới như cà phê Wake Up 3 trong 1 và
ngũ cốc Kachi.
Doanh thu tài chính tiếp tục giảm xuống còn 809.824 triệu đồng ở năm 2012, đã
giảm 375.382 triệu đồng tương ứng với 31,67% so với năm 2011. Sự sụt giảm này chủ
yếu là do thu nhập lãi thuần thấp hơn vì lãi suất thấp hơn và số dư tiền mặt cũng thấp hơn.
Số dư tiền mặt giảm là do công ty chi tiêu vào các hoạt động xây dựng và phát triển doanh
nghiệp; trong đó gồm có thương vụ mua lại 40,0% cổ phần của Proconco với tổng giá trị
1.967 tỷ đồng, tăng thêm 4,6% tỷ lệ sở hữu tại Masan Consumer với tổng giá trị 1.933 tỷ
đồng, và chi phí vốn đầu tư tại các công ty con, đặc biệt là chi phí xây dựng và phát triển
dự án Núi Pháo của Masan Resources.
Thu nhập khác có mức tăng trưởng vượt bậc so với các kỳ trước đó, cụ thể là đạt
mức 214.517 triệu đồng trong năm 2012, tăng 867,64% so với năm 2011. Tuy nhiên, mức
đóng góp của khoản mục này vào tổng doanh thu của công ty không cao, chỉ chiếm
khoảng 1,88% tổng doanh thu năm 2012.
Tổng doanh thu của Masan năm 2012 đạt mức 11.413.755 triệu đồng, tăng
3.149.531 triệu đồng tức tăng 38,11% so với năm 2011. Trong đó, mức tăng đóng góp của
doanh thu thuần là cao nhất, tăng 47,22% từ năm 2011 đến năm 2012.
2.3.1.2 Phân tích doanh thu có liên hệ đến chi phí kinh doanh
Để đánh giá một cách chính xác tình hình thực hiện doanh thu nói chung cần liên

hệ với chi phí. Chi phí mà chúng ta cần liên hệ là toàn bộ chi phí của doanh nghiệp được
phân bổ cho hàng bán ra và chi phí này sẽ thể hiện trên báo cáo kết quả họa động kinh
doanh của Masan; hay chính là khoản chi phí kinh doanh được trích ra trong bảng số liệu
trên.
Ta tiến hành xét ảnh hưởng của chi phí kinh doanh lên Tổng doanh thu của Masan:
2010 – 2011




 



 












    



 
16
Tình hình thực hiện tổng doanh thu (2011)
 


   
Qua đó, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, nếu liên hệ với chi phí thì kết quả kinh
doanh không phải như đã phân tích ở trên. Vì với mức chi phí bỏ ra ở năm 2011 thì đáng
lẽ tổng doanh thu đạt được phải là 8.997.513,79 triệu đồng, chứ không phải là 8.264.224
triệu đồng, giảm 733.289,79 triệu đồng và chỉ đạt 91,85% so với năm 2010. Như vậy, tổng
doanh thu năm 2011 đạt được kém hiệu quả hơn so với năm 2010.
2011 – 2012




 



 













    


 
Tình hình thực hiện tổng doanh thu (2011)
 


   
Tương tự như ở giai đoạn trước, với mức chi phí bỏ ra ở năm 2012 thì đáng lẽ tổng
doanh thu đạt được phải là 12.260.498,64 triệu đồng, chứ không phải là 11.413.755 triệu
đồng, giảm 846.743,64 triệu đồng và chỉ đạt 93,09% so với năm 2011. Như vậy, tổng
doanh thu năm 2012 đạt được kém hiệu quả hơn so với năm 2011.
2.3.2 Phân tích doanh thu theo từng bộ phận kinh doanh
Giai đoạn 2010 – 2011, tập đoàn Masan có 3 bộ phận – Thực phẩm và đồ uống,
Khai thác khoáng sản và Dịch vụ tài chính; là các hoạt động kinh doanh chiến lược.
Đến năm 2012, có thêm hoạt động Dinh dưỡng động vật. Các hoạt động kinh doanh chiến
lược này mang đến các dịch vụ và sản phẩm khác nhau, được quản lý theo các phương
pháp riêng vì các hoạt động này đòi hỏi những chiến lược tiếp thị và công nghệ khác nhau.
Tập đoàn nắm giữ các bộ phận kinh doanh Thực phẩm và đồ uống và Khai thác
khoáng sản thông qua nhóm công ty con riêng. Tập đoàn cũng đầu tư và có ảnh hưởng
đáng kể đối với một ngân hàng cổ phần. Trong năm 2012, Tập đoàn còn đầu tư và có ảnh
17
hưởng đáng kể đến một tập đoàn vận hành các nhà máy thức ăn gia súc và cung cấp các
sản phẩm dinh dưỡng cho động vật.
Tuy nhiên, doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng của Tập đoàn chỉ được đóng

góp từ bộ phận kinh doanh Thực phẩm và đồ uống. Các Bộ phận khác đóng góp vào lợi
nhuận thuần của Tập đoàn thông qua tài khoản Lợi nhuận từ các công ty liên kết (41).
18
Chƣơng 3: VẬN DỤNG KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀO THỰC TIỄN TẬP ĐOÀN
MASAN
Tập đoàn Masan là công ty mẹ với tài sản chính là những khoản đầu tư vào các
công ty con, chủ yếu là Masan Consumer, Masan Resources và các công ty liên kết gồm
có công ty Proconco và ngân hàng Techcombank. Vì vậy, những rủi ro ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của các công ty này cũng tác động đến hoạt động kinh doanh, tình
hình tài chính, kết quả và triển vọng kinh doanh của Tập đoàn.
Từ những phân tích doanh thu của Tập đoàn Masan ở trên, ta có thể chỉ ra các
điểm trọng tâm liên quan đến hoạt động và kết quả kinh doanh của Masan tới thời điểm
năm 2012 là:
- Masan Consumer cạnh tranh chủ yếu dựa vào các yếu tố như hình ảnh thương
hiệu, giá cả, mạng lưới phân phối và sự đa dạng của sản phẩm. Thị trường thực
phẩm tại Việt Nam sẽ ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn khi có nhiều thương
hiệu và công ty thực phẩm quốc tế nổi tiếng thâm nhập vào thị trường. Sức ép
cạnh tranh có thể khiến cho các đối thủ phải gia tăng đáng kể chi phí dành cho
quảng cáo và các hoạt động chiêu thị, hoặc thực hiện các hành vi định giá bất
hợp lý. Masan Consumer nên đầu tư nhiều hơn vào hoạt động nghiên cứu và
phát triển, cũng như các chương trình khuyến mại và tiếp thị. Nói cách khác,
doanh nghiệp nên tiếp tục đầu tư vào các khoản tài sản ngắn hạn phục vụ cho
sự phát triển của công ty hàng tiêu dùng này.
- Ngoài ra, theo dự kiến, khi Masan Resources bắt đầu vận hành dự án khai thác
mỏ Núi Pháo, phần lớn doanh thu sẽ thu được từ hoạt động xuất khẩu. Công ty
sẽ cạnh tranh với những nhà sản xuất vonfram, florit, bismut và đồng trên thế
giới bao gồm các nhà sản xuất Trung Quốc; chủ yếu dựa vào chất lượng, giá
cả, chi phí vận chuyển và độ tin cậy của nguồn cung. Không thể bảo đảm rằng
các đối thủ cạnh tranh với Núi Pháo sẽ không tìm cách bán khoáng sản có
phẩm cấp cao hơn, giảm giá mạnh để giành thị phần, thăm dò thêm các khu mỏ

dễ tiếp cận hơn hoặc tạo nguồn cung đáng tin cậy hơn.
19
- Kết quả tài chính của Masan Resources sẽ bị ảnh hưởng bởi sự biến động của
giá cả hàng hóa. Khi dự án Núi Pháo đi vào vận hành, công ty có thể bán các
sản phẩm tinh quặng hoặc sản phẩm có giá trị gia tăng chế biến từ vonfram,
florit, bismut và đồng. Giá bán sản phẩm của công ty sẽ phụ thuộc vào tình
hình cung cầu của thị trường quốc tế và mặt bằng giá của những sản phẩm này.
- Bên cạnh đó, ngân hàng Techcombank có thể phải đối mặt với sự cạnh tranh
gay gắt hơn từ các định chế tài chính trong nước và ngoài nước do yêu cầu mở
cửa thị trường sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO
vào năm 2007. Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các ngân hàng nước ngoài
hoạt động tại Việt Nam thông qua các chi nhánh tại Việt Nam. Khi ngân hàng
Nhà nước tiếp tục thực thi chính sách tự do hóa lĩnh vực ngân hàng,
Techcombank cũng có thể phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn từ các
ngân hàng trong nước. Điều này có thể gây ra ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động
kinh doanh, tình hình tài chính, kết quả và triển vọng kinh doanh của Tập đoàn.
- Cũng không bảo đảm là đối thủ hiện tại hoặc tiềm năng của Proconco không
tung ra những sản phẩm tương đương hoặc vượt trội hơn nhằm đáp ứng những
thay đổi của thị trường. Các đối thủ có thể có nguồn tài chính dồi dào hơn, khả
năng mua hàng tốt hơn và các chi phí hoạt động thấp hơn giúp họ có những lợi
thế nhất định. Vì thế, Tập đoàn cần đề ra những chính sách huy động vốn tốt
hơn, tiếp tục rót đồng vốn vào Proconco, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường
so với các đối thủ.
Masan group phụ thuộc vào khả năng duy trì các hoạt động tuyển dụng hoặc giữ
chân nhân viên có trình độ phù hợp với các vị trí quản lý then chốt của mình. Do sự cạnh
tranh khốc liệt tại Việt Nam, Tập đoàn phải thường xuyên đối mặt với nhiều thách thức
trong việc tuyển dụng và giữ chân đủ số lượng chuyên viên giỏi. Sự mất mát nhân sự chủ
chốt có thể gây ra ảnh hưởng bất lợi đối với hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, kết
quả và triển vọng kinh doanh của Masan Group.
20

KẾT LUẬN

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Phan Đức Dũng, 2011, Phân tích và dự báo kinh doanh, NXB Lao Động Xã Hội
2. TS. Phan Đức Dũng, 2012, Phân tích báo cáo tài chính, NXB Lao Động Xã Hội
3. Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan các năm 2010 – 2012
4. Báo cáo thường niên Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan các năm 2010 – 2012
5. Trang Web Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan www.masangroup.com

×