Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

cơ cấu tổ chức của ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.93 KB, 8 trang )

MỞ ĐẦU
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với 10 quốc gia thành viên là một
tổ chức khu vực có uy tín, hưởng quy chế quan sát viên tại Liên hiệp quốc (LHQ) và
có quan hệ hợp tác với nhiều đối tác khác nhau. Sự tồn tại và phát triển của ASEAN
đang ngày càng có tác động mạnh mẽ, đa chiều đến sự phát triển của các nước trong
khu vực. Hiện nay, Nghiên cứu về cơ cấu tổ chức của ASEAN sẽ góp phần có cái nhìn
đúng đắn và giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về Cộng đồng này.
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về ASEAN.
ASEAN ra đời vào ngày 08/08/1967 trên cơ sở tuyên bố Bangkok thông qua tại
hội nghị bộ trưởng ngoại giao 5 nước là Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia và
Philippines.
Sau hơn 4 thập kỷ tồn tại và phát triển, ASEAN đã lớn mạnh, trở thành một thực
thể chính trị - kinh tế gắn kết, có vai trò quan trọng đóng góp cho hòa bình, ổn định,
hợp tác khu vực và là đối tác không thể thiếu của các nước và các tổ chức lớn trên thế
giới.
II. Hệ thống các thiết chế pháp lý của ASEAN theo hiến chương ASEAN
1.1. Hội nghị cấp cao – ASEAN Sumit
Hội nghị cấp cao ASEAN (hay còn gọi là Hội nghị thượng đỉnh) bao gồm các
nguyên thủ quốc gia hoặc những người đứng đầu chính phủ của các quốc gia thành
viên. Hội nghị cấp cao tiến hành họp 2 lần một năm và do quốc gia thành viên giữ chức
chủ tịch ASEAN chủ trì và tổ chức, ngoài ra Hội nghị cấp cao sẽ được nhóm họp bất
thường khi cần thiết. Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của ASEAN
1.2. Hội đồng điều phối
Hội đồng điều phối ASEAN bao gồm các ngoại trưởng ASEAN, họp ít nhất 2 lần
một năm. Hội đồng điều phối ASEAN sẽ được các quan chức cao cấp liên quan hỗ trợ.
1.3. Các hội đồng Cộng đồng
Các hội đồng Cộng đồng bao gồm Hội đồng Cộng đồng chính trị – an ninh, Hội
đồng cộng đồng kinh tế, Hội đồng cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN. Mỗi quốc gia
thành viên sẽ chỉ định một đại diện quốc gia tham dự cuộc họp của Hội đồng Cộng
đồng ASEAN, trực thuộc mỗi Hội đồng Cộng đồng sẽ có các cơ quan chuyên ngành


cấp bộ trưởng.
Mỗi Hội đồng Cộng đồng họp ít nhất 2 lần 1 năm và do Bộ trưởng có liên quan
của mỗi quốc gia thành viên giữ cương vị Chủ tịch ASEAN chủ trì. Mỗi Hội đồng
Cộng đồng ASEAN sẽ được hỗ trợ bởi các quan chức cao cấp có liên quan.
1.4. Các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng
Các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng ASEAN là các thiết chế trực thuộc các
Hội đồng Cộng đồng (Hội đồng Cộng đồng chính trị – an ninh có 6 cơ quan, Hội đồng
Cộng đồng kinh tế có 14 cơ quan, Hội đồng Cộng đồng văn hóa – xã hội có 17 cơ quan
trực thuộc. Mỗi cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng trong phạm vi chức năng của
mình có thể giao cho các quan chức cao cấp và các cơ quan trực thuộc thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ được nêu trong Phụ lục 1 của Hiến chương.
1.5. Tổng thư kí và Ban thư kí
- Tổng thư kí ASEAN
Tổng thư kí ASEAN do Hội nghị cấp cao bổ nhiệm với nhiện kì 5 năm và không
được tái bổ nhiệm. Tổng thư kí được lựa chọn trong số công dân của quốc gia thành
viên ASEAN dựa theo thứ tự luân phiên, có tính đến sự liêm khiết, năng lực, kinh
nghiệm, chuyên môn và sự cân bằng về giới. Tổng thư kí là quan chức hành chính cao
cấp nhất của ASEAN, được hỗ trợ bởi bốn Tổng thư kí với hàm thứ trưởng. Các phó
Tổng thư kí sẽ chịu trách nhiệm trước Tổng thư kí trong việc thực thi chức trách của
mình. Bốn phó Tổng thư kí sẽ không cùng quốc tịch với Tổng thư kí và đến từ 4 quốc
gia thành viên khác nhau
- Ban thư kí ASEAN
Ban thư kí ASEAN bao gồm Tổng thư kí và các nhân viên khác, tùy theo yêu cầu
đặt ra. Tổng thư kí và các nhân viên Ban thư kí thực thi nhiệm vụ vì lợi ích của ASEAN
mà không nhân dân bất kì chính phủ nào.
- Ban thư kí ASEAN quốc gia
Mỗi quốc gia thành viên ASEAN thành lập một Ban thư kí ASEAN quốc gia
đóng vai trò là đầu mối quốc gia trong các hoạt động liên quan đến ASEAN.
1.6. Ủy ban đại diện thường trực bên cạnh ASEAN
Mỗi quốc gia thành viên ASEAN bổ nhiệm một đại diện thường trực có hàm đại

sứ bên cạnh ASEAN đặt tại Jakarta. Ủy ban đại diện thường trực bao gồm các vị sứ của
đại sứ của quốc gia.
1.7. Ủy ban ASEAN ở nước thứ ba và các tổ chức quốc tế
Ủy ban ASEAN ở các nước thứ 3 có thể được thành lập tại các nước ngoài khối
ASEAN, bao gồm người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia thành
viên ASEAN tại quốc gia đó. Các ủy ban tương tự có thể được thành lập bên cạnh các
tổ chức quốc tế. Các ủy ban này sẽ thúc đẩy lợi ích và bản sắc ASEAN tại nước chủ nhà
và các tổ chức quốc tế.Thủ tục hoạt động của các ủy ban này sẽ do Hội nghị Bộ trưởng
ngoại giao ASEAN quy định vụ thể.
Ngoài các cơ quan trên, Hiến chương còn quy định sẽ thành lập một Cơ quan
nhân quyền hoạt động theo Quy chế do Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao quyết định để
thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, phù hợp với mục tiêu và các
nguyên tắc của Hiến chương.
III. Bình luận về ưu nhược điểm của cơ cấu tổ chức của ASEAN theo Hiến
chương.
Để kịp thích ứng với những chuyển biến nhanh chóng và phức tạp của tình hình
quốc tế và khu vực cũng như trên cơ sở những thành tựu của ASEAN trong 40 năm
qua nhất là kết quả thực hiện Chương trình hành động Viên Chăn (VAP), lãnh đạo các
nước ASEAN tháng 1/2007 đã quyết tâm đẩy nhanh tiến trình liên kết nội khối dựa
trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN. Hiến chương đã đưa ra cho ASEAN tính
hợp pháp, hiến chương đã hệ thống hóa rất nhiều các hiệp định, tuyên bố trước đây,
khẳng định thêm nguyên tắc lâu dài về cộng đồng, hợp tác, tham vấn và đồng thuận
cùng các mục đích cụ thể của 3 cộng đồng ASEAN mà đã được xác định trước đây.
Hiến chương khẳng định sẽ tiến hành đối ngoại và làm thế nào để hợp tác với liên hợp
quốc và các tổ chức quốc tế.
1. Ưu điểm của cơ cấu tổ chức của ASEAN theo Hiến chương
Về cơ cấu tổ chức, một mặt Hiến chương ASEAN tiếp tục kế thừa khung cơ cấu
hiện hành của ASEAN và ngày càng đảm bảo cho bộ máy của ASEAN thực hiện có
hiệu quả các tôn chỉ, mục đích đã đề ra trong Hiến chương với các cơ quan: Hội nghị
Cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành

khác, Ban Thư ký … Tuy nhiên, điểm mới ở đây là vai trò của các cơ quan hiện hành
đó được tăng cường hơn hoặc xác định cụ thể hơn. Ngoài các thẩm quyền khác, Hội
nghị Cấp cao sẽ xem xét các tranh chấp nảy sinh giữa các quốc gia thành viên
ASEAN. Vai trò của Tổng Thư ký ASEAN và của quốc gia Chủ tịch ASEAN cũng có
những nét mới, như Tổng Thư ký và Chủ tịch ASEAN có thể thực hiện chức năng hòa
giải, môi giới, trung gian khi các thành viên ASEAN có tranh chấp yêu cầu; Tổng Thư
ký được giao chức năng giám sát việc tuân thủ các khuyến nghị, quyết định của các cơ
chế giải quyết tranh chấp của ASEAN. Bằng cách pháp điển hóa các quy định về bộ
máy của ASEAN theo Hiến chương, ASEAN sẽ được vận hành ổn định hơn, chủ động
hơn.
Hệ thống các cơ quan của ASEAN theo Hiến chương được cơ cấu bám sát các
mục tiêu của tổ chức, khắc phục đáng kể sự phân tán của thời kì trước đây. Điều này
thể hiện rõ nét ở Hội đồng cộng đồng chính trị - an ninh, Hội đồng cộng đồng kinh tế
và Hội đồng cộng đồng văn hóa - xã hội. Cụ thể:
Hội đồng cộng đồng chính trị - an ninh bao gồm: Các cơ quan chuyên nghành cấp
Bộ trưởng bao gồm 6 cơ quan: Ủy ban về khư vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt
nhân, Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN, Hội nghị bộ trưởng tư pháp
các nước ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về tội phạm xuyên quốc gia, diễn dần
khu vực ASEAN và các cơ quan giúp việc trực thuộc
Hội đồng cộng đồng kinh tế bao gồm: Các cơ quan chuyên nghành cấp Bộ trưởng
(14 cơ quan) và các cơ quan giúp việc trực thuộc.
Hội đồng cộng đồng văn hóa - xã hội bao gồm: Các cơ quan chuyên nghành cấp
Bộ trưởng (17 cơ quan) và các cơ quan giúp việc trực thuộc.
Quy định về hoạt động của mỗi cơ quan thuộc bộ máy của ASEAN cũng được
thiết kế để đảm bảo tính thường xuyên, liên tục nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu hợp
tác trong các lĩnh vực. Cụ thể: ngoài các cơ quan thường trực của ASEAN như Ban thư
ký ASEAN, thời gian làm việc của các cơ quan không thường trực như Cấp cao
ASEAN, Hội đồng điều phối ASEAN, Hội đồng cộng đồng chính trị - an ninh, Hội
đòng cộng đồng kinh tế và Hội đồng cộng đồng văn hóa - xã hội đã được gia tăng
đáng kể, các phiên họp định kỳ đều được tổ chức một năm 2 lần.

2. Nhược điểm của cơ cấu tổ chức ASEAN theo hiến chương
ASEAN vẫn chưa có nhiều các cơ quan hoạt động thường kỳ (chỉ có hai cơ quan
là Ủy ban đại diện thường trực và Ban thư ký so với các cơ quan còn lại chỉ tiến hành
họp theo định kỳ hoặc khi cần thiết). Điều này, một mặt khiến cho mối liên kết giữa
các cơ quan của hiệp hội còn lỏng lẻo, mặt khác do chỉ hoạt động theo cơ chế kỳ họp
nên có thể sẽ làm hạn chế khả năng chỉ đạo, điều hành của các cơ quan này trước
những biến động, khó khăn bất thường.
IV. So sánh cơ cấu tổ chức của ASEAN với hệ thống thiết chế pháp lý của Liên
minh Châu Âu (EU)
1. Khái quát cơ cấu tổ chức của liên minh Châu Âu
Liên minh Châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (European Union), là một liên minh
kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên thuộc Châu Âu Liên minh châu
Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastrich vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa
trên Cộng đồng châu Âu (EC).
1.1. Hội đồng Châu Âu
Hội đồng Châu Âu phụ trách điều hành Liên minh châu Âu và có nhiệm vụ
nhóm họp ít nhất 4 lần trong năm. Hội đồng châu Âu bao gồm Chủ tịch Hội đồng châu
Âu, Chủ tịch của Ủy ban châu Âu và một đại diện của mỗi quốc gia thành viên Liên
minh châu Âu, có thể là người đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ của quốc gia thành
viên đó. Hội đồng châu Âu được xem là cơ quan lãnh đạo tối cao của Liên minh châu
Âu. Hội đồng châu Âu chủ động xem xét những thay đổi trong các hiệp ước điều chỉnh
hoạt động Liên minh châu Âu cũng như xác định chương trình nghị sự và chiến lược
cho Liên minh Châu Âu.
1.2. Hội đồng Bộ trưởng Châu Âu
Hội đồng Liên minh Châu Âu thường được gọi tắt là Council hay còn gọi là Hội
đồng Bộ trưởng (Council of Ministers) là một trong hai bộ phận lập pháp của Liên
minh châu Âu (bộ phận còn lại là sự kết hợp của Ủy ban châu Âu và Nghị viện châu
Âu) chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn của EU, bao gồm các Bộ trưởng
đại diện cho các thành viên. Các nước luân phiên làm Chủ tịch với nhiệm kỳ 6 tháng.
Giúp việc cho Hội đồng có Uỷ ban Thường vụ và Ban Thư ký.

1.3. Nghị viện Châu Âu
Gồm 751 nghị sĩ, nhiệm kỳ 5 năm, được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu
phiếu từ tất cả các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Trong Nghị viện châu
Âu các nghị sĩ ngồi theo nhóm chính trị khác nhau, không theo quốc tịch. Nhiệm vụ
của Nghị viện Châu Âu là phối hợp với Hội đồng Châu Âu thông qua đề xuất lập pháp
của Ủy ban châu Âu trong hầu hết các lĩnh vực. Nghị viện châu Âu còn có thẩm quyền
thông qua ngân sách, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của Liên minh
châu Âu.
1.4. Ủy ban châu Âu
Là cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu chịu trách nhiệm đề xuất lập pháp
và những hoạt động thường nhật của Liên minh châu Âu. Ủy ban châu Âu bao gồm 27
uỷ viên đại diện cho 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu, nhiệm kỳ 5 năm do
các chính phủ nhất trí cử và chỉ bị bãi miễn với sự nhất trí của Nghị viện Châu Âu. Vị
trí quyền lực số 2 trong Ủy ban châu Âu là Đại diện cao cấp của Liên minh châu Âu về
ngoại giao và chính sách an ninh đồng thời là ex-officio Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu
1.5. Tòa án Công lý Liên minh châu Âu
Được chia làm 2 loại : Tòa công lý châu Âu và Tòa chung châu Âu
* Tòa công lý châu Âu

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×