Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

QUY ĐỊNH VỀ SỰ HỖ TRỢ CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THEO LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.09 KB, 14 trang )

PHỤ LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI:
1. Khái niệm trọng tài thương mại:
2. Đặc điểm của Trọng tài thương mại:
3. Các hình thức Trọng tài thương mại:
4. Ưu điểm và nhược điểm của tố tụng trong Trọng tài thương mại:
II. QUY ĐỊNH VỀ SỰ HỖ TRỢ CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THEO LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
2010:
1. Các biện pháp hỗ trợ cơ bản của Tòa án đối với hoạt động trọng tài thương mại:
2. Vai trò, ý nghĩa của sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động trọng tài thương mại:
3. Quy định của pháp luật về sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động trọng tài
thương mại theo Luật trọng tài thương mại 2010 :
▪ Tòa án hỗ trợ chỉ định, thay đổi Trọng tài viên đối với trọng tài vụ việc
▪ Xem xét khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài
▪ Tòa án hỗ trợ trong việc thu thập chứng cứ
▪ Tòa án hỗ trợ về việc triệu tập người làm chứng
▪ Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
▪ Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc
▪ Hủy phán quyết trọng tài
C. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1


A. LỜI MỞ ĐẦU
Trọng tài thương mại là hình thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động
thương mại phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở những nước có nền kinh tế thị


trường phát triển. Các doanh nghiệp nước ngoài rất ưa chuộng hình thứ trọng tài,
vì trọng tài có ưu điểm là giải quyết nhanh, hiệu quả các tranh chấp mà vẫn đảm
bảo bí mật, uy tín cho các nhà kinh doanh và giữa họ vẫn giữu được mối quan hệ
bạn hàng để có thể tiếp tục các quan hệ mới trong tương lai. Tuy nhiên ở Việt
Nam, các tranh chấp được đưa đến trọng tài còn khá khiêm tốn. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng có một nguyên nhân cơ bản đó là thiếu sự hỗ
trợ của cơ quan Nhà nước, cụ thể là Tòa án đối với hoạt động Trọng tài. Chính vì
vậy đã không đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động Trọng tài, không tạo được
niềm tin đối với các doanh nghiệp khi họ lựa chọn hình thức Trọng tài. Xuất phát
từ thực tiễn, sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động Trọng tài đã được Pháp lệnh
trọng tài 2003 quy định là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, để phù hợp, đồng thời
khắc phục được những hạn chế của Pháp lệnh này, pháp luật nước ta đã cho ra
đời Luật trọng tài thương mại năm 2010 nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Vậy, để
hiểu hơn về những quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này, sau đây em
xin chọn đề bài: “Phân tích những quy định về sự hỗ trợ của Toà án đối với hoạt
động của Trọng tài theo Luật Trọng tài thương mại 2010.”

B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI:
1. Khái niệm trọng tài thương mại:
Hiện nay trong khoa học pháp lí có nhiều cách định nghĩa về trịng tài do
các cách tiếp cận khác nhau. Theo pháp luật Việt Nam, thì Trọng tài thương mại
được định nghĩa là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và
được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 (LTTTM
2010) (khoản 1 Điều 3 LTTTM 2010).
2


Tuy nhiên, dù có xét từ góc độ nào, thì về mặt bản chất, trọng tài nói chung
và trọng tài thương mại nói riêng là một phương thức giải quyết tranh chấp do

các bên tự thỏa thuận lập ra nhằm giải quyết dứt điểm các vụ trạnh chấp. Nói
cách khác, trọng tài là cơ quan xét xử mang tính chất “tư” do các bên đương sự
thỏa thuận lựa chọn để giải quyết các tranh chấp kinh tế của chính họ. Trong lĩnh
vực kinh doanh thương mại, tuy cũng là cơ quan giải quyết tranh chấp như Tòa
án nhưng xuất phát từ bản chất vốn có, Trọng tài có những đặc trưng riêng khác
hẳn đó là:
Thứ nhất, trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên mà xuất phát từ sự
thỏa thuận của các chủ thể tranh chấp đối với trọng tài.
Thứ hai, xét về mặt hình thức, khác với Tòa án là cơ quan tài phán nhà
nước, do nhà nước thành lập và giao quyền thay mặt nhà nước xét xử, giải quyết
tranh chấp bất đồng giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội thì Trọng tài là một tổ
chức xã hội nghề nghiệp do các trọng tài viên tự thành lập lên để giải quyết các
tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Trọng tài không phải
là một cơ quan nhà nước và cũng không hoạt động bằng ngân sách nhà nước. Các
trọng tài viên cũng không phải là viên chức nhà nước, không do nhà nước bổ
nhiệm và không được hưởng lương từ ngân sách nhà nước như các Thẩm phán.
Thứ ba, khi xét xử trọng tài không nhân danh nhà nước để ra các phán
quyết nên các phán quyết trọng tài không mang tính quyền lực nhà nước.
Thứ tư, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các bên được quyền lựa chọn
và chủ định trọng tài viên còn trong giai quyết tranh chấp bằng Tòa án, các bên
tham gia tranh tụng khồn có quyền lựa chọn thẩm phán.
Như vậy, với tư cách là một cơ quan tài phán, Trọng tài tồn tại độc lập
song song với Tòa án và có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại
giữa các bên khi các bên đương sự lựa chọn.

3


2. Các hình thức Trọng tài thương mại:
Trọng tài theo pháp luật ở hầu hết các nước cũng như pháp luật Việt Nam

đều tồn tại dưới hai hình thức cơ bản sau:
- Trọng tài vụ việc (Trọng tài ad-hoc): là hình thức trọng tài được thành lập
theo yêu cầu của các bên tranh chấp để giải quyết một tranh chấp cụ thể. Hình
thức này không có tổ chức trọng tài viên cố đinh, sau khi giải quyết xong vụ
tranh chấp nó sẽ tự giải thể.
- Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế): là hình thức trọng tài có bộ
máy tổ chức ổn định, có trụ sở, có Điều lệ tổ chức và hoạt động, có danh sách
trọng tài viên xác định, tuân theo quy tắc tố tụng chătj chẽ và thống nhất. Trung
tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng, hoạt dodọng theo nguyên tắc tự đảm bảo thu chi.
Như vậy, cũng là Trọng tài để giải quyết tranh chấp thương mại của các
bên nhưng mỗi một hình thức Trọng tài đều có những đặc điểm riêng, đặc trưng
cho nó. Từ đó, càng cho thấy sự đang dạng, phong phú trong tố tụng trọng tài và
tất cả đều chứng tỏ sự thích nghi cao độ của tố tụng trọng tài đối với các nhu cầu
giải quyết tranh chấp khác nhau của chủ thể tranh chấp.
3. Ưu điểm và nhược điểm của tố tụng trong Trọng tài thương mại:
▪ Ưu điểm của tố tụng trọng tài thương mại
Xuất phát từ khái niệm, đặc điêm của Trọng tài thương mại (TTTM), có
thể thấy rằng Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp có nhiều
ưu điểm phù hợp với mong muốn của hầu hết các nhà kinh doanh. Cụ thể:
- Tính chung thẩm và hiệu lực của quyết định trọng tài đối với việc giải
quyết tranh chấp;
- Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp bí mật;
4


- Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp liên tục;
- Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp mềm dẻo, nhanh chóng, linh
hoạt cho các bên;
- Tiết kiệm thời gian;

- Duy trì được quan hệ đối tác;
- Trọng tài cho phép các bên sử dụng được kinh nghiệm của các chuyên
gia;
- Tuy là giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài - một tổ chức phi
chính phủ, nhưng được hỗ trợ, bảo đảm về pháp lý của Toà án trên các mặt sau:
Xác định giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài; giải quyết khiếu nại về
thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; ra lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
xét đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài; công nhận và thi hành quyết định trọng
tài.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu quyền và lợi ích của một bên bị
xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại thì có quyền làm đơn yêu cầu Toà án áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời, nhằm: bảo toàn chứng cứ trong trường hợp chứng
cứ bị tiêu huỷ hoặc có nguy cơ bị tiêu huỷ; kê biên tài sản tranh chấp để ngăn
ngừa việc tẩu tán tài sản; cấm chuyển dịch tài sản tranh chấp; cấm thay đổi hiện
trạng của tài sản tranh chấp; kê biên và niêm phong tài sản ở nơi gửi giữ; phong
toả tài khoản tại ngân hàng.
Việc đánh giá và sử dụng nguồn chứng cứ tại các cơ quan trọng tài rộng
hơn, tự do hơn, mang tính xã hội hơn, tạo điều kiện cho các bên làm sáng tỏ
những vấn đề nhạy cảm. Trong khi đó, Toà án áp dụng các chứng cứ để tố tụng bị
ràng buộc hơn về mặt pháp lý, làm cho các bên tham gia tố tụng không có cơ hội
làm sáng tỏ hết được nhiều vấn đề khúc mắc, không thể hiện trên các chứng cứ
“pháp lý”.
5


▪ Hạn chế của tố tụng Trọng tài thương mại:
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì TTTM có một số hạn chế, cụ thể:
- Với nguyên tắc xét xử một lần, phán quyết của Trọng tài có giá trị chung
thẩm nên nếu phán quyết của Trong tài có sai sót về mặt nội dung, không đảm
bảo giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên thì cũng không có cơ hội sửa chữa,

thay đổi cũng như hủy bỏ. Các bên không có quyền yêu cầu bất cứ cơ quan, tổ
chức nào xem xét lại quyết định trọng tài. Phán quyết chỉ mất giá trị khi bị Tòa
án tuyên hủy quyết định trọng tài nếu có căn cứ theo quy định của pháp luật.
Trong khi đó, đối với việc giải quyết ranh chấp tại Tòa án lại được thực hiện theo
nguyên tắc hai cấp xét xử hoặc có thể được xem xét lại theo thủ tục Tái thẩm
hoặc Giám đốc thẩm nên phán quyết của Tòa án có nhiều cơ hội để xem xét sửa
chữa hơn.
- Với vai trò là một thiết chế giải quyết tranh chấp phi chính phủ Trọng tài
phần nào gây thiếu lòng tin vào hiệu quả cũng như giá trih pháp lý của phán
quyết trọng tài. Hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp bị chi phối bởi tính tự
nguyện, thái dodọ thiệnchí và hợp tác của các bên tranh chấp. Nếu các bên không
có thiện chí việc giải quyết tranh chấp khó thành công.
II. QUY ĐỊNH VỀ SỰ HỖ TRỢ CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THEO LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
2010:
1. Các biện pháp hỗ trợ cơ bản của Tòa án đối với hoạt động trọng tài thương
mại:
So với Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 trước đây, Luật TTTM 2010
có nhiều điểm mới và phù hợp với thực tế hơn. Và một trong những điểm quan
trọng nhất của Luật TTTM là thể hiện rõ nét mối quan hệ giữa Trọng tài với Toà
án trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ tranh chấp của các bên. Luật đã đưa ra
một loạt các quy định mới nhằm xác định mối quan hệ pháp lý quan trọng này.
6


Cụ thể, quy định sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của Trọng tài về việc:
chỉ định, thay đổi trọng tài viên ;thu thập chứng cứ, lưu giữ chứng cứ; bảo đảm
sự có mặt của người làm chứng; áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; đăng ký
phán quyết trọng tài; tuyên thoả thuận trọng tài vô hiệu; xác định thẩm quyền của
Hội đồng trọng tài; giải quyết và yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Quy định này

đã khắc phục được những bất cập của Pháp lệnh TTTM 2003, tạo điều kiện để
các Tòa án và Hội đồng trọng tài cũng như các bên tranh chấp tránh được lúng
túng trong các trường hợp cụ thể, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để trọng tài
hoạt động có hiệu quả. Sự hỗ trợ hoạt động trọng tài của Tòa án được quy định
trong LTTTM năm 2010. Tòa án khi được yêu cầu hỗ trợ hoạt động trọng tài phải
tuân thủ các quy định của pháp luật và có thái độ thiện chí, tạo điều kiện giúp đỡ
trọng tài. Đồng thời, hỗ trợ và giám sát của Tòa án cũng phải đảm bảo nguyên
tắc: không can thiệp quá sâu vào hoạt động trọng tài, không làm mất đi tính độc
lập của trọng tài, đảm bảo hiệu quả trong hoạt động giám sát và hỗ trợ hoạt động
trọng tài.
2. Vai trò, ý nghĩa của sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động trọng tài thương
mại:
Thứ nhất, sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động trọng tài đã tạo điều kiện
thuận lợi cho Trọng tài hoạt động, tránh bế tắc trong quá trình giải quyết tranh
chấp tại Trọng tài.
Thứ hai, sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động trọng tài đã đảm bảo tính
hiệu quả của hoạt động trọng tài.
Thứ ba, sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động trong tài đã đảm bảo tính
khả thi của phán quyết trọng tài nước ngoài nước ngoài tại Việt Nam. Qua đó góp
phần tạo điều kiện tốt cho thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển.
3. Quy định của pháp luật về sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động trọng tài
thương mại theo Luật trọng tài thương mại 2010 :
7


▪ Chỉ định, thay đổi Trọng tài viên (TTV) đối với trọng tài vụ việc:
Về nguyên tắc việc lựa chọn TTV là quyền của các bên tranh chấp.
Nguyên đơn và bị đơn có thể thỏa thuận với nhau về việc thành lập Hội đồng
trọng tài (HĐTT) gồm một hoặc nhiều TTV, nếu như hai bên không có thỏa thuận
về số lượng TTV thì HĐTT bao gồm 3 TTV (Điều 39 LTTTM 2010). Đối với

hình thức trọng tài vụ việc, nếu hết thời hạn quy định mà bị đơn không chọn
được TTV hoặc các TTV được chọn không thống nhất chọn một TTV làm Chủ
tịch HĐTT, hoặc các bên đương sự không chọn được TTV duy nhất thì các bên
có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định TTV (Điều 41 LTTTM 2010).
Để xem xét Tòa án nào có thẩm quyền chỉ định thì ta căn cứ vào Điều 7 LTTTM
2010.
Ngoài ra, trường hợp các bên có yêu cầu thay đổi TTV và TTV phải từ
chối giải quyết trong các trường hợp pháp luật quy định tại Khoản 1 Điều 42 ,
hoặc trong quá trình tố tụng trọng tài nếu có TTV không thể tiếp tục tham gia mà
các TTV khác trong HĐTT không quyết định được, hoặc nếu các TTV hay TTV
duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền phân
công một Thẩm phán quyết định về việc thay đổi TTV (Khoản 4 Điều 42 LTTTM
2010). Quy định này nhằm tránh bế tắc trong tố tụng trọng tài , đồng thời cũng
đảm bảo vụ tranh chấp sẽ được trọng tài giải quyết. Bởi vì tố tụng trọng tài sẽ bắt
đầu khi bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn. Sau đó quá trình này
được tiếp tục với bước tiếp theo là thành lập HĐTT. Nhưng nếu HĐTT không thể
thành lập được thì chắc chắn tố tụng trọng tài cũng không thể tiếp tục tiến hành.
Một khi các bên đã không còn có sự lựa chọn nào khác và tiếp tục tố tụng trọng
tài là con đương duy nhất. Do đó sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động trọng tài
trong việc chỉ định TTV là hết sức cần thiết.
Tóm lại, việc thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc để giải quyết tranh chấp
là do chính các bên tự quyết định. Chỉ trong trường hợp các bên không tự chọn
được TTV cho mình, hoặc không thống nhất được với nhau về việc chỉ định hay
8


thay đổi TTV thì Tòa án sẽ can thiệp vào bằng việc hõ trợ các bên trong việc
quyết định lựa chọn và thay đổi trọng tài viên. Điều này giúp cho cơ quan trọng
tài có thể tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ mà các đương sự giao phó là giúp họ
tháo gỡ những bất đồng và mâu thuẫn đã phát sinh.

▪ Xem xét khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng
trọng tài :
Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài quy
định tại Điều 43 LTTTM thì một hoặc các bên đương sự có quyền khiếu nại
quyết định này ra Tòa án. Trong trường hợp nếu Tòa án quyết định vụ tranh chấp
không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì các bên đương sự có quyền
khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền theo thủ tục chung.
▪ Tòa án hỗ trợ trong việc thu thập chứng cứ:
Tại Điều 46 LTTTM 2010 có quy định cụ thể về sự hỗ trợ của Tòa án đối
với trọng tài trong việc thu thập chứng cứ giúp cho HĐTT giải quyết được nhanh
chóng và chính xác: “Trong trường hợp Hội đồng trọng tài, một hoặc các bên đã
áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình
thu thập được thì có thể gửi văn bản đề nghị Tòa án có thẩm quyền yêu cầu cơ
quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc
hiện vật khác liên quan đến vụ tranh chấp.” (khoản 5 Điều 46). Trong thời hạn 7
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, đơn yêu cầu thu thập chứng cứ thì
Chánh án tòa án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết
yêu cầu thu thập chứng cứ. Và trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày được phân công
thì Thẩm phán phải có văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý,
lưu giữ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và gửi văn bản đó cho Viện Kiểm sát cùng
cấp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật (khoản 6 Điều
46).
Đây là quy định vô cùng cần thiết cho tố tụng trọng tài. Bởi lẽ, hiện nay ở
nước ta việc yêu cầu các cơ quan, tổ chức , đặc biệt là cơ quan nhà nước cung
9


câp giấy tờ, tài liệu là rất khó khăn. Trong khi các giấy tờ, tài liệu này có khi lại
là một phần không thể thiếu cho việc giải quyết vụ án tại trọng tài thương mại. Vì
thế, quy định này ra đời là một cơ sở pháp lý quan trọng cho HĐTT khi cần đến

các cơ quan Nhà nướcc để thu thập chứng cứ. Và có lẽ, đây cũng là sự giúp đỡ
quan trọng từ phía Tòa án mà HĐTT thực sự cần đến cho hoạt động tố tụng của
mình. Thông qua quy định này có thể thấy được bước phát triển vượt bậc của
LTTTM năm 2010 so với pháp lệnh TTTM năm 2003, đồng thời còn thể hiện sụ
phù hợp với Luật mẫu của UNCITRAL. Điều 27 Luật mẫu quy định: “Hội đồng
trọng tài hoặc một bên được sự đồng ý của Hội đồng trọng tài có thể yêu cầu tòa
án có thẩm quyền trợ giúp thu thập chứng cứ. Tòa án có thể thực hiện yêu cầu đó
trong phạm vi, thẩm quyền của mình và theo quy định của thu thập chứng cứ.”
▪ Tòa án hỗ trợ về việc triệu tập người làm chứng:
Ðây là một quy định mới của Luật TTTM. Theo quy định của Điều 47 thì
theo yêu cầu của một hoặc các bên và xét thấy cần thiết, Hội đồng trọng tài có
quyền yêu cầu người làm chứng có mặt tại phiên họp giải quyết tranh chấp. Nếu
người làm chứng không đến mà không có lí do chính đáng và việc vắng mặt họ
gây cản trở cho việc giải quyết tranh chấp thì Hội đồng trọng tài có quyền đề
nghị Toà án có thẩm quyền triệu tập người làm chứng đến phiên họp. Đây là quy
định quan trọng trong tố tụng trọng tài. Quá trình giải quyết tranh chấp không chỉ
có các bên mà nhiều trường hợp có liên quan đến người thứ ba hoặc bên thứ ba.
Sự tham gia vào hoạt động này của Tòa án có ý nghĩa quan trọng, giúp cho quá
trình giải quyết các vụ việc của Trọng tài diễn ra nhanh chóng hơn.
▪ Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:
Tại Điều 48 LTTTM 2010 quy định các bên tranh chấp có quyền yêu cầu
Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời không bị coi là sự bác bỏ thỏa thuận trọng tài hoặc khước
từ quyền giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Đó là các biện pháp: cấm thay đổi
hiện trạng tài sản đang tranh chấp; cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực
10


hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng
bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài; kê biên tài sản đang tranh chấp; yêu cầu

bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh
chấp; yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên; cấm chuyển dịch quyền về
tài sản đối với tài sản đang tranh chấp. Bên cạnh đó, Tòa án có quyền giải quyết
yêu cầu giải quyết bồi thường của người bị thiệt hại nếu HĐTT áp dụng các biện
pháp khẩn cấp tạm thời của bên yêu cầu mà gây thiệt hại (khoản 5 Điều 49).
Đồng thời, LTTTM 2010 cũng quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ
tục của Tòa án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 53
LTTTM 2010). Theo đó, người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại hoặc có
nguy cơ trực tiếp bị xâm hại thì có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc một
số biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trên thực tế, Luật TTTM đã dự liệu và phân định
phạm vi thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời giữa Hội đồng trọng
tài và Tòa án nhằm tránh tình trạng xung đột về thẩm quyền, nhưng vẫn đảm bảo
nguyên tắc thì Luật quy định trong trường hợp các bên đã có yêu cầu HĐTT áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà lại có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án phải từ chối và trả lai đơn yêu cầu áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời không thuộc thẩm quyền của HĐTT.
Như vậy, với quy định này sẽ bảo toàn tài sản cho của các bên trong vụ
tranh chấp, hạn chế các hành vi tiêu cực của các chủ thể kinh doanh cố tình tẩu
tán tài sản để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ, đồng thời tăng hiệu quả và nâng
cao uy tín của hoạt động trọng tài.
▪ Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc:
Ðây là quy định mới so với Pháp lênh Trọng tài thương mại năm 2003.
Theo Điều 62 LTTTM, Toà án nơi Hội đồng trọng tài vụ việc giải quyết tranh
chấp có trách nhiệm đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc khi có yêu cầu một
hoặc các bên tranh chấp. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày ban hành phán quyết
trọng tài, bên yêu cầu đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc phải gửi đơn xin đăng
11


ký phán quyết trọng tài tới Tòa án có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 26

kèm theo bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ các tài liệu đã quy định
tại khoản 2 Điều 62 LTTTM 2010. Kể từ ngày nhận được đơn xin đăng ký phán
quyết, trong thời hạn 05 ngày làm việc Chánh án Tòa án phân công một Thẩm
phán xem xét đơn đăng ký phán quyết. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được
phân công, Thẩm phán phải kiểm tra tính xác thực của các tài liệu gửi kèm theo
đơn và thực hiện việc đăng ký. Trường hợp xác định phán quyết trọng tài không
có thật thì Thẩm phán từ chối đăng ký, trả lại đơn yêu cầu và các tài liệu kèm
theo và phải thông báo ngay cho bên có yêu cầu biết, đồng thời nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án,
người yêu cầu đăng ký phán quyết trọng tài có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa
án về việc từ chối đăng ký phán quyết trọng tài. Kể từ ngày nhận được khiếu nại,
trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chánh án Tòa án xem xét và ra quyết định giải
quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Tòa án là quyết
định cuối cùng.
▪ Hủy phán quyết trọng tài:
Nguyên tắc xét xử của trọng tài là độc lập, phán quyết trọng tài là chung
thẩm và có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng với những phán quyết
hợp pháp, nghĩa là phán quyết đó phải được hình thành dựa trên những căn cứ
pháp luật. Vì vậy để bảo vệ quyền lợi của các bên tranh chấp, khắc phục những
sai sót của các trọng tài viên, pháp luật đã ghi nhận đương sự có quyền làm đơn
yêu cầu tòa án hủy phán quyết trọng tài. Sau khi nhận đơn yêu cầu, Tòa án với tư
cách là cơ quan xét xử của Nhà nước có thẩm quyền xem xét lại phán quyết trọng
tài. “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một
bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết
thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này, thì
có quyền làm đơn gửi Tòa án có thẩm quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.”
(Điều 69 LTTTM). Tuy nhiên, thủ tục hủy phán quyết trọng tài không phải là thủ
tục xét xử lại vụ kiện như thủ tục phúc thẩm trong tố tụng dân sự. Khi nhận được
12



đơn yêu cầu quỷ phán quyết trọng tài đối với vụ tranh chấp đã được trọng tài giải
quyết, Tòa án có thẩm quyền không xét xử lại vụ tranh chấp, mà chỉ đối chiếu với
các trường hợp hủy phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 68 LTTTM để ra
quyết định. Tòa án sẽ quyết định hủy phán quyết trọng tài nếu bên yêu cầu chứng
minh được phán quyết của HĐTT thuộc một trong các trường hợp quy định tại
điểm a,b,c và d khoản 2 Điều 68 LTTTM, còn trường hợp quy định tại điểm đ thì
Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết đinh hủy
hay không hủy phán quyết trọng tài.
Sự tham gia của Tòa án đối với hoạt động này tạo sự yên tâm cho các bên
tranh chấp. Và quy định này, Tòa án chỉ xem xét vụ việc về mặt thủ tục, nghĩa là
đối chiéu các giấy tờ với quy định của pháp luật chứ không xét xử lại về nội dung
vụ việc nên không hề vi phạm nguyên tắc “phán quyết trọng tài là chung thẩm”.
Rõ ràng, cơ chế này đã góp phần hạn chế sự tùy tiện trong hoạt động xét xử của
trọng tài viên làm cho họ phải khách quan, vô tư trong khi hành nghề.

C. KẾT LUẬN
Sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động trọng tài thương mại là một chế
định trong Luật TTTM. Từ khi xuất hiện cho đến nay, sự hỗ trợ của Tòa án đối
với hoạt động trọng tài đã phát huy hiệu quả điều chỉnh tích cực, góp phần bảo vệ
tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tranh chấp đang được trọng tài
giải quyết. Chế định này thể hiện sự tương thích của pháp luật trọng tài Việt Nam
so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chế định sự hỗ trợ của Tòa án đôi
với hoạt động trọng tài chắc chắn sẽ phát huy hiệu quả điều chỉnh cao hơn. Bảo
đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể đang có tranh chấp được
giải quyết tại trọng tài.

13



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật thương mại. Tập II / Trường Đại học Luật Hà Nội.
2. Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
3. Nghị quyết 05/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn thi hành
một số quy định của pháp lệnh trọng tài thương mại.
4. Luận văn thạc sỹ Luật học: Luật trọng tài thương mại năm 2010 – Bước phát
triển mới của pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam.
5. Khóa luận tốt nghiệp: Sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động trọng tài thương
mại và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội./ Vũ Thanh
Minh.
6. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và cơ chế hỗ trợ của tòa án. ThS
Bạch Thị Lệ Thoa, Giảng viên Khoa đào tạo Thẩm phán, Học viện Tư pháp.
7. Các trang Web:
/>
/> />
14



×