Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

dòng ý thức trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.47 KB, 3 trang )

Thủ pháp dòng ý thức trong Cánh đồng bất
tận của Nguyễn Ngọc Tư
Trên thế giới, dòng ý thức có thời điểm trở thành một “xu hướng sáng
tạo văn học” và đã từng có những đại diện tiêu biểu Marcel Proust – Đi tìm thời
gian đã mất, Jame Joyce – Ulysses. Song, kể từ khi Hemingway vận dụng kỹ
thuật dòng ý thức vào truyện ngắn nổi tiếng Tuyết trên đỉnh Kilimanjaro (1936),
cho đến nay ở truyện ngắn sức mạnh tiềm tàng của kỹ thuật ấy ảnh hưởng vô số
nhà văn trên khắp thế giới.
Đọc truyện ngắn Ngọc Tư, độc giả sẽ gặp lối trần thuật dung dị, đề tài
thường chẳng có gì to tát, người kể chuyện cứ điềm nhiên (có phần tưng tửng),
cái đắc địa nhất nằm ở cách xây dựng dòng ý thức nhân vật. Vì vậy, độc giả tiếp
xúc với truyện có cảm giác như đang thâm nhập vào bên trong để “xem trộm”
nhật ký tâm trạng của mỗi con người. Nhân vật không theo một nguyên tắc, một
quy luật trước sau của thời gian hiện thực mà theo cách cảm nhận riêng. Đi vào
Cánh đồng bất tận, mọi sự kiện như bị xoá nhoà bởi dòng ý thức miên man của
nhân vật Tôi. Sau sự kiện mẹ Nương theo trai, ba con người, ba tâm trạng, ông
Vũ chìm đắm trong những toan tính trả thù, hai đứa trẻ bị đời bỏ rơi lâu nên
quên luôn tiếng người. Tại sao lại như vậy? Phải chăng cuộc sống ngày một
khốc liệt nên con người vô tình trước nỗi khổ đau của con người? Hay muốn tồn
tại được trong xã hội Hậu hiện đại con người phải bài trừ đồng loại? Ba cha con
sống trên một chiếc đò nan, trôi dạt khắp nơi như trôi trong đám mây mù của số
phận, nhằm thể hiện một kiểu cô đơn đến bất tận.
Cánh đồng bất tận, dòng ý thức chảy trong toàn bộ truyện, để xoáy sâu vào
tâm tư của mỗi con người thì nhà văn buộc dùng dòng ý thức để nhìn nhận về
không - thời gian mà con người đang sống, đang tồn tại chứ không phải lênh
đênh từ cánh đồng này sang cánh đồng khác hay từ dòng sông này sang dòng
sông khác mà tất cả được vo thành viên (Qúa khứ - hiện tại – tương lai) xuyên
thấm qua nhau. Ở đó nhân vật bơi lội trong tình yêu, thù hận, tội ác, trừng phạt –
tha thứ, yêu thương, hi vọng…Vì thế dòng ý thức luôn đè lên mỗi nhân vật:
chiếc ghe, cánh đồng, đàn vịt, dòng sông luôn đeo bám từng con người. Do vậy
sự lặp lại trật tự thời gian bị đão lộn hoặc nghẽn mạch tất cả quá khứ - hiện tại


bện chặt vào nhau. Như vậy thời gian ở Cánh đồng bất tận không có cột mốc.
Nhân vật tôi đảm nhiệm kể lại câu chuyện xảy ra trong miên man của dòng ý
thức: nguyên nhân, ông Vũ bị vợ cắm sừng, mất niềm tin ở phụ nữ nên thù một
nữa thế giới đàn bà (những nẽo đường ông qua ông gieo rắc thêm nhiều thằng
Thù thằng Hận). Người kể chuyện nhìn sâu vào tâm lí của người cha nhưng
không nhận được cái gì ngoài sự im lặng và hành động. Dẫu biến cố xảy ra có
lớn đến chừng nào thì ông ta vẫn im lặng, đây chính là sự đóng cửa trái tim. Vì
vậy nó keo theo tâm trạng của các nhân vật khác; họ tự tạo ra cho mình một tấm
áo choàng của sự bí ẩn, u uất, tức giận…Lòng người được sánh bằng rừng “U
minh hạ”. Đó là một thế giới người thiếu tình thương yêu, thiếu sự sẽ chia. Vì
con người sống cùng nhau nhưng quên cách nói chuyện , tâm sự cùng nhau, để
rồi Nương kêu lên “sao nhớ con - người và thèm nói chuyện với con người”, hơn
nữa, để khỏi lãng quên bản thân mình nhân vật phải làm bạn, nói chuyện với vịt
để tạm quên đi nỗi buồn của cõi người và để sống và hy vọng…Do đó, trong
mỗi con người khao khát đến chảy bổng tình thương yêu ở mỗi con người. Đây
cũng chính là thông điệp của nhà văn. Con người phải đúng nghĩa với con -
người, mọi khổ đau đứng lại và hạnh phúc trải rộng thanh thang. Khát vọng của
nhân vật được đặt trong dòng ý thức dài dằng dặc và được biểu trưng bằng cánh
đồng bất tận như vậy là rất xác đáng.
Quảng ngưng cũng thể hiện hồi ức, có những hồi ức là những sự ngắt quảng
của câu chuyện. Tất cả tạo nên nhịp kể chậm, đều. Nhịp kể trở nên dằng dặc
miên man trong cuộc sống của ba cha con du mục tối tăm trên cánh đồng bất tận.
Nó được tả bằng sự tù động, u tối, mọi lối thoát đều bị bưng kín. Những quảng
ngưng là khoảng thời gian cho nhân vật lí giải cuộc sống.
Cánh đồng bất tận, một ẩn dụ của lòng người: hai chị em lạc giữa cánh đồng hay
lạc giữa biển người mênh mông. Sự chia cắt cũng tạo nên một dòng ý thức đậm
trong Nương và Điền: đầu tiên chia cắt với tình mẫu tử, bắt đầu cuộc sống du
mục hai chị em vừa mới quen người đàn bà của cha lại phải chia cắt, sau đó lại
chia cắt tình chị em. Chúng ta cứ ngỡ hai chị em chai lì cho sức chịu đựng,
không vui cũng chẳng buồn. Nhưng không, chúng bắt đầu phản ứng (sự ra đi của

Điền là một minh chứng). Rõ ràng cánh đồng thì không bất tận nhưng lòng
người là bất tận. Ở trên cánh đồng con người thiếu vắng tình thương yêu nhưng
con người vẫn có quyền ước mơ. Thế hệ sau và sau nữa sẽ là Thương là Nhớ…
được học hành đến nơi đến chối và được yêu thương. Do dòng chảy của ý thức
nên nó xoá bỏ tính xác định của thời gian trong truyện.
Thì ra, cuộc sống của con người Hậu hiện đại là thế: người ta dường như đang tự
đánh mất mình, đánh mất tình thương yêu và đánh mất những giá trị đạo đức cao
đẹp. Truyện ngắn Ngọc Tư đã cảnh tỉnh.
Bùi Thị Ngọc Ánh
Ngã 3- Thôn Trung Hà- Hưng Trạch - B.Trạch - Quảng Bình

×