Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

CHUYÊN ĐỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ NÂNG CAO THU NHẬP CHO CƯ DÂN NÔNG THÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.23 KB, 37 trang )

B
CHUYÊN ĐỀ
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ NÂNG CAO
THU NHẬP CHO CƯ DÂN NÔNG THÔN
Phú Thọ, 2014
PHẦN I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
VÀ NÂNG CAO THU NHẬP CHO CƯ DÂN NÔNG THÔN
1. Khái niệm sản xuất
Sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào biến chúng thành
các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra
2. Khái niệm phát triển
Phát triển sản xuất là quá trình lớn lên, tăng lên mọi mặt của quá trình sản
xuất. Nó bao gồm sự tăng trưởng về sản xuất và đồng thời có sự hoàn chỉnh về
mặt cơ cấu
3. Khái niệm thu nhập
+ Thu nhập bình quân đầu người/năm là tổng các thu nhập của hộ/năm chia
đều cho số thành viên trong gia đình. Thu nhập của hộ gia đình bao gồm toàn bộ
số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong thời gian 1
năm gồm:
* Thu từ tiền công, tiền lương
* Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản
xuất)
* Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp, lâm nghiệp thủy sản
( đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất)
* Thu khác được tính vào thu nhập (không tính tiền rút tiết kiệm, vay
thuần túy, thu nợ và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được)
+ Bình quân chung của tỉnh được hiểu là bình quân thu nhập đầu người
khu vực nông thôn
+ Phương pháp tính toán
2


* Mức thu nhập bình quân đầu người/ năm của xã sẽ do xã tự điều tra
theo mẫu điều tra thu nhập hộ gia đình của Tổng cục Thống kê
* Mức thu nhập bình quân đầu người /năm cuả Tỉnh ( khu vực nông
thôn) sẽ dựa vào công bố hàng năm của Cục thống kê của tỉnh, Tỉnh
* Thu nhập bình quân đầu người/năm so với bình quân chung của tỉnh,
Tỉnh được tính bằng cách lây mức thu nhập bình quân đầu người trên năm của
xã chia cho mức thu nhập bình quân đầu người/năm khu vực nông thôn của tỉnh.
3
PHẦN II
NỘI DUNG CƠ BẢN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
VÀ NÂNG CAO THU NHẬP CHO CƯ DÂN NÔNG THÔN
1. Xác định ngành sản xuất trọng điểm của địa phương
Vai trò của việc xác định ngành sản xuất trọng điểm
Để biết được hiện trạng ngành sản xuất của địa phương (trồng trọt,
chăn nuôi, chế biến ) các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nguồn lực
của địa phương làm cơ sở xác định ngành nghề sản xuất trọng điểm
Giúp nông dân thấy được các mặt thuận lợi và khó khăn có thể gặp phải để từ đó
có giải pháp thực hiện phù hợp thực hiện tốt các dự án phát triển sản xuất trên địa bàn.
Để chứng minh cho tính đúng đắn khi xây dựng phương án sản xuất
nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.
2. Phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.1. Quy hoạch, sử dụng đất trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp
a. Khái niệm
Xét về mặt thuật ngữ thì có thể hiểu “Quy hoạch” là việc xác định một
trật tự nhất định bằng những hoạt động như: phân bố, bố trí, sắp xếp, tổ
chức còn thuật ngữ đất đai được hiểu là một phần lãnh thổ nhất định như:
vùng đất, mảnh đất mà có vị trí, hình thể diện tích với những tính chất tự
nhiên hoặc mới tạo thành như đặc tính về thổ nhưỡng, điều kiện địa hình,
thuỷ văn, nhiệt độ tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo

các mục đích khác nhau.
Như vậy quy hoạch sử dụng đòi hỏi phải là quá trình nghiên cứu, lao
động sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa mục địch của từng phần lãnh thổ và đề
xuất một trật tự sử dụng đất nhất định.
4
Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào hoàn chỉnh và chính xác,
song có thể định nghĩa quy hoạch sử dụng đất như sau: quy hoạch sử dụng
đất đai là hệ thống các biện pháp của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản
lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc
phân bổ quỹ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường.
Có thể phân tích định nghĩa trên như sau: là hệ thống các biện pháp của
Nhà nước: đó là sự thể hiện đồng thời ba tính chất:
- Kinh tế: được thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất.
- Kỹ thuật: thể hiện các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như: điều tra,
khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định
- Pháp chế: là việc xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng
đất nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo đúng pháp luật.
- Sử dụng đất đai đầy đủ: nghĩa là mọi loại đất đều được đưa vào sử
dụng theo các mục đích nhất định.
- Sử dụng đất đai hợp lý: nghĩa là mục đích sử dụng phải phù hợp với
đặc điểm, tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích.
- Sử dụng đất đai khoa học: nghĩa là áp dụng các thành tựu khoa học,
kỹ thuật và các biện pháp tiên tiến.
- Có hiệu quả cao nhất: tức là đáp ứng đồng bộ cả 3 loại lợi ích kinh tế
xã hội - môi trường.
- Phân bố quỹ đất: là sự khoanh định cho các mục đích sử dụng và các
ngành.
- Tổ chức sử dụng đất: là tìm ra biện pháp, giải pháp sử dụng cụ thể.
Như vậy thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành

các quyết định nhằm tạo điều kiện để đưa đất đai vào sử dụng một cách hiệu
quả, bền vững và thực hiện đồng thời 2 chức năng: điều chỉnh các mối quan
5
hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích
đạt với hiệu quả cao nhất của xã hội, bảo vệ đất đai và môi trường sinh thái.
b. Vai trò
Quy hoạch sử dụng đất đai có vai trò hết sức quan trọng không chỉ
trước mắt mà cả cho lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm và điều kiện tự nhiên,
phương hướng và nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất đai có các vai trò sau:
- Quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm định hướng cho các
cấp các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai chi
tiết của mình, đảm bảo cho sự lãnh đạo, quản lý tập trung thống nhất của
nhà nước.
- Thông qua các văn bản quy hoạch nhà nước kiểm soát mọi diễn biến
về tình hình đất đai. Từ đó ngăn chặn được tình trạng sử dụng đất đai bừa
bãi và lãng phí, hạn chế sự chồng chéo, tránh được tình trạng chuyển mục
đích sử dụng một cách tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông
lâm nghiệp đặc biệt là diện tích đất trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng. Mặt
khác thông qua quy hoạch bắt buộc các đối tượng sử dụng đất đai được phép
sử dụng trong phạm vi ranh giới của mình, điều này cho phép Nhà nước có
cơ sở để quản lý đất đai một cách chắc chắn, chặt chẽ và trật tự hơn, ngăn
chặn được các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lẫn chiếm, huỷ hoạt đất, phá
vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất
hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và hậu quả khó lường về
tình hình bất ổn chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương đặc biệt là
trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế.
- Quy hoạch sử dụng đất đai là cơ sở để tiến hành giao cấp đất và đầu
tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ nhu cầu dân
sinh văn hoá xã hội.

- Quy hoạch sử dụng đất đai là điều kiện cho việc xác định giá cả các
loại đất và tính thuế một cách hợp lý. Việc tính thuế và xác định giá cả các
6
loại đất phải dựa vào sự phân hạng các loại đất quy mô đất đai, điều này
được thể hiện trong văn bản quy hoạch. Do đó quy hoạch đất đai càng có cơ
sở khoa học thì việc tính thuế và giá cả đất đai càng hợp lý và chính xác
hơn.
- Thông qua quy hoạch đất đai sẽ tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai
hợp lý hơn. Trên cơ sở phân hạng đất đai, Nhà nước bố trí sắp xếp các loại
đất cho các đối tượng quản lý và sử dụng nên sẽ cho phép sử dụng đất đai
hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả hơn vì người sử dụng hiểu được quyền và nghĩa
vụ của họ trên phạm vi ranh giới họ sử dụng sẽ thúc đẩy họ yên tâm đầu tư
và khai thác đất đai của mình và vì thế sẽ nâng cao hiệu quả hơn.
- Quy hoạch sử dụng đất đai cũng là căn cứ quan trọng cho việc xây
dựng kế hoạch sử dụng đất. Trong tất cả các loại quy hoạch, các mục tiêu
quan điểm và các chỉ tiêu tổng quát của nó đều phải được cụ thể hoá để đưa
vào thực tiễn và việc cụ thể hoá đó là thông qua kế hoạch. Do đó việc xây
dựng kế hoạch là phải dựa vào quy hoạch, coi quy hoạch là một trong các
căn cứ không thể thiếu được của kế hoạch. Quy hoạch càng có cơ sở khoa
học, càng chính xác bao nhiêu thì kế hoạch càng có điều kiện để thực hiện
bấy nhiêu.
Như vậy quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai có vai trò hết sức quan
trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy việc
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là sự cần thiết, không thể thiếu
được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Như vậy, để sản xuất có hiệu quả, tăng thu nhập cho các hộ gia đình thì
trước tiên phải quy hoạch sử dụng đất, sử dụng đất đai có hiệu quả.
2.2 Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự vận động, phát triển của các
ngành làm thay đổi vị trí, tương quan tỷ lệ và mối quan hệ, tương tác giữa

7
chúng theo thời gian và không gian, dưới tác động của những yếu tố kinh tế
- xã hội nhất định của trong nước và quốc tế.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự thay đổi có mục đích, có định
hướng từ trạng thái này sang trạng thái khác hợp lý và hiệu quả hơn căn cứ
trên cơ sở lý luận và thực tiễn của đất nước trong từng thời kỳ.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp làm thay đổi đối tượng trong
ngành nông nghiệp, trong các ngành kinh tế của địa phương.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là thay đổi lượng các cây
trồng, vật nuôi, thay đổi tỷ trọng giữa trồng trọt và chăn nuôi.
Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có rất nhiều biện pháp,
nhưng trước tiên phải thực hiện đó là công tác dồn điền đổi thửa.
1.2.1 Công tác dồn điền đổi thửa
Tại sao phải dồn điền đổi thửa?
- Ruộng đất manh mún làm tăng phí lao động, hạn chế khả năng đầu tư
và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hạn chế khả năng cơ giới hoá nông
nghiệp. Chi phí sản xuất lớn, giá thành tăng cao, chất lượng sản phẩm thấp,
thiếu khả năng cạnh tranh.
- Dồn điền đổi thửa là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm
góp phần xây dựng một nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền
vững, hỗ trợ cho việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
NTM.
Lợi ích dồn điền đổi thửa
- Khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, phân tán hiện nay để có điều
kiện thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, tạo thuận lợi
cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa nhằm giảm chi phí
sản xuất; nâng cao thu nhập cho người nông dân, góp phần tích cực chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông
nghiệp.
8

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn; góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông
thôn mới.
- Tạo nguồn nội lực thực hiện xây dựng nông thôn mới, xây dựng các
công trình phúc lợi của địa phương.(Có quỹ đất dôi dư để có điều kiện xây
dựng cơ sở hạ tần)
Yêu cầu:
- Dồn điền đổi thửa phải gắn với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch
phát triển nông nghiệp và các quy hoạch liên quan khác trên địa bàn.
- Tiến hành dồn điền đổi thửa ở những vùng sản xuất nông nghiệp ổn
định, những diện tích đất đai đã quy hoạch ngoài mục đích sản xuất nông
nghiệp thì giữ nguyên hiện trạng không thực hiện dồn điền đổi thửa.
- Sau dồn điền đổi thửa, mỗi hộ chỉ còn 1 – 2 thửa để sản xuất nông
nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất.
- Thực hiện dồn điền đổi thửa phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân
chủ, đoàn kết, có sự đồng thuận cao của nhân dân.
- Tôn trọng quyền lợi của các hộ nhân ruộng khoán theo Nghị định
64/1993/NĐ – CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ. Gắn chuyển đổi ruộng đất
với việc cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân, thực
hiện đúng Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai.
Nguyên tắc dồn điền, đổi thửa
- Chuyển đổi ruộng đất gắn với qui hoạch lại đồng ruộng từng bước cải
tạo nâng cấp, xây dựng mới hệ thống tưới tiêu, giao thông thủy lợi nội đồng
đảm bảo tính khoa học, thiết thực hiệu quả trên cơ sở hình thành những
vùng sản xuất tập trung chuyên canh tăng diện tích cây trồng có năng suất,
chất lượng và có giá trị kinh tế cao, đẩy mạnh kinh tế trang trại, mô hình lúa
– cá hoặc chuyên nuôi trồng thủy sản, hướng các sản phẩm nông nghiệp
thành hàng hóa để xuất khẩu đồng thời tạo thuận lợi cho nhân dân ứng dụng
9
khoa học công nghệ một cách đồng bộ. Từ khâu sản xuất đến sử dụng công

nghệ sau thu hoạch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng hàng hóa
nông sản, nâng cao giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích canh tác.
- Việc quy hoạch ruộng đất phải thể hiện rõ quĩ đất công ích của địa
phương để sử dụng vào mục đích: đất giãn dân, đất giao thông thủy lợi, đất
xây dựng các công trình phục vụ sản xuất, phúc lợi xã hội, đất công ích để
tăng nguồn thu cho đầu tư cơ sở hạ tầng theo đúng vị trí đã được phê duyệt
quy hoạch sử dụng đất tại các thôn trên địa bàn xã.
- Để đáp ứng được mục đích, yêu cầu của việc vận động nhân dân
chuyển đổi ruộng đất từ thửa đất nhỏ thành thửa đất lớn thì việc quy hoạch
xây dựng mới hệ thống giao thông thủy nội đồng phải thực sự đem lại hiệu
quả thiết thực, phù hợp với nhu cầu phát triển của địa phương trong thời kỳ
hội nhập.
- Từng thửa ruộng sau chuyển đổi phải được tiếp giáp với đường giao
thông nội đồng đây là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo tính công bằng xã
hội, thuận tiện cho quá trình cơ giới hóa và đầu tư thâm canh cho tất cả các
hộ gia đình cá nhân đáp ứng nhu cầu vận chuyển bằng phương tiện cơ giới
tạo sức thu hút cho các doanh nghiệp cá nhân có nhu cầu liên doanh, liên kết
với người sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cũng như việc vận chuyển các
sản phẩm trực tiếp về thu mua nông sản sau thu hoạch của nông dân.
- Việc đổi ruộng đất không đồng nghĩa với việc chuyển xem xét tiêu
chuẩn để chia lại ruộng đất vì thế phải tuân thủ nguyên tắc (sinh không tăng,
tử không giảm) đảm bảo theo đúng quy định tại Nghị định 64/CP của Chính
phủ đồng thời phải giao đủ số diện tích các hộ được chia theo Nghị định
64/CP đang quản lý, sử dụng theo quy định tại phương án chuyển đổi đã
được phê duyệt trước đây. Những diện tích đất nông nghiệp đã được quy
hoạch chuyển mục đích sử dụng đất có quyết định thu hồi đất để thực hiện
dự án đầu tư nhưng chưa kiểm kê lập phương án GPMB thì được giữ
nguyên cho các hộ, không đưa vào đối tượng chuyển đổi ruộng đất.
10
- Các chính sách đề ra của thôn, xã phải mang tính chung nhất phù hợp

với ý nguyện của đại đa số nhân dân thể hiện tính khoa học, pháp lý, dân
chủ và tính nhân đạo nhằm giải quyết cơ bản các mối quan hệ trong quá
trình chuyển đổi ruộng đất:
+ Trong quá trình thực hiện phải thể hiện rõ sự quan tâm đối với các
đối tượng chính sách, người độc thân, đối tượng già yếu neo đơn…nên quy
hoạch vào vùng tương đối thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp.
+ Nếu thôn có quỹ đất công ích cân đối, Tiểu ban tổ chức rà soát, kiểm
tra phân loại cụ thể diện tích từng vùng, xứ đồng trên cơ sở đó đưa ra hệ số
điều chỉnh, hệ số điều chỉnh phải lớn hơn 1 để áp dụng cho diện tích đất xấu,
diện tích xa (khó khăn) trong thâm canh không dùng hệ số nhỏ hơn 1 đối với
diện tích đất tốt, gần (có thuận lợi) sẽ dẫn đến giảm diện tích từng hộ so với
trước đây. Đối với thôn trước đây không để quỹ đất công ích 5% nên khi
thực hiện quy hoạch xây mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống tưới tiêu và giao
thông nội đồng quỹ đất này được tính theo phần trăm diện tích quỹ đất nông
nghiệp của từng hộ gia đình cá nhân.
Khi tính hệ số điều chỉnh cần tuân thủ theo quy trình: Tiểu ban dự kiến
số chênh lệch diện tích đưa ra dân bàn bạc thống nhất tại hội nghị thôn,
BCĐ xã xem xét và quyết định phê duyệt.
- Thống nhất lấy địa bàn thôn làm đơn vị chuyển đổi, lấy đơn vị xã làm
đơn vị cân đối diện tích đất nông nghiệp toàn xã để phá thế cài răng lược
giữa ruộng đất của các hộ giải quyết việc ghép nhóm của những người khác
thôn nhưng muốn hợp tác với nhau, đồng thời điều chỉnh được diện tích đất
tốt, xấu giữa các thôn. Vì vậy việc triển khai phải được thực hiện đồng thời
giữa các thôn trong xã.
Nội dung và quy trình dồn điền đổi thửa
- Bước 1: Lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015)
11
+ Căn cứ vào Luật đất đai năm 2003, căn cứ Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội của

Tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, căn cứ quy hoạch tổng thể
phát triển nông nghiệp Tỉnh đến năm 2020, căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất được UBND Tỉnh phê duyệt, UBND các huyện, thị xã xây dựng
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện, thị xã trình UBND Tỉnh phê
duyệt theo quy định.
+ UBND các xã xây dựng kế hoạch sử dụng đất chi tiết phù hợp với
quy hoạch, kế hoạch của huyện, thị xã, trình UBND huyện, thị xã phê duyệt.
Kế hoạch sử dụng đất của xã cần phân các loại đất theo quy định của Luật
đất đai.
+ Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất của xã, UBND xã xây dựng kế
hoạch chi tiết sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của cơ
sở. Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp cần chỉ rõ: Khu vực đất dành cho
chăn nuôi, khu vực đất nuôi trồng thủy sản, vùng cây ăn quả vùng chuyên
màu, vùng chuyên canh lúa…
- Bước 2: Thành lập Ban chỉ đạo và các tiểu ban dồn điền đổi thửa
+ Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp xã để trực tiếp
chỉ đạo công tác dồn điền đổi thửa của xã do đồng chí Bí thư Đảng ủy xã
làm Trưởng ban, các thành viên gồm đồng chí Chủ tịch, các đồng chí Phó
Chủ tịch UBND xã, trưởng các ban, ngành của xã và đồng chí Bí thư chi bộ
các thôn đồng thời phân công các thành viên trong Ban chỉ đạo trực tiếp
chịu trách nhiệm chỉ đạo từng thôn.
+ UBND xã quyết định thành lập các tiểu ban xây dựng nông thôn mới
ở các thôn do đồng chí Bí thư chi bộ hoặc Trưởng thôn làm Trưởng tiểu ban,
thành viên là các đồng chí Trưởng các ban, ngành và một số người dân của
thôn tham gia.
- Bước 3: Xây dựng đề án dồn điền đổi thửa
12
Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cần chỉ đạo các Tiểu ban thực
hiện những nội dung sau:
+ Tiến hành rà soát lại toàn bộ số hộ, số nhân khẩu được giao đất theo

Nghị định 64 của Chính phủ, thông báo công khai và niêm yết tại UBND xã
và các nhà văn hóa thôn.
+ Điều tra phân tích toàn bộ diện tích đất giao cho từng hộ đang quản lý
sử dụng, lưu ý các trường hợp có biến động tăng giảm so với mức giao trước
đây (cần làm rõ diện tích tăng giảm), lý do chuyển nhượng, nhận chuyển
nhượng, tặng cho, nhận thừa kế hay lấn chiếm hoặc bị thu hồi. Đồng thời
phân loại quỹ đất các thôn thành các loại: Đất thuộc diện tích khó khăn phải
đầu tư cải tạo; Đất phát triển trang trại theo quy hoạch; Đất cơ bản còn lại.
(Không đưa diện tích đất công ích vào phân loại)
+ Tiến hành khảo sát, quy hoạch chi tiết hệ thống mương tưới, tiêu,
giao thông nội đồng, đánh giá tổng diện tích đất cần thiết cho các hệ thống
đó. Dự kiến phương án kinh phí xây dựng cho các hệ thống.
+ Tổ chức hội nghị họp dân để báo cáo toàn thể nhân dân trong thôn về
các kết quả điều tra phân tích, thống kê tổng hợp. Công bố dự toàn kinh phí,
kinh phí được hỗ trợ và thống nhất chung về mức kinh phí nhân dân phải
đóng góp,chốt văn bản họp dân báo cáo BCĐ xã.
+ Dự kiến quy hoạch chi tiết giao thông nội đồng, hệ thống mương
tưới, tiêu, hệ số điều chỉnh chênh lệch các loại đất khó khăn, đặc biệt khó
khăn trong quá trình canh tác, tiến hành lập hồ sơ đến từng thửa ruộng theo
hướng thuận tiện nhất cho vị trí từng thửa trên mỗi vùng, mỗi xứ đồng để
thông qua nhân dân và cho tổng hợp đăng ký của các hộ có nhu cầu tự nhận
ruộng.
- Bước 4: Tổ chức học tập, thảo luận đóng góp và phê duyệt đề án dồn
điền đổi thửa
13
+ Tuyên truyền vận động về chủ trương chính sách và lợi ích của dồn
điền đổi thửa.
+ Đảng ủy xã họp và thảo luận, đóng góp vào đề án dồn điền đổi thửa.
+ Tổ chức hội nghị Đảng bộ, các đoàn thể…đóng góp vào đề án giao
ruộng và ra nghị quyết lãnh đạo Đảng viên và nhân dân thực hiện dồn điền

đổi thửa.
+ Tiểu ban các thôn họp quán triệt nghị quyết cấp trên và bàn biện pháp
cụ thể cho thôn mình.
+ Ban chỉ đạo xã tổng hợp ý kiến, hoàn chỉnh lại đề án giao ruộng xin ý
kiến chỉ đạo của UBND huyện, thị xã.
+ Tổ chức họp thôn hoặc đại hội xã viên để thông qua quyết định đề án
giao ruộng.
+ Trình UBND huyện, thị xã phê duyệt đề án dồn điền đổi thửa.
- Bước 5: Tổ chức giao ruộng tại thực địa cho các hộ xã viên
+ Tổ chức ra quân làm thủy lợi
+ Giao ruộng cho các hộ căn cứ đề án dồn điền đổi thửa được duyệt.
+ Khuyến khích các hộ, nhóm hộ đổi ruộng cho nhau để tiện canh tiện
cư, tạo thành vùng sản xuất lớn; chuyển nhượng quyền sử dụng đất nếu chưa
có nhu cầu sản xuất nông nghiệp (Theo đúng Luật đất đai)
+ Tổ chức hội nghị bốc thăm giao ruộng.
+ Tổ chức chia ruộng theo kết quả bốc thăm, sau đó hoàn chỉnh hồ sơ,
lập báo cáo hoàn chỉnh hồ sơ ruộng đất chuẩn để BCĐ tổng hợp chung toàn
xã, báo cáo BCĐ huyện, thị xã.
- Bước 6: Tổ chức sản xuất trên vùng đất đã được chuyển đổi
14
+ Các hộ sản xuất phải thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đã được phê duyệt, không tự ý làm biến dạng, hủy hoại đất.
- Bước 7: Hoàn thiện các hồ sơ địa chính phù hợp
Ngành tài nguyên môi trường có trách nhiệm hướng dẫn việc lập hồ sơ
cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp
luật.
2.2.2 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
a. Mục đích:
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương trong thời gian tới theo
hướng công nghệ cao, đô thị, sinh thái, sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng

hiệu quả, đảm bảo an toàn thực phẩm, thích ưng với biến đổi khí hậu, hài
hòa và bền vững môi trường; góp phần đảm bảo an ninh lương thực, hướng
tới xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho nông dân cần phải:
- Lựa chọn bố trí cơ cấu giống cây trồng và công thức luân canh cho
phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
- Mở rộng các loại giống cây trồng có hiệu quả kinh tế cao đã được
thực tế sản xuất khảng định. Tiếp tục khảo nghiệm, thử nghiệm các giống
cấy trồng mới chon gia giống mới phù hợp với từng loại đất
- Thực hiện tốt thời vụ đối với từng loại cây trồng, đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ sinh học, hệ thống canh tác tiên tiến trong sản xuất như SRI, IPM
trên các loại cây trồng, thuốc bảo vệ sinh học, thảo mộc
- Làm tốt công tác thu hoạch quy hoạch đồng ruộng, làm cơ sở cho việc
xây dựng và tổ chức sản xuất. tăng cường đào tạo nâng cao năng lực cán bộ,
nhận thức của nông dân. Tuyên truyền tập huấn nâng cao kiến thức ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật, thông tin thị trường.Tăng cường đầu tư tổ chức sản
xuất kết hợp đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất
a. Một số công thức luân canh
15
Các công thức luân canh dưới đây được tổng hợp trên một số địa
phương. Căn cứ điều kiện cụ thể của các địa phương để chọn ra công thức
luân canh cho phù hợp.
- Chuyển đổi, luân canh nội bộ cây, như luân canh cây rau với cây rau
Công thức 1: Cà chua (tháng 1-5) + xà lách xoăn (tháng 5-6) + cần tây
(tháng 6-7) + xúp lơ xanh (tháng 8-10) + cải bao ( tháng 11-12) có thể cho
thu từ 140 đến 150 triệu đồng/ha/năm
Công thức 2: Ớt ngọt (tháng 1-5) + cải ngọt (tháng 5-6) + đậu đũa (tháng 6-
9) + xà lách xoăn (tháng 9-10) + súp lơ xanh (tháng 10-12) có thể cho thu
nhập từ 160 – 180 triệu đồng/ha/năm
Công thức 3: Hành hoa (tháng 1 -2 ) + cần tây ( thang 3-4) + dưa lê (tháng 4
-7) + cải ngọt ( tháng 7-8) + đậu cô ve (tháng 9-12) có thể cho thu nhập từ

140 đến 170 triệu đồng/ha/năm
Công thức 4: Súp lơ xanh (tháng 1-3) + cải bó xôi (tháng 4 -5) + xà lách
xoăn (tháng 5-6) + cần tây (tháng 7-8) + ớt ngọt (tháng 8-12) có thể thu
nhập từ 125 đến 140 triệu đồng/ha/năm.
Công thức 5: Hành hoa (tháng 1-2) + đậu cô ve (tháng 2 -5 ) + cần tây
( tháng 5-6) + mướp đắng (tháng 6-10) + cà chua (tháng 10 -12) có thể cho
thu nhập từ 170 đến 175 triệu đồng/ha/năm.
Công thức 6: Hành hoa (tháng 1-2) + đậu cô ve (tháng 2-5) + cần tây (tháng
5-6) + mướp đắng (tháng 6-10) + cà chua (tháng 10-12) có thể cho thu nhập
từ 170 đến 180 triệu đồng/ha/năm
Công thức 7: Cà chua (tháng 1-4) + đậu đũa (tháng 4-8) + cần tây (tháng 8-
9) + súp lơ xanh (tháng 9-12) có thể cho thu nhập từ 170 đến 180 triệu
đồng/ha/năm
Nhờ luân canh với nhiều giống khác nhau, với nhiều thời vụ khác
nhau đặc biệt là sau mỗi năm lại luân canh rau với một vụ cấy lúa nước hạn
chế được mức độ lây nhiễm và gây hại của sâu bệnh rất đáng kể, giảm được
16
tới 2/3/ số lần phun và lượng thuốc hóa học cần phải phun phòng trừ như
trước đây.
Bên cạnh đó, năng suất cây trồng không ngừng tăng cao ngay cả khi
trồng trái vụ. Cụ thể: xà lách xoăn có thể đạt năng suất từ 9,6 đến 10 tấn/ha,
cần tây 19-20 tấn/ha, cà chua 35-40 tấn/ha, đậu cô ve 20 tấn/ha.
- Luân canh trong các loại đất khác nhau:
+ Đất chuyên trồng rau màu:
Đất thường có thành phần cơ giới nhẹ, nhiều vùng ít chủ động được nước
tưới, nhất là ở vụ xuân và vụ đông. Trên loại đất này cũng có một số cây
trồng cho hiệu quả kinh tế cao rõ rệt như su su, cà chua, dưa chuột, dưa hấu,
bắp cải, mướp, đậu trạch, bí đỏ….
* CT1: Ngô (vụ xuân) – Đậu tương (vụ mùa) – Ngô (vụ đông): đầu tư cả 3
vụ hết 20,4 triêu đồng/ha, thu đạt 77,7 triệu đồng/ha, lãi đạt 57 ,3 triệu

đồng/ha
* CT2: Lạc (vụ xuân ) – Đậu tương (vụ mùa ) – Ngô (vụ đông): đầu tư cả 3
vụ hết 19,5 triệu đồng/ha, thu đạt 86,1 triệu đông/ha, lãi đạt 66,6 triệu
đồng/ha.
+ Đất 1 lúa – Rau màu
Đất thường có thành phần cơ giới nhẹ, tương đối chủ động nguồn
nước tưới nên có thể cấy 1 vụ trong năm. Trên diện tích này cũng có một số
cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao rõ rệt như : su su, cà chua, dưa chuột, dưa
hấu, bắp cải, bí đỏ, rau cải, ngô nếp…
* CT1: Lạc (vụ xuân) – Lúa (vụ mùa)- dưa chuột (vụ đông): đầu tư cả 3 vụ
hết 40,8 triệu đồng/ha, thu đạt 214,3 triệu đồng/ha, lãi đạt 173,5 triệu
đồng/ha.
* CT2: Bí đỏ (vụ xuân) – Lúa (vụ mùa) – ngô (Vụ đông): đầu tư cả 3 vụ hết
28,7 triệu đồng/ha, thu đạt 109,5 triệu đồng/ha, lãi đạt 80,8 triệu đồng/ha.
17
+ Đất 2 lúa – Rau màu vụ đông:
Loại đất này có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, chủ động
được nước tưới nên có thể cấy được 2 vụ xuân, mùa và vụ đông trồng các
loại cây rau màu khác rất đa dạng và phong phú.
* CT1: Lúa KD18 (vụ xuân) – Lúa KD 18 (vụ mùa) – Ngô ( vụ đông): đầu
tư cả 3 vụ hết 27,5 triệu đồng/ha, thu đạt 91,2 triệu đồng/ha, lãi đạt 63,7
triệu đồng/ha.
* CT2: Lúa KD18 (vụ xuân) – Lúa Q5 (vụ mùa) – Đậu tương (vụ đông): đầu
tư cả 3 vụ hết 22,1 triệu đồng/ha, thu đạt 91,2 triệu đồng/ha, lãi đạt 69,1
triệu đồng/ha.
* CT3: Lúa Q5 (vụ xuân) – Lúa HT1 (vụ mùa) – Rau xanh (vụ đông): đầu tư
cả 3 vụ hết 30,1 triệu đồng/ha, thu đạt 141,7 triệu đồng/ha, lãi đạt 111,6 triệu
đồng/ha.
* CT4: Lúa lai Nhị ưu 838 (vụ xuân) – Lúa Bắc thơm 7 (vụ mùa) – Khoai
tây không làm đất (vụ đông): đầu tư cả 3 vụ hết 71 triệu đồng/ha, thu đạt

265 triệu đồng/ha, lãi đạt 196 triệu đồng/ha.
* CT5: Lúa lai Nhị ưu 838 (vụ xuân) – Lúa lai GS9 (vụ mùa) – Khoai tây
không làm đất (vụ đông): đầu tư cả 3 vụ hết 75 triệu đồng/ha, thu đạt 275
triệu đồng/ha, lãi đạt 200 triệu đồng/ha.
+ Đất thấp trũng cấy 01 vụ lúa bấp bênh:
Đất thường có thành phần cơ giới nặng, nằm trên chân ruộng trũng. Đất để bố trí
các loại cây trồng trên đó thường đơn điệu, thường chỉ cấy lúa cấy ở vụ xuân
* CT1: Lúa Xi23 – Cá truyền thống (trắm, trôi, mè, chép); Đầu tư hết 32,1
triệu đồng/ha, thu đạt 95,2 triệu đồng/ha, lãi đạt 63,1 triệu đồng/ha
* CT2: Lúa Xi23 – Cá Rô phi: Đầu tư hết 24,6 triệu đồng/ha, thu đạt 76,4
triệu đồng/ha, lãi đạt 51,8 triệu đồng/ha
- Một số công thức luân canh có thể lựa chọn cho địa phương
18
+ Đối với đất chuyên rau màu:
* CT1: Su su (vụ xuân) – Mướp (vụ mùa) – Bắp cải (vụ đông)
* CT2: Bí xanh (vụ xuân) – Hành thơm (vụ mùa) – Dưa chuột ( vụ đông)
* CT3: Bí đỏ (vụ xuân) – hành thơm (vụ mùa) – Bí đỏ (vụ đông)
* CT4: Rau cải (vụ xuân) – Mướp (vụ mùa) – Dưa hấu (vụ đông)
+ Đối với loại đất 1 lúa – rau màu:
* CT1: Dưa hấu (vụ xuân) – lúa (vụ mùa) – Bắp cải (vụ đông)
* CT2: Bí xanh (vụ xuân) – Lúa (vụ mùa) – Dưa chuột (vụ đông)
* CT3: Bí đỏ (vụ xuân) – Lúa (vụ mùa) – Bí đỏ (vụ đông)
* CT4: Khoai sọ (vụ xuân) – Lúa (vụ mùa) – Dưa hấu (vụ đông)
+ Đối với loại đất 2 lúa – rau màu vụ đông:
* CT1: Nghi hương 2308 (vụ xuân) – GS9 (vụ mùa) – Lạc không làm đất ( vụ
đông)
* CT2: BT7 (vụ xuân) – Nếp 97 (vụ mùa) – Bí xanh (vụ đông)
* CT3: Nhị ưu 838 (vụ xuân) - Nếp cái (vụ mùa) - Lạc không làm đất (vụ đông)
* CT4: GS9 (vụ xuân) – BT7 (vụ mùa) – Rau cải (vụ đông)
* CT5: BT7 (vụ xuân) – Nếp 97 (vụ mùa) – Ngô (vụ đông)

* CT5: BT7 (vụ xuân) – Nếp 97 (vụ mùa) – Đậu tương (vụ đông)
Đối với loại đất vàn trũng phù hợp với công thức luân canh 1 vụ lúa kết
hợp với nuôi trồng thủy sản. Để nâng cao hiệu quả của mô hình này cần chú
ý áp dụng biện pháp thả cá giống sớm ( từ cuối tháng 3 đến tháng 4), thả
ghép nhiều loại cá để tận dụng hết nguồn thức ăn, xây dựng hệ thống bờ bao
đề phòng mưa lũ, các hộ dân cần chủ động tiếp cận, thực hiện nghiêm túc
quy trình kỹ thuật được hướng dẫn, xác định công thức thâm canh hợp lý
phù hợp với điều kiện thực tế của mình. Hàng năm cần tổng kết kinh nghiệm
và nhân rộng mô hình này ra sản xuất.
19
2.2.3. Phát triển chăn nuôi
Xác định những vật nuôi chủ yếu và có lợi thế trên địa bàn xã, quy hoạch
phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp quy mô phù hợp, xa khu dân cư để
kiểm soát được dịch bệnh, hạ giá thành sản phẩm, cải thiện môi trường sinh thái;
Dự báo khả năng sản xuất, sản lượng thu hoạch các loại vật nuôi trên địa bàn xã
theo từng giai đoạn. Định hướng phát triển đầu ra cho sản phẩm.
2.2.4 Phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
- Bảo tồn và phát triển làng nghề chuyền thống theo phương châm “mỗi
làng một sản phẩm” phát triển làng nghề nông thôn theo thế mạnh của địa
phương gắn với du lịch làng nghề
Tiến hành lựa chọn làng để xây dựng dự án phát triển làng nghề theo 3 loại
hình:
(1) Làng chưa có nghề phi nông nghiệp (lập dự án cấy nghề, chọn nghề,
dịch vụ, làm gia công);
(2) Làng đã có nghề nhưng chưa phát triển (lập dự án chọn và phát triển
nghề có tiềm năng);
(3) Làng đã có nghề truyền thống nhưng nay đã bị mai một (Lập dự án khôi
phục và phát triển nghề truyền thống).
Khi lựa chọn địa điểm để thực hiện dự án, cần chú ý đến các điều kiện sau:
+ Tính điển hình trong khu vực: Các làng được lựa chọn càng có tính đại

diện cao về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và loại hình nghề thì càng có khả
năng nhân rộng mô hình trong tương lai.
+ Mức độ ưu tiên của ngành nghề: Theo quy hoạch phát triển ngành nghề nông
thôn của tỉnh, cần chú trọng đến những ngành nghề có tiềm năng về thị trường, thu
hút nhiều việc làm, có nhu cầu cấp bách nhanh chóng mở rộng sản xuất, hoặc những
ngành nghề truyền thống cần bảo tồn và phát triển, phục vụ du lịch, phát triển văn
hoá…
20
+ Năng lực quản lý của cán bộ cơ sở: Ưu tiên xây dựng dự án trước tại các
làng có đội ngũ cán bộ chính quyền xã, HTX có năng lực, các tổ chức đoàn thể
quần chúng xã hội đang hoạt động tốt, có khả năng thu hút sự tham gia tích cực
của người dân. Đây là yếu tố có tính quyết định đến sự thành công của mô hình.
+ Khả năng thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia dự án: Ưu tiên chọn
làng điểm trong giai đoạn đầu tại nơi có những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
ngành nghề nông thôn đang cần mở rộng sản xuất, có khả năng đầu tư đối ứng
và quản lý tốt nguồn vốn được nhà nước hỗ trợ, nhanh chóng thu hút lao động,
tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ nông dân.
+ Ưu tiên vùng chính sách, thực hiện xoá đói giảm nghèo: Cần chú trọng
đến các làng nghèo, tuy có nghề, nhưng chưa phát triển. Có thể lồng ghép chọn
làng là đối tượng của một số chương trình, lập dự án tổng thể phát triển ngành
nghề nông thôn để thực hiện các mục tiêu: giảm nghèo và xây dựng nông thôn
mới.
- Phát triển nghề truyền thống (mây tre đan, thêu, dệt thổ cẩm ), xây
dựng dân dụng (sản xuất gạch, ngói, vật liệu xây dựng ), cơ khí sửa chữa- nông
cụ cầm tay, công nghiệp chế biến nông lâm sản, đồ mộc gia dụng, thủ công mỹ
nghệ ).
- Phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch: Dịch vụ thương mại lưu thông
hàng hoá, chợ đầu mối, chợ nông thôn, dịch vụ sản xuất, tiêu dùng khác, liên kết
làm du lịch sinh thái, làng nghề ở nông thôn
+ Tập trung phát triển các loại hình dịch vụ trình độ cao và nâng cao chất

lượng dịch vụ trước hết là trong các lĩnh vực: tài chính - ngân hàng, khoa học
công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế, bưu chính viễn thông…
2.2.5 Phát triển liên kết sản xuất:
Hộ gia đình, phát triển kinh tế trang trại, các hợp tác xã nông nghiệp kiểu
mới và tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành
21
phần kinh tế khác. Nội dung, yêu cầu trong phát triển sản xuất và chuyển
dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi:
Tuy nhiên, cơ cấu sản xuất ở các xã chủ yếu vẫn tập trung vào sản xuất
nông nghiệp, tỷ trọng ngành chế biến, dịch vụ còn thấp; việc thu hút các
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn hết sức khó khăn.
Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
còn hạn chế. Do đó chưa tạo ra chuyển biến mạnh, bền vững về chuyển đổi
cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động, tạo việc làm và thu nhập ở các xã điểm.
Công tác đào tạo nghề còn chưa gắn với giải quyết việc làm tại chỗ nên lao
động được đào tạo vẫn chưa có nhiều cơ hội kiếm việc làm mới.
3. Xây dựng đề án và thực hiện dự án Phát triển sản xuất:
Căn cứ vào quy hoạch xây dựng NTM và định hướng phát triển kinh tế nông
nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và nhu cầu của người dân, các địa phương lựa chọn nội
dung phù hợp, thiết thực có định hướng tới thị trường, có tính bền vững về thu nhập
và an ninh lương thực; không nhất thiết phải đầu tư thực hiện tất cả các nội dung ở
cùng một địa bàn để tập trung nguồn vốn, tránh dàn trải. Nội dung thực hiện cụ thể
như sau:
- Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông giúp các hộ và tổ chức tiếp cận các
dịch vụ, ứng dụng kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao nhận thức và áp dụng
vào kế hoạch đã được xác định để phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn trên
địa bàn xã.
- Hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất mới và
ngành nghề nông thôn, bao gồm: Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản,
phân bón, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh, máy móc thiết bị, công cụ sản xuất,

vật tư khác.
- Chính sách và mức hỗ trợ: áp dụng Điều 12, Điều 13, Điều 14 Nghị
định 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến
nông và các quy định hiện hành.
22
- Cn c vo ỏn xõy dng NTM xó, Ban qun lý xó phi hp vi
trng thụn, bn t chc hp dõn (hp thụn bn hoc liờn thụn bn) thụng
bỏo ni dung, i tng th hng, mc vn h tr ca Chng trỡnh xõy
dng NTM v cỏc ngun vn c vay khỏc theo chớnh sỏch, vn t cú ca
h v t chc (bng tin, vt t, t ai, lao ng ), vn huy ng khỏc,
thụng tin th trng, nh hng phỏt trin kinh t - xó hi ca xó ó xỏc
nh cỏc h v t chc la chn cỏc sn phm nụng lõm ng v tiu th
cụng nghip theo hng sn xut hng hoỏ v thu hỳt nhiu lao ng a
phng.
Quy trỡnh d ỏn phỏt trin sn xut da vo cng ng

Ghi chỳ: S tham gia ca ngi dõn
1. Ngi dõn tham gia trc tip v tham gia i din.
2. Ngi dõn tham gia trc tip
3. Ngi dõn tham gia bng hỡnh thc i din
4. Ngi dõn tham gia trc tip.
5. Ngi dõn tham gia bng hỡnh thc trc tip, i din v tham gia nhiu bờn.
23

Xác định dự án
Ngời dân
tham gia lập,
thực hiện và
quản lý
dự án

Lập dự án
Trình, thẩm định,
phê duyệt dự án
Thực hiện dự án
Đánh giá dự án
1
2
34
5
• Tiêu chí đánh giá sự tham gia:
- Minh bạch
- Công bằng
- Hiệu quả
- Tính bền vững
- Mức độ tham gia:
 Lựa chọn mục tiêu
 Phân bổ nguồn lực
 Tổ chức thực hiện.
 Giám sát kiểm tra.
 Sử dụng và bảo quản
Các bước thực hiện Dự án phát triển sản xuất cấp xã
- Ban quản lý xã, trưởng thôn có trách nhiệm tổ chức cuộc họp với các
hộ, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa để bàn bạc, thống nhất nội
dung cần hỗ trợ đầu tư (chỉ nên chọn một đến hai nội dung để tập trung vốn
đầu tư cho hiệu quả), báo cáo nội dung đã được xác định với chủ đầu tư (xã)
để tổng hợp.
- Ban quản lý xã tiến hành lập kế hoạch thực hiện và dự toán chi tiết kèm theo
của xã đã được xác định và kế hoạch hàng năm, 5 năm trình UBND huyện phê
duyệt.
- UBND huyện tổng hợp kế hoạch hàng năm, kế hoạch hàng năm và 5

năm của các xã, thẩm định, phê duyệt và báo cáo UBND tỉnh.
- UBND tỉnh hàng năm, căn cứ nguồn vốn Trung ương giao và nguồn
vốn địa phương, phân bổ vốn cho các huyện, xã.
- Quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí: thực hiện theo quy
định hiện hành của Nhà nước.
24
Chủ đầu tư và ban quản lí dự án cần phải làm gì để có thể triển khai tốt dự án
ở cấp xã? Sáu bước sau đây của chủ dự án và các ban ngành liên quan cần phải
được thực hiện.
Bước 1: Thành lập, kiện toàn hệ thống tổ chức
- Thành lập Ban quản lý, Ban giám sát dự án
+ Ban Quản lý chương trình cấp xã: Thực hiện theo Thông tư Liên tịch
số 26/2011/TTLT-BNN&PTNT-BKHĐT-BTC,
+ Ban Giám sát xã: Ban Giám sát xã do UBND xã quyết định thành lập,
thành phần bao gồm các cán bộ thôn, bản, các tổ chức hội, đoàn thể tại xã,
và các cá nhân có chuyên môn, có năng lực và kinh nghiệm, sẵn sàng và tự
nguyện tham gia vào công việc chung của xã.
- Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng của chủ đầu tư, ban quản
lý dự án, ban giám sát, trưởng thôn, ban phát triển thôn trong quá trình tổ
chức thực hiện dự án ở từng cấp.
- Làm rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân để thực hiện các nội dung,
thủ tục quy định trong quy trình thực hiện dự án. Mỗi nhiệm vụ hoặc bước
công việc phải có người (đơn vị) chủ trì và các đơn vị, cá nhân phối hợp thực
hiện.
Bước 2: Cung cấp thông tin cho cán bộ và người dân địa phương.
- Phổ biến, tuyên truyền về đường lối lãnh đạo của Đảng và chính sách của
Nhà nước, trong đó nêu rõ các chính sách hỗ trợ để phát triển sản xuất, tăng thu
nhập.
- Phổ biến cho người dân hiểu rõ các nội dung thực hiện dự án phát triển sản
xuất; Nội dung một số văn bản pháp luật và chính sách về phát triển nông thôn, tín

dụng nông thôn, phát triển các tổ chức kinh tế tự nguyện của người dân như hợp tác
xã, tổ hợp tác
Bước 3: Xây dựng kế hoạch tổng thể của dự án và kế hoạch hàng
năm.
25

×