Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Môn Ngữ Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.1 KB, 18 trang )

Trường THCS Long Giang

Đề tài môn Ngữ Văn 6

A. MỞ ĐẦU:

“KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NẾP HỌC TẬP TÍCH CỰC
TRONG KHÂU SOẠN BÀI MÔN NGỮ VĂN ĐỐI VỚI
HỌC SINH LỚP 6 TRƯỜNG THCS LONG GIANG”

1. Lý do chọn đề tài:
Cùng với sự đổi mới và phát triển đa dạng của xã hội, để ngày càng
thực hiện tốt hơn vai trò trách nhiệm của mình trong việc “trồng người”,
ngành giáo dục đã và đang có những đổi mới tích cực cả về nội dung
chương trình lẫn phương pháp dạy học nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho
việc dạy học cũng như đáp ứng tốât nhất cho sự phát triển trí tuệ và kỹ năng
của học sinh.
Nếu như trước đây việc dạy học chủ yếu là truyền thụ kiến thức một
chiều từ giáo viên đến học sinh thì ngày nay việc học đã có những bước tiến
mới đó là việc lấy học sinh làm trung tâm. Đặc biệt là qua 09 năm thay sách
giáo khoa chương trình Phổ thông cơ sở đã đạt được mục tiêu đổi mới
phương pháp dạy học với yếu tố học sinh làm trung tâm. Tuy nhiên, dạy học
đổi mới phương pháp đòi hỏi học sinh phải nổ lực rất nhiều so với phương
pháp học truyền thống. Để đảm nhiệm tốt vai trò trung tâm của mình cũng
như nắm vững những kiến thức mới, hiện đại gần gũi với thực tế đó học
sinh phải có một quá trình chuẩn bị tích cực, lâu dài. Đồng thời để hưởng
ứng phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực ” mà Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thì học sinh cần phải phát huy tính tích
cực, chủ động và sáng tạo của mình nhiều hơn nữa trong học tập.
Để giải quyết vấn đề trên phù hợp với học sinh lớp mình phụ trách,
tôi đi sâu nghiên cứu đề tài: “Kinh nghiệm xây dựng nếp học tập tích cực


trong khâu soạn bài môn Ngữ Văn đối với học sinh lớp 6 trường THCS
Long Giang” nhằm giúp học sinh xây dựng, rèn luyện nếp học tập tích cực
và phát huy vai trò trung tâm của mình.
2/ Đối tượng nghiên cứu :
Học sinh lớp 6 trường Trung học cơ sở Long Giang.
3/ Phạm vi nghiên cứu :
Môn Ngữ Văn lớp 6 trường Trung học cơ sở Long Giang.
4/ Phương pháp nghiên cứu :
- Nghiên cứu tài liệu, cụ thể:
+ Sách giáo khoa Ngữ Văn 6 (tập 1. 2)
+ Sách giáo viên Ngữ Văn 6 (tập 1, 2)
GVTH: PHẠM THỊ TIÊN ĐỒNG

1

Năn học: 2010 - 2011


Trường THCS Long Giang

Đề tài môn Ngữ Văn 6

+ Dạy Văn-học Văn (Đặng Hiển, NXB ĐHSP-2003)
+ Những vấn đề dạy học Tiếng Việt THCS (Nguyễn Đức Tồn, NXB GD Hà
Nội-2001)
+ Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 6 (Trần Đình Sử, Lê Nguyên Cẩn,
…, NXB GD Hà Nội-1999 )
- Điều tra:
+ Dự giờ đồng nghiệp và rút kinh nghiệm bản thân trong quá trình dạy học.
+ Kiểm tra tình hình soạn bài của học sinh.

+ Đàm thoại:
- Trao đổi với đồng nghiệp, tổ chuyên môn về kiến thức chuyên môn
cũng như phương pháp dạy học tích cực.
- Trao đổi và lắng nghe ý kiến của học sinh những vấn đề về môn học,
về việc học bài và soạn bài.
B. NỘI DUNG
1/ Cơ sở lí luận :
* Các văn bản chỉ đạo của cấp trên:
- Công văn số 2032 về việc tích cực đổi mới phương pháp dạy học các
môn Ngữ Văn, lịch sử, GDCD,…
- Chỉ thị 40 của bộ GD-ĐT về việc thực hiện phong trào xây dựng
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013.
- Công văn số 11167/BGD-ĐT về việc hướng dẫn thực hiện đánh giá,
xếp loại học sinh trung học và sử dụng sổ gọi tên và ghi điểm.
2/ Cơ sở thực tiễn :
Thực tế học sinh lớp tôi phụ trách môn Ngữ Văn cho thấy hầu hết học
sinh đều có soạn bài (77%) trước ở nhà nhưng đa số các em còn soạn theo
cảm tính. Nghóa là các em nghó thế nào thì viết thế ấy chứ không theo một
qui trình nhất định nào, thậm chí có em viết sơ sài không trả lời cụ thể các
câu hỏi trong SGK. Do đó khi lên lớp các em ít dựa vào vở soạn để phát
biểu xây dựng bài. Tôi cho rằng sở dó học sinh chưa phát huy tính tích cực,
chủ động của mình là vì các em chưa có một phương pháp soạn bài hiệu quả.
Do đó, xây dựng nếp học tập tích cực của học sinh trong khâu soạn bài là
yếu tố rất cần thiết đòi hỏi sự nổ lực rất nhiều mặt ở cả giáo viên và học
sinh.

GVTH: PHẠM THỊ TIÊN ĐỒNG

2


Năn học: 2010 - 2011


Trường THCS Long Giang

Đề tài môn Ngữ Văn 6

3/ Nội dung vấn đề:
a/ Thực trạng việc học tập của học sinh đối với bộ môn Ngữ Văn:
So với các môn học khác, môn Ngữ Văn được đánh giá là một trong
những môn khó. Môn học này không chỉ phong phú về nội dung mà còn đa
dạng về hình thức, bởi lẽ nó đề cập đến nhiều vấn đề trong cuộc sống về thế
giới quan cũng như nhân sinh quan. Đọc một bài văn, một bài thơ, người ta
có thể “vui, buồn, mừng giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở
đâu đâu” ( Hoài Thanh - “Ýù nghóa văn chương”). Qua tác phẩm văn học,
người ta có thể học cách làm người, học cách giao tiếp, sử dụng từ ngữ, văn
phong, học trình bày tư tưởng, tình cảm một cách rõ ràng, mạch lạc và nó
được phân chia ra nhiều phân môn khác nhau, đảm nhiệm nhiều vai trò khác
nhau. Đó là cái hay của môn Ngữ Văn và cũng là cái khó của nó.
Chính vì vậy, học sinh tiếp thu kiến thức và cảm nhận được những vấn
đề của cuộc sống qua môn học là một việc khó, đối với học sinh vùng nông
thôn sâu thì việc đó lại càng khó hơn. Do đó việc học tập tốt môn Ngữ Văn
không phải học sinh nào cũng có thể làm được.
Nhận định này được rút ra qua thực tế kiểm tra bài của học sinh của
lớp mà bản thân phụ trách:
Lớp

61
61
61

62
62
62

TSHS Số lần kiểm
tra

37
37
37
36
36
36

1
2
3
1
2
3

Đạt yêu cầu

Không đạt
yêu cầu

15 (40%)
21 (56.7%)
21 (56.75%)
16 (44.4%)

19 (53%)
22 (61.1%)

17 (60%)
14 (44.3%)
16 (43.25%)
14 (38.9%)
13 (34.21%)
14 (38.9%)

Ghi chú

5 HS không soạn bài
2 HS không soạn bài
6 HS không soạn bài
4 HS không soạn bài

Về việc phát biểu xây dựng bài, sau thời gian giảng dạy cũng như theo
dõi quá trình học tập của học sinh, tôi nhận thấy như sau:
Lớp TSHS Thời gian Số HS thường xuyên phát biểu Số HS ít phát biểu
(số tuần)
61
61
62
62

37
37
36
36


1-4
5-8
1-4
5-8

GVTH: PHẠM THỊ TIÊN ĐỒNG

16
20
15
22
3

21
17
21
14
Năn học: 2010 - 2011


Trường THCS Long Giang

Đề tài môn Ngữ Văn 6

Trước thực tế chất lượng học tập cũng như khâu soạn bài của học sinh
đối với bộ môn nêu trên, bản thân cho rằng có nhiều lí do khác nhau, có lí
do chủ quan cũng như khách quan. Trong đó, việc học sinh không biết cách
soạn bài trước ở nhà là nguyên nhân chính dẫn đến việc tiếp thu bài chậm,
bởi vì bài học mà học sinh soạn trước ở nhà là kiến thức mới. Vì vậy bản

thân nhận thấy rằng cần phải có biện pháp giúp học sinh phát huy tính cích
cực của mình, đặc biệt ở khâu soạn bài nhằm đem lại kết quả học tập như
mong đợi.
b- Biện pháp thực hiện:
Cũng như các môn học khác, môn Ngữ Văn đòi hỏi sự tư duy, chuẩn
bị trước ở nhà. Tuy nhiên, nó cũng có đặc trưng riêng, đó là trí tưởng tượng
phong phú, óc quan sát và kỹ năng tích hợp nhạy bén. Cho nên thái độ học
tập tích cực, thói quen học bài cũ, soạn bài mới là yếu tố hết sức quan trọng
và hết sức cần thiết.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để mục tiêu nói trên được thực hiện có
hiệu quả – nghóa là không hoàn toàn áp đặt mà phần lớn là dựa trên cơ sở tự
nguyện, tự giác của học sinh.
Để phần nào giải quyết vấn đề trên, trong năm học vừa qua, tôi đã
thực hiện một số biện pháp sau đây:
3.1 Thông tin cho học sinh hiểu về sự cần thiết của việc học tập tích
cực, đặc biệt là trong khâu soạn bài ở nhà.
Như đã nói ở trên, môi trường xã hội có ảnh hưởng nhất định đến tâm
lí, sự hình thành và phát triển tính cách của học sinh. Nhất là ở lớp 6. Tuổi
các em còn nhỏ nên các em chưa có nhận thức một cách sâu sắc về vai trò,
ý nghóa của việc học. Một số em ngày nay thường ham chơi hơn ham học,
dẫn đến lười học, chán học, thậm chí có nguy cơ bỏ học. Vì vậy ngay từ
đầu năm học, giáo viên cần sinh hoạt cho các em hiểu về sự cần thiết và
quan trọng của việc học tập, cụ thể là học bài và soạn bài để giúp học sinh
nhận thức rõ hơn ý nghóa của nó. Từ đó, học sinh có thể chú trọng hơn đến
nhiệm vụ của mình và mang lại hiệu quả học tập cao.
3.2 Nêu ra cam kết thực hiện nội qui học sinh có chữ kí của phụ
huynh.
Sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội góp phần không nhỏ
trong việc nâng cao chất lượng học tập cũng như ý thức đạo đức của học
sinh. Bên cạnh quá trình dạy học của nhà trường thì yếu tố gia đình cũng

có tác động mạnh mẽ đến các em. Vì vậy ngay từ đầu năm học, giáo viên

GVTH: PHẠM THỊ TIÊN ĐỒNG

4

Năn học: 2010 - 2011


Trường THCS Long Giang

Đề tài môn Ngữ Văn 6

có thể cho học sinh cam kết thực hiện nội qui kèm chữ kí cam kết của phụ
huynh.
Có sự nhắc nhở, kiểm tra của gia đình thì học sinh sẽ siêng năng hơn.
Kết hợp với việc học trên lớp dần dần các em sẽ thấy được hiệu quả của
bước học trước một lần. Cũng từ đây, giúp học sinh nhận thức rõ hơn về giá
trị và tầm quan trọng của vở soạn.
3.3 Giáo viên đầu tư, hướng dẫn cho học sinh cách soạn bài – nghóa
là học sinh phải nắm được nội dung, yêu cầu cụ thể mình cần phải soạn
trong mỗi tiết dạy.
Theo kết quả khảo sát trong năm học vừa qua, đa số học sinh không
soạn bài hoặc không biết cách soạn bài. Sau một thời gian tìm hiểu, tôi
nhận thấy rằng sở dó học sinh không soạn bài hoặc soạn không đúng yêu
cầu là vì:
+ Các em không tích cực tư duy để trả lời câu hỏi.
+ Các em không có tài liệu tham khảo nào khác ngoài SGK (ở đây không
nói đến sách giải bài tập).
+ Các em không có một phương pháp soạn bài đúng.

Cho nên điều đầu tiên phải làm là hướng dẫn học sinh soạn bài.
Môn Ngữ Văn có 3 phân môn khác nhau nên việc hướng dẫn học soạn bài
cũng có những đăc trưng khác nhau:
* Đối với phân môn Ngữ Văn:
- Văn xuôi:
+ Giáo viên nhắc nhở học sinh đọc kó văn bản.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu giới thiệu nhân vật và sự việc,
miêu tả phong cảnh và con người cộng với việc phân tích một số biện pháp
nghệ thuật. Qua đó rút ra nhận xét chung về nội dung, ý nghóa của truyện và
vẻ đẹp của thiên nhiên, con người.
+ Đọc kỹ và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa dựa và những dẫn
chứng trong nội dung bài học.
Ví dụ: Văn bản: “Bài học đường đời đầu tiên” (trích “Dế Mèn phiêu lưu kí”
– Tô Hoài), SGK Ngữ Văn 6 tập II.
Phân tích nhân vật Dế Mèn:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm và nhặt ra những chi tiết miêu tả
ngoại hình và hành động, từ đó rút ra kết luận về tính cách của Dế Mèn:

GVTH: PHẠM THỊ TIÊN ĐỒNG

5

Năn học: 2010 - 2011


Trường THCS Long Giang

Đề tài môn Ngữ Văn 6

Miêu tả ngoại hình: “ Đôi càng tôi

mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở
khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. {---}
Đôi cánh tôi trước đây ngắc hủn hoẳn,
bây giờ thành cái áo dài xuống tận
chấm đuôi. {---} Đầu tôi to ra và nỗi
từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen
nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp
như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi
râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đổi
hùng dũng. {---}”
Hành động: Cà khịa với tất cả bà con
trong xóm, quát mấy chị Cào Cào,
ghẹo anh Gọng Vó, trêu chị Cốc, xem
thường và hay quát mắng Dế Choắt,--Kiêu căng, hống hách, xem thường mọi người xung quanh.
- Thơ:
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích từ ngữ, nghệ thuật miêu tả,
các biện pháp tu từ thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà thơ để trả lời các câu
hỏi trong sách giáo khoa.
Ví dụ:
Trong văn bản: “Đêm nay Bác không ngủ” (SGK Ngữ Văn 6, tập II)
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm những câu thơ miêu tả hình dáng, cử
chỉ, hành động của Bác trong đêm không ngủ vì lo cho đoàn dân công.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh chú ý phân tích dấu câu, nhịp, vần,
thanh trong bài thơ.
- Đối với phân môn Tiếng Việt:
Lý thuyết:
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu kỹ nội dung các ví dụ trong
sách giáo khoa, liên hệ với ngữ cảnh của từ ngữ, câu văn để trả lời các câu
hỏi.
Ví dụ:

Tìm hiểu về một số từ loại: danh từ, động từ, tính từ. (SGK Ngữ Văn 6,
tập I), giáo viên hướng dẫn học sinh tìm những từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng,
khái niệm gần gũi, quen thuộc; những hoạt động, trạng thái, tính chất của
người và vật trong đời sống hàng ngày để xác định từ loại.
Thực hành:

GVTH: PHẠM THỊ TIÊN ĐỒNG

6

Năn học: 2010 - 2011


Trường THCS Long Giang

Đề tài môn Ngữ Văn 6

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ đề tài, liên hệ với kiến thức lý thuyết để
giải quyết.
- Đối với phân môn Tập làm văn:
Là lớp đầu cấp, ở lứa tuổi này, các em chưa có nhiều kó năng viết bài
tập làm văn. Đặc biệt là khâu mở bài và kết bài. Vì vậy, ở phân môn này,
giáo viên chú trọng rèn cho học sinh tập trung ở hai phần nói trên.
Dưới đây là phần minh hoạ quá trình hướng dẫn học sinh soạn
một bài học cụ thể cho từng phân môn:
* Văn bản: bài “CON RỒNG, CHÁU TIÊN”:
Câu 1. Hướng dẫn học sinh đọc kó văn bản và tìm những chi tiết thể hiện
tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của nhân vật
Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Nhân vật Lạc Long Quân:

+ Nguốn gốc: (tìm những câu văn chỉ nguồn gốc của Lạc Long Quân
trong bài)
+ Hình dạng: hình dạng Lạc Long Quân được miêu tả như thế nào?
- Nhân vật u Cơ:
+ Nguồn gốc: nhân vật u Cơ thuộc dòng họ nào? Ở đâu?
Câu 2.
a. Yếu tố thần kì trong:
- Việc kết duyên giữa Lạc Long Quân và u Cơ: giáo viên hướng dẫn học
sinh dựa vào nguồn gốc của hai nhân vật.
- Việc sinh nở của u cơ: tìm những câu văn nói về việc sinh con của u
Cơ, liên hệ với việc sinh con trong thực tế.
b. Đọc lại văn bản và tìm những chi tiết nói lên quá trình chia con và mục
đích việc chia con của Lạc Long Quân và u Cơ.
c. Dựa vào những yếu tố đã phân tích, nêu nguồn gốc của người Việt.
Câu 3. – Giải thích nghóa của từ “Tưởng tượng, kì ảo”
- Nêu vai trò của yếu tố tưởng tượng, kì ảo qua những sự việc liên quan
đến nhân vật Lạc long Quân và u Cơ.
* Tiếng Việt:
Bài: DANH TỪ.
I. Đặc điểm của danh từ:
Câu 1. Danh từ (Nêu danh từ trong phần in đậm)
Câu 2. Chỉ ra các từ đứng trước và sau danh từ đã nói ở câu 1.
Câu 3. Dựa vào định nghóa danh từ ở phần ghi nhớ và kiến thức đã học ở
tiểu học. Tìm các danh từ khác trong ví dụ ở câu 1.

GVTH: PHẠM THỊ TIÊN ĐỒNG

7

Năn học: 2010 - 2011



Trường THCS Long Giang

Đề tài môn Ngữ Văn 6

Câu 4. Tìm danh từ:
- Chỉ người:
- Chỉ vật:
Ghi nhớ 1: (SGK/86)
II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật:
Câu 1. Chỉ ra sự khác nhau giữa danh từ in đậm và danh từ đứng phía sau
nó. (Từ in đậm đứng một mình có nghóa không? Nó thường phải đi kèm với
những từ nào?)
Câu 2. Thay từ in đậm bằng các từ mang nghóa tương đương và nhận xét về
sự khác ư4a chúng.
Câu 3. Dựa vào thực tế đời sống hàng ngày để giải thích hai câu nói trên.
Từ đó rút ra kết luận về ý nghóa của danh từ chỉ đơn vị.
Ghi nhớ 2: SGK/87.
III. Luyện tập:
Câu 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm một số danh từ chỉ những sự vật
gần gũi, quen thuộc với các em và đặt câu với những danh từ ấy.
Câu 2, 3. Giáo viên hướng dẫn học dựa vào những sự vật, hình ảnh quen
thuộc trong đời sống hàng ngày để làm các bài tập: 2,3 (SGK)
Câu 4. Học sinh viết một đoạn văn trong bài “Cây bút thần” (Từ đầu đến
“dày đặc các hình vẽ”)
Câu 5. Dựa vào ghi nhớ và phần trả lời câu hỏi để lập danh sách danh từ
chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong đoạn văn ở câu 4.
- Danh từ chỉ đơn vị:
- Danh từ chỉ sự vật:

* Tập làm văn:
Nêu mở bài cho đề văn: “Kể một câu chuyện (Truyền thuyết hoặc cổ tích)
mà em biết bằng lời văn của em.”
- Mở bài: (1) Giới thiệu chung về văn học dân gian và thể loại truyền
thuyết, cổ tích. Sau đó dẫn dắt đến tên truyện mà học sinh sẽ kể.
(2) Nêu sơ lược về ý nghóa của truyện theo thể loại truyền thuyết, cổ tích
và dẫn chứng bằng tên một câu chuyện cụ thể mà học sinh sẽ kể.

GVTH: PHẠM THỊ TIÊN ĐỒNG

8

Năn học: 2010 - 2011


Trường THCS Long Giang

Đề tài môn Ngữ Văn 6

*

TRUYỆN “CÂY BÚT THẦN”
Lưu ý:
TRUYỆN “SƠN TINH, THUỶ TINH”
Giáo viên nên nhắc nhở học sinh không lặp lại câu hỏi sách giáo TINH”mà
khoa
chỉ trả lới ngắn gọn, đầy đủ ý.
3.4 Động viên, nhắc nhở học sinh thường xuyên.
Như đã nói ở trên, lớp 6 là lớp đầu cấp trung học cơ sở. Học sinh chưa
quen với môi trường mới cũng như chương trình, phương pháp học tập mới.

Do đó, ngay từ đầu năm học, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh nếp học
tập tích cực, thói quen học bài và soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp. Có
như vậy mới giúp các em học tập tốt hơn và hình thành nề nếp ở những
năm học sau.
3.5 Có nhắc nhở phải có kiểm tra, nếu không kiểm tra thì việc nhắc
nhở thường xuyên sẽ làm cho học sinh “lờn thuốc”. Soạn bài, chép bài đầy
đủ là bước quan trọng của quá trình học tốt. Bởi lẽ nếu học sinh không
soạn bài trước ở nhà thì sẽ bỡ ngỡ với bài học mới trên lớp. Học sinh tiếp
thu bài chậm, lâu dần sẽ mất kiến thức căn bản dẫn đến lười học, chán
học. Điều đó hết sức nguy hiểm, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất
lượng học tập của học sinh.
Và nếu học sinh chán học vì không hiểu bài thì trên lớp các em cũng
không chép bài vì “chép mà không hiểu thì chép làm chi?”. Đây là lối suy
nghó tiêu cực nhưng không phải là hiếm ở một số học sinh yếu kém.
Vì vậy, giáo viên cần kiểm tra vở học, vở soạn của học sinh hàng
tuần, có nhận xét, đề nghị và tái kiểm tra nhằm góp phần ngăn chặn tình
trạng tiêu cực nêu trên có thể xảy ra.
Ngay từ đầu năm học, giáo viên thông báo kế hoạch kiểm tra vở học
và vở soạn cho học sinh nắm và thực hiện theo kế hoạch. Cuối mỗi tuần,

GVTH: PHẠM THỊ TIÊN ĐỒNG

9

Năn học: 2010 - 2011


Trường THCS Long Giang

Đề tài môn Ngữ Văn 6


giáo viên yêu cầu một số học sinh yếu kém (5-10 em) nộp vở học và vở
soạn để giáo viên kiểm tra. (tuỳ đặc điểm tình hình của lớp mà giáo viên
có thể linh hoạt kiểm tại trường hay về nhà). Việc kiểm tra tập của học
sinh diễn ra hàng tuần nên cũng không mất nhiều thời gian của giáo viên.
Không chỉ kiểm tra vở học và vở soạn của học sinh yếu kém hàng
tuần mà giáo viên còn kiểm tra vở học của cả lớp sau bốn tuần chuyên
môn (mỗi tháng kiểm tra một lần) nhằm tránh trường hợp học sinh khá –
giỏi có xu hướng lười học vì chủ quan.
Để đảm bảo cho việc theo dõi mang tính chính xác, khách quan thì
giáo viên cần có sổ theo dõi kiểm tra tập của học sinh, cập nhật đầy đủ
thông tin (ưu điểm, khuyết điểm, hướng khắc phục và thời gian tái kiểm tra
để tiện theo dõi và nắm tình hình soạn bài của học sinh. Có thể tham khảo
theo mẫu dưới đây:
TT

TG
Kiểmtr
a

Họ tên
học sinh

Ưu điểm

Khuyết
điểm

Hướng
khắc phục


TG tái
kiểm tra

3.6 Song song với việc kiểm tra vở học và vở soạn của học sinh, giáo
viên cũng cần phân công một số học sinh khá – giỏi trong lớp kiểm tra
việc học bài của các bạn yếu kém và báo cáo hàng hàng buổi vào đầu mỗi
tiết học bộ môn (cập nhật vào sổ theo dõi nề nếp học tập của học sinh) để
giúp các em học tập tích cực hơn.
Đa số học sinh yếu kém thường có thái độ lười học. Thậm chí học sinh
khá giỏi nhưng nếu giáo viên không kiểm tra trong thời gian dài thì các em
cũng sẽ có tâm lí chủ quan và giảm dần thời gian học tập. Từ đó chất lượng
sẽ giảm sút.
Phê bình phải đi đôi với khen thưởng. Có như vậy thì khuyết điểm mới
bị hạn chế và ưu điểm mới được phát huy. Trong quá trình dạy học, chúng ta
không chỉ luôn chú trọng đến việc kiểm tra nề nếp học tập của học sinh để
phê bình, kiểm điểm những trường hợp vi phạm mà phải làm thế nào để tạo
cho các em tâm lí học tập môt cách thoải mái, dựa trên cơ sở tự nguyện, tự
giác. Từ đó mới phát huy được tíng tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
theo tinh thần “trường học thân thiện, học sinh tích cực”
GVTH: PHẠM THỊ TIÊN ĐỒNG

10

Năn học: 2010 - 2011


Trường THCS Long Giang

Đề tài môn Ngữ Văn 6


3.7 Tổ chức thi đua tuần lễ học tốt:
Có nhiều cách thức khác nhau để giúp học sinh học tập tích cực. Trong
đó, việc khơi dậy tính cạnh tranh là yếu tố mà bản thân cho rằng chiếm tỉ
lệ thành công khá cao.
Vì vậy, mỗi học kì ít nhất từ một đến hai lần, giáo viên có thể tổ chức cho
học sinh thi đua lập thành tích học tập tốt giưa các tổ và các thành viên
trong lớp. Thời gian thi đua là từ một đến hai tuần. Trong thời gian này,
học sinh nào có thành tích cao nhất trong học tập (soạn bài, chép bài đầy
đủ; đạt nhiều điểm 9, 10; phát biểu xây dựng bài thường xuyên trên lớp,…)
sẽ được giáo viên tuyên dương và khen thưởng trước lớp.
Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, mọi hoạt động của giáo viên đã nói ở
trên đều nhằm giúp nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Nên giáo
viên ngoài việc quan tâm đến học sinh khá, giỏi trong lớp mà học sinh yếu,
kém mới chính là đối tượng cần được chú trọng nhiều nhất. Do đó, những
chỉ tiêu thi đua không chỉ dành cho học sinh khá, giỏi mà cả học sinh yếu,
kém cũng có chỉ tiêu cụ thể. Bỡi lẽ những em này sẽ khó có thể đạt được
những chỉ tiêu nói trên.
Nhằm tránh tạo áp lực cũng như sự giảm ý chí phấn đấu của học sinh
yếu kém, với đối tượng này, giáo viên cũng đề ra cho các em chỉ tiêu thi
đua riêng (học bài và soạn bài đầy đủ, chữ viết rõ ràng, sách vỡ sạch sẽ, có
phát biểu xây dựng bài trên lớp, không có điểm dưới trung bình – nghóa là
từ 4 điểm trở xuống,…)
Gv cũng cần chia đối tượng học sinh và phân ra hai nhóm để các em
có hướng phấn đấu trong học tập.
3.8 Bên cạnh việc tổ chức thi đua tuần lễ học tốt, giáo viên cũng cần
tổ chức riêng cho học sinh yếu kém thi đua lập thành tích ở cuối học kì
một và cuối năm. Đến hai giai đoạn này, những học yếu kém mà giáo viên
đã ghi vào danh sách đạt từ trung bình trở lên sẽ được khen thưởng. Mức
khem thưởng có thể chỉ là một phần quà nhỏ nhưng sẽ tạo được sự động

viên, khích lệ tinh thần to lớn cho học sinh. Và để giúp học sinh đạt được
thành tích trên, có nhiều phương pháp cần vận dụng, trong đó, yếu tố quyết
định là học phải học bài và soạn bài.
Để thực hiện được hai biện pháp ở (3.7 và 3.8), giáo viên cần lên kế
hoạch chu đáo, tính kiên trì và tinh thần “Tất cả vì đàn em thân yêu”.
3.9 Vai trò chủ yếu của khâu dặn dò là định hướng cho học sinh có
cái nhìn khái quát về bài học và biết cách thức soạn bài. Mà ở học sinh lớp
6 thì việc làm này càng cần thiết hơn. Vì các em tuổi còn quá nhỏ nên đa số
GVTH: PHẠM THỊ TIÊN ĐỒNG

11

Năn hoïc: 2010 - 2011


Trường THCS Long Giang

Đề tài môn Ngữ Văn 6

các em chưa định hình được một bài soạn hoàn chỉnh cũng như chưa có
phương pháp soạn bài. Cho nên, ở một những bài đầu tiên của năm học, giáo
viên hướng dẫn học sinh thật kỹ về cách soạn, từng bước trả lời câu hỏi và
cách ghi vào vở sao cho ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu. Khi đã quen về cách
thức soạn bài, ở những bài học sau này, giáo viên hướng dẫn học sinh chủ
yếu xoáy sâu vào nội dung trọng tâm của bài học.
Trong khâu dặn dò, giáo viên không chỉ nhắc nhở học sinh soạn bài và
hướng dẫn học sinh cách thức soạn bài mà giáo viên còn thường xuyên nhắc
nhở học sinh về nhà ôn lại kiến thức đã học. Học bài cũ và soạn bài mới là
học sinh đã thực hiện hai lần học bài thì kiến thức sẽ vững vàng hơn, chất
lượng học tập của học sinh sẽ cao hơn.

Ở cuối mỗi bài học, giáo viên thường nhắc học sinh hai nội dung
chính: học bài và soạn bài. Ngoài việc chú trọng khâu soạn bài, giáo viên
cũng lưu ý đến việc nhắc học sinh học bài. Bước này cũng không kém phần
quan trọng, vì hai mảng kiến thức cũ và mới luôn có mối quan hệ hữu cơ với
nhau, nếu không ôn lại kiến thức cũ thì học sinh khó có thể tiếp thu kiến
thức mới một cách nhanh chóng và hiệu quả được.
Với những phương pháp trên tôi thực hiện trong khâu dặn dò, học sinh
lớp tôi đã dần dần biết cách soạn bài và soạn khá hoàn chỉnh.
Môn Ngữ Văn là môn học rất cần soạn bài trước ở nhà. Hiểu được
điều ấy, tôi luôn đặc biệt quan tâm đến khâu hướng dẫn học sinh tự học ở
nhà (nay gọi là bước vận dụng), thường xuyên nhắc nhở học sinh soạn bài và
hướng dẫn học sinh cách soạn bài. Nhờ vậy, dần dần học sinh lớp tôi soạn
bài nhiều hơn, đạt yêu cầu hơn. Đó là kết quả kiểm tra bài soạn của học sinh
định kỳ.
* Học kì I:
Lớp TSHS

61
61
61
61

37
37
37
37

Thời gian(tuần)

1-4

5-8
9-12
12-16

GVTH: PHẠM THỊ TIÊN ĐỒNG

Số HS soạn bài

31
33
37
37

12

Đạt yêu cầu

17
22
27
31

Chưa đạt yêu cầu

14
11
10
6

Năn học: 2010 - 2011



Trường THCS Long Giang
Lớp TSHS

Thời gian(tuần)

Đề tài môn Ngữ Văn 6
Số HS soạn bài

Đạt yêu cầu

Chưa đạt yêu cầu

62
62
62
62

36
1-4
28
17
11
36
5-8
31
23
8
36

9-12
36
27
9
36
12-16
36
29
7
Kết quả này mặc dù chưa phải là kết quả tốt nhất nhưng cũng đã thể
hiện sự nổ lực của bản thân và tính khả thi của những phương pháp mà tôi
đã thực hiện ở khâu dặn dò trong năm học vừa qua. Và tôi luôn cố gắng hết
mình để đạt được kết quả tốt hơn trong thời gian sắp tới.
C. KẾT LUẬN:
* Bài học kinh nghiệm:
Sau 7 năm phụ trách giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 6 ở đơn vị, bản thân
nhận thấy rằng môn học này đòi hỏi rất nhiều công sức học tập và sự yêu
thích của học sinh đối với môn học. Bởi nó đòi hỏi không chỉ sự siêng năng
của học sinh mà còn có khả năng quan sát thực tế và óc tưởng tượng phong
phú của học sinh. Vì vậy, nếu học sinh không có sự chuẩn bị chu đáo trước
một bước ở nhà thì vào lớp khó có thể tiếp thu kiến thức mới một cách tốt
nhất được. Nội dung bài học trong chương trình thay sách giáo khoa hiện
nay càng đòi hỏi sự nổ lực hết mình của học sinh trong việc học tập hơn bao
giờ hết. Học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức một lần mà phải ôn lại rất
nhiều lần mới vững chắc được.
Soạn bài trước ở nhà là học sinh học một lần, đến lớp nghe thầy cô
giảng bài và phát biểu xây dựng bài là các em được học thêm một lần nữa.
Và khi về nhà thì các em ôn lại kiến thức cũ xem như các em đã học lần thứ
ba. Như vậy, một bài học các em được học ít nhất là 3 lần thì kiến thức của
học sinh tiếp thu được sẽ vững vàng hơn. Khâu soạn bài và ôn bài giáo viên

yêu cầu học sinh thực hiện ở bước dặn dò. Thực hiện tốt khâu này là góp
phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Bởi vì nếu học sinh chỉ có
học bài trên lớp thôi cũng chưa đủ mà ít nhất học sinh phải học 3 lần thì mới
học tốt được. Học sinh có học tốt ở trường thì sau này mới có thể góp phần
công sức và kiến thức của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước, ngành giáo dục cũng hoàn thành nhiệm vụ của mình, đạt được mục
tiêu giáo dục đề ra vì công nghiệp “trồng người.”
* Hướng phổ biến, áp dụng của đề tài:

GVTH: PHẠM THỊ TIÊN ĐỒNG

13

Năn học: 2010 - 2011


Trường THCS Long Giang

Đề tài môn Ngữ Văn 6

Các biện pháp được đặt trong đề tài này là giúp học sinh học tập tích
cực, đặc biệt là trong khâu soạn bài nên có thể phổ biến rộng rãi. Ngoài
phạm vi môn Ngữ Văn mà còn có thể vận dụng ở các mộn học khác. Vì bất
kì mộn học nào, học sinh muốn học tốt điều phải tích cực trong học tập, nhất
là khâu soạn bài.
Trên đây là một số “Kinh nghiệm xây dựng nếp học tập tích cực
trong khâu soạn bài môn Ngữ Văn đối với học sinh lớp 6 trường THCS
Long Giang”môn Ngữ Văn đối với học sinh lớp 6 trường THCS Long Giang.
Trong đề tài này chắc chắn ít nhiều cũng có những điểm thiếu sót, rất mong
sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.

Long Giang, ngày 11/03/2011
Người thực hiện

PHẠM THỊ TIÊN ĐỒNG

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
I/ Hội đồng khoa học cấp Trường, đơn vị:
GVTH: PHẠM THỊ TIÊN ĐỒNG

14

Năn học: 2010 - 2011


Trường THCS Long Giang

Đề tài môn Ngữ Văn 6

Nhận xét:
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
Xếp loại:
....................................................................................................................
II/ Hội đồng khoa học cấp Phòng Giáo dục:
Nhận xét:
....................................................................................................................

....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
Xếp loại:
....................................................................................................................
III/ Hội đồng khoa học cấp Ngành:
Nhận xét:
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
Xếp loại:
....................................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO, MỤC LỤC
TÊN TÀI LIỆU

GVTH: PHẠM THỊ TIÊN ĐỒNG

15

Trang

Năn hoïc: 2010 - 2011


Trường THCS Long Giang


Đề tài môn Ngữ Văn 6

+ Sách giáo khoa Ngữ Văn 6 (tập 1. 2)
+ Sách giáo viên Ngữ Văn 6 (tập 1, 2)
+ Dạy Văn-học Văn (Đặng Hiển, NXB ĐHSP-2003)
+ Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 6 (Trần Đình Sử,
Lê Nguyên Cẩn,…, NXB GD Hà Nội-1999)
+ Những vấn đề dạy học Tiếng Việt THCS (Nguyễn Đức Tồn,
NXB GD Hà Nội-2001)
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
2. Đối tượng nghiên cứu.
3. Phạm vi nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận.
2. Cơ sở thực tiễn.
3. Nội dung vấn đề.
a. Thực trạng việc học tập của HS đối với môn Ngữ Văn:
b. Biện pháp thực hiện:
3.1 Biện pháp thứ nhất:
3.2 Biện pháp thứ hai:
3.3 Biện pháp thứ ba:
3.4 Biện pháp thứ tư:
3.5 Biện pháp thứ năm:
3.6 Biện pháp thứ sáu:
3.7 Biện pháp thứ bảy:
3.8 Biện pháp thứ tám:
3.9 Biện pháp thứ chín:

C. KẾT LUẬN

1
1
1

2
2
3
3
4
4
4
5
9
9
10
11
11
12
13
13

- Bài học kinh nghiệm
- Hướng phổ biến, áp dụng đề tài.

14

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO BẾN CẦU


GVTH: PHẠM THỊ TIÊN ĐỒNG

16

Năn học: 2010 - 2011


Trường THCS Long Giang

Đề tài môn Ngữ Văn 6

TRƯỜNG THCS LONG GIANG

ĐỀ TÀI:

KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NẾP HỌC TẬP TÍCH CỰC
TRONG KHÂU SOẠN BÀI MÔN NGỮ VĂN ĐỐI VỚI HỌC
SINH LỚP 6 TRƯỜNG THCS LONG GIANG

GV thực hiện: PHẠM THỊ TIÊN ĐỒNG
Năm học: 2010 – 2011

GVTH: PHẠM THỊ TIÊN ĐỒNG

17

Năn hoïc: 2010 - 2011



Trường THCS Long Giang

GVTH: PHẠM THỊ TIÊN ĐỒNG

Đề tài môn Ngữ Văn 6

18

Năn học: 2010 - 2011



×