Sáng kiến kinh nghiệm. Nguyễn Thị Trọng.
1
Phòng GD và ĐT huyện KrôngAna.
Trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi.
--- ---
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN BẬC THCS.
Người viết: Nguyễn Thị Trọng.
Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Trãi.
Trình độ chuyên môn:ĐạI học sư phạm.
Môn đào tạo: Ngữ Văn.
Năm học 2008-2009.
Sáng kiến kinh nghiệm. Nguyễn Thị Trọng.
I.Lí do chọn đề tài :
Từ xưa đến nay, văn chương nghệ thuật là một trong những hoạt động
tinh thần hết sức lí thú và bổ ích trong cuộc sống của người. Qua văn chương
con người cảm nhận và ý thức được cái đẹp và sự hài hòa của cuộc sống.
Tiếp cận và tự nâng mình lên với những tư tưởng tình cảm sâu sắc, tinh tế.
Được bồi dưỡng về ngôn ngữ- thứ ngôn ngữ phong phú, sống động và giàu
sức biểu cảm của dân tộc. Người Việt Nam không chỉ hôm qua mà cả hôm
nay nữa đã gửi vào văn chương những kinh nghiệm sống về tình yêu, khát
vọng về cả đạo đức triết học và tín ngưỡng của mình. Cho nên muốn biết ông
cha ta đã sống như thế nào, đã nhắn gửi gì cho các thế hệ tương lai cũng như
con người Việt Nam trong thời đại này đang buồn, vui, đau khổ,lo lắng, suy
nghĩ và hy vọng ra sao thì hãy đến với văn thơ...Chính vì vậy dạy học môn
Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông nói chung và trong bậc THCS nói riêng
có một vị trí vô cùng quan trọng.
Bởi qua đó giờ học Văn được tiếp xúc với các tác phẩm văn chương
học sinh cảm thụ những vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống. Hướng các em tới
đỉnh cao của chân, thiện, mĩ. Đối với những học sinh có khả năng cảm thụ
tốt các tác phẩm văn chương. Thì việc phát hiện và giúp các em phát triển về
khả năng của mình trong lĩnh vực văn chương không những là một việcệc
làm cần thiết và đúng đắn mà còn là một công việc mang tầm quan trọng
trong việc đánh giá chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh trong
nhà trường phổ thông. Do đó việc tìm kiếm những giải pháp để làm tốt công
việc này đang là những điều trăn trở của các cấp lao động ngành GD cũng
như của giáo viên đứng lớp hiện nay.
Một lí do để tôi chọn đề tài này là trong năm năm liên tục trở về đây.
Tôi đã được nhà trường giao cho nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9.
Mặc dù kết quả chưa cao nhưng dù sao đó cũng là một trong những thành
công bước đầu của tôi trong việc tìm tòi áp dụng những biện pháp hình thức
bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9. Chính vì vậy tôi đưa ra vấn đề này
để các anh chị em đồng nghiệp tham khảo. Hy vọng rằng những kinh nghiệm
nhỏ này giúp anh chị em tháo gỡ những vướng mắc trong việc bồi dưỡng học
sinh giỏi môn Ngữ Văn bậc THCS.
II. Đối tượng, cơ sở và phương pháp nghiên cứu :
1. Đối tượng nghiên cứu :
Học sinh khối 9 trường THCS Nguyễn Trãi.
Học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9 năm học 2005-2006.
Học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9 năm học 2006-2007.
Học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9 năm học 2007-2008.
Học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9 năm học 2008-2009.
2.Cơ sở nghiên cứu :
2.1.Lí luận phương pháp dạy học môn Ngữ Văn:
- Nghiên cứu lí luận và phương pháp dạy học Văn của Mai Xuân Miên.
2
Sáng kiến kinh nghiệm. Nguyễn Thị Trọng.
- Phương pháp dạy học Tiếng Việt theo quan điểm tích hợp của Trần Thị
Diệu Nữ.
- Giáo trình phương pháp dạy học Văn của Phạn Trọng Luận.
2.2.Sách giáo viên, sách tham khảo khối 6, 7, 8, 9.
Sách tham khảo về môn Ngữ Văn các lớp 6, 7, 8, 9.
3.Phương pháp nghiên cứu :
- Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương.
- Thực tế công tác.
- Sự phối kết hợp với các đông nghiệp, tổ khối chuyên môn.
III.Nội dung và kết quả nghiên cứu :
1.Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi :
Đối với học sinh bậc phổ thông nói chung và bậc THCS nói riêng, ở
vào độ tuổi này bản thân các em rất giàu cảm xúc và trí tưởng tượng vô cùng
phong phú. Việc cảm thụ và tiếp nhận vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống trong
đời sống hàng ngày cũng như trong tác phẩm văn chương đang chuyển dần từ
cảm tính sang lí tính. Đây là giai đoạn để các em bộc lộ năng khiếu nghệ
thuật nói chung và năng khiếu văn chương nói riêng. Khi tiếp xúc với tác
phẩm văn chương các em tự đặt mình trong cảnh ngộ tâm trạng của nhân vật.
Cùng vui buồn, sướng khổ với nhân vật trong tác phẩm. Thế giới hình tượng
và tiếng lòng của người nghệ sĩ giúp học sinh mở rộng tâm hồn mình với thế
giới xung quanh. Qua đó khơi dậy, khích lệ các em phát triển từ năng khiếu
cảm thụ văn chương đến năng khiếu sáng tạo nghệ thuật. Hơn nữa, giúp các
em có đời sống tinh thần phong phú hơn, sáng tạo hơn, có tầm nhìn rộng mở
hơn, yêu đời, yêu cuộc sống và tự tin hơn. Vì vậy công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi ở trường phổ thông là một việc làm đúng đắn và có tầm quan trọng
to lớn. Đó là một việc làm mang ý nghĩa xã hội nhằm phát hiện bồi dưỡng
nhân tài cho đất nước. Việc phát hiện và bồi dưỡng kịp thời những học sinh
giỏi có năng lực cảm thụ văn chương vừa thể hiện một cách sâu sắc tinh thần
nhân văn cao đẹp của xã hội vừa kích thích cổ vũ thái độ tinh thần học tập
của học sinh đồng thời trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi với những
phát hiện sáng tạo và sự thông minh của học sinh. Nó góp phần không nhỏ
trong việc nâng cao ý thức học hỏi, tìm tòi, đào sâu suy nghĩ của giáo viên về
trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy
của mình.
2. Thực trạng về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hiện nay:
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn nhằm phát hiện tài năng
nâng cao năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh. Đây là việc diễn ra
thường xuyên hàng năm ở các cấp học. Và cũng hằng năm Sở GD và Phòng
GD & ĐT tổ chức các kì thi tuyển chọn học sinh giỏi các cấp nhằm chọn lựa
ra những học sinh giỏi ở các cấp học.
Trong những năm gần đây, các kì thi tuyển chọn học sinh giỏi huyện
và học sinh giỏi tỉnh chỉ được tổ chức với các khối lớp cuối cấp:Cấp tiểu
3
Sáng kiến kinh nghiệm. Nguyễn Thị Trọng.
học-Khối lớp 5,cấp THCS-Khối lớp 9,cấp THPT-Khối lớp 12. Mặc dù vậy
nhưng hầu như ở các trường phổ thông nói chung và cấp THCS nói riêng
việc tổ chức thi chọn học sinh giỏi vẫn được tiến hành ở các khối lớp. Riêng
đối với trường THCS Nguyễn Trãi công tác phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi
ở các khối lớp đặc biệt được cấp ủy cũng như lãnh đạo nhà trường và đội ngũ
giáo viên hết sức quan tâm. Nhằm phát hiện và tìm nguồn nhân lực cho đội
tuyển để định hướng bồi dưỡng một cách có hệ thống. Thế nhưng một thực tế
của trường THCS Nguyễn Trãi cho thấy. Hiện nay, nguồn lực học sinh giỏi
rất hạn chế về cả số lượng cũng như chất lượng. Bởi vì đối với môn Ngữ Văn
hình như các em ít quan tâm hơn những môn khoa học khác như:Toán, Lí,
Hóa...Số học sinh yêu thích môn Ngữ Văn còn quá ít. Trong quá trình công
tác tại trường tôi nhận thấy rằng học sinh khi học sinh có năng khiếu về
môn Văn mà có khả năng ở các môn học khác thì các em sẽ không chọn môn
Văn. Ngược lại có những học sinh yêu thích môn Văn thì năng lực cảm thụ
văn chương lại hạn chế. Trong khi đó việc nhận thức môn học chưa sâu sắc
cho nên một số phụ huynh có con em học được môn Văn lại không muốn cho
con em mình tham gia đội tuyển. Và hơn nữa việc bồi dưỡng nguồn lực học
sinh giỏi ở những lớp dưới 6, 7, 8 không đồng đều ở các môn học vì lí do các
em có quyền tự do chọn môn thi cho nên rất khó khăn trong việc bồi dưỡng.
Một khó khăn nữa của giáo viên khi bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn
đó là vấn đề tài liệu và nhất là phương pháp, hình thức bồi dưỡng còn hạn
chế. Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi chưa có là bao mà những bài
việcvề chuyên đề này còn quá ít. Chính tư những lí do này mà các giáo viên
làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi rất lo lắng khi được phân công bồi
dưỡng. Hơn nữa đặc thù bồi dưỡng học sinh giỏi lại đòi hỏi ở giáo viên sự
đầu tư về thời gian và công sức rất nhiều. Giáo viên tự lên chương trình và
đầu tư soạn giảng đã là một việc làm khó khăn đối với giáo viên bồi dưỡng
học sinh giỏi. Trong khi đó kinh phí đầu tư cho công tác này lại không có,
không tránh khỏi tình trạng giáo viên được phân công tìm lí do để từ chối
hoặc tham gia bồi dưỡng nhưng không đến nơi đến chốn...Thực tế này đã ảnh
hưởng không nhỏ tới chất lượng của đội ngũ học sinh giỏi của trường nói
chung và của môn Ngữ Văn nói riêng.
Chính vì vậy. Hiện nay các cấp lãnh đạo và đội ngũ giáo viên trong nhà
trường đang trăn trở tìm kiếm những giải pháp tối ưu nhất để nâng cao chất
lượng hiệu quả công tác với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi .
3. Giải pháp:
Trước thực trạng đã nêu ở trên-giáo viên làm công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi cần phải nắm được các nguyên tắc cơ bản, có những biện pháp cụ
thể và hình thức bồi dưỡng phù hợp thì việc bồi dưỡng mới có kết quả. Sau
đây là những phương pháp mà tôi đã thực hiện và đúc rút được qua từng năm
học về công tác này.
3.1.Những yêu cầu có tính nguyên tắc đối với bồi dưỡng học sinh giỏi :
4
Sáng kiến kinh nghiệm. Nguyễn Thị Trọng.
• Bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn phải gắn liền với GD đạo đức tư tưởng
học sinh.
• Bồi dưỡng học sinh giỏi là phải làm cho học sinh ý thức được ý nghĩa
ý thức được ý nghĩa tầm quan trọng của môn học đặt trong mối quan hệ
biện chứng với các môn học khác.
• Bồi dưỡng học sinh giỏi phải liên tục và có tính hệ thống.
• Bồi dưỡng học sinh giỏi là phát huy tối đa khả năng tích cực chủ động
sáng tạo của học sinh.
3.2.Một số hình thức và biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn
Phát hiện học sinh giỏi .
Đây là khâu đầu tiên có tính chất quyết định chất lượng đội tuyển nên
nó hết sức quan trọng.Việc phát hiện học sinh giỏi môn Văn đòi hỏi người
giáo viên phải trực tiếp giảng dạy ở các lớp phải lưu tâm ngay từ đầu năm
học chứ không phải chờ đến gần kì thi mới tuyển chọn như chúng ta vẫn
thường làm. Rõ ràng việc phát hiện học sinh giỏi môn Ngữ Văn cũng không
đến nỗi quá khó vì khả năng của các em đối với môn học này được bộc lộ
phần nào qua kĩ năng nghe, nói, đọc, việc. Nói năng rành mạch, diễn đạt lưu
loát những ý nghĩ, quan điểm bản thân, Hơn nữa chỉ qua vài bài viết của các
em dù đó là đoạn văn hay cả bài văn giáo viên cũng có thể nhận ra cách cảm,
cách hiểu, cách nghĩ thông qua đó phát hiện ra những học sinh có năng khiếu
để có hướng bồi dưỡng.
Việc tiếp theo khi chọn đội tuyển là sau khi đã phát hiện ra được học
sinh có năng khiếu.Giáo viên cần phải kiểm tra kiến thức các em. Vốn kiến
thức cũng như khả năng cảm thụ của các em đến đâu. Sở dĩ phải làm bước
này bởi yêu cầu đối với học sinh giỏi ít nhất là phải có kiến thức cơ bản, cái
gọi là phần nền để có cơ sở bồi dưỡng sau này.
Đối với môn Ngữ Văn việc khơi gợi lòng yêu mến đối với môn học của
các em là không thể thiếu. Bằng cách chuyển tải nào đó giáo viên phải truyền
đến cho học sinh lòng đam mê đối với môn học để học sinh ý thức được tầm
quan trọng và ý nghĩa của môn học từ đó tạo được niềm say mê - sự khám
phá sáng tạo của học sinh trong lĩnh vực văn chương.
Lên kế hoạch bồi dưỡng :
Như đã nói ở trên, việc bồi dưỡng học sinh giỏi giáo viên phải tự lên
chương trình nội dung kiến thức. Do đó người giáo viên trước hết phải có
tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề yêu công việc mà mình đang làm và ý
thức được tầm quan trọng của việcệc mình đang làm. Chính vì vậy giáo viên
bồi dưỡng phải mày mò, tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để
xây dựng được một chương trình với lượng kiến thức thích hợp với những
điều học sinh đã học và đồng thời phải vừa rộng vừa sâu đáp ứng được tính
vượt trội của đối tượng học sinh giỏi. Cần chú trọng sắp xếp chương trình
sao cho có hệ thống và đảm bảo tính khoa học. Tránh tình trạng thích gì dạy
5