Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẾN CẦU
TRƯỜNG THCS LONG GIANG
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở
TRƯỜNG THCS LONG GIANG
Trang 1
Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẾN CẦU 1
TRƯỜNG THCS LONG GIANG 1
MỘT SỐ BIỆN PHÁP 1
CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở 1
TRƯỜNG THCS LONG GIANG 1
B. NỘI DUNG 4
I. Cơ sở lý luận: 4
1. Vị trí của tổ chuyên môn: 4
2. Chức năng tổ chuyên môn 4
3. Nhiệm vụ tổ chuyên môn 5
4. Vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong quản lý dạy học ở trường 5
5. Sinh hoạt tổ chuyên môn 6
6. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động tổ chuyên môn 6
7. Mối quan hệ giữa tổ chuyên môn với Ban Giám hiệu trường và các cơ cấu
tổ chức khác trong trường 7
II. Cơ sở thực tiển: 8
3.Nội dung giải quyết các vấn đề: 8
1. Biện pháp thứ nhất: 8
2. Biện pháp thứ hai: 9
4. Biện pháp thứ sáu : 17
5. Biện pháp thứ bảy : 17
6. Biện pháp thứ tám : 18
IV. Hiệu quả của SKKN 18
C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 20
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 2
MỤC LỤC
Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Điều 16 trong điều lệ trường trung học do Bộ giáo dục đào tạo ban hành ngày 02
tháng 04 năm 2007, ghi rõ: "Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ; hướng dẫn xây dựng và quản lý kế
hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình, môn học của
Bộ Giáo dục - đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường.
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ, tham gia, đánh giá, xếp loại các
thành viên của tổ theo các qui định của Bộ GD - ĐT.
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
Như vậy tổ chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng trong việc
triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Có thể khẳng định hoạt động
của tổ chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ như điều lệ trường trung học đã qui
định sẽ góp phần tích cực, khá quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, đáp ứng được những yêu cầu mới trong quá trình đổi mới giáo dục.
Tuy nhiên tổ chuyên môn không phải là cấp cơ sở có đầy đủ thẩm quyền để thực
hiện các nhiệm vụ giáo dục. Mà trường trung học là cơ sở giáo dục của bậc trung học,
nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Do vậy chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn
phụ thuộc nhiều vào kế hoạch, hoạt động của nhà trường, vào sự lãnh đạo của Ban giám
hiệu.
Trong các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục đào tạo Tây Ninh
và của Phòng GD - ĐT Bến Cầu năm nào cũng chỉ đạo cho các đơn vị trường học làm tốt
công việc cải tiến nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, coi đây là một
trong những nhiệm vụ cơ bản, thiết thực để nâng cao chất lượng dạy - học, thực hiện đổi
mới giáo dục.
Trong các năm trước hoạt động của tổ chuyên môn của trường chưa đi vào thực
chất để nâng cao chất lượng dạy học, sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng về giải quyết sự
vụ, thi đua Họp tổ chuyên môn chưa đều, còn mang tính hình thức , nội dung họp
chưa phù họp sát thực với yêu cầu thực tiển đặt ra, tổ trưởng còn lúng túng trong điều
hành, chỉ đạo, chưa phát huy vai trò tích cực của các thành viên trong tổ
Trước tình hình thực tế của trường, trước các đòi hỏi bức bách phải nâng cao hơn
nữa chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng được những yêu cầu trong quá trình đổi mới, và
thực hiện tốt cuộc vận động hai không của Bộ GD - ĐT: “Nói không với tiêu cực trong thi
cử và bệnh thành tích trong giáo dục, chống ngồi nhằm lớp, không vi phạm đạo đức nhà
giáo ”. Là những người làm công tác quản lý của trường THCS, tôi đã cùng tập thể cán bộ,
giáo viên của trường không ngừng tìm tòi, cải tiến để nâng cao chất lượng hoạt động của
các tổ chuyên môn góp phần trong việc nâng cao chất lượng dạy - học.
Trong bài viết, Tôi xin trình bày: Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên
môn nhằm nâng cao chất lượng dạy – học ở trường THCS Long Giang
2. Đối tượng nghiên cứu
- Vai trò của Hiệu trưởng đối với hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS Long
Giang – Huyện Bến Cầu – Tỉnh Tây Ninh.
- Một số biện pháp chủ yếu trong công tác chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn nhằm
nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường
3.Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS Long Giang
4.Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của ngành về công tác quản lý
Trang 3
Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS
- Thông qua việc kiểm tra hoạt động của tổ, điếu chiếu các kết quả hoạt động của tổ
qua các thời điểm khác nhau. Trao đối với tổ trưởng qua các buối họp, trong quá trình tổ
chức thực hiện nhiệm vụ của tổ trưởng, đồng thời thường xuyên trao đổi nắm bắt suy nghỉ,
nguyện vọng, thu thập các sáng kiến các đóng góp của giáo viên.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
1. Vị trí của tổ chuyên môn:
Theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ
thông có nhiều cấp học ban hành theo Quyết định số 07.2007.QĐ-BGD&ĐT ngày
02.4.2007 của Bộ GD&ĐT, cơ cấu tổ chức của trường THCS, THPT và trường phổ thông
có nhiều cấp học gồm có:
a) Hội đồng trường đối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối với trường tư
thục, Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng tư vấn khác, các tổ
chuyên môn, tổ văn phòng và các bộ phận khác (nếu có);
b) Các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội.
Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong trong bộ máy tổ chức, quản lý của
trường THCS, THPT. Trong trường, các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với
nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà
trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chương trình giáo dục và các
hoạt động giáo dục và các hoạt động khác hướng tới mục tiêu giáo dục.
2. Chức năng tổ chuyên môn
- Giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến
dạy và học;
- Trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định.
Tổ chuyên môn là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, nhưng chủ yếu vẫn là
hoạt động chuyên môn, tức là hoạt động dạy học trong trường.
Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch; điều hành tổ
chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ
Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn
cho giáo viên trong tổ; đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỹ luật giáo viên thuộc
tổ mình quản lý.
Do đó, tổ trưởng chuyên môn phải là người có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực,
trình độ, kinh nghiệm chuyên môn; có uy tín đối với đồng nghiệp, học sinh. Tổ trưởng
chuyên môn phải là người có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ, biết lắng nghe, tạo sự
đoàn kết trong tổ, gương mẫu, công bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử.
Trang 4
Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS
3. Nhiệm vụ tổ chuyên môn
Nhiệm vụ của tổ chuyên môn quy định theo Điều lệ trường THCS, THPT ban hành
theo Quyết định số 07.2007.QĐ-BGD&ĐT ngày 02.4.2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
“Điều 16. Tổ chuyên môn
1. Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện, viên chức thiết
bị thí nghiệm của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học hoặc
nhóm môn học ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2
tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm
vụ vào đầu năm học.
2. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế
hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của
Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường;
b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các
thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
3. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần.
4. Vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong quản lý dạy học ở trường
a. Quản lý giảng dạy của giáo viên
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần tháng, học kì và cả năm học
nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo
dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học
của nhà trường;
- Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, xây dựng các biện pháp nâng chất
lượng day- học, bồi dưỡng học giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém;
- Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ
theo các tiết trong phân phối chương trình;
- Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng của
tổ viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, Vận dụng linh hoạt, đồng bộ các biện
pháp nâng cao chất lượng dạy- hoc, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém;
sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương
trình; soạn giáo án theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và sách giáo
khoa, thảo luận các bài soạn khó; viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy
học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng học
sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém );
Trang 5
Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, giáo viên mới
tuyển dụng (đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá; dạy học theo
chuẩn kiến thức kĩ năng; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT
trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá ).
- Điều hành hoạt động của tổ (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kì quy định về hoạt
động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; lưu trữ hồ sơ của tổ; thực
hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo quy định);
- Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên (thực hiện hồ
sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối chương trình, chuẩn kiến
thức kĩ năng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo quy định; kế hoạch dự giờ của
các thành viên trong tổ );
- Dự giờ giáo viên trong tổ theo quy định (4 tiết/ giáo viên);
- Các hoạt động khác (đánh giá, xếp loại giáo viên; đề xuất khen thưởng, kỉ luật
giáo viên Việc này đỏi hỏi tổ trưởng chuyên môn phải nắm thật rõ về tổ viên của mình
về ưu điểm hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy được phân công).
b. Quản lý học tập của học sinh
- Nắm được kết quả học tập của học sinh thuộc bộ môn quản lý để có biện pháp
nâng cao chất lượng giáo dục;
- Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa để thực hiện
mục tiêu giáo dục.
- Các hoạt động khác (theo sự phân công của Hiệu trưởng).
5. Sinh hoạt tổ chuyên môn
- Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu trong hoạt
động của nhà trường; là dịp để trao đổi chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy
học. Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn sẽ xuất hiện nhiều ý tưởng. Do vậy, tổ trưởng
cần tạo điều kiện để giáo viên nói lên ý tưởng, kinh nghiệm của mình. Nội dung sinh hoạt
tổ chuyên môn cần đa dạng, phong phú, có thay đổi và phải có chuẩn bị trước về nội dung
và cách thức tổ chức thực hiện.
- Việc sinh hoạt tổ chuyên môn thực hiện theo định kì quy định trong Điều lệ
trường THCS, THPT (2 tuần.lần. Thời gian do Hiệu trưởng quy định và tuỳ yêu cầu về
tính chất, nội dung công việc);
- Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn thực hiện theo nhiệm vụ quy định (tránh việc
sinh hoạt chỉ để giải quyết sự vụ, sự việc và.hoặc mang tính hành chính);
6. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động tổ chuyên môn
Trích Thông tư số 12.2009.TT-BGDĐT ngày 12.5.2009 về việc ban hành quy định
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS và Quy định về tiêu chuẩn đánh giá
Trang 6
Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS
chất lượng trường THPT ban hành theo Quyết định số 80.2008.QĐ-BGD&ĐT ngày
30.12.2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:
”Tổ chuyên môn của nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định.
a) Có kế hoạch công tác và hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ
trường trung học;
b) Sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các
hoạt động giáo dục khác;
c) Hằng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.”
7. Mối quan hệ giữa tổ chuyên môn với Ban Giám hiệu trường và các cơ cấu
tổ chức khác trong trường
a. Đối với Ban Giám hiệu:
- Là cầu nối giữa Hiệu trưởng và giáo viên trong tổ về thông tin 2 chiều nhằm mục
tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục. Hiệu trưởng có thông tin để đánh giá chính
xác giáo viên, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của họ từ đó phân công giáo viên hợp lý,
đạt hiệu quả tốt; chuyển tải cho giáo viên trong tổ các chỉ đạo chuyên môn của Hiệu
trưởng và cơ quan quản lý cấp trên;
- Tổ chức thực hiện chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp
trên về các hoạt động dạy học, giáo dục: Thực hiện kế hoạch, chương trình giáo dục,
chuẩn kiến thức kĩ năng, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá…qua
các hoạt động cụ thể như bồi dưỡng giáo viên, học sinh, dự giờ, thăm lớp…
b. Đối với công tác chủ nhiệm:
Các thành viên trong tổ chuyên môn cũng thực hiện công tác chủ nhiệm. Mối quan
hệ này sẽ giúp giáo viên trao đổi chuyên môn và trao đổi về công tác quản lý học sinh,
hiểu rõ hơn học sinh, từ đó góp phần vào công tác giáo dục toàn diện học sinh và như vậy
sẽ giúp công tác giảng dạy đạt kết quả tốt hơn.
c. Đối với Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
- Trong tổ chuyên môn có các thành viên là đảng viên sẽ góp phần truyền đạt chủ
trương, nghị quyết của chi bộ Đảng đến tổ chuyên môn kịp thời, chính xác hơn. Các tổ
viên là đảng viên sẽ gương mẫu, thúc đẩy các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.
- Tổ chuyên môn cũng hỗ trợ hoạt động của Công đoàn, Đoàn Thanh niên và Đội
Thiếu niên Tiền phong bằng cách truyền đạt các chủ trương của các đoàn thể này để phối
hợp chặt chẽ và từ đó góp phần giáo dục toàn diện học sinh, thực hiện kế hoạch nhà
trường và thực hiện được mục tiêu giáo dục đề ra.
Tổ chuyên môn không thể hoạt động độc lập mà có quan hệ chặt chẽ với các tổ
chuyên môn khác, với Ban Giám hiệu trường, với Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản
Trang 7
Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS
Hồ Chí Minh và Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Các mối quan hệ trên nếu được
thực hiện tốt, chặt chẽ, đồng bộ thì chắc chắn hoạt động của tổ chuyên môn sẽ đạt hiệu quả
tốt hơn
II. Cơ sở thực tiển:
Năm học 2010- 2011, trường THCS Long Giang có 2 tổ chuyên môn:
+ Tổ tự nhiên có 8 giáo viên. Trong đó: trình độ Đại học là 3/8 (24%); trình độ Cao
đẳng là 5/8 (76%).
+ Tổ xã hội có 8 giáo viên. Trong đó: trình độ Đại học là 3/8 ( 24%); trình độ Cao
Đẳng 5/8 (76%)
Nhìn chung, đội ngũ giáo viên nhà trường ổn định, có sức khỏe, có phẩm chất đạo
đức tốt, có uy tín với học sinh và nhân dân địa phương, nhiệt tình trong công việc và có
khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hoạt động chuyên môn của nhà trường trong nhiều
năm có nền nếp. Chất lượng dạy và học được nâng lên qua từng năm học. Tuy vậy, cũng
như một số trường khác, vấn đề chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn và sinh hoạt tổ chuyên
môn còn bộc lộ một số nhược điểm sau:
- Cán bộ quản lí và tổ trưởng chưa thống nhất, chưa thể hiện đổi mới quản lí trong
việc phân cấp, phân quyền làm cho giáo viên khó thực hiện công việc.
- Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình cũng
như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa phân công nhiệm vụ
cho giáo viên theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; chưa chủ động xây dựng và thực hiện kế
hoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt
chuyên môn.
- Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò
bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những
khó khăn cho giáo viên trong tổ. Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng,
giáo viên ít phát biểu ý kiến; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận.
- Đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn “, nhằm
giải quyết thực trạng của công tác quản lý như đã nêu, giúp đổi mới công tác quản lý, thực
hiện tốt chủ đề năm học là “ Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giảng dạy-
học tập “ mục tiêu lớn mà ngành đặt ra.
3.Nội dung giải quyết các vấn đề:
Để chỉ đạo tốt hoạt động dạy - học phát huy đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của tổ
chuyên môn trong trường THCS, chúng tôi đã thực hiện các biện pháp sau:
1. Biện pháp thứ nhất:
a) Nhà trường phải lưu trữ đầy đủ các văn bản chỉ đạo về hoạt động dạy học và các
qui chế chuyên môn. Phân công rõ trách nhiệm trong việc triển khai các văn bản này đến
cán bộ, giáo viên một cách đầy đủ, kịp thời
- Đối với các văn bản về qui chế chuyên môn do ngành quy định: giao cho hiệu phó
chuyên môn triển khai cho tất cả giáo viên trong phiên họp chuyên môn chung toàn
trường.
- Đối với các loại văn bản chỉ đạo về giảng dạy từng bộ môn cụ thể: giao cho tổ
trưởng chuyên môn triển khai thực hiện.
Trang 8
Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS
- Ngoài ra trong phòng họp, có một số chỗ khá thuận lợi để niêm yết các văn bản
chuyên môn quan trọng hay sử dụng; các văn bản chuyên môn mới để cán bộ, giáo viên
tiện theo dõi học tập và thực hiện.
b) Hiệu phó chuyên môn lập kế hoạch kịp thời cho các hoạt động chuyên môn
chung toàn trường trong từng tháng, học kỳ và cả năm học, dành thời gian hợp lý cho các
tổ chuyên môn sinh hoạt.
Đây là công việc rất quan trọng nhằm thực hiện các nhiệm vụ về chuyên môn mà
Sở giáo dục đào tạo, Phòng GD - ĐT và Hội nghị cán bộ, công chức đầu năm học đề ra.
Ngoài công việc thông thường mà người cán bộ quản lý phải làm là: lập kế hoạch cho
phần việc được phụ trách trong cả năm học, từng học kỳ, từng tháng, thì một phần việc rất
quan trọng là lập được kế hoạch cụ thể trong việc sử dụng thời gian của mỗi ngày thứ 5
trong tuần. Ở trường chúng tôi , trong 2 năm trở lại đây đã bố trí thời gian trong ngày thứ
5 hàng tuần như sau:
+ Thứ 5 tuần thứ nhất trong tháng dành cho các hoạt động: Họp hội đồng giáo
viên, sinh hoạt Công Đoàn trường.
+ Thứ 5 tuần thứ hai và thứ ba trong tháng: Dành hẳn cho các tổ chuyên môn sinh
hoạt, bao gồm các công việc: triển khai kế hoạch tháng tuần, thao giảng, dự giờ, góp ý giờ
dạy; triển khai các chuyên đề về phương pháp dạy – học. Chính vì vậy các tổ, chuyên môn
luôn có quĩ thời gian cố định, chủ động trong việc bồi chuyên môn nghiệp vụ cho các tổ
viên.
Chúng tôi thực hiện nề nếp kiểm tra chung và họp như đã trình bày từ năm học
2008 - 2009 đến nay. Tuy nhiên tuỳ theo nhiệm vụ và tình hình thực tế của từng năm học
mà kế hoạch này có sự thay đổi cho phù hợp.
Dựa vào kế hoạch trên các bộ phận và đặc biệt là các tổ chuyên môn chủ động
trong việc lập kế hoạch hoạt động của tổ. Trong đó có kế hoạch tổ chức học tập các
chuyên đề giảng dạy, phân công giáo viên thao giảng minh hoạ chuyên đề, Do có kế
hoạch sớm, cụ thể nên việc thực hiện được chuẩn bị chu đáo, đạt kết quả khá tốt.
2. Biện pháp thứ hai:
a. Chỉ đạo tổ chuyên môn thảo luận các nội dung trọng tâm, các chỉ tiêu cần phấn
đấu phù họp với chỉ tiêu trường đăng ký thi đua trong năm học, bàn biện pháp để thực
hiên, thông qua hội nghị cán bộ công chức để thảo luận thống nhất
b.Tổ chuyên môn thảo luận các nội dung thi đua , các danh hiệu thi đua, vận động
các thành viên trong tổ đăng ký các danh hiệu thi đua cá nhân và đăng ký tác tên các đề
tài đối giáo viên đăng ký danh hiệu CSTĐCS, CSTĐ Tỉnh, đồng thời thảo luận đăng ký
danh hiệu thi đua của tổ
3. Biện pháp thứ ba
Ngay đầu năm BGH chỉ đạo cho tổ chuyên môn tổ chức hội nghị chuyên môn đầu
năm để thảo luận kế hoạch hoạt động chuyên môn
2.1. Hoạt động giảng dạy và học tập:
A. Học tập:
* Về chỉ tiêu phấn đấu:
+ Duy trì sỹ số học sinh từ 99 – 100%
+ Học sinh lên lớp cuối năm: 100%
+ Tỉ lệ xét tốt nghiệp cuối năm: 98 – 100%
+ Học sinh giỏi vòng trường: 18 % trở lên.
+ Học sinh giỏi vòng Huyện: 05 học sinh
+ Học sinh giỏi vòng Tỉnh: 02 học sinh
Trang 9
Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS
* Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức học sinh
- Tổ chức tốt việc giáo dục nhân cách, kỹ năng sống, mối quan hệ thầy trò, quan hệ bạn
bè, tốt chức tốt phong trào: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
+ Hạnh kiểm:
- Tốt – khá: 98%
- Không có học sinh Yếu – Kém về hạnh kiểm
* Chất lượng học tập:
- Phấn đấu học sinh có đủ tập vở, dụng cụ phục vụ học tập, chú ý thực hiện tốt các vở
bài tập, tập bản đồ theo quy định của ngành và sách giáo khoa dùng riêng.
Tỷ lệ: 95- 100%
- Thực hiện tốt các yêu cầu do giáo viên quy định V/v làm bài tập ở nhà, soạn bài
trước khi đến lớp. Tỷ lệ: 85 – 100%
- Thực hiện tốt việc học bồi dưỡng học sinh Giỏi vòng Tường, Huyện, Tỉnh. Phấn
đấu đạt học Giỏi vòng trường: 18%, Huyện: 10 học sinh, Tỉnh: 02 học sinh.
- Tổ chức học phụ đạo đối với học sinh Yếu – Kém: 100%; bồi dưỡng học sinh
cuối cấp: 100%
- Nắm bắt kiến thức cơ bản, kiến thức được lồng ghép vào các bộ môn như: Môi
trường, HIV – AIDS, ATTTGT – Pháp luật dân số, ma túy, vận dụng liên hệ thực tế.
- Tham gia đầy đủ các buổi học Thể dục trái buổi: 100%
- Tham gia đầy đủ các chuyên đề ngoại khóa phục vụ cho học tập.
- Tham gia học tập tốt và có chất lượng các môn học tự chọn: 100%
- Phấn đấu học tập tốt và có kỹ năng suy nghĩ độc lập, không ghi nhớ máy móc về
các bộ môn khoa học xã hội nhân văn, chú ý chất lượng học tập môn Tiếng Anh
- Phấn đấu chất lượng học tập cuối năm như:
+ Giỏi: 18 % trở lên
+ Khá: 35 % trở lên
+ Trung bình: 43%
+ Yếu: 4 %
* Về giáo dục hướng nghiệp giáo dục ngoài giờ lên lớp, học nghề:
- Tham gia đảm bảo 100% các hoạt đông giáo dục.
- Phấn đấu học sinh học nghề đối với Lớp 9: 100%; Lớp 8: 80%
* Về giáo dục thể chất:
- Học sinh tham gia học thể dục chéo buổi: 100%
- Tham gia 100% phong trào TDTT ngành, địa phương.
- Tham gia tốt phong trào hội khỏe phù đổng, phấn đấu đạt kết quả cao trong các
môn thi đấu mà trường có thế mạnh như: Chạy bền, cự ly ngắng, ném bóng, nhảy cao,
nhảy xa, bơi lội…
- Tổ chức theo dõi sức khỏe và sự phát triển thể chất cho học sinh ngay từ đầu năm
học và cuối năm học cho tất cả học sinh.
- Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn học sinh tự vệ sinh cá nhân.
- Tổ chức tuyên truyền và phòng chống các dịch bệnh trong học đường
B. Giảng dạy:
a. Kế hoạch nâng cao chất lượng giảng dạy
-Thực hiện đảm bảo chất lượng giáo án quan tâm cụ thể đối tượng Yếu – Kém, chú
ý các tiết ôn tập, thí nghiệm thực hành, kiểm tra tiết dạy phòng Lab.
- Sử dụng 100 % đồ dùng dạy học hiện có và tự làm ĐDDH có chất lượng ít nhất 1
cái/ Học kỳ, sử dụng giáo án điện tử ít nhất 8 tiết/ năm đối với mỗi giáo viên.
- Tổ chức kiểm tra, nhận xét, đánh giá hàng tuần về các quy định chuyên môn.
Trang 10
Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS
- Triển khai các quy định về chuyên môn (HSSS, giáo án, nội dung đổi mới phương
pháp dạy học, chế độ cho điểm đánh giá xếp loại các công văn chỉ đạo của cấp trên…)
- Tổ chức kiểm tra HSSS – Giáo án định kỳ 1 tháng/1 lần, đột xuất: 3 lần/HK.
- Tổ chức kiểm tra nếp lên lịch báo giảng, chương trình, dạy bù hàng tuần, có nhận
xét đánh giá công khai, có kế hoạch dạy bù.
- Triển khai tổ chức, thực hiện theo tinh thần công văn số: 819/SGD&ĐT-GDTrH
V/v quy định biên soạn tài liệu giảng dạy môn tự chon. Theo dõi nắm bắt việc tổ chức dạy
học tự chọn.
Kiểm tra việc thực hiện số lượt điểm, đánh giá xếp loại 2 lần/HK.
- Tổ chuyên môn tổ chức chuyên đề riêng phục vụ kịp thời và có tác dụng nâng cao
chất lượng dạy và học: 2 chuyên đề/HK, đối với 2 tổ.
- Tổ chức dự giờ: 100% Giáo viên. Chú ý môn đang dạy học, thực hiện tốt kế
hoạch hội giảng vòng trường, huyện, tỉnh.
- Tổ chức trao đổi và thường xuyên bàn bạc rút kinh nghiệm về thực hiện chuyên
đề ĐMPPGD.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh Giỏi, phụ đạo học sinh Yếu – Kém.
- Hỗ trợ và thường xuyên giúp đỡ giáo viên tham gia hội giảng các cấp: 9 giáo viên.
- Kiểm tra quản lý theo dõi việc sử dụng ĐDDH hiện có và tự làm ĐDDH hàng
tuần
- Hỗ trợ GVCN: V/v thực hiện HĐNGLL đảm bảo.
- Tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp học sinh cuối cấp: 1 tiết/ tháng.
b. Việc tổ chức thực hiện nội dung chương trình dạy học theo biên chế năm
học:
+ Chương trình:
- Thực hiện đảm bảo 37 tuần thực học (Học kỳ I: 19 tuần; Học kỳ II: 18 tuần có kế
hoạch điều chỉnh thời lượng cho một số môn học cho phù hợp thực tế dạy học của đơn vị
và tích hợp một số hoạt động giáo dục.
- Sử dụng quỹ thời gian 2 tuần để tăng quỹ thời gian học tập cho một số môn học
cơ bản
- Thực hiện đúng chương trình 100%, chú ý các tiết luyện tập, ôn tập, kiểm tra, các
tiết chuyên đề và các tiết thí nghiệm thực hành và sử dụng đồ dùng dạy học theo quy định
chương trình sách giáo khoa.
c. Dạy học tự chọn
- Thực hiện đảm bảo 2 tiết/tuần ở các khối lớp.
- Thực hiện chủ đề bám sát ở tất cả các môn, nội dung từng chủ đề phù hợp với
thực tế học của học sinh.
- Xây dựng kế hoạch và nội dung dạy học tự chọn cụ thể rõ ràng, nội dung dạy học
được ban giám hiệu thẩm định.
- Giáo án dạy học tự chọn đảm bảo chất lượng như giáo án dạy học các môn học
khác 100%
+ Về hoạt động giáo dục nghề phổ thông:
kết hợp với TTGDTX đưa học sinh học nghề đảm bảo trên 90% HS lớp 9 đều có 1
nghề PT. Có kế hoạch phấn đấu học nghề cho học sinh khối lớp 7, 8 đạt trên 70%
d. Thực hiện nội dung giáo dục địa phương:
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung giáo dục địa phương trong các môn
học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, GDCD, Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Công nghệ đã được nêu
trong công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp THCS
Trang 11
Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS
- Chú ý hướng dẫn thực hiện phương pháp giảng dạy, về kiểm tra đánh giá, bảo
đảm số tiết đúng quy định trong chương trình môn học.
+ Các môn: Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí thực hiện theo tài liệu hiện hành của Sở
GDĐT phát hành.
+ Riêng các môn: GDCD, Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục và Công nghệ cần thống
nhất trong tổ, nhóm bộ môn căn cứ theo hướng dẫn của công văn, phải gắn nội dung dạy
học với thực tế của địa phương.
e. Thực hiện tích hợp hoạt động giáo dục NGLL, HĐGDHN, môn Công nghệ
+ Hoạt động giáo dục NGLL
- Thực hiện đầy đủ các chủ đề quy định cho mỗi tháng với thời lượng 2 tiết/tháng
đối với các khối lớp và tích hợp nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp sang môn giáo dục
công dân các chủ đề đạo đức và pháp luật.
- Thực hiện nội dung giáo dục công ước quyền trẻ em của liên hiệp quốc vào hoạt
động NGLL Khối 9.
- Tổ chức hoạt động hưởng ứng phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”.
- Thực hiện tốt các tiêu chuẩn xây dựng môi trường, trường học Xanh – Sạch – Đẹp
- Thực hiện công tác giáo dục dân số, giáo dục môi trường giáo dục ATGT, giáo
dục pháp luật, lồng ghép vào các môn học.
- Tổ chức các hoạt động tìm hiểu về lịch sử, thành tích trường, gương học tốt,
truyền thống quê hương….
- Các chủ điểm GDNGLL hàng tháng.
+ Tháng 9: Truyền thống nhà trường
+ Tháng 10: Chăm ngoan học giỏi
+ Tháng 11: Tôn sư trọng đạo
+ Tháng 12: Uống nước nhớ nguồn
+ Tháng 1+ 2: Mừng Đảng Mừng Xuân
+ Tháng 3: Tiến bước lên đoàn
+ Tháng 4: Hòa bình hữu nghị
+ Tháng 5: Bác Hồ kính yêu
+ Tháng 6, 7,8: Hè vui khỏe bổ ích
f. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp
- Thực tiễn thời lượng GDHN lớp 9 là 9 tiết/năm
- Thực hiện đảm bảo nội dung trọng tâm của chương trình hướng nghiệp
- Tập trung công tác giáo dục hướng nghiệp định hướng nghề
g. Đổi mới PPDH và phương pháp kiểm tra đánh gía học sinh
+ Đổi mới PP dạy học
- Tập trung phối hợp linh hoạt các PPDH phát huy tích cực, hứng thú sáng tạo trong
học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên
- Thiết kế bài giảng khoa học sắp xếp hợp lý các hoạt động giáo viên và học sinh:
Hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng, dẫn dắt gợi mở học sinh tìm hiểu, khám phá
kiến thức, có trọng tâm, theo chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng chú ý bồi dưỡng năng lực tư
duy độc lập, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học
- Chú ý tổ chức hoạt động trực quan, liên hệ thực tế phù hợp, thực hiện nghiêm túc
các tiết thí nghiệm thực hành.
- Tổ chức học sinh chuyên đề tự học, tự giải quyết vấn đề
- Tổ chức các chuyên đề đổi mới PPDH nâng cao chất lượng dạy học, chú ý đối
tượng học sinh yếu kém
Trang 12
Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS
- Tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của HS dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ
năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. Thiết kế bài giảng khoa học, sắp
xếp hợp lý họat động của GV và HS; thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng
tâm, tránh nặng nề quá tải (nhất là đối với bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới); bồi
dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi
nhớ máy móc không nắm vững bản chất;
- GV sử dụng hợp lý sách giáo khoa khi giảng bài trên lớp, tránh tình trạng yêu cầu
HS ghi chép quá nhiều, dạy học thuần túy theo lối đọc – chép; chú trọng phát huy tính tích
cực, hứng thú trong học tập của HS và vai trò chủ đạo của GV trong quá trình dạy học.
- GV sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu; tác phong thân
thiện, khuyến khích, động viên HS học tập; chú trọng tổ chức hợp lý cho HS làm việc cá
nhân và theo nhóm; rèn luyện kỹ năng tự học, tạo điều kiện cho HS tự nghiên cứu sách
giáo khoa và tài liệu tham khảo.
- Tăng cường sử dụng hợp lý CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy, khuyến
khích GV sọan bài giảng điện tử để giảng dạy và tham gia cuộc thi sọan giáo án điện tử E-
Learning; khai thác tối đa hiệu năng các thiết bị dạy học, phương tiện nghe nhìn, phòng
học bộ môn; coi trọng thực hành, thí nghiệm; bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến
thức và rèn luyện kỹ năng cho HS theo chuẩn kiến thức – kỹ năng của Chương trình giáo
dục phổ thông; chú trọng liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài
học.
Tăng cường tổ chức các họat động ngọai khóa, họat động GDNGLL theo nội dung
của phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” nhằm đảm bảo tính linh
họat về hình thức dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá, rèn luyện kĩ năng họat động xã
hội cho HS;
Tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ công tác đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng
GV và dự giờ thăm lớp của GV; tổ chức trao đổi kinh nghiệm ở các tổ chuyên môn, hội
thảo cấp trường, cụm trường, hội thi GV giỏi các cấp; chú trọng phát hiện, nhân rộng
gương điển hình về đổi mới PPDH.
Tổ chức cho GV nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, sáng kiến cải tiến; quan
tâm xây dựng đội ngũ GV cốt cán trong mỗi bộ môn, hình thành mạng lưới GV cốt cán
thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ GV còn hạn chế trong chuyên môn. Để thực hiện có hiệu
quả họat động này,
+ Đổi mới việc kiểm tra đánh giá học sinh
Trong quá trình KTĐG kết quả học tập của HS, cần kết hợp một cách hợp lý hình
thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan, không lạm dụng hình thức trắc
nghiệm, tăng cường kiểm tra tự luận; dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng, hướng dẫn HS
biết tự đánh giá năng lực của mình.
- Thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS do Bộ GDĐT
ban hành; tổ chức đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý
thuyết và thực hành.
Đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, cần coi trọng
KTĐG theo hướng hạn chế yêu cầu HS ghi nhớ máy móc, không năm vững KTKN môn
học. Trong quá trình dạy học cần từng bước đổi mới KTĐG bằng cách nêu vấn đề mở, đòi
hỏi HS phải vận dụng tổng hợp KTKN và biểu đạt chính kiến bản thân. Đối với môn Toán
và các môn KHTN cần phát triển kĩ năng tư duy logic, kĩ năng thực hành, thói quen vận
dụng sáng tạo kiến thức vào thực tiễn;
Tổ chức bồi dưỡng GV về kĩ năng ra đề, soạn đáp án và chấm bài thi, kiểm tra
bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình
GDPT với 3 cấp độ: Biết, thông hiểu, vận dụng sáng tạo; từ đó bảo đảm dạy học sát đối
Trang 13
Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS
tượng HS, khuyến khích tư duy độc lập, sáng tạo; với các bài kiểm tra cuối học kỳ, cuối
năm dành tối thiểu 50% làm bài cho các nội dung thông hiểu, vận dụng sáng tạo.
Các cấp quản lí thường xuyên nắm vững tình hình thực hiện của GV về đổi mới
KTĐG các môn học và hoạt động giáo dục, lồng ghép nội dung kiểm tra với hoạt động
thanh tra chuyên môn đối với trường và GV; duy trì việc đánh giá hiệu quả đào tạo của các
khối lớp, từ đó đề ra biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng;
h. Công tác phụ đạo học sinh Yếu kém, quan tâm học sinh dân tộc
- Có kế hoạch quan tâm học sinh Yếu kém trong từng tiết dạy, hệ thống câu hỏi phù
hợp với đối tượng
- Tổ chức phụ đạo học sinh Yếu kém ngay từ đầu năm học
- Phấn đấu kéo giảm tỷ lệ học sinh Yếu kém không quá 5%
i. Công tác hội giảng
- Tổ chức hội giảng vòng trường ngay từ đầu năm học, phấn đấu 100% đạt hội
giảng vòng trường.
- Tham gia hội giảng vòng huyện: 13 giáo viên, Tỉnh: 05 giáo viên
- Tham gia thi giải toán trên máy tính Casio vòng tỉnh. Phát động và hướng dẫn HS
tham gia giải toán qua mạng internet, thi giải toán tuổi thơ,
j. Dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường giáo dục tiết kiệm năng lượng và
giáo dục phòng chống ma túy
- Tập trung thực hiện tích hợp bảo vệ môi trường qua các môn: Ngữ Văn, Lịch sử,
Địa lý, GDCD, Vật lý, Hóa học, Sinh học và Công nghệ, chú ý nội dung giáo dục vfa thời
lượng phải cân đối hợp lý.
Tổ chức dạy học tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống, phổ cập kỹ năng bơi
nhằm phòng chống đuối nưới cho HS, nhất là HS vùng ven sông rạch, ao hồ; giáo dục về
đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, về
giáo dục bảo vệ môi trường;
k. Giáo dục thể chất
- Tổ chức dạy thể dục trái buổi
- Tổ chức tập thể dục giữa giờ
- Tham gia hội khỏe phù đổng vòng huyện, phấn đấu đạt các giải, trường có thế mạnh
như điền kinh.
- Thực hiện tốt việc đổi mới PPGD môn Thể dục và có kế hoạch kiểm tra xếp loại
đúng theo quy định.
- Cần tổ chức kiểm tra và đánh giá thường xuyên vệ sinh trường lớp, vệ sinh thân
thể; tổ chức uống nước sạch và vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện tốt công tác y tế học
đường; vận động HS tham gia bảo hiểm y tế; thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng
chống dịch, bệnh học đường;
- Các chi hội Chữ Thập đỏ trường học cần có những hoạt động thiết thực như
phòng chống dịch bệnh, phòng chống tai nạn thương tích, giúp đỡ người nghèo, neo đơn,
…
- Chuẩn bị tốt các đội tuyển TDTT để tham dự HKPĐ vòng tỉnh.
3. Biện pháp thứ tư:
Tổ chức cho tổ chuyên môn hội thảo bàn về các biện pháp nâng cao chất lượng qua
kết quả giảng dạy- học tập của học kỳ 1 để thống nhất vận dụng kịp thời và đồng bộ trong
học kỳ 2 nhằm nâng cao chất lượng học tập
- Đối giáo viên
1. Hệ thống câu hỏi, gợi mở, phù hợp đối tượng, chú ý xây dựng câu hỏi mở, rèn
luyện kỹ năng diễn đạt chính kiến bản thân ( môn XH ), rèn luyện kỹ nằng tư duy hệ
thống logich ( đối môn TN )…. Thể hiện đổi mới phương pháp giảng dạy.
Trang 14
Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS
2.Thường xuyên kiểm tra việc chuẩn bị bài của các em vào đầu giờ học, có kế
hoạch xử phạt, ghi tên phê bình xếp loại trong sổ đầu bài đối học sinh không chuẩn bị bài
3. Thiết kế bài giảng khoa học sắp xếp hợp lý các hoạt động giáp viên và học sinh
Hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng, dẫn dắt gợi mở học sinh tìm hiểu, khám
phá kiến thức, có trọng tâm, theo chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng chú ý bồi dưỡng năng
lực tư duy độc lập, vận dụng sáng kiến thức đã học.
4. Thực hiện nghiêm túc các tiết thí nghiệm thực hành
5. Tổ chức hướng dẫn học sinh tự học, tự giải quyết vấn đề
6. Tổ chức dạy học dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục
phổ thông - GV sử dụng hợp lý sách giáo khoa khi giảng bài trên lớp, tránh tình trạng yêu
cầu HS ghi chép quá nhiều, dạy học thuần túy theo lối đọc – chép; chú trọng phát huy tính
tích cực, hứng thú trong học tập của HS và vai trò chủ đạo của GV trong quá trình dạy
học.
7.GV sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu; tác phong thân
thiện, khuyến khích, động viên HS học tập; chú trọng tổ chức hợp lý cho HS làm việc cá
nhân và theo nhóm; rèn luyện kỹ năng tự học, tạo điều kiện cho HS tự nghiên cứu sách
giáo khoa và tài liệu tham khảo.
8.Tăng cường sử dụng hợp lý CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy,
khuyến khích GV sọan bài giảng điện tử để giảng dạy, khai tác tốt các thiết bị dạy học,
phương tiện nghe nhìn, phòng học bộ môn; coi trọng thực hành, thí nghiệm; bảo đảm cân
đối giữa việc truyền thụ kiến thức.
9.Cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách
quan, không lạm dụng hình thức trắc nghiệm,
10. tăng cường kiểm tra tự luận; dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng, hướng dẫn
HS biết tự đánh giá năng lực của mình.
11.Thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS do Bộ
GDĐT ban hành;.
12. Trong quá trình dạy học cần từng bước đổi mới KTĐG bằng cách nêu vấn đề
mở, đòi hỏi HS phải vận dụng tổng hợp KTKN và biểu đạt chính kiến bản thân.
13. KT ĐG 3 cấp độ : Biết, thông hiểu, vận dụng sáng tạo;
14. Thường xuyên kiểm tra vào đầu giờ giữa giờ, cuối giờ chú ý cho điểm kịp
thời, động viên khuyến khích học sinh yếu kém
15. Dự giờ thường xuyên đối các môn đang giảng dạy để rút kinh nghiệm
16. Tổ chức phụ đạo học sinh sinh yếu, kém
17. Thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để quản lý tổ chức việc học
phụ đạo yếu kém
18. GVCN tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa và các hoạt
động đội trong nhà trường
19. GVCN phối hợp PHHS để trao đổi góp ý
20. GVCN tổ chức tốt, cụ thể hình thức sinh hoạt sinh hoạt 15 phút đầu giờ,
thông qua ban cán sự lớp điều hành ổn định, đồng thời có kế hoạch kiểm tra chấn chỉnh
21.GVBM phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để giải quyết và khắc phục về nề
nếp chất lượng học tập của các học sinh yếu kém
- Đối với học sinh:
1.Chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ ở nhà theo yêu cầu của GVBM
2. Tổ chức truy bài đầu giờ, ban cán sự lớp điều hành lớp có nề nếp, có sự
phân công cụ thể ghi nhận nhắc nhở, phản ánh GVCN
Trang 15
Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS
3. Đầy đủ đồ dùng học tập: SGK, tập, thước kẻ, com pa, máy tình, bút chì
4.Trật tự không làm ồn, không nói chuyện , hoặc tự phát biểu khi không có sự cho
phép của giáo viên, chú ý nghe giảng, tham gia phát biểu ý kiến
5.Phải có kế hoạch tự học ở nhà
6. Tham gia đầy đủ các phong trào của Đội và của lớp đề ra
7. Phải chuẩn bị bài và tự xem bài vào các giờ chuyển tiết không tự ý ra khỏi lớp
gây mất trật tự
8.Không được vắng học hoặc tự ý bỏ tiết
9.Tham gia phát biểu đóng góp xây dựng bài
10. Tham gia đầy đủ các buổi học phụ đạo yếu kém theo qui định
- Đối ban giám hiệu ( PHT )
1. Hàng tháng, tuần có kế hoạch, lịch công tác để kiểm tra góp ý chấn chỉnh, hoặc
điều chỉnh vận dụng các biện pháp nêu trên đồng thời có báo cáo sơ tổng kết tuần tháng
kịp thời
2. Có kế hoạch dự giờ tất cả giáo viên ở các khối lớp rút kinh nghiệm các nội dung
biện pháp trên, chú ý dự thường xuyên các môn, lớp có tỷ lệ học sinh yếu kém cao
3. thường xuyên kiểm tra các nội dung liên quan đến công tác chủ nhiệm
Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy hạn chế học sinh
yếu kém, được thông qua giáo viên góp ý thồng nhất
4. Biện pháp thứ năm :
Tổ chức học tập chuyên đề dạy - học, hội giảng vòng trường, vòng huyện, tỉnh.
Đây là một hoạt động rất quan trọng của tổ chuyên môn, điều này càng có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay: thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, và
phương pháp dạy - học; theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
- Về phía nhà trường: phân công, theo dõi, động viên giáo viên thực hiện tốt công
tác học tập bồi dưỡng thường xuyên trong hè và trong cả năm học.
Về chuyên đề:
Nhà trường lập kế hoạch và dành thời gian họp để tổ, chuyên môn triển khai học
tập chuyên đề do ngành triển khai và chuyên đề do tổ tự tổ chức căn cứ vào yêu cầu đổi
mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng. Sau đó có thao giảng minh họa. Kế
hoạch học tập chuyên đề, thao giảng được hiệu phó chuyên môn thể hiện rõ ngay từ đầu
học kỳ, các chuyên đề tổ thực hiện trong năm học là 2 chuyên đề, tổ xã hôi là chuyên đề
tổ tự nhiên hàng tháng trong các buồi họp chuyên môn đều có tổ chức góp ý rút kinh
nghiệm điều chỉnh bổ sung cho phù họp với tình hình học tập của học sinh
Công tác hội giảng vòng trường được tổ chức ngay những tuần của đầu năm học,
trên cơ sở quán triệt cho tổ chuyen môn về yêu cầu hội giang vòng trường là đánh giá thực
chất trung thực, khách quan công bằng để có biện pháp đầu tư giúp đỡ thiết thực nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy, đồng thời tổ chuyên môn triển khai cho giáo viên nắm các
qui định tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy
Song song với việc tổ chức thao giảng tập trung, chúng tôi luôn yêu cầu các tổ
chuyên môn thực hiện tốt kế hoạch "Dự giờ theo chỉ đạo của tổ chuyên môn". Hàng tuần
tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch và yêu cầu giáo viên đăng ký dự giờ đồng nghiệp theo
thời khoá biểu chính khoá, nhằm tăng cường trao đổi, rút kinh nghiệm trong giảng dạy,
đặc biệt là các bài khó dạy, các dạng bài quan trọng. Chúng tôi chỉ đạo mỗi môn. khối lớp
ít nhất 1 tuần phải thực hiện 1 tiết dự giờ theo chỉ đạo của tổ chuyên môn.
Để tiện việc chỉ đạo theo dõi hoạt động này chúng tôi đã soạn và in sẵn, phát cho
mỗi tổ chuyên môn 1 tập: "Sổ phân công Thao giảng - Dự giờ"
Trang 16
Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS
4. Biện pháp thứ sáu :
Chỉ đạo việc nâng cao chất lượng họp tổ, nhóm chuyên môn
-Nhà trường xây dựng qui chế hoạt động ngay đầu năm học, trong đó có qui chế
hoạt động của tổ chuyên môn
a.Tổ trưởng
Do Hiệu trưởng quyết định bổ nhiệm trên cơ sở lấy tín nhiệm của tổ nhiệm kỳ 1
năm học. TTCM có nhiệm: Xây dựng kế hoạch, lập báo cáo hoạt động của tổ. Quản lý kế
hoạch, phân phối chương trình của Giáo viên trong tổ. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy của Giáo viên trong tổ. Ghi nhận tâm
tư, nguyện vọng Giáo viên trong tổ tham mưu, đề xuất Hiệu trưởng giải quyết. Dự giờ
nhiều hơn Giáo viên là thành viên trong Hội đồng giáo dục.
Kiểm tra hồ sơ Chuyên môn Giáo viên ít nhất 1 lần/tháng ( vào tuần cuối hàng
tháng) ký xác nhận trong giáo án mỗi lần kiểm tra. Ghi nhận các trường hợp Giáo viên
nghỉ, bỏ, trễ trong tháng, phân công Giáo viên dạy thay khi có Giáo viên được Hiệu
trưởng duyệt phép và lưu hồ sơ, tổ chức triển khai các quy định chuyên môn về các phong
trào khác… Dự giờ báo cáo cho Hiệu trưởng những giáo viên chưa hoàn thành nhiệm vụ,
năng lực giảng dạy còn hạn chế để có hướng xử lý. Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với
giáo viên. Là thành viên của Ban thanh tra chuyên môn. Tổ chuyên môn sinh hoạt mỗi
tháng 2 lần. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của chuyên môn theo chỉ đạo của
Hiệu trưởng.
b.Phó tổ trưởng:
Do Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm trên cơ sở lấy tín nhiệm của tổ nhiệm kỳ 1
năm học. Phó tổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ: Tham mưu giúp tổ trưởng, xây dựng kế
hoạch, lập báo cáo, ghi chép báo cáo mọi hoạt động của tổ.
Dự giờ báo cáo cho tổ trưởng những Giáo viên chưa hoàn thành nhiệm vụ, để có
hướng xử lý. Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
+ Nội dung họp tổ chuyên môn bao gồm: Nội dung mang tính chất hành chính như
thi đua, kỷ luật, nề nếp chỉ được chiếm không quá 1/2 thời gian họp tổ.
1/2 thời gian họp tổ là đi sâu vào các nội dung: liên quan trực tiếp đến dạy - học, như thao
giảng, học tập chuyên đề, rút kinh nghiệm, bàn các biện pháp nâng cao chất lượng dạy -
học; chuẩn bị cho việc đánh giá kiểm tra, xem xét việc thực hiện chương trình, thống nhất
từng tiết dạy của tuần tiếp theo về nội dung, phương pháp, đồ dùng dạy học yêu cầu tất
cả các bài dạy đều được thống nhất trao đổi trong sinh hoạt. Rút kinh nghiệm qua bài kiểm
tra 15 phút, 45 phút, kiểm tra học kỳ. Từ đó có phương pháp dạy - học phù hợp nhằm nâng
cao chất lượng dạy - học. Thống nhất kiến thức trọng tâm của từng chương, phần, chuẩn bị
cho kiểm tra sắp tới (nếu có). Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu…
Hiện nay sổ ghi biên bản họp tổ, nhóm chuyên môn do công ty sách thiết bị của Sở
giáo dục đào tạo phát hành có một số nội dung chưa thích hợp với tình hình thực tế của
nhà trường, do vậy, chúng tôi soạn, in sẵn phát cho mỗi nhóm chuyên môn 1 quyển: "Sổ
sinh hoạt chuyên môn".
- Về phía nhà trường luôn tạo điều kiện để mỗi tổ chuyên môn đều có chỗ riêng lưu
giữ các loại hồ sơ: Sổ kế hoạch hoạt động của tổ, sổ phân công thao giảng - dự giờ, sổ sinh
hoạt nhóm chuyên môn…
5. Biện pháp thứ bảy :
Tin học hóa việc cộng điểm, xếp loại, thống kê kết quả học tập của học sinh. Cung
cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các kết quả đó cho tổ và nhóm chuyên môn.
Trang 17
Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS
Từ năm học 2008 – 2009, chúng tôi đã hợp đồng với công trung tâm viển thông
Tây Ninh sử dụng phần mềm quản lý chất lượng học tập của học sinh. Cho đến nay sau
gần 2 năm sử dụng, phần mềm quản lý này đã ngày càng được hoàn thiện và phục vụ rất
tiện ích cho công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn của nhà trường, liên lạc phối họp với
phụ hunh học sinh. Nội dung của phần mềm này rất phong phú, trong bài viết này tôi chỉ
nêu một số nội dung cơ bản phục vụ cho hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn, cụ thể là:
- Nhập điểm, cộng điểm trung bình môn của học kỳ, cả năm. Xếp loại học lực của
học sinh; kết quả lên lớp, thi lại, ở lại; chương trình in giấy khen.
- liên lạc với phụ huynh học sinh thông qua dịch vụ nhắn tin định kỳ tháng 2 lần
vào thời điểm trước 5 tây, và trước 20 tây hàng tháng
- Thống kê kết quả kịp thời ngay khi giáo viên nhập điểm các bài kiểm tra từ 15
phút trở lên. Nội dung thống kê theo từng giáo viên, từng khối lớp và toàn trường. Chúng
tôi cung cấp các bản thống kê này cho tổ và nhóm chuyên môn để phục vụ cho việc sinh
họp tổ.
6. Biện pháp thứ tám :
Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức sơ kết học kỳ, tổng kết năm một cách khoa học kịp thời.
Trong quá trình chỉ đạo hoạt động dạy và học, người cán bộ quản lý phải luôn chú
ý đến việc phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ của tập thể. Vì có thể nói: người dạy học là
giáo viên – người đánh giá học sinh cũng là giáo viên. Do đó trong quá trình chỉ đạo hoạt
động dạy và học, cán bộ quản lý giáo dục phải luôn chú ý lắng nghe ý kiến đóng góp xây
dựng của cán bộ, giáo viên. Đồng thời xếp thời gian một cách khoa học hợp lý để mỗi thầy
cô giáo tự đánh giá công tác đã làm được trong từng học kỳ, từ đó đề ra các biện pháp
thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong học kỳ tiếp theo. Sau đó mỗi tổ chuyên
môn họp sơ kết học kỳ và đề ra kế hoạch nâng cao chất lượng dạy học. Trên cơ sở kế
hoạch của giáo viên, của tổ chuyên môn, ban giám hiệu xây dựng kế hoạch và các biện
pháp chính nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học kỳ tiếp theo. Đối với học kỳ I công
việc này thường hoàn thành trong tuần 18 và nửa đầu của tuần 19. Với cách làm này
chúng tôi không áp đặt chỉ tiêu cho từng giáo viên nhưng vẫn phát huy tốt phong trào thi
đua dạy và học đi vào thực chất, không chạy theo hình thức.
IV. Hiệu quả của SKKN
Từ khi thực hiện các biện pháp như vừa trình bày ở trên, hoạt động của tổ, chuyên
môn, và kết quả dạy học có nhiều sự chuyển biến tích cực, cụ thể như sau:
- Hoạt động của tổ nhóm chuyên môn ngày càng có chất lượng, không còn mang
tính chất giải quyết sự vụ, công việc hành chính đơn thuần, mà tập trung chủ yếu vào đặc
trưng của từng môn học để nâng cao chất lượng dạy - học.
- Nội dung công việc của tổ chuyên môn nhiều, xong nhờ có các loại sổ sách , biểu
mẫu (như đã trình bày) in sẵn, phát cho từng tổ, nhóm do đó, khá thuận tiện, đơn giản
trong việc lưu trữ các nội dung chuyên môn quan trọng liên quan đến dạy học, giúp cho
lãnh đạo nhà trường dễ theo dõi, nắm bắt kịp thời chất lượng dạy- học, từ đó có kế hoạch
chỉ đạo cho phù hợp.
- Xây dựng được nề nếp hoạt động chuyên môn chung toàn trường song vẫn tạo
được tính chủ động phát huy sáng tạo trong hoạt động của từng tổ chuyên môn phù hợp
với đặc trưng của bộ môn.
- Chất lượng dạy học của trường ngày càng được nâng cao và củng cố vững chắc.
Xin nêu một vài số liệu của trường chúng tôi trong các năm gần đây.
+ Về phía giáo viên:
Trang 18
Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS
Năm học CSTĐ Tỉnh CSTĐCS LĐTT
2008 - 2009 5 14
2009 - 2010 1 7 15
+ Về phía học sinh:
Năm học
Số HS
giỏi cấp
Tỉnh
Số học
sinh giỏi
cấp
Huyện
Học sinh giỏi
Trường
Học sinh tiên tiến Lên lớp thẳng
2007 - 2008 1 7 63 183 100%
2008 - 2009 6 66 198 100%
2009 - 2010 1 6 71 202 100%
+ Kêt quả thi đua của tổ
Năm học Tổ lao động xuất sắc Tổ lao động tiên tiến
2007-2008 2 tổ
2008-2009 2 tổ
2009-2010 1 Tự nhiên 1 tổ xã hội
Các kết quả, thành tích đạt được trong hoạt động dạy - học, góp phần khá lớn vào
thành tích chung của nhà trường: Từ năm học 2007 – 2008 đến nay trường đạt danh hiệu
tiên tiến cấp huyện.
Trang 19
Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS
C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua thực tiễn công tác, chúng tôi rút ra các bài học kinh nghiệm sau trong công tác
chỉ đạo chuyên môn trong trường trung học cơ sở:
- Hiệu trưởng phải chỉ đạo bộ phận chuyên môn làm việc phải có kế hoạch, khoa
học, kịp thời, sát với thực tế, từ đó mới tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chuyên môn xây
dựng kế hoạch hoạt động một cách khả thi.
- Nhà trường cần bố trí thời gian một cách hợp lý, tương đối cố định để các tổ
chuyên môn hoạt động. Cần có chỉ đạo, định hướng để họp tổ chuyên môn, tránh sa vào
giải quyết công việc mang tính chất hành chính, sự vụ mà chủ yếu là các nội dung nhằm
nâng cao chất lượng dạy - học.
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy- học là một trong công tác quan trọng nhất của
người làm công tác quản lý; do vậy cần tập trung xây dựng và có nhiều biện pháp phù hợp
để kết quả kiểm tra phản ánh đúng thực chất. Từ đó mới có các giải pháp đúng, khoa học
nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
- Qua mỗi hoạt động, trong từng giai đoạn cần tổ chức rút kinh nghiệm kịp thời, từ
đó điều chỉnh phương pháp, biện pháp cho phù hợp.
- Chỉ đạo và nâng cao chất lượng họp tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy
học là công tác quan trọng thường xuyên của người làm công tác quản lý trường học.
- Nhà trường cần soạn thảo sẵn các loại hồ sơ, biểu mẫu một cách khoa học để
thuận lợi cho giáo viên và tổ chuyên môn sử dụng cũng như thuận lợi cho việc kiểm tra
đánh giá của lãnh đạo.
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm bước đầu mà chúng tôi đã đúc rút, thực hiện
trong quá trình chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn. Chắc chắn không tránh khỏi những
thiếu sót và chưa đầy đủ, mong các đồng chí, đồng nghiệp cùng tham khảo và góp ý.
Trang 20
Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông
có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Quyết định số 07.2007.QĐ-BGD&ĐT ngày
02.4.2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS, ban hành kèm
theo Thông tư số 12.2009.TT-BGDĐT ngày 12.5.2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
3. Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THPT ban hành kèm theo
Quyết định số 80.2008.QĐ-BGDĐT ngày 30.12.2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
4. Dự thảo Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường
THCS (theo Thông tư số 12.2009.TT-BGDĐT ngày 12.5.2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường
THCS ).
5. Dự thảo Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường
THPT (theo Quyết định số 80.2008.QĐ-BGD&ĐT ngày 30.12.2008 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
trường THPT).
6. Nguyễn Thi Thu Hà, trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, Hà Nội, Bài thu hoạch
lớp Tổ trưởng chuyên môn trường THCS, Khoa Giáo dục trung học, trường Bồi dưỡng cán
bộ quản lý giáo dục Hà Nội, 2007.
Trang 21