Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.03 KB, 83 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
  



NGUN hoµi nam


Mét sè gi¶i ph¸p
n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh
tỉng c«ng ty b¶o hiĨm b¶o viƯt



Ln v¨n th¹c sÜ kinh tÕ







TP. Hå ChÝ Minh - N¨m 2010

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
  




NGUN hoµi nam

Mét sè gi¶i ph¸p
n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh
tỉng c«ng ty b¶o hiĨm b¶o viƯt


Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ tµi chÝnh - Ng©n hµng
M· sè: 60.31.12

Ln v¨n th¹c sÜ kinh tÕ

Ng−êi h−íng dÉn khoa häc:
PGS-TS Ngun ngäc ®Þnh


TP. Hå ChÝ Minh - N¨m 2010


Mục lục
Nội dung Trang

Lời cam đoan
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Mở đầu
Chơng 1: Cơ sở luận về bảo hiểm và năng lực cạnh tranh của công
ty bảo hiểm

1.1. Các lý luận chung về bảo hiểm
1.1.1. Định nghĩa bảo hiểm
1.1.2. Sự cần thiết của bảo hiểm
1.1.3. Vai trò và tác dụng của bảo hiểm
1.1.4. Cơ sở kỹ thuật quan trọng của bảo hiểm
1.1.5. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của bảo hiểm
1.2. Năng lực cạnh tranh và các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh
của Doanh nghiệp bảo hiểm
1.2.1. Năng lực cạnh tranh
1.2.2. Đặc thù trong hoạt động kinh doanh của DNBH
1.2.3. Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của DNBH
1.3. Kinh nghiệm phát triển ngành bảo hiểm ở các nớc Châu Âu
Kết luận chơng 1
Chơng 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh Tổng Công ty Bảo hiểm
Bảo Việt.
2.1. Vài nét về tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt và Tổng Công ty
Bảo hiểm Bảo Việt.
2.1.1. Vài nét về tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt
2.1.2. Vài nét về Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt
2.2. Tình hình kinh doanh của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt
2.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh.




1

3
3
3

3
4
7
9

10
10
11
12
15
19

20

20
20
24
25
36

2.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt.
2.4.1. Phân tích sơ đồ SWOT
2.4.2. Tiềm lực tài chính
2.4.3. Sản phẩm bảo hiểm
2.4.4. Chất lợng nguồn nhân lực
2.4.5. ứng dụng công nghệ thông tin
2.4.6. Kênh phân phối
2.4.7. Dịch vụ sau bán hàng
2.4.8. Xây dựng thơng hiệu và quảng bá hình ảnh
Kết luận chơng 2

Chơng 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Tổng
Công ty Bảo hiểm Bảo Việt.
3.1. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Tổng Công ty Bảo
hiểm Bảo Việt:
3.1.1. Nâng cao chất lợng nguồn nhân lực
3.1.2. Tăng năng lực tài chính
3.1.3. ứng dụng công nghệ thông tin
3.1.4. Cải tiến sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm
3.1.5. Nâng cao chất lợng dịch vụ trong hoạt động BH
3.1.6. Phát triển kênh phân phối
3.1.7. Xây dựng thơng hiệu và quảng bá hình ảnh
3.2. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nớc
3.3. Kiến nghị đối với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
Kết luận chơng 3
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
1. Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm trên thế giới
2. Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm ở Việt Nam
3. Tổng quan thị trờng bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
41
41
43
44
45
46
48
49
51
53


54

54
54
54
56
57
59
60
61
62
64
65
67
68
69
69
71
73


Lời cam đoan

Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn thầy PGS-TS Nguyễn Ngọc Định đ tận
tình hớng dẫn cho tôi thực hiện đề tài này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các
thầy cô trong khoa Tài chính Doanh Nghiệp, những ngời đ hỗ trợ cho tôi rất nhiều
trong thời gian qua.
Tôi xin cam đoan đây là đề tài hoàn toàn do tôi tự nghiên cứu và xin chịu
mọi trách nhiệm nếu có phát hiện gian dối.




Danh môc c¸c ký hiÖu, ch÷ viÕt t¾t

BH : B¶o hiÓm
BHPNT : B¶o hiÓm phi nh©n thä
DN : Doanh nghiÖp
DNBH : Doanh nghiÖp b¶o hiÓm
GDP : Tæng s¶n phÈm quèc néi
HH : HiÖp héi
HHBH : HiÖp héi B¶o hiÓm
N§BH : Ng−êi ®−îc b¶o hiÓm
NTBH : NhËn t¸i b¶o hiÓm
PCCC : Phßng ch¸y ch÷a ch¸y
PNT : Phi nh©n thä
TNCN : Tai n¹n con ng−êi
TNDS : Tr¸ch nhiÖm d©n sù



Danh mục các bảng, biểu

Bảng 1.1 Kết quả tung con xúc sắc
Bảng 2.1 Doanh thu phí bảo hiểm và thị phần
Bảng 2.2 Tỷ lệ bồi thờng bảo hiểm
Bảng 2.3 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Bảng 2.4 Phí bảo hiểm theo từng nghiệp vụ
Bảng 2.5 Bồi thờng bảo hiểm theo từng nghiệp vụ
Bảng 2.6 Tóm tắt điểm mạnh - yếu của đối thủ cạnh tranh

Bảng 2.7 Sơ đồ SWOT
Bảng 2.8 Chỉ tiêu tài chính của 3 DNBH lớn nhất



Danh mục hình vẽ

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức


Danh mục biểu đồ


Biểu đồ 2.1 Thị phần bảo hiểm

1

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động bảo hiểm ở Việt Nam đ có từ năm 1930 nhng do đất nớc bị
chia cắt nên hoạt động bảo hiểm trớc năm 1975 chỉ sôi động ở miền Nam, còn
miền Bắc vẫn trong tình trạng còn sơ khai. Sau khi đất nớc thống nhất năm 1975,
thị trờng bảo hiểm Việt Nam đ có sự phát triển mạnh mẽ nhng vẫn còn là thị
trờng độc quyền với duy nhất Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (nay là Tổng
Công ty Bảo hiểm Bảo Việt).
Kể từ khi nghị định số 100/CP đợc Chính phủ ban hành ngày 18/12/1993 đ
đánh dấu một bớc ngoặt trong quá trình phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam,
nhiều DNBH lần lợt đợc thành lập và tạo ra sự cạnh tranh giữa các DNBH. Hoạt
động kinh doanh bảo hiểm PNT đ có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lợng lẫn chất
lợng, tốc độ tăng trởng bình quân phí bảo hiểm trong giai đoạn 2004 - 2009 đạt

24%/năm. Tính đến năm 2009, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đ là 13.6
nghìn tỷ đồng với 27 DNBH hoạt động, trong đó có 2 doanh nghiệp nhà nớc, 15
công ty cổ phần, 3 doanh nghiệp liên doanh và 7 doanh nghiệp 100% vốn đầu t
nớc ngoài. Bên cạnh đó còn có sự góp mặt một số lợng lớn văn phòng đại diện
của các tổ chức bảo hiểm nớc ngoài tại Việt Nam cũng góp phần cải thiện môi
trờng đầu t và tăng lòng tin của các nhà đầu t nớc ngoài khi đến làm ăn tại Việt
Nam.
Mặc dù thị trờng bảo hiểm PNT chỉ bắt đầu có sự cạnh tranh từ năm 1994
(16 năm) nhng mức độ cạnh tranh đ vô cùng gay gắt, các DNBH chủ yếu cạnh
tranh nhau bằng hình thức giảm phí, tăng quyền lợi bảo hiểm, giành dịch vụ bằng
th tay mà ít chú trọng đến nâng cao chất lợng dịch vụ. Điều này tất yếu dẫn đến
tình trạng hầu hết các DNBH đều bị lỗ từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm và chỉ có
li nhờ hoạt động đầu t.
Trớc thực trạng thị trờng bảo hiểm PNT nh trên và cùng với quá trình
công tác tại Bảo Việt, tôi đ nghiên cứu và đa ra một số giải pháp nâng cao năng
2

lực cạnh tranh Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt nhằm giúp cho Tổng Công ty Bảo
hiểm Bảo Việt ngày càng phát triển trong bối cảnh hội nhập ngày nay.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài tập trung vào các vấn đề:
Phân tích thực trạng thị trờng bảo hiểm PNT Việt Nam và tình hình kinh
doanh của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt.
Đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt cùng với
việc phân tích đối thủ cạnh tranh.
Trên cơ sở những phân tích đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt.
3. Phơng pháp nghiên cứu
Phơng pháp nghiên cứu đợc sử dụng trong đề tài là phơng pháp duy vật
biện chứng kết hợp với các phơng pháp so sánh, phơng pháp thống kê, phơng

pháp phân tích tổng hợp những số liệu thống kê, các bài báo cũng nh các văn bản
luật về bảo hiểm để đa ra những giải pháp có tính thực tiễn.
4. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm có phần mở đầu, kết luận và 3 chơng chính nh sau:
Chơng 1: Cơ sở luận về BH và năng lực cạnh tranh của công ty bảo hiểm
Chơng 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt
Chơng 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Tổng Công ty Bảo
hiểm Bảo Việt
3

Chơng 1: Cơ sở luận về bảo hiểm
và năng lực cạnh tranh của công ty bảo hiểm


1.1. Các lý luận chung về bảo hiểm
1.1.1. Định nghĩa bảo hiểm:
Tùy theo góc độ xem xét về bảo hiểm của nhà nghiên cứu, nhiều định nghĩa
về bảo hiểm đợc đa ra:
- Căn cứ vào cơ chế hoạt động bảo hiểm thì bảo hiểm là sự cộng đồng hóa
các rủi ro.
- Căn cứ vào mối quan hệ pháp lý trong hợp đồng bảo hiểm: bảo hiểm là một
nghiệp vụ qua đó một bên cam đoan trả một khoản tiền nhất định (phí bảo hiểm)
nhằm đảm bảo cho mình hoặc ngời thứ 3 trong thời hạn xảy ra rủi ro sẽ nhận đợc
một khoản tiền bồi thờng của bên khác (nhà bảo hiểm). Nhà bảo hiểm chịu trách
nhiệm toàn bộ rủi ro và bồi thờng thiệt hại theo phơng pháp thống kê.
- Căn cứ vào mục đích bảo hiểm: là sự dự trữ vật chất từ số đông ngời nhằm
bù đắp, khắc phục tổn thất cho số ít ngời trong số đông ngời đó để đảm bảo quá
trình tái sản xuất đợc thờng xuyên tiếp tục.
Ta biết rằng để một ngành nghề phát triển mạnh thì ngành nghề đó phải cần
thiết cho x hội, ngày nay bảo hiểm đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế

mỗi quốc gia và nó trở thành vô cùng cần thiết.
1.1.2. Sự cần thiết của bảo hiểm:
Với những tính chất u việt, bảo hiểm đ trở nên cần thiết cho mọi chế độ x
hội:
- Bảo hiểm quy tụ số đông ngời tham gia trong đó số ít ngời gặp rủi ro bị
tổn thất, và rủi ro này đợc hoán chuyển qua số đông ngời thông qua việc phân tán
tổn thất. Ngoài ra nó còn giảm thiểu rủi ro do tính đợc khá chính xác rủi ro xảy ra
4

trong tơng lai, mức độ chính xác càng cao thì mức độ bất trắc càng thấp dẫn đến
rủi ro giảm.
- Khi xảy ra tổn thất, nhà bảo hiểm phải bồi thờng cho ngời gặp rủi ro, đây
là điều chắc chắn và theo ý muốn của nạn nhân.
- Có hiệu quả tức khắc, có nghĩa là dù ngời tham gia bảo hiểm mới đóng phí
nhng họ luôn đợc đảm bảo bởi một số tiền của nhà bảo hiểm khi gặp rủi ro.
Nh vậy, dù con ngời luôn có sự chú ý, và có biện pháp ngăn ngừa, đề
phòng rủi ro nhng rủi ro vẫn luôn tồn tại, do đó bảo hiểm rất cần thiết để tránh né
rủi ro.
1.1.3. Vai trò và tác dụng của bảo hiểm:
Trong điều kiện kinh tế hàng hoá phát triển nh ngày nay, nhu cầu bảo hiểm
của con ngời ngày càng cao và đa dạng đ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh
bảo hiểm thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế x hội. Bảo hiểm
không chỉ có vai trò và tác dụng vô cùng quan trọng trên khía cạnh kinh tế x hội
mà còn cả lĩnh vực tài chính tài chính:
1.1.3.1. Khía cạnh kinh tế - x hội:
1.1.3.1.1. Chuyển giao rủi ro:
Bảo hiểm vận hành giống nh một cơ chế chuyển giao rủi ro, rủi ro từ một tổ
chức hoặc cá nhân (bên chuyển giao rủi ro - ngời đợc bảo hiểm) đợc chuyển
sang một tổ chức khác (bên nhận rủi ro - công ty bảo hiểm) thông qua hợp đồng
đợc ký kết giữa các bên. Hậu quả của tổn thất do rủi ro gây ra sẽ đợc bên nhận

chuyển giao gánh chịu theo thoả thuận. Đổi lại, bên chuyển giao sẽ trả một khoản
tiền nhất định cho bên chuyển giao rủi ro, gọi là phí bảo hiểm. Nh vậy, thông qua
việc đóng phí bảo hiểm, ngời đợc bảo hiểm đ chuyển giao những hậu quả rủi ro
về tài chính sang cho công ty bảo hiểm.
5

1.1.3.1.2. Dàn trải tổn thất:
Bảo hiểm có tác dụng dàn trải tổn thất tài chính của một số ít ngời cho số
đông ngời. Thông qua bảo hiểm, từ số đông ngời tham gia bảo hiểm, mỗi ngời
đóng góp một khoản tiền nhỏ (phí bảo hiểm), đ tạo ra một khoản tiền lớn. Nguồn
tiền này đợc sử dụng để chi trả cho số ít ngời không may gặp rủi ro tổn thất về tài
chính. Nh vậy, bảo hiểm đ thực hiện chức năng dàn trải tổn thất của số ít ngời
cho nhiều ngời cùng gánh chịu thông qua đóng phí bảo hiểm.
1.1.3.1.3. Giảm thiểu tổn thất hiệt hại:
Bảo hiểm là một ngành kinh doanh đặc biệt, kinh doanh sự rủi ro của ngời
tham gia bảo hiểm. Ngời tham gia bảo hiểm dù tốn tiền mua dịch vụ nhng lại
không mong muốn sử dụng dịch vụ. Nh vậy, khi tham gia bảo hiểm, ngời đợc
bảo hiểm đ ý thức đợc rằng họ có thể gặp rủi ro bất cứ lúc nào và do đó họ sẽ luôn
chú ý để tránh gặp rủi ro, giảm thiểu tổn thất cho bản thân họ.
Đối với công ty bảo hiểm, nếu ngời đợc bảo hiểm gặp nhiều rủi ro thì công
ty bảo hiểm phải chi trả bồi thờng nhiều, dẫn đến ảnh hởng hiệu quả hoạt động
kinh doanh. Do đó, công ty bảo hiểm luôn chú ý đến việc giảm thiểu tổn thất thiệt
hại của đối tợng bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm bằng cách tăng
cờng các biện pháp phòng tránh cần thiết để bảo vệ đối tợng bảo hiểm, góp phần
bảo đảm an toàn cho tính mạng, sức khỏe con ngời, của cải và vật chất của x hội.
Chẳng hạn nh:
- Thực hiện hỗ trợ các công cụ phòng ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất ở mức
thấp nhất có thể: lắp các gơng phản chiếu giao thông tại các khúc đờng cong bị
che tầm nhìn, xây dựng các đờng lánh nạn, đánh giá rủi ro cơ sở đợc bảo hiểm và
đa ra các khuyến cáo phòng tránh rủi ro

- Giải quyết hậu quả kịp thời giúp ngời đợc bảo hiểm nhanh chóng ồn định
kinh doanh và cuộc sống.
Chỉ có thông qua bảo hiểm, hiệu quả của các biện pháp đề phòng hạn chế
thiệt hại mới đạt đợc kết quả cao nhất, bởi lẽ các công ty bảo hiểm mới có khả
6

năng về tài chính, có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn, có đầy đủ số liệu thống kê
và nguyên nhân tổn thất.
1.1.3.1.4. An tâm về mặt tinh thần:
Khi tham gia bảo hiểm, ngời đợc bảo hiểm đ chuyển phần rủi ro của mình
sang công ty bảo hiểm nên đ giải toả nỗi lo lắng về những tổn thất có thể xảy ra đối
với mình.
Ví dụ, một nhân viên văn phòng độc thân có thu nhập 6 triệu đồng/tháng.
Hàng tháng ngời này chi tiêu hết 5 triệu đồng và chỉ tích lũy đợc 1 triệu đồng.
Ngời này suy nghĩ rằng nếu không may gặp phải rủi ro về bệnh tật hay tai nạn thì
sẽ không có đủ tiền để chữa. Bằng cách tham gia bảo hiểm sức khoẻ với mức 50
triệu đồng, ngời đó sẽ an tâm về mặt tinh thần, giải toả nỗi lo lắng của mình về
những rủi ro thờng trực có thể xảy ra.
1.1.3.1.5. Kích thích tiết kiệm:
Bảo hiểm ra đời tạo ra một hình thức tiết kiệm linh hoạt, tác động đến t duy
của các cá nhân, hộ gia đình, chủ doanh nghiệp, góp phần hình thành nên một ý
thức, thói quen về việc dành một phần thu nhập nhỏ bé hôm nay để có khoản thu
nhập lớn trong tơng lai. Điều này thể hiện rõ nét nhất trong hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ.
1.1.3.1.6. Tạo công ăn việc làm:
Bảo hiểm góp phần giải quyết công ăn việc làm cho ngời lao động và là một
trong những ngành có tốc độ thu hút ngời lao động cao nhất, thể hiện ở số liệu năm
1996 chỉ giải quyết việc làm cho 7 000 lao động thì sau 12 năm (năm 2008) số
lợng lao động làm trong ngành bảo hiểm đ là 138 631. Điều đó chứng tỏ hoạt
động bảo hiểm là lĩnh vực thu hút lao động x hội không nhỏ.

Không chỉ có vậy, thông qua đầu t dới nhiều hình thức, bảo hiểm còn gián
tiếp tạo thêm nhiều việc làm cho các ngành khác của đất nớc.
7

1.1.3.2. Khía cạnh tài chính:
1.1.3.2.1. ổn định chi phí:
Khi tham gia bảo hiểm:
- Bảo hiểm giúp ổn định chi phí ngay cả khi gặp rủi ro tổn thất lớn.
- Khi có rủi ro tổn thất phát sinh sẽ làm thiệt hại về của cải vật chất và chính
bản thân con ngời. Nhờ có bảo hiểm đ khắc phục hậu quả nói trên làm cho các
quá trình sản xuất, sinh hoạt đợc tái lập lại cân bằng.
Nhìn chung, trên phạm vi rộng toàn bộ nền kinh tế x hội bảo hiểm đóng vai
trò nh một công cụ an toàn và dự phòng đảm bảo hoạt động thờng xuyên của mọi
chủ thể. Với vai trò đó, bảo hiểm thâm nhập sâu rộng vào mọi lĩnh vực của đời sống
đ phát huy tác dụng vốn có của mình là đảm bảo yên tâm về tinh thần, thúc đẩy ý
thức đề phòng và hạn chế tổn thất.
1.1.3.2.2. Là trung gian tài chính:
DNBH hoạt động theo nguyên tắc ứng trớc phí bảo hiểm, số phí này rất lớn
tạm thời nhàn rỗi sẽ đợc các nhà bảo hiểm đầu t trở lại nền kinh tế. Nh vậy, bảo
hiểm không chỉ đóng vai trò làm công cụ an toàn và dự phòng mà còn là một trung
gian tài chính, tập trung và cung cấp vốn cho nền kinh tế.
Tóm lại, với vai trò và tác dụng quan trọng đó, bảo hiểm trở thành một hoạt
động không thể thiếu trong bất kỳ nền kinh tế nào trên đờng phát triển, thế nhng
sản phẩm bảo hiểm chỉ đợc thực hiện qua việc sử dụng phơng pháp thống kê bởi
các nhà bảo hiểm chuyên nghiệp, dựa trên cơ sở kỹ thuật của bảo hiểm.
1.1.4. Cơ sở kỹ thuật quan trọng của bảo hiểm:
1.1.4.1. Quy luật số đông:
Quy luật này đợc nhà toán học Pascal (Pháp) nghiên cứu và chứng minh vào
thế kỷ 17, sau đó nó đợc nghiên cứu tiếp và phát biểu thành quy luật số đông bởi
nhà toán học Bernoulli vào thế kỷ 18. Theo quy luật này thì kết quả thu đợc của

8

phép thử càng tiến dần đến xác suất lý thuyết của biến cố đang xem xét nếu số lần
thực hiện phép thử càng lớn.
Quy luật này đ đợc các nhà bảo hiểm áp dụng, đó là họ có thể làm chủ
đợc xác suất xảy ra rủi ro và những tổn thất của nó nếu có số đông ngời đủ lớn
tham gia BH.
Ví dụ: Tung con xúc sắc và tìm khả năng xuất hiện mặt 5 chấm. Sau khi thực
nghiệm với số lần tung con xúc sắc tăng dần, ngời ta thu đợc kết quả:
Bảng 1.1 Kết quả tung con xúc sắc
Số lần tung con xúc sắc Số lần xuất hiện mặt có
5 chấm
Tần suất xuất hiện mặt
có 5 chấm
20
100
1.000
10.000
2
12
175
1.653
0,100
0,120
0,175
0,165

Điều đó cho thấy, khi số lần thử tăng lên, tần suất của biến cố cũng thay đổi
nhng nó tiến gần hơn đến xác suất lý thuyết xảy ra biến cố đó. Xác suất lý thuyết
xuất hiện mặt 5 chấm ở đây là 1/6 (xấp xỉ 0,1667).

Quy luật số đông là cơ sở khoa học quan trọng của bảo hiểm. Quy luật này
giúp cho các nhà bảo hiểm ớc tính xác suất rủi ro nhận bảo hiểm nhằm tính phí và
quản lý các quỹ dự phòng chi trả.
Công ty bảo hiểm đảm bảo cho các sự cố ngẫu nhiên, nếu tính riêng từng
trờng hợp đơn lẻ có thể giống nh một trò chơi may rủi. Song tính trên một số lớn
đối tợng đợc bảo hiểm, công ty bảo hiểm có thể dự đoán đợc về khả năng xảy ra
sự cố ở mức độ tơng đối chính xác. Điều đó có nghĩa càng có nhiều ngời tham gia
bảo hiểm với cùng một nhóm rủi ro, hiệu quả kinh doanh của công ty bảo hiểm sẽ
càng ổn định. Quy luật số đông chỉ đảm bảo khi:
9

- Số lợng lớn các rủi ro và tổn thất tơng tự: Việc quan sát phải tiến hành
trên một số lợng lớn, đồng thời phải trên cơ sở phân nhóm rủi ro, phân nhóm đối
tợng bảo hiểm theo những tiêu thức thích hợp. Ví dụ: Để tính toán thiệt hại về
thơng tật thân thể con ngời do tai nạn, ngời ta quan sát trên một số lợng lớn các
vụ tai nạn xảy ra, gây thiệt hai cho sức khỏe con ngời và trong một khoảng thời
gian nhất định (thờng là một năm).
- Các rủi ro tổn thất phải độc lập: Tức là việc xảy ra hay không xảy ra của
biến cố này không làm thay đổi khả năng xảy ra của biến cố khác và ngợc lại. Nếu
không thỏa mn điều kiện này thì gọi là phụ thuộc nhau, khi đó các rủi ro có liên
quan đến nhau đợc tính là một đơn vị rủi ro.
1.1.4.2. Thống kê tần suất xảy ra rủi ro :
Thống kê cung cấp cho nhà bảo hiểm các con số rủi ro, tổn thất đ xảy ra
trong quá khứ và giá trị của nó nhằm xác định đợc tần suất xảy ra rủi ro và giá phí
trung bình một rủi ro. Từ đó, nhà bảo hiểm biết đợc mức độ chi trả bảo hiểm và
mức phí bảo hiểm cho phù hợp thực tế. Trong quá trình hoạt động lâu dài, nhà bảo
hiểm phải theo dõi thờng xuyên sự biến động của các số liệu thống kê đợc nhằm
hiệu chỉnh khi cần thiết phí bảo hiểm phải thu cho phù hợp với thực tế của diễn biến
rủi ro tổn thất.
Trên thực tế, nhất là ở các nớc có thị trờng bảo hiểm phát triển, việc tổ

chức thống kê không thực hiện riêng lẻ bởi từng nhà bảo hiểm mà số liệu thống kê
sẽ đợc cung cấp bởi các tổ chức thống kê nghề nghiệp hoặc tổ chức thống kê chung
của kinh tế x hội. Điều này làm cho con số thống kê càng chính xác hơn và đảm
bảo sự thống nhất về mặt kỹ thuật giữa các nhà bảo hiểm trong cùng một thị trờng.
1.1.5. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của bảo hiểm:
Bảo hiểm hoạt động trên bốn nguyên tắc cơ bản :
1.1.5.1. Tập hợp số lớn các rủi ro thuần:
Bảo hiểm là sự dự trữ vật chất từ số đông ngời để bù đắp cho số ít ngời gặp
rủi ro và tổn thất, hay nói cách khác tổn thất của số ít ngời đ đợc phân tán qua
10

nhiều ngời. Nếu số đông ngời không đủ lớn thì tổn thất phân tán qua từng ngời
sẽ nặng, khó có thể chấp nhận đợc. Về mặt toán học, quy luật số đông phải đợc
triển khai trên một đám đông ngời đủ lớn, hoặc phải tập hợp đợc số lớn các rủi ro.
1.1.5.2. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối:
Đây là một trong hai nguyên tắc quan trọng nhất. Khi hợp đồng bảo hiểm
đợc ký kết, ngời đợc bảo hiểm đóng phí bảo hiểm đầy đủ và nhà bảo hiểm cam
kết bồi thờng khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì có thể xảy ra những rủi ro mới từ
phía ngời bảo hiểm và ngời đợc bảo hiểm. Đối với ngời đợc bảo hiểm, họ phải
đối đầu với rủi ro không đợc bồi thờng hoặc nhà bảo hiểm mất khả năng chi trả
khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Còn đối với nhà bảo hiểm, họ có thể gặp rủi ro
ngời đợc bảo hiểm không khai báo chính xác hoặc rủi ro xảy ra là không khách
quan. Chính vì những lý do trên đ đòi hỏi cả hai bên tuân thủ nguyên tắc này.
1.1.5.3. Nguyên tắc phân tán :
Theo nguyên tắc này thì không để trứng trong cùng một giỏ mà phải phân
tán ra, việc phân tán rủi ro đợc thực hiện trên hai khía cạnh thời gian, đó là tránh
ký kết hợp đồng bảo hiểm trong cùng một thời điểm và không gian, nghĩa là triển
khai nghiệp vụ bảo hiểm phải trên một phạm vi rộng.
1.1.5.4. Nguyên tắc phân chia :
Bằng kỹ thuật phân chia đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm các nhà bảo hiểm đ

tránh việc bảo hiểm cho một rủi ro có giá trị quá lớn mà chỉ đảm bảo một phần rủi
ro đó. Bởi vì, nếu đảm bảo cho một rủi ro có giá trị quá lớn thì phí bảo hiểm thu
đợc sẽ không đủ bù đắp tổn thất khi rủi ro đó xảy ra.
1.2. Năng lực cạnh tranh và các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp bảo hiểm:
1.2.1. Năng lực cạnh tranh:
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng, năng lực mà doanh
nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trờng
cạnh tranh, đảm bảo việc thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi cho
11

việc tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện đợc những mục
tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
Nếu một doanh nghiệp tham gia thị trờng mà không có khả năng cạnh tranh
hay khả năng cạnh tranh yếu hơn các đối thủ của nó thì sẽ rất khó khăn để tồn tại và
phát triển đợc, quá trình duy trì sức mạnh của doanh nghiệp phải là quá trình lâu
dài và liên tục. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là cơ sở để đảm bảo khả năng
duy trì lâu dài sức mạnh cạnh tranh đó.
1.2.2. Đặc thù trong hoạt động kinh doanh của DNBH:
1.2.2.1. Chu trình sản xuất ngợc:
Ngành kinh doanh bảo hiểm không giống nh các ngành sản xuất khác. Khi
một hợp đồng bảo hiểm đ đợc k ý kết, DNBH tiến hành thu phí trớc của khách
hàng. Sau đó, bằng sự cam kết của mình thông qua hợp đồng bảo hiểm, các công ty
sẽ thực hiện trách nhiệm đối với khách hàng. Nh vậy, đối với các ngành sản xuất
khác thì giá bán đợc tính trên sở giá thành sản phẩm trong khi đó phí bảo hiểm (giá
bảo hiểm) chỉ là ớc tính trên cơ sở thống kê các dữ liệu trong quá khứ, giá thành
chỉ đợc xác định khi năm bảo hiểm kết thúc.
1.2.2.2. Đối tợng kinh doanh đa dạng:
Khác với bảo hiểm x hội, bảo hiểm thơng mại có đối tợng là tài sản, trách
nhiệm dân sự và con ngời.

Bảo hiểm tài sản là bảo hiểm giá trị tài sản có thực nh bảo hiểm cao ốc văn
phòng, bảo hiểm vật chất xe, bảo hiểm xây dung công trình
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là bảo hiểm trách nhiệm bồi thờng của một
chủ thể khi gây hại cho ngời thứ ba do hoạt động của mình gây ra. Ví dụ nh bảo
hiểm trách nhiệm dân sự chủ se cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm
toán, bảo hiểm trách nhiệm cho chủ sử dụng lao động
Bảo hiểm con ngời có đối tợng là tính mạng, tình trạng sức khỏe con ngời
nh bảo hiểm tai nạn con ngời, bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật, bảo hiểm
sức khỏe
12

Mỗi đối tợng bao gồm rất nhiều nghiệp vụ cụ thể. Mỗi nghiệp vụ là một
hoạt động kinh doanh dới hình thức doanh nghiệp bán sản phẩm ra thị trờng và
thu về phí bảo hiểm (giá bảo hiểm). Phí đó đợc tính toán trên cơ sở khoa học đảm
bảo thu bù chi, làm nghĩa vụ đối với Nhà nớc và có li cho doanh nghiệp.
1.2.2.3. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm có vốn pháp định lớn:
Vốn pháp định theo luật qui định đối với công ty BH PNT là 300 tỷ đồng,
đây là con số rất lớn nhằm đảm bảo khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm
vì kinh doanh bảo hiểm là kinh doanh rủi ro, công ty bảo hiểm thu phí từ NĐBH
một khoản phí nhỏ nhng cam kết bồi thờng một số tiền lớn hơn rất nhiều.
1.2.2.4. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm:
DNBH phải trích lập dự phòng nghiệp vụ từ phí bảo hiểm của từng nghiệp vụ
đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp. Bởi lẽ kinh doanh bảo hiểm sẽ có
sự tích lũy rủi ro nên cần phải trích lập dự phòng nghiệp vụ. Dự phòng nghiệp vụ
bao gồm dự phòng phí cha đợc hởng, dự phòng bồi thờng cho các khiếu nại
cha giải quyết, dự phòng bồi thờng cho các dao động lớn. Quỹ dự phòng nghiệp
vụ càng lớn thể hiện năng lực bồi thờng của doanh nghiệp càng cao, đồng thời
doanh nghiệp có đợc nguồn vốn lớn để đầu t sinh lời.
1.2.2.5. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gắn kết với hoạt động đầu t:
Hoạt động đầu t là một bộ phận trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Hoạt

động đầu t góp phần phát triển quỹ tài chính, tạo điều kiện mở rộng doanh nghiệp,
tăng quỹ phúc lợi, vừa tăng thu nhập cho ngời lao động vừa góp phần thúc đẩy sự
phát triển kinh tế, x hội.
1.2.3. Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của DNBH:
1.2.3.1. Nguồn nhân lực:
Nhân lực là yếu tố quan trọng nhất, nó bao gồm một số nội dung chủ yếu
sau:
- Ban giám đốc doanh nghiệp: Là những cán bộ quản lý ở cấp cao nhất
trong doanh nghiệp, những ngời vạch ra chiến lợc, trực tiếp điều hành, tổ chức
13

thực hiện công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với những công ty cổ phần,
những tổng công ty lớn, ngoài ban giám đốc còn có hội đồng quản trị là đại diện cho
các chủ sở hữu doanh nghiệp quyết định phơng hớng kinh doanh của công ty. Các
thành viên của ban giám đốc có ảnh hởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Nếu các thành viên có trình độ, kinh nghiệm và khả năng đánh
giá, năng động, có mối quan hệ tốt với bên ngoài thì họ sẽ đem lại cho doanh nghiệp
không chỉ những lợi ích trớc mắt nh: tăng doanh thu, tăng lợi nhuận mà còn uy tín
lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Đây mới là yếu tố quan trọng tác động đến khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Đội ngũ cán bộ quản lý: Là những ngời quản lý chủ chốt có kinh nghiệm
công tác, phong cách quản lý, khả năng ra quyết định, khả năng xây dựng ê kíp
quản lý và hiểu biết sâu rộng lĩnh vực kinh doanh sẽ là một lợi thế quan trọng cho
doanh nghiệp. Ngời quản lý làm việc trực tiếp với nhân viên cấp dới, với chuyên
viên, vì vậy trình độ hiểu biết của họ sẽ giúp họ nảy sinh những ý tởng mới, sáng
tạo phù hợp với sự phát triển và trởng thành của doanh nghiệp.
- Công nhân viên trong doanh nghiệp: Chất lợng nguồn nhân lực của
doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào trình độ, kiến thức, khả năng, ý thức trách
nhiệm của đội ngũ công nhân viên và trình độ tổ chức của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó doanh nghiệp cần phải xem xét thêm các vấn đề sau:

- Doanh nghiệp có chơng trình kế hoạch toàn diện về nguồn nhân lực?
- Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nh thế nào?
- Các chính sách, chế độ đi ngộ đối với cán bộ công nhân viên ra sao?
1.2.3.2. Khả năng tài chính của doanh nghiệp:
Là khả năng đảm bảo hoạt động, năng lực chi trả bồi thờng của doanh
nghiệp nh nguồn vốn lu động, biên khả năng thanh toán, quỹ dự phòng nghiệp vụ.
Doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở
rộng mạng lới, đổi mới công nghệ, đầu t trang thiết bị, thu hút nhân tài, đảm bảo
14

nâng cao chất lợng, nâng cao sức mạnh cạnh tranh, củng cố vị trí của mình trên thị
trờng.
1.2.3.3. ứng dụng công nghệ thông tin:
Trong ngành sản xuất vật chất, việc ứng dụng các máy móc thiết bị có ảnh
hởng một cách sâu sắc đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Còn đối với
những ngành dịch vụ nh bảo hiểm không sử dụng máy móc thiết bị nhng việc ứng
dụng công nghệ thông tin sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin thể hiện năng lực cung cấp dịch vụ của
mỗi doanh nghiệp. Trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt và quy mô của
doanh ngiệp ngày càng lớn thì càng đòi hỏi phải có một hệ thống công nghệ thông
tin hiện đại nhằm phục vụ cho công việc quản lý, tiết giảm chi phí, và đa ra các
dịch vụ mới, cạnh tranh.
1.2.3.4. Sản phẩm bảo hiểm:
Sản phẩm là đầu ra của doanh nghiệp, sản phẩm đóng vai trò quan trọng đối
với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bởi vì nếu không có sản phẩm thì sẽ
không có hoạt động kinh doanh. Các sản phẩm trong bảo hiểm có đặc điểm là sản
phẩm vô hình, các doanh nghiệp bảo hiểm phải đa ra các sản phẩm đáp ứng với
nhu cầu ngời sử dụng, đợc nhiều ngời sử dụng do đó giúp doanh nghiệp mở rộng
thị trờng, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình.
Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt là doanh nghiệp đ thực hiện đa

dạng hoá sản phẩm. Sản phẩm của doanh nghiệp không ngừng đợc hoàn thiện để
có thể theo kịp nhu cầu thị trờng, đồng thời tiếp tục duy trì các loại sản phẩm hiện
đang là thế mạnh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đi đôi với việc đa dạng hoá sản phẩm, để đảm bảo đứng vững
trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp phải thực hiện chiến lợc trọng
tâm hoá sản phẩm vào một loại sản phẩm có tính chiến lợc nhằm cung cấp cho một
tập hợp khách hàng mục tiêu hoặc thị trờng mục tiêu. Trong phạm vi này, doanh
15

nghiệp có thể tập trung phục vụ khách hàng tốt hơn, nâng cao uy tín trớc đối thủ
cạnh tranh.
1.2.3.5. Kênh phân phối:
Kênh phân phối là khâu cuối cùng trong quá trình kinh doanh nhằm tiêu thụ
sản phẩm, đây là sự kết hợp hữu cơ giữa nhà sản xuất và những trung gian trong việc
thực hiện tất cả các hoạt động nhằm đa một hay một nhóm sản phẩm đến tay ngời
tiêu dùng. Đối với sản phẩm hữu hình, hệ thống phân phối bao gồm các phơng tiện
vật chất có thể rất lớn và khá tốn kém về tài chính nh kho chứa hàng, phòng trng
bày, phơng tiện chở hàngCòn đối với sản phẩm vô hình, hệ thống phân phối đơn
giản hơn do ít đòi hỏi phơng tiện vật chất, mà chủ yếu là yếu tố con ngời.
Một doanh nghiệp xây dựng đợc một hệ thống phân phối tốt sẽ thu hút
nhiều ngời sử dụng dịch vụ của mình, giúp cho doanh nghiệp tăng doanh thu và
cũng có nghĩa là xây dựng một nền móng vững chắc cho việc củng cố và phát triển
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bên cạnh việc tổ chức một hệ thống kênh phân phối, doanh nghiệp đồng thời
cũng cần mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nh quảng cáo, khuyến mại và
các dịch vụ sau bán hàng. Đây là một trong những chiến lợc cạnh tranh phi giá cả
gây ra sự chú ý và thu hút khách hàng một cách có hiệu quả.
1.3. Kinh nghiệm phát triển ngành bảo hiểm ở các nớc Châu Âu.
Các nớc thuộc Liên minh Châu Âu (EU) có lịch sử rất lâu đời về phát triển
bảo hiểm. Những đơn bảo hiểm đầu tiên đợc tìm thấy ở Châu Âu, và những nghiệp

vụ bảo hiểm đầu tiên cũng đợc ra đời ở đây. Tính đến nay, qua nhiều bớc phát
triển thăng trầm, bảo hiểm đ khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhiều
nớc EU. Để có đợc sự phát triển mạnh mẽ và vững chắc đó, vai trò của hệ thống
pháp luật cùng các hoạt động quản lý Nhà nớc đóng một vai trò rất quan trọng.
Do các yếu tố lịch sử và truyền thống pháp lý khác nhau, ở Châu Âu tồn tại
song song hệ thống pháp luật chung (Common Law) và hệ thống pháp luật Châu Âu
lục địa (Continental Law). Tuy nhiên, dù theo hệ thống pháp luật nào, các nớc
16

Châu Âu đều chú trọng xây dựng Luật bảo hiểm từ rất sớm. Đến nay, với mục tiêu
xây dựng một thị trờng bảo hiểm chung, về cơ bản, các nớc EU đ thống nhất các
quy định pháp luật về quản lý, giám sát, cấp giấy phép cho các công ty bảo hiểm
thông qua việc ban hành các chỉ thị về bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ mà tất cả
các nớc thành viên đều phải tuân thủ. Nhìn chung, hoạt động bảo hiểm ở hầu hết
các nớc EU đều chịu sự điều chỉnh của Luật về doanh nghiệp bảo hiểm (hay Luật
về quản lý, giám sát bảo hiểm) và Luật về hợp đồng bảo hiểm. Một số loại bảo hiểm
đặc thù nh bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm trách nhiệm dân sự
chủ xe cơ giới, tái bảo hiểm thờng đợc điều chỉnh bằng các văn bản luật riêng.
Trong các chừng mực khác nhau và tuỳ theo trờng hợp cụ thể, các luật khác liên
quan đến bảo vệ ngời tiêu dùng, thơng mại, lao động cũng có thể đợc dẫn
chiếu.
Các nớc EU đều nhất trí rằng một thị trờng cạnh tranh và ít có sự can thiệp
của Nhà nớc sẽ có lợi cho ngời tham gia bảo hiểm cũng nh có lợi cho nền kinh
tế. Tuy nhiên, nhận thức rõ tầm quan trọng của bảo hiểm đối với đời sống kinh tế -
x hội và sự phát triển của mỗi quốc gia, ngay từ khi mới ra đời, hoạt động kinh
doanh bảo hiểm ở các nớc EU đ chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nớc. ở nhiều
nớc, cơ quan quản lý Nhà nớc về hoạt động kinh doanh bảo hiểm trực thuộc các
bộ Tài chính, Kinh tế, Thơng mại nh Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, ý hoặc Cơ
quan quản lý Dịch vụ tài chính nh Anh, có những nớc dành cho cơ quan quản lý
bảo hiểm vị trí độc lập và đặt dới sự quản lý trực tiếp của Thủ tớng (Đức). Mục

tiêu hoạt động của các cơ quan quản lý bảo hiểm là bảo vệ quyền lợi của ngời tham
gia bảo hiểm và đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trờng bảo hiểm. Nguyên
tắc hoạt động của các cơ quan này là đầy đủ, khách quan, nhất quán và minh
bạch. Tại hầu hết các nớc EU, ngân sách dành cho cơ quan quản lý bảo hiểm đợc
hình thành từ các khoản đóng góp của các doanh nghiệp bảo hiểm, rất ít nớc phải
dùng đến tài trợ của ngân sách Nhà nớc.
Tại các nớc EU, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có thể kinh doanh dới những
hình thức pháp lý nhất định và phải có t cách pháp nhân. Hình thức doanh nghiệp
bảo hiểm ở các nớc EU khá đa dạng về cơ cấu sở hữu và hình thức pháp lý. Về cơ
17

bản, loại hình phổ biến nhất là công ty cổ phần bảo hiểm, tiếp đó là các Hội (hay
công ty) bảo hiểm tơng hỗ và các chi nhánh của các công ty bảo hiểm nớc ngoài.
Tuỳ theo quy định của pháp luật mỗi nớc, hoạt động kinh doanh bảo hiểm còn có
thể tiến hành thông qua công ty bảo hiểm Nhà nớc (ý, Bồ Đào Nha), Lloyds
(Anh), hội hợp tác (Bỉ), các hội tiết kiệm (Thụy Điển) Theo quy định của các luật
về doanh nghiệp bảo hiểm, một công ty không đợc phép kinh doanh đồng thời cả
bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.
Tại tất cả các nớc EU, một tổ chức nhất thiết phải có giấy phép mới đợc
kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm. Giấy phép này có giá trị trong toàn bộ EU và
đợc cấp cho từng loại nghiệp vụ bảo hiểm cụ thể (bao gồm cả nội dung kinh doanh
bảo hiểm và kinh doanh tái bảo hiểm). Thông thờng, giấy phép kinh doanh bảo
hiểm đợc cấp vô thời hạn. Việc cấp giấy giấy phép kinh doanh bảo hiểm ở các
nớc EU chỉ căn cứ vào các yêu cầu về tài chính, pháp lý, kế toán, kỹ thuật, nhân sự
theo nguyên tắc thận trọng mà không phụ thuộc vào nhu cầu của nền kinh tế. Thời
hạn xét cấp giấy phép đợc quy định là 6 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Trong
các điều kiện cấp giấy phép, điều kiện về tài chính đợc đặt lên hàng đầu. Tại tất cả
các nớc EU, doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về vốn pháp định, tuỳ thuộc
vào loại nghiệp vụ. Tuy nhiên, số vốn pháp định nói trên sẽ đợc tăng lên do các yếu
tố lạm phát và sự phát triển của thị trờng. Ngoài ra, số vốn cổ phần đ đóng không

đợc thấp hơn vốn pháp định và không thấp hơn 20 - 50% số vốn điều lệ của công
ty. Các nớc cũng quy định mức yêu cầu ký quỹ tơng đơng 25% vốn pháp định.
Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ đáp ứng các yêu cầu về biên khả năng
thanh toán và trích lập đủ các khoản sự phòng nghiệp vụ cho toàn bộ hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, các nớc EU đ từ bỏ việc
áp dụng chế độ tái bảo hiểm bắt buộc cho một tổ chức do Chính phủ chỉ định. Trừ
các loại hình bảo hiểm bắt buộc, các bên tham gia bảo hiểm có toàn quyền thoả
thuận các điều kiện của hợp đồng bảo hiểm, cũng nh ấn định mức phí bảo hiểm
thích hợp.
18

Hoạt động đầu t của các doanh nghiệp bảo hiểm đợc EU kiểm soát khá
chặt chẽ. Pháp luật các nớc đều có sự phân định các loại tài sản mà một doanh
nghiệp bảo hiểm có thể dùng để đầu t, bao gồm: các quỹ dự phòng nghiệp vụ để
chi trả các khiếu nại cho ngời đợc bảo hiểm và các tài sản dùng để thanh toán cho
các chủ nợ khác. Do có các tính chất khác nhau, mỗi loại tài sản phải tuân theo các
quy định riêng về đầu t. Nguyên tắc của hoạt động đầu t mà các doanh nghiệp đều
phải tuân thủ là đa dạng hoá, phân tán rủi ro và đảm bảo tính thanh khoản cao
nhằm đáp ứng các yêu cầu về độ an toàn và khả năng sinh lời. Mặc dù có mức độ tự
do hoá cao, các nớc EU vẫn chú trọng yêu cầu nội địa hoá tài sản đầu t, theo
đó, các tài sản tạo thành biên khả năng thanh toán phải đợc cất giữ lại một nớc
EU, nơi có hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Theo định kỳ, doanh nghiệp bảo hiểm
phải báo cáo cho cơ quan quản lý bảo hiểm về cơ cấu tài sản và biến động trong
danh mục đầu t của mình.
Do những đặc thù riêng, hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm đợc kiểm soát
chặt chẽ hơn qua việc quản lý các thoả thuận tái bảo hiểm của các công ty nhợng
tái và hoạt động tái bảo hiểm của công ty bảo hiểm gốc trong nớc. Các nớc đều áp
dụng những biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng các công ty nhận tái bảo hiểm là
các công ty có uy tín trên thị trờng và có năng lực tài chính tốt, đảm bảo đáp ứng
các trách nhiệm phát sinh theo hợp đồng tái bảo hiểm.

Tất cả các nớc EU đều duy trì ít nhất một loại bảo hiểm bắt buộc. Đó là bảo
hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba. Ngoài ra, ở một số
nớc, bảo hiểm trách nhiệm của ngời sử dụng lao động đối với ngời làm công,
bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cũng là bắt buộc. Thông thờng, phí bảo hiểm
bắt buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan quản lý bảo hiểm.
Việc học hỏi kinh nghiệm phát triển ở những nớc có nền bảo hiểm phát triển
nh các nớc EU là rất cần thiết. Để ngành bảo hiểm Việt Nam có đợc những bớc
tiến vững chắc, quá trình nghiên cứu sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, cũng
nh việc áp dụng sẽ phải rất linh hoạt.

×