Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp Tây Ninh trong quá trình phát triển kinh tế địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.93 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH





TRỊNH MINH HIẾU




THU HÚT VỐN ðẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TÂY NINH
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ ðỊA
PHƯƠNG





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ





TÂY NINH – THÁNG 8 NĂM 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




TRỊNH MINH HIẾU



THU HÚT VỐN ðẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TÂY NINH
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ ðỊA PHƯƠNG



CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ - TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã ngành: 60.31.12



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS - TS. TRẦN HUY HOÀNG


TÂY NINH – THÁNG 8 NĂM 2010
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FDI Đầu tư trực tiếp của nước ngoài
CNH Công nghiệp hóa
HĐH Hiện đại hóa
ĐTTN Đầu tư trong nước

ĐTNN Đầu tư nước ngoài
KCN Khu Công nghiệp
KCX Khu Chế xuất
KKT Khu Kinh tế
KTTĐPN Kinh tế trọng điểm phía Nam
BQL Ban quản lý
TANIZA Ban quản lý các KCN Tây Ninh
UBND Ủy ban nhân dân
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
QH & MT Quy hoạch và Môi trường
GTVL Giới thiệu việc làm


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số bảng


Tên bảng


Trang

Bảng 2.1
Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế Tây Ninh
(giá so sánh 1994)
28
Bảng 2.2
Các KCN tỉnh Tây Ninh


31
Bảng 2.3
Số dự án FDI tại các KCN Tây Ninh

32
Bảng 2.4
Vốn ñầu tư FDI theo năm cấp phép tại các KCN
Tây Ninh
33
Bảng 2.5
So sánh FDI vào KCN với các tỉnh lân cận

35
Bảng 2.6
Hiệu quả hoạt ñộng của các doanh nghiệp trong
KCN
36
Bảng 2.7
Thu hút FDI vào KCN theo ngành nghề
(31/12/2009)
37
Bảng 2.8
Dự án FDI của các ñối tác tại các KCN Tây Ninh
còn hiệu lực ñến 31/12/2009
38
Bảng 2.9
So sánh các chỉ tiêu ñánh giá PCI năm 2009 của
các tỉnh trong vùng KTTðPN
42

Bảng 2.10

Cơ cấu lao ñộng tại KCN Tây Ninh (12/2009)

47
DANH MỤC SƠ ðỒ

Số sơ ñồ

Tên sơ ñồ Trang
Sơ ñồ 2.1

ðóng góp vào tăng trưởng GDP của các ngành 29
Sơ ñồ 2.2

Số dự án FDI tại các KCN, KCX Tây Ninh 32
Sơ ñồ 2.3

Vốn FDI vào các KCN, KCX Tây Ninh 32
Sơ ñồ 2.4

Số dự án FDI ñầu tư vào KCN, KCX Tây Ninh từ
năm 2000 ñến 2009
34
Sơ ñồ 2.5

Mô hình tổ chức bộ máy BQL các KCN Tây Ninh 69

LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan, Luận văn “Thu hút vốn ñầu tư trực tiếp nước ngoài vào các
KCN Tây Ninh trong quá trình phát triển kinh tế ñịa phương” là do chính bản
thân tôi soạn thảo, không sao chép từ luận văn khác. Các nội dung từ các tác giả
và các công trình nghiên cứu ñã công bố ñược tôi sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong luận văn này ñược trích dẫn cẩn thận
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn ñề tài 1
2 Mục ñích nghiên cứu của ñề tài 3
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3
3.1. ðối tượng nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Những ñóng góp của luận văn 4
6. Kết cấu của luận văn 5
CHƯƠNG I
TỔNG LUẬN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. Lý thuyết về ñầu tư nước ngoài 6
1.1.1. ðầu tư nước ngòai 6
1.1.1.1. Khái niệm ñầu tư 6
1.1.1.2. Các hình thức ñầu tư nước ngòai 7
1.1.2. ðầu tư trực tiếp nước ngòai (FDI) 8
1.1.3. Những nhân tố thúc ñẩy dòng vốn FDI 8
1.1.4. Các hình thức ñầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 9
1.2. Lợi ích của thu hút FDI 10
1.3. Tác ñộng tiêu cực: 12
1.4. Một số vấn ñề về sự hình thành và phát triển KCN 14
1.4.1. Khái niệm và sự hình thành 14
1.4.2. ðặc ñiểm chủ yếu KCN Việt Nam 15
1.4.3. Vai trò của KCN của Việt Nam trong quá trình CNH, HðH 16

2
1.5. ðẩy mạnh phát tiển KCN ñể thu hút FDI – bài học kinh nghiệm của một số
quốc gia và các ñịa phương của Việt Nam 19
1.5.1 Qua nghiên cứu kinh nghiệm thu hút ðTNN của các quốc gia khác
(chủ yếu là ðài Loan và Malaysia mà ñề tài không ñưa vào), rút ra một số nhận
xét chung như sau 19
1.5.2 Bài học kinh nghiệm rút ra từ các ñịa phương của Việt Nam trong
lĩnh vực thu hút FDI 21
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN FDI
VÀO CÁC KCN TÂY NINH
2.1. ðặc ñiểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tác ñộng ñến phát triển KCN và khả
năng thu hút FDI 24
2.1.1. ðặc ñiểm tự nhiên 24
2.1.2 Kinh tế xã hội 28
2.2. Tình hình thu hút FDI vào các KCN Tây Ninh 2000-2009 30
2.2.1. FDI vào các KCN Tây Ninh từ năm 2000 ñến 2009 30
2.2.2. Lĩnh vực ñầu tư FDI 37
2.2.3. ðối tác ñầu tư trực tiếp nước ngòai 38
2.3. ðánh giá về việc thu hút FDI vào KCN Tây Ninh 39
2.3.1. ðánh giá chung 39
2.3.2. Các nhân tố tác ñộng thu hút FDI vào các KCN Tây Ninh 40
2.3.2.1. Các yếu tố truyền thống 40
2.3.2.2. Công tác ñiều hành kinh tế tạo sự khác biệt giữa các ñịa
phương 41
3
2.3.3. Một số vấn ñề kinh tế-xã hội ảnh hưởng ñến sự phát triển các KCN
Tây Ninh trong tiến trình phát triển kinh tế ñịa phương 43
2.3.3.1. Vấn ñề quy hoạch KCN 43
2.3.3.2.Về quản lý nhà nước ñối với KCN 44

2.3.3.3. Vấn ñề giải phóng mặt bằng KCN 45
2.3.3.4. Vấn ñề ô nhiễm môi trường tại KCN 46
2.3.3.5. Vấn ñề lao ñộng, thực trạng quản lý lao ñộng tại KCN 47
2.3.3.6. Vấn ñề ñào tạo nguồn nhân lực 51
2.3.3.7. Dịch vụ, dịch vụ công tại KCN 52
2.4 Các ñiểm mạnh, ñiểm yếu, cơ hội và các nguy cơ ñe dọa sự phát triển
các KCN Tây Ninh 53
2.5 Nguyên nhân của những hạn chế 56
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT
FDI VÀO CÁC KCN TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TỈNH TÂY NINH
3.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh 58
3.2. Phương hướng phát triển các KCN Tây Ninh ñến 2015 59
3.2.1. Phát triển KCN phải ñược ñặt trong chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh và vùng lãnh thổ 60
3.2.2. Phát triển KCN phải trên cơ sở ổn ñịnh và phát triển kinh tế - xã
hội và hài hòa các lợi ích 61
3.2.3. Phát triển KCN phải góp phần giải quyết vấn ñề môi trường và giữ
gìn bản sắc văn hóa ñịa phương 63
3.2.4. Phát triển KCN phải gắn liền với phát triển ñô thị, trung tâm
thương mại – dịch vụ, trung tâm ñào tạo, khu vui chơi giải trí 65
3.3. Các quan ñiểm ñề xuất các giải pháp 66
4
3.4. Ma trận SWOT và các chiến lược phát triển các KCN Tây Ninh hướng ñến
thu hút mạnh FDI phục vụ mục tiêu tăng trưởng của tỉnh 67
3.5. Một số giải pháp nhằm thu hút FDI vào các KCN Tây Ninh trong tiến trình
phát triển kinh tế ñịa phương 68
3.5.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước ñối với KCN,
hoàn thiện cơ chế một cửa tại chỗ 68

3.5.2.Nhóm giải pháp nâng cao sức cạnh tranh các KCN 71
3.5.2.1. Về khả năng cạnh tranh 71
3.5.2.2. Mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của các KCN Tây
Ninh 71
3.5.2.3. Các giải pháp ñề xuất 72
3.5.3. Nhóm giải pháp về quản lý môi trường 74
3.5.4. Nhóm giải pháp ñẩy mạnh bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo
quỹ ñất thu hút ñầu tư 75
3.5.5. Nhóm giải pháp nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực
cho các KCN 82
3.5.6 Nhóm giải pháp về tăng cường công tác xúc tiến ñầu tư và cho thuê
lại ñất 85
KIẾN NGHỊ & KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ 91
KẾT LUẬN 93

1

PHẦN MỞ ðẦU
1. Lý do chọn ñề tài
Qua thực tiễn ñổi mới, ðảng và Nhà nước ta càng tích lũy thêm nhiều
kinh nghiệm lãnh ñạo và quản lý; bài học: “phát huy cao ñộ nội lực, ñồng thời
ra sức khai thác ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời ñại
trong ñiều kiện mới” càng có ý nghĩa trong quá trình CNH, HðH nền kinh tế.
Ngoại lực cần ñược khai thác ở ñây có cả nhân tố quan trọng là ñầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) – một nguồn lực mà các nước ñang phát triển ñều rất
cần và tìm mọi cách ñể thu hút mạnh vào quốc gia mình. Và ñã có nhiều
nghiên cứu cho thấy: do sự phát triển không ñồng ñều về lực lượng sản xuất,
làm cho chi phí sản xuất hàng hóa giữa các nước không giống nhau; các yếu
tố khí hậu, ñịa lý, nguồn nhân lực có khác biệt dẫn ñến sự chênh lệch về trình

ñộ sản xuất hàng hóa, sức lao ñộng, tài nguyên… nên xuất hiện nhiều cơ hội
cho các nhà ñầu tư nước ngoài, họ ñầu tư nguồn lực vào quốc gia khác ñể tận
dụng lợi thế so sánh của từng quốc gia tạo ra lợi ích cùng phát triển. ðối với
quốc gia tiếp nhận các nguồn vốn, công nghệ bên ngoài ñể khơi dậy tiềm
năng của quốc gia chưa có ñiều kiện khai thác và giải quyết áp lực thất nghiệp
cũng như kéo giảm tình trạng chậm phát triển so với khu vực và thế giới.
Sau hơn 22 năm khi Luật ðầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam ra
ñời (năm 1987), Nhà nước ta ñã có những chính sách khuyến khích về ñất ñai,
thuế và cải thiện hạ tầng ñể thu hút FDI; quan ñiểm tăng cường thu hút FDI
của Việt Nam thể hiện rõ dần qua các lần sửa ñổi Luật ñầu tư nước ngoài, tạo
ra hành lang pháp lý tương ñối thuận lợi, thông suốt cho các dự án FDI vào
hoạt ñộng. ðặc biệt là chính sách thành lập các KCN từ những năm 1992 với
hạ tầng hoàn chỉnh, cơ chế chính sách ưu ñãi, một cửa, một ñầu mối ngày
càng ñáp ứng tốt hơn cho các nhà ñầu tư FDI về môi trường ñầu tư, mục tiêu
phát triển bền vững thông qua các KCN ngày càng thể hiện rõ ràng hơn.

2

Với thành công bước ñầu trong việc tăng cường thu hút FDI, ñặc biệt là
vào KCN, từ năm 1988 ñến 12/2007 Việt Nam ñã thu hút ñược 8.590 dự án
ðTNN còn hiệu lực với vốn ñầu tư ñăng ký 83,1 tỷ USD, vốn thực hiện ñạt
29,2 tỷ USD; trong ñó các KCN thu hút ñược 35,16 % số dự án với 35,94%
tổng vốn ñầu tư ñăng ký của cả nước (chưa kể 976 triệu USD ñầu tư phát triển
hạ tầng KCN). Các dự án FDI ñã góp phần giải quyết khoảng 1,25 triệu lao
ñộng[
1
] và tính ñến tháng ngày 15/12 năm 2009, Việt Nam ñã thu hút ñược
10.960 dự án FDI với vốn ñầu tư ñăng ký 177.112.847.397 USD [
2
].

Trong phạm vi quốc gia, Tây Ninh nằm trong vùng KTTðPN là vùng
kinh tế năng ñộng, tập trung nhiều KCN và dự án FDI nhiều nhất; giá trị sản
xuất công nghiệp cũng như tác ñộng ñến tăng trưởng kinh tế của các ñịa
phương từ hiệu quả thu hút FDI là rất rõ nét. Tuy nhiên, ñối với Tây Ninh
dòng vốn FDI thu hút chậm, quy mô nhỏ và chưa có khả năng ñột phá. ðến
15/12/2009 thu hút ñược 188 dự án (dự án còn hiệu lực) với 796 triệu USD
vốn ñăng ký, chiếm tỷ lệ không cao (chiếm khoảng 0,94%) về số dự án và
vốn ñầu tư FDI trong Vùng KTTðPN (85 tỷ USD). ðặc biệt, năm 2009 trong
khi các tỉnh trong vùng tiếp tục thu hút mạnh dự án mới FDI như: Bà Rịa -
Vũng Tàu 2.857,5 triệu USD, Bình Dương 2.152,8 triệu USD, ðồng Nai
2.299,9 triệu USD, Thành phố Hồ Chí Minh 984,4 triệu USD nhưng Tây
Ninh chỉ ở mức 94,4 triệu USD [
3
].
Mặc dù nỗ lực cải thiện môi trường ñầu tư nhằm thu hút nhiều dự án ñầu
tư trong và ngoài nước vào Tây Ninh ñã ñược quan tâm từ kế hoạch 5 năm
1996 - 2000 thông qua Nghị quyết tỉnh ñảng bộ lần thứ VI. Những cải tiến
ban ñầu của chính quyền tỉnh vẫn chưa bù ñắp ñược những khó khăn, thách
thức do thiếu ñồng bộ về hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực thấp ảnh hưởng
ñến tốc ñộ thu hút FDI còn chậm, quy mô dự án nhỏ, ñóng góp của FDI cho
tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa ñáng kể.

[
1
] Tổng kết 20 năm ðTNN tại Việt Nam- Bộ Kế Hoạch và ðầu tư.
[
2
] Cụ ðTNN – Bộ Kế hoạch và ðầu tư.
[
3

] Cục ðTNN – Bộ Kế Hoạch và ðầu tư

3

Câu hỏi ñặt ra là làm thế nào ñể rút ngắn khoảng cách về thu hút dòng vốn
FDI so với các tỉnh trong vùng KTTðPN, tạo bước ñột phá về tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Câu hỏi này ñã ñược lãnh ñạo và các nhà quản lý
của tỉnh ñặt ra, và cũng là vấn ñề mà luận văn này ñi sâu nghiên cứu nhằm
“Thu hút vốn ñầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Tây Ninh trong quá
trình phát triển kinh tế ñịa phương”.
2. Mục ñích nghiên cứu của ñề tài
- Hệ thống hóa những vấn ñề lý luận và thực tiễn về FDI trong quá trình
phát triển kinh tế của tỉnh. Vận dụng lý luận của các ngành khoa học có liên
quan ñến ñề tài làm cơ sở lý luận ñể nghiên cứu ñề tài.
- Phân tích, ñánh giá thực trạng thu hút ñầu tư FDI vào các KCN Tây
Ninh trong thời gian qua (2000 – 2009).
- Phân tích những yếu tố tác ñộng ñến môi trường ñầu tư, bài học kinh
nghiệm trong việc cải thiện môi trường ñầu tư.
- Kiến nghị các giải pháp tăng cường thu hút FDI vào các KCN Tây
Ninh trong tình hình phát triển kinh tế hiện nay.
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. ðối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu dòng vốn FDI, các mô hình KCN và chính sách thu hút FDI
vào KCN; ñánh giá thực trạng thu hút FDI vào các KCN Tây Ninh và quan hệ
tác ñộng giữa phát triển KCN với thu hút FDI. Từ ñó, ñịnh hướng và kiến
nghị các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào các KCN Tây Ninh
trong ñiều kiện tình hình phát triển kinh tế hiện nay

4


3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Tình hình thu hút FDI vào các KCN Tây Ninh từ năm 2000-2009; xác
ñịnh phương hướng, giải pháp cải thiện môi trường ñầu tư, nâng cao hiệu quả
hoạt ñộng của KCN ñể thu hút mạnh dòng vốn FDI trong quá trình phát triển
kinh tế của tỉnh.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Luân văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học
như: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích hệ thống,
thống kê, so sánh. ðồng thời, tổng quan qua tài liệu có liên quan ñến FDI,
phát triển KCN trong chiến lược phát triển bền vững; vận dụng kết quả ñược
nghiên cứu trước của các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan ñến ñề
tài nghiên cứu ñể làm sâu sắc thêm luận ñiểm của luận văn.
- Thu thập và phân tích số liệu sẵn có từ báo cáo của các sở, ban, ngành,
UBND tỉnh, Trung tâm xúc tiến ðầu tư – Thương mại – Du lịch Tây Ninh,
BQL các KCN Tây Ninh và các tỉnh trong vùng KTTðPN.
5. Những ñóng góp của luận văn:
- Hệ thống hóa lý luận về FDI và KCN, phân tích quá trình hình thành
và phát triển các KCN nhằm ñẩy mạnh thu hút FDI, qua ñó làm sáng tỏ vai trò
của FDI ñối với kinh tế của Tây Ninh, ñồng thời xác ñịnh các yêu cầu của quá
trình phát triển kinh tế của tỉnh.
- Phân tích và ñánh giá thực trạng thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN
Tây Ninh giai ñoạn 2000-2009. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu về
FDI, về môi trường ñầu tư của tỉnh, luận văn ñề xuất phương hướng và giải
pháp nâng cao thu hút FDI vào tỉnh mà chủ yếu là các KCN Tây Ninh.

5

6. Kết cấu của luận văn: Ngoài lời mở ñầu và kết luận, luận văn có 3
chương
Chương I: Tổng luận về ñầu tư trực tiếp nước ngoài và KCN

Chương II: Thực trạng thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN Tây Ninh.
Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút FDI
vào các KCN trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Tây Ninh.


















6

CHƯƠNG I
TỔNG LUẬN VỀ ðẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. Lý thuyết về ñầu tư nước ngoài
1.1.1. ðầu tư nước ngoài
1.1.1.1. Khái niệm ñầu tư:
Cho ñến nay, ñầu tư không phải là một khái niệm mới ñối với nhiều
người; thuật ngữ ñầu tư có thể ñược hiểu ñồng nghĩa với sự bỏ ra, sự hy sinh

với những nguồn lực ở hiện tại như vốn, công nghệ, ñất ñai, sức lao ñộng, trí
tuệ vào một hoạt ñộng kinh tế cụ thể ñể ñạt ñược những kết quả lớn hơn cho
người ñầu tư trong tương lai. Nhưng cũng có người lại quan niệm ñầu tư là các
hoạt ñộng sản xuất kinh doanh ñể thu lợi nhuận. Thậm chí thuật ngữ này
thường ñược sử dụng rộng rãi, như câu cửa miệng ñể nói lên sự chi phí về thời
gian, sức lực và tiền bạc vào mọi hoạt ñộng của con người trong cuộc sống
[4]
.
Vậy, thực chất ñầu tư là gì và những ñặc trưng nào quyết ñịnh một hoạt ñộng
ñược gọi là ñầu tư ? Vẫn còn khá nhiều quan ñiểm khác nhau về vấn ñề này và
ñược hiểu như sau:
"ðầu tư là việc nhà ñầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô
hình ñể hình thành tài sản tiến hành các hoạt ñộng ñầu tư theo quy ñịnh của
pháp luật có liên quan".
[5]

“Hoạt ñộng ñầu tư là hoạt ñộng của nhà ñầu tư trong quá trình ñầu
tư gồm các khâu chuẩn bị ñầu tư, thực hiện và quản lý dự án ñầu tư ”
[6]

“Vốn ñầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác ñể tiến hành các
hoạt ñộng ñầu tư theo hình thức ñầu tư trực tiếp và ñầu tư gián tiếp”.
[7]


[
4
] TS. Phùng Xuân Nhạ (2001), ðầu tư quốc tế, NXB ðại học Quốc gia Hà Nội (28)
[
5

] Luật ðầu tư năm 2005
[
6
] TS. Phùng Xuân Nhạ (2001), ðầu tư quốc tế, NXB ðại học Quốc gia Hà Nội (28)
[
7
] TS. Phùng Xuân Nhạ (2001), ðầu tư quốc tế, NXB ðại học Quốc gia Hà Nội (28)

7

Nhà ñầu tư có thể là các tổ chức, cá nhân và cũng có thể là Nhà nước
(ñầu tư của Chính phủ). Nhà ñầu tư có thể là tổ chức, cá nhân ở trong
nước hay ở nước ngoài. Những lợi ích thu ñược của nhà ñầu tư, của xã hội
và cộng ñồng có thể là sự tăng thêm tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật
chất (nhà máy, ñường xá …), tài sản trí tuệ (trình ñộ văn hoá, chuyên
môn, khoa học kỹ thuật, )
Như vậy, theo khái niệm trên, ñầu tư là hoạt ñộng ảnh hưởng trực tiếp
ñến việc tăng trưởng kinh tế nói chung và phát triển của doanh nghiệp nói
riêng, là hoạt ñộng kinh tế gắn với việc sử dụng vốn trong dài hạn, nhằm mục
ñích sinh lợi và chứa ñựng yếu tố rủi ro. Tuy nhiên, ‘‘nếu hoạt ñộng ñầu tư nào
cũng sinh lãi thì trong xã hội ai cũng muốn trở thành nhà ñầu tư. Chính hai
thuộc tính này ñã sàng lọc các nhà ñầu tư và thúc ñẩy sản xuất - xã hội phát
triển ’’[
8
]
1.1.1.2. Các hình thức ñầu tư nước ngoài:
ðầu tư nước ngoài (ðTNN) thông qua 2 kênh chính: kênh chính phủ và
kênh tư nhân. Hình thức chủ yếu kênh chính phủ là viện trợ, bao gồm viện trợ
không hoàn lại và vay dài hạn với lãi suất thấp; kênh tư nhân chủ yếu là ñầu
tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài.

Các hình thức ñầu tư chủ yếu trong ñầu tư quốc tế là :
- ðầu tư trực tiếp nước ngoài
- ðầu tư gián tiếp qua thị trường chứng khoán
- Cho vay của các ñịnh chế tài chính và các ngân hàng nước ngoài.
- Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA)
Nguồn vay, vốn hỗ trợ chính thức sẽ trở thành gánh nặng nợ nước ngoài;
ñầu tư qua thị trường chứng khoán không trở thành nợ nhưng không ổn ñịnh
và dễ rút lui khỏi thị trường có thể gây những cơn sốc trong thị trường vốn
của quốc gia tiếp nhận ñầu tư.

[
8
] TS. Phùng Xuân Nhạ (2001), ðầu tư quốc tế, NXB ðại học Quốc gia Hà Nội (29)

8

ðầu tư trực tiếp nước ngoài cũng không là gánh nặng nợ, vốn FDI có
tính chất “bén rễ” ở nước tiếp nhận nên không dễ rút ñi trong thời gian ngắn.
Bên cạnh ñó, FDI còn mang theo công nghệ và tri thức kinh doanh giúp tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn.
1.1.2. ðầu tư trực tiếp nước ngoài
- “ðầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức ñầu tư dài hạn của cá nhân
hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh
doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài ñó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản
xuất kinh doanh” [
9
]. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế: “ñầu tư trực tiếp nước ngoài
là một công cuộc ñầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong ñó người ñầu tư
trực tiếp ñạt ñược một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh
nghiệp ñầu tư trực tiếp trong một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu

phải là 10% tổng số cổ phiếu mới ñược công nhận là FDI”.
- FDI là hình thức chủ yếu trong ðTNN, nó gắn liền với quá trình sản
xuất trực tiếp, tham gia vào phân công lao ñộng quốc tế theo chiều sâu và là
ñặc trưng hoạt ñộng của các công ty ña quốc gia.
1.1.3. Những nhân tố thúc ñẩy dòng vốn FDI:
- Tại các nước công nghiệp phát triển, tỷ suất lợi nhuận có xu hướng
giảm dần và kéo theo dư thừa tư bản trong nước, nên có nhu cầu ñầu tư ra
nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. “Helpman và Sibert,
Richard S.Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận biên của vốn
giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn.
Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng
này sẽ dẫn ñến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm
nhằm tối ña hóa lợi nhuận” [
10
].

[
9
] Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
[
10
] Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

9

- Các quốc gia có nền công nghiệp hiện ñại, khoa học kỹ thuật tiên tiến,
chắc chắn sản phẩm của những nước này sẽ hơn hẳn các nước ñang phát triển
về chất lượng và kiểu dáng nên sẽ có lợi thế cạnh tranh và ñiều này khuyến
khích ñầu tư ra nước ngoài của các nước phát triển là biện pháp hữu hiệu ñể
xâm nhập thị trường, vừa tránh ñược hàng rào bảo hộ mậu dịch vừa giảm

ñược chi phí xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.
- Cũng tại các nước công nghiệp phát triển, nguồn tài nguyên khoáng
sản cạn kiệt dần, trong khi ñó tại các nước ñang phát triển và chậm phát triển
có nguồn tài nguyên phong phú do mới bắt ñầu hoặc chưa khai thác nên ñầu
tư ra nước ngoài cũng nhằm nắm bắt nguồn cung cấp nguyên liệu chiến lược,
ổn ñịnh và có giá rẻ phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế với tốc ñộ cao.
- Không phải FDI chỉ ñi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước
kém phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật
Bản là nước tích cực ñầu tư trực tiếp vào Mỹ ñể khai thác ñội ngũ chuyên gia
ở Mỹ. Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật Bản ñã mở các bộ phận thiết kế xe ở
Mỹ ñể sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các công ty máy tính cũng làm như
vậy nhằm khai thác chuyên gia và công nghệ tại các nước phát triển.
1.1.4. Các hình thức ñầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà ñầu tư. Nhà ñầu tư trong
nước (ðTTN), nhà ñầu tư nước ngoài ñược ñầu tư 100% vốn thành lập công
ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Doanh
nghiệp 100% vốn FDI ñược hợp tác với nhau ñể thành lập Doanh nghiệp
100% vốn ðTNN mới. Doanh nghiệp 100% vốn FDI có tư cách pháp nhân
Việt Nam, ñược thành lập và hoạt ñộng từ ngày cấp giấy chứng nhận ñầu tư.
- Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà ðTTN và nhà ðTNN.
Nhà ðTTN ñược hợp tác với nhà ðTNN ñể ñầu tư thành lập công ty TNHH,

10

công ty cổ phần, công ty hợp danh. Doanh nghiệp liên doanh ñược hợp tác
với nhà ðTNN và nhà ðTTN ñể ñầu tư lập doanh nghiệp liên doanh mới.
- ðầu tư theo hình thức hợp ñồng hợp tác kinh doanh: Nhà ðTTN và
nhà ðTNN ñược ñầu tư theo hình thức hợp ñồng hợp tác kinh doanh mà
không thành lập pháp nhân. Hợp ñồng hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực tìm
kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm theo quy ñịnh

riêng. Hợp ñồng phát triển hạ tầng theo hình thức BOT, BT, BTO cũng là một
hình thức ñầu theo hợp ñồng hợp tác kinh doanh.
- ðầu tư phát triển kinh doanh: Nhà ñầu tư ñược ñầu tư phát triển kinh
doanh thông qua các hình thức sau: mở rộng quy mô, nâng cao công suất,
năng lực kinh doanh; ñổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm
ô nhiễm môi trường.
- ðầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập và mua lại
doanh nghiệp: nhà ñầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập và mua
lại doanh nghiệp ñể tham gia quản lý hoạt ñộng ñầu tư kinh doanh. Việc ñầu
tư góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập và mua lại doanh nghiệp phải ñáp ứng các
ñiều kiện: phù hợp ñiều ước quốc tế, ñáp ứng ñiều kiện tập trung kinh tế theo
pháp luật về cạnh tranh, ñáp ứng ñiều kiện ñầu tư quy ñịnh theo luật.
1.2. Lợi ích của thu hút FDI
- Là nguồn vốn hỗ trợ CNH, HðH: trong lý luận về tăng trưởng kinh tế
có 3 nguồn lực truyền thống: tài nguyên thiên nhiên, vốn và lao ñộng. Khi
một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn. Nếu vốn
trong nước không ñủ, nền kinh tế sẽ muốn có vốn từ nước ngoài, trong ñó có
vốn FDI.

11

- FDI giúp nâng cao khoa học kỹ thuật trong nước: vốn có thể huy
ñộng phần nào qua chính sách “thắt lưng buộc bụng”. Tuy nhiên, công nghệ
và bí quyết quản lý thì không thể có ñược bằng chính sách ñó. Thu hút FDI từ
các công ty ña quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí
quyết quản lý kinh doanh mà các công ty ña quốc gia này ñã tích lũy và phát
triển qua nhiều năm bằng những khoản chi phí lớn. ði kèm với chuyển giao
công nghệ là việc chuyển giao kỹ thuật và kỹ năng quản lý. Các doanh nghiệp
FDI thường tổ chức sản xuất có hiệu quả, quy mô doanh nghiệp lớn, ñào tạo
tay nghề và bồi dưỡng kỹ năng cho nguồn nhân lực nước sở tại. Helleiner

(1989) cho rằng vốn ñầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ ảnh hưởng ñến
tổng nguồn vốn ñầu tư, mà còn ảnh hưởng ñến tốc ñộ thay ñổi tính hiệu quả
của ñầu tư. Vốn FDI không chỉ là sự dịch chuyển các quỹ ñầu tư, mà còn là sự
chuyển giao hàng loạt các nhân tố: công nghệ mới, kỹ năng quản lý, kênh
phân phối quốc tế, bí quyết sản xuất và kinh doanh. FDI có thể ñóng góp
trong việc chuyển giao công nghệ và tăng năng suất tổng hợp các nhân tố.
- ðóng góp tăng trưởng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế: khi thu
hút FDI từ các công ty ña quốc gia, không chỉ doanh nghiệp có vốn ñầu tư của
công ty ña quốc gia, mà ngay cả các doanh nghiệp khác trong nước có quan
hệ làm ăn với doanh nghiệp ñó cũng tham gia quá trình phân công lao ñộng
khu vực. Các công ty ña quốc gia thường tìm ra lợi thế so sánh giữa các nền
kinh tế ñể tiến hành ñầu tư ra nước ngoài, nhằm mở rộng thị phần và tối ña
hóa lợi nhuận. Chính quá trình ñó ñã góp phần vào việc phân công lao ñộng
quốc tế giữa các quốc gia và cơ cấu lại nền kinh tế các nước ñang phát triển.
- FDI giúp ñẩy mạnh xuất khẩu: các dự án FDI thường nhắm vào các
mặt mạnh của nền kinh tế quốc gia sở tại có giá trị xuất khẩu cao, ñồng thời
trong trường hợp tận dụng nguồn lao ñộng rẻ tiền, các sản phẩm thường ñược
tái xuất ra nước ngoài, giúp ñẩy mạnh xuất khẩu của quốc gia tiếp nhận FDI.

12

- FDI giúp tăng thu ngân sách nhà nước thông qua thuế ñánh trên sản
phẩm, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê ñất…
- FDI tạo ra việc làm cho người lao ñộng: vì một trong những mục
ñích của FDI là khai thác các ñiều kiện ñể tối ña hóa lợi nhuận, nên doanh
nghiệp có vốn ñầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao ñộng ñịa phương,
cầu về lao ñộng tăng nhanh mở ra khả năng giải quyết việc làm cho ñịa
phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư ñịa phương ñược cải thiện sẽ ñóng
góp tích cực vào tăng trưởng. Trong quá trình thuê mướn lao ñộng, ñào tạo
các kỹ năng nghề nghiệp, tạo ra một ñội ngũ lao ñộng có chất lượng.

1.3. Tác ñộng tiêu cực:
- Sự phụ thuộc của nền kinh tế vào ðTNN: ðTNN làm tăng sự lệ thuộc
của nền kinh tế vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của công ty
ña quốc gia; nước nào càng dựa nhiều vào ðTNN thì sự phụ thuộc của nền
kinh tế vào nước ngoài càng lớn. Tuy nhiên, mức ñộ phụ thuộc còn tùy vào
chính sách và khả năng hấp thụ ðTNN của từng quốc gia. Một khi tranh thủ
ñược những hiệu ứng tích cực của FDI, ñồng thời với khai thông phát triển
công nghiệp nội ñịa, tạo nguồn tích lũy trong nước, ña dạng hóa thị trường
tiêu thụ và tiếp nhận kỹ thuật mới thì sẽ giảm ñược sự phụ thuộc. Mặt khác,
cần nhận thức rằng xu thế hội nhập ngày càng phổ biến, các liên minh kinh tế
càng ngày càng rộng mở thì sự phụ thuộc lẫn nhau, phụ thuộc vào bên ngoài
là một vấn ñề mang tính tất yếu.
- Cạnh tranh với kinh tế trong nước và tình trạng chèn ép doanh
nghiệp nội ñịa: Thu nhập trong doanh nghiệp FDI thường cao hơn khu vực
trong nước và quốc doanh do lợi thế cạnh tranh cao hơn nhà ðTTN, chi phí
vốn rẻ hơn, kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm tốt, công nghệ hiện ñại, trình ñộ
quản lý cao hơn. Lợi thế cạnh tranh cao hơn này dẫn ñến việc nhà ñầu tư có
thể khai thác tối ña thế lực ñộc quyền và “bóp chết” sản xuất trong nước.

13

Các ñối tác nước ngoài trong liên doanh thường sử dụng tri thức, thông
tin và mối quan hệ trên thế giới ñể tính một mức giá ñầu vào của dự án (máy
móc thiết bị, dây chuyền công nghệ …) cao hơn giá thế giới, làm cho các ñối
tác trong nước tiếp nhận ñầu tư thua lỗ và rút lui.
- Vấn ñề chuyển giao kỹ thuật không thích hợp, sử dụng công nghệ
lạc hậu và lỗi thời, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm không phù hợp. Môi
trường cạnh tranh tại các nước phát triển ngày càng gay gắt, các công ty luôn
tìm cách giảm chi phí, giảm tiêu hao năng lượng, giảm chí phí nhân công, ñáp
ứng yêu cầu ngày càng cao về môi trường và cải tiến sản phẩm phù hợp về

tính năng cũng như kiểu dáng sản phẩm nên ñòi hỏi luôn nghiên cứu phát
triển và ñổi mới công nghệ tại các công ty, chi nhánh lớn ở những nước phát
triển. Thế là các máy móc, thiết bị công nghệ “hạng 2” sẽ ñược di chuyển vào
các nước ñang phát triển có nhiều lao ñộng, có nhiều ưu ñãi, ít cạnh tranh và
còn nới lỏng về môi trường thông qua con ñường ñầu tư.
- Ảnh hưởng vào môi trường và làm khánh kiệt tài nguyên thiên
nhiên: Một trong những chi phí lớn của doanh nghiệp nước ngoài là chi phí
bảo toàn môi trường và luật lệ của các quốc gia phát triển rất nghiêm ngặt, các
nước ñang phát triển tranh nhau trải thảm kêu gọi ñầu tư mà chưa có ñiều kiện
lựa chọn dự án, lựa chọn công nghệ thân thiện với môi trường. Tận dụng ñiều
này các nhà ñầu tư có thể ñưa những dự án, hoặc một công ñoạn sản xuất có
nguồn gây ô nhiễm cao vào các nước ñang phát triển, nơi mà luật pháp và khả
năng kiểm soát bảo vệ môi trường còn chưa hữu hiệu. Do ñó, tình trạng phát
triển nóng khi có dòng FDI ồ ạt vào sẽ ñánh ñổi với khả năng gây ô nhiễm
môi trường cao. Hiện tượng FDI làm khánh kiệt tài nguyên thiên nhiên là một
thực tế có thể xảy ra nhất là ñối với các loại FDI nhắm vào tài nguyên thiên
nhiên và lao ñộng rẻ tiền.

14

- Tác ñộng của FDI vào ñời sống xã hội: FDI thường tập trung ở các ñô
thị lớn, nơi tập trung ñầy ñủ các tiện ích cuộc sống, gần sân bay, bến cảng, cơ
sở hạ tầng khá, gần nguồn lao ñộng, gần thị trường tiêu thụ, làm cho sự cách
biệt giữa thành thị và nông thôn ngày càng xa hơn, phân hóa giàu nghèo rõ rệt
và tạo dòng di cư từ nông thôn ra thành thị. Vì muốn thu hút FDI nên quốc gia
sở tại ñã nới lỏng các quy ñịnh về sử dụng lao ñộng khiến quyền lợi của công
nhân có thể bị xâm phạm, phúc lợi tập thể không ñược giải quyết thỏa ñáng
mà thiếu sự hỗ trợ của chính quyền ñịa phương.
1.4. Một số vấn ñề về sự hình thành và phát triển KCN
1.4.1. Khái niệm và sự hình thành: Các nghiên cứu về sự hình thành và

phát triển KCN trên thế giới ñã rút ra mối liên hệ chặt chẽ giữa sự hình thành
các KCN của các nước gắn liền với quá trình CNH ở các nước. Khu vực Châu
Á tuy mới chỉ phát triển các KCN trong vòng 50 năm trở lại ñây, nhưng tốc
ñộ phát triển rất nhanh, góp phần ñưa nhiều nước từ một nước nông nghiệp
lạc hậu trở thành một nước công nghiệp mới. Thực tiễn cho thấy vai trò của
các KCN không thể thiếu ñối với tiến trình CNH quốc gia và hội nhập quốc
tế, do ñó sự phát triển các KCN ở các khu vực trên thế giới tăng rất nhanh
trong khoảng 30 năm trở lại ñây. ðến năm 2000 theo số liệu của Trung tâm
nghiên cứu phát triển quốc tế Canada (IDRC) có 90 nước có KCN với số
lượng ñến 12.600 KCN[
11
]
ðến nay vẫn chưa có một ñịnh nghĩa chính thức, mang tính thống nhất
về KCN. Theo các chuyên gia của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp
quốc ñưa ra khái niệm “KCN là khu có hàng rào ngăn cách với bên ngoài,
chịu sự quản lý riêng, tập trung tất cả các doanh nghiệp hoạt ñộng theo bất
kỳ cơ chế nào (xuất khẩu hàng hóa và/hoặc tiêu thụ nội ñịa), miễn là phù hợp
với các quy ñịnh quy hoạch về vị trí và ngành nghề. Một phần ñất nằm trong
KCN có thể dành cho KCX”.

[
11
] ðề tài cấp Nhà nước – mã số ðTðL -2003/08, GS.TS Võ Thanh Thu chủ nhiệm ñề tài.

15

Theo Nghị ñịnh 36/NðCP khái niệm “KCN là khu tập trung các doanh
nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất
hàng công nghiệp, có ranh giới xác ñịnh, không có dân cư sinh sống; do
Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết ñịnh thành lập. Trong KCN có

thể có doanh nghiệp chế xuất”.
Rất nhiều khái niệm khác nhau về KCN nhưng có những ñặc ñiểm
chung như sau:
+ Là khu vực ñược quy hoạch mang tính liên vùng, liên lãnh thổ
+ Là khu vực ñược kinh doanh bởi các công ty phát triển cơ sở hạ tầng
thông qua việc tạo quỹ ñất có ñầy ñủ cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ cho
việc ñầu tư của các doanh nghiệp.
+ Trong KCN không có dân cư sinh sống, ngoài KCN phải có hệ thống
dịch vụ phục vụ nguồn nhân lực làm việc tại các KCN.
+ Sản phẩm của doanh nghiệp KCN có thể xuất khẩu hoặc bán nội ñịa.
+ Thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa tại chỗ” tạo ñiều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp.
1.4.2. ðặc ñiểm chủ yếu của KCN ở Việt Nam
Trước năm 1986, hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ
chủ yếu là khu vực tập trung công nghiệp. ðược hình thành trên cơ sở một xí
nghiệp liên hợp hoặc các xí nghiệp có mối liên kết kỹ thuật, công nghệ, hạ
tầng chỉ sử dụng chung một phần, nằm trên các ñầu mối giao thông, gần cơ sở
nguyên liệu, năng lượng nên rất thuận lợi cho quá trình phát triển sản xuất.
Nhiều khu ñã trở thành hạt nhân hình thành các ñô thị như: Biên Hòa, Việt
Trì, Thái Nguyên …Tuy nhiên, các KCN trên không ñược xây dựng theo quy
hoạch tổng thể trong cả nước, hình thành riêng lẻ, theo từng ngành, từng ñịa
phương tách rời nhau, thiếu ñồng bộ và gắn bó về cơ cấu, công nghệ sản xuất.

×