Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LÚA XUẤT KHẨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.72 KB, 5 trang )

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
190
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LÚA XUẤT KHẨU
CHO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (GIAI ĐOẠN 2011 - 2013)
GS.TS. Nguyễn Thị Lang
Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long
SUMMARY
Research on Rice breeding for exporting in the Mekong Dellta
To gain breeding objectives, selection of initial materials as parents serving for crossing program is
of important to introgress/pyramid multiple genes into promising varieties. The first aim of project is
concentrated on four characters: fragrance, amylose content, gel consistency and gelatinization to select
high quality varieties. On the one hand, quality research involving to the aroma of rice varieties are
continuing, which will be the essential basis for development of good tasty-varieties. Different
approaches are being followed at Cuu Long Delta Rice Research Institute (CLRRI) to develop grain
quality varieties of rice. These approaches include conventional methods involving crosses with grain
quality donors and subsequent selection for agronomic and adaptive traits over a number of generations.
Moreover, modern breeding tools such as mutation breeding, another culture and molecular breeding are
also being implemented to accelerate progress in developing good quality varieties. 1000 crossing and
72,600 lines. Some varieties such OMCS2009, OM 6600, OM 5629, OM 5636 OM 5954, OM 6377…
were developed that can yield 6-7,5 ton ha
-1
, and are being out-scaled at Mekong delta and Sounthern
VietNam. Special efforts should also be placed on training of young scientists to prepare a new
generation that can effectively tackle in future.
Keywords: Aroma, amylose, grain quality, selection and plant breeing.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
*

Lúa là một trong những cây trồng quan trọng
nhất tại Việt Nam và sản lượng của nó thể hiện


một phần đáng kể chiến lược khắc phục tình
trạng thiếu lương thực và cải thiện sự tự cung tự
cấp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tăng
thêm trong sản xuất lúa gạo thông qua tăng năng
suất trên một đơn vị diện tích là cần thiết. Việc
này có thể đạt được khi thông qua các biện pháp:
Cải thiện về giống
, tối ưu hóa điều kiện nuôi
trồng trong thực tiễn, kiểm soát cỏ dại, sâu bệnh
và cải thiện chất lượng gạo cho tiêu dùng và xuất
khẩu. Chất lượng của hạt gạo lần lượt phụ thuộc
vào: Sự tăng trưởng của cây lúa trong giai đoạn
sinh dưỡng, sự tăng trưởng hạt/bông, chất dinh

dưỡng vào các hạt và giai đoạn chín của hạt. Nhà
lai tạo hiện đang làm việc để phát triển các giống
lúa mới, các giống lúa được cải thiện các đặc tính
nông học nhằm cho năng suất hạt gạo cao hơn.
Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã đạt được mục
tiêu tăng cao năng suất của lúa trên một hecta,
chất lượng hạt đã trở thành mục tiêu ưu tiên
nghiên cứu trong chương trình n
hân giống
lúa.Gần đây các chương trình nhân giống đã
chuyển sự quan tâm của vào sự phát triển gạo
liên quan đến các chất lượng co7o65t số giống


Người phản biện: PGS.TS. Trần Thị Cúc Hòa.
lúa phát triển tốt và phẩm chất OM 4900,

OM 6161, OM 6162, OM 7347 phát hành con lai
chủ yếu là có hàm lượng amylose thấp (17 -
18%) với chất lượng nấu chấp nhận được đối với
người tiêu dùng địa phương.
Với mục tiêu tạo ra giống lúa cho đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL) ngắn ngày, có năng
suất cao, chất lượng gạo đáp ứng tiêu chuẩn xuất
khẩu, chống chịu được các sâu bệnh hại chính và
xây dựng quy trình kỹ thuật ca
nh tác các giống lúa
mới phù hợp cho các tiểu vùng sinh thái ĐBSCL
đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa xuất khẩu
cho ĐBSCL” được đề xuất và thực hiện.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
Một số giống trong tổ hợp lai.
600 giống lúa mùa địa phương tại ngân hàng
gen của Viện Lúa ĐBSCL, 200 giống lúa cao sản
và 72 giống lúa du nhập từ Viện Nghiên cứu Lúa
Quốc tế.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Đánh giá kiểu hình: Các tính trạng phân tích
phẩm chất theo tiêu chuẩn của IRRI (1996,
1999), Khush (1987).
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
191
Đánh giá kiểu gen: Theo phương pháp của
Nguyễn Thị Lang (2002).
Phương pháp thống kê: Số liệu được xử lý

thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel 2003.
Phân tích nhóm di truyền và phân tích bằng phần
mềm NTSYSpc, IRRISTAT (Yan và ctv., 1998).
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá vật liệu khởi đầu cho công tác
chọn giống
Phân tích với 600 giống lúa mùa địa phương
và 200 giống lúa cao sản ngắn ngày trong đó có
các giống du nhập từ Viện Nghiên cứu Lúa Quốc
tế, 72 giống liên quan đến phẩm chất cây lúa.
Phân tích giống lúa mùa ghi nhận sự biến động
hàm lượng amylose từ 5 - 27%, dao động này
khá cao. Độ bền gel cũng dao động từ 34mm-
100mm. Phân tích trên lúa cao sản ngắn ngày cho
thấy hàm lượng amylose ở mức thấp 16 - 22%

trung bình trên 25%. Trong khi độ bền gel đều
cho thấy biến động thấp từ 48 đến 72 mm. Riêng
độ tiêu kiềm biến động cấp 3 đến 7. Chứng tỏ
rằng cần cải tiến độ bền gel, hàm lượng amylose
trong các giống lúa cao sản nhiều hơn cho giống
chất lượng ở đồng nằng sông Cửu Long. Khai
thác vật liệu khởi đầu về phẩm chất chỉ chọn các
giống. Kết quả đánh giá phẩm c
hất 39 giống lúa,
có các giống du nhập từ Viện Lúa Quốc tế, ghi
nhận các giống có hàm lượng amylose thấp bao
gồm: PR33315-2B-3-1-2-2 (15,6%), OM 4900
(16,5%), PR180-1 (16,5%), IR77537-24-1-1-3
(17,5%), PR26645-B-7 (17,9%). Đây là các

giống có khả năng làm vật liệu tốt cho chọn
giống có hàm lượng amylose thấp.
Chọn tạo giống lúa lai tạo tiếp tục chọn lọc
các dòng triển vọng về các tính trạng mùi thơm
đã dùng 3 chỉ thị để đánh giá.
3.2. Các giống được chọn tạo
Đề tài thực hiện nhiều biện
pháp: Lai đơn và
lai hồi giao. Với 800 tổ hợp lai và 23.300 dòng từ
các thế hệ khác nhau được chọn lựa. Ngoài ra
600 dòng từ phóng xạ và hơn 75 dòng biến dị
soma và nuôi cấy túi phấn. Giống lúa được tạo ra
trong đề tài hầu hết đều đáp ứng với hạt gạo dài,
có tỉ lệ gạo nguyên cao như OM6377. Giống có
hàm lượng amylose thấp nhất là OM6600,
OMCS2009. Giống có m
ùi thơm là OM 6600,
OM 10041, OM10040, OM 4488.
3.3. Khảo nghiệm nhiều điểm
240 thí nghiệm tại Viện Lúa và 113 điểm
thí nghiệm tại đất của nông dân ĐBSCL trên các
vụ Hè Thu và Đông Xuân. Khảo nghiệm và so
sánh giống cũng được đánh giá, nhiều giống lúa
bổ sung vào vật liệu khởi đầu và cải tiến và đưa
vào sản xuất 175 dòng/giống triển vọng. 91
giống được khảo nghiệm Quốc gia. Phân tích
vài chỉ tiêu quan trọng
. Phân tích tương tác giữa
giống và môi trường nhằm xác định được sự ổn
định của các giống để kịp thời phóng thích vào

sản xuất.
Có 22 giống có hàm lượng protein trên 8%
gồm: OM96L, OM6600, OM6L, OM6832,
OM6691, Chọn giống phẩm chất liên quan các
tính trạng rầy nâu cũng được đánh giá. Kết quả
một số dòng đang phân ly mạnh khi kết hợp lai
chồng gen rầy nâu và đạo ôn.
Trong vụ Đông Xuân 2011 - 2012, các giống
phù hợp trên các vùng sinh thái của cả 12
môi
trường đó là giống: OM 6707, OM10000, OM6L,
OM 10375, OM 10383, Trong vụ Hè Thu
2012, các giống phù hợp trên các vùng sinh thái
của cả 13 môi trường đó là giống: OM 6L, OM
10418, OM 10040, OMCS 2012, OM 6707.
Nhiều dòng triển vọng như OM 6707,
OM10000, OM6L, OM 10375, OM 10383 đang
chuẩn bị đưa vào bộ khảo nghiệm Quốc gia.
Thử nghiệm phân bón đạm trên các nghiệm
thức ghi nhận tăng lượng phân bón đạm cho cây
lúa ghi nhận tỉ lệ gãy hạt tăng, tỉ lệ bạc bụng
tăng, hàm lượng amylose có tăng
nhưng không
có ý nghĩa. Về năng suất các giống có khác biệt
có ý nghĩa thống kê.
Các giống được bảo vệ công nhận giống sản
xuất thử là 6 giống ngoài ra tiếp tục đang xin
công nhận một số giống triển vọng
GIỐNG ĐƯỢC CÔNG NHẬN TỪ 2011 - 2013
*Giống công nhận Quốc gia gồm 7 giống:

1/Giống OM6600 (Quyết định số 711/QĐ-
TT-CLT ngày 07/12/2011)
Giống lúa OM6600 có nguồn gốc từ
C43/Jasmine 85//C43 với thời gian sinh trưởng
khoảng 100 ngày, chiều cao từ 105 - 115cm.
Giống này có thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánh
khá từ 12 - 15 chồi trên bụi với chiều dài hạt gạo
là 7,2mm. OM6600 có trọng lượng ngàn hạt là
27,5g. Về phẩm chất, giống OM6600 có hàm
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
192
lượng amylose 19,52%, mùi thơm cấp 1, bạc
bụng cấp 0. Giống có khả năng kháng bệnh đạo
ôn cấp 3, rầy nâu cấp 3 và năng suất trung bình
khoảng 6,5 - 7,5 tấn/ha.
2/Giống OM6377 (Quyết định số 711/QĐ-
TT-CLT ngày 07/12/2011)
OM6377 là giống do Bộ môn Di truyền
giống - Viện Lúa ĐBSCL lai tạo được chọn lọc
từ tổ hợp lai IR64 dùng làm mẹ và giống lúa
TYPE3-123 được dùng làm cha. Giống lúa
OM6377, có thời gian sinh trưởng 90 - 95 ngày,
thân rạ cứng, cao cây 100 - 105cm, đẻ n
hánh khá,
số bông/khóm 12 - 16 bông, P1000 hạt 27,5g, tỷ
lệ gạo nguyên 50%, chiều dài hạt 7,1mm,
dài/rộng 3,8, thuộc nhóm ngắn. Đặc biệt là chịu
phèn khá, chịu mặn trồng cho vùng lúa tôm, thích
nghi các vụ trong năm. Năng suất vụ 6 - 8 tấn/ha.
Giống lúa OM6377 có khả năng kháng được

bệnh đạo ôn cấp 3 - 5 và kháng rầy nâu cấp 3.
3/Giống OM5954 (Quyết định số 711/QĐ-
TT-CLT ngày 07/12/2011)
Giống lúa OM5954 có nguồn gốc từ tổ hợp
lai OM1644/OM1490. Giống này có thời gian
sinh trưởng từ 95 - 100 ngày
, chiều cao cây
102cm với thân rạ cứng, khả năng đẻ nhánh tốt
với số bông trên m
2
là 343 bông, chiều dài hạt
gạo là 7,1 mm và trọng lượng ngàn hạt là 27g.
Giống lúa OM5954 có hàm lượng amylose 22%,
mùi thơm cấp 1, bạc bụng cấp 1, khả năng kháng
rầy nâu và đạo ôn cấp 3, có khả năng chống chịu
mặn và năng suất trung bình từ 5 - 7 tấn/ha.
4/Giống OMCS2009 (Quyết định số
711/QĐ-TT-CLT ngày 07/12/2011)
Giống lúa OMCS2009 có nguồn gốc từ
OM1314/OM2514/OM2514 với thời gian sinh
trưởng từ 93 - 95 ngày, chiều cao từ 95 - 105cm.
Giống này có thân rạ cứng, khả năng
đẻ nhánh
tốt, số bông/m
2
từ 320 - 360 bông, chiều dài hạt
gạo 7,1mm và P1000 hạt đạt từ 25 - 26g.
OMCS2009 có hàm lượng amylose từ 22 - 23%,
bạc bụng cấp 3, khả năng kháng bệnh đạo ôn cấp
4, kháng rầy nâu cấp 3 - 7 và năng suất trung

bình từ 5-7 tấn/ha
5/Giống lúa OM5981 (Quyết định số
711/QĐ-TT-CLT, ngày 07/12/2011)
Giống lúa OM5981 được chọn lọc từ tổ hợp
lai C27/IR64//C27. Thời gian sinh trưởng 95 -
100 ngày, cao cây 105cm, thân rạ cứng, khả năng
đẻ nhánh tốt 343 bông/m
2
, chiều dài hạt 7,1mm,
P1000 hạt 27,3g, độ bạc bụng cấp 1, mùi thơm
cấp 0, hàm lượng amylose 24,5, năng suất trung
bình 5 - 7 tấn/ha. Chống chịu phèn tốt, chịu mặn
6 - 8‰. Rầy nâu kháng cấp 3, đạo ôn hơi kháng
cấp 3.
*Giống sản xuất thử gồm 2 giống lúa và 1
giống lúa nếp
1/Giống lúa OM4488 (Quyết định số
385/QĐ-TT-CLT ngày 17/8/2012)
Giống OM4488 được chọn lọc từ tổ hợp lai.
Thời gian sinh trưởng 85 - 90 ngày, cao cây 102 -
105cm, th
ân rạ cứng, khả năng đẻ nhánh tốt, số
chồi 14 - 16, chiều dài hạt 7,2mm, P1000 hạt
26,6g, độ bạc bụng cấp 3-5, mùi thơm cấp 0, hàm
lượng amylose 23.5, năng suất trung bình 6 - 8
tấn/ha. Kháng rầy nâu cấp 3, kháng đạo ôn cấp 3.
2/Giống lúa OM5953 (Quyết định số
385/QĐ-TT-CLT ngày 17/8/2012)
Giống OM5953 được chọn lọc từ tổ hợp lai
C53 và OM269. Giống lúa OM5953 rất có triển

vọng, có ưu điểm cứng cây, đẻ nhánh
khoẻ, năng
suất cao (5 - 7 tấn/ha), gạo dẻo (amylose: 22 -
23%), ngon cơm, chịu phèn, mặn tốt, kháng bệnh
đạo ôn. Giống này chống chịu rầy nâu khá, cấp 3
-5 và đạo ôn cấp 1 - 3, có khả năng chống chịu
được bệnh vàng và lùn xoắn lá. Diện tích vụ ĐX
2009 - 2010 lên đến 6.610ha. Phù hợp cho các
tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long,
Kiên Giang Giống đã được Công ty cổ phần
Giống cây trồng miền Nam mua bản quyền vào
năm
2011.
3/Giống OM7348 theo (Quyết định số
386/QĐ-TT-CLT ngày 17/8/2012)
Giống nếp OM7348 là giống nếp thuần được
chọn lọc từ tổ hợp lai nếp Lá Xanh/Nếp Ốc//Nếp
Lá Xanh. Kết hợp các đặc tính quý của cây cha
mẹ, thông qua MAS chọn lọc chính xác và rút
ngắn thời gian chọn lọc con lai. Các chỉ thị phân
tử là WX, RM 42, là giống nếp cao sản, có thời
gian sinh trưởng trung bình 90 - 95 ngày điều
kiện cấy, đẻ nhánh khoẻ, dạng hình tốt,
dẻo, độ
đục đạt 100%. Hơi nhiễm rầy nâu (cấp 4 - 5) và
nhiễm bệnh đạo ôn (cấp 5 - 7).
- Năng suất cao, vượt 10 - 15% so với giống
đối chứng. Giống này còn phát triển mạnh trong
thời gian tới bởi là giống có nhiều triển vọng, hội
tụ đủ các yêu cầu của giống nếp hiện nay.

Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
193
Đến năm 2012 diện tích sản xuất của giống
OM7348 đạt 7581ha. Giống này phù hợp các vùng
cho ĐBSCL và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Tổng diện tích giống lúa mới được đưa sản
xuất tại các tỉnh ĐBSCL từ năm 2011 - 2012 là
300,90ha. Những kết quả này đã và sẽ phát huy
tác dụng, hiệu quả trong các chương trình cải tiến
nguồn gen và trong thực tế sản xuất lúa xuất khẩu
của vùng, tha
m gia cạnh tranh cây lúa trong khu
vực và trong vùng. Ngoài ĐBSCL giống còn
được phát triển ở Nam Trung Bộ như Ninh
Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Quảng Ngãi vvà
miền Đông Nam Bộ như Tây Ninh, Vũng Tàu,
TP. Hồ Chí Minh.
Diện tích các giống phát triển: OM5981:
12.986ha, OM6377: 23.711,3ha, OM7348:
6.700ha, OM6600: 14.590ha, OMCS2009:
34.700ha, OM5981: 12.986ha. Ngoài ra, những
giống có diện tích khá cao như OM10041,
OM8108 đang xin vượt cấp để công nhận giống
Quốc gia và còn nhiều giống đang khảo nghiệm
và trồng diện tích rộng như: OM5900, OM6055,
OM10040, OM7L, OM6L, OM10375, OM70L.
*Về xây
dựng quy trình kỹ thuật sản xuất
giống: 8 quy trình canh tác giống cây trồng được
các tỉnh áp dụng đưa vào sản xuất và liên kết với

công ty để chuyển giao kết qủa vào đời sống là
bước ngoặt giúp mở rộng sản xuất.
*Hiệu quả đào tạo:
Đã nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học
và đào tạo cán bộ khoa học bằng sự lồng ghép
việc triển khai các nội dung nghiên cứu đề tài với
hoàn thành
luận văn: 36 sinh viên, 8 thạc sĩ, 3
Tiến sĩ đã hoàn thành, 3 tiến sĩ đang tiếp tục thực
hiện đề tài cho tới năm 2015. Bổ sung kiến thức
vào đời sống với 42 công trình công bố trong và
ngoài nước.
Đào tạo nông dân và kỹ thuật viên từ năm
2001 - 2012 gồm 1250 nông dân cho các tỉnh
Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Hậu Giang, Trà
Vinh và Bạc Liêu.
Tổ chức 6 cuộc hội thảo k
hoa học vào năm
2011 - 2012 nhằm thảo luận và bổ sung kịp thời
các thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài. Đề tài
cũng thời kịp thời khen thưởng cho các cán bộ địa
phương tham gia thực hiện thông quan đề tài.
IV. KẾT LUẬN
(1) Sử dụng hiệu quả vật liệu trong đó 200
giống lúa mùa địa phương, 200 giống lúa cao sản
và 72 giống lúa du nhập đã tạo một khối lượng
sàn lọc bố mẹ cho vật liệu lai.
Có 22 giống có hàm lượng protein trên 8%
gồm: OM96L, OM6600, OM6L, OM6832,
OM6691, Chọn giống phẩm chất liên quan các

tính trạng rầy nâu cũng được đánh giá. Kết quả
một số dòng đang phân ly mạnh khi kết hợp lai
chồng gen rầy nâu và đạo
ôn.
(2) Phân tích đa dạng di truyền cho kết quả
phân nhóm mạnh mẽ, phát triển được 6 quần thể
hồi giao, thực hiện 500 tổ hợp lai với 72,000
dòng được chọn lọc qua nhiều thế hệ F1, F2, F3,
F4, F5, F6, F7, qua 3 năm và các công nghệ khác
nhau như khai thác biến dị tế bào soma, khai thác
biến dị nuôi cấy túi phấn và các ứng dụng về chỉ
thị phân tử trong chọn lọc để rút ngắn thời gian
chọn giống
(3) Thực hiện 12
0 thí nghiệm tại Viện Lúa
và 72 điểm thí nghiệm tại đất của nông dân vùng
đồng bằng sông Cửu Long qua hai vụ Hè Thu và
Đông Xuân. Khảo nghiệm và so sánh giống cũng
được đánh giá, nhiều giống lúa bổ sung vào vật
liệu khởi đầu và cải tiến, đưa vào sản xuất 90
dòng/giống triển vọng. 31 giống được khảo
nghiệm Quốc gia liên tục từ 2-3 vụ. Phân tích vài
chỉ tiêu quan trọng. Phâ
n tích tương tác giữa
giống và môi trường nhằm xác định được tính ổn
định của các giống.
(4) Bảy giống công nhận Quốc gia:
OM6161, OMCS2009, OM6600, OM5629,
OM5954, OM6377, OM5891. Hai giống xin
công nhận sản xuất thử: OM5953, OM 4488. 32

giống triển vọng thơm ngon, ngắn ngày đang
chuẩn bị đưa ra sản xuất trong vài năm tới như
OM10041, OM10040, OM28L, OM 7L, OM
6L,OM 10375, OM70L Các giống này mang lại
hiệu quả phục vụ cho đời sống của người dân
ĐBSCL ổn định tro
ng thời gian qua và bước
điệm để chuẩn bị phát triển các giống lúa phẩm
chất cao trong tương lai.
(5) Điều quan trọng tác động đến nguồn
nhân lực đào tạo thế hệ trẻ tiếp bước sự nghiệp
chọn tạo và sản xuất giống lúa. Tăng cường sự
liên kết và trao đổi kiến thức về chọn giống thông
qua sự hợp tác và các cuộc hội t
hảo khoa học với
người nông dân để nhân rộng mô hình.
Lời cám ơn: Xin chân thành cảm ơn Bộ
Nông nghiệp và PTNT đã cấp kinh phí cho đề tài
được tiến hành và các tỉnh ĐBSCL đã tạo điều
kiện để bố trí thí nghiệm. Chúng tôi cũng rất biết
ơn nguồn vật liệu quý của Viện Nghiên cứu Lúa
Quốc tế (IRRI).
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
194
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khush G.S (1987). Rice Breeding, Past, Present and
future. J. Genet 66:195-216
2. Khush. G. S (1994). Rice improvement through
biotechnology. PP 152-161.
3. IRRI (1996). Standard evalution system,

international rice research insitute, Los Banos,
Philippines.
4. IRRI (1999). Experimental Design and data analysis
for agricultural research. Volume 2.277 paper.
5. Nguyễn Thị Lang (2002). Phương pháp cơ bản trong
nghiên cứu Công nghệ sinh học. NXB. Nông
nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.

6. Yan, W., and L.A. Hunt (1998). Genotype by
environment interaction and crop yield. Plant breed.
Rev. 16:135-178.

×