Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG HOA LAN CÓ GIÁ TRỊ CAO PHỤC VỤ NỘI TIÊU VÀ XUẤT KHẨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 11 trang )

Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO
GIỐNG HOA LAN CÓ GIÁ TRỊ CAO PHỤC VỤ NỘI TIÊU VÀ XUẤT KHẨU
Đinh Thị Dinh, Đặng Văn Đông,
Chu Thị Ngọc Mỹ
Viện Nghiên cứu Rau Quả
SUMMARY
Research on selecting and breeding of high qualily orchid
for domestic demand and exportation
Breeding orchid subject was applied on 4 genus: Phalaenopsis, Rhynchostylis, Dendrobium,
Cymbidium, and lasted from 2011 to 2015. 50 Phalaenopsis varietes, 37 Dendrobium varietes, 10
Rhynchostylis varietes, 65 Cymbidium varietes were collected, imported and valued. They were used for
breeding. The results showed that 2 varietes, “White spot 1” belonging to Rhynchostylis genus and “Kiếm
Trần Mộng Xuân” belonging to Cymbidium genus, grew and developed better. They were suggested for
test production. Besides, reseachers pollinated 40 Phalaenopsis hybrids, 20 Rhynchostylis hybrids, 20
Dendrobium hybrids, 15 Cymbidium hybrids. The hybrid seeds were grown in laboratory, some hybrid
planlets were grown in the green house.
Keywords: Breeding orchid, variety, domstic, export.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
*

Với mục tiêu chọn tạo và phát triển được một
số giống hoa lan (địa lan, phong lan) chất lượng
cao, thích hợp với quy mô sản xuất công nghiệp,
phục vụ nội tiêu và xuất khẩu và cụ thể là:
- Chọn, tạo được 2 - 3 giống hoa phong lan,
địa lan sinh trưởng khỏe, hoa bền, đẹp, thích hợp
với quy mô sản xuất công nghiệp.
- Xây dựng được quy trình nhân giống và
trồng các giống hoa lan mới.


- Xây dựng được mô hình trồng các
giống
hoa lan mới, quy mô 500 chậu/giống.
Nhóm tác giả Viện nghiên cứu Rau Quả đã
thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống hoa
lan có giá trị cao phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
Trên 4 chi lan Hồ điệp (P
halaenopsis spp.),
Ngọc điểm (Rhynchostylis spp.), Hoàng thảo
(Dendrobium spp.) và Địa lan (Cymbidium spp.).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thu thập, đánh giá
nguồn vật liệu: Chọn một số vùng sinh thái đại


Người phản biện: TS. Vũ Quang Sáng.
diện cho những nơi có nhiều giống lan quý, thu
thập ở các nhà vườn và những địa điểm đang
lưu giữ các giống lan, thu thập mỗi chi 5 - 10
giống, mỗi giống 50 - 100 chậu. Nhập nội một
số giống hoa có chất lượng cao ở nước trồng
hoa phổ biến. Đánh giá giống theo phương
pháp tập đoàn.
- Phương pháp tuyển chọn và khảo nghiệm giống:
+ Khảo nghiệm cơ bản: Từ kết quả đánh giá

tập đoàn tuyển chọn các giống hoa có triển vọng
đưa vào khảo nghiệm cơ bản. Bố trí thí nghiệm

theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần nhắc lại, số
cây trong mỗi lần lặp là 30 cây, theo dõi 10 ngày
một lần.
+ Khảo nghiệm sản xuất: Bố trí ở 3 - 4 vùng
sinh thái đại diện, theo phương pháp tuần tự
không nhắc lại, mỗi địa điểm
500 chậu. Thu thập
số liệu 10 ngày 1 lần theo 5 điểm chéo góc.
- Phương pháp nghiên cứu lai tạo giống mới:
Lựa chọn bố, mẹ có những đặc tính tốt, theo dõi
thời gian ra hoa để tiến hành lai. Các phép lai
được thực hiện như sau: Lai các giống hoa lan
bản địa với giống nhập nội, lai các giống nhập
nội với nhau. Mỗi phép lai tạo 10 - 20 tổ hợp. Hạt
được gieo tr
ên môi trường nhân tạo. Đánh giá
con lai theo phương pháp cá thể.
559
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều tra, thu thập, đánh giá và khai thác
sử dụng tập đoàn các giống hoa lan có giá trị
cao, thuộc các chi: Hoàng thảo, Ngọc điểm, Hồ
điệp, Địa lan.
- Đã tiến hành điều tra và thu thập bổ sung ở
15 nhà vườn trồng lan thuộc Hà Nội, Hưng Yên,
Sa Pa - Lào Cai, Lai Châu, Mộc Châu - Sơn La,
Đà Lạt - Lâm Đồng.
- Đã đánh giá nguồn vật liệu (gồm 162 giống
thuộc 4 chi) phục vụ cho công tác tuyển chọn v

à
lai tạo giống:
+ Chi Hồ điệp 50 giống: Trong đó 20 giống
Hồ điệp dại, 30 giống Hồ điệp nhập nội.
+ Chi Ngọc điểm 10 giống, trong đó 2 giống
bản địa và 8 giống nhập nội, đã tuyển chọn được
5 giống có nhiều ưu điểm để đưa vào khảo
nghiệm là giống đai châu đỏ, trắng, trắng đốm đỏ
và hai giống
trắng đốm tím bản địa.
Chi Hoàng thảo 37 giống, chủ yếu là các
giống nhập nội (đơn vị thực hiện Trung tâm
Khoai tây, Rau và Hoa Đà Lạt).
Chi Địa lan: Tại Sa Pa - Lào Cai đã thu
thập tổng số 43 giống, trong đó có 13 giống lan
kiếm bản địa và 30 giống lai và nhập nội, trong
đó xác định được 2 giống triển vọng là Trần
Mộng Xuân và Kiếm Hồng Hoàng đưa vào

khảo nghiệm.
Tại Đà Lạt: Đã thu thập tổng số 22 giống,
trong đó có 6 giống bản địa và 16 giống nhập nội,
trong đó xác định được 5 giống triển vọng là
Cam Lửa, Xanh Ngọc, Xanh Thơm, Nửa Vầng
Trăng, Vàng Golden.
3.2. Nghiên cứu tuyển chọn và khảo nghiệm các
giống hoa lan từ tập đoàn thu thập trong nước
và nhập nội (thuộc chi Ngọc điểm v
à Địa lan)
3.2.1. Kết quả khảo nghiệm giống hoa lan đai

châu thuộc chi Ngọc điểm
3.2.1.1. Kết quả khảo nghiệm cơ bản giống
hoa lan đai châu thuộc chi Ngọc điểm
* Tốc độ tăng trưởng lá của các giống lan
đai châu:
Từ kết quả đánh giá tập đoàn chúng tôi đã
tuyển chọn được 5 giống hoa lan đai châu có
nhiều ưu điểm đưa vào
khảo nghiệm cơ bản,
kết quả cho thấy:
Khả năng sinh trưởng biểu hiện bằng động
thái ra lá và kích thước lá. Số lá trên cây ở các
giống biến động qua các năm như sau: Sau 1 năm
số lá đạt từ 2 đến 4 lá, sau 2 năm đạt từ 4 - 5 lá,
sau 3 năm đạt từ 5 - 6 lá.
Tốc độ tăng trưởng số lá nhanh ở hai giống
bản địa đai châu đốm tím 1 và đai châu đốm t
ím
2, sau 3 năm số lá cao nhất là giống đai châu đốm
tím 2 (đạt 6,1 lá), thấp nhất là đai châu đốm đỏ
đạt 5,1 lá.
Bảng 1. Động thái tăng trưởng số lá, chiều dài lá, chiều rộng lá
của các giống lan đai châu
Tuổi cây
1 năm tuổi 2 năm tuổi 3 năm tuổi
Chỉ tiêu

Giống
Số lá/cây
Dài lá

(cm)
Rộng lá
(cm)
Số
lá/cây
Dài lá
(cm)
Rộng lá
(cm)
Số lá/cây
Dài lá
(cm)
Rộng lá
(cm)
Đ/C đỏ 2,8 8,8 1,5 4,1 15,8 2,8 5,3 21,0 4,2
Đai châu trắng 2,6 8,1 1,6 3,9 15,0 2,9 5,2 20,3 4,4
Đai châu đốm đỏ 3,0 8,5 1,5 4,0 15,3 2,7 5,1 21,6 4,0
Đai châu đốm tím 1 3,9 10,5 1,7 4,9 18,3 3,0 6,0 24,5 4,5
Đai châu đốm tím 2 3,8 11,2 1,4 4,9 20,2 2,8 6,1 27,5 4,0
CV (%) 4,3 6,1 5,2
LSD.
05
0,6 2,4 0,2
560
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất

Kích thước lá
ở các giống cũng có sự khác
biệt. Chiều dài lá ở các giống đai châu bản địa dài
hơn các giống đai châu công nghiệp, giống đai

châu đốm tím 2 có chiều dài lá dài nhất đạt
27,5cm sau trồng 3 năm, nhưng chiều rộng lá lại
nhỏ nhất (4cm), lá có hình dạng thuôn dài.
Ngược lại, giống đai châu trắng lại có chiều dài
lá ngắn nhất đạt 20,3cm nhưng chiều ngang lá lại
có kích thước khá lớn đạt 4,4cm
. Giống đai châu
đốm tím 1 có chiều ngang lá đạt giá trị lớn nhất
(4,5cm), dài lá đạt giá trị lớn thứ 2 (24,5cm) sau
giống đai châu đốm tím 2.
Nhìn chung, tốc độ sinh trưởng số lá và kích
thước lá ở 2 giống bản địa đai châu đốm tím 1 và
đai châu đốm tím 2 nhanh hơn các giống đai châu
công nghiệp ở mức sai khác có ý nghĩa thống kê.
* Tốc độ tăng trưởng rễ của các giống lan đai châu
Bảng 2. Độn
g thái tăng trưởng số rễ, kích thước rễ của các giống
Tuổi cây
1 năm tuổi 2 năm tuổi 3 năm tuổi
Chỉ tiêu

Giống
Số rễ
Đường kính
rễ (cm)
Dài rễ
(cm)
Số rễ
Đường kính
rễ (cm)

Dài rễ
(cm)
Số rễ
Đường kính
rễ (cm)
Dài rễ
(cm)
Đai châu đỏ 3,2 0,25 15,23 4,6 0,56 23,2 5,0 0,77 36,6
Đai châu trắng 3,1 0,24 16,02 4,1 0,67 24,1 5,1 0,86 35,2
Đai châu đốm đỏ 3,0 0,24 14,56 4,1 0,55 25,2 4,8 0,76 37,1
Đai châu đốm tím 1 3,2 0,32 18,78 4,3 0,62 27,3 5,1 0,87 40,8
Đai châu đốm tím 2 3,1 0,30 19,21 4,2 0,65 28,0 5,0 0,88 41,2
CV (%)

4,5 4,7 7,3
LSD.
05


0,31 0,11 2,8

Tốc độ tăng trưởng rễ của các giống được
thể hiện ở số rễ, chiều dài rễ, đường kính rễ biến
động qua các năm. Số rễ của các giống sau trồng
1 năm đạt 3 - 3,2 rễ, sau trồng 2 năm đạt 4,1 - 4,6
rễ, sau trồng 3 năm đạt 4,8 - 5,1 rễ. Số rễ giữa các
giống trong cùng một năm không có sự khác biệt
lớn (sai khác không có ý nghĩa thống kê).
Đường kính
rễ giữa các giống trong cùng

một năm cũng không có sự khác biệt ở mức tin
cậy 95%. Đường kính rễ sau trồng một năm đạt
từ 0,24 - 0,32cm, sau trồng 2 năm đạt từ 0,55 -
0,67cm, sau trồng 3 năm đạt từ 0,76 - 0,88cm.
Chiều dài rễ của các giống có sự khác biệt
qua các năm. Sau trồng một năm chiều dài rễ của
các giống đạt từ 14,56 - 19,21cm, chiều dài rễ ở
giống đai châu bản địa: Đ/C đốm t
ím 1 và đai
châu đốm tím 2 đạt 18,78 - 19,21cm trong khi
các giống đai châu công nghiệp chỉ đạt 14,5 -
16,0cm. Sau 2 năm trồng chiều dài rễ của các
giống đạt từ 23,2 - 28,0cm. Sau 3 năm trồng,
chiều dài rễ của các giống đạt từ 35,2 - 41,2cm,
chiều dài rễ đạt giá trị lớn trên 2 giống đai châu
đốm tím 1, đốm tím 2 đạt 40,8 - 41,2cm, các
giống còn lại đạt giá trị 35,2 - 37,1cm. Sau trồng
3 năm, Giống đai châu đốm tí
m 1 và đai châu
đốm tím 2 có chiều dài rễ lớn hơn các giống khác
ở mức có ý nghĩa thống kê.
* Năng suất, chất lượng hoa của các giống
lan đai châu
Năng suất và chất lượng hoa là một trong
những yếu tố quyết định hiệu quả sản xuất của
từng giống. Kết quả được trình bày ở bảng 3:
Bảng 3. Năng suất, chất lượng hoa lan đai châu (cây 3 năm tuổi)
Chỉ tiêu
Giống
Số hoa/cành

Dài cành hoa
(cm)
Đường kính
cành hoa
(cm)
Đường
kính hoa
(cm)
Màu sắc hoa
Hương
thơm
Độ bền
hoa (ngày)
Đ/C đỏ 21,5 14,2 0,45 2,37 Đỏ đậm Thơm nhẹ 21
Đ/C trắng 24,3 12,6 0,52 2,30 Trắng xanh Thơm nhẹ 19
Đ/C đốm đỏ 23,4 13,7 0,47 2,33 Trắng đốm đỏ Thơm nhẹ 22
Đ/C đốm tím 1 26,3 16,8 0,59 2,33 Trắng đốm tím Thơm 24
Đ/C đốm tím 2 25,2 16,5 0,52 2,32 Trắng đốm tím nhạt Thơm 23
CV (%) 6,5 6,7 4,3 5,4

LSD.
05
1,8 2,1 0,06 0,07

561
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Cây
lan đai châu sau trồng 3 năm bắt đầu
cho hoa, số chùm hoa đều đạt 1 chùm và đồng
nhất trên các giống. Tuy nhiên, chất lượng hoa

giữa các giống có sự khác nhau:
Số hoa trên cành của các giống đạt từ 21,5 -
26,3 hoa/cành, số hoa đạt cao nhất ở giống đai
châu đốm tím 1, tiếp theo là giống đai châu đốm
tím 2 đạt 25,2 hoa, các giống đai châu nhập nội
đạt từ 21,5 - 24,3 hoa và thấp nhất là giống đai
châu đỏ. Số hoa trên cành ở giống
đai châu đốm
tím 1 và đai châu đốm tím 2 đều cao hơn giống
đai châu đỏ ở mức có ý nghĩa thống kê.
Chiều dài cành hoa cũng là chỉ tiêu quan
trọng để đánh giá chất lượng hoa lan đai châu.
Chiều dài cành hoa của hai giống đai châu đốm
tím 1 và đai châu đốm tím 2 cao hơn so với các
giống nhập nội ở độ tin cậy 95%. Chiều dài cành
giống đai châu đốm tím 1 và đai châu đốm tím 2
là 16,8 và 16,5cm, các giống nhập nội đạt từ 12,6

- 14,2cm, chiều dài cành hoa ngắn nhất là giống
đai châu trắng.
Đường kính ngồng hoa giữa các giống đạt từ
0,45 - 0,59cm, lớn nhất ở giống đai châu đốm tím 1,
tiếp đến là giống đai châu trắng và đai châu đốm
tím 2 đạt 0,52cm, thấp nhất là đai châu đốm đỏ.
Đường kính hoa giữa các giống không có sự
khác biệt thống kê (đều đạt giá trị 2,3cm).
Độ bền hoa tự nhiên của các giống biến
động
từ 19 - 24 ngày. Giống có độ bền hoa dài
nhất là đai châu đốm tím 1, tiếp đến là đai châu

đốm tím 2 (23 ngày), các giống còn lại độ bền
hoa đạt từ 19 - 22 ngày.
Màu sắc hoa của giống đai châu đỏ, hoa có
màu đỏ, đai châu trắng có màu trắng xanh, đai
châu đốm đỏ hoa có màu trắng đốm đỏ to. Giống
hoa lan đai châu đốm tím 1, hoa có màu trắng
đốm tím, giống đai châu đốm tím 2 hoa có màu
trắng đốm tím nhạt.
Mùi thơm của các giống hoa lan đai
châu
bản địa đai châu đốm tím 1, đai châu đốm tím 2
hoa có mùi thơm ngát, các giống lan đai châu
công nghiệp hoa có mùi thơm nhẹ.
Nhận xét: Từ kết quả nghiên cứu tuyển chọn
và khảo nghiệm cơ bản các giống hoa lan đai
châu tại Viện Nghiên cứu Rau Quả, cho thấy:
Trong 5 giống hoa lan đai châu đưa vào khảo
nghiệm, 2 giống bản địa đai châu đốm tím 1, đai
châu đốm tím 2 sinh trưởng, phát triển khỏe, mức
độ gâ
y hại của một số sâu bệnh hại chính ở mức
nhẹ đến trung bình, chất lượng hoa: Chiều dài
cành hoa, số hoa trên cành, độ bền hoa của các
giống này cũng đều cao hơn so với các giống
nhập nội. Hai giống lan đai châu bản địa đai châu
đốm tím 1, đai châu đốm tím 2 đều có màu sắc
hoa đẹp, trắng đốm tím, có mùi thơm được người
tiêu dùng ưa thích trong khi các giống nhập nội
chỉ có m
ùi thơm nhẹ.

3.2.1.2. Kết quả khảo nghiệm sản xuất các
giống lan đai châu ở một số địa phương
Từ kết quả khảo nghiệm cơ bản tại Viện
Nghiên cứu Rau Quả nhóm nghiên cứu xác định
được 2 giống hoa lan đai châu bản địa đai châu
đốm tím 1 và đai châu đốm tím 2 có khả năng
sinh trưởng, phát triển mạnh hơn, chất lượng hoa
tốt, chúng tôi
tiếp tục đưa vào khảo nghiệm sản
xuất ở một số địa phương, kết quả cho thấy;
Chiều dài lá, năng suất, chất lượng hoa của
hai giống lan đai châu trồng ở một số địa phương
cho kết quả tương tự như giai đoạn khảo nghiệm
cơ bản tại Viện Nghiên cứu Rau Quả.
Chiều dài lá ở giống đai châu đốm
tím 2 có
chiều dài lá dài nhất đạt 27,3 - 28,2cm sau trồng
3 năm ở các địa phương, nhưng chiều ngang lá
lại nhỏ nhất (4cm), lá quá dài, mềm, nhỏ có xu
hướng bị vặn hoặc lật, gãy lá làm giảm thẩm mỹ
của cây.
Giống đai châu đốm tím 1 có chiều dài lá đạt
24,4 - 25,1cm, sau 3 năm tuổi ở các điểm trồng,
chiều ngang lá đạt giá trị 4,5cm (lớn hơn giống
đai châu đốm tím 2), kích thước lá cân đối, lá

cứng, mọc xiên, khỏe mạnh.
Sau trồng 3 năm, cây bắt đầu cho hoa, số
chùm hoa đều đạt 1 chùm và đồng nhất trên cả 2
giống. Tuy nhiên, chất lượng hoa giữa các giống

có sự khác nhau:
Số hoa trên cành của các giống đai châu đốm
tím 1 ở các điểm trồng đạt từ 26,4 - 27,5
hoa/cành, số hoa đạt cao nhất ở điểm trồng Hưng
Yên. Giống đai châu đốm tím 2 đạt 25,1 - 26,0
hoa, số hoa cũng đạt cao nhất ở Hưng Yên.
562
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
Bảng 4.
Chiều dài lá và chất lượng hoa lan đai châu trồng ở các địa phương (3 năm tuổi)
Địa điểm
Chỉ tiêu
Giống
Dài lá
(cm)
Số
hoa/chùm
Dài cành
hoa (cm)
Đường
kính cành
hoa (cm)
Đường
kính hoa
(cm)
Màu sắc hoa
Độ bền
hoa
(ngày)
Đai châu đốm tím 1 24,6 26,4 16,7 0,59 2,33 Trắng đốm tím 24

Viện Rau
Quả
Đai châu đốm tím 2 27,4 25,1 16,5 0,54 2,33 Trắng đốm tím nhạt 23
Đai châu đốm tím 1 25,1 27,5 17,2 0,59 2,34 Trắng đốm tím 24
Hưng Yên
Đai châu đốm tím 2 28,2 26,0 16,9 0,53 2,32 Trắng đốm tím nhạt 24
Đai châu đốm tím 1 24,4 26,4 16,4 0,57 2,32 Trắng đốm tím 23
La Phù
Đai châu đốm tím 2 27,3 25,6 16,4 0,52 2,31 Trắng đốm tím nhạt 22
Đai châu đốm tím 1 24,6 26,7 16,5 0,58 2,34 Trắng đốm tím 25
Sóc Sơn
Đai châu đốm tím 2 27,5 25,6 16,1 0,53 2,32 Trắng đốm tím nhạt 24

Chiều dài cành hoa của giống đai châu đốm
tím 1 ở các điểm trồng là 16,4 - 17,2cm, đạt giá trị
lớn nhất ở điểm trồng Hưng Yên. Giống đai châu
đốm tím 2 ở các điểm trồng là 16,1 - 16,9cm và
cũng đạt giá trị lớn nhất ở điểm trồng Hưng Yên.
Đường kính cành hoa và đường kính hoa của
hai giống không có sự khác biệt giữa 2 giống và
trên tất cả các điểm trồng đều đạt đư
ờng kính
cành 0,5cm và đường kính hoa là 2,3cm.
Độ bền hoa tự nhiên của hai giống ở các
điểm trồng biến động từ 22 - 25 ngày. Giống đai
châu đốm tím 1 có độ bền hoa dài hơn giống đai
châu đốm tím 2. Độ bền hoa của giống đai châu
đốm tím 1 ở các điểm trồng biến động từ (23 - 25
ngày), giống đai châu đốm tím 2, độ bền hoa đạt
từ 22 - 24 ngày. Cả hai giống đều có độ bền hoa


cao hơn ở điểm trồng Sóc Sơn.
Màu sắc hoa của giống đai châu đốm tím 1 là
trắng đốm tím và màu sắc hoa của đai châu đốm
tím 2 là trắng đốm tím nhạt. Mùi thơm của cả hai
giống đều có mùi thơm ngát.
Nhận xét: Qua kết quả khảo nghiệm sản xuất
cho thấy: Giống đai châu đốm tím 1 sinh trưởng,
phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng h
oa
tương đương với giai đoạn khảo nghiệm cơ bản:
Chiều dài lá đạt 24,4 - 25,1cm và chiều rộng lá
đạt 4,5cm, lá cứng, cân đối. Chiều dài cành hoa
đạt từ 16,4 - 17,2cm, số hoa/cành đạt 26,4 - 27,5
hoa, độ bền hoa đạt từ 23 - 25 ngày.
Giống đai châu đốm tím 2 có năng suất, chất
lượng hoa tương đương với giống đai châu đốm
tím 1. Tuy nhiên, lá phát triển quá dài (đạt 27,3 -
28,2cm), chiều rộng lá nhỏ (4cm), lá mềm, nhỏ
có xu hướng bị vặn h
oặc lật, gãy làm giảm thẩm
mỹ của cây.
3.2.2. Kết quả khảo nghiệm giống hoa Địa lan
tại Sa Pa - Lào Cai
Đề tài đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu
và Phát triển cây ôn đới tại SaPa - Lào Cai, thu
thập tập đoàn địa lan tại Lào Cai và một số vùng
lân cận như Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái và Sơn
La, kết quả đã thu thập được 13 giống hoa Địa lan
đưa vào đánh giá phục vụ cho công tác chọn tạo

giống, một số đặc điểm cơ bản của c
ác giống hoa
địa lan Kiếm được thể hiện qua bảng 5.
Bảng 5. Một số đặc điểm cơ bản của các giống hoa địa lan Kiếm
TT Tên Việt Nam
Tháng ra
mầm hoa
Tháng nở
hoa
Độ bền hoa Màu sắc hoa Hương thơm
Giá trị
(1000 đ)
1 Kiếm mỡ gà 7 9 - 10 55 Vàng nhạt Ít thơm 100
2 Kiếm thu xanh 7 - 8 10 65 Vàng xanh Không thơm 200
3 Kiếm thu nâu 7 - 8 10 70 Vàng nâu Không thơm 200
4 Kiếm rủ 7 - 8 9 - 10 60 Nâu socola Ít thơm 100
5 Kiếm thu nâu xanh 7 - 8 10 70 Nâu xanh Không thơm 200
6 Kiếm hồng hoàng 9 - 10 2 - 4 75 Vàng xanh Không thơm 500
7 Kiếm bạch ngọc 7 - 8 10 45 Trắng Thơm nhẹ 250
8 Kiếm thu vàng 7 - 8 10 - 11 70 Vàng Ít thơm 400
9 Kiếm gấm hè 2 - 3 5 - 6 45 Vàng vạch tím Không thơm 100
10 Kiếm lô hội 2 - 3 5 - 6 50 Nâu tím Không thơm 100
11 Trần Mộng Xuân 9 - 10 2 - 4 80 Vàng lục Ít thơm 600
12 Hồng lan 9 - 10 1 - 3 70 Trắng hồng Ít thơm 300
13 Kiếm gấm xuân 1 - 2 3 - 4 50 Tím nâu Không thơm 100
563
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Nhìn chun
g, thời gian xuất hiện mầm hoa
của các giống thường tập trung thành 3 nhóm:

Tháng 2 - 3, tháng 7 - 8 và tháng 9 - 10 trong
năm. Thời gian nở hoa tập trung vào tháng 3 - 4
và tháng 10 trong năm. Độ bền hoa đạt từ 45 đến
80 ngày, cao nhất ở các giống Trần Mộng Xuân,
Kiếm Hồng Hoàng và một số giống Kiếm Thu,
độ bền hoa thấp nhất ở giống Kiếm Bạch Ngọc
và Kiếm Gấm Hè. Màu sắc hoa chia thành 3
nhóm chủ đạo là màu vàng, màu nâu và màu
trắng. Hoa lan Kiếm thường có m
ùi thơm nhẹ
như Kiếm Trần Mộng Xuân, Kiếm Thu Vàng,
Kiếm Mỡ Gà , bên cạnh các giống thơm thì có 7
giống không thơm.
Chất lượng hoa được thể hiện bởi giá trị
kinh tế, hầu hết hoa lan Kiếm có giá trị kinh tế
cao hơn so với các loài hoa khác, một số giống
có giá trị kinh tế đặc biệt cao như Kiếm Trần
Mộng Xuân, Kiếm Hồng Hoàng, Kiếm Thu
Vàng giá bàn trung bình từ 400.000 - 600.000đ
một ngồng
hoa.
Từ kết quả đánh giá tập đoàn nhóm nghiên
cứu đã tuyển chọn được 3 giống hoa lan kiếm có
khả năng sinh trưởng khỏe, chất lượng hoa tốt và
có giá trị kinh tế cao để đưa vào khảo nghiệm,
kết quả được thể hiện qua bảng 6.
Bảng 6. Đặc điểm chính của các giống Địa lan Kiểm triển vọng
TT Đặc điểm chính Kiếm Hồng Hoàng Kiếm thu vàng Trần Mộng Xuân
1 Đường kính thân (cm) 4,0 - 5,0 2,0 3,5
2 Chiều dài lá (cm) 85,0 80,0 90,0

3 Chiều rộng lá (cm) 3,5 2,0 2,5
4 Tháng ra mầm hoa trong năm 9 - 10 7 - 8 9 - 10
5 Tháng nở hoa (tháng) 2 - 4 10 - 11 2 - 4
6 Độ bền hoa (ngày) 75 70 80
7 Chiều dài cành hoa (cm) 73,5 68,5 75,5
8 Số hoa TB/cành (hoa) 26 25 25
9 Màu sắc cánh đài Vàng xanh Vàng Vàng lục
10 Màu sắc cánh bên Vàng xanh Vàng Vàng lục
11 Màu sắc cánh môi Vàng đỏ sẫm Vàng vân tím Vàng, đỉnh đỏ hồng
12 Vẻ đẹp Đẹp Đẹp Đẹp
13 Hương thơm Không thơm Ít thơm Ít thơm
14 Hướng sử dụng Hoa chậu, hoa cắt Hoa chậu, hoa cắt Hoa chậu, hoa cắt
15 Tỷ lệ bị bệnh (%) 10 - 30 10 - 30 10 - 30

Các chỉ tiêu về sinh trưởng: Đường kính thân
đạt giá trị cao nhất ở giống Kiếm Hồng Hoàng (4
- 5cm), tiếp đến là Kiếm Trần Mộng Xuân
(3,5cm) và thấp nhất là Kiếm Thu Vàng (2cm),
chiều dài lá đạt cao nhất ở giống Trần Mộng
Xuân, tiếp đến là Kiếm Hồng Hoàng và thấp nhất
là Kiếm Thu Vàng, thời gian nở hoa trong năm
của giống Trần Mộng Xuân và Kiếm Hồng
Hoàng nở hoa vào dịp Tết cổ truyền (th
áng 2 - 4
dương lịch), còn giống Kiếm Thu Vàng nở hoa
vào tháng 10 - 11 (dl). Chiều dài cành hoa của cả
3 giống đều rất cao, cao nhất ở giống Trần Mộng
Xuân là 75,5cm, tiếp đến là giống lan Kiếm Hồng
Hoàng 73,5cm thấp nhất là Kiếm Thu Vàng
68,5cm. Số hoa trên cành của các giống là 25 - 26

hoa. Màu sắc hoa của cá giống đều là màu vàng,
cấu tạo hoa đẹp, giống Kiếm Trần Mộng Xuân và
Kiếm Thu Vàng có mùi thơm nhẹ còn giống
Kiếm Hồng Hoàng không thơm.
Từ kết quả đánh giá ở trên cho thấy
, trong ba
giống lan Kiếm, giống Trần Mộng Xuân có nhiều
ưu điểm hơn cả, cây sinh trưởng, phát triển khỏe,
chất lượng hoa cao, cành dài 75,5cm, có 25 hoa
trên cành, hoa màu vàng tươi có mùi thơm và nở
hoa vào dịp Tết cổ truyền, được thị trường ưa
chuộng, cho giá trị kinh tế cao.
3.3. Nghiên cứu lai tạo giống mới
3.3.1. Kết quả lai tạo các giống hoa lan đai
châu
thuộc chi Ngọc điểm
Với mong muốn tạo ra con lai mang các đặc
tính tốt của bố mẹ và có màu sắc hoa khác biệt
chúng tôi tiến hành thiết kế các cặp lai và đã tạo
564
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
ra 20 tổ hợp
. Trong 13 cặp lai thực hiện năm
2011 có 3 cặp lai không đậu quả là 04, 05 và 06.
Các cặp lai còn lại có tỷ lệ đậu quả dao động từ
25 - 75%, 10 tổ hợp lai đậu quả được gieo hạt và
ra ngôi vào tháng 9 năm 2012. Tuy nhiên, chỉ có
9 tổ hợp đã hình thành cây (tổ hợp 13 có đậu quả
nhưng quả không hạt). Năm 2012 tiến hành lai bổ
sung tạo 7 tổ hợp lai, đang được gieo hạt trong

phòng thí nghiệm.
Chín tổ hợp l
ai ra ngôi trên vườn, mỗi tổ hợp
lấy 100 cây. Đánh giá con lai theo phương pháp
cá thể, qua 4 tháng theo dõi, căn cứ vào đặc điểm
thân, lá có thể thấy mỗi tổ hợp lai phân chia ra
thành một số nhóm kiểu hình đặc trưng. Tổ hợp
R01 được chia thành 5 nhóm kiểu hình, con lai
được ký hiệu từ HR01 - 1đến HR01 - 5; tương tự
với các tổ hợp lai khác, đặc điểm của các con lai
điển hình được thể hiện qua bảng 7.
Bảng 7.
Một số đặc điểm hình thái của con lai đai châu
Màu sắc lá
TT
Ký hiệu
con lai
Màu sắc
thân
Số lá
(lá)
C. dài
lá (cm)
C. rộng
lá (cm)
Hình
dạng lá
Mặt trên Mặt dưới
Thế lá (lá)
Sự phân thùy

của lá
Đ/C 09 (Đ/C) X. tía 5,3 6,1 1,6 Thuôn X. đậm Xanh Đứng Sâu, lệch
Tổ hợp R01

1 HR01 - 1 Chấm tím 5,2 5,8 1,6 Thuôn Xanh X. tím Đứng Sâu, lệch, tròn
2 HR01 - 2 Chấm tím 6,0 6,0 1,5 Thuôn dài Xanh Xanh Đứng Lệch, tròn
3 HR01 - 3 Xanh 6,1 5,5 1,6 Bầu dục Xanh Xanh Đứng Ít, đều, tròn
4 HR01 - 4 X. tím 5,4 6,8 1,3 Thuôn dài Xanh Xanh Đứng Ít, tròn
5 HR01 - 5 Tím 5,2 7,0 1,8 Thuôn X. đậm X. tím Đứng Sâu, lệch, tròn

Tổ hợp Đ01

6 H01 - 1 Tím 5,6 6,0 1,3
Thuôn dài
nhỏ
Xanh X. tím Đứng Ít, đều, tròn
7 H01 - 2 Chấm tím 4,9 5,5 2,0 Thuôn
X. chấm
tím
Xanh Đứng Sâu, đều, tròn
8 H01 - 3 Tím 5,4 4,5 1,8 Bầu dục X. tím X. tím Đứng
Sâu, đều, gai
nhọn giữa
Tổ hợp Đ02
9 H02 - 1 Tím 5,3 2,6 1,2 Bầu dục X. tím X. tím Ngang Tròn, đều
10 H02 - 2 Tím 6,4 5,5 1,1 Thuôn X. đậm X. tím Đứng Lệch, tròn
11 H02 - 3 Xanh 5,7 5,0 1,2 B. dục dài X. đậm X. tía Đứng Lệch tròn
Tổ hợp Đ03

12 H03 - 1 X. tía 5,4 5,2 1,1 Thuôn dài X. đậm X. tía đỏ Ngang

Sâu, tròn đều,
có gai giữa
13 H03 - 2 Xanh 6,3 6,1 1,7 Bầu dục X. đậm Xanh Đứng
Sâu, lệch tròn,
có gai giữa

Tổ hợp Đ07

14 H07 - 1 Xanh 5,5 6,0 2,0 Bầu dục X. đậm Xanh Đứng Sâu, tròn lệch
15 H07 - 2 Xanh 4,8 8,0 1,6 Thuôn dài X. đậm Xanh Đứng
Tròn, lệch, có
gai giữa
16 H07 - 3 Đỏ 6,3 5,3 1,1 Thuôn dài X. tía Tím Đứng Lệch, tròn
17 H07 - 4 X. tía 5,7 6,0 1,5 Thuôn X. đậm X. tía đỏ Đứng Ít, tròn

Tổ hợp Đ08

18 H08 - 1 X. tía 4,9 5,3 1,0 Thuôn dài X. tía Tím Đứng Ít, tròn
19 H08 - 2 X. tía 4,7 6,0 1,8 Bầu dục X. tía đỏ Tím Đứng
Tròn, đều có
gai giữa

Tổ hợp Đ09

20 H09 - 1 Xanh 5,8 6,0 1,4 Thuôn dài Xanh Xanh Đứng
Lệch, tròn có
gai giữa
21 H09 - 2 Xanh 6,5 5,2 1,8 Bầu dục X. đậm X. đậm Đứng
Lệch, có gai
nhọn

22 H09 - 3 Xanh 5,4 8,3 2,1 Thuôn Xanh Xanh Đứng Lệch, tròn
565
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Màu sắc lá
TT
Ký hiệu
con lai
Màu sắc
thân
Số lá
(lá)
C. dài
lá (cm)
C. rộng
lá (cm)
Hình
dạng lá
Mặt trên Mặt dưới
Sự phân thùy
của lá
Thế lá (lá)

Tổ hợp Đ10

23 H10 - 1 Tím 6,5 5,5 1,9 Bầu dục X. đậm X. tía Đứng Sâu, tròn
24 H10 - 2 Xanh 5,7 6,0 1,3 Thuôn dài X. đậm X. tía Đứng
Lệch, tròn, có
gai giữa
25 H10 - 3 X. tía 5,4 5,3 1,7 B. dục dài X. đậm tía X. tía Đứng Lệch, tròn


Tổ hợp Đ12

26 H12 - 1 Xanh 4,9 4,1 1,4 Bầu dục X. nhạt Xanh Đứng Ít, có gai giữa
27 H12 - 2 Tía 6,3 5,5 1,0 Thuôn dài X. tía X. tía Đứng Lệch, tròn
28 H12 - 3 Xanh 6,5 6,3 1,6 B. dục dài X. đậm Xanh Đứng Lệch, tròn

Kết quả theo dõi sau 4 tháng cho thấy:
Màu sắc thân của các con lai từ xanh đến xanh
tía, số lá của các con lai đạt từ 4,7 - 6,6 lá,
chiều dài lá đạt từ 4,1 - 8,3cm, chiều rộng lá
đạt từ 1,0 - 2,1cm. Hình dạng lá bầu dục hoặc
thuôn dài, màu sắc lá từ xanh nhạt đến xanh
đậm, thế lá của hai con lai thuộc tổ hợp lai Đ02
và Đ03 có lá ngang, các con lai còn lại thế lá
đứng. Đầu lá của các con lai hầu hết là phân
thùy lệch và có gai.
Do thời gian đánh giá còn ngắn (4 tháng) nên
chưa đánh giá được nhiều. Tu
y nhiên, bước đầu
cho thấy: Con lai của tổ hợp R01 và Đ09 sinh
trưởng, phát triển khỏe hơn so với cây đối
chứng, thể hiện qua chỉ tiêu tỷ lệ sống sau trồng
trên 93,6%, số lá (5,2 - 6,5 lá/cây), chiều dài lá
(5,2 - 8,3cm). Ngược lại các cá thể của tổ hợp
08, 11 sinh trưởng phát triển kém hơn so với các
cá thể của các tổ hợp còn lại.
3.3.2. Kết quả lai tạo giống hoa lan Hồ điệp
Nhóm
nghiên cứu đã tiến hành lai hữu tính
được 110 tổ hợp lai, trong đó có 37 tổ hợp lai

không đậu quả và 33 tổ hợp lai có hình thành quả
nhưng không có hạt, còn lại 40 tổ hợp lai (có 3 tổ
hợp lai đã được ra cây và 37 tổ hợp lai đang được
gieo hạt trong phòng thí nghiệm).
Theo dõi sự phát triển của quả cho thấy: Sau
45 ngày kể từ ngày thụ phấn thì kích thước quả
lai đều đạt xấp xỉ tối đa. Ở các tổ hợp lai sử dụng

cây mẹ là cây nhập nội thì kích thước quả lớn hơn
(chiều dài quả dao động từ 6,8 - 9,6cm; đường
kính quả từ 0,9 - 1,5cm) so với cây mẹ là cây bản
địa (chiều dài quả dao động từ 2,5 - 4,5cm; đường
kính quả từ 0,5 - 0,9cm). Ngược lai, thời gian từ
khi thụ phấn đến khi quả chín thì ở tổ hợp cây mẹ
nhập nội là từ 90 - 125 ngày. Nếu cây mẹ là bản
địa thì thời
gian quả chín là từ 175 - 215 ngày.
Như vậy: Có thể thấy tỷ lệ đậu quả của các
tổ hợp lai giữa Hồ điệp nhập nội với nhau và các
tổ hợp lai giữa Hồ điệp bản địa với Hồ điệp nhập
nội tương đối cao, trong khi đó các giống Hồ
điệp bản địa sử dụng làm bố thì khô
ng đậu quả.
Và một số mẫu giống HĐ50, HĐ28, HĐ27,
HĐ24, HĐ40, HĐ18 sử dụng làm vật liệu lai
không đậu quả hoặc quả không có hạt.
Trong 40 tổ hợp lai có 3 tổ hợp lai là I02, I03
và I05 đã ra ngôi vào tháng 6 năm 2012, 37 tổ
hợp lai còn lại đã được ra cây vào khoảng tháng 4
năm 2013.

Ba tổ hợp lai I02, I03 và I05 có cây bố mẹ là
cây nhập nội (cây lai) lên cây con phân ly tương
đối lớn. Đánh giá con theo phương pháp cá thể,
tu
y nhiên, qua quan sát có thể thấy mỗi tổ hợp lai
có thể phân chia ra thành một số nhóm kiểu cây
đặc trưng. Tổ hợp I02 đánh giá con lai HI02-1,
HI02-2, HI02-3, HI02-4, HI02-5, HI02-6; Tổ hợp
I03 đánh giá con lai HI03-1, HI03-2, HI03-3,
HI03-4, HI02-5, HI02-6; Tổ hợp I05 đánh giá
con lai HI05-1, HI05-2, HI05-3, HI05-4, HI05-5,
HI05-6, HI05-7.
Đánh giá đặc điểm thân, lá và khả năng sinh
trưởng phát triển của con lai so với cây bố mẹ.
Kết quả được trình bày ở bảng 8.
566
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
Bảng 8.
Một số đặc điểm hình thái của con lai Hồ điệp sau ra ngôi 6 tháng
Màu sắc lá
TT Ký hiệu con lai
Màu sắc
thân
Số lá
(lá)
C. dài
lácm)
Rộng lá
(cm)
Hình dạng lá

Mặt trên Mặt dưới
Thế lá
(lá)
I Tổ hợp I02

HĐ05 (♀) Đỏ tía 4 8 3,5 Dài X. đậm Mép đỏ tía Đứng
HĐ11(♂) Xanh 4 9,1 4,2 Bầu dục Xanh X. Nhạt Ngang
1 HI02 - 1 X. tía 5 6,8 4,5 B.dục tròn X. tím Tím Ngang
2 HI02 - 2 X. tía 5 13 4 B. dục dài X. tím Tím Ngang
3 HI02 - 3 X. tía 5 6 3,8 Bầu dục X. tím Tím Đứng
4 HI02 - 4 Xanh 4 5 4,3 Tròn Xanh Xanh Ngang
5 HI02 - 5 Xanh 4 11,2 3 B. dục dài Xanh Xanh Ngang
6 HI02 - 6 X. tía 4 6 4,5 Tròn X. viền tím Tím Đứng
II Tổ hợp I03

HĐ05 (♀) Đỏ tía 4 8 3,5 Dài X. đậm Mép đỏ tía Đứng
HĐ13 (♂) Đỏ tía 4 10,5 3,8 Dài Xanh Mép đỏ tía Đứng
7 HI03 - 1 Xanh 4 5,2 4,8 Tròn Xanh Xanh Đứng
8 HI03 - 2 Xanh 5 5,8 3 Bầu dục Xanh Xanh Ngang
9 HI03 - 3 Đỏ tía 5 6,4 4 Bầu dục X. tím Tím Ngang
10 HI03 - 4 Đỏ tía 4 7 4 Bầu dục X. viền tím Tím Đứng
11 HI03 - 5 Đỏ tía 5 6,2 4 B.dục tròn X. tím Tím Đứng
12 HI03 - 6 Đỏ tía 5 7,3 3,5 Bầu dục X. tím Tím Đứng
III Tổ hợp I05

HĐ10 (♀) Xanh 6 8 3,2 Thondài X. đậm X. Nhạt Đứng
HĐ05 (♂) Đỏ tía 4 8 3,5 Dài X. đậm Mép đỏ tía Đứng
13 HI05 - 1 Xanh 4 5,5 2,5 Bầu dục X. đậm Xanh Ngang
14 HI05 - 2 Xanh 4 5,5 3,2 Trứng Xanh Xanh Ngang
15 HI05 - 3 Xanh 6 4,2 3,4 Tròn Xanh Xanh Ngang

16 HI05 - 4 Tím 6 5 4,3 Tròn X. tím Tím Ngang
17 HI05 - 5 Đỏ tía 5 7,5 3,5 Bầu dục X. tím Tím Ngang
18 HI05 - 6 Đỏ tía 4 7 3,4 Bầu dục X. tím Tím Ngang
19 HI05 - 7 Đỏ tía 5 7 4,1 Trứng X. tím Tím Đứng

Qua bảng 6 cho thấy, con lai ở mỗi tổ hợp lai
đã thấy sự phân ly tương đối rõ, thể hiện qua các
chỉ tiêu màu sắc thân, hình dạng lá, màu sắc lá,
thế lá và sự phân thùy của lá.
3.3.3. Kết quả lai tạo giống hoa lan Hoàng thảo
Đề tài đã tiến hành lai tạo 20 tổ hợp lai
Hoàng thảo, trong đó từ 10 tổ hợp (lai giữa các
giống bản địa và giống nhập nội) đã chọn lọc
được 13 dòng có triển vọng, kết quả về đặc điểm
sinh trưởng, phát triển của các dòng được thể
hiện qua bảng
9.
Nhìn chung các dòng chọn sinh trưởng khá
mạnh, với độ tuổi không đồng đều nhau từ 10 -
20 tháng tuổi. Một số dòng chọn có độ tuổi từ 18
- 20 tháng đang trong giai đoạn ra hoa bói, số
hoa/cành 6 - 11 hoa, chiều cao cây trung bình
trong khoảng 22 - 25cm, đường kính thân trung
bình 1,6 - 2,2cm. Những dòng lai còn lại sinh
trưởng khá mạnh, chưa đủ độ tuổi thành thục nên
chưa bộc lộ hết các đặc điểm
hình thái.
567
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Bảng 9.

Một số đặc điểm hình thái của dòng lai lan Hoàng thảo
TT Dòng chọn
Số tháng
tuổi
Chiều cao
cây (cm)
ĐK thân
(cm)
Dài  Rộng lá
(cm)
Số
hoa/cành
ĐK hoa
(cm)
1 Den 08.11.9 20 21 1,7
15  4,0
7 8
2 Den 08.11.25 14 22 1,6
12  3,8
- -
3 Den 08.14.5 17 15 1,4
14  4,1
7 8
4 Den 08.14.6 10 14 1,4
11  3,5
- -
5 Den 08.14.11 11 21 1,5
12  4,2
- -
6 Den 08.14.13 18 22 1,7

14  3,9
5 7,5
7 Den 08.15.2 10 6 0,8
7  2,0
- -
8 Den 08.12.2 17 36 2,2
15  4,0
11 8,3
9 Den 08.9.2 18 22 1,6
15  4,0
6 7,8
10 Den 08.8 18 25 1,7
14  3,5
7 6,4
11 Den 08.8.1 15 22 1,5
11  2,8
7 7,0
12 Den 08.8.5 16 24 1,6
12  3,8
6 6,5
13 Den 08.5.2 15 20 1,7
11  3,5
5 6,0

3.3.4. Kết quả lai tạo giống hoa Địa lan
Dựa trên kết quả điều tra, thu thập và xác
định giống bố mẹ, đã tiến hành lai được 15 THL
hoa Địa lan, trong đó có 6 THL đã ra ngôi trong
vườn ươm, 9 tổ hợp lai còn lại đang được gieo
hạt trên môi trường nhân tạo.

Bảng 10. Đặc điểm của một số tổ hợp lai hoa Địa lan
TT THL Số lá Đường kính thân (cm) Chiều dài lá (cm) Số tháng tuổi
1
Xanh Chiểu  31
10 2,0 16 15
2
31  Xanh Chiểu
10 2,1 20 15
3
Xanh Nhật  Xanh Chiểu
7 1,7 17 15
4
Vàng Ba Râu  12X
8 1,6 15 8
5
Tím hột  12X
6 1,2 14 6
6
30  12X
6 1,0 12 6

Các tổ hợp đã đưa ra vườn với độ tuổi từ 6
đến 15 tháng. Cây lai đang ở giai đoạn cây con
nên sinh trưởng và phát triển với tốc độ chậm,
với 6 - 10 lá thật, 1 giả hành, đường kính giả
hành từ 1,0 - 2,0cm, cây con không bị nhiễm
bệnh. Trong đó THL sinh trưởng mạnh nhất là:
Xanh Chiểu  31 và 31  Xanh Chiểu. Các THL
được trồng trong bịch đen tùy thuộc giai đoạn và
kích cỡ cây. Số lượng mỗi THL 100 câ

y.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Đã thu thập, nhập nội và đánh giá tập đoàn
gồm 50 giống lan Hồ điệp, 37 giống lan Hoàng
thảo, 10 giống lan Ngọc điểm, 65 giống Địa lan
phục vụ cho công tác chọn tạo giống.
Đã tuyển chọn và khảo nghiệm giống trên 2
chi Ngọc điểm và Địa lan xác định được 2 giống
có các đặc điểm vượt trội về sinh trưởng và chất
lượng hoa đó là giống hoa lan đai châu
đốm tím 1
thuộc chi Ngọc điểm và giống lan Kiếm Trần
Mộng Xuân thuộc chi Địa lan.
Đã lai tạo 40 tổ hợp lai Hồ điệp, 20 tổ hợp lai
thuộc chi Ngọc điểm, 20 tổ hợp lai thuộc chi
Hoàng thảo, 15 tổ hợp lai Địa lan. Các tổ hợp lai
được gieo hạt trong phòng thí nghiệm, trong đó có
một số tổ hợp lai đã ra ngôi, đang được đánh g

trên vườn gồm 40 tổ hợp lai lan Hồ điệp, 9 tổ hợp
568
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
lai l
an Ngọc điểm, 6 tổ hợp lai Địa lan và 13 dòng
lai triển vọng lan Hoàng thảo.
4.2. Đề nghị
Đề nghị công nhận giống hoa lan đai châu
Đốm tím 1 thuộc chi Ngọc điểm và giống lan
Kiếm Trần Mộng Xuân thuộc chi Địa lan là

giống sản xuất thử.
Tiếp tục lai tạo bổ sung nguồn vật liệu
ban đầu và tiếp tục đánh giá các tổ hợp lai,
dòng lai đã tạo ra, chọn lọc, nhân dò
ng, khảo
nghiệm giống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Tấn Đức và cs. (2007). Sử dụng phương pháp
bắn gen để tạo cây lan Dendrobium chuyển gen,
Công nghệ sinh học thực vật trong công tác nhân
giống và chọn tạo giống hoa, NXB. Nông nghiệp TP
Hồ Chí Minh, tr 299 - 303.
2. Lê văn Hòa, Dương Thị Mỹ Phụng, Nguyễn Quốc
Hội, Nguyễn Văn Ây (2007). Khả năng gây đột biến
nhân tạo hoa lan cắt cành Dendrobium bằng tia
gamma, Công nghệ sinh học thực vật trong công tác
nhân giống
và chọn tạo giống hoa, NXB. Nông
nghiệp TP Hồ Chí Minh, tr 175 - 187.\
3. Nguyễn Hữu Hổ và cs. (2007). Nghiên cứu chuyển
gen vào lục lạp giống hoa phong lan thương mại
Dendrobium Candy stripe  Madame cherry, Công
nghệ sinh học thực vật trong công tác nhân giống và
chọn tạo giống hoa, NXB. Nông nghiệp TP Hồ Chí
Minh, tr 255 - 264.
4. A. Khoddamzadeh, In vitro induction and
proliferation of protocorm - like bodies (PLBs) from
leaf segments of Phalaenopsis bellina (Rchb.f.)
Christenson, Plant Growth Regulation, Online
First™, 14 July

2011.
5. Alvin Seidel Orquidário Catarinense Ltda và cs
(2011). Ex vitro acclimatization of Cattleya forbesii
and Laelia purpurata seedlings in a selection of
substrates, Acta Scientiarum - Agronomy 2011 Vol.
33 No. 1 pp. 97 - 103.

569

×