Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Slide môn quản lý học: Hình thức kiểm soát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.9 KB, 2 trang )

CÁC HÌNH THỨC KIỂM SOÁT

1. Xét theo cấp độ của hệ thống kiểm soát

a. Kiểm soát chiến lược
là những hoạt động kiểm soát không hướng vào việc đánh giá, xem xét hệ thống công tác
quản lý của một tổ chức mà nhằm phân tích, đánh giá khả năng phát triển ở tương lai của một
tổ chức.

b. Kiểm soát tác nghiệp
là hoạt động kiểm soát chỉ tập trung vào những chuyên đề, vụ việc, sự kiện cụ thể nào đó
để nhằm đưa ra những tiêu chuẩn cho việc thực hiện kế hoạch mong muốn và nhằm để so sánh
những kết quả thực tế về sản phẩm, dịch vụ đối với các tiêu chuẩn này dưới dạng số lượng, chất
lượng, thời gian và chi phí.

c. Kiểm soát đồng bộ
là hệ thống kiểm soát được sử dụng để kiểm soát toàn bộ hoạt động của tổ chức một cách
tổng thể.

2. Xét theo quá trình hoạt động

a. Kiểm soát trước hoạt động (kiểm soát lường trước)
là hình thức kiểm soát ngăn ngừa những gì đã có thể biết trước nhằm không cho nó xảy ra
(nếu như tác động xấu đến sự đạt được mục tiêu của tổ chức).

b. Kiểm soát trong hoạt động (Kiểm soát kết quả của từng giai đoạn hoạt động)
là một hình thức giám sát và các nhà quản lý đưa ra các hoạt động điều chỉnh ngay khi
giám sát.

c. Kiểm soát kết quả (Kiểm soát sau hoạt động)
là hình thức đo lường kết quả cuối cùng của hoạt động, nguyên nhân của sai lệch so với các


tiêu chuẩn và kế hoạch được xác định và điều chỉnh cho những hoạt động tương tự trong tương
lai.

3. Xét theo phạm vi, quy mô của kiểm soát

a. Kiểm soát toàn diện: nhằm đánh giá việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch của tổ chức một
cách tổng thể.

b. Kiểm soát bộ phận: thực hiện đối với từng lĩnh vực, bộ phận, phân hệ cụ thể của tổ
chức.

c. Kiểm soát cá nhân: thực hiện đối với những con người cụ thể trong tổ chức.

4. Xét theo tần suất của quá trình hoạt động

a. Kiểm soát định kỳ
là hình thức kiểm soát được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt.

b. Kiểm soát đột xuất
thường gắn với những vấn đề cấp thiết, bức xúc nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sai
phạm để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước.

c. Kiểm soát thường xuyên: Là hoạt động giám sát thường xuyên trong mọi thời điểm đối
với đối tượng bị kiểm soát.

5. Theo mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng

a. Kiểm soát là hoạt động kiểm soát của lãnh đạo tổ chức và các cán bộ chuyên nghiệp đối
với đối tượng quản lý.


b. Tự kiểm soát là việc phát triển những nhà quản lý và nhân viên có năng lực và ý thức kỷ
luật cao; có khả năng giám sát bản thân và áp dụng thành thạo kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để
hoàn thành các mục tiêu kế hoạch với hiệu quả cao.

×