Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

luận văn quản trị kinh doanh Hoạt động nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt công nghiệp của công ty TNHH Thiết bị công nghiệp GSI Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.99 KB, 30 trang )

Báo cáo thực tập
MỤC LỤC
Bùi Hữu Tuấn A10-46D-KTDN
Báo cáo thực tập
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay khi khu vực hóa toàn cầu hóa đã và đang tiến sâu vào từng ngách thị
trường nước ta. Hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta ngày càng phát triển, đặc biệt là
hoạt động nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt công nghiệp. Thiết bị máy hàn cắt ở nước ta
hiện nay chưa có điều kiện và công nghệ để sản xuất phục vụ cho các ngành công nghiệp
và xây dựng. Nhu cầu về các thiết bị máy hàn cắt trong ngành công nghiệp đóng tàu và
kết cấu thép ngày càng tăng, trong khi đó cung không đáp ứng đủ cầu. Điều này thúc đẩy
hoạt động nhập khẩu của các công ty nội địa.
Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp GSI Việt Nam đã kịp thời nắm bắt cơ hội
đó để mở rộng hơn phạm vi và quy mô nhập khẩu thiết bị máy móc ở thị trường nước
ngoài đặc biệt là máy hàn cắt. Do vậy, em chọn đề tài: “Hoạt động nhập khẩu thiết bị
máy hàn cắt công nghiệp của công ty TNHH Thiết bị công nghiệp GSI Việt Nam”
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài hoạt động nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt
công nghiệp của công ty TNHH Thiết bị công nghiệp GSI Việt Nam đó là để khái quát
những vấn đề lý luận về hoạt động nhập khẩu ở thị trường nước ta. Đồng thời phân tích
đánh giá thực trạng hoạt động nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt của Công ty trong những
năm qua và các giải pháp để hoạt động nhập khẩu đạt hiệu quả tốt.
Phạm vi nghiên cứu đề tài là hoạt động nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt của
công ty TNHH Thiết bị công nghiệp GSI Việt Nam trong những năm qua và xu
hướng nhập khẩu trong thời gian tới.
Kết cấu của đề tài “Hoạt động nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt công nghiệp
của Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp GSI Việt Nam” gồm có ba chương:
Chương I: Giới thiệu cơ sở hoạt động thực tập- Công ty TNHH Thiết bị
công nghiệp GSI Việt Nam
Chương II: Thực trạng về hoạt động nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt
công nghiệp của Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp GSI Việt Nam
Chương III: Đánh giá, định hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhập


khẩu thiết bị máy hàn cắt của Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp GSI Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Thạc sĩ Trần Bích Ngọc, chị Trần
Thanh Trà trưởng phòng xuất nhập khẩu cùng các anh chị nhân viên trong công ty
đã giúp em hoàn thành tốt đề tài: “Hoạt động nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt của
công ty TNHH Thiết bị công nghiệp GSI Việt Nam”.
Mặc dù có rất nhiều cố gắng xong không khỏi thiếu sót mong Thạc sĩ Trần
Bích Ngọc đóng góp và cho ý kiến để em hoàn thành bài viết này tốt hơn nữa.
Bùi Hữu Tuấn A10-46D-KTDN
1
Báo cáo thực tập
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP- CÔNG TY
TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP GSI VIỆT NAM
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH GSI
VIỆT NAM
Công ty trách nhiệm hữu hạn(TNHH) Thiết bị công nghiệp GSI Việt Nam là
một trong những công ty TNHH hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp các
giải pháp, công nghệ và thiết bị hàn cắt công nghiệp. Hoạt động kinh doanh chính
của công ty là nhập khẩu các thiết bị máy hàn cắt công nghiệp từ các thị trường lớn
trên thế giới như: Pháp, Mỹ, Đài Loan… Công ty được thành lập năm 2001 đến nay
đã hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hiệu quả và ngày càng mở rộng quy mô
kinh doanh nhập khẩu trên nhiều thị trường mới trên thế giới
Tân công ty: Công Ty trách nhiệm hữu hạn Thiết Bị Công nghiệp GSI Việt Nam
Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 5, Toà nhà Lỏng Hạ, Phường Thành Công, Quận Ba
Đình, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 83311572 Fax: 83311573
Vốn điều lệ: 6.000.000.000 đồng (Sáu tỷ đồng VN)
Danh sách thành viên góp vốn:
- Ông Đỗ Quang Dũng: giá trị vốn góp: 4.500.000.000 (75%)
- Ông Ngô Tất Thắng: giá trị vốn góp: 1500.000.000 (25%)

Người đại diện theo pháp luật của công ty:
Chức Danh: Giám Đốc
Họ và tên: Đỗ Quang Dũng
Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp GSI Việt Nam là một công ty thương
mại, chuyên kinh doanh về thiết bị công nghiệp như các máy cắt hàn, máy cắt, phụ
tùng và vật liệu tiêu hao. Ngay từ khi thành lập, mong muốn trở thành một công ty
thương mại hàng đầu Việt Nam trong ngành công nghiệp và dịch vụ kinh doanh
Bùi Hữu Tuấn A10-46D-KTDN
2
Báo cáo thực tập
luôn là mục tiêu, là động lực để Thiết bị cơng nghiệp GSI Việt Nam phấn đấu.
Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp GSI Việt Nam có khả năng cung cấp một cách
tốt nhất các nhu cầu của khách hàng bao gồm: tư vấn lựa chọn giải pháp, lựa chọn
công nghệ và thiết bị hàn - cắt, khả năng cung ứng tất cả các loại thiết bị hàn cắt
chuyên nghiệp từ các loại máy chuyên dụng cho đến các thiết bị công nghệ cao, các
giải pháp cắt – hàn tự động. Công ty luôn chú trọng tới các chính sách chăm sóc
khách hàng để có thể đảm bảo luôn đem đến cho khách hàng các sản phẩm, các giải
pháp đầu tư hiệu quả nhất, dịch vụ tốt nhất với giá cả ưu đãi nhất. Bằng cách này,
Công ty Thiết bị công nghiệp GSI Việt Nam đang từng bước hoàn thiện và nâng cao
sản phẩm dịch vụ của mình.
II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG
NGHIỆP GSI VIỆT NAM
1.Chức năng
Cũng như những công ty trong ngành công ty TNHH Thiết bị công nghiệp GSI
Việt Nam có chức năng chủ yếu là: thông qua hoạt động kinh doanh nhập khẩu máy
móc thiết bị hàn - cắt công nghiệp hiện đại từ các nước như Mỹ, Pháp, Đài Loan,
Trung Quốc… để phân phối cho các công ty trong nước. Bên cạnh đó công ty còn
thực hiện sản xuất và lắp ráp các máy hàn để hoàn thiện thiết bị hơn để thực hiện
phân phối cho các ngành công nghiệp khác. Công ty đã khai thác có hiệu quả nguồn
vốn, nguồn nguyên liệu để duy trì và phát triển công ty hơn nữa, qua đó góp phần

giúp cho các ngành công nghiệp đặc biệt là ngành công nghiệp cơ khí phát triển bền
vững. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
2. Nhiệm vụ
Với một thời gian phát triển khá dài từ năm 2001, công ty Thiết bị công nghiệp
GSI Việt Nam đã có những thành công đáng kể. Tuy nhiên, công ty đã không quân
nhiệm vụ của công ty mình đó là:
- Báo cáo hàng kỳ kết quả kinh doanh với cơ quan quản lý cấp trên.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật và chính sách của nhà nước về công tác
hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản đóng góp khác có liên quan như:
Bùi Hữu Tuấn A10-46D-KTDN
3
Báo cáo thực tập
thuế VAT, thuế TNDN, thuế XNK, thuế tiêu thụ đặc biệt,…
- Không ngừng nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên qua đó nâng cao khả
năng cạnh tranh của công ty mình.
- Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ, bồi dưỡng cán bộ
công nhân viên.
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Tổ chức tốt công tác về nhân sự
- Luôn củng cố lại bộ máy quản lý bao gồm: cơ cấu tổ chức, sự phân cấp trong
bộ máy và mối quan hệ quản lý điều hành phải có kế hoạch tuyển dụng, tiền lương.
- Tổ chức tốt hoạt động Marketing, chính sách căn bản và tình hình quản lý
các yếu tố vật chất trong kinh doanh, trong lĩnh vực quản lý khác, quản lý chất
lượng dịch vụ và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường
- Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn phát triển vốn kinh doanh.
3. Quyền hạn của công ty
-Chủ động kinh doanh, kí kết các hợp đồng kinh tế với các bạn hàng trong và
ngoài nước về mua bán, liên doanh liên kết, hợp tác và đầu tư về nghiên cứu những
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ, chính sách

pháp luật.
- Được vay vốn ở các ngân hàng theo quy định của pháp luật
- Được tổ chức bộ máy quản lý, mạng lưới sản xuất kinh doanh quy định chức
năng, quyền hạn của các đơn vị trực thuộc theo quản lý của hội đồng quản trị.
- Được phép tiếp thị, tham gia hội chợ triển lãm, quảng cáo hàng hoá, đặt văn
phòng đại diện, chi nhánh kinh doanh ở trong nước và ngoài nước khi cần thiết.
- Bổ nhiệm, bãi nhiệm, tuyển dụng, điều động lao động, cho thôi việc, khen
thưởng theo quy chế của công ty.
- Tuy nhiên công ty không được quyền phát hành cổ phiếu.
Bùi Hữu Tuấn A10-46D-KTDN
4
Báo cáo thực tập
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy của công ty
- Giám Đốc: Ông Đỗ Quang Dũng
- Phó giám đốc: Ông Ngô Tất Thắng
- Hỗ trợ thành văn phòng: 01 trợ lý giám đốc
- Tổng số nhân viên: 43 người
1. Phòng kế toán
Trưởng phòng: Trần Quốc Thiên
* Chức năng:
- Hạch toán kế toán
- Quản lý tài chính:
+ Lập kế hoạch thu chi hàng tháng, quý, năm
+ Tìm kiếm đối tác nhập khẩu, tìm kiếm ngân hàng
+ Tìm kiếm khả năng huy động tối đa vốn của công ty
- Điều hành:
Bùi Hữu Tuấn A10-46D-KTDN
5
Hội đồng

quản trị
Phòng
kế toán
Phòng
kỹ thuật
Phòng kinh
doanh thiết bị
Phòng
dự án
Phòng xuất
nhập khẩu
Phòng
kinh doanh
Phòng kinh
doanh vật liệu
Báo cáo thực tập
+ Nhận đề nghị xuất hàng của cán bộ kinh doanh, lập lệnh xuất hàng chuyển
thủ kho xuất, liên hệ với phòng Kỹ thuật bố trí nhân sự giao hàng, liên hệ khách
hàng để giao hàng- nhận biên bản bàn giao hàng, liên hệ phương tiện vận chuyển.
Mặt khác, bộ phận điều hàng là một phần của phòng kế toán, thời điểm hiện tại sẽ
do kế toán hàng hoá, công nợ thực hiện.
2. Phòng dự án
Trưởng phòng: Nguyễn Quỳnh Hoa
- Triển khai và thực hiện các dự án cung cấp dây chuyền thiết bị đồng bộ
3. Phòng xuất nhập khẩu(XNK)
Trưởng phòng: Trần Thanh Trà
- Lên đơn hàng, lập hợp đồng ngoại
- Tìm kiếm đối tác nước ngoài mới
- Chuẩn bị chứng từ nhập hàng; nhận hàng
4. Phòng kỹ thuật

Trưởng phòng: Phạm Văn Khuê
- Bàn giao, lắp đặt, hướng dẫn sử dụng máy cho khách hàng
- Bảo hành, sửa chữa máy móc, mua vật tư lắp máy
- Nghiên cứu sản phẩm mới
5. Phòng kinh doanh thiết bị
Trưởng phòng: Bao Bách Thắng
- Kinh doanh các loại máy công nghiệp, máy hàn, máy cắt và phụ tựng
- Nghiên cứu các sản phẩm mới về Robot hàn
6. Phòng kinh doanh vật liệu
Trưởng phòng: Ngô Xuân Cường
- Kinh doanh vật liệu và dịch vụ phục hồi chi tiết kim loại
Bùi Hữu Tuấn A10-46D-KTDN
6
Báo cáo thực tập
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ
MÁY HÀN CẮT CÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH
THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP GSI VIỆT NAM
I. NGÀNH HÀNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1. Phân phối
Thiết bị hàn cắt công nghiệp, phụ tùng nghành hàn - cắt, vật liệu hàn thông
thường, vật liệu hàn đặc biệt dưới các thương hiệu nổi tiếng như: Tập đoàn
THERMADYNE (MỸ), tập đoàn AIR LIQUIDE (Cộng hồ Pháp), tập đoàn
PROARC (Đài Loan) và một số sản xuất có uy tín khác. Ngoài ra công ty cũng
không ngừng chuyên nghiệp hoá hoạt động kinh doanh cũng như đa dạng hoá các
sản phẩm và dịch vụ. Công ty đã phát triển việc kinh doanh nhiều sản phẩm mới
liên quan đến công nghệ và một số loại máy móc thiết bị công nghiệp.
2. Sản xuất và lắp ráp
-Máy hàn WERARC 160DC, POWERARC 400DC, POWERARC 500DC,
-Máy hàn bán tự động MIG/MAG: POWERMAG 270T, POWERMAG 350T,

POWERMAG 500T, POWERMAG 350E, POWERMAG 270E
-Máy hàn TIG: POWERTIG 160, POWERTIG 200, POWERTIG 350P,
POWERTIG 500P
-Máy hàn tự động dưới lớp thuốc: POWERAUTO 1000DC1
II. MẶT HÀNG THIẾT BỊ MÁY HÀN CẮT
1. Đặc điểm ưu việt của các thiết bị hàn cắt công nghiệp
1.1 Được sản xuất từ dây chuyền công nghệ cao
Thiết bị hàn cắt công nghiệp được sản xuất từ những nước có trình độ khoa
học công nghệ phát triển mạnh như: Nhật Bản, Mỹ, Singapo, Đài Loan… Trong khi
đó, các doanh nghiệp sản xuất ở thị trường các nước này có tiềm lực vốn, có công
nghệ tiên tiến. Mặt khác, quan điểm của họ là tích cực đầu tư vào lĩnh vực sản xuất
máy móc công nghiệp. Các thiết bị máy hàn cắt được sản xuất ở những nước khác
nhau thì có dây chuyền công nghệ sản xuất là khác nhau. Ví dụ, máy hàn một chiều
Bùi Hữu Tuấn A10-46D-KTDN
7
Báo cáo thực tập
(Pháp) có công nghệ Thyristor, máy hàn tự động (Mỹ) có công nghệ Inverter…Các
doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu hàng thiết bị hàn cắt công nghiệp từ những thị
trường đó sẽ có cơ hội tiếp cận với công nghệ cao. Đồng thời các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh sẽ có điều kiện ứng dụng vào trong hoạt động kinh doanh của mình
nhằm đạt hiệu quả sản xuất cao nhất. Qua đó, sẽ thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng
nhập khẩu và hàng hoá sản xuất
1.2. Tính tự động hoá cao
Do quy trình sản xuất ra thiết bị máy hàn cắt công nghiệp mang tính tiên tiến.
Điều này, tạo nên tính tối ưu trong việc sử dụng các thiết bị máy này ở các ngành
công nghiệp và xây dựng ở Việt Nam. Tự động hoá của thiết bị máy này thể hiện ở
quy trình hoạt động có sự tham gia rất ít của con người. Mà các thiết bị này hoạt
động dưới tác động của nguồn điện, tự động cắt, hàn, tự động đặt thời gian tăng
dòng, tự đặt thời gian giảm dòng, hoạt động cho đến khi kết thúc một chu trình làm
việc (máy hàn tự động dưới lớp thuốc UA 250MD 1000, MEGASAF 4 –

STARMATIC 1003 DC, ROBOT,… Tốc độ hàn cắt của các thiết bị máy hàn cắt
công nghiệp khá nhanh. Thể hiện ở một số thiết bị máy hoạt động với tốc độ hàn:
10 -100cm/phút (máy hàn tự động dưới lớp thuốc UA 250 MD 100 – Hàn Quốc), 20
– 220cm/phút (máy hàn tự động WDC – 1000 – Weding corp). Đối với các công ty
thuộc ngành xây dựng và đóng tàu thì việc được áp dụng các thiết bị máy này là hết
sức cần thiết. Trong khi đó, xu hướng hiện nay của nước ta là chú trọng phát triển
các ngành công nghiệp để đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Điều
này, sẽ thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam
1.3. Hoạt động với điện áp nguồn lớn
Do đặc điểm của các thiết bị máy này được sản xuất từ công nghệ cao và sẽ
hoạt động với công suất lớn. Các thiết bị máy hàn cắt nhập khẩu về Việt Nam chủ
yếu là sử dụng trong các ngành công nghiệp và xây dựng, đặc biệt là công nghiệp
đóng tàu. Mà các bộ phận của tàu có độ bền, độ cứng, độ dày, nên đòi hỏi về đặc
điểm kỹ thuật của các thiết bị máy hàn cắt là rất cao. Do vậy, các thiết bị máy này
thường hoạt động với điện áp nguồn lớn như: Máy hàn một chiều BUFFALO 500
DC điện áp nguồn: 3pha, 380 – 400V, 50/60Hz; Máy hàn bán tự động OPTIMAG
500s điện áp nguồn: 380/400/415/440V, 50/60Hz,…
1.4. kết cấu chắc chắn, trọng lượng lớn
Bùi Hữu Tuấn A10-46D-KTDN
8
Báo cáo thực tập
Hầu hết các thiết bị máy này được lắp ráp kiên cố, chắc bền đảm bảo khi hoạt
động thì độ rung là tối thiểu nhất. Đồng thời, trọng lượng của các thiết bị máy này
khá lớn có loại phải vận chuyển bằng một containơ (máy cắt Gas – plasma CNC
OxyTome: 2500kg; máy hàn TIG xung dòng VINA TIG 500 AC/DC: 250kg…).
Điều này, đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh loại mặt hàng này phải bố trí kho,
bãi đủ rộng để chứa hàng nhập về, công tác bảo quản cũng được chuẩn bị kỹ.
1.5 Hiệu quả sử dụng cao
Thực tế cho thấy với các đơn vị ứng dụng máy hàn cắt công nghiệp đã có được
kết quả tốt như cho mối hàn bền, chắc chắn, vết cắt đẹp. Với kỹ thuật xung của thiết

bị máy TIG khi ứng dụng vào hoạt động sửa chữa, hoàn thiện các bộ phận máy
công nghiệp, nhất là công nghiệp đóng tàu thuỷ đã để lại ấn tượng tốt cho người sử
dụng. Như vậy, các thiết bị máy hàn cắt công nghiệp là điều kiện không thể thiếu
trong các ngành công nghiệp trọng tâm là ngành đóng tàu, ví dụ: máy cắt pha
băng/CNC – CG 4000A độ chính xác khi cắt: +(-)0,5%; máy hàn OPTIMAG 500s
(Pháp): mối hàn 0,8mm – 1,2mm… Ngoài ra, các thiết bị máy hàn cắt còn có loại
cắt bằng tay cũng cho mối hàn cắt bền, đẹp. Một số thiết bị máy hàn cắt công
nghiệp mang tính mỹ thuật công nghiệp cao như máy cắt gas – plasma. Về giá cả
của mặt hàng này cũng khá cao có loại lên tới 3 tỷ, 10 tỷ nhưng cũng có loại chỉ 3
triệu VND. Mối quan hệ mật thiết giữa các ngành công nghiệp với các thiết bị máy
hàn cắt công nghiệp đã và đang thúc đẩy hoạt động nhập khẩu các thiết bị này.
2. Các loại thiết bị máy hàn cắt nhập khẩu
- Dây chuyền hàn dầm H: Máy cắt pha băng/CNC – CG 4000A, tổng công suất:
2KVA; Tổ hợp gá – đính hàn Z15, tổng công suất: 11,8KW không kể nguồn hàn;
Máy hàn dầm tự động dạng cổng LHA 2x1000, tổng công suất: 10,44KW không kể
nguồn hàn; Máy nắn dầm tự động HYJ – 800, tổng công suất: 24,2KW
- Máy hàn TIG xung dòng VINATIG P: VINATIG 250P, VINATIG 350P,
VINATIG 500P
- Máy hàn TIG xung dòng VINATIG AC/DC: VINATIG 250 AC/DC, VINATIG
350 AC/DC, VINATIG 500 AC/DC
- Thiết bị cắt được sử dụng trong công nghiệp đóng tàu có hai loại chính: Xe
Bùi Hữu Tuấn A10-46D-KTDN
9
Báo cáo thực tập
cắt mang mỏ cắt gas (máy cắt con rùa); Máy cắt gas CNC của hãng SAF có các kích
thước khác nhau đáp ứng các nhu cầu khách hàng.
- Máy hàn hồ quang điện một chiều: Máy hàn một chiều DYNAMIC 500 công
nghệ Thyristor cho chất lượng hàn tốt. Máy được thiết kế với hệ số làm việc cao.
Dễ mồi hồ quang. Mối hàn hình thành đẹp.
Máy hàn một chiều BUFFALO 500 DC (Hàn Quốc): có chất lượng hàn và độ

bền vượt trội, so với các dòng máy cùng loại.
- Máy hàn bán tự động trong khí bảo vệ CO2: có kết cấu máy chắc chắn. Mồi
hồ quang dễ dàng, cho chất lượng hàn cao, gồm máy hàn bán tự động VINAMAG
500 công nghệ máy chắc chắn, mồi hồ quang dễ dàng, cho chất lượng hàn cao; Máy
hàn bán tự động OPTIMAG 500S (Hàn Quốc) có kết cấu chắc chắn, cho chất lượng
hàn cao; Máy hàn bán tự động POWER - MASTER 500 công nghệ Inverter, chuyên
dùng cho hàn ở chế độ làm việc cao, dòng hàn lớn.
- Máy hàn tự động dưới lớp thuốc: Thiết bị hàn tự động dưới lớp thuốc MEGASAF
4 – STARMATIC 1003 DC
- Thiết bị hàn ke góc dạng cổng nhiều mỏ.
III. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ MÁY HÀN CẮT
CÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY
1. Nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường nhập khẩu
1.1 Nghiên cứu thị trường nhập khẩu
Đây là hoạt động đầu tiên cần phải làm của công ty trước khi bước vào hoạt
động nhập khẩu. Công ty liệt kê các thị trường mà doanh nghiệp dự định sẽ nhập
khẩu như: Pháp, Mỹ, Đài Loan, Ytalia, Trung Quốc, Malayxia… Thu thập thông tin
của các đối tác này về khả năng cung ứng, về các điều kiện ảnh hưởng đến hoạt
động nhập khẩu của công ty. Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp GSI Việt Nam
thường tiến hành thu thập thông tin trên các trang web, trên tạp chí thương mại,
thông tin từ thị trường ngay cả ở đối thủ cạnh tranh, thu thập thông tin từ những lần
thực hiện quan hệ mua bán… Đối với các đối tác đã quen thuộc ở thị trường Pháp,
Mỹ, Đài Loan thì việc lấy thông tin được công ty tiến hành một lần từ khi tạo lập
mối quan hệ với họ, việc tiến hành nhập hàng sau này sẽ dựa trên nguồn thông tin
Bùi Hữu Tuấn A10-46D-KTDN
10
Báo cáo thực tập
đó để thực hiện. Còn đối với các đối tác mới thì công ty sẽ tiến hành lấy nguồn
thông tin trên các công cụ như trên, đối với các thị trường nhập khẩu mới này thì
công ty biết đến họ thông qua sự giới thiệu, sự gặp gỡ trong những lần tham gia hội

trợ, triễn lãm quốc tế…
1.2 Lựa chọn thị trường nhập khẩu
Sau khi đã có đầy đủ thông tin về các đối tác thì công ty tiến hành lựa chọn lọc
những thông tin cần thiết và tiến hành công tác lựa chọn thị trường nhập khẩu. Lựa
chọn nhập khẩu đầu tiên công ty sẽ ưu tiên cho các đối tác truyền thống là đối tác ở thị
trường Pháp, Mỹ, Đài Loan. Đối với các đối tác quen thuộc này mặc dù giá cả của thiết
bị máy hàn cắt khá cao, về vị trí địa lý không phải là gần nhưng sự uy tín và do đặc
điểm của khách hàng ưa thích loại mặt hàng phải được nhập từ thị trường đó. Do vậy,
quyết định nhập khẩu ở thị trường này luôn được công ty quan tâm nhất. Sau đó, công
ty căn cứ vào nhu cầu nhập khẩu do phòng kinh doanh cung cấp xem xét lượng nhập
khẩu còn thiếu sẽ lựa chọn nhập khẩu ở các thị trường khác có giá cả phải chăng, chất
lượng tương đối tốt, có vị trí địa lý thuận lợi về giao nhận và vận chuyển hàng
2. Nghiên cứu thị trường đầu ra
Đây cũng là hoạt động quan trọng không kém bởi quá trình tiêu thụ sản phẩm
nhập khẩu có tốt thì mới tạo điều kiện để thúc đẩy hoạt động nhập khẩu liên tục.
Nghiên cứu thị trường đầu ra thì công tác tiến hành dựa trên các yếu tố cung cầu thị
trường nội địa, nhu cầu khách hàng, giá cả các thiết bị máy hàn cắt trên thị trường,
mức độ cạnh tranh…Để từ đó công ty có kế hoạch nhập khẩu cho thời gian sắp tới và
có chiến lược tiêu thụ hàng nhập khẩu sẽ tập trung trân các phân đoạn thị trường nào
3. Tiến hành giao dịch, đàm phán và ký hợp đồng nhập khẩu
Do khoảng cách về vị trí địa lý do vậy công việc giao dịch, đàm phán và ký kết
hợp đồng chủ yếu được thực hiện trên internet, qua email, qua điện thoại, máy fax…
3.1 Đối tác nước ngoài
3.1.1. Giao dịch và đàm phán
Trước khi tiến hành giao dịch đàm phán với đối tác mà công ty sẽ nhập khẩu thì
công ty sẽ lựa chọn thời gian giao dịch đàm phán và người tham gia vào quá trình
đàm phán. Đó là người có trình độ kỹ thuật chuyên môn cao, có kỹ năng làm việc
Bùi Hữu Tuấn A10-46D-KTDN
11
Báo cáo thực tập

sáng tạo, hiểu ngôn ngữ giao tiếp từ phía đối tác… Tùy thuộc vào việc giao dịch với
đối tác thuộc thị trường nào thì công ty sẽ có sự lựa chọn người tham gia khác nhau.
Với đối tác là người Mỹ thì họ coi trọng thời gian, họ biết đàm phán như thế nào để
giành phần thắng cho cả hai bên, không thích lời lẽ rườm rà, yêu cầu cao về thời gian
giao hàng, thanh toán… Người Pháp rất coi trọng đối tác làm ăn, tôn trọng đối tác
biết ngôn ngữ của họ. Việc giao dịch thường diễn ra trên mạng tức là công ty sẽ vào
trang web của đối tác để xem xét những mặt hàng thiết bị máy hàn cắt thông qua
các hình ảnh với đặc điểm và công dụng mà đối tác cung cấp. Hoạt động này sẽ tiết
kiệm chi phí về đi lại, tiết kiệm về thời gian tuy nhiên sẽ khó khăn khi công ty
không biết được biểu hiện của đối tác trong giao dịch và đàm phán. Cùng với sự
quan sát hình ảnh mặt hàng có được các thông tin về mặt hàng đó công ty sẽ tiến
hành trao đổi thỏa thuận về giá cả, điều kiện mua hàng, địa điểm giao hàng, bao bì
thường công ty ghi trong hợp đồng là đóng gói bao bì theo tiêu chuẩn quốc tế,
phương thức thanh toán đối với hợp đồng mua với số lượng lớn thì thanh toán bằng
L/C, với hợp đồng nhỏ thì thực hiện thanh toán bằng T/T…
3.1.2. Hợp đồng nhập khẩu
Kết thúc giao dịch đàm phán hai bên sẽ ký kết hợp đồng mua bán. Hợp đồng
bằng văn bản được soạn thảo bằng tiếng anh, bên bán sẽ gửi fax tới công ty. Nhân
viên ở phòng xuất nhập khẩu sẽ xem xét các điều khoản trong hợp đồng và xin ý
kiến của giám đốc nếu đồng ý sẽ tiến hành ký và gửi cho người bán. Các điều kiện
mua bán được thỏa thuận ở quá trình giao dịch và đàm phán sẽ được quy định trong
hợp đồng như: giá cả của từng loại thiết bị hàn cắt, phương thức thanh toán, đồng
tiền thanh toán…
3.2. đối tác trong nước
Với những khách hàng trong nước, đây là thị trường mà công ty thực hiện hoạt
động tiêu thụ hàng nhập khẩu của mình. Công tác giao dịch đàm phán và ký kết hợp
đồng mua bán diễn ra đơn giản hơn. Với những hợp đồng có giá trị lớn thì hai bên gặp
nhau trao đổi và ký kết hợp đồng. Với những hợp đồng có giá trị nhỏ thì công ty không
lập hợp đồng mà thực hiện mua bán tại công ty
Bùi Hữu Tuấn A10-46D-KTDN

12
Báo cáo thực tập
4. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt công nghiệp
Công ty thường nhập khẩu mặt hàng thiết bị máy hàn cắt theo giá FOB do đó
công ty TNHH Thiết bị công nghiệp GSI Việt Nam sẽ mua bảo hiểm cho mặt hàng
thiết bị máy hàn cắt công nghiệp và thuê phương tiện vận chuyển hàng hóa về nước
mình. Công tác tiến hành thực hiện hợp đồng như sau:
4.1 Xin giấy phép nhập khẩu
Quy định của chính phủ về mặt hàng thiết bị máy hàn cắt công nghiệp nhập khẩu
là doanh nghiệp nhập khẩu không cần xin giấy phép nhập khẩu. Do đó, công ty chỉ cần
làm thủ tục hải quan cho lô hàng thiết bị máy hàn cắt tại cảng Hải Phòng
4.2 Chuẩn bị hàng nhập khẩu
Một mặt doanh nghiệp sẽ hối thúc đối tác đẩy nhanh công tác chuẩn bị hàng để
giao hàng cho công ty đúng tiến độ, đủ về số lượng, kịp thời tránh tình trạng hàng
về muộn làm chậm trễ quá trình giao hàng cho khách hàng của công ty. Mặt khác,
công ty chuẩn bị nhân viên giao nhận, các tài liệu, hồ sơ có liên quan đến việc nhận
hàng, chuẩn bị phương tiện vận chuyển, công tác kho bãi chứa hàng khi hàng về
đến công ty.
4.3. Bước đầu thực hiện thủ tục thanh toán
Tùy theo phương thức thanh toán đã quy định trong hợp đồng nhập khẩu mà
công ty sẽ thực hiện thủ tục thanh toán khác nhau
4.3.1. Với hợp đồng thanh toán bằng L/C:
Công ty cử nhân viên đến ngân hàng viết đơn xin mở L/C. Tại đây, nhân viên
sẽ điền các thông tin cần thiết vào mẫu đơn in sẵn của ngân hàng. Thường thì công
ty mở L/C ở Ngân hàng HABU BANK, TECHCOM BANK. Công việc tiếp theo là
công ty ký quỹ mở L/C theo quy định của ngân hàng. Nộp và xuất trình hợp đồng
nhập khẩu gốc, phải nộp một phần tiền vào ngân hàng và ngân hàng sẽ kiểm soát bộ
chứng từ. Công ty sẽ nhận lại bộ chứng từ khi thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
số tiền còn nợ ngân hàng
4.3.2 Hợp đồng thanh toán bằng phương thức điện chuyển tiền (T/T):

Công ty cử nhân viên đến ngân hàng HABU BANK, hay ngân hàng
TECHCOM BANK để làm thủ tục chuyển tiền trả người bán.Tại đây, nhân viên
Bùi Hữu Tuấn A10-46D-KTDN
13
Báo cáo thực tập
điền đầy đủ thông tin trong hồ sơ xin chuyển tiền có sẵn của ngân hàng và xuất
trình các tài liệu giấy tờ là: lệnh chuyển tiền, hợp đồng nhập khẩu, nộp trước một
phần tiền nhất định để đặt cọc tại ngân hàng
4.4 Thuê phương tiện vận tải
Do công ty nhập khẩu các thiết bị máy hàn cắt công nghiệp theo điều kiện
FOB, nên công ty sẽ chủ động thuê phương tiện vận chuyển hàng từ nước xuất khẩu
về cảng Việt Nam. Thông thường thì công ty sẽ ủy thác việc thuê phương tiện vận
tải cho Công ty Forwarding company đây là đơn vị chuyên giao nhận vận tải tức là
nhận hàng từ nước xuất khẩu và đặt tàu hộ mình. Đối với một số thiết bị máy hàn
cắt có trọng lượng bộ thì công ty tự thuê phương tiện vận chuyển là máy bay
4.5 Mua bảo hiểm cho thiết bị máy hàn cắt nhập khẩu
Hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển từ nước này sang nước kia không tránh
khỏi hư hỏng do điều kiện môi trường bên ngoài tác động. Do đó để giảm thiểu tổn
thất cho các thiết bị máy hàn cắt thì công ty đã tiến hành mua bảo hiểm cho mặt
hàng đú tại công ty Bảo hiểm Bảo Việt
4.6 Làm thủ tục hải quan cho lô hàng thiết bị máy hàn cắt nhập khẩu
Bước 1: Công ty trước khi nhận hàng nhập khẩu từ kho ở cảng Hải Phòng, cần
phải tiến hành khai báo hải quan cho lô hàng đó.
Bước 2: Công ty cần phải hoàn thành bộ hồ sơ hải quan gồm: chứng từ bắt
buộc phải có như (tờ khai hải quan, hợp đồng nhập khẩu, vận đơn, lệnh giao hàng,
hóa đơn thương mại, chứng từ nộp thêm (bảng kê chi tiết mặt hàng thiết bị máy hàn
cắt công nghiệp, giấy giới thiệu của công ty).
Bước 3: Công ty kê khai tính các loại thuế ghi trên tờ khai: đối với thiết bị máy
hàn cắt công nghiệp là 0%, do đó công ty sẽ kê khai các khoản thuế đó là thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế VAT, thuế suất ưu đãi kèm theo giấy chứng nhận xuất xứ, tỷ giá

tính thuế.Sau khi cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ thì công ty sẽ nhận được một bộ
hồ sơ và nộp các khoản thuế ngay khi thông quan
4.7 Giao nhận hàng nhập khẩu tại cảng hải quan
Sau khi hải quan kiểm hóa về số lượng ngay tại cảng, công ty sẽ thanh toán các
khoản cước phí lưu kho của mặt hàng thiết bị máy hàn cắt tại kho ở cảng hải quan.
Bùi Hữu Tuấn A10-46D-KTDN
14
Báo cáo thực tập
Xong mọi thủ tục thì công ty sẽ nhận lô hàng nhập khẩu của mình, đồng thời thông báo
cho các khách hàng của công ty đã có đơn đặt hàng trước về việc hàng đã về. Công
việc tiếp theo là công ty sẽ thuê phương tiện vận tải chuyển lô hàng nhập khẩu về kho
của công ty ở Văn Điển. Cùng với việc cử nhân viên theo sát để kiểm soát hàng trên
đường vận chuyển về kho
4.8 Làm thủ tục thanh toán
Trước tiên công ty và ngân hàng sẽ phối hợp cùng nhau kiểm tra bộ chứng từ
hàng nhập khẩu. Công ty sẽ cử nhân viên ở phòng tài chính kế toán và phòng xuất
nhập khẩu để cùng ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ vì đây có thể xảy ra các tranh
chấp. Nội dung kiểm tra gồm có:
- Lệnh thanh toán thông thường sử dụng làm hối phiếu
- Chứng từ gửi ngân hàng
- Vận đơn vận tải
- Phiếu đóng gói hàng nhập khẩu
- Giấy chứng nhận về số lượng hàng nhập khẩu
- Giấy chứng nhận về xuất xứ hàng nhập
- Chứng từ bảo hiểm theo giá CIF hay CIP
Sau khi kiểm tra nếu thấy không có sai xót gì thì công ty tiến hành thanh toán
phần tiền còn lại và nhận chứng từ về
4.9 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có)
Trong kinh doanh vấn đề về tranh chấp là điều mà các đơn vị, doanh nghiệp
không mong muốn có. Đối với công ty TNHH Thiết bị công nghiệp GSI Việt Nam

thì trường hợp khiếu nại chưa từng xảy ra kể từ khi công ty tiến hành hoạt động
nhập khẩu với các đối tác nước ngoài. Điều này, thể hiện năng lực về soạn thảo hợp
đồng nhập khẩu, thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty trong thời gian qua của
công ty tương đối tốt
5. Tiêu thụ thiết bị máy hàn cắt nhập khẩu
Thông thường sau khi đưa hàng về kho của doanh nghiệp thì Công ty TNHH
Thiết bị công nghiệp GSI Việt Nam sẽ thông báo cho khách hàng có đơn đặt hàng
Bùi Hữu Tuấn A10-46D-KTDN
15
Báo cáo thực tập
trước đến công ty để nhận hàng về. Khách hàng chủ yếu của công ty là người tiêu
thụ cuối cùng chủ yếu là các công ty nhà nước thuộc lĩnh vực đóng tàu và kết cấu
thép: công ty đóng tàu 189 - Bộ quốc phòng; công ty CN tàu thuỷ Nam Triệu; công
ty đóng tàu Phà rừng; công ty đóng tàu Hà Nội… Ngoài ra, khách hàng của công ty
là các đơn vị bán lẻ, các trường dạy nghề. Đồng thời công ty sẽ tiến hành các dịch
vụ thúc đẩy hoạt động tiêu thụ các thiết bị máy hàn cắt nhập khẩu như: quảng cáo,
các dịch vụ hậu mãi, tham gia hội chợ triễn lãm quốc tế, tham gia hoạt động từ
thiện… Các giao dịch với khách hàng thông qua điện thoại hoặc gặp gỡ trực tiếp để
trao đổi mua bán. Thông thường là gặp trực tiếp tại công ty, khách hàng sẽ được tư
vấn về tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị máy hàn cắt, về công nghệ sản xuất, và được
các nhân viên kỹ thuật lắp đặt thiết bị máy theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Đối với
trường hợp khách hàng mua với số lượng lớn thì công ty sẽ lập hợp đồng mua bán.
Do đó, phương thức thanh toán, và phương thức vận chuyển hàng thiết bị máy theo
quy định trong hợp đồng. Đồng thời, doanh nghiệp còn tiến hành dịch vụ hậu mãi
nhằm đảm bảo cho các sản phẩm của Công ty luôn được bảo trì trong được điều
kiện tốt nhất. Điều này, tạo nên uy tín của Công ty dưới con mắt khách hàng so với
đối thủ cạnh tranh
III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ MÁY HÀN CẮT CÔNG
NGHIỆP CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA
1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2008 đến năm 2010

Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp GSI Việt Nam cũng như các công ty
khác kinh doanh trên thị trường đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Trên thực
tế trong quá trình kinh doanh có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của
doanh nghiệp như: doanh số bán, giá vốn, chi phí…nhưng yếu tố ảnh hưởng lớn
nhất đến lợi nhuận của doanh nghiệp đó là doanh số bán ra, tăng doanh số bán, phấn
đấu giảm thiểu các khoản chi phí không cần thiết, chỉ có như vậy doanh nghiệp mới
đạt được các mục tiêu mà mình đã đặt ra
Bùi Hữu Tuấn A10-46D-KTDN
16
Báo cáo thực tập
Bảng 1: Biểu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm (2008 -2010) như sau
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm2010
1.Doanh thu thuần 47,614,910 47,656,414 52,576,018
2.Gía vốn 41,390,093 40,652,398 44,749,420
3.Lợi nhùn gộp 6,224,816 7,004,016 7,826,589
4.Doanh thu từ hoạt động tài chính 502,141 54,176 113,901
5.Chi phí tài chính 1,220,402 1,570,188 1,855,822
- Trong đó: Lãi vay phải trả 1,141,211 1,222,422 2,410,034
6.Chi phí bán hàng 5,122,870 5,117,650 5,543,928
7.Chi phí quản lý doanh nghiệp - - -
8.Lợi nhuận thuần từ hoạt động tàichính 383,648 370,353 540,740
9.Thu nhập khác - 8,890 -
10.Chi phí khác - 76,892 -
11.Lợi nhuận khác - 68,002 -
12.Tổng lợi nhuận trước thuế 383,648 370,285 540,740
13.Thuế thu nhập doanh nghiệp 107,431 103,680 230,369
14.Lợi nhuận sau thuế 276,252 266,605 310,371
(Báo cáo tài chính - Phòng tài chính kế toán)
1.1 Doanh thu của công ty

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2008, 2009,
2010 ta thấy doanh số bán của công ty không ngừng tăng lên cụ thể:
Năm 2009/2008: doanh số bán tăng lên với số tiền là 41(trđ) hay tăng 0.086%.
Năm 20010/2009: doanh số bán tăng lên 8000 (trđ) hay tăng 18.7%
Bùi Hữu Tuấn A10-46D-KTDN
17
Báo cáo thực tập
1.2 Lợi nhuận của công ty
Bảng 2: So sánh về lợi nhuận giữa các năm gần đây
Đơn vị: 1000(đồng)
Chỉ tiêu So sánh năm09/08 So sánh năm10/09
Gía trị -9,647 43,766
Tỷ lệ % (-)3,5 16.4
So sánh năm 2009 với năm 2008 thấy lợi nhuận kinh doanh đã giảm xuống
hơn 9 (trđ) tức là giảm: 3,5%. So sánh năm 2010 với năm 2009 lợi nhuận tăng lên
43 (trđ) tức là tăng : 16.4%.
Tuy nhiên con số tăng lên về lợi nhuận kinh doanh vẫn nhỏ hơn so với sự tăng
lên về chi phí cho hoạt động kinh doanh. Vấn đề đặt ra ở đây mà công ty cần xem
xét quan tâm, nghiên cứu điều chỉnh ra sao để cố gắng giảm tối thiểu các khoản chi
phí không cần thiết, có như vậy mới làm tăng lợi nhuận hàng năm cho công ty.
Bảng 3: Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: 1000(đồng)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh thu từ HĐKD 48,117,051 47,719,480 52,689,919
Chí phí cho HĐKD 47,733,365 47,417,128 52,149,170
Hiệu quả từ HĐKD (%) 10.08% 10.06% 10.1%
Qua bảng trên ta thấy rằng: hiệu quả từ hoạt động kinh doanh của Công ty có
xu hướng tăng mặc dù có giảm ở năm 2009, xong năm 2010 lại đạt ở mức cao hơn
là 10.1%. Như vậy, xét một cách toàn diện thì doanh thu từ hoạt động kinh doanh
nhập khẩu của công ty luôn có sự tăng lên mỗi năm, năm sau cao hơn năm trước.

Mặc dù, chi phí cho hoạt động kinh doanh của Công ty cũng tăng song sự tăng lên
đó là không đáng kể so với lợi nhuận đạt được. Thấy rằng, lợi nhuận của Công ty
qua các năm có xu hướng tăng lên. Điều này, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của
Công ty vẫn đang có những bước tiến mới với hiệu quả tốt hơn trong thời gian tới.
CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM
Bùi Hữu Tuấn A10-46D-KTDN
18
Báo cáo thực tập
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ
MÁY HÀN CẮT CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ
CÔNG NGHIỆP GSI VIỆT NAM
I. ĐÁNH GIÁ
1.Ưu điểm
Qua việc tìm hiểu về thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty trong những
năm qua thấy rằng công ty đã đạt được những kết quả đáng kể. Công ty TNHH
Thiết bị công nghiệp GSI Việt Nam đã khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường
thông qua việc mở rộng phạm vi nhập khẩu và đáp ứng ngày càng đa dạng nhu cầu
của khách hàng. Mặc dù vậy nhưng doanh nghiệp đã đạt được những thành công
đáng kể, có được kết quả như ngày hôm nay không thể không kể đến đặc thù hoạt
động kinh doanh mà Ban lãnh đạo công ty và tập thể đội ngũ nhân viên đã tạo dựng
lên trong 10 năm qua. Thông qua kết quả hoạt động các năm gần đây thấy rằng
Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp GSI Việt Nam đã đạt được kết quả kinh doanh
các mặt hàng nhập khẩu tương đối tốt. Đặc biệt, là kinh doanh mặt hàng thiết bị
máy hàn cắt công nghiệp nhập khẩu cho hiệu quả kinh doanh cao.
1.1 Lợi nhuận
Liên tục tăng trong các năm gần đây. Tuy chi phí cho hoạt động kinh doanh
nhập khẩu của công ty có sự tăng lên, nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể. Công ty
nhập khẩu thiết bị máy hàn cắt công nghiệp theo giá FOB do đó công ty có quyền
chủ động lựa chọn phương thức vận chuyển, lựa chọn công ty bảo hiểm cho hàng

nhập khẩu của mình. Công ty cũng có thể kiểm soát được hàng nhập khẩu và hưởng
phần tiền hoa hồng của nhà vận chuyển hay công ty Bảo hiểm. Đối tác chính mà
công ty nhập khẩu các thiết bị máy hàn cắt là những thị trường truyền thống thân
quen. Do vậy, các mặt hàng thiết bị máy hàn cắt nói chung và các thiết bị nhập khẩu
khác ở các đối tác này sẽ luôn được cập nhật mới về công nghệ, đa dạng về chủng
loại. Do đó, các mặt hàng kinh doanh của công ty trên thị trường sẽ luôn phong phú
để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên thị trường. Về hợp đồng nhập khẩu được
nhân viên trong công ty soạn thảo chính xác, việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Bùi Hữu Tuấn A10-46D-KTDN
19
Báo cáo thực tập
diễn ra khá chặt chẽ. Bởi vì trong những năm qua công ty chưa có trường hợp tranh
chấp hay khiếu nại trong hoạt động nhập khẩu. Do vậy, công ty không phải mất
khoản chi phí nào về việc bị phạt hợp đồng. Các hợp đồng nhập khẩu được thực
hiện có xu hướng tăng cao hơn các năm trước
1.2 Nộp ngân sách cho nhà nước
Cũng được công ty nộp đầy đủ và theo quy định của nhà nước. Công ty luôn
thực hiện nộp các khỏan thuế cho ngân sách nhà nước đúng thời hạn. Hàng năm
công ty đã nộp vào ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng
1.3 Phạm vi nhập khẩu
Được mở rộng, do các thiết bị máy hàn cắt công nghiệp là mặt hàng được
khuyến khích nhập khẩu với mức thuế nhập khẩu là 0% do vậy công ty luôn có
động lực để đẩy mạnh nhập khẩu. Ngoài các đối tác truyền thống công ty còn tìm
hiểu và nhập các thiết bị máy hàn cắt ở các thị trường mới như: thị trường Trung
Quốc, Hàn Quốc, Ytalia… Do công ty nhận thấy ở các thị trường mới này có những
yếu tố thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu về giá cả, về dây chuyền công nghệ sản
xuất mới… Điều này tạo nên sự đa dạng về nguồn hàng nhập khẩu và làm phong
phú mặt hàng tiêu thụ của công ty trên thị trường
1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Văn phòng của công ty nằm trên tầng 5 của tòa nhà cao tầng số 14 Lỏng Hạ.

Văn phòng được trang bị khá đầy đủ về các điều kiện làm việc: có phòng họp rộng,
mỗi nhân viên văn phòng được trang bị bàn làm việc trong từng khoang riêng và
máy tính riêng, có máy in, máy fax…Khách hàng đến giao dịch với công ty có nơi
để xe, đi thang máy đây là thuận lợi cho cả cơng ty và các khách hàng của mình
1.5 Nguồn nhân lực
Hiện nay số lượng nhân viên của công ty lên tới 43 người trẻ trung, năng động và
nhiệt tình. Đội ngũ nhân viên và kỹ thuật viên dồi dào kinh nghiệm và vững vàng về
năng lực chuyên môn đã xây dựng cho công ty mạng lưới quan hệ với nhiều đối tác nước
ngoài lớn, đảm bảo nguồn sản phẩm và dịch vụ đa dạng, phong phú với chất lượng cao
1.6 Dịch vụ hậu mãi
Dịch vụ hậu mãi luôn kèm theo sản phẩm là một trong yếu tố quan trọng trong
Bùi Hữu Tuấn A10-46D-KTDN
20
Báo cáo thực tập
chính sách chăm sóc khách hàng của công ty. Khách hàng luôn được hỗ trợ bởi một
đội ngũ kỹ thuật viên đầy kinh nghiệm, luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách
hàng một cách kịp thời và đầy đủ nhất với chất lượng hoàn hảo nhất
2. Nhược điểm và nguyên nhân
2.1 Nhược điểm
- Văn phòng giao dịch của công ty ở xa kho bãi chứa hàng nhập khẩu về. Địa
điểm nơi kho chứa hàng của công ty nằm ở Văn Điển. Do đó, chi phí cho việc lưu
kho, chi phí vận chuyển hàng nhập khẩu từ cảng về kho, các khoản chi phí về bốc,
xếp hàng, bảo quản các thiết bị máy hàn cắt sẽ tăng lên. Do đó, làm tăng chi phí
nhập khẩu làm tăng giá cả của các thiết bị máy hàn cắt bán trên thị trường
- Chưa tổ chức xây dựng mạng lưới các đại lý bán hàng trên thị trường. Thông
thường hàng nhập khẩu của công ty sẽ được bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối
cùng. Các khách hàng muốn mua hàng của công ty thì đến văn phòng của công ty
để thực hiện giao dịch mua bán. Điều này sẽ là khó khăn cho các khách hàng ở xa
công ty (về không gian) làm giảm đi lượng hàng thiết bị máy hàn cắt bán trên thị
trường. Công ty sẽ mất đi lượng khách hàng tiêu dùng tiềm năng đó. Bên cạnh đó

công ty cũng chưa hoàn thành xong trang Web bán hàng trên mạng. Đây cũng là
hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường
- Quy mô vốn của công ty còn hạn chế trong khi mặt hàng thiết bị máy hàn cắt
nhập khẩu có giá trị lớn (có loại bán ra 10 tỷ đồng) chiếm kim ngạch nhập khẩu cao
trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Mặt khác công ty nhập khẩu theo điều
kiện FOB nên sẽ chi thêm chi phí về việc thuê nhà kho chứa hàng nhập khẩu, thuê
chuyên giao nhận vận tải Forwarding company (nhà chuyên giao nhận vận tải) và
phí bảo hiểm cho hàng hóa. Vì thiếu vốn kinh doanh mà công đã bỏ lỡ nhiều cơ hội
kinh doanh trên thị trường cả về cơ hội nhập khẩu hàng cả về lượng khách hàng
- Công ty vẫn chưa thực hiện khâu lập kế hoạch nhập khẩu, việc đàm phán
giao dịch diễn ra nhanh chóng do sự tin tưởng ở các đối tác có dẫn đến các tranh
chấp có thể xảy ra
- Tiến độ giao hàng nhập khẩu về cho khách hàng trong nước nhiều khi còn
chậm. Thời gian giao hàng chậm cho khách hàng thì công ty sẽ bị áp lực từ phía
Bùi Hữu Tuấn A10-46D-KTDN
21
Báo cáo thực tập
khách hàng đó. Cũng có thể công ty sẽ mất đi khách hàng đó nếu việc giao hàng
tiếp tục chậm trễ
- Hình thức thanh toán trong hợp đồng nhập khẩu của công ty với các đối tác
chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C đây là phương thức khá tốn kém
về chi phí
- Khó khăn chung mà các công ty nhập khẩu đang chịu áp lực là các công ty
nước ngoài sẽ đặt các văn phòng giao dịch mua bán trực tiếp tại Việt Nam. Do đó,
mặt hàng bán ra là giá gốc mà không phải qua khâu trung gian nào, giá sẽ thấp hơn
đương nhiên sẽ thu hút lượng khách hàng trên thị trường
2.2 Nguyên nhân của nhược điểm trên
- Công ty chưa có biện pháp huy động và sử dụng vốn phù hợp, hiệu quả. Do
vậy, các hợp đồng được ký kết chỉ phù hợp với khả năng hạn chế của công ty. Vốn
thiếu công ty đành ngậm ngùi nhìn các cơ hội lớn ra đi

- Gía mặt hàng thiết bị máy hàn cắt cao có loại bán ra với giá 3 tỷ hay 10 tỷ
VND do đó đòi hỏi nguồn vốn kinh doanh lớn
- Quy định của ngân hàng về các thủ tục mở L/C cho các doanh nghiệp có
nhiều quy trình, phải hoàn thành nhiều giấy tờ hồ sơ. Thời gian mở L/C kéo dài.
Việc cho vay vốn đối với các công ty tư nhân đòi hỏi phải có nhiều điều kiện, lãi
suất cao. Cung ứng tiền hiện nay ở các ngân hàng giảm
- Thủ tục nhập khẩu còn rườm rà, thời gian thông quan hàng hoá diễn ra chậm
làm cho thời gian các thiết bị máy móc lưu kho lâu hơn, thêm vào đó công ty chịu
thêm các chi phí bảo quản và lưu kho, hao mòn thiết bị máy… Các khoản chi phí đó
làm cho chi phí nhập khẩu cao. Điều này, có thể làm chậm tiến độ giao hàng của
công ty với các khách hàng của mình
- Môi trường kinh doanh luôn biến động, các yếu tố kinh tế như tỷ giá hối
đoái, lạm phát, tốc độ tăng trưởng của nước ta có ảnh hưởng tới hoạt động nhập
khẩu của công ty. Luật pháp ở các nước khác nhau là khác nhau gây khó khăn trong
hoạt động nhập khẩu
- Khoảng cách địa lý tạo nên sự xa cách về không gian và thời gian. Do đó, thời
gian vận chuyển hàng nhập khẩu từ các nước ngoài về Việt Nam sẽ lâu và kéo dài (vận
Bùi Hữu Tuấn A10-46D-KTDN
22
Báo cáo thực tập
chuyển bằng đường biển hàng nhập từ Pháp về cảng Việt Nam mất một tháng)
II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Cũng như các doanh nghiệp khác mục tiêu lợi nhuận trong hoạt động kinh
doanh luôn đặt lên hàng đầu. Để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh
thì Công ty đã xây dựng hệ thống các giải pháp như sau:
1. Trình độ công nhân viên
Do công tác nhập khẩu ngày càng phức tạp đòi hỏi trình độ của nhân viên nhập
khẩu phải luôn được bổ sung và hoàn thiện để thực hiện hoạt động nhập khẩu sáng
tạo và hiệu quả hơn. Mặt khác, do xu thế hội nhập hiện nay ở nước ta làm cho quy
mô nền kinh tế mở rộng hơn, các doanh nghiệp Việt có nhiều cơ hội tiếp cận với

nhiều thị trường trên thế giới để tiến hành hoạt động ngoại thương. Đòi hỏi kiến
thức và kỹ năng làm việc phải chuyên môn hóa và sáng tạo đặc biệt là yêu cầu về
ngôn ngữ có sự chuyên biệt vì thế Công ty cần có biện pháp tuyển chọn mới để có
được đội ngũ nhân viên phù hợp với từng nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp.
Đồng thời mở lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ kinh doanh, tổ chức các cuộc thi bằng
cách đặt ra các tình huống trong hoạt động kinh doanh làm tăng khả năng xử lý tình
huống nhất là trong nghiệp vụ nhập khẩu. Việc tạo ra bầu không khí làm việc thoải
mái là cần thiết cho cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp
2. Hồn thiện quá trình thực hiện hoạt động nhập khẩu hơn nữa
Ngày nay, khi Việt Nam đã và đang là thành viên của tổ chức thương mại
WTO đã tạo ra những cơ hội và các thách thức cho nền kinh tế nước ta nói chung và
cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng. Các công ty nhập khẩu muốn giành
được thế chủ động trên thị trường và né tránh được rủi ro thì cần phải hoàn thiện
hơn nghiệp vụ của mình. Công ty cũng cần nhìn lại hoạt động nhập khẩu và có
những thay đổi hợp lý để thích nghi với thời cuộc. Trong quá trình nhập khẩu cần
thiết phải nghiên cứu thị trường cả trong nước và thị trường quốc tế. Tìm kiếm
thông tin về người cung ứng, giá cả, chất lượng, uy tín… Công tác xây dựng kế
hoạch nhập khẩu về giá cả, chất lượng, thời điểm, phương thức nhập khẩu…Đây là
khâu mà công ty không giành nhiều thời gian để thực hiện. Để thực hiện tốt hoạt
động nhập khẩu trong sự biến động của môi trường kinh doanh hiện nay thì công ty
Bùi Hữu Tuấn A10-46D-KTDN
23
Báo cáo thực tập
cần phải chú trọng xây dựng khâu lập kế hoạch nhập khẩu. Đối với nhà xuất khẩu
thì công ty cần phải xác định với mức giá cao nhất nhưng vẫn có thể chấp nhận
được để đảm bảo có lãi (ở mức giá thấp nhất dự kiến). Đồng thời tiến hành lựa chọn
nhà xuất khẩu có khả năng cung cấp các mặt hàng cho công ty. Dựa trên cơ sở về kế
hoạch kinh doanh chung của công ty đầu năm hoặc đầu các kỳ công ty thường có
một bản kế toán kinh doanh chung về các mục tiêu cần đạt được trong năm. Và dựa
trên mối quan hệ bạn hàng như: đơn đặt hàng, dự đoán sự thay đổi của thị trường về

nhu cầu tiêu thụ mặt hàng máy móc thiết bị nhập khẩu. Căn cứ vào các điều kiện
trên công ty tiến hành công tác lập kế hoạch nhập khẩu gồm các khâu:
- Xác định khối lượng nhập khẩu thông qua việc tính dung lượng thị trường
trong thời gian tới, dựa vào nhu cầu trong thị trường trong nước
- Về chất lượng hàng hoá nhập khẩu căn cứ vào thương hiệu, uy tín của bạn
hàng, tiêu chuẩn của bạn hàng…
- Gía cả đây là điểm căng thẳng trong giao dịch, ảnh hưởng đến sức tiêu thụ
của hàng hoá. Việc xác định giá cần phải dựa vào giá bán trong nước, dựa vào tình
hình cung cầu trên thị trường,… Lựa chọn mức giá cao nhất nhưng vẫn đảm bảo có
lãi để cạnh tranh trên thị trường
Mặt hàng thiết bị máy hàn cắt có chất lượng tương đối đồng đều vì các công ty
là đối thủ cạnh tranh đều nhập khẩu từ cùng thị trường nhập khẩu của công ty.
Người tiêu dùng khi chọn mua mặt hàng này thường chú ý mức giá mà công ty đưa
ra do đó công ty cần có chính sách giá hợp lý đảm bảo cạnh tranh trên thị trường
- Thời điểm nhập khẩu cũng cần xác định hợp lý. Nhập khẩu vào thời điểm mà
hàng hóa tiêu thụ nhanh nhất, giá có thể chấp nhận được, khi thị trường ổn định nhất…
- Công tác giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng cần lựa chọn thời điểm, địa
điểm có lợi cho doanh nghiệp mình. Lựa chọn thành viên đàm phán có trình độ
chuyên môn giao dịch khéo léo, linh hoạt và khả năng về ngoại ngữ tốt
- Công tác xin giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục nhập khẩu cần kịp thời, phụ
thuộc vào chính sách của nhà nước và mối quan hệ với ngành hải quan
- Thanh toán và thủ tục thanh toán. Do hoạt động nhập khẩu diễn ra khá phức
tạp, công ty cần áp dụng phương thức thanh toán bằng L/C để tránh rủi ro trong
Bùi Hữu Tuấn A10-46D-KTDN
24

×