Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

BÀI BÁO CÁO-PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.83 KB, 12 trang )

Phan tich ky thuat
1. Có 3 giả định làm cơ sở cho việc tiếp cận Phân tích kỹ thuật:
- Biến động thị trường phản ánh tất cả
- Giá dịch chuyển theo xu thế chung
- Lịch sử sẽ tự lặp lại
2. Khi phân tích ta có thể áp dụng theo cơ bản hay kĩ thuật,
nhưng để trả lời câu hỏi về xác định thời điểm tham gia vào hay
thoát ra khỏi thị trường thì câu trả lời nằm hoàn toàn trong
Phân tích kỹ thuật
3. Phân tích kỹ thuật, quá trình ra quyết định có thể được chia
thành 2 giai đoạn là phân tích và chọn thời điểm.
4. Xu thế giá tăng nối đỉnh trước cao hơn đỉnh sau và đáy trước cao
hơn đáy sau).
Đường xu thế giá tăng :nối các điểm đáy cao dần. đường xu thế
giảm :nối các đỉnh thấp dần.
Kênh : xác định được đường xu thế , giả sử với xu thế giá tăng, ta
vẽ đường kênh là một đường song song với đường xu thế và đi qua
đỉnh giá rõ nhất đầu tiên. Nếu ở lần tăng giá tiếp theo giá tăng đến
gần hoặc chạm vào đường kênh rồi lại giảm xuống đến gần đường
xu thế thì khả năng có thể tồn tại một kênh dao động của giá.
Nếu giá không đạt được đến đường kênh và chuyển động phá vỡ đường
xu thế thì điều này chỉ ra rằng xu thế thị trường đổi chiều thành xu thế giá
giảm. Hai đỉnh mới xuất hiện (đỉnh 5 và 7) sẽ là cơ sở để vẽ đường xu thế
giá giảm, tương tự ta sẽ vẽ đường kênh song song đường xu thế và đi
qua đáy 4. Chú ý là ở đây có sự đổi vai trò đường xu thế ban đầu trở
thành đường kênh và ngược lại.
5. Mức hoàn lại không vượt quá 2/3 mức tăng (hay giảm) trước đó đạt
được. Nếu mức hoàn lại cao hơn thì khả năng sẽ xảy ra sự đảo
chiều thị trường tức là giá sẽ chuyển động theo xu thế đảo ngược
xu thế trước mà không quay lại chuyển động theo xu thế đó.
6. Khung Giao Dịch. giá chuyển động theo một hình mẫu dạng


‘phẳng’ nằm ngang. quyết định không tham gia vào thị trường luôn
là quyết định sáng suốt nhất. có thể áp dụng để kiếm lời khi thị
trường xuất hiện dạng khung giao dịch, chẳng hạn như sử dụng các
chỉ số dao động thị trường (Oscillators)
7. Kháng cự hay hỗ trợ . tại một mức giá kháng cự hay hỗ trợ, nếu
giá dao động quanh nó càng lâu thì vai trò và sức mạnh của nó
càng lớn và một xu thế giá phải thực sự mạnh mới có thể phá vỡ
hay vượt qua được nó.
Tại bất kì mức giá nào xuất hiện mức khối lượng giao dịch lớn thường
đều trở thành điểm đảo chiều đối với xu thế hiện tại. Nếu mức kháng
cự hay hỗ trợ hình thành mà không có dấu hiệu gì về sự thay đổi trong
khối lượng giao dịch thì mức độ tin cậy cũng như độ bền vững của
chúng là không cao. nếu một mức hỗ trợ chẳng hạn được hình thành
với khối lượng giao dịch rất lớn, tại đó nhu cầu giao dịch là rất lớn, mức
độ phản ánh là cao và quan trọng hơn nhiều
8. Flags and Pennants - Mô hình cờ chữ nhật và cờ đuôi nheo
Nó đánh dấu một bước củng cố để tiếp tục lấy lại xu thế của thị trường
Double bottom (Mô hình hai đáy)
Mô hình hai đáy là thời kỳ chuyển đổi xu thế giảm giá thành xu thế
tăng giá, nó mang tính đảo chiều. Có điều là mô hình này tương đối dễ
nhận ra nên cũng rất dễ nhầm do đó nhà đầu tư nên cẩn thận khi quyết
định tham gia trong thời kỳ này. Thực tế thống kê cho thấy nếu nhà đầu
tư nóng vội tham gia ngay từ đầu thì xác xuất thất bại là 64% còn nếu
họ cố gắng đợi đến khi xuất hiện "breakout" (đảo chiều) thật sự thì xác
xuất thất bại chỉ còn 3%.
Tại sao phân tích kỹ thuật có thể hiệu quả tại Việt Nam?
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư tìm hiểu về phân tích kỹ thuật đã cho rằng
công cụ này không hiệu quả tại Việt Nam lúc này vì thị trường còn quá
mới, ít ai áp dụng. Các tín hiệu do công cụ phân tích kỹ thuật đưa ra sẽ
không được tận dụng, vì vậy sẽ không tạo ra hiệu ứng giá “chạy” theo tín

hiệu, kết quả là không tạo ra các xu hướng (trend) giá, vốn là một điều căn
bản để nhà đầu tư dựa vào phân tích kỹ thuật giao dịch kiếm lời.
Thật ra, việc còn ít người vận dụng phân tích kỹ thuật sẽ là một điều thuận
lợi cho những người hiểu biết sâu về công cụ này kiếm lợi nhuận vượt trội
so với người không biết. Điều này liên quan đến nguyên nhân: các xu
hướng giá vẫn tồn tại, và sẽ được phản ánh tốt bởi phân tích kỹ thuật cho
dù không có nhiều người áp dụng.
Thị trường Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng, và vì vậy, chỉ nên nhìn
nhận phân tích kỹ thuật như nhiều phương pháp phân tích khác, sẽ bổ trợ
lẫn nhau, và nên hiểu rằng, phân tích kỹ thuật có thể chỉ làm cho quyết
định đầu tư trở nên dễ dàng hơn, không phải luôn luôn tốt hơn.
Áp dụng phân tích kỹ thuật vào việc lựa
chọn cổ phiếu đầu tư.
( Bình chọn: 5 Thảo luận: 2 Số lần
đọc: 4603)
PTKT là việc dựa vào những thay đổi về giá cả và
khối lượng trong quá khứ để dự báo xu thế biến động
giá cả trong tương lai. Hiện nay sử dụng phương
pháp phân tích kỹ thuật để lựa chọn cổ phiếu đầu tư
được áp dụng khá phố biến trên thị trường. Tuy vậy,
Phân tích kỹ thuật có nhiều chỉ báo để lựa chọn một
cổ phiếu.
Dưới đây tôi xin trình bày một vài chỉ báo thông dụng
nhất: Qua các bước phân tích kỹ thuật.
1) Xác định giai đoạn, xu hướng, sóng hiện tại.
Để xác định xu hướng sóng người ta thường sử dụng
đường xu hướng. Nó là đường thằng nối liền phần
lớn các điểm cao nhất (thấp nhất) của đồ thị. Có thể
vẽ cả hai đường xu hướng trên và xu hướng dưới để
hình thành lên khoảng biến động của giá.

Xác định giai đoạn: Thường được chia làm 4 giai
đoạn.
• Giai đoạn 1: Sau thời kỳ suy giảm kéo dài thị
trường đi ngang và tích luỹ.
• Giai đoạn 2: Thị trường bước vào giai đoạn tăng
trưởng mạnh.
• Giai đoạn 3: Thị trường trở lại lình xình với
những đợt sóng nhỏ.
• Giai đoạn 4: Xu hướng suy giảm mạnh.
Thị trường Việt Nam hiện nay đang trong tình trạng
suy giảm kéo dài. Tâm lý trung của nhà đầu tư đang
trong tình trạng chán nản. Đang dần chuyển sang giai
đoạn 1.
Ngoài ra các nhà đầu tư còn lựa chọn đầu tư theo
sóng. Tuỳ vào sự ưa thích rủi ro của từng ngưòi mà
họ quyết định “lướt” theo những sóng nhỏ hay sóng
lớn. Trong đó sóng Elliot Wave được xem là sóng
điển hình. Nó bao gồm 5 đỉnh và đáy liên tiếp.
2) Xem xét Cường lực của xu hướng hiện tại.
Để xác định cường lực của xu hướng thường dùng
chỉ báo ADX. ADX thường có giá trị từ 0-60. ADX
càng cao thì xu hướng càng mạnh và ngược lại. Khi
sử dụng ADX người ta thường đi kèm với hai đường
xung lượng +DI, -DI: +DI vượt lên -DI xu thế rõ ràng
và ngược lại.
3) Xác định các mức kháng cự và mức hỗ trợ.
Để xác định mức cản và hỗ trợ thường dùng chỉ báo
Fibonacci. Trong đó có các mốc phổ biến là 23,6%,
38,2%, 50,0% và 61,8%. Được chia theo tỷ lệ gọi là
“tỷ lệ vàng”

• Mức hỗ trợ: Là mức mà ở đó một lực lớn nhà
đầu tư cho rằng giá có thể bật lại, và khó có thể
xuyên thủng mức này.
• Mức kháng cự: Cũng tương tự mức hỗ trợ. Nó là
mức giá mà lượng lớn nhà đầu tư cho rằng giá
khó có thể tăng và vượt quá mốc này. Và khi nó
đã vượt qua thì nó lại trở thành một mức hỗ trợ
cho nhà đầu tư.
Một số nhà đầu tư chuyên đầu tư theo các mức hỗ
trợ và kháng cự. Có nghĩa là khi mức giá sắp chạm
mức hỗ trợ sẽ mua vào, và khi giá chạm mức kháng
cự thì bán ra…
4) Các tín hiệu mua và bán.
Xác định các tín hiệu mua bán ngưòi ta thường sử
dụng các tín hiệu như MACD, Aroon, RSI, CCI….
Chỉ báo MACD:
• Khi đường MACD cắt đường tín hiệu của nó từ
dưới lên, hoặc đang trên đường tín hiệu của nó:
mua vào
• Khi đường MACD cắt đường tín hiệu của nó từ
trên xuống, hoặc đang ở dưới đường tín hiệu:
bán ra.
Chỉ báo RSI: phản ánh cung cầu của cố phiếu trên
thị trường.
• RSI<30: thể hiện tình trạng hiện tại là cung trên
thị trường về cổ phiếu này là lớn. Theo quan hệ
cung cầu thì thị trường sẽ điều chỉnh tới mức cân
bằng-> mua vào
• RSI>70: Tình trạng thị trường đang ở cầu về cổ
phiếu quá nhiều, nhiều khả năng sẽ điều chỉnh.

-> bán ra.
Chỉ báo CCI: Chỉ báo này cũng có ý nghĩa tương tự
như chỉ báo RSI,). Nó cũng giao động giữa hai vùng
quá mua và quá bán (overbought) và quá bán
(oversold). Điều kiện làm việc tốt nhất của chỉ số này
là thị trường trong trạng thái ít biến động, ảm đạm
(sideways market). Nó thường được kiết hợp sử dụng
với đường Directional movement Index.
• CCI<-100 : Thị trường đang quá bán -> mua vào
• CCI>+100 : Thị trường đan quá mua: Bán ra
Chỉ báo Aroon: Aroon là một chỉ báo dùng để thăm
dò sự bắt đầu của một xu hướng mới.Bao gồm 2 lằn
gọi là Aroon Up và Aroon Down.
• Khi lằn Aroon Up bước vào vùng 70 đến 100 :
Mua vào
• Khi lằn Aroon Down bước vào vùng 70 đến 100:
Bán ra
• Khi 2 lằn Aroon Up và Aroon down cắt nhau báo
tín hiệu khả năng thị trường đảo chiều xu thế.
Ngoài các chỉ báo trên, biểu đồ Candlestick cũng
được áp dụng khá phổ biến Tuy vậy, nó là một tổ hợp
các chỉ báo cần có sự nghiên cứu kỹ không thể
hướng dẫn trong một hai buổi… mong các bạn tự về
nghiên cứu sách.
5) Biến động về khối lượng giao dịch.
Khối lượng giao dịch thể hiện sự ham thích của nhà
đầu tư với từng loại cổ phiếu.
• Trong xu hướng tăng, khối lượng tăng theo cho
biết nhịp tăng được duy trì và ngược lại.
• Trong xu hướng giảm, nếu khối lượng giảm cho

biết nhịp giảm được xác nhận và ngượi lại.
Thị trường Việt Nam trong thời gian vài tuần trở lại
đây. Khối lượng tăng đột biết thể hiện xu thế giảm là
rất rõ ràng, tình trạng bán tháo của thị trường, và sự
mất lòng tin của nhà đầu tư về cổ phiếu.
Ở trên vừa trình bày quy trình cơ bản về phân tích kỹ
thuật. Tuy vậy, không nhất thiết phải làm theo đúng
quy trình. Ngoài ra, hiện nay một số nhà đầu tư còn
chia ra thành một số trường phái đầu tư kỹ thuât: Thứ
nhất, đầu tư theo xu thế (sử dụng các chỉ báo MACD,
MA, và đường xu thế) đầu tư theo trường phái này
mang tính chất trễ, và dài hạn. Tuy vậy khi thị trường
lình xình thì khó có thể áp dụng phương pháp này.
Thứ hai, đầu tư theo mức hỗ trợ và kháng cự
(Fibonacci) như đã trình bày phần trên, áp dụng
phương pháp này thường mang tính rủi ro cao, tuy
vậy có thể bắt được những con sóng sớm hơn. Thứ
ba, đầu tư theo mô hình phân tích kỹ thuật.



×