Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.78 KB, 13 trang )

Triết lý giáo dục Việt Nam
TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VIỆT NAM
I. Thực trạng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
1. Đội ngũ nhà giáo
a. Tính đến năm học 2007-2008, cả nước có khoảng 1.069.100 nhà giáo (bao
gồm: 171.900 giáo viên mầm non; 344.900 giáo viên tiểu học; 312.400 giáo viên
trung học cơ sở; 136.600 giáo viên trung học phổ thông; 15.100 giáo viên các trung
tâm giáo dục thường xuyên; 14.500 giáo viên trung cấp chuyên nghiệp; 20.200 giáo
viên các trường dạy nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung tâm dạy nghề và
53.500 giảng viên đại học, cao đẳng). Tình trạng thiếu giáo viên diễn ra ở nhiều nơi,
nhiều cấp học, cụ thể:
- Đối với giáo dục mầm non: tỷ lệ bình quân trong nhóm nhà trẻ là 10 trẻ
em/giáo viên (quy định là 8 trẻ em/giáo viên), trong nhóm mẫu giáo là 20,6 trẻ
em/giáo viên (quy định là 20 trẻ em/giáo viên);
- Đối với giáo dục tiểu học: tỷ lệ bình quân đạt 1,29 giáo viên/lớp, tuy vượt
định mức 1,20 giáo viên/lớp dạy học 1 buổi/ngày, song so với yêu cầu dạy học 2
buổi/ngày (định mức là 1,50 giáo viên/lớp) thì mới chỉ đáp ứng được 86% nhu cầu
về số lượng giáo viên.
- Đối với giáo dục trung học phổ thông: tỷ lệ giáo viên/lớp đạt 2,01, song
còn quá thấp (định mức là 2,25);
- Đối với giáo dục đại học: khối cao đẳng có tỷ lệ bình quân 23,86 sinh
viên/giảng viên; khối đại học có tỷ lệ bình quân 27,75 sinh viên/giảng viên, đều cao
hơn mức 20 sinh viên/giảng viên.
Vẫn còn tình trạng mất cân đối, không đồng bộ trong cơ cấu đội ngũ ở các
địa bàn khác nhau (thừa giáo viên ở các trung tâm, thành phố, thị xã, thị trấn nhưng
lại thiếu giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn), theo môn học
(thừa giáo viên dạy văn hoá, thiếu giáo viên dạy các môn đặc thù, tự chọn) và theo
ngành nghề đào tạo.
b. Chất lượng đội ngũ nhà giáo:
- Hầu hết nhà giáo có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, cụ thể: giáo
viên mầm non đạt 90%; giáo viên tiểu học đạt 97,8%; giáo viên trung học cơ sở đạt


98,6%; giáo viên trung học phổ thông đạt 97,5%; giáo viên trung cấp chuyên nghiệp
đạt 94,66%; giáo viên dạy nghề đạt 58,88%; giáo viên cao đẳng nghề đạt 82,83%;
giáo viên trung cấp nghề đạt 73,16% và giảng viên đại học, cao đẳng đạt 92,93%.
Số chưa đạt chuẩn giảm dần hàng năm.
. .
1
Triết lý giáo dục Việt Nam
Mặc dù số lượng nhà giáo đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo là rất
cao, nhưng năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhiều nhà giáo còn hạn
chế, chưa thực sự đổi mới phương pháp giảng dạy, vẫn còn có những giáo viên xếp
loại yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là nhà giáo công tác ở miền núi, ít có
điều kiện nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức.
- Về nghiệp vụ sư phạm: phần lớn nhà giáo đều đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ sư phạm. Trình độ tin học và ngoại ngữ của đội ngũ nhà giáo đã được nâng lên (đặc
biệt ở các cấp học cao và đối với giảng viên). Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ
chưa đạt yêu cầu về năng lực sư phạm, trình độ tin học và ngoại ngữ. Đây là nguyên nhân
dẫn tới tình trạng nhà giáo gặp khó khăn trong việc tiếp cận với phương pháp giảng dạy
tiên tiến, hạn chế khả năng nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.
- Về cơ bản đội ngũ nhà giáo có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức nghề
nghiệp tốt; hầu hết đều tận tuỵ với nghề, cần cù chịu khó, có tinh thần trách nhiệm cao,
sáng tạo và quyết tâm tự bồi dưỡng nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số ít nhà giáo do chạy theo vật chất đơn
thuần, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, làm ảnh hưởng đến
lòng tin của nhân dân và học sinh đối với ngành giáo dục. Cần nghiêm túc, có biện
pháp giáo dục, xử lý kịp thời, thậm chí đưa ra khỏi ngành những người vi phạm đạo
đức, lối sống và chuẩn mực của người thầy.
c. Công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ nhà giáo còn nhiều
khó khăn, bất cập:
- Về chính sách phát triển giáo dục mầm non: biên chế giáo viên mầm non
rất khó khăn, trong khi lương của giáo viên hợp đồng quá thấp, dẫn đến tình trạng

nhiều nơi khó tuyển dụng giáo viên mầm non.
- Phần lớn các địa phương chưa thực hiện việc phân cấp tuyển dụng.
- Chính sách luân chuyển nhà giáo và nghĩa vụ làm việc trong ngành giáo
dục sau tốt nghiệp đối với sinh viên sư phạm còn thiếu cơ chế, biện pháp khả thi để
triển khai thực hiện có hiệu quả.
- Công tác đánh giá phân loại nhà giáo đã có nhiều đổi mới, bước đầu phát
huy tính tích cực, tạo động lực và khuyến khích nhà giáo phấn đấu vươn lên. Tuy
nhiên, hạn chế trong công tác này là nhận thức và trách nhiệm của một bộ phận nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa đầy đủ, còn né tránh, nể nang; chưa ban hành
kịp thời các tiêu chí đánh giá, thiếu các tiêu chí cụ thể, định lượng nên việc đánh giá
chưa thật chính xác, khách quan, chưa phản ánh đúng thực chất về đội ngũ.
- Những năm qua, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với các bộ, ngành tập trung xây
dựng và ban hành được một hệ thống văn bản chỉ đạo tương đối đồng bộ, tạo điều
. .
2
Triết lý giáo dục Việt Nam
kiện thuận lợi để các địa phương và các cơ sở giáo dục thực hiện tốt chế độ chính
sách đối với đội ngũ nhà giáo (như: chế độ chính sách đối với nhà giáo công tác ở
trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; chính
sách miễn thu học phí đối với học sinh vào học ngành sư phạm.v.v...). Cùng với
chính sách chung của Nhà nước, tùy vào điều kiện kinh tế của từng vùng, các sở
GD&ĐT đã tích cực tham mưu với các cấp chính quyền để có những chính sách
riêng hỗ trợ cho đội ngũ nhà giáo (như: chế độ hỗ trợ tiền lương cho giáo viên mầm
non ngoài công lập; chế độ hỗ trợ cho giáo viên đi học tập nâng cao trình độ.v.v…).
Tuy nhiên, chế độ chính sách cho đội ngũ nhà giáo hiện còn nhiều hạn chế, vướng
mắc, như:
+ Nhiều quy định trong chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhà
giáo đã ban hành từ lâu, không còn phù hợp song chậm được bổ sung, sửa đổi, như:
chế độ cho giáo viên đi bồi dưỡng tập trung theo Quyết định số 291/CP ngày
30/12/1974 của Hội đồng Chính phủ; chế độ làm việc và định mức lao động của

nhà giáo; Chế độ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ và phụ cấp dạy lớp ghép;
chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm và chế độ cấp bù học phí sư
phạm.v.v...
+ Bất cập trong việc thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo, cụ thể như:
chưa giải quyết triệt để bất hợp lý trong hệ thống thang, bảng lương, chế độ phụ cấp cho
nhà giáo, chính sách tiền lương đối với giáo viên mầm non và chế độ đối với giáo viên hợp
đồng; thu nhập của nhà giáo ở các trường công lập và ngoài công lập có khác biệt lớn; đời
sống của phần đông nhà giáo vẫn còn khó khăn, điều kiện làm việc còn hạn chế nên bản
thân họ chưa thực sự yên tâm công tác, thậm chí ở một số thành phố lớn đã có hiện tượng
giáo viên xin nghỉ việc, chuyển chỗ, làm nghề khác.v.v…
2. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
a. Tính đến năm học 2007-2008, cả nước có khoảng 120.000 cán bộ quản lý
giáo dục (trong đó, giáo dục mầm non: 18%; giáo dục phổ thông: 65%; giáo dục
nghề nghiệp, giáo dục đại học: 6% và ở cơ quan quản lý giáo dục các cấp: 11%).
b. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cơ bản đã đáp ứng được yêu
cầu nhiệm vụ, song vẫn còn nhiều bất cập:
- Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo; tuy
nhiên, khả năng sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản
lý còn rất hạn chế. Đa số chưa được đào tạo có hệ thống về công tác quản lý, trình độ và
năng lực điều hành quản lý còn bất cập, tính chuyên nghiệp thấp, làm việc chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm cá nhân nên chất lượng, hiệu quả công tác còn nhiều hạn chế.
. .
3
Triết lý giáo dục Việt Nam
- Về cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có ý thức chính trị, phẩm chất
đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn sư phạm cao (do hầu hết là những nhà giáo
được bổ nhiệm, điều động sang làm công tác quản lý), có kinh nghiệm trong công
tác quản lý giáo dục. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục có
biểu hiện chạy theo những tiêu cực của kinh tế thị trường, chưa tích cực, chủ động
học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

c. Công tác sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cũng còn
nhiều khó khăn, bất cập, như: chưa giải quyết thoả đáng chế độ chính sách đối với
những nhà giáo được điều động sang làm công tác quản lý; thu nhập của cán bộ
quản lý giáo dục ở các trường công lập và ngoài công lập có khác biệt lớn; đời sống
của phần đông cán bộ quản lý giáo dục gặp khó khăn, điều kiện làm việc còn hạn
chế nên nhiều người chưa thực sự yên tâm công tác.
II. Những nội dung cần nghiên cứu khi xây dựng Luật Viên chức
Theo dự báo, đến năm 2020 dân số nước ta khoảng 100 triệu người với
khoảng 23,5 triệu học sinh và 4,5 triệu sinh viên. Việc tăng tự nhiên quy mô học
sinh, sinh viên hàng năm; việc thực hiện học 2 buổi/ngày ở phổ thông và việc giảm
tỷ lệ học sinh, sinh viên/lớp, tỷ lệ sinh viên/giảng viên đòi hỏi quy mô đội ngũ phải
tăng trung bình 5%/năm, đến năm 2020 cần có 1,25 triệu nhà giáo; trong đó số
giảng viên phải tăng gấp 4 lần hiện nay với ít nhất 25% có trình độ tiến sĩ (riêng các
trường đại học, cao đẳng sư phạm yêu cầu 100% giảng viên có trình độ tiến sĩ). Để
bảo đảm thắng lợi cho sự nghiệp chấn hưng nền giáo dục, góp phần đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, việc xây dựng,
phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cần được thực hiện trên nền
tảng pháp lý vững chắc, đó là các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao. Vì vậy,
cần nghiên cứu để đưa vào nội dung của Luật Viên chức những vấn đề sau đây.
1. Thực hiện việc ”luật hoá” các quan điểm, chủ trương của Đảng về việc
xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Cụ thể là:
- Tôn vinh nhà giáo và nghề dạy học, nâng cao vị trí xã hội của nhà giáo.
- Đào tạo đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, xây dựng các trường
sư phạm để bảo đảm đủ số lượng nhà giáo ở mọi cấp học, trình độ đào tạo, các đối
tượng đặc biệt trong xã hội.
- Bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, chuẩn hoá đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục.
- Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục.
- Quản lý, sử dụng đãi ngộ đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

. .
4
Triết lý giáo dục Việt Nam
2. “Luật hóa” một số quy định đang được điều chỉnh bởi các văn bản quy
phạm pháp luật:
- Về đối tượng điều chỉnh.
+ Các khái niệm “nhà giáo”, “giáo viên”, “giảng viên” đã được quy định tại
Điều 70 của Luật Giáo dục; khái niệm “giáo viên dạy nghề” được quy định tại Điều
58 của Luật Dạy nghề. Song những người giảng dạy trong các trường của cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân
chưa rõ là “giáo viên” hay “giảng viên”.
+ Khái niệm “cán bộ quản lý giáo dục” được sử dụng khá rộng rãi song chưa
có quy định thống nhất để xác định đúng đắn đối tượng điều chỉnh trong quá trình
thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan.
- Các chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
cần được luật hoá để bảo đảm giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành cao, bảo đảm điều
chỉnh công bằng đối với tất cả đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở trường
công lập và trường ngoài công lập; cụ thể:
+ Về quyền, trách nhiệm (đạo đức, pháp lý), nghĩa vụ của nhà giáo và chế độ
làm việc của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở các cấp học.
+ Về các chức danh nhà giáo, hệ thống ngạch viên chức làm nhiệm vụ giảng
dạy (mỗi cấp học đều có đủ các ngạch viên - chính - cao cấp), định mức biên chế và
cơ cấu nhà giáo ở các loại hình cơ sở giáo dục thuộc các cấp học.
+ Về tiêu chuẩn các chức danh đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
của từng loại hình cơ sở giáo dục.
+ Về chuẩn nghề nghiệp nhà giáo từng cấp học và việc đánh giá, xếp loại,
kiểm định chất lượng, sàng lọc và tinh giản biên chế đối với đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục.
+ Về các chính sách, chế độ trong tuyển dụng (xoá bỏ phân biệt “giáo viên
trong biên chế” và “giáo viên hợp đồng”), điều động, luân chuyển, sử dụng và quản

lý đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, miễn
nhiệm đối với các chức danh cán bộ quản lý giáo dục; các chính sách, chế độ bảo
hiểm bắt buộc (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội), tiền thưởng, phúc lợi (phúc lợi tập
thể, phúc lợi xã hội, trợ cấp, nhà ở công vụ...) và các khoản thu nhập chính đáng
khác (ngoài tiền lương) của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
+ Về môi trường công tác và các điều kiện bảo đảm chất lượng, hiệu quả làm
việc của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (nhất là đối với các chức danh
giáo sư, phó giáo sư, chuyên gia, giáo viên/giảng viên cao cấp/có học vị tiến sĩ...).
. .
5

×