Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

TIỂU THUYẾT CHƯƠNG HỒI TRUNG QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.88 KB, 10 trang )

1
Hoaianhlya Ti u thuy t chể ế ương h i Trung Qu cồ ố
28/12/2009
TIỂU THUYẾT CHƯƠNG HỒI TRUNG QUỐC
I. Khái niệm
1. Chương hồi và tiểu thuyết chương hồi là gì?
- Chương: là một thể tài văn học, nhưng khái niệm chương có từ rất
lâu, từ thời Kinh Thê. Đến thời nhà Hán: đơn nguyên tình tiết tự nhiên của cốt
tuyện tiểu thuyết trường thiên.
- Hồi: 回
+ là một sự chuyển đối, là vận chuyển, chuyển biến, quay lưng lại (phản hồi,
hồi báo), thể hiện 1 động tác theo lần lượt và thứ tự. Tiểu thuyết Trung Quốc nói
đến khái niệm hồi ở đoạn cuối (hồi sau phân giả).
+ nghĩa gốc là lần (thứ tự), do truyện kể quá dài, phải chia ra từng lần để kể.
Thuyết thoại nhân là người tạo ra những hồi trong câu chuyện mình kể. Đây là 1
quy luật hoàn toàn khách quan do chủ quan của thuyết thoại nhân.
+ cuối hồi dùng sáo ngữ
+ gần với chương trong thơ: một chỉnh thể của nội dung tác phẩm. Đại
đường tam tạng lục vân thi thoại là tác phẩm đầu tiên.
+ giảng sử, giảng kinh: thấy nó quá dài, phải kể rất nhiều. Nghệ thuật kể
chuyện đầu tiên là ngắt đoạn thính giác: khi thuyết thoại nhân kể thì không thể
không nghỉ. Từ góc độ người nghe, nếu nghe lâu sẽ rất mệt mỏi. Người nghe tranh
thủ đoạn nghỉ để đi tiêu khiển. Sau này gọi là ba lãng khởi phụ.
Nghệ thuật tự sự: tìm động lực thúc đẩy cốt truyện
Chuyện: tính chất dân gian, truyện: tính chất quan phương.
Sau này là nghệ thuật ngắt đoạn thị giác trong các truyện: Tây Du kí, kim
bình mai từ thoại, phong thần diễn nghĩa, Đông Chu liệt quốc chí: thuần thục về lối
kể chuyện.
+ trào lưu bình điểm tiểu thuyết chương hồi: phân tích kết cấu tiểu thuyết,
phẩm bình về kỹ xảo, giám thưởng nhân vật, đi sâu vào nội dung tác phẩm bàn về
chức năng tiểu thuyết.


VD: nói vua Duy Tông và Cao Cầu ở đoạn đầu tiên trong Thủy hử truyện là
nguyên nhân làm rối loạn xã hội là từ trên, dột từ trên nóc dột xuống.
 Từ góc độ ý nghĩa của thể văn, các nhà phê bình chưa nói về đặc điểm
tiểu thuyết chương hồi và chưa phân biệt nó với các thể văn khác.
 Nó là một loại tì thuyết. Tì quan: những viên quan đi về những vùng
nông thôn thu thập những bài dân ca. Tì thuyết: thuộc về dân gian. Quan điểm về
2
Hoaianhlya Ti u thuy t chể ế ương h i Trung Qu cồ ố
tiểu thuyết chương hồi chưa rõ rang. Từ tự, bạt, cách gọi tên tác phẩm có thể giúp
nhận biết tiểu thuyết chương hồi: diễn nghĩa, thông tục diễn nghĩa, tiểu thuyết diễn
nghĩa, tì quan tiểu thuyết, tì quan dã thừa, dật sử, dã sử, truyền kì tiểu thuyết, ngoại
sử…
 Tiểu thuyết chương hồi hơn truyện kể dân gian nhưng chưa bằng tiểu
thuyết hiện đại. Nên không thể đem lí thuyết của tự sự hiện đại lắp vào để khám
phá tiểu thuyết chương hồi.
Định nghĩa: 1949 Từ hải văn học phân sách: tiểu thuyết chương hồi là
hình thức chủ yếu của tiểu thuyết trường thiên cổ đại trung quốc. Đặc điểm là
dùng tiêu mục để phân hồi, câu chuyện liên tiếp, mạch lạc, chỉnh tề. Thoại bản
của người đời Tống là cuốn Đại đường tam tạng thủ kinh chi thoại đã hội đủ
hình thức ban đầu. Tiểu thuyết trường thiên hai đời Minh Thanh đã sử dụng
phổ biến hình thức này.
Trung Quốc đại bách khoa toàn thư: TTCH đã trải qua quá trình phát
triển tương đối dài lâu. Thoại bản trường thiên thời Tống Nguyên có đủ hình thức
của tiểu thuyết chương hồi. Cuối Nguyên đầu Minh dựa vào thoại bản gia công tái
xác lập tiểu thuyết trường thiên. Đến giữa đời Minh hồi mục tiểu thuyết dần được
xác lập. Cuối Minh đầu Nguyên…, đời Thanh=> 6 thế kỉ.
 So với sáng tác, lý luận Trung Quốc có nhiều khái niệm mơ hồ, phát
triển chậm hơn, hạn chế sự phát triển bồng bột của tiểu thuyết.
II. Đặc trưng tiểu thuyết chương hồi
1. Phân hồi: là tiêu chí đầu tiên và là đặc trưng rõ rang về hình thức bên

ngoài của tiểu thuyết chương hồi. Nguyên nhân từ người kể chuyện rong. Tiểu
thuyết sở dĩ phát triển được là do tầng lớp thị dân ra đời, biết ăn chơi, đòi hỏi
hưởng thụ và giải trí, đòi hỏi về tính dục rất nhiều.
Đọc: Ngân thành cố sự- Dư Hoa
Trong tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc, chủ yếu là ngôi thứ ba, rất ít ngôi
thứ nhất, chủ yếu là người dẫn chuyển kể ra, chỉ có ngôn ngữ và sự kiện chứ không
có miêu tả tâm lý. Tác phẩm Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa có 240 hồi, mỗi hồi
có một đề mục vào thời Gia Tĩnh là văn bản đề được hồi mục một cách chính xác.
Vấn đề là sự phát triển đề mục đầu tiên là câu đơn, sau thành câu ghép khi Mao
Luân, Mao Tôn Cương ghép 2 hồi làm một, từ câu có đối trở thành thơ.
 Phân hồi từ chỗ không có quy tắc đến chỗ có quy tắc, từ chỗ không tè
chỉnh sang tề chỉnh. Thiết kế đề mục là quá trình chính của đề cương. Hồi là bộ
phân của cấu trúc, đoạn là bộ phận của cốt truyện bao gồm những tình tiết được
thúc đẩy.
3
Hoaianhlya Ti u thuy t chể ế ương h i Trung Qu cồ ố
Lâm Đại Ngọc có nhiều bi kịch: khôi phục lại địa vị gia đình mà sống thân
phận ăn đậu nằm nhờ; muốn hòa nhập nhưng không thể hòa nhập được với cộng
đồng vì mặc cảm vì gia thế, vì quá thông minh, tâm hồn quá mẫn cảm; chết vì tình
yêu, yêu mà không có kết thúc tốt.
2. Tình tiết phức tạp: tình tiết phong phú, câu chuyện quá dài, đây là
những tiền đề để chia hồi.
VD: Hồng Lâu Mộng miêu tả 8 năm của nhà họ Giả. Tam quốc là chuyện
của gần trăm năm nên có rất nhiều sự kiện. Có rất nhiều tình tiết rất dài nhưng tác
giả nói gọn lại. Nhưng có nhiều tình tiết ngắn được tác giả nói nhiều. VD: Quan
Vân Trường đánh nhau với Hoa Hùng cực tả thần oai của Quan Vân Trường nên
không thể dùng bút chậm để miêu tả.
Nguyên tắc kể: nói về trận Xích Bích chủ yếu để miêu tả Chu Du, nhưng
miêu tả Chu Du chủ yếu để nói Khổng Minh => vẽ mây nẩy trăng. Ban đầu là
nguyên tắc nhân quả, sau này khi tiểu thuyết thành thục rồi thì là nguyên tắc đa

nguyên đa quả: Quan Vân Trường kinh địch, Tào Tháo nham hiểm sau này chết vì
bệnh nham hiểm.
Con số 108, 36, 72 là bội số của 3 và 9. Ở Nhật Bản tối ngày 31 sang ngày 1
Tết phải đánh đủ 108 hổi chuông để cầu nguyện cho những cái cũ qua đi. Đây là
những con số thần bí. Các tràng hạt dài 108 hạt.
Phần lớn tiểu thuyết Trung Quốc là trật tự thời gian: hình tuyến và tuần
hoàn. Trong hình tuyết có chu kỳ: thịnh đến suy, hợp lại phân, phân lại hợp.
 Sự thể hiện:
- Thời gian câu chuyện quá dài: Tam Quốc kể lại lịch sử gần 100 năm,
chính văn của Thủy Hử truyện 1058-1124 (hơn nửa thế kỉ), Tây Du không tính đến
13 hồi đầu (thời gian vô biên: từ thuở khai sinh lập địa), tính thời gian khi đoàn
thỉnh kinh đi là 639- Năm chinh quán thứ 24= mất 14 năm.
- Tình tiết và các dòng mạch quá phức tạp:
+Tam quốc: mâu thuẫn giữa triều đình và nông dân, xâm lược giữa các tập
đoàn phong kiến địa phương, hoạn quan ngoại thích xung đột trong triều, ngoài xã
hội nông dân khởi nghĩa, các anh hung từ thảo dã đứng lên. Tình tiết chủ yếu là nói
lên sự hưng thịnh và suy vi của 3 tập đoàn Ngụy Thục Ngô.
+ Thủy hử: gần như tiểu sử mỗi người anh hung đều được ghi vào với quy
luật: quan bức dân phản, bức thướng Lương Sơn.
- Hệ thống nhân vật quá đông đảo: liên hoàn tiểu thuyết. Tam Quốc chí
bên ngoài liên kết, bên trong phân ra từng đoạn mạch rõ rang. Nếu ko kể những
4
Hoaianhlya Ti u thuy t chể ế ương h i Trung Qu cồ ố
nhân vật có tên tuổi thì đã có 1250 người. Kim bình mai từ thoại có 800 nhân vật.
Nho Lâm ngoại sử có 630 nhân vật. Hồng lâu mộng có 400 nhân vật.
 Câu chuyện quá dài, đầu mối phức tạp, số lượng nhân vật quá đông.
Do vậy việc phân chương hồi tiểu thuyết như là một sự tất yếu khách quan.
3. Kế thừa nghệ thuật kể chuyện trường thiên dân gian.
- Nghệ thuật kể chuyện tiểu thuyết chương hồi biểu hiện ở mặt thị giác là
tính toàn tri của tự sự, tức là nhân vật thượng đế biết hết tất cả mọi sự kể cả âm

mưu, chiến tranh… Sau này, thời kì hiện đại, nhân vật người kể chuyện mới lùi
xuống. Còn tiểu thuyết cổ điển, người kể chuyện vượt lên nhân vật để điều khiển.
=> qua người kể chuyện, tác giả thuyết minh đầy đủ tình tiết của câu
chuyện. Thể hiện thái độ, bình phải trái cũng là người kể chuyện. Tiến hành thuyết
giáo, báo trước kết cục của nhân vật, kết quả của sự kiện cũng là người kể chuyện.
VD: Trước khi Đổng Thừa tiêu diệt Tào Tháo, tác giả để Đổng Thừa mơ được giết
Tào Tháo; tác giả báo trước cái chết của Đổng Trác.
- Ngôn ngữ tự thuật: thấy được thuật ngữ của các thuyết thoại nhân: chuyện
kể rằng, lại nói, muốn nghe chờ hồi sau phân giải => sáo ngữ, những cụm từ lặp
lại: nói về quan võ: gan óc lầy đất => làm cường điệu hóa trọng điểm và gây sự chú
ý của độc giả.
- Tiểu thuyết chương hồi tiếp thu hình thái của thoại bản: mở đầu gọi là nhập
thoại, lời nói chính là chính thoại, lời cuối chương gọi là thiên vĩ. Đây là mô hình
kể chuyện của dân gian.
+ VD: Thủy hử mở đầu là một bài từ nói rằng, có thơ nói rằng (ghi ở đầu
chương), mở đầu tiểu thuyết cổ điển bao giờ cũng giới thiệu nhân vật từ trên trời
rơi xuống. Chính thoại: Hồng thái úy lỡ thả yêu ma. Đoạn cuối: Tống Giang mơ
lên làm vua, vua mơ thấy mình đến Lương sơn+ có 2 bài Đường luật.
+ Tây Du: Mở đầu giới thiệu nhân vật Tôn Ngộ Không, Đường Tăng.
- Sự thông tục hóa:
+ quan phương hóa: là truyện có tính chất thể hiện mô thức mô tả lịch sử hết
sức quan phương.
+ truyện kể dân gian mang tính thông tục, làm cho người bình dân dễ hiểu,
dễ nghe, dễ diễn tả. Muốn thể hiện được thì phải dùng ngôn ngữ bạch thoại. Thông
tục hóa là thông tục bằng lời kể, khác với văn ngôn là ngôn ngữ quan phương.
+ nội dung của câu chuyện kể khúc triết, có cao trào, thoái trào nhưng phải
đưa đẩy sinh động, rõ ràng.
=> văn học hiện đại: giải thiêng, không có cái gì là thiêng liêng cả. Ngân
thành cố sự: chiến sĩ cách mạng, người không quan tâm đến cách mạng cũng chết.
5

Hoaianhlya Ti u thuy t chể ế ương h i Trung Qu cồ ố
Không khí của ngân thành là không khí của phân trâu. Nhân vật của Lỗ Tấn cũng
tương tự: mẹ chiến sĩ cách mạng xấu hổ vì hành vi của con, bánh bao tẩm máu
chiến sĩ cách mạng. Truyện Đường Tăng giải thiêng Hồ Chí Minh: Đường Tăng
ngồi kiểm điểm Vì thông tục nên nhân dân Trung Quốc dễ tiếp thu, lịch sử Trung
Quốc đi vào nhân dân một cách dễ dàng.
- Thời kì đầu do tập thể sáng tác, thời kì cuối do cá nhân sáng tác. Thời kì
đầu có Tam quốc chí bình thoại, La Quán Trung chỉ chấp bút. Quy luật của văn
học trung đại là viết lại những cốt truyện đã có sẵn (thuật nhi bất tác). Ảnh hưởng
đầu tiên của truyện kể dân gian là thời kì đầu các tác giả dân gian chuẩn bị cho nhà
văn. Văn thể cũng như dạng thức văn học của tiểu thuyết là tái hiện cuộc sống thì
nó thành thục rất muộn nên nó tiếp nhận nhiều thể tài khác nhau. Thơ, kịch, phú,
chiếu, biểu rất nhiều. Trên thế giới nếu chia nhỏ các thể tài văn chương thì Trung
Quốc là một trong những nước có nhiều thể tài nhất. Trung Quốc thu thập trong tự
sự của mình rất nhiều các tiểu loại khác: dùng thơ để miêu tả nhân vật. Lục cơ (đời
Tống) chia văn chương làm 10 thể, Nhậm Phỏng người đời Lương chia làm 85 thể,
Văn tâm điêu long chia làm 35 thể, Hạ Phục Trương đời Minh chia làm 132 thể
loại => lợi thế: làm cho người ta dễ nhớ, nhưng khi kể mà đưa thơ vào thì làm tiến
độ của truyện chậm đi. Dùng thể văn này là do tiểu thuyết chín muộn, có thể thu
thập vào trong nó nhiều tiểu loại khác. Tiểu thuyết chương hồi là thể loại tự sự
phản ánh cuộc sống thăng trầm, người kể chuyện muốn tham dự vào để thể hiện
quan điểm của mình.
+ Tam quốc chí diễn nghĩa có 30 thể văn: tấu, bình phú, sách, bi ninh, ký,
sớ, biểu văn, thi, truyện, đồng dao. Đồng dao nhờ trẻ con hát để tuyên truyền tư
tưởng hoặc ám thị một điều gì đó. Đây gọi là sấm vĩ: đưa ra những câu nói mơ hồ
nhưng dự báo điều sắp xảy ra. Trạng Trình:
Cửu cửu càn khôn dĩ định (9 nhân 9=81: người Pháp xâm lược vào nước ta
80 năm),
Thanh minh thời tiết hoa tàn (hoa: người phương tây, tháng 3 hoa tàn lụi
tương đương tháng dương lịch là người pháp thua),

Trực đáo dương đầu mã vĩ thẳng cho đến khi đầu con dê, đuôi con ngựa:
cuối 1954 đầu 1955
Hồ binh bát vạn nhập Tràng An (8 trung đoàn của cụ Hồ đi vào Tràng An)
Đề tài: các thể tài văn chương trong 1 tác phẩm tự sự Trung Quốc
+ Hồng lâu mộng: các thể loại văn học trong HLM: 17 tiểu loại (tiểu lệnh,
từ, khúc, thi…)

×