Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

luận văn quản trị kinh doanh THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY P ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT AN THỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.05 KB, 24 trang )

Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHẤM





























Nguyễn Chí Thanh
1
Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
3
PH N IẦ 4
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRI N VÀ C C U T CH C C A CÔNGỂ Ơ Ấ Ổ Ứ Ủ
TY CP U T TH NG M I VÀ S N XU T AN TH NHĐẦ Ư ƯƠ Ạ Ả Ấ Ị 4
1. L ch s hình th nh v phát tri n c a Công tyị ử à à ể ủ 4
2. c i m t ch c b máy c a Công tyĐặ đ ể ổ ứ ộ ủ 5
3. c i m t ch c b máy k toánĐặ đ ể ổ ứ ộ ế 6
a. T ch c b máy k toánổ ứ ộ ế 6
b. Hình th c s sách k toán s d ng:ứ ổ ế ử ụ 8
PH N IIẦ 10
TH C TR NG HO T NG KINH DOANH C A CÔNG TYỰ Ạ Ạ ĐỘ Ủ 10
1. Khái quát v ng nh ngh kinh doanhề à ề 10
2. Mô t quá trình kinh doanh c a Công Tyả ủ 10
3. K t qu ho t ng kinh doanh trong 2 n m v a quaế ả ạ độ ă ừ 11
4. ánh giá m t s ch tiêu c b n v t i s n v ngu n v n c a Công tyĐ ộ ố ỉ ơ ả ề à ả à ồ ố ủ .15
5. Tình hình ng i lao ngườ độ 19
PH N IIIẦ 21
NH N XÉT CHUNG V MÔI TR NG KINH DOANH, H NG PHÁT Ậ Ề ƯỜ ƯỚ
TRI N VÀ BI N PHÁP TH C HI N TRONG N M T IỂ Ệ Ự Ệ Ă Ớ 21
1. Nh n xét chung v môi tr ng kinh doanhậ ề ườ 21
2. Nh ng thu n l i, khó kh n v h ng kh c ph c c a Công tyữ ậ ợ ă à ướ ắ ụ ủ 21
a. Thu n l i:ậ ợ 21
b. Khó kh n:ă 22
3. Bi n pháp kh c ph cệ ắ ụ 22

V i m c ch cung c p cho khách h ng nh ng d ch v ho n h o nh t ớ ụ đớ ấ à ữ ị ụ à ả ấ
Công ty n n ch tr ng u t theo h ng:ờ ủ ươ đầ ư ướ 22
4. Xu h ng phát tri n c a Công ty trong th i gian t iướ ể ủ ờ ớ 23
KẾT LUẬN
LỜI NÓI ĐẦU
Nguyễn Chí Thanh
2
Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp

Trong điều kiện kinh tế hiện nay, một doanh nghiệp muốn đứng vững, ổn định và
phát triển thì họ phải tìm cho mình con đường đi riêng. Quy luật cạnh tranh của nền
kinh tế thị trường khắc nghiệt và có tính chất đào thải. Để làm được điều đó, họ không
ngừng tìm tòi, sáng tạo để khẳng định chính mình trên thương trường. Lợi nhuận tối
ưu và an toàn trong kinh doanh là mục tiêu họ luôn theo đuổi, bắt kịp với tốc độ phát
triển chung của đất nước cũng như xu hướng phát triển của kinh tế thế giới.
Công ty CP Đầu tư Thương mại và Sản xuất An Thịnh nói riêng trong thời gian
vừa qua với chức năng thuần tuý mua và bán các loại sản phẩm hàng gia dụng muốn
tồn tại thì phải tiêu thụ được sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến
thành bại của Công ty. Mục tiêu trên đặt ra không ít những thách thức cho Công ty
trong thời buổi hội nhập. Do đó, Công ty phải có những kế hoạch chiến lược rất cụ thể
để tìm kiếm, mở rộng thị trường… Nắm bắt tầm quan trọng này, Công ty không ngừng
hoàn thiện về mặt tổ chức, bộ máy hoạt động, quản lý kinh doanh, nghiệp vụ tiêu thụ
cho phù hợp với khách quan của nền kinh tế.
Vận dụng những kiến thức học ở trường vào quá trình tìm hiểu thực tế cùng với sự
giúp đỡ của các thầy cô Khoa Quản lý đã cho em hiểu thêm và sâu hơn về tình hình tài
chính và phương pháp hạch toán tại Công ty. Tuy nhiân em không thể tránh khỏi
những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn và giúp đỡ của thầy cô để hoàn
thành tốt nhất bài báo cáo thực tập tổng hợp này.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của các anh chị, các phòng ban đã
giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại Công ty CP Đầu tư Thương mại và Sản

xuất An Thịnh và hoàn thành tốt bản báo cáo này.

PHẦN I
Nguyễn Chí Thanh
3
Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT AN THỊNH
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Tên giao dịch: Công ty CP Đầu tư Thương mại và Sản xuất An Thịnh
Trụ sở chính: 37 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: (043)5130307
Fax: (043) 5130307
Thành lập tháng 11/2005
Giai đoạn 2004-2005 là thời kỳ Việt Nam mở rộng, phát triển kinh tế về mọi mặt,
mọi lĩnh vực. Thêm vào đó, sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta từng bước đưa đất
nước thoát khỏi đói nghèo cùng với những chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nhà đầu
tư trong và ngoài nước. Từ đó đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp mới thành lập. Công ty
CP Đầu tư Thương mại và Sản xuất An Thịnh không nằm ngoài quy luật đó. Ngày
1/11/2005 Công ty CP Đầu tư Thương mại và Sản xuất An Thịnh chính thức đi vào
hoạt động. Ban đầu Công ty chỉ là doanh nghiệp trung gian cung cấp và bán các loại
sản phầm hàng gia dụng cho các cửa hàng nhỏ lẻ. Bước đầu có quan hệ buôn bán với
khách hàng, cửa hàng trong nội thành và từng bước mở rộng ra các chi nhánh ngoại
thành. Nhưng đến năm 2007, Công ty đã có những bước tiến đáng ghi nhận. Công ty
đã mở rộng mạng lưới phân phối ra nhiều tỉnh thành trên toàn quốc, đặc biệt ở các tỉnh
thành lớn như Vinh, Nghệ An, Đà Nẵng, Huế Công ty trở thành doanh nghiệp phân
phối các mặt hàng gia dụng đa dạng về mẫu mã, chủng loại, hình thức và màu sắc xuất
xứ Hàn Quốc và Trung Quốc không chỉ cho các cửa hàng nhỏ lẻ mà cả hệ thống các
siêu thị, hệ thống bán buôn lớn. Nhìn lại cả chặng đường hình thành và phát triển đi

lên Công ty đã trải qua không ít những khó khăn. Vì là một doanh nghiệp mới hình
thành chủ yếu dựa trên nguồn vốn tự có nên còn nhiều hạn chế. Song với sự đoàn kết,
quyết tâm của tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên trong Công ty cùng với mục tiêu
chiến lược đặt ra trong từng thời kỳ tạo nên thành công như ngày nay, tạo đà cho
những bước phát triển tiếp theo, vươn lên khẳng định mình trong lĩnh vực kinh doanh
hàng gia dụng.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy của Công ty
Nguyễn Chí Thanh
4
Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp

Công ty CP Đầu tư Thương mại và Sản xuất An Thịnh là một Công ty hoạt động
dựa trên 100% vốn tự có ban đầu. Công ty có Giám đốc và sau đó là các phòng ban.
Bộ máy quản lý trong Công ty khá đơn giản nhưng khả năng làm việc rất hiệu quả.
Sau đây là tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty được biểu đạt rõ nét qua sơ đồ:
(Nguồn số liệu: Phòng Tài chính – Kế toán)
* Giám đốc: Là đại diện người duy nhất về tư cách pháp nhân của doanh nghiệp trước
pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Giám đốc có toàn quyền đưa ra quyết
định về chiến lược phát triển chung và các vấn đề liên quan đến quyền lợi của Công ty.
Người phụ trách chung, chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp công tác tổ chức, quản lý
nhân sự, điều hành hoạt động kinh doanh tại Công ty.
* Các phòng ban chức năng:
• Văn phòng: Thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, thoả thuận các điều
kiện cụ thể để ký hợp đồng. Thực hiện tốt công tác tiếp khách, lễ tân, tổ chức cuộc họp
theo yêu cầu của giám đốc khi cần.
• Phòng Tài chính kế toán – Thống kê hạch toán: Giúp giám đốc tổ chức hạch toán
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Cụ thể là nắm
giữ sổ sách, ghi lại các nghiệp vụ chi tiêu trong cũng như ngoài Công ty, cân đối cuối
kỳ, lập các báo cáo tài chính. Đồng thời phòng còn thực hiện lập kế hoạch kinh doanh
cho từng tháng, từng quý, từng năm để trình lên giám đốc xem xét. Thực hiện và chấp

Nguyễn Chí Thanh
5
Giám đốc
Phòng
Tài chính
kế toán –
Thống kê
hạch toán
Văn
Phòng
Phòng
Kinh
doanh
Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp

hành tốt quy định về sổ sách, chứng từ, bảng biểu theo quy định chung của Nhà nước
cũng như quy định chế độ kế toán hiện hành.
• Phòng kinh doanh: Phòng ban trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh của
Công ty: từ khâu tìm kiếm khách hàng đến khi hợp đồng được ký kết, chọn nhà cung
cấp sản phẩm, đàm phán, giao dịch theo điều lệ và giấy phép kinh doanh.
* Mối liên hệ giữa các bộ phận, phòng ban:
Các bộ phận, phòng ban trong Công ty làm việc chuyên môn hoá. Mỗi bộ phận
được phân công nhiệm vụ rất rõ ràng đảm bảo cho Công ty hoạt động đạt hiệu quả cao
nhất. Đặc điểm của doanh nghiệp là Công ty tư nhân nên mọi tình hình hoạt động có
ảnh hưởng lớn hay nhỏ đều phải được báo cáo lên giám đốc. Giám đốc là người quản
lý toàn bộ và người ra quyết định cuối cùng. Các phòng ban, bộ phận kết hợp với nhau
tham mưu cho giám đốc.

3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
a. Tổ chức bộ máy kế toán

* Chức năng và nhiệm vụ:
Công ty tổ chức hạch toán kế toán độc lập. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và toàn
bộ chứng từ có liên quan phải được ghi chép đầy đủ kịp thời, chính xác, trung thực, chi
tiết về các hoạt động kinh doanh diễn ra trong ngày.
Lập ra kế hoạch thu tiền bán hàng cho từng khách hàng cụ thể đồng thời tính toán
để trả tiền nhà cung cấp đúng hạn. Kế toán theo dõi, tính toán chi tiết để nộp đầy đủ
tiền lãi cho ngân hàng và các khoản phải trả Nhà nước. Cuối mỗi tháng có trách nhiệm
tổng hợp số liệu. Hết một niên độ kế toán cần lập các báo cáo tài chính: Bảng cân đối
kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ…
* Tổ chức nhân sự:
Sơ đồ:
Nguyễn Chí Thanh
6
Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp

(Nguồn số liệu: Phòng Tài chính – Kế toán)

* Nhiệm vụ:
- Trưởng phòng: Điều hành, phân công từng công việc cho các nhân viên trong
phòng. Theo dõi tổng hợp đối với nhà cung cấp và khách hàng để có kế hoạch thu hồi
nợ, trả nợ. Dựa trên sổ sách của kế toán chi tiết, kiểm tra tính chính xác các con số và
sau đó lên báo cáo tài chính. Đồng thời, lập kế hoạch bán hàng cho từng tháng.
- Kế toán hàng hoá và công nợ phải trả: Kế toán có nhiệm vụ ghi nhận và nhập kho
hàng hoá mua về theo đúng chứng từ giao nhận của nhà cung cấp. Khi hàng về đến
kho, kế toán phải kiểm nhận, kiểm tra giữa số lượng ghi trên hoá đơn và số thực nhập,
ghi sổ theo đúng số lượng, đơn giá, trị giá. Cuối tháng kế toán lên bảng tổng hợp nhập
xuất tồn, báo cáo chi tiết công nợ phải trả cho từng nhà cung ứng. Tính giá theo giá
thực tế đích danh, kê khai thuế GTGT đầu vào và giao cho kế toán thuế tổng hợp.
- Kế toán thuế và công nợ phải thu: Khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến bán
hàng hoá. Kế toán ghi nhận đầy đủ doanh thu, thuế GTGT phải nộp, giá vốn hàng bán,

bảng tổng hợp phải thu với từng khách hàng, từ đó lập báo cáo bán hàng. Với các
khoản nợ quá hạn phải có báo cáo lên trưởng phòng xin ý kiến xử lý kịp thời. Kế toán
có trách nhiệm lập tờ khai thuế GTGT hàng bán ra trong kỳ và nhận tờ khai thuế hàng
mua vào trong kỳ của kế toán hàng hoá làm cơ sở tính tiền thuế phải nộp cho cơ quan
thuế.
- Kế toán tiền lương và thanh toán: Kế toán thanh toán có trách nhiệm theo dõi, quản
lý, kiểm tra dòng tiền vào và dòng tiền ra trong Công ty: khi phát sinh nghiêp vụ thu
tiền, chi tiền đối với khách hàng, nhà cung cấp thì số tiền thu, chi phải trùng khớp với
Nguyễn Chí Thanh
7
Trưởng phòng
Kế toán
hàng hoá
và công
nợ phải
trả
Kế toán
thuế và
công nợ
phải thu
Kế toán
thanh
toán và
tiền lương
Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp

phiếu thu, chi và sổ chi tiết thanh toán, kiểm tra số dư tài khoản tiền gửi tại ngân
hàng… Phối hợp chặt chẽ cùng kế toán bán hàng theo dõi công nợ phải thu, cùng kế
toán hàng hoá theo dõi công nợ phải trả. Lập kế hoạch thích hợp thanh toán cho nhà
cung ứng, khoản phải thu khách hàng và phải thu khác. Ghi nhận các phát sinh như:

tạm ứng cho nhân viên đi mua hàng, thanh toán tạm ứng cho nhân viên, khoản thu chi,
khoản đi vay và cho vay ngoài dự kiến… Ngoài ra, kế toán còn có nhiệm vụ tính tiền
lương, trích BHXH, BHYT cho nhân viên theo định kỳ hàng tháng.
b. Hình thức sổ sách kế toán sử dụng:
Sổ sách kế toán mà Công ty áp dụng là hình thức sổ nhật ký chung. Đây là hình
thức ghi sổ thuận tiện, phù hợp với Công ty có quy mô vừa và nhỏ do các nghiệp vụ
phát sinh theo từng ngày. Dựa trên những chứng từ, kế toán sẽ nhập dữ liệu vào máy
tính để xử lý một cách nhanh chóng. Lúc cần có thể kiểm tra ngay số dư trên từng tài
khoản. Công ty chọn phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Vì
vậy, Công ty sẽ được khấu trừ dựa trên hoá đơn GTGT đầu ra khi bán hàng.
Các loại sổ sách Công ty đang sử dụng:
- Sổ nhật ký chung: dựng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày, phân
loại chứng từ theo thời gian, dùng cho mọi đối tượng.
- Sổ chi tiết: mở chi tiết cho từng khách hàng, nhà cung cấp, hàng hoá, doanh thu,
giá vốn hàng xuất bán.
- Sổ cái tài khoản: Sổ ghi định kỳ được lấy từ sổ nhật ký chung.
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ HẠCH TOÁN
Nguyễn Chí Thanh
8
Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp

Ghi chú:

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Ghi định kỳ
Ghi đối chiếu định kỳ
(Nguồn số liệu: Phòng Tài chính – Kế toán)
Nguyễn Chí Thanh
9

Chứng từ kế toán
Nhập dữ liệu vào máy
tính
SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ kế toán chi tiết
SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số
phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp

PHẦN II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh
- Kinh doanh thương mại là lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của Công ty CP Đầu tư
Thương mại và Sản xuất An Thịnh. Hoạt động chủ yếu là trao đổi, mua bán hàng hoá.
Mặt hàng kinh doanh của Cơng ty là các mặt hàng gia dụng được nhập khẩu từ nước
ngoài.
- Tổ chức dựa trên mô hình Công ty kinh doanh tổng hợp. Công ty đứng ra nhập
khẩu các mặt hàng gia dụng theo yêu cầu sau đó giao cho khách hàng theo thỏa thuận
hợp đồng. Đây là hình thức bán buôn mang lại lợi nhuận lớn cho Công ty. Bên cạnh
đó, Công ty còn triển khai hệ thống phân phối lẻ trên toàn quốc cho các cửa hàng bán
lẻ.
- Niên độ kế toán: từ ngày 1 tháng 1 năm xxxx và kết thúc vào ngày 31 tháng 12
năm xxxx.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ.
2. Mô tả quá trình kinh doanh của Công Ty
Quá trình kinh doanh của Công ty có thể chia làm hai giai đoạn:
• Giai đoạn 1: Tìm kiếm khách hàng.
• Giai đoạn 2: Ký kết hợp đồng.
a. Giai đoạn 1: Tìm kiếm khách hàng

- Đặc thù kinh doanh của Công ty là nhập và phân phối các loại sản phẩm gia dụng
nên nhu cầu khách hàng thường cao. Tuy nhiên đây cũng chính là sức ép lớn với Công
ty bởi ngày càng xuất hiện nhiều các nhà phân phối mặt hàng này ra đời. Mặt hàng gia
dụng thường được nhập với số lượng lớn bới các nhà cung cấp không bán lẻ. Vì vậy
khâu tìm kiếm khách hàng đặc biệt quan trọng quyết định đến lợi nhuận trước tiên của
Công ty.
- Những đặc điểm trên buộc Công ty phải chú trọng hơn đến uy tín và dịch vụ chăm
sóc khách hàng hiện tại cũng như những khách hàng tiềm năng. Công ty đặc biệt quan
tâm tới những khách hàng lớn: như hệ thống các siêu thị, các đầu mối bán buôn, các
Nguyễn Chí Thanh
10
Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp

cửa hàng phân phối lớn tại tỉnh và thành phố vì nguồn hàng cần thường lớn và ổn định.
Do vậy quy luật cạnh tranh về giá cũng là điều đáng lưu tâm. Công ty nên gửi bảng
báo giá các mặt hàng gia dụng đến những nơi này để thu hút thêm khách hàng cho
mình và có những ưu đãi cụ thể cho từng khách hàng. Ví dụ: với khách hàng lớn là hệ
thống siêu thị, các kênh bán hàng trực tuyến, giao hàng tại nhà, Công ty có thể bán
hàng trả chậm, chiết khấu thương mại trên số lượng lớn, thu tiền trong thời hạn trên 1
năm…
b. Giai đoạn 2: Ký kết hợp đồng
- Sau khi đã tiếp cận và thu hút được khách hàng đến với mình. Do có nhiều nhà
cung cấp các mặt hàng gia dụng cùng xuất xứ nhưng khác thương hiệu thì Công ty
phải dựa trên mối quan hệ, uy tín, kinh nghiệm chọn ra nhà cung cấp ưng ý để có
nguồn hàng chất lượng tốt nhất.
- Nhà cung cấp sẽ gửi catalogue chi tiết các mặt hàng yêu cầu của Công ty hoặc thư
chào hàng có đầy đủ thông tin về giá cả, xuất xứ… Công ty thông báo cho khách hàng
và cùng họ thảo luận để đi đến một tiếng nói chung. Ngoài ra, với những yêu cầu riêng
về thủ tục, địa điểm giao hàng, hình thức thanh toán… Công ty sẽ xem xét sao cho hợp
lý, tạo thuận lợi cho cả hai bên.

- Khi cả hai bên đều thống nhất thì hợp đồng sẽ được ký kết với các điều khoản cụ
thể, những cam kết, ràng buộc riêng.
* Những tồn tại trong quá trình thực hiện dịch vụ sau bán:
Nhu cầu và với số lượng lớn nên không thể tránh khỏi những phát sinh ngoài ý
muốn: giao hàng muộn, thiếu hàng, hàng lỗi, hàng đổ vỡ… Do vậy cần phải xác định
rõ trách nhiệm của nhà cung cấp và nhà phân phối để tránh được các chi phí lưu kho,
vận chuyển và chi phí khác có liên quan.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm vừa qua
Trong 2 năm 2008 và 2009 là 2 năm Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế
giới(WTO) nên còn rất nhiều bỡ ngỡ thời kỳ hội nhập. Song với sự tìm tòi và sự cố
gắng không ngừng cộng thêm với uy tín, thương hiệu đang ngày càng được biết đến,
Công ty dần bắt kịp xu hướng phát triển thị trường trong và ngoài nước, tạo bước đi
vững chắc cho những năm tiếp theo. Sau đây là bản thống kê báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh của Công ty CP Đầu tư Thương mại và Sản xuất An Thịnh qua 2
năm 2008 và 2009 đã khẳng định điều nói trên.
Nguyễn Chí Thanh
11
Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP
ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT AN THỊNH
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch %
Tổng doanh thu 2,455,733,021 2,957,019,642 501,286,621 20.4
Các khoản giảm trừ 1,932,034 2,345,811 413,777 21.4
Doanh thu thuần 2,453,800,987 2,954,673,831 500,872,844 20.4
Giá vốn hàng bán 1,976,865,082 2,365,615,714 388,750,632 19.7
Lợi nhuận gộp 476,935,905 589,058,117 112,122,212 23.5
Doanh thu thuần từ
hoạt động tài chính 21,930,223 25,340,573 3,410,350 15.6

Chi phí tài chính 90,910,546 137,914,998 47,004,452 51.7
Chi phí bán hàng 98,452,034 103,220,000 4,767,966 4.8
Chi phí quản lý DN 216,576,934 243,030,000 26,453,066 12.2
Lợi nhuận thuần từ
HĐKD 92,926,614 130,233,692 37,307,078 40.1
Thu nhập khác 4,320,553 6,028,333 1,707,780 39.5
Chi phí khác 3,488,720 5,719,836 2,231,116 64.0
Lợi nhuận trước
thuế 93,758,447 130,542,189 36,783,742 39.2
Thuế thu nhập DN
phải nộp 26,252,365 36,551,813 10,299,448 39.2
Lợi nhuận sau thuế 67,506,082 93,990,376 26,484,295 39.2
(Nguồn số liệu: Phòng Tài chính – Kế toán)

Nguyễn Chí Thanh
12
Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp

Nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh qua 2 năm Công ty đã hoàn thành chỉ tiêu kế
hoạch đề ra, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, được thể hiện chi tiết qua bảng
sau:
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch %
Doanh thu thuần 2,453,800,987 2,954,673,831 500,872,844 20.4
Lợi nhuận trước thuế 93,758,447 130,542,189 36,783,742 39.2
* Về doanh thu:
Doanh thu năm 2009 tăng so với năm 2008 tương ứng chênh lệch là hơn 500 triệu
đồng. Đạt được kết quả như trên là do Công ty đẩy mạnh bán hàng và tiêu thụ sản
phẩm. Đặc biệt hình thức bán buôn mang lại lợi nhuận chủ yếu, điển hình là các hợp
đồng cung cấp hàng cho các siêu thị, các kênh bán hàng trực tuyến, trên truyền hình
với hình thức giao hàng tại nhà hiện đang rất thịnh hành. Công ty nên tiếp tục phát huy

lợi thế này bởi nguồn hàng cung ứng cho các đối tượng này có số lượng lớn, ổn định
và lâu dài. Mức độ tăng doanh thu này khá phù hợp mức tăng của tổng tài sản và
nguồn vốn chứng tỏ Công ty mở rộng kinh doanh là đúng hướng. Thêm đó khoản tăng
doanh thu từ hoạt động tài chính góp phần nhỏ vào tổng doanh thu trong năm.
* Về lợi nhuận:
Lợi nhuận tối đa dựa trên chi phí bỏ ra luôn là mục tiêu hàng đầu của doanh
nghiệp. Đây là chỉ tiêu quan trọng các nhà đầu tư quan tâm và phản ánh trung thực
nhất xem Công ty có làm ăn hiệu quả hay không. Lợi nhuận trước thuế tăng gần 37
triệu đồng tương ứng với mức tăng 39.2%. Tốc độ tăng chỉ tiêu lợi nhuận cao hơn tốc
độ tăng doanh thu. Mặc dù năm 2009, Công ty chịu chi phí tài chính bằng việc vay
ngân hàng với khoản chi phí trả lãi tăng 51.7% mà lợi nhuận trước thuế vẫn có dấu
hiệu khả quan. Lý do là tất cả các mặt hàng gia dụng đều đồng loạt tăng giá bởi yếu tố
lạm phát, ảnh hưởng từ nền kinh tế thế giới.
Để có cái nhìn cụ thể hơn nữa về hoạt động kinh doanh cũng như có đánh giá,
nhận xét tổng quan về tình hình tài chính, ta nên dựa thêm vào bảng cân đối kế toán
hai năm 2008 và 2009 với sự thể hiện rõ ràng qua các khoản mục trình bày dưới bảng
sau:
Nguyễn Chí Thanh
13
Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị tính: Đồng
TT TÀI SẢN Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch %
A
Tài sản lưu động
và đầu tư ngắn
hạn
2,082,886,998 2,319,122,996 236,235,998 11.34
I

Tiền và các khoản
tương đương tiền
933,298,756 783,699,232 -149,599,524 -16.03
II
Các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn
152,776,154 213,336,000 60,559,846 39.64
1
Đầu tư chứng
khoán ngắn hạn
152,776,154 213,336,000 60,559,846 39.64
2
Dự phòng giảm
giá đầu tư ngắn
hạn
0 0 0 0.00
III
Các khoản phải
thu
638,914,808 880,170,528 241,255,720 37.76
1
Phải thu khách
hàng
328,810,212 467,081,344 138,271,132 42.05
2
Trả trước cho
người bán
310,104,596 413,089,184 102,984,588 33.21
IV
Hàng tồn kho

319,530,328 401,781,128 82,250,800 25.74
1
Hàng tồn kho
319,530,328 401,781,128 82,250,800 25.74
2
Dự phòng giảm
giá hàng tồn kho
0 0 0 0.00
V
Tài sản ngắn hạn
khác
38,366,952 40,136,108 1,769,156 4.61
1
Thuế GTGT được
khấu trừ
38,366,952 40,136,108 1,769,156 4.61
2
Tài sản lưu động
khác
0 0 0 0.00
B
Tài sản cố định và
đầu tư dài hạn
1,773,085,434 2,289,848,444 516,763,010 29.14
I
Các khoản phải
thu dài hạn
485,756,921 620,038,556 134,281,635 27.64
1
Phải thu dài hạn

của khách hàng
485,756,921 620,038,556 134,281,635 27.64
II
Tài sản cố định
1,287,328,513 1,669,809,888 382,481,375 29.71
1
Tài sản cố định
1,287,328,513 1,524,599,078 237,270,565 18.43
Nguyễn Chí Thanh
14
Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp

2
Chi phí xây dựng
cơ bản dở dang
0 145,210,810 145,210,810 0.00
III
Tài sản dài hạn
khác
0 0 0 0.00
TỔNG TÀI SẢN 3,855,972,432 4,608,971,440 752,999,008 19.53
NGUỒN VỐN
A
Nợ phải trả
1,031,471,727 1,990,186,551 958,714,824 92.95
I
Nợ ngắn hạn
831,478,727 1,666,252,985 834,774,258 100.40
1
Vay và nợ ngắn

hạn
421,238,000 820,000,000 398,762,000 94.66
2
Phải trả người bán
250,000,397 520,099,352 270,098,955 108.04
3
Người mua trả
tiền trước
150,000,087 300,040,379 150,040,292 100.03
4
Thuế và các
khoản phải nộp
Nhà nước
10,240,243 26,113,254 15,873,011 155.01
II
Nợ dài hạn
199,993,000 323,933,566 123,940,566 61.97
B
Vốn chủ sở hữu
2,824,500,705 2,618,784,889 -205,715,816 -7.28
I
Vốn chủ sở hữu
2,815,399,705 2,608,412,701 -206,987,004 -7.35
1
Vốn đầu tư của
chủ sở hữu
2,795,863,000 2,583,024,667 -212,838,333 -7.61
2
Lợi nhuận chưa
phân phối

19,536,705 25,388,034 5,851,329 29.95
II
Nguồn kinh phí và
quỹ khác
9,101,000 10,372,188 1,271,188 13.97
TỔNG NGUỒN VỐN
3,855,972,432 4,608,971,440 752,999,008 19.53
(Nguồn số liệu: Phòng Tài chính – Kế toán)
4. Đánh giá một số chỉ tiêu cơ bản về tài sản và nguồn vốn của Công ty
Nguyễn Chí Thanh
15
Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp

* Phân tích tình hình cơ cấu tài sản:
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Tài sản cố định/ Tổng tài sản 46.0 49.7
Tài sản lưu động/ Tổng tài sản 54.0 50.3
Từ bảng cơ cấu tài sản qua 2 năm thấy rằng:
- Năm 2009 Công ty có đầu tư thêm về tài sản cố định điển hình là mua đất để xây
xưởng sản xuất bột giặt không sơt làm tài sản cố định hữu hình tăng lên từ
1,287,328,513 đến 1,524,599,078. Từ đó chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng đáng
kể 145,210,810. Cộng thêm sự gia tăng của khoản phải thu dài hạn khách hàng. Lý do
này được giải thích bởi năm 2009 Công ty mở rộng thời gian trả nợ cho khách hàng
lớn là Cơng ty VNK với thời hạn trên một năm tăng 27.64%. Nhưng tỷ lệ tài sản cố
định trên tổng tài sản chỉ tăng 3% so với năm 2008 do mức độ tăng của tổng tài sản
nhanh hơn mức tăng của tài sản cố định. Nhìn vào tỷ lệ này tài sản cố định chiếm gần
một nửa trong tổng tài sản. Điều này hơi mâu thuẫn với Công ty tư nhân, tài sản cố
định thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản. Nhưng doanh nghiệp vẫn tiếp tục
đầu tư vào tài sản cố định cho thấy doanh nghiệp này đang có xu hướng đầu tư mở
rộng, ổn định và phát triển lâu dài.

- Năm 2009 hầu hết các khoản mục trong tài sản lưu động đều tăng lên so với năm
trước. Cụ thể là Công ty mua thêm hàng hoá đầu vào để dự trữ cho năm tới với hy
vọng giá sẽ tăng vào năm tới và sự gia tăng khoản trả trước cho người bán cũng chứng
tỏ điều này. Tỷ lệ này lại giảm 3.7% so với năm 2008. Lý giải điều này là tiền và các
khoản tương đương tiền giảm vì Công ty bỏ thêm tiền để mua đất xây xưởng sản xuất
và trả trước cho người bán. Mặc dù vậy nhưng tốc độ tăng của tài sản lưu động nhanh
hơn tốc độ tăng của tổng tài sản. Chi tiết hơn hàng tồn kho tăng 25.74%, đầu tư chứng
khoán ngắn hạn tăng 39.64%, các khoản phải thu tăng 37.76% trong khi tổng tài sản
tăng 19.53%.
* Phân tích tình hình cơ cấu nguồn vốn:
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn 26.7% 43.2%
Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn 73.3% 56.8%
Nguyễn Chí Thanh
16
Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp

- Tỷ trọng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu năm 2009 tăng mạnh là 16.5% so với năm
trước. Vì Công ty mở rộng quy mô cũng như nguồn vốn. Nguồn vốn tự có của chủ sở
hữu là có hạn nên Công ty phải đi vay ngân hàng, chủ yếu là vay ngắn hạn để đầu tư
cho nguồn dài hạn với mức tăng gần gấp đôi. Do vậy, Công ty sẽ phải trả chi phí tài
chính khá lớn từ chi phí trả lãi, ảnh hưởng đến doanh thu trong năm. Điều này được
thể hiện rất rõ ở báo cáo kết quả kinh doanh. Bên cạnh đó, với sự gia tăng đáng kể của
khoản phải trả người bán từ việc mua thêm hàng hoá đầu vào, phải thu khách hàng và
người mua trả tiền trước phản ánh Công ty đẩy mạnh bán hàng tăng doanh thu.
- Nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn có dấu hiệu giảm 16.5%. Đây không
phải là dấu hiệu đáng lo ngại bởi Công ty quyết định tăng quy mô, mở rộng thị trường.
Tổng nguồn vốn tăng 19.53% so với năm 2007 nhưng vốn chủ sở hữu lại giảm vì một
phần nguồn vốn chủ sở hữu được đầu tư vào tài sản cố định và kho hàng. Do đó, càng
thể hiện rõ hơn mục tiêu, hướng phát triển trong thời gian tới. Công ty chỉ cần đảm bảo

khả năng thanh toán lớn hơn hoặc bằng một thì độ an toàn về tài chính có thể yên tâm
hơn.
* Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Khả năng thanh toán nhanh 2.1 lần 1.2 lần
Khả năng thanh toán hiện hành 2.5 lần 1.4 lần
- Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty giảm 1.1 lần. Lý do chính là sự tăng
mạnh trong việc vay ngắn hạn ngân hàng tăng gấp đôi về mặt giá trị khiến cho tỷ lệ
này giảm mạnh trong khi mức tăng tài sản lưu động không theo kịp tốc độ tăng tổng
nợ ngắn hạn. Mặt khác, Công ty vẫn duy trì khả năng này lớn hơn 1 nên khá ổn định
về tài chính.
- Khả năng thanh toán hiện hành giảm vì thế cũng ảnh hưởng đến khả năng thanh
toán nhanh. Hàng tồn kho năm 2009 tăng 25.74% làm tỷ lệ này giảm theo. Công ty dự
trữ hàng tồn kho nhiều như vậy sẽ làm vốn bị ứ đọng và mất chi phí cơ hội. Tuy tỷ lệ
này giảm nhưng Công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn.
Nguyễn Chí Thanh
17
Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp

* Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời:
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Tỷ suất sinh lời/ Tổng tài sản 1.8% 2.0%
Tỷ suất sinh lời/ Doanh thu 2.8% 3.2%
Tỷ suất sinh lời/ Nguồn vốn chủ sở hữu 2.4% 3.6%
- Tỷ suất sinh lời trên doanh thu sau 2 năm tăng 0.4%. Năm 2009 Công ty phải trả
cho chi phí lãi vay từ ngân hàng khá lớn làm doanh thu giảm. Hơn nữa, năm 2009 Việt
Nam có tỷ lệ lạm phát dừng ở mức hai con số đã đẩy chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp tăng theo.
- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và trên tổng tài sản đều tăng nhưng tăng nhiều
hơn cả là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Do có sự thay đổi khá rõ nét về cơ cấu

tài sản cũng như nguồn vốn. Năm 2009 vốn chủ sở hữu có giảm đôi chút khi đầu tư
vào tài sản và kho hàng mà tỷ lệ này tăng chứng tỏ Công ty đã sử dụng tối đa nguồn
lực đang có mang lại lợi nhuận cao nhất.
* Hiệu suất sử dụng:
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Doanh thu thuần/ Tổng TSCĐ 138.4% 129.0%
Doanh thu thuần/ Tổng TSLĐ 117.8% 127.4%
Doanh thu thuần/ Tổng tài sản 63.6% 64.1%
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm 9.4%. Quy mô tài sản cố định tăng 18.43%
nhưng hiệu suất sử dụng lại giảm. Nguyên nhân gây ra sự giảm sút này là do chi phí
xây dựng cơ bản tăng so với năm 2008 145,210,810 để đưa xưởng sản xuất mới vào
hoạt động. Cộng thêm khoản phải thu dài hạn khách hàng tăng 27.64% với việc bán
hàng trả chậm cho khách hàng lớn có uy tín nhiều năm nay. Mức độ tăng doanh thu
chưa thực sự phù hợp với độ tăng của tài sản chỉ ra rằng hiệu suất sử dụng tài sản là
chưa cao sẽ dẫn đến nguồn vốn huy động không hiệu quả gây lãng phí.
- Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động tăng nhẹ 9.6%. Quy mô tài sản lưu động tăng
hơn năm 2007 11.34%. Kết quả này chứng minh rằng nguồn vốn đầu tư vào tài sản lưu
động có hiệu quả khá phù hợp với doanh thu thu được trong năm qua.
- Phần trên đã phân tích hiệu suất sử dụng tài sản lưu động tăng nhẹ nhưng hiệu suất
sử dụng tổng tài sản tăng không đáng kể 0.5% cho ta cái nhìn tổng thể về quá trình đưa
Nguyễn Chí Thanh
18
Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp

tài sản vào hoạt động kinh doanh. Với tốc độ tổng tài sản năm 2009 tăng gần 20% so
với năm trước thì hiệu suất này là chưa thực sự khả quan. Công ty cần xem xét cụ thể
hơn nữa bởi đặc điểm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tổng hợp thường có tỷ
trọng tài sản cố định chiếm tỷ trọng nhỏ.
Dựa vào các chỉ tiêu đã phân tích ở trên, ta có cái nhìn khá cụ thể về tình hình hoạt
động cũng như vướng mắc Công ty gặp phải. Nhìn chung các chỉ tiêu trên là khá ổn.

Đáng lưu ý hơn cả là khả năng thanh toán nhanh tuy có giảm so với năm trước nhưng
vẫn duy trì ở mức ổn định, đảm bảo khả năng thanh toán khi đến hạn, đây là điểm
Công ty nên phát huy. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng mạnh do Công ty sử
dụng triệt để nguồn vốn huy động vào kinh doanh đem lại nhiều lợi nhuận. Bên cạnh
đó hiệu suất sử dụng tài sản chưa hiệu quả đáng để lưu tâm. Với chiến lược mở rộng
kinh doanh, đầu tư thì đi vay ngân hàng là điều không thể tránh khỏi. Đồng nghĩa việc
Công ty phải trả với lãi suất cao. Công ty cần cân nhắc giữa doanh thu và chi phí bỏ ra
sao cho thật phù hợp. Hy vọng trong những năm tới đây Công ty càng mở rộng hơn
nữa cả quy mô chiều rộng và chiều sâu trở thành một doanh nghiệp có vị thế trên
thương trường.
5. Tình hình người lao động
- Đạt được thành công như hiện nay, Công ty không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ
chức, quản lý, nâng cao chất lượng của các phòng ban, đội ngũ nhân viên trong Công
ty. Công ty có gần 20 cán bộ có trình độ cao đẳng trở lên, được đào tạo trong nước về
các lĩnh vực kinh tế, tài chính. Mức lương của nhân viên luôn phù hợp với trình độ,
năng lực và sự cống hiến của họ. Công ty luôn chú ý đến đời sống cũng như môi
trường làm việc của nhân viên.
* Tuyển dụng:
- Nhân viên thuộc bộ phận nào do người phụ trách bộ phận đó tuyển dụng và được
sự chấp thuận của giám đốc.
- Nhân viên được tuyển dụng phải có thời gian thử việc một tháng. Trong thời gian
đó nhân viên phải tìm hiểu công việc mình làm cũng như nội quy và quy chế làm việc
của Công ty. Sau 1 tháng nếu đạt yêu cầu mới chính thức tiếp nhận và ký hợp đồng lao
động.
* Khen thưởng, kỷ luật:
Nguyễn Chí Thanh
19
Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp

• Khen thưởng: Các nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, có tinh thần trách nhiệm cao

với công việc sẽ được khen thưởng theo định kỳ 6 tháng hoặc cả năm. Mức thưởng tối
đa là 1 tháng lương cơ bản. Ngoài ra, nhân viên giao dịch tại văn phòng, phòng kinh
doanh được hưởng phần trăm trên hợp đồng ký với khách hàng, nhân viên bán hàng tại
cửa hàng bán lẻ được hưởng dựa trên phần trăm doanh thu bán hàng của nhân viên đó
nhằm tạo động lực, khuyến khích họ trong công việc.
• Kỷ luật: Nhân viên làm việc thiếu trách nhiệm làm thất thoát tài sản, gây thiệt hại
cho Công ty phải có trách nhiệm đền bù 100% giá trị thiệt hại gây ra hoặc trừ lương,
đồng thời bị kỷ luật cảnh cáo đến thôi việc. Các lỗi vi phạm khác được xử lý theo nội
quy tại Công ty.
Nguyễn Chí Thanh
20
Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp

PHẦN III
NHẬN XÉT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, HƯỚNG PHÁT
TRIỂN VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TRONG NĂM TỚI
1. Nhận xét chung về môi trường kinh doanh
- Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế
giới( WTO) nên mọi rào cản về pháp lý giữa các nước sẽ bị xoá bỏ. Việt Nam sẽ là
nơi thu hút và là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài vì môi trường chính
trị ổn định cộng thêm tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, lực lượng lao động trẻ và rẻ.
Trước những lợi thế đó đang đặt ra nhiều thách thức không nhỏ với các doanh nghiệp
trong nước.
- Nhu cầu thị trường rất lớn song để đáp ứng được nhu cầu đó thật không dễ bởi có
rất nhiều Công ty đã và đang hoạt động cùng với Công ty mới thành lập tạo ra sự cạnh
tranh ngày càng khốc liệt hơn để có chỗ đứng, có khách hàng đối với doanh nghiệp nói
chung và công ty nói riêng. Bởi hiện nay Công ty đang cạnh tranh với nhiều nhà phân
phối hàng gia dụng trên thị trường.
- Nắm bắt được tầm quan trọng đó, Công ty đang rất nỗ lực trong việc nghiên cứu và
mở rộng thị trường, tạo mối quan hệ tốt, uy tín, đảm bảo chất lượng hàng hoá từ khâu

đầu vào đến khi hàng bán giao tận tay khách hàng, công tác hậu mãi cũng hết sức được
chú trọng đảm bảo luôn làm vừa lòng khách hàng khi hợp tác với Công ty. Bên cạnh
đó, Công ty không ngừng củng cố, nõng cao năng lực đội ngũ cán bộ, phòng ban để
đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu khắt khe đó. Công ty đặc biệt coi trọng vai trò phòng Tài
chính- kế toán, phòng Kinh doanh trong việc đề ra những kế hoạch kinh doanh và
quản lý chiến lược trong từng giai đoạn cụ thể để có những bước phát triển rõ rệt.
2. Những thuận lợi, khó khăn và hướng khắc phục của Công ty
a. Thuận lợi:
- Công ty đã mở được xưởng sản xuất với quy mô lớn chuẩn bị cho việc sản xuất
trực tiếp mặt hàng bột giặt không sút cùng một số mặt hàng khác trong tương lai, đó là
Nguyễn Chí Thanh
21
Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp

khởi đầu cho hướng chiến lược phát triển thứ hai của Công ty: Sản xuất trực tiếp, điều
đó đồng nghĩa với việc trong thời gian không xa, Công ty sẽ tăng thêm doanh thu hàng
tháng.
- Kho hàng hoá đặt tại TP Hà Nội, nơi tập trung các đầu mối vận chuyển đi các tỉnh
nên rất thuận tiện cho việc cung cấp, vận chuyển hàng cho khách hàng và cửa hàng.
- Công ty đã chủ động được phương thức vận chuyển khi trang bị hai xe bán tải phục
vụ lưu chuyển hàng hoá trong thành phố và làm việc với các đầu mối trung chuyển tại
các bến xe để kịp thời cung cấp hàng hoá khi có nhu cầu khách hàng.
- Thương hiệu Công ty tuy chỉ gần 5 năm hoạt động nhưng tạo được mối quan hệ, uy
tín khá rộng rãi, là bạn hàng tin cậy với nhà cung cấp cũng như khách hàng trong nội
thành và các tỉnh lân cận.
- Là một doanh nghiệp tư nhân phát triển từ quy mô nhỏ đến vừa nên không chỉ
khách hàng lớn mà người tiêu dùng biết đến, tạo thuận lợi trong việc tìm kiếm, tiếp
cận thị trường.
b. Khó khăn:
- Đất nước ta thời kỳ mới hội nhập nên không thể không có những khó khăn bước

đầu khi tìm kiếm khách hàng bởi có nhiều nhà cung ứng. Hiện nay do tình hình lạm
phát, giá cả trong và ngoài nước có biến động lớn mà bất cứ khách hàng, người tiêu
dùng nào cũng muốn giá thấp nhất và chất lượng phục vụ cao nhất. Cuộc chạy đua
cạnh tranh nhau về giá cả đang nảy sinh những vấn đề nhức nhối: gian lận thương mại,
buôn lậu, hàng giả, hàng nhái…
- Công ty CP Đầu tư Thương mại và Sản xuất An Thịnh là doanh nghiệp tư nhân với
nguồn vốn tự có là chủ yếu do vậy còn hạn chế việc huy động vốn của các cá nhân, tổ
chức trên thị trường.
3. Biện pháp khắc phục
Với mục đớch cung cấp cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo nhất Công ty nờn
chủ trương đầu tư theo hướng:
- Công ty nên mở rộng hình thức bán buôn, bán cắt lô cho các đơn vị lớn trên địa bàn
Hà Nội đồng thời mở rộng mạng lưới kinh doanh tiếp cận thị trường các tỉnh, thành
phố để có thêm thị trường.
- Công ty nên phát triển sâu hơn về quy mô tài sản và nguồn vốn, cụ thể đầu tư tài
sản cố định bằng cách mở rộng các xưởng sản xuất, định hướng khai thác kinh doanh
Nguyễn Chí Thanh
22
Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp

mới. Trước tiên Công ty sẽ phải đi vay ngân hàng và phải chịu chi phí tài chính để trả
lãi vay. Song với những kế hoạch chiến lược phát triển từng thời kỳ được lập cụ thể
cộng với sự quyết tâm, cố gắng của những thành viên trong Công ty thì Công ty CP
Đầu tư Thương mại và Sản xuất An Thịnh không chỉ là công ty phân phối hàng gia
dụng lớn mà còn là lựa chọn đáng tin cậy trong tương lai.
4. Xu hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới
- Mở rộng thị trường là phương châm, mục tiêu hàng đầu Công ty luôn hướng tới,
trở thành kênh phân phối chính cho các siâu thị và các tỉnh.
- Khách hàng là yếu tố quyết định sự tồn tại và thành công của Công ty CP Đầu tư
Thương mại và Sản xuất An Thịnh. Sự hài lòng của khách hàng chính là cơ sở để

Công ty quyết định kế hoạch kinh doanh và phát triển. Do đó Công ty CP Đầu tư
Thương mại và Sản xuất An Thịnh luôn ứng dụng và triển khai mọi phương cách để
hoàn chỉnh chiến lược của mình về khách hàng. Tất cả nhân viên của Công ty đều hiểu
rằng:
 Khách hàng luôn có yêu cầu cao hơn và phục vụ tốt hơn.
 Mọi khách hàng đều bình đẳng như nhau và phải được phục vụ ngang nhau.
 Tạo nên một khách hàng mới rất khó nhưng việc duy trì quan hệ và luôn làm
hài lòng các khách hàng thì lại càng khó hơn và mọi nhân viên của Công ty phải
đóng góp phần của mình vào việc duy trì các mối quan hệ này.
 Tuyệt đối tôn trọng mọi ý kiến và luôn lắng nghe khách hàng để có thể hiểu và
làm khách hàng hài lòng ở mức cao nhất.
- Mở rộng phương thức sản xuất trực tiếp, tập trung đi sâu vào các mặt hàng mới,
nhiều tiềm năng.
- Nghiên cứu khai thác mạng lưới nhập khẩu sản phẩm đa dạng ở nhiều quốc gia
khác ngoài Trung Quốc và Hàn Quốc.
- Duy trì, ổn định nguồn hàng chất lượng, giá cả hợp lý.
- Quan hệ mật thiết với khách hàng, trung thành với chính sách ưu đãi riêng, tạo lòng
tin với các khách hàng tiềm năng.
- Nâng cao chất lượng, năng lực chuyên môn đội ngũ nhân viên, hoàn thiện hơn nữa
bộ máy hoạt động và phòng ban trong Công ty. Doanh thu bán hàng ngày càng tăng
qua từng năm.
Nguyễn Chí Thanh
23
Đại học Thăng Long Báo cáo thực tập tổng hợp

KẾT LUẬN
Nền kinh tế thế giới với những bước phát triển không ngừng tạo thuân lợi song cũng
đặt ra nhiều thách thức, khó khăn. Các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động và các
Công ty mới thành lập muốn đứng có chỗ đứng, khẳng định mình trên thương trường
không phải điều dễ dàng. Nhưng với sức trẻ, lòng ham học hỏi, năng động, họ đã và

đang tích cực góp sức lực nhỏ bé của mình hồ cùng nhịp sống thời đại đưa kinh tế
nước nhà theo kịp xu hướng phát triển chung. Những năm tới đây, cùng với đội ngũ
nhân viên trẻ, có chuyên môn, năng lực, đoàn kết cộng thêm tiềm lực sẵn có hy vọng
Công ty CP Đầu tư Thương mại và Sản xuất An Thịnh ngày càng hoàn thiện hơn về
mọi mặt, tạo thương hiệu vững mạnh trở thành địa chỉ tin cậy, uy tín, có vị thế lớn hơn
nữa trên thị trường các Công ty kinh doanh mặt hàng gia dụng nói riêng và thị trường
nói chung.
Trong thời gian thực tập tại Công ty, bước đầu tiếp xúc thực tế, tầm nhìn còn hạn
chế nên không thể tránh khỏi những sai sót trong cách nhận xét, đánh giá. Em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của các anh, chị trong Công ty cũng như thầy cô
giáo tại trường cho em hiểu sâu thêm về những kiến thức thiết thực này để em không
còn bỡ ngỡ trước ngưỡng cửa tốt nghiệp ra trường.
Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cùng các anh chị trong phòng Tài chính – Kế
toán đã giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Chí Thanh
24

×