Ngành Quản lý đất đai SVTH:Bùi Thị Ngọc Mai
MỞ ĐẦU
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá; là tư liệu sản xuất
chính không thể thay thế được của một số ngành sản xuất như nông nghiệp,
lâm nghiệp. Lịch sử phát triển nông, lâm nghiệp của loài người cũng là lịch
sử khai thác, sử dụng và bảo vệ đất đai ngày càng có hiệu quả. Có thể nói đất
đai là một trong những của cải quý nhất của loài người nó tạo điều kiện cho
sự sống của thực vật, động vật và con người trên trái đất; cùng với quá trình
phát triển của xã hội thì nhu cầu sử dụng đất không ngừng gia tăng. Vì vậy
đất đai cần được sử dụng hiệu quả và quản lý một cách chặt chẽ cả về số
lượng và chất lượng. Phải nắm bắt đầy đủ các thông tin về đất đai để nghiên
cứu, đánh giá và đưa ra những biện pháp quản lý, sử dụng một cách tối ưu
nhất.
Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai phù hợp với quá
trình vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, Luật đất đai năm 1993 cho phép người sử dụng đất được quyền chuyển
nhượng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tài nguyên đất một cách
hiệu quả và kinh tế nhất.
Huyện Thống Nhất là huyện mới được thành lập và chính thức đi vào
hoạt động từ tháng 01/01/2004 theo nghị định 97/CP ngày 31/08/2003 của
Chính Phủ là một huyện thuần nông đang trong quá trình quy hoạch, xây
dựng và phát triển. Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông và công trình
quốc gia quan trọng như Quốc Lộ 1, Quốc Lộ 20, tuyến đường sắt Bắc Nam,
đường điện cao thế, đường cáp quang đi qua. Trong những năm qua huyện đã
tập trung quy hoạch, xây dựng trung tâm hành chính huyện, các khu, cụm
công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khu dân cư và các tuyến đường giao thông
liên huyện, liên xã. Một yếu tố thuận lợi là hầu hết diện tích quy hoạch các
khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khu dân cư là đất cao su; ngoài ra một
số khu, cụm công nghiệp hình thành và có các tuyến đường giao thông chính
đã làm cho tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá
nhân trở nên sôi động. Mặc dù huyện đã tập trung tuyên truyền cho các tầng
lớp nhân dân hiểu rõ quy định của pháp luật về đất đai, nhất là Luật đất đai
2003, NĐ181, các nghị định và các văn bản dưới luật về quản lý và sử dụng
đất đai; nhưng sự am hiểu về Luật đất đai của một số nhân dân còn hạn chế từ
đó đã gây không ít khó khăn cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện.
Để có cái nhìn tổng quát, đúng đắn về vấn đề này, cần thiết phải có sự tìm
hiểu, hệ thống lại tình hình chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn huyện Thống
Nhất – tỉnh Đồng Nai.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên để có cái nhìn đúng đắn về công tác
chuyển nhượng QSDĐ, phát huy được những ưu điểm, hạn chế những nhược
điểm, khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý đất đai, tôi đã thực hiện
đề tài:
1
Ngành Quản lý đất đai SVTH:Bùi Thị Ngọc Mai
“Đánh giá tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia
đình, cá nhân trên địa bàn huyện Thống Nhất – tỉnh Đồng Nai giai đoạn
năm 2009 đến tháng 4/2012”.
- Mục tiêu nghiên cứu:
+ Đánh giá thực trạng công tác chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn huyện
Thống Nhất.
+ Hệ thống lại tình hình chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn huyện Thống
Nhất.
+ Qua thực trạng quản lý chuyển nhượng QSDĐ, tình hình chuyển
nhượng trên địa bàn huyện Thống Nhất, tìm ra những khó khăn và đề xuất
hướng quản lý góp phần quản lý chặt chẽ công tác chuyển nhượng và tạo điều
kiện thị trường Bất động sản địa phương phát triển.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: huyện Thống Nhất.
+ Phạm vi đề tài: Đánh giá tình hình chuyển nhượng quyền sử sụng đất
của hộ gia đình, cá nhân.
+ Thời gian: Năm 2009- tháng 4/2012
- Nội dung và phương pháp nghiên cứu:
+ Nội dung nghiên cứu:
1. Điều tra thu thập thông tin số liệu về tình hình chuyển nhượng QSDĐ
trên địa bàn huyện từ năm 2009 đến tháng 4 năm 2012.
2. Phân tích, tổng hợp thống kê số liệu đã điều tra thu thập.
3. Đánh giá tình hình sử dụng quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn
huyện.
4. Đánh giá quy trình chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn huyện.
5. Thực trạng chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn huyện Hàm Tân từ năm
2009 đến tháng 4 năm 2012.
6. Tính pháp lý của hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ.
7. Tình hình sử dụng đất sau khi chuyển nhượng.
8. Đối tượng nhận chuyển nhượng.
9. Những thuận lợi và hạn chế từ công tác chuyển nhượng và các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ.
+ Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra các thông tin, thu thập số liệu, tài liệu liên quan
đến vấn đề chuyển nhượng.
2
Ngành Quản lý đất đai SVTH:Bùi Thị Ngọc Mai
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: phân tích, đánh giá các
tài liệu, số liệu thu thập được. Phân tích số liệu ở từng giai đoạn và từng đối
tượng nghiên cứu. So sánh tình hình chuyển nhượng qua các năm, giữa các
địa phương. So sánh quy trình chuyển nhượng QSDĐ tại địa phương với quy
định tại Nghị định 17/NĐ-CP, Nghị định 79/NĐ-CP, Nghị định 181/NĐ-CP.
Nhằm tổng hợp số liệu để rút ra những tồn tại và hạn chế. Hệ thống hóa
những tài liệu tình hình ban đầu thu thập được và chọn ra giải pháp tối ưu.
- Phương pháp so sánh: So sánh tình hình chuyển nhượng qua các năm,
giữa các địa phương. So sánh quy trình chuyển nhượng QSDĐ tại địa phương với
quy định tại NĐ 181/NĐ-CP.
Nhằm tổng hợp số liệu để rút ra những tồn tại và hạn chế. Hệ thống hóa
những tài liệu tình hình ban đầu thu thập được và chọn ra giải pháp tối ưu.
- Phương pháp thống kê: phân loại số liệu, tiến hành xử lý tính toán, phân
tích mức độ ảnh hưởng của công tác cấp giấy, quy hoạch đến tình hình chuyển
nhượng QSDĐ.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến thầy cô, ý kiến của lãnh đạo,
các cán bộ Phòng TN-MT và những người có kinh nghiệm am hiểu về nội dung
nghiên cứu.
- Quy trình thực hiện
Bước 1: Tìm và lựa chọn đề tài
Bước 2: Đặt tên đề tài
Bước 3: Xây dựng đề cương chi tiết
Bước 4: Lập kế hoạch nghiên cứu
Bước 5: Thực hiện nghiên cứu
- Thu thập các tài liệu và văn bản Luật có liên quan
- Thu thập thông tin, số liệu về vấn đề chuyển nhượng QSDĐ
- Xử lý số liệu, phân tích, đánh giá
- Viết kết quả nghiên cứu.
Bước 6: Làm báo cáo tốt nghiệp.
3
Ngành Quản lý đất đai SVTH:Bùi Thị Ngọc Mai
PHẦN 1
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH
CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐÂT
1.1. Các khái niệm chung
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
* Hồ sơ địa chính: Là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách,… chứa
đựng những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của
đất đai được thiết lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng lý ban
đầu, đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận QSDĐ.
* Giấy chứng nhận QSDĐ: Là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của
người sử dụng đất.
* Quyền sử dụng đất đai: Bao gồm tổng hợp những quy phạm pháp luật
quy định về nguyên tắc, chế độ, thể lệ sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất, nhằm sử dụng đất đai có hiệu quả, tiết kiệm.
* Chuyển nhượng QSDĐ: Là việc chuyển giao đất và quyền sử dụng đất
của bên chuyển cho bên nhận khi sự thỏa thuận bằng hợp đồng chuyển nhượng
QSDĐ giữa các bên có hiệu lực pháp lý và bên nhận QSDĐ phải trả tiền cho bên
chuyển.
* Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: là sự thỏa thuận giữa
các bên, theo đó bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyển giao đất và
quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận chuyển nhượng
trả tiền cho bên chuyển nhượng.
* Thuế: Là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật ( như giao
dịch, tài sản) nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu
nhập hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế – xã hội.
* Lệ phí: Là chi phí mà người sử dụng phải nộp khi được cấp giấy phép,
lệ phí được thu để phục vụ công việc quản lý Nhà nước.
1.1.2.Chuyển nhượng QSDĐ thể hiện mối quan hệ vừa mang tính xã
hội vừa mang tính kinh tế
+ Mối quan hệ này mang tính xã hội thể hiện ở hợp đồng chuyển nhượng
QSDĐ, đó là sự thỏa thuận giữa người chuyển nhượng và người nhận chuyển
nhượng (mối quan hệ dân sự giữa con người với con người trong xã hội).
+ Mối quan hệ chuyển quyền thể hiện tính chất kinh tế ở chỗ chuyển
nhượng dựa trên lợi ích kinh tế của đôi bên, không mang tính chất ép buộc và
xuất phát từ nhu cầu của các bên. Bên cạnh đó sự thỏa thuận này muốn thực thi
được và không phát sinh bất lợi cho bên nào thì phải có xác nhận của cơ quan
chức năng. Vì thế nó vừa là quan hệ dân sự vừa là quan hệ hành chính. Mặt khác
nó còn thể hiện ở trách nhiệm chịu thuế của người chuyển nhượng (gọi là thuế
4
Ngành Quản lý đất đai SVTH:Bùi Thị Ngọc Mai
chuyển quyền). Đây là một dạng của thuế thu nhập, thuế này đánh vào tiền lời
thu được khi chuyển nhượng QSDĐ. Việc đánh thuế được hướng vào việc
khuyến khích chuyển đất sang cho người có khả năng sử dụng có hiệu quả hơn
và tạo điều kiện cho chuyển nhượng được thực hiện công khai. Giá trị QSDĐ
hay giá đất là căn cứ để thu thuế chuyển quyền, có thể là do giá đất phản ánh sự
có mặt của các cơ sở hạ tầng mà những cơ sở hạ tầng này có được từ sự đầu tư
của Nhà nước, vì vậy việc thu thuế này sẽ là một nguồn quan trọng để tạo vốn
đầu tư.
Từ những cơ sở khoa học trên, ta thấy chuyển nhượng có những ưu điểm
và nhược điểm sau:
* Ưu điểm
- Đối với người chuyển nhượng QSDĐ, có thể họ giải phóng được vốn để
đầu tư vào ngành nghề phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng của họ.
- Đối với thị trường Bất động sản: nó làm kích thích cung và cầu làm cho
thị trường Bất động sản trở nên sôi động.
* Nhược điểm
- Các nhà đầu tư Bất động sản đầu cơ vào đất, làm cho thị trường Bất
động sản bị trừng lại, đóng băng.
- Thủ tục chuyển nhượng còn rườm rà, còn trải qua nhiều quy trình.
1.1.2.1 Điều kiện chuyển nhượng và nhận chuyển QSDĐ đối với hộ
gia đình cá nhân.
- Điều kiện chuyển nhượng
Điều kiện chuyển nhượng QSDĐ là cơ sở pháp lý rất quan trọng để cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định cho việc chuyển QSDĐ
hợp pháp giữa các hộ gia đình, cá nhân.
Điều kiện chuyển nhượng QSDĐ được quy định tại Nghị định
17/1999/NĐ-CP và điều 706 Bộ Luật dân sự được Quốc hội thông qua ngày
28/10/1995 và có hiệu lực từ ngày 10/07/1996 quy định như sau:
1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để
trồng rừng được chuyển nhượng QSDĐ khi có một trong các điều kiện sau:
+ Chuyển đến nơi cư trú khác để sinh sống hoặc sản xuất kinh doanh.
+ Chuyển sang làm nghề khác.
+ Không còn hoặc không có khả năng trực tiếp lao động.
2. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở, đất chuyên dùng được chuyển
nhượng QSDĐ khi chuyển đi nơi khác hoặc không có nhu cầu SDĐ đó.
3. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất mà đã trả tiền thuê
đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà
5
Ngành Quản lý đất đai SVTH:Bùi Thị Ngọc Mai
thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm thì được chuyển
nhượng QSDĐ thuê.
- Điều kiện nhận chuyển nhượng
Điều 711, Bộ Luật dân sự được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995
và có hiệu lực từ ngày 10/7/1996 quy định chung về điều kiện của người nhận
chuyển nhượng QSDĐ như sau:
+ Có nhu cầu sử dụng đất.
+ Chưa có đất hoặc đang sử dụng đất dưới hạn mức theo quy định của
pháp luật về đất đai và nếu sau khi nhận QSDĐ thì đất sử dụng không vượt
quá hạn mức đối với từng loại đất.
Điều 9, chương III của Nghị định 17/1999/NĐ-CP quy định chi tiết hơn
đối với việc nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp: Trong trường hợp chuyển
nhượng đất lúa thì người nhận chuyển nhượng phải là hộ gia đình cá nhân trực
tiếp sản xuất nông nghiệp.
Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Luật đất đai 1993, NĐ17, NĐ79
+ Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
* Trích lục bản đồ thửa đất chuyển nhượng.
* Chứng từ nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất.
- Luật đất đai 2003, NĐ 181
+ Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ (phải có công chứng của Nhà nước
hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất).
+ Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc một trong các giấy tờ về QSDĐ quy định
tại khoản 1,2,5 điều 50 Luật đất đai 2003.
+ Bản đồ hiện trạng, bản đồ vị trí.
Trình tự thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của NĐ
181/2004/NĐ-CP và Luật đất đai 2003 .
Có thể phân thành 3 trường hợp
Trường hợp 1: Chuyển nhượng QSDĐ toàn bộ thửa đất đã có
GCNQSDĐ
Hồ sơ gồm có:
- Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ (nếu là hộ gia đình thì phải có sự
thống nhất của các thành viên còn lại hoặc có văn bản ủy quyền).
- Giấy chứng nhận QSDĐ
6
Ngành Quản lý đất đai SVTH:Bùi Thị Ngọc Mai
Thủ tục:
Sơ đồ 1: Tóm tắt sơ đồ trình tự thủ tục chuyển nhượng QSD toàn bộ
thửa đất có GCNQSDĐ theo Nghị định 181/CP/29.10.2004.
Giải thích:
(1) Người SDĐ có trách nhiệm:
- Nộp hồ sơ tại UB xã nơi có đất nếu chuyển nhượng tại xã hoặc thị trấn.
- Nộp thuế vào kho bạc Nhà nước khi có thông báo.
- Nhận lại GCNQSDĐ đã chỉnh lý tại nơi đã nộp hồ sơ.
(2) UBND xã có trách nhiệm:
- Chứng thực, xác nhận vào hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ tình trạng
tranh chấp đất đai, nguồn gốc của thửa đất và chuyển hồ sơ đến VPĐKQSDĐ.
- Thông báo thuế cho người SDĐ khi nhận được thông báo từ
VPĐKQSDĐ.
- Trao giấy chứng nhận QSDĐ đã chỉnh lý cho người SDĐ khi nhận được
từ VPĐKQSDĐ.
(3) Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm:
Hướng dẫn người sử dụng đất về trình tự một cửa và nhận hồ sơ
hẹn ngày trả kết quả.
(4) VPĐKQSDĐ có trách nhiệm:
- Nhận hồ sơ, thẩm tra hồ sơ, nếu đất tại phương thì phải lấy ý kiến xác
nhận về tình trạng tranh chấp của UBND xã, phường.
- Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế và nhận lại thông báo về mức
thuế sau 3 ngày.
- Thông báo mức thuế cho người SDĐ trực tiếp hoặc thông qua UBND xã,
thị trấn.
- Chỉnh lý GCNQSDĐ theo thẩm quyền quy định tại Điều 57 Nghị định
181/CP/29.10.2004.
7
(1) Người
SDĐ
(2) UBND xã, thị
trấn nơi có đất
(4)
VPĐKQSDĐ
KHO BẠC NHÀ NƯỚC CƠ QUAN THUẾ
(3)Bộ phận tiếp
nhận & trả kết quả
Ngành Quản lý đất đai SVTH:Bùi Thị Ngọc Mai
- Trả GCNQSDĐ đã chỉnh lý cho người SDĐ trực tiếp hoặc thông qua ủy
ban xã, thị trấn.
Trường hợp 2: Chuyển nhượng QSD toàn bộ thửa đất có một
trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 5 Điều 50 Luật đất đai.
Theo Điều 116 Nghị định 181/CP/29.10.2004 khoản 2 thì cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cấp GCN phải thu hồi một trong các loại giấy tờ trên và cấp
GCNQSDĐ theo Điều 135, 136 của Nghị định 181/CP khi thực hiện bước đầu
tiên của thủ tục chuyển nhượng QSDĐ .
Hồ sơ gồm có:
- Đơn xin đăng ký QSDĐ.
- Một trong các loại giấy tờ nêu trên.
- Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ (nếu là hộ gia đình thì phải có sự
thống nhất của các thành viên còn lại hoặc có văn bản ủy quyền).
Thủ tục:
Sơ đồ 2: Tóm tắt sơ đồ trình tự thủ tục chuyển nhượng QSD toàn bộ
thửa đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 5 Điều 50
Luật đất đai 2003.
Giải thích:
* Đối với trường hợp không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ.
VPĐKQSDĐ thẩm tra hồ sơ (lấy ý kiến của UBND xã, thị trấn nếu đất tại
xã, thị trấn), ghi ý kiến và gửi cho Phòng TN & MT xác nhận không đủ điều
kiện và ghi rõ lý do để thông báo cho người SDĐ biết.
* Đối với trường hợp đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ.
- UBND xã, thị trấn có trách nhiệm tương tự trường hợp 1.
- VPĐKQSDĐ có trách nhiệm:
+ Xác nhận hồ sơ, nếu đất ở phường thì lấy ý kiến của UBND xã về tình
trạng tranh chấp.
8
Người SDĐ
Người SDĐ
UBND xã, thị
trấn nơi có đất
Bộ phận tiếp
nhận
VPĐKQSDĐ
Kho bạc Nhà
nước
UBND huyện
Cơ quan thuế
Phòng
TN&MT
UBND xã, thị
trấn nơi có đất
Người SDĐ
UBND xã, thị
trấn nơi có đất
Bộ phận tiếp
nhận
VPĐKQSDĐ
Kho bạc Nhà
nước
UBND huyện
Cơ quan thuế
Phòng TN&MT
Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả
VPĐKQSDĐ
Cơ quan thuế
VPĐKQSDĐ
Người SDĐ
UBND xã, thị
trấn nơi có đất
Bộ phận tiếp
nhận
VPĐKQSDĐ
Kho bạc Nhà
nước
UBND huyện
Cơ quan thuế
Phòng TN&MT
Phòng TN&MTUBND huyện
Phòng TN&MT
Người SDĐ
UBND xã, thị
tBộ phận tiếp
nhận & trả kết
quả
rấn nơi có đất
Bộ phận tiếp
nhận
VPĐKQSDĐ
Kho bạc Nhà
nước
UBND huyện
Cơ quan thuế
Phòng TN&MT
Kho bạc Nhà
nước
Ngành Quản lý đất đai SVTH:Bùi Thị Ngọc Mai
+ Lập thủ tục cấp GCN gửi đến Phòng TN & MT (làm trích lục thửa đất,
trích sao hồ sơ địa chính, trích đo thửa đất nơi chưa có bản đồ địa chính), sau đó
nhận lại bản chính GCNQSDĐ đã được UBND huyện ký.
+ Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế và thông báo mức thuế cho
người SDĐ thông qua bộ phận một cửa khi nhận lại thông báo từ cơ quan thuế .
+ Trao GCNQSDĐ cho người SDĐ thông qua bộ phận một cửa khi người
SDĐ đã hoàn thành nghĩa vụ thuế trước bạ và thuế thu nhập cá nhân.
- Phòng TN & MT có trách nhiệm:
+ Kiểm tra hồ sơ, xác nhận và trình UBND cấp huyện.
+ Trao bản chính và bản lưu GCNQSDĐ đã ký, các giấy tờ có liên quan
cho VPĐKQSDĐ khi nhận GCNQSDĐ mới đã ký từ UBND cấp huyện.
- UBND cấp huyện có trách nhiệm:
+ Thu hồi các giấy tờ có liên quan của người SDĐ .
+ Ký GCNQSDĐ bản chính và bản lưu và giao lại cho Phòng TN & MT.
Trường hợp 3: Chuyển nhượng QSD một phần thửa đất đã có
GCNQSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 5 Điều
50 Luật đất đai
Điểm c khoản 1 Điều 117 Nghị định 181/CP/29.10.2004 có quy định cơ
quan Tài nguyên và Môi trường thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định tại
khoản 2 Điều 145 của Nghị định này trước khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng
QSD phần đất mà người SDĐ có nhu cầu và trao GCNQSDĐ mới cho người sử
dụng các phần diện tích sau tách. Như vậy gồm hai thủ tục: chuyển nhượng và
tách thửa.
Thủ tục tách thửa
Hồ sơ gồm có:
+ Đơn xin tách thửa.
+ GCNQSDĐ hoặc một trong các loại giấy nêu trên.
9
Ngành Quản lý đất đai SVTH:Bùi Thị Ngọc Mai
Thủ tục:
Sơ đồ 3: Tóm tắt sơ đồ trình tự thủ tục tách thửa theo quy định
tại Điều 145 Nghị định 181/CP
- Phòng TN & MT có trách nhiệm:
+ Gửi hồ sơ cho VPĐKQSDĐ để chuẩn bị hồ sơ địa chính.
+ Sau khi đã có hồ sơ địa chính, Phòng TN & MT thu hồi GCNQSDĐ đã
cấp hoặc một trong các loại giấy tờ nêu trên, và lập thủ tục trình UBND cấp
huyện xem xét.
+ Trao bản chính GCNQSDĐ đã được ký cho người SDĐ và bản lưu
GCNQSDĐ cho VPĐKQSDĐ trực thuộc và những giấy tờ khác để văn phòng
lưu trữ, sau cùng là gửi thông báo biến động về sử dụng đất cho VPĐKQSDĐ
thuộc Sở TN & MT để chỉnh lý hồ sơ gốc.
- VPĐKQSDĐ có trách nhiệm:
+ Trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính hoặc trích đo nếu
nơi đó chưa có bản đồ địa chính, và gửi đến Phòng TN & MT sau 3 ngày.
+ Nhận và lưu giữ bản lưu GCNQSDĐ đã được ký, hồ sơ đã được chỉnh
lý .
Thủ tục chuyển nhượng QSDĐ được thực hiện tương tự trường hợp
chuyển nhượng QSD toàn bộ thửa đã có GCNQSDĐ.
Tóm lại, những điểm mới và quy trình của Nghị định 181/CP thì cụ thể
hơn so với quy định cũ, chung quy đều muốn tạo điều kiện cho người SDĐ thực
hiện chuyển nhượng QSDĐ theo đúng pháp luật, đúng với mục tiêu cải cách
hành chính “mô hình một cửa”.
Các nguyên tắc chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức muốn chuyển nhượng QSDĐ phải tuân thủ
các nguyên tắc sau:
+ Có GCNQSDĐ hợp pháp mới được chuyển nhượng.
10
Người SDĐ Phòng TM & MT VPĐKQSDĐ
UBND huyện
Ngành Quản lý đất đai SVTH:Bùi Thị Ngọc Mai
+ Pháp luật không thừa nhận việc dùng đất lấn chiếm, đất không thuộc
quyền sử dụng của mình, đất không có giấy tờ hợp lệ để chuyển nhượng. Người
có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
+ Khi chuyển nhượng các bên tham gia quan hệ đất đai có quyền thỏa
thuận các nội dung cơ bản trong hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ cho phù hợp
với quy định hiện hành.
+ Bên nhận chuyển nhượng phải sử dụng đúng mục đích, thời hạn ghi
trong quyết định giao đất của bên chuyển quyền, phù hợp với quy hoạch của địa
phương, có diện tích sử dụng dưới hạn mức, có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn độ
màu mỡ của đất đai, không làm tổn hại đến lợi ích của những người xung quanh.
Việc chuyển quyền sử dụng đất phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo quyền sở hữu tối cao thuộc về Nhà nước.
+ Đảm bảo lợi ích chính đáng thuộc về người sử dụng đất.
+ Sử dụng đúng mục đích, đúng thời hạn, hạn chế việc chuyển nhượng đất
nông nghiệp vào mục đích khác.
+ Phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của hai bên.
* Căn cứ tính thuế (Điều 4-NĐ 19 /2000/NĐ-CP)
Căn cứ tính thuế chuyển quyền SDĐ ( thuế thu nhập cá nhân) là diện tích
đất chuyển quyền, giá đất và thuế suất chuyển quyền SDĐ.
- Diện tích tính thuế (Điều 5): là diện tích đất thực tế chuyển quyền ghi
trong hợp đồng chuyển quyền SDĐ.
- Giá đất tính thuế (Điều 6): là giá do UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc
Trung ương quy định theo khung giá các loại đất của Chính phủ.
- Thuế suất (Điều 7)
+ Đối với thuế thu nhập cá nhân: tính 2% mỗi trường hợp chuyển nhượng
+ Đối với nộp lệ phí trước bạ : tính 0.5% cho mỗi trường hợp chuyển
nhượng.
1.2.Các quy định chung
1.2.1.Cơ sở pháp lý
- Luật Đất đai 2003, hiệu lực thi hành ngày 1/7/2004.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ hướng dẫn
thi hành Luật đất đai năm 2003.
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính Phủ quy định bổ
sung về cấp giấy CNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện QSDĐ, trình tự, thủ tục bồi
thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về
đất đai.
11
Ngành Quản lý đất đai SVTH:Bùi Thị Ngọc Mai
- Nghị định 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ về thủ tục
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất, thế chấp,
góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính;
- Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất.
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định bổ sung về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
1.2.2. Cơ sở thực tiễn
- Quá trình rèn luyện kỹ năng làm việc và giao tiếp taị cơ quan chuyên
môn.
- Dựa trên tình hình thực tế về chuyển nhượng đất đai ở địa phương.
- Dựa trên các văn bản pháp quy về việc hướng dẫn chuyển nhượng đất
đai.
12
Ngành Quản lý đất đai SVTH:Bùi Thị Ngọc Mai
PHẦN 2:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH CHUYỂN
NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH CÁ NHÂN
2.1.Khái quát địa bàn nghiên cứu:
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lý:
- Toạ độ địa lý:
+Từ 107
0
3
,
4
,,
đến 107
0
15
,
42
,,
độ kinh đông.
+Từ 10
0
50
,
58
,,
đến 10
0
51
,
11
,,
độ vĩ bắc.
- Ranh giới hành chính:
Tứ cận giáp:
+ Phía đông giáp : Thị xã Long Khánh.
+ Phía Tây giáp : Huyện Trảng Bom.
+ Phía Nam giáp : Huyện Cẩm Mỹ và huyện Long Thành.
+ Phía Bắc giáp : Huyện Định Quán.
Huyện cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50 km, có diện tích tự
nhiên là: 24.723,6053 ha.Bao gồm 10 xã với diện tích tự nhiên của từng đơn
vị được miêu tả dưới bảng sau:
Bảng 1: Diện tích tự nhiên của các đơn vị xã phường
STT Xã Phường DiệnTích(ha) Tỷ lệ (%)
1 Gia Tân 1 2.066,4695 8,90
2 Gia Tân 2 1.451,6456 5,69
3 Gia Tân 3 1.904,4700 7,57
4 Gia Kiệm 3.326,3622 13,46
5 Xuân Thiện 3.118,4875 12,70
6 Quang Trung 3.648,2799 14,48
7 Hưng Lộc 2.108,2779 8,53
8 Xuân Thạnh 3.123,0665 12,63
9 Bàu Hàm 2 2.018,3262 8,14
10 Lộ 25 1.958,2200 7,90
Tổng cộng 24.723,6053 100%
( Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thống Nhất, năm 2011)
13
Ngành Quản lý đất đai SVTH:Bùi Thị Ngọc Mai
- Địa hình, địa mạo :
+ Huyện Thống Nhất là vùng đất bazan khá bằng phẳng. Toàn bộ huyện
Thống Nhất nằm trong vùng địa hình đồi núi thấp xen kẽ với các trải bằng,
thoải và lượn sóng, hướng dốc chính nghiêng dần từ bắc xuống nam. Diện
tích tự nhiên của huyện phân theo cấp độ dốc như sau:
Bảng 2: Địa hình huyện Thống Nhất phân theo cấp độ dốc
Độ dốc
H. Thống Nhất T. Đồng Nai
Diện tích
huyện so
với toàn
Tỉnh(%)
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
0-8
0
15.140 61,2 458.553 77,8 3,3
8-15
0
5.973 24,2 61.639 10,5 9,7
>15
0
2.496 10,1 51.349 8,7 4,9
Sông,suối 1.112,63 4,5 17.932 3,0 6,2
Tổng 24.721,63 100,00 589.473 100,00 4,2
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thống Nhất, năm 2011)
Hầu hết các khu vực đất bằng (0-8
0
) được sử dụng cho trồng cao su, chỉ
còn khoảng 5.000 ha sử dụng cho trồng lúa và rau màu; khu vực đất sườn
thoải (8 -15
0
) chủ yếu cho trồng cây lâu năm và khu vực đất dốc (>15
0
), bao
gồm các núi Sók Lu, Võ Dõng và Bình Lộc, phần lớn diện tích sử dụng trồng
chuối và các cây lâu năm khác.
- Khí hậu :
Huyện Thống Nhất nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận
xích đạo với những đặc trưng là nóng ẩm và mưa nhiều.
- Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trong đó:
+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, với lượng mưa
2139mm/năm chiếm 85-90% tổng lượng mưa cả năm, lượng bốc hơi trung
bình từ 1100-1400mm/năm.
+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, với lượng mưa chỉ
chiếm 10-15% tổng lượng mưa cả năm.
- Nhiệt độ trung bình trong năm là: 25-26
0
c.
+ Nhiệt độ trung bình tối đa: 34-35
0
c.
14
Ngành Quản lý đất đai SVTH:Bùi Thị Ngọc Mai
+ Nhiệt độ trung bình tối thiểu: 21-22
0
c.
- Độ ẩm trung bình trong năm từ 80-85%.
+ Độ ẩm cao nhất 90-93%, tập trung chủ yếu vào mùa mưa.
+ Độ ẩm thấp nhất 20-28%, tập trung chủ yếu vào mùa khô.
- Thủy văn :
Thuỷ văn chịu sự chi phối của ảnh hưởng khí hậu và điều kiện địa hình.
Mùa mưa của huyện chia làm 2 mùa rõ rệt, đó là mùa lũ và mùa khô. Mùa lũ
làm tăng nguồn nước dự trữ trong các dòng chảy và nước ngầm, ít xảy ra hiện
tượng lũ quét.
Theo đặc điểm thuỷ văn Đồng Nai thì huyện Thống Nhất mới có modul
dòng chảy bình quân năm đạt 30-35l/km
2
, modul dòng chảy bình quân mùa lũ
đạt 60-70l/s/km
2
và mùa cạn đạt 10-12l/s/km
2
.
2.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên:
-Tài nguyên nước :
Nguồn nước sông suối: mạng lưới sông suối trong phạm vi huyện có
mật độ khá dày và phân bố tương đối đều, nhưng phần lớn dốc và ngắn.
Trong đó các hệ thống sông suối lớn như: sông Nhạn, phân bố ở khu vực phía
nam huyện (Xã lộ 25); suối Gia Rung, phân bố ở khu vực phía đông các xã
Gia Tân 1 - 3 và suối Gia Đức, phân bố khu vực xã Quang Trung … có lưu
lượng dòng chảy chênh lệch rất lớn giữa mùa lũ và mùa khô ( trung bình vào
mùa lũ có thể đạt 30-35 l/s/km
2
, nhưng mùa khô chỉ đạt 0-12l/s/km
2
), còn lại
các mảnh suối nhỏ khác thường cạn kiệt vào mùa khô.
Nguồn nước hồ đập: Ngoài hồ Trị An phục vụ cho thuỷ điện, trên địa
bàn huyện hiện có 5 hồ chứa nước nhỏ và 9 đập dâng. Khả năng tưới thực tế
còn hạn chế khoảng 500-600 ha đất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là tưới lúa.
Nước ngầm: Tầng mặt trên địa bàn huyện khá hạn chế, đặc biệt là khu
du lịch phía Nam huyện (xã Lộ 25), lượng khai thác nhỏ(Q=0,5-20 l/s), nhưng
chất lượng nước tốt. Nước ngầm tầng sâu (>100m) có lưu lượng khá lớn,
nhưng việc khoan khai thác khó khăn do nhiều khu vực có đá phiến tầng
nông.
- Tài nguyên đất :
Hầu hết đất đai của huyện được hình thành trên đá mẹ bazan có độ phì
nhiêu tương đối cao.
- Tài nguyên khoáng sản:
Khoáng sản trên địa bàn huyện tuy không phong phú về chủng loại,
chỉ có đá và đất sỏi sạn làm nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng, giao
thông và san lấp mặt bằng, nhưng trữ lượng khá lớn và có thể xem là một lợi
thế của huyện, trong đó đáng chú ý là đá ở khu vực núi Sóc Lu có tổng trữ
lượng khoảng 133 triệu m
3
, chất lượng đá vào loại trung bình hiện đang được
15
Ngành Quản lý đất đai SVTH:Bùi Thị Ngọc Mai
khai thác để phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Dự
báo nhu cầu sử dụng đá và đất trong thời gian tới sẽ tăng, nhất là đất sỏi sạn
phục vụ cho san lấp mặt bằng các công trình giao thông ở các tỉnh thuộc vùng
ĐBSCL (đồng bằng sông Cửu Long). Vì vậy, cần tiến hành quy hoạch và đầu
tư phát triển ngành này trở thành một trong những ngành sản xuất mũi nhọn
của huyện, đồng thời tránh khai thác bừa bãi làm phá vỡ cảnh quan môi
trường.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Cơ sở hạ tầng
- So với mặt bằng chung của toàn tỉnh Đồng Nai, cơ sở hạ tầng huyện
Thống Nhất còn thiếu về số lượng và chất lượng, cần phải được đầu tư xây
dựng mới đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.
b. Giao thông
- Phối hợp chăt chẽ với cán bộ, nghành để đẩy mạnh tiến độ thi công
các công trình giao thông do TW (trung ương) quản lý trên địa bàn huyện.
Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư từ cấp trên và bên ngoài, đồng thời
tiến hành tu sửa và thực hiện tốt chương trình xã hội hoá nông thôn.
- Giao thông chính trên địa bàn huyện hiện nay là đường bộ và đường
sắt.
Bảng 3: Các trục giao thông chính của huyện Thống Nhất.
Tên đường Cấp Điểm đầu Điểm cuối Dài(km) rộng
Quốc lộ 1A II Hưng Lộc Xuân Thạnh 26
Quốc lộ 20 II Dầu Giây Gia Tân 2 23,5
Tỉnh lộ 769 IV Dầu Giây Long Thành 17
Hưng lộc – lộ 25 VI Hưng Lộc Lộ 25 29
Đường phía tây
QL20
II Quang Trung Gia Tân 1 8,9 15
Đường phía tây
QL20
II Quang Trung Gia Tân 2 10 15
Tỉnh lộ 762 II Quang Trung Quang Trung 5
( Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thống Nhất, năm 2011)
c. Y Tế
16
Ngành Quản lý đất đai SVTH:Bùi Thị Ngọc Mai
- Thực hiện các chương trình quốc gia về chăm sóc sức khỏe, các
chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng mở rộng, bảo
vệ, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và thực hiện tốt các chương trình dân số
kế hoạch hoá gia đình và môi trường. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
cho người dân.
d. Giáo dục
-Trong những năm gần đây cơ sở vật chất về giáo dục của huyện đã có
được những đầu tư đáng kể, đảm bảo tốt yêu cầu đầu tư giảng dạy và học tập,
đội ngũ giáo viên quản lý và giảng dạy đã được bổ sung và chuẩn hoá. Công
tác huy động học sinh vào lớp một đạt 98%, công tác chống và xoá mù chữ,
phổ cập giáo dục tiểu học được duy trì, phổ cập giáo dục trung học cơ sở
được giữ vững.
đ. Dân số - lao động
-Theo số liệu thống kê dân số toàn huyện năm 2010 là 171.500người,
mật độ dân số trung bình 694 người /km2.
Bảng 4: Thống kê tình hình dân số qua các năm.
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011
I. Dân số trung bình Người 154.000 171.500 210.000
1.Tăng tự nhiên Người 153.403 163.500 181.000
2.Tăng cơ học Người 597 8000 29000
II.Tỷ lệ tăng dân số % 1,78 2,18 2,05
1. Tăng tự nhiên % 1,39 1,28 1,02
2.Tăng cơ học % 0,39 0,89 1,02
III. Mật độ dân số Người/km
2
623 694 850
( Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thống Nhất, năm 2011)
e. Văn hóa – thể thao
Công tác thông tin đại chúng, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể
dục thể thao, rèn luyện sức khỏe tiếp tục giữ được phong trào và phát triển
phong phú về thể loại, hình thức lẫn nội dung. Truyền thống của dân tộc được
chú ý phát huy thành những giá trị văn hóa tốt đẹp như tinh thần nhân ái, làm
việc nghĩa, giúp đỡ người nghèo, năng động, sáng tạo…
Quy chế dân chủ cơ sở được thực hiện với phương châm dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra nên huy động được sức mạnh, nội lực của các tầng
lớp nhân dân tham gia xây dựng chính quyền đóng góp vào công trình phúc
lợi xã hội.
17
Ngành Quản lý đất đai SVTH:Bùi Thị Ngọc Mai
Hoạt động thể dục thể thao phát triển khá, đã tập hợp được số đông lực
lượng vận động viên không chuyên tham gia luyện tập, thông qua các giải thể
thao truyền thống.
2.1.3. Hệ thống tổ chức quản lý đất đai tại địa phương
Sơ đồ 4: Hệ thống tổ chức quản lý đất đai tỉnh Đồng Nai
.
* Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có chức năng tham mưu, giúp UBND
tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực Tài Nguyên và Môi
Trường, bao gồm: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi
trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ; thực hiện các dịch vụ công trong
các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở.
* Phòng TN&MT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức
năng tham mưu, giúp UBND huyện quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: tài
nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường.
* VPĐKQSDĐ được thành lập ở tỉnh và huyện. Là đơn vị sự nghiệp công
lập, có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác găn liền với đất; chỉnh lý biến động về sử dụng đất, nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng và quản lý HSĐC theo quy định của pháp
luật.
VPĐK gồm các phòng chuyên môn nghiệp vụ:
- Phòng Tổng hợp.
- Phòng Đăng ký, cấp giấy CNQSDĐ.
- Phòng Kỹ thuật.
- Phòng Dữ liệu và lưu trữ.
18
Địa chính xã, thị trấn
Phòng Tài Nguyên và
Môi Trường huyện
Thống Nhất
Sở Tài Nguyên và Môi
Trường tỉnh Đồng Nai
VPĐK quyền sử dụng
đất tỉnh Đồng Nai
VPĐK quyền sử dụng
đất huyện Thống
Nhất
UBND Tỉnh
UBND Huyện
UBND Xã
Ngành Quản lý đất đai SVTH:Bùi Thị Ngọc Mai
2.1.4. Tình hình quản lý đất đai tại địa phương
2.1.4.1. Các văn bản pháp luật về đất đai
Bên cạnh việc thực hiện các văn bản chỉ đạo về lĩnh vực quản lý đất đai
của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, UBND huyện cùng phòng
Tài nguyên và Môi trường huyện Thống Nhất cũng đã ban hành những hướng
dẫn chỉ đạo cán bộ Địa Chính xã về việc quản lý đất đai ở địa phương, nhằm
quản lý chặt chẽ quỹ đất trên địa bàn huyện và thực hiện tốt 13 nội dung quản
lý Nhà nước về đất đai, đặc biệt là hoạt động đăng ký QSDĐ và quản lý việc
sử dụng đất. Điều này có ý nghĩa một mặt làm cho hoạt động quản lý đất đai
dần đi vào nề nếp, một mặt nó còn mang tính chất định hướng cho các hoạt
động khác vận động và phát triển trên cơ sở đất đai, góp phần quản lý đất đai
và sử dụng đất đai hiệu quả hơn.
2.1.4.2. Công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính
Trong tháng 04 năm 2012, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện
đã tiếp nhận 198 hồ sơ trích đo, trích sao bản đồ địa chính thửa đất do hộ gia
đình, cá nhân tới xin liên hệ lập thủ tục. Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
đã thực hiện được 172 hồ sơ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển nhượng,
tặng cho, thừa kế, thế chấp, của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện.
2.1.4.3. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Trong tháng 4, phòng tiếp tục phối hợp với Trung Tâm kỹ thuật địa chính
nhà đất tỉnh rà soát, hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015 của huyện và của 10 xã trên địa bàn
huyện.
- Lập thủ tục thu hồi đất của 41 hộ gia đình, cá nhân thuộc dự án hồ chứa
nước Gia Đức tại xã Bàu Hàm 2.
- Điều chỉnh, thu hồi đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các
hộ gia đình, cá nhân thuộc dự án bãi rác Quang Trung.
- Làm việc với 10 xã và phòng Giáo dục về việc cập nhật các dự án Giáo
dục vào quy hoạch sử dụng đất.
2.1.4.4. Công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp đất đai, môi trường.
- Tổng hợp kết quả thực hiện, đề xuất phương án và tham mưu cho Đoàn
Công tác Dofico có báo cáo cho UBND huyện về tiến độ thực hiện các vấn đề
trong khu liên hợp công nông nghiệp Dofico và đề xuất phương hướng nhiệm vụ
triển khai thực hiện trong thời gian tới phối hợp cùng với UBND xã Lộ 25 xây
dựng phương án giải quyết 85 đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất của 85 hộ dân sử dụng đất trong khu liên hợp công nông nghiệp Dofico.
- Tiến hành làm việc với ông Phạm Khắc Mười (lần 3) để có cơ sở tham
mưu cho UBND huyện ban hành Quyết định giải quyết đơn tranh chấp đất đai
giữa ông Trần Văn Quy và ông Phạm Khắc Mười, thửa đất tại xã Bàu Hàm 2.
19
Ngành Quản lý đất đai SVTH:Bùi Thị Ngọc Mai
- Phối hợp với ban Tuyên giáo huyện Ủy thực hiện công tác điều tra dư
luận xã hội trong việc triển khai thực hiện dự án khu liên hợp công nông nghiệp
Dofico tại xã Lộ 25.
2.1.4.5. Công tác chuyển nhượng, thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển
mục đích sử dụng đất.
- Trong tháng 04, Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm tra, lập thủ tục
trình UBND huyện cho phép 83 trường hợp/105 thửa/ đất biến động sử dụng đất
với diện tích 18,63 ha (trong đó có 70 trường hợp chuyển quyền sử dụng đất với
86 thửa/86 giấy/14,03 ha và 12 trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất với 18
thửa/4,54 ha và 01 trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất với 01 thửa/517 m
2
theo quy định c4a pháp luật).
2.1.4.6. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Thống Nhất
Huyện Thống Nhất với tổng diện tích tự nhiên là 24.723,6053ha, được
chia ra: đất nông nghiệp có 20.823,9495, chiếm 84,23%, đất phi nông nghiệp
3.805,8969 ha, chiếm 15,39%, đất chưa sử dụng diện tích 93,7589 ha chiếm 0,38%
diện tích đất tự nhiên toàn huyện.
Bảng 5: Hiện trạng sử dụng đất năm 2011
(Số liệu thống kê đất đai năm 2011)
Loại đất Mã loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Diện tích tự nhiên 24.723,6053 100
- Đất nông nghiệp NNP 20.823.9495 84,23
- Đất phi nông nghiệp PNN 3.805,8969 15,39
- Đất chưa sử dụng CSD 93,7589 0,38
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thống Nhất, năm 2011)
Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất
* Đất nông nghiệp:
- Diện tích đất nông nghiệp của huyện Thống Nhất là 20.823,9495 ha.
Bảng 6: Diện tích và cơ cấu đất sử dụng đất nông nghiệp
(Số liệu thống kê đất đai năm 2011)
Loại đất Mã loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu
20
Ngành Quản lý đất đai SVTH:Bùi Thị Ngọc Mai
%)
Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 20.823,9495
1. Đất sản xuất nông nghiệp SXN 20.253,2076 97,26
1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 2.983,8259 14,73
1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 17.269,3817 85,27
2. Đất lâm nghiệp LNP 123,5747 0,59
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 125,1136 0,60
4. Đất nông nghiệp khác NKH 49,57 0,1
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thống Nhất, năm 2011)
- Đất sản xuất nông nghiệp: diện tích 20.253,2076 ha, chiếm 97,26% diện
tích đất nông nghiệp.
- Đất lâm nghiệp: diện tích 123,5747 ha, chiếm 0,59% diện tích đất nông
nghiệp. Chủ yếu là đất rừng phòng hộ 106,5546 ha, tập trung chủ yếu ở xã Gia
Tân 1; đất rừng sản xuất 17,0201 ha, tập trung ở các xã Gia Tân 2, Gia Tân 3,
Hưng Lộc, Quang Trung.
- Đất nuôi trồng thuỷ sản diện tích 125,1136 ha chiếm 0,60% diện tích đất
nông nghiệp, chủ yếu là nuôi cá nước ngot; tập trung nhiều ở các xã: Gia Tân 1,
Gia Tân 2, Gia Tân 3…. Còn lại phân bố rải rác ở các xã khác.
- Đất nông nghiệp khác: diện tích 322,0536 ha, chiếm 1,55% diện tích đất
nông nghiệp. Trong đó có tổ chức kinh tế 9,8854 ha.
* Đất phi nông nghiệp:
Đất phi nông nghiệp của huyện Thống Nhất có diện tích là 3.805,9969
ha chiếm 15,39% tổng diện tích đất tự nhiên.
Bảng 7: Diện tích và cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp
(Số liệu thống kê đất đai năm 2011)
21
Ngành Quản lý đất đai SVTH:Bùi Thị Ngọc Mai
Loại đất
Mã
loại đất
Diện tích
(ha)
Cơ
cấu %)
Tổng diện tích đất phi
nông nghiệp
PNN 3.805,9969 100
1. Đất ở OTC 988,3927 25,97
2. Đất chuyên dùng CDG 1.781,3628 46,81
3. Đất tôn giáo, tín
ngưỡng
TTN 39,8802 1,05
4. Đất nghĩa trang,
nghĩa địa
NTD 61,2566 1,61
5. Đất sông suối, mặt
nước chuyên dùng
SMN 935,0046 24,57
6. Đất phi nông
nghiệp khác
PNK 0,66 0,00
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thống Nhất, năm 2011)
- Đất ở: Diện tích 988,3927 ha, chiếm 25,97% diện tích đất phi nông
nghiệp. Đất ở tập trung chủ yếu ở đất ở nông thôn trong huyện như: hệ thống
các đường nội, các đường liên xã, liên ấp. Ngoài ra, còn phân bố rải rác trong
các đất sản xuất nông nghiệp.
- Đất chuyên dùng: Diện tích 1.718,3628 ha, chiếm 46,81% diện tích đất
phi nông nghiệp, sử dụng cho các mục đích:
+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp (CTS):15,5201 ha
+ Đất quốc phòng (CQP): 4,0000 ha
+ Đất an ninh:2,55839 ha
+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 714,3222 ha, chiếm 40,10%
+ Đất có mục đích công cộng 1.044,9366 ha, chiếm 58,66%
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: diện tích 39,8802 ha, chiếm 1,05% diện tích
đất phi nông nghiệp
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: diện tích 61,2566 ha, chiếm 1,61% diện tích
đất phi nông nghiệp
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: diện tích 935,0046 ha, chiếm
24,57% đất phi nông nghiệp.
22
Ngành Quản lý đất đai SVTH:Bùi Thị Ngọc Mai
Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng đất:
Trong tổng diện tích tự nhiên của huyện là 24.723,6053ha, bao gồm các
đối tượng đang quản lý, sử dụng như sau:
Bảng 8: Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng đất.
(Số liệu thống kê đất đai năm 2011)
STT Đối tượng sử dụng đất Mã ĐTSDĐ
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ (%)
1
1
Diện tích đã giao, cho thuê
69.555,12 100,00
2
2
Hộ gia đình, cá nhân
GDC 37.696,7 54,20
3
3
UBND cấp xã
UBS 31.849,54 45,79
4
4
Tổ chức kinh tế
TKT 0,00 0,00
4
5
Cơ quan đơn vị nhà nước
TCN 8,79 0,01
4
6
Tổ chức khác
TKH 171,4740 0,69
4
7
Cộng đồng dân cư
CDS 1,7568 0,01
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyệnThống Nhất, năm 2011)
- Hộ gia đình – cá nhân sử dụng: 17.749,5937 ha, chiếm 71,79% diện tích
tự nhiên, chủ yếu là đất nông nghiệp (16.765,3109), đất ở (978,4710 ha).
- Uỷ ban nhân dân xã hiện quản lý, sử dụng 1.065,0843 ha, chiếm 4,31%
diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất chuyên dùng (713,3130)và đất nghĩa trang,
nghĩa địa (16,6583 ha); còn lại là đất nông nghiệp.
- Tổ chức kinh tế quản lý, sử dụng 4.963,7500 ha, chiếm 20,08% diện tích
tự nhiên, chủ yếu là đất chuyên dùng và đất nông nghiệp.
- Cơ quan, đơn vị Nhà nước quản lý, sử dụng 771,9465ha, chiếm 3,12%
diện tích tự nhiên của huyện, phần lớn là đất phi nông nghiệp(168,5050 ha), còn
lại là đất nông nghiệp
23
Ngành Quản lý đất đai SVTH:Bùi Thị Ngọc Mai
- Tổ chức khác quản lý, sử dụng 171,4740ha, chiếm 0,69% diện tích tự
nhiên của huyện, phần lớn là đất phi nông nghiệp(168,5050), còn lại là đất nông
nghiệp.
- Cộng đồng dân cư quản lý, sử dụng 1,7568 ha, chiếm 0,01% diện tích tự
nhiên của huyện, chủ yếu là đất tôn giáo, tín ngưỡng.
Bảng 9: Biến động đất đai giai đoạn 2010 – 2011
TT
Mục đích sử
Thống kê 2010 Thống kê 2011 Tăng(+)
24
Ngành Quản lý đất đai SVTH:Bùi Thị Ngọc Mai
dụng đất
giảm(-)Diện tích Tỷ lệ Diện tích Tỷ lệ
Tổng diện
tích tự
nhiên
24.723,6053 100,00 24.723,6053 100,00
1 Đất nông
nghiệp
20.950,3556 84,74 20.823,9495 84,23 -126,4061
1.1 Đất sản xuất
nông nghiệp
20.379,6137 97,28 20.253,2076 97,26 -126,4061
1.2 Đất lâm
nghiệp
123,5747 0,59 123,5747 0,59
1.3 Đất nuôi
trồng thủy
sản
125,1136 0,60 125,1136 0,60
1.4 Đất nông
nghiệp khác
322,0536 1,54 322,0536 1,55
2 Đất phi
nông nghiệp
3.679,4908 14,88 3.805,8969 15,39 126,4061
2.1 Đất ở 988,3147 26,86 988,3927 25,97 0,0780
2.2 Đất chuyên
dùng
1.654,2345 44,96 1.781,3628 46,81 127,1283
2.3 Đất tôn giáo,
tín ngưỡng
39,8802 1,08 39,8802 1,05
2.4 Đất nghĩa
trang, nghĩa
địa
61,2566 1,66 61,2566 1,61
2.5 Đất sông
suối và mặt
nước chuyên
dùng
935,8048 25,43 935,0046 24,57 -0,8002
3 Đất chưa sử
dụng
93,7589 0,38 93,7589 0,38
3.1 Đất bằng
chưa sử dụng
11,0638 11,80 11,0638 11,80
3.2 Đất đồi núi
chưa sử dụng
11,0638 88,20 82,6951 88,20
25