Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Một số đánh giá về hoạt động kinh doanh và tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần Thương Mại Tâm Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.38 KB, 38 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trần Quang Chung
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT III
DANH MỤC BẢNG BIỂU IV
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ
CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TÂM VIỆT 2
Báo cáo tài chính: 21
Cty là doanh nghiệp thương mại, có quan hệ làm ăn với nhiều đối tác nước ngoài, hoạt động nhập khẩu
hàng hoá từ nhà cung cấp nước ngoài diễn ra thường xuyên. Thông thường, Công ty Cổ phần Thương mại
Tâm Việt ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài, trong hợp đồng đã quy định sẵn về phương thức thanh
toán, thời gian thanh toán nên việc hạch toán và theo dõi chi tiết công nợ phải trả không quá phức tạp.
Trước hết ta tìm hiểu quy trình mua hàng và xác định công nợ phải trả tại Công ty Cổ phần Thương mại
Tâm Việt 23
Tài khoản sử dụng : TK 331 “phải trả người bán” được mở chi tiết theo từng nhà cung cấp 24
Chứng từ sử dụng : hợp đồng mua hàng, đơn đặt hàng, hoá đơn bán hàng của nhà cung cấp, vận đơn, tờ
khai hàng nhập khẩu, phiếu nhập kho, uỷ nhiệm chi 24
Công ty Cổ phần Thương mại Tâm Việt tiến hành mua hàng hóa thông qua việc kí kết các hợp đồng kinh
tế đối với các nhà sản xuất. Căn cứ để kí kết các hợp đồng này thường dựa vào các hợp đồng đã kí kết
được với các khách hàng trong nước. Quá trình mua hàng hóa bắt đầu từ khi Công ty kí kết hợp đồng cho
đến khi hàng cập cảng (đối với hàng nhập khẩu) hoặc là nhập kho (hàng mua trong nước). Mỗi hàng hoá
đều có một mã hiệu riêng, dưới đây là danh mục một số hàng hoá trong một hợp đồng của công ty với
công ty Điện lực thành phố Hà Nội 27
Bảng 2.3 – Danh mục một số hàng hoá của Công ty Cổ phần Thương mại Tâm Việt 28
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký Hiệu Viết Tắt Nội Dung
BCĐKT Bảng cân đối kế toán
BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
CSH Chủ sở hữu
ĐKKD Đăng ký kinh doanh


GTGT Giá trị gia tăng
HĐTV Hội đồng thanh viên
PGĐ Phó giám đốc
PTTH Phát thanh truyền hình
TK Tài khoản
TSCĐ Tài sản cố định
SV: Nguyễn Văn Quỳnh MSV: 12120447
i
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trần Quang Chung
TSDH Tài sản dài hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
SV: Nguyễn Văn Quỳnh MSV: 12120447
ii
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trần Quang Chung
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
A- SƠ ĐỒ Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 1.1 Quy tình công nghệ sản xuất kinh doanh của công ty CP
Tâm Việt
6
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 9
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 15
Sơ đồ 2.2 Quy trình luân chuyển chứng từ, vật tư, hàng hóa 18
Sơ đồ 2.3 Quy trình ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính 20
Sơ đồ 2.4 Quy trình lập hệ thống BCTC của Công ty cổ phần Thương
Mại Tâm Việt
21
Sơ đồ 2.5 Kế toán mua hàng và công nợ phải trả 23
Sơ đồ 2.6 Quy trình hạch toán công nợ phải trả tại Công ty Cổ phần
Thương mại Tâm Việt
25

B-BẢNG
Bảng 1.1 Bảng phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty 11
Bảng 1.2 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty Cổ phần
Tâm Việt
13
Bảng 2.1 Sổ chi tiết công nợ 26
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp chi tiết các khoản phải trả cho nhà cung cấp 27
Bảng 2.3 Danh mục một số hàng hóa của Công ty Cổ Phần Thương
Mại Tâm Việt
28
Bảng 2.7 Quy trình hạch toán hàng hóa tại công ty Cổ phần Thương
Mại Tâm Việt
30
SV: Nguyễn Văn Quỳnh MSV: 12120447
iii
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trần Quang Chung
LỜI MỞ ĐẦU
Kế toán là một trong những vấn đề thực tiễn quan trọng nhất trong quản lý
kinh tế. Mỗi nhà đầu tư hay một cơ sở kinh doanh cần phải dựa vào công tác kế
toán để biết tình hình và kết quả kinh doanh.
Việc học tập và tìm hiểu kế toán không chỉ yêu cầu về học tập lý thuyết mà
còn đòi hỏi quá trình làm việc thực tế. Chính vì vậy, Nhà trường đã tổ chức cho các
sinh viên năm đợt thực tập thực tế tại các đơn vị, cơ sở kinh doanh nhằm giúp sinh
viên nắm vững hơn kiến thức của mình, hiểu sâu hơn, đúng hơn, thực tế hơn về
công tác tổ chức quản lý, công tác kế toán, cũng như tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Qua quá trình học tập các môn kế toán ở trường đại học Kinh tế quốc dân và
tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Thương Mại Tâm Việt, đồng thời được sự giúp
đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn Ths Trần Quang Chung cũng như các cán bộ
công nhân viên của Công ty, em đã hoàn thành Báo cáo thực tập tổng hợp của mình.

Ngoài mở đầu và kết luận báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lí
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương Mại Tâm
Việt
Chương 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty Cổ phần
Thương Mại Tâm Việt
Chương 3: Một số đánh giá về hoạt động kinh doanh và tình hình tổ chức hạch
toán kế toán tại Công ty Cổ phần Thương Mại Tâm Việt
Do thời gian thực tập còn chưa được nhiều và khả năng của bản thân còn hạn
chế nên bản Báo cáo thực tập tổng hợp sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Mỗi ý kiến
góp ý, nhận xét của thầy đều sẽ rất bổ ích, giúp em nhận ra những chỗ còn thiếu,
còn hiểu chưa đúng để hoàn thiện bài tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Nguyễn Văn Quỳnh MSV: 12120447
1
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trần Quang Chung
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TÂM VIỆT
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI TÂM VIỆT
1.1.1. Tổng quan về công ty
(Theo giấy phép đăng ký kinh doanh lần gần đây nhất ngày 17 tháng 11 năm 2008)
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Thương mại Tâm Việt
Tên giao dịch quốc tế: VST TAM VIET TRADING JOINTSTOCK
COMPANY
Tên viết Tắt: TAM VIET VST.,.SJC
Giám đốc Công ty: Nguyễn Quang Vinh
Ngày thành lập: 18 tháng 06 năm 2007
Địa chỉ: Số 18, ngách 14/3, tổ 56, phố Pháo Đài Láng, quận Đống Đa, thành

phố Hà Nội.
Điện thoại: 04.36858140
Quyết định thành lập số: 0103017967
Vốn điều lệ: 5.000.000.000 (Năm tỷ đồng)
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần
1.1.2. Ngành nghề đăng ký kinh doanh của đơn vị bao gồm:
- Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá
- Kinh doanh và lắp đặt, bảo trì thiết bị camera giám sát, chuông cửa có
hình, báo động, báo cháy
- Lắp đặt, bảo trì thiết bị chấm công, khóa vân tay, khóa báo động, máy đếm
tiền, bảo trì và lắp đặt thiết bị tin học, thiết bị ngoại vi, thiết bị nghe, nhìn
- Kinh doanh vật tư, thiết bị, máy móc công nghiệp, thiết bị điện, thiết bị
camera, thiết bị viễn thông và thiết bị phát thanh truyền hình
- Dịch vụ lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa thiết bị, máy móc công
nghiệp, thiết bị điện, thiết bị camera, viễn thông và truyền hình
- Kinh doanh vật tư, thiết bị xây dựng, điện nước, thi công hoàn thiện các
công trình công nghiệp và dân dụng
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy móc thiết bị hàng không
- Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị, máy móc và thiết bị
hàng không.
- Tư vấn đầu tư (không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính, thuế, kiểm toán,
kế toán, chứng khoán)
Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch hội đồng
quản trị.
SV: Nguyễn Văn Quỳnh MSV: 12120447
2
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trần Quang Chung
Mã số thuế doanh nghiệp: 0102293210
Công ty đề ra sứ mệnh: cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng
với giá cả cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất.

 Mục tiêu dài hạn: Là nhà cung cấp chuyên nghiệp các sản phẩm và hệ
thống thiết bị điện, thiết bị camera, phát thanh truyền hình và cảng hàng không,
sân bay tại Việt Nam.
1.1.3. Quá trình phát triển của Công ty Cổ phần Thương mại Tâm Việt.
 Trải qua gần 10 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Thương mại Tâm Việt
đã có được những kết quả nổi bật sau:
Nhà cung cấp các trang thiết bị cho Trạm phát sóng Đảo Cát Bà thuộc dự án
"Mở rộng vùng phủ sóng truyền hình và nâng cao năng lực làm tin thời sự cho đài
PTTH thành phố Hải Phòng". Dự án được xây dựng trong 2 năm và khánh thành
vào ngày 20 tháng 08 năm 2011.
Ngày 05 tháng 03 năm 2011, công ty Công ty Cổ phần Thương mại Tâm
Việt đã thương thảo và ký hợp đồng cung cấp hệ thống thiết bị và dịch vụ bao gồm
hệ thống thiết bị đèn hiệu, Camera quan sát, biển báo và trạm nguồn đảm bảo an
toàn cho máy bay cất và hạ cánh cùng với dịch vụ chạy thử, hiệu chỉnh hệ thống
đèn hiệu. với Tổng Công ty Cụm cảng Hàng không Miền nam với tổng giá trị trên
20 tỷ đồng trong dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn và sân đỗ
máy bay - Cảng Hàng Không Cần Thơ.
Ngày 01 tháng 12 năm 2012 đến nay, công ty đã ký hợp đồng đại lý làm nhà
phân phối độc quyền các sản phẩm thiết bị chế biến gỗ của Hãng Felder Group, Áo
- nhà thiết kế, sản xuất thiết bị chế biến gỗ hàng đầu thế giới…
 Đối tác của công ty
Trong lĩnh vực thiết bị điện cho lưới điện truyền tải và phân phối, Công ty
Cổ phần Thương mại Tâm Việt đại diện cho các hãng Vantech, Samtech, Avtech,
CCK - Trung Quốc, RITZ, TRIDELTA – Đức, CTC Cable – Mỹ… Đây là những
nhà sản xuất chuyên nghiệp về các thiết bị đóng cắt và bảo vệ như: cầu dao cắt tải,
dao cách ly, tủ máy cắt, biến dòng điện, biến điện áp, chống sét van, sứ cách điện
cho hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối.
Sản phẩm của các nhà sản xuất này được sử dụng rộng rãi trên lưới điện của
các công ty truyền tải điện, công ty điện lực trong cả nước từ cấp điện áp 24kV đến
500kV và được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và độ tin cậy vận hành.

SV: Nguyễn Văn Quỳnh MSV: 12120447
3
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trần Quang Chung
Trong lĩnh vực thiết bị truyền hình, Công ty Cổ phần Thương mại Tâm Việt
đại điện cho các nhà sản xuất máy phát hình và xe truyền hình lưu động BTESA,
anten RYMSA, thiết bị đo kiểm PROMAX, thiết bị chiếu sáng trường quay
ARRI… Thiết bị của các nhà sản xuất này hiện đang được sử dụng tại hơn 20 đài
phát thanh truyền hình các tỉnh và thành phố.
Công ty Cổ phần Thương mại Tâm Việt đại điện và là nhà phân phối
các thiết bị và hệ thống đèn tín hiệu sân bay, các loại thiết bị Camera quan sát của
hãng Thorn – Pháp, thiết bị khí tượng AWI - Mỹ. Thiết bị của hãng hiện đang được
sử dụng tại các sân bay Cát Bi, Phú Bài, Cam Ranh
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TÂM VIỆT.
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
Công ty Cổ phần Thương mại Tâm Việt đặt ra mục tiêu là đối tác tin cậy của
tất cả nhà cung cấp và khách hàng:
- Tư vấn cho khách hàng những giải pháp tốt nhất phù hợp với nhu cầu và
khả năng tài chính của khách hàng.
- Cung cấp các thiết bị cho hệ thống lưới điện, đài phát thanh truyền hình và
cảng hàng không, sân bay của những hãng sản xuất hàng đầu trên thế giới.
- Cung cấp các dịch vụ bảo hành, bảo trì, sửa chữa và thay thế thiết bị một
cách chuyên nghiệp, nhanh chóng, thuận tiện và đảm bảo chất lượng
- Nhiệm vụ của công ty là hoạt động có hiệu quả, tìm kiếm thêm thị trường
mới, sản phẩm mới, các nhà cung cấp mới, các lĩnh vực mới,…nhằm tạo doanh thu,
mang lại lợi nhuận cho các thành viên góp vốn, một mặt gây dựng uy tín tốt trên thị
trường.
1.2.2. Đặc điểm sản phẩm, thị trường
Công ty Cổ phần Thương mại Tâm Việt là 1 doanh nghiệp thương mại. Công
ty nhập khẩu các mặt hàng từ Pháp, Trung Quốc, Đức, Mỹ…về nhập kho, sau đó,

đóng gói lại các sản phẩm hàng hóa đó, thông qua kênh phân phối, hàng hóa được
phân phối đến tay người tiêu dùng dưới nhiều hình thức khác nhau, qua các trung
gian phân phối.
Sản phẩm hiện nay công ty bao gồm: thiết bị điện, thiết bị camera, thiết bị
truyền hình, thiết bị sân bay và thiết bị chế biến gỗ. Cụ thể:
- Sản phẩm Camera: Camera AVTECH, Camera SAMTECH, Camera ngụy
trang , Camera QUESTEK, Đầu ghi hình VANTECH, Đầu ghi hình AVTECH, Đầu
ghi hình SAMTECH, Đầu ghi hình QUESTEK, Phụ kiện camera, Chuông cửa có
SV: Nguyễn Văn Quỳnh MSV: 12120447
4
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trần Quang Chung
hình, Hệ thống báo động, cảnh báo cháy, Thiết bị viễn thông, Thiết bị máy văn
phòng, Máy tính, Thiết bị mạng,
- Thiết bị điện: ,dây lõi nhôm composit, sứ máy biến áp, máy biến dòng &
Biến điện áp (CT&CVT), cầu dao phụ tải, sứ composite, máy biến dòng điện, biến
điện áp trung áp, cầu dao cách ly cao áp, phụ kiện cho đường dây, chống sét van, tủ
máy cắt trung thế, bộ đếm sét.
- Thiết bị truyền hình: máy phân tích mạng không dây, các thiết bị đo đạc
trong truyền hình cáp, máy phân tích phổ RF, thiết bị kiểm tra quang, đèn lạnh
ARRI Studio Cool, dàn ăng ten phân cực ngang băng IV – UHF, xe truyền hình lưu
động, máy phát hình số, dàn ăng ten 4 chấn tử băng III – VHF, máy phát hình tương
tự công suất 20KW
- Thiết bị sân bay: đèn tiếp cận, đèn đường lăn, thiết bị nguồn điện, hệ thống
điều khiển và giám sát đèn tín hiệu, đèn sân bay trực thăng, đèn báo độ cao, các loại
thiết bị khác, đèn đường CHC.
- Thiết bị chế biến gỗ: máy cưa, máy khoan/đục, máy chà nhám/đánh bóng,
máy dán cạnh, CNC, máy hút bụi, máy bào, máy đã qua sử dụng.
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ kinh doanh, sản phẩm của công ty
Công ty nhập hàng và tiến hành phân phối theo các đơn đặt hàng, các hợp
đồng. Mỗi một đơn đặt hàng hay hợp đồng có thể là một hoặc nhiều loại hàng hoá

hay thiết bị,… Những hàng hoá này thường có giá trị lớn và được công ty nhập về
để phân phối cho các dự án, hợp đồng thông qua đấu thầu. Quá trình từ khi đấu thầu
đến bàn giao sản phẩm và kết thúc bảo hành diễn ra như sau :
Sơ đồ 1.1: Quy tình công nghệ sản xuất kinh doanh của công ty CP Tâm Việt
 Đấu thầu: Khi một đơn vị hay tổ chức có nhu cầu về việc cung cấp các máy
móc, vật tư, thiết bị điện, thiết bị camera, đèn sân bay, thiết bị phát thanh truyền
hình,…các đơn vị hay tổ chức đó sẽ tiến hành mời thầu. Căn cứ vào lĩnh vực, điều
kiện và khả năng của mình, phòng kinh doanh sẽ thông qua ban lãnh đạo đăng ký
dự thầu. Phòng dự án sẽ tiến hành lập dự án chi phí đấu thầu.
Dự toán chi phí đấu thầu được lập trên cơ sở tổng hợp thông tin về giá vốn
hàng bán, chi phí vận chuyển, bàn giao,… và cả chi phí tài chính, chi phí rủi ro, chi
phí cơ hội. Căn cứ vào giá dự toán này và trên cơ sở xem xét các đối thủ cạnh tranh
SV: Nguyễn Văn Quỳnh MSV: 12120447
5
THAM GIA
ĐẤU THẦU
ĐẶT HÀNG VÀ PHƯƠNG
THỨC GIAO NHẬN
BÀN GIAO VÀ
BẢO HÀNH
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trần Quang Chung
cùng tham gia dự thầu, Công ty sẽ đưa ra giá thầu. Giá này phải đưa ra đủ để thắng
thầu nhưng củng đảm bảo là công ty có lãi. Việc chọn thầu của đơn vị mời thầu
không chỉ căn cứ vào giá thầu của các nhà thầu đưa ra mà còn căn cứ vào năng lực
của nhà thầu, vào uy tín, chế độ bảo hành và thời hạn cấp hàng cho đơn vị mời thầu.
Ví dụ chi phí tài chính của dự án mà Công ty Cổ phần Thương mại Tâm Việt
thường áp dụng là chiếm 1.5% giá mua của hàng hoá tuy nhiên trong thực tế thì
khoản chi phí này phụ thuộc vào thời điểm thanh toán tiền trả cho nhà sản xuất và
thời điểm thu tiền của người mua. Do đó chi phí tài chính phát sinh cho một dự án
thường bao gồm :

- Chi phí lãi vay = 1%/ tháng x thời gian vay (Thời gian vay tính từ khi công
ty trả tiền cho nhà sản xuất đến khi thu được tiền bán hàng. Thời gian vay đối với
các nhà sản xuất là khác nhau, phụ thuộc vào bản chào hàng để tính cụ thể)
- Chi phí đảm bảo tỷ giá áp dụng đối với công ty chào bán bằng đồng Việt Nam
Chi phí bảo đảm tỷ giá = (Lãi suất tiền VND/ 1 tháng - Lãi suất USD
(EUR)/ 1 tháng) x thời gian cần đảm bảo tỷ giá
- Chi phí mở L/C = 0.3% giá trị cần mở L/C + 25USD
- Phí chuyển tiền T/T = 0.15% giá trị của 1 lần chuyển (Nhỏ nhất là 5USD và
lớn nhất 150 USD)
- Chuyển tiền trong nước = 4.400đ/ 1 lần chuyển
- Chi phí mở bão lãnh dự thầu (tại các ngân hàng), bảo lãnh bảo hành 0.16% x
số tháng cần mở bão lãnh
Tổng các khoản chi phí tài chính trên tuỳ thuộc vào thời gian thanh toán
của các bên liên quan mà nhỏ hơn hoặc lớn hơn 1.5 % giá mua của hàng hoá đối với
từng hợp đồng . Vì vậy để tính giá thầu mang tính hiệu quả cho công ty thì cần phải
tính toán chi tiết chi phí tài chính phát sinh cho từng hợp đồng từ đó xác định là chi
phí tài chính chiếm bao nhiêu phần trăm so với giá mua hàng hoá. Đây chỉ là một
khâu nhỏ trong tính giá thầu để đạt được một giá thầu cao nhất có thể nhằm đạt
được một mức lợi nhuận cao hơn.
Sau khi thắng thầu, đơn vị mời thầu và Công ty sẽ tiến hành ký kết hợp đồng
và Công ty phải bảo lãnh thầu thông qua ngân hàng với giá trị từ 5-10% giá trị gói
thầu. Việc bảo lãnh thầu nhằm đảm bảo đơn vị trúng thầu không bỏ thầu đồng thời
tạo điều kiện hỗ trợ đơn vị đặt hàng trong trường hợp hợp đồng cung cấp không
được thực hiện.
SV: Nguyễn Văn Quỳnh MSV: 12120447
6
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trần Quang Chung
 Đặt hàng và phương thức giao nhận hàng: Căn cứ vào hợp đồng hay các
dự án đã ký kết. Thường những dự án và số lượng thiết bị, vật tư cung cấp cho các
hợp đồng này có số lượng lớn. Công ty sẽ đặt hàng với đối tác mà Công ty làm đại

diện chính thức phân phối sản phẩm tại Việt Nam, với số lượng hàng hoá dựa vào
các dự án đấu thầu. Sau khi hàng được nhập về tại cảng. Có 2 hình thức, hoặc là
Công ty trực tiếp nhận lô hàng về nhập kho hàng hoá của Công ty, hoặc là Công ty
tuỳ theo nội dung ký kết với khách hàng, sẽ tiến hành bàn giao chứng từ cho bên
thứ ba hoặc cho khách hàng để khách hàng trực tiếp nhận lô hàng tại cảng. Phương
thức giao hàng này phụ thuộc vào các bên tham gia đàm phán và lợi ích mà các bên
được hưởng.
 Bàn giao và bảo hành: Các hàng hoá mà Công ty tiến hành phân phối
thường là cho các dự án cung cấp thiết bị, máy móc, vật tư điện. Những dự án này
cung cấp các hàng hoá đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu cần phải được bảo
hành sửa chữa nếu như có các sự cố kỹ thuật xảy ra. Công ty Cổ phần Thương mại
Tâm Việt chỉ là nhà phân phối trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Nghĩa là, khi có sự cố kỹ thuật về thiết bị được bàn giao (Các thiết bị này khi được
giao cho khách hàng thì đều có biên bản nghiệm thu và bàn giao hàng hoá đảm bảo
hàng hoá được giao đúng quy cách, phẩm chất, chất lượng, chủng loại, giá cả. Biên
bản này được lập thành 4 bản, mỗi bên giữ 2 bản làm cơ sở để thanh toán). Công ty
sản xuất sẽ tiến hành bảo hành sản phẩm của chính họ sản xuất dựa trên các hợp
đồng đã ký kết sẵn với công ty đối với khách hàng mà công ty tiến hành hỗ trợ nhà
sản xuất phân phối sản phẩm của họ.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TÂM VIỆT.
Công ty Cổ phần Thương mại Tâm Việt quản lý bộ máy tổ chức theo chức
năng. Đứng đầu Công ty là Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng quản trị là
người được các thành viên khác tín nhiệm bầu chọn, và có vị trí, thẩm quyền theo
quy định của Pháp luật. Hiện thời, Chủ tịch hội đồng quản trị Tâm Việt kiêm nhiệm
Giám đốc của Công ty, trực tiếp điều hành mọi hoạt động trong công ty. Phó giám
đốc giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực và có quy định về vị trí và thẩm quyền
đối với từng chức vụ. Đứng sau phó giám đốc là các Trưởng phòng ban, là những
người chịu trách nhiệm trực tiếp tại các phòng ban theo ý kiến chỉ đạo từ trên
SV: Nguyễn Văn Quỳnh MSV: 12120447

7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trần Quang Chung
xuống, xúc tiến công việc và báo cáo các công việc lên cấp cao hơn. Bộ máy quản
lý của Công ty được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.

- Chủ tịch hội đồng quản trị : có vị trí cao nhất trong Công ty đối với các
quyết định về các chính sách chung về vốn, các kế hoạch kinh doanh trong ngắn
hạn cũng như dài hạn, các chính sách lương thưởng của nhân viên, …
- Giám đốc công ty: chịu trách nhiệm điều hành mọi công việc sản xuất
kinh doanh, các điều chuyển cần thiết về người và tài sản theo đúng chủ trương của
Chủ tịch HĐTV, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ của mình. Trực tiếp quản lý, giám sát, chỉ đạo hoạt động của
Phòng tài chính Kế toán.
- Phó giám đốc dự án: phụ trách giám sát, chỉ đạo hoạt động của Phòng
Dự án và Phòng nghiên cứu chế tạo
- Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách giám sát, chỉ đạo hoạt động của Phòng
Thiết bị điện, thiết bị camera, Phòng thiết bị phát thanh và Phòng thiết bị sân bay
- Phó giám đốc Kinh doanh: phụ trách giám sát, chỉ đạo hoạt động của
Phòng kinh doanh và phòng quản trị hậu cần.
Các phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả hoạt động của
các phòng ban mà mình được giao nhiệm vụ phụ trách.
SV: Nguyễn Văn Quỳnh MSV: 12120447
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Giám đốc
PGĐ Tổ chức KDPGĐ Dự án
Phòng
Dự
án
Phòng

Nghiên
cứu, chế
tạo
Phòn
g
Kinh
doanh
Phòng
Tài chính
kế toán

Phò
ng
Quả
n trị

hậu
cần
PGĐ Kỹ thuật
Phòng
Thiết
bị điện
Phòn
g
Thiết
bị sân
bay
Phòng
TB
Phát

thanh
truyền
hình
8
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trần Quang Chung
 Phòng tài chính kế toán : Có nhiệm vụ chính là bảo đảm về mặt tài chính
cho công ty hoạt động và hạch toán kinh doanh, tham mưu quản trị cho lãnh đạo.
Tổ chức công tác tài chính giá cả và hạch toán nhằm góp phần bảo toàn và phát
triển vốn sản xuất kinh doanh, giám sát đầy đủ kịp thời và chính xác mọi nhiệm vụ
kinh tế phát sinh trong công ty, chấp hành nghiêm chỉnh quy định thống kê kế toán
và tài chính của Nhà Nước. Thực hiện mọi nghĩa vụ của công ty đối với Nhà Nước
và các thành viên sáng lập : Các loại thuế và bảo hiểm, các khoản trích nộp quản lý
cấp trên cập nhật chứng từ sổ sách kịp thời phản ánh trung thực mọi hoạt động kinh
doanh của Công ty, hàng tháng tính lương, quản lý quỹ tiền lương, cấp phát tiền
lương đến tận tay người lao động. Phát hiện kịp thời mọi sai sót trong quá trình kinh
doanh của các nhân viên trong toàn Công ty. Đề xuất kịp thời các mặt hành kinh
doanh có hiệu quả với Giám đốc công ty để Giám đốc có cơ sở đưa ra quyết định
điều chỉnh mặt hàng kinh doanh. Tổ chức lưu trữ tài liệu kế toán của công ty theo
chế độ quy định
 Phòng kinh doanh : Có nhiệm vụ chính là tìm hiểu và cung cấp những
thông tin về thị trường mua và bán, ký kết thực hiện các hợp đồng kinh tế, điều
động hàng hoá. Tổng hợp báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hàng quý, hàng năm
của Công ty, tham mưu cho Giám đốc công ty nắm được kết quả từng mặt hàng để
từ đó Giám đốc điều chỉnh mặt hàng kinh doanh có hiệu quả lớn.
 Phòng dự án : Tiến hành lên kế hoạch, lập các hồ sơ thầu, các dự án. Triển
khai và giám sát các dự án. Lên kế hoạch đối với các đối tác là các nhà sản xuất sản
phẩm, phòng dự án trực tiếp triển khai dự án, chịu trách nhiệm đối với một dự án
cho đến giai đoạn kết thúc của dự án…
 Phòng nghiên cứu và chế tạo: Các kỹ sư nghiên cứu và công nhân tiến
hành dựa và điệu kiện, phương tiện kỹ thuật ở Việt Nam chế tạo ra các sản phẩm và

thực nghiệm các sản phẩm mới, chế tạo sản phẩm đã được cấp bằng phát minh sáng
chế
 Phòng thiết bị điện, thiết bị camera : Chuyên về thiết bị điện, thiết bị
camera với việc phụ trách kỹ thuật, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ thực hiện các dự án về
điện, phòng này là phòng kỹ thuật chính trong công ty vì lĩnh vực kinh doanh chủ
yếu của công ty là thiết bị điện, thiết bị camera
SV: Nguyễn Văn Quỳnh MSV: 12120447
9
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trần Quang Chung
 Phòng thiết bị sân bay : Chuyên về thiết bị sân bay về mặt kỹ thuật
 Phòng thiết bị phát thanh truyền hình : Chuyên về thiết bị phát thanh
truyền hình về mặt kỹ thuật, tư vấn và tìm kiếm các nhà sản xuất,…
 Phòng quản trị và hậu cần: Quản lý về lái xe, đầu bếp, lao công
SV: Nguyễn Văn Quỳnh MSV: 12120447
10
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trần Quang Chung
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TÂM VIỆT
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI SẢN, NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY TÂM VIỆT QUA MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY
Bảng 1.1. Bảng tình hình tài chính của công ty
ĐVT:VNĐ

31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012
CHỈ TIÊU
VNĐ % VNĐ % VNĐ % +/- % +/- %
TÀI SẢN
I. TÀI SẢN NGẮN HẠN
11,015,315,048 95.18
9,249,431,23
7 93.65 8,892,529,915 94.44 (1,765,883,811) (16.03) ( 356,901,322) (3.86)
1. Tiền và các khoản tương đương tiền

6,875,566,685 59.41 3,509,488,972 35.53 251,300,610 26.70 (3,366,077,713) (48.96) ( 3,258,188,362) (92.84)
2. Phải thu ngắn hạn
2,709,627,409 24.41 4,552,937,168 46.10
3,846,438,03
0 40.85 1,843,309,760 68.03 (706,499,138) (15.52)
3. Hàng tồn kho 1,423,754,025 12.30 1,060,397,597 10.74 2,313,915,394 24.57 (363,356,429) (25.52) 1,253,517,798 118.21
4. Tài sản ngắn hạn khác 6,366,929 0.06 126,607,500 1.28 219,085,881 2.32 120,240,572 1888.52 92,478,381 73.04
II. TÀI SẢN DÀI HẠN 557,725,483 4.82 627,164,713 6.35 523,814,876 5.56 69,439,230 12.45 (103,349,837) (16.48)
1. Tài sản cố định 493,959,847 4.27 529,819,445 5.36 497,916,113 5.28 35,859,598 7.26 (31,903,332) (6.02)
2. Tài sản dài hạn khác 63,765,636 0.55 97,345,268 0.99 25,898,763 0.28 33,579,632 52.66 ( 71,446,504) (73.39)
TỔNG TS
11,573,040,53
1 100 9,876,595,950 100
9,416,344,79
1 100 (1,696,444,581) (14.66) ( 460,251,159) (4.66)
B. NGUỒN VỐN
I. NỢ PHẢI TRẢ
6,172,479,731 53.33 3,270,770,938 33.12
2,335,544,74
5 27.35 (2,901,708,793) (47.01) (935,226,193) (28.59)
1. Nợ ngắn hạn
6,121,979,431 52.90 3,220,270,638 32.61
2,285,044,44
5 27.12 (2,901,708,793) (47.40) (935,226,193) (29.04)
2. Nợ dài hạn 50,500,300 0.44 50,500,300 0.51 50,500,300 0.23 - 0.00 - 0.00
II. VCSH 5,400,560,800 46.67 6,605,825,012 66.88 7,080,800,046 72.65 1,205,264,212 22.32 474,975,034 7.19
1. VCSH
5,400,560,800 46.67 6,605,825,012 66.88
7,080,800,04
6 72.65 1,205,264,212 22.32 474,975,034 7.19

SV: Nguyễn Văn Quỳnh MSV: 12120447
11
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trần Quang Chung
2. Nguồn kinh phí và quỹ khác - 0 - 0 0 0 0 0
TỔNG NV
11,573,040,53
1 100 9,876,595,950 100
9,416,344,79
1 100 ( 1,696,444,581) (14.66) (460,251,160) (4.66)
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán Cty CP Tâm Việt)
SV: Nguyễn Văn Quỳnh MSV: 12120447
12
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trần Quang Chung
Qua số liệu tính toán ở bảng 1.1 ta thấy
 So sánh ngang Bảng cân đối kế toán:.
- Quy mô tài sản và nguồn vốn liên tục giảm trong giai đoạn 2011 – 2013,
năm 2012 tổng tài sản giảm 1,765,883,811đồng so với năm 2011, tương ứng giảm
16.03%; năm 2013 tổng tài sản giảm 356,901,322 đồng so với năm 2011, tương ứng
giảm 3.86%. Nguyên nhân chủ yếu của việc tổng tài sản giảm là do tiền và các
khoản tương đương tiền của Công ty Tâm Việt giảm đáng kể, năm 2012 tiền giảm
3,366,077,713 đồng (tương ứng giảm 48.96%); năm 2013 tiền giảm 3,258,188,362
đồng (tương ứng giảm 82.84%). Điều này có thể do công ty dùng tiền để thanh toán
các khoản nợ ngắn hạn, cụ thể nợ ngắn hạn năm 2012 giảm 2,901,708,793 đồng so
với năm 2011, năm 2013 nợ ngắn hạn giảm 935,226,193 đồng so với năm 2012.
Trong khi đó, Vốn CSH của đơn vị vẫn tăng đều đặn qua các năm.
 So sánh dọc Bảng cân đối kế toán
- Tỷ trọng TSNH và TSDH trong tổng tài sản có thay đổi nhưng không
nhiều, tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là TSNH (chiếm trên 90% tổng tài sản).
Điều này là hợp lí đối với một doanh nghiệp thương mại như Công ty Cổ phần
Thương mại Tâm Việt.

- Trong khi đó, trong giai đoạn 2011 – 2013, khả năng tự chủ tài chính của
công ty được cải thiện đáng kể, năm 2011 Vốn CSH chỉ chiếm 46.67% tổng nguồn
vốn nhưng đến năm 2013 con số này là 72.65%. Điều này là do các khoản Nợ phải
trả của Công ty Tâm Việt giảm mạnh trong khi Vốn CSH của công ty liên tục tăng,
năm 2012 Nợ phải trả của Công ty Tâm Việt 2,901,708,793 đồng (giảm 47.01%) so
với 2011; năm 2013 Nợ phải trả giảm 935,226,193 đồng (giảm 28.59%) so với năm
2012.
SV: Nguyễn Văn Quỳnh MSV: 12120447
13
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trần Quang Chung
Bảng 1.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty Tâm Việt
BẢNG ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
TÂM VIỆT QUA MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY
CHỈ TIÊU
Đơn
vị 2011 2012 2013
1. Doanh thu thuần
đồn
g 34,465,989,995 45,597,916,446 25,841,948,945
2. Lợi nhuận sau thuế
đồn
g 1,641,896,762 1,463,585,463 158,426,313
3. Khả năng thanh toán
HS thanh toán tổng quát
(Tổng TS/Tổng Nợ PT) lần 1.87 3.02 4.03
HS thanh toán nợ NH
(Tổng TSNH/Tổng Nợ
NH) lần 1.8 2.87 3.89
HS thanh toán nhanh
(Tiền/Tổng Nợ NH) lần 1,12 1,09 0.11

4. Tỷ suất sinh lời
Lợi nhuận sau thuế/
doanh thu thuần (tỷ suất
doanh lợi) % 5.02 3.2 0.4
Lợi nhuận sau thuế/
Tổng TS (ROA) % 11.56 10.80 1,50
(Nguồn:Phòng kế toán- tài chính Công ty CP Thương Mại Tâm Việt)
Qua bảng 1.2, ta thấy khả năng thanh toán nợ tổng quát, thanh toán nợ ngắn
hạn và thanh toán nhanh của công ty là tốt, đặc biệt khả năng thanh toán tổng quát
và thanh toán nợ ngắn hạn tăng mạnh mẽ (hệ số tăng hơn 2 lần) trong giai đoạn
2011 - 2013, cho thấy công ty có khả năng tự chủ tài chính cao, rủi ro tài chính
thấp. Tuy nhiên các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời là tỷ suất doanh lợi và ROA năm 2013
lại sụt giảm đáng kể so với các năm trước do tổng tài sản, doanh thu và LNST của
công ty đều giảm mạnh. Điều này có thể do sự khó khăn chung của cả nền kinh tế
trong năm 2013. Tâm Việt cần có các chính sách để nâng cao các hệ số phản ảnh
khả năng sinh lời của công ty.
SV: Nguyễn Văn Quỳnh MSV: 12120447
14
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trần Quang Chung
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TÂM VIỆT
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
TÂM VIỆT
Kế toán là công cụ hữu hiệu giúp cho các nhà quản trị nắm được thông tin về
tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một cách kịp thời và chính xác. Việc tổ
chức một bộ máy kế toán hoạt động hiệu quả và hiệu năng là điều rất quan trọng
đối với một Công ty. Đối với Công ty Tâm Việt, kế toán không những giúp ban
quản trị đưa ra các quyết định mang tính tối ưu về tình hình hoạt động hiện tại của
Công ty mà còn đưa ra những lời tư vấn hữu ích. Theo đánh giá chủ quan, ở Công
ty Tâm Việt, công tác tổ chức kế toán rất tốt, rất phù hợp với quy mô và loại hình

hoạt động của Công ty.
Tổ chức công tác kế toán là cách thức tổ chức thực hiện ghi chép, phân loại,
tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung bằng phương pháp khoa học
riêng có của kế toán, phù hợp với quy mô, đặc điểm và tình hình cụ thể của mỗi
doanh nghiệp, nhằm phát huy chức năng, vai trò quan trọng của kế toán trong công
tác quản lý.
Công ty Cổ phần Thương mại Tâm Việt tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức
tập trung. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của
Công ty. Tất cả các chứng từ đều được gửi về phòng kế toán và được thanh toán ở
phòng kế toán của Công ty. Phòng kế toán của Công ty gồm 4 nhân viên được phân
công bố trí nhiệm vụ sau:
Sơ đồ 2.1 - Tổ chức bộ máy kế toán
 Kế toán trưởng : Đứng đầu phòng kế toán là kế toán trưởng, chịu trách
nhiệm điều hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế
SV: Nguyễn Văn Quỳnh MSV: 12120447
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán tổng hợp kiêm các phần
hành kế toán tiền lương, chi phí giá
thành, TSCĐ và công nợ.
Thủ quỹ kiêm kế toán chi
phí dự án, kế toán vật tư,
và thống kê tổng hợp
chứng từ
Kế toán thanh toán
kiêm kế toán tiền
mặt và tiền gửi
ngân hàng.
15
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trần Quang Chung
toán, thống kê của Công ty; đồng thời hướng dẫn, cụ thể hoá kịp thời các chế độ,

chính sách, quy định tài chính của Nhà nước và của Bộ tài chính. Kế toán trưởng
chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám Đốc và chịu trách nhiệm, quyền hạn theo quy
định của pháp luật.
 Kế toán tổng hợp : Kiêm kế toán TSCĐ, kế toán tiền lương và bảo hiểm xã
hội, kế toán chi tiết công nợ, kế toán giá thành. Định kỳ,căn cứ vào bảng chấm
công, sẽ tính ra tiền lương phải trả cho từng nhân viên, lập bảng tổng hợp thanh
toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, trích lập các khoản trích theo lương; theo dõi
doanh thu hợp đồng kinh tế hoặc tiến độ thực hiện các dự án mà Công ty đã ký kết.
Theo dõi tình hình công nợ, tình hình biến động tài sản cố định, tính và phân bổ
khấu hao TSCĐ. Đồng thời tập hợp và theo dõi chi tiết chi phí và tính giá thành.
 Kế toán thanh toán kiêm kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng : Chịu
trách nhiệm theo dõi chi tiết các khoản thanh toán của Công ty, tiến hành mở các
L/C, các giao dịch tại ngân hàng và theo dõi các khoản vay, trả ngân hàng, chịu
trách nhiệm về các nghiệp vụ liên quan đến tình hình biến động tiền mặt, tiền gửi
của Công ty.
 Kế toán vật tư, kiêm kế toán chi phí dự án và thủ quỹ : Theo dõi tình hình
biến động vật tư hàng ngày tại các kho hàng, tính toán các chi phí dự án đối với các
hồ sơ thầu của Công ty, giữ tiền mặt cho công ty, thu chi tiền mặt căn cứ vào các
phiếu thu, chi hợp lệ.
2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG
MẠI TÂM VIỆT.
2.2.1. Các chính sách kế toán chung
 Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
Kỳ kế toán năm của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12
hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ)
 Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
- Chế độ kế toán áp dụng
Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo
Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.

- Hình thức kế toán áp dụng
Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung trên máy vi tính.
SV: Nguyễn Văn Quỳnh MSV: 12120447
16
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trần Quang Chung
 Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện
được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc
hàng tồn kho gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp
khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.
Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch
giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của
chúng.
 Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định
Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo giá gốc.
Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình và vô hình được ghi nhận theo
nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.
Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao
được ước tính như sau:
- Phương tiện vận tải: 06 năm
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: 03 – 07 năm
 Nguyên tắc ghi nhận và phân bổ chi phí trả trước
Các chi phí trả trước chỉ liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh năm tài
chính hiện tại được ghi nhận là chi phí trả trước ngắn hạn và được tính vào chi phí
sản xuất kinh doanh trong năm tài chính.
Các chi phí sau đây đã phát sinh trong năm tài chính nhưng được hạch toán
vào chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần vào kết quả hoạt động kinh doanh
trong nhiều năm:

- Chi phí thuê văn phòng
- Công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn
Việc tính và phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí sản xuất kinh doanh
từng kỳ hạch toán được căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để chọn
phương pháp và tiêu thức phân bổ hợp lý. Chi phí trả trước được phân bổ dần vào
chi phí sản xuất kinh doanh theo đường thẳng.
Công cụ dụng cụ được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo tiêu thức:
50% giá trị công cụ sẽ được phân bổ vào năm phát sinh tăng công cụ dụng cụ và
50% giá trị công cụ dụng cụ được phân bổ vào năm tiếp theo.
SV: Nguyễn Văn Quỳnh MSV: 12120447
17
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trần Quang Chung
 Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả
Các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được trích trước vào chi phí
sản xuất, kinh doanh trong kỳ để đảm bảo khi chi phí phát sinh thực tế không gây
đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc phù hợp
giữa doanh thu và chi phí. Khi các chi phí đó phát sinh, nếu có chênh lệch với số
đã trích, kế toán tiến hành ghi bổ sung hoặc ghi giảm chi phí tương ứng với phần
chênh lệch.
(Trích: Thuyết minh Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Thương mại Tâm
Việt năm 2013)
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chừng từ kế toán
Tất cả chứng từ hạch toán kế toán đều được tập trung tại phòng kế toán của
công ty và được bảo quản lưu trữ tập trung. Công ty Cổ phần Thương mại Tâm
Việt tổ chức vận dụng chứng từ theo Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban
hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
Chính và chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác. Những nhóm
chứng từ cơ bản áp dụng tại Công ty Cổ phần Thương mại Tâm Việt:
- Nhóm chứng từ lao động tiền lương gồm: Hợp đồng giao khoán; Bảng chấm
công; Bảng kê trích nộp các khoản theo lương; Bảng thanh toán tiền lương.

- Nhóm chứng từ hàng tồn kho gồm: Phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho; Biên
bản kiểm kê vật tư, hàng hóa; Biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hóa; Hoá đơn giá
trị gia tăng.
- Nhóm chứng từ tiền tệ gồm: Phiếu thu; Phiếu chi; Phiếu đề xuất; Giấy đề nghị
tạm ứng; Giấy đề nghị thanh toán; Giấy thanh toán tiền tạm ứng; Bảng kiểm kê quỹ.
- Nhóm chứng từ ban hành theo các văn bản pháp luật khác: Giấy chứng nhận
nghỉ ốm hưởng BHXH; Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản
- Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
+ Lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính vào
chứng từ;
+ Kiểm tra chứng từ kế toán ;
+ Ghi sổ kế toán;
+ Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
Ví dụ về quy trình luân chuyển chứng từ trong quá trình mua hàng:
Sơ đồ 2.2 - Quy trình luân chuyển chứng từ, vật tư, hàng hoá
SV: Nguyễn Văn Quỳnh MSV: 12120447
18
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trần Quang Chung
(Nguồn:Phòng kế toán- tài chính Công ty CP Thương Mại Tâm Việt)
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Công ty Cổ phần Thương mại Tâm Việt sử dụng hệ thống tài khoản kế toán
theo quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 14/09/2006. Tuy nhiên một
số tài khoản được mở chi tiết theo yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp. Ví dụ
TK 112 “Tiền gửi ngân hàng” được mở chi tiết thành các tài khoản sau:
TK 1121: “Tiền VND gửi ngân hàng”. TK 1121 lại chi tiết thành các TK:
+ TK 1121A: “Tiền VND gửi ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam”
+ TK 1121D: “Tiền VND gửi ngân hàng Công thương Ba Đình”
SV: Nguyễn Văn Quỳnh MSV: 12120447
Người giao hàng Lập - giấy đề nghị nhập
hàng kèm chứng từ liên

quan
Giám đốc Ký duyệt giấy đề nghị
nhập hàng
Kế toán trưởng Kiểm tra chứng từ liên
quan và phê duyệt
Kế toán vật tư, hàng
hoá
Lập phiếu nhập kho
Thủ kho Kiểm nhập hàng hoá
Kế toán vật tư, hàng
hoá
Ghi sổ kế toán chi tiết
Kế toán tổng hợp Ghi sổ tổng hợp
Bảo quản, lưu trữ
19
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trần Quang Chung
+ TK 1121E: “Tiền VND gửi có kỳ hạn NH Công thương Ba Đình”
+ TK 1121F: “Tiền VND gửi có kỳ hạn NH TMCP Ngoại thương Việt Nam”
TK 1122: “Tiền ngoại tệ gửi ngân hàng”. TK 1122 chi tiết thành:
+ TK 11221: “Tiền ngoại tệ (USD) gửi NH”
TK1221A: “Tiền ngoại tệ (USD) gửi NH TMCP ngoại thương VN”
+ TK 11222: “Tiền ngoại tệ (EUR) gửi NH”
TK11222A: “Tiền ngoại tệ (EUR) gửi NH TMCP ngoại thương Việt Nam”
TK 211 “Tài sản cố định” được chi tiết thành:
TK 2111 “Tài sản cố định hữu hình”
TK 21111 “Nhà cửa, vật kiến trúc”
TK 21113 “Phương tiện vận tải, truyền dẫn”
TK 21114 “Thiết bị, dụng cụ quản lý”
TK 214 “Hao mòn TSCĐ” chi tiết thành:
TK 2141: “Hao mòn TSCĐ hữu hình”

TK 21413 ”Hao mòn phương tiện vận tải”
TK 21414 “Hao mòn thiết bị, dụng cụ quản lý”
Công ty chưa sử dụng một số TK như TK 157 “Hàng gửi bán”, TK 159 “Dự
phòng giảm giá hàng tồn kho”, TK 521 “Chiết khấu thương mại”…
Nhìn chung, hệ thống tài khoản của công ty đã đáp ứng được yêu cầu ghi
chép và phản ánh vào sơ đồ tài khoản của các nghiệp cụ phát sinh.
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Với đặc điểm kinh doanh của mình, Công ty Tâm Việt áp dụng hình thức sổ
nhật ký chung theo quyết định số 48/2006/ QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ
tài chính.
Công ty Tâm Việt sử dụng phương pháp nhật ký chung và toàn bộ chương
trình kế toán được tính toán và lập báo cáo bằng máy vi tính. Công ty đã thiết lập
mạng máy tính cục bộ tại văn phòng công ty nối liền giữa phòng kế toán và các
phòng ban. Công ty sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting. Việc mã hoá các
tài khoản, phân chia các phần hành cụ thể phù hợp với đặc điểm kinh doanh củng
SV: Nguyễn Văn Quỳnh MSV: 12120447
20
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trần Quang Chung
như công tác kế toán của công ty. Quy trình kế toán tổng hợp kết chuyển số liệu
giữa các loại sổ kế toán đã được cài sẵn trong máy vi tính. Các nhân viên kế toán
chỉ cần căn cứ vàochứng từ gốc hạch toán và nhật ký chung của phần hành mình để
cung cấp số liệucho máy, và máy sẽ phân loại, lập nên các sổ kế toán chi tiết, sổ kế
toán tổng hợp,các bảng biểu, báo cáo. Quy trình ghi sổ được khái quát qua sơ đồ
sau :
Sơ đồ 2.3 - Quy trình ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Ghi hằng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
(Nguồn:Phòng kế toán- tài chính Công ty CP Thương Mại Tâm Việt)
2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

Hệ thống Báo cáo tài chính do kế toán trưởng tổng hợp từ các kế toán viên
để lập theo năm và được lập theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC bao gồm các phần sau :
- Báo cáo tài chính:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Bảng cân đối tài khoản
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
SV: Nguyễn Văn Quỳnh MSV: 12120447
Chứng từ kế
toán
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
Sổ kế toán
Sổ tổng hợp
Sổ chi tiết
Báo cáo tài chính
Báo cáo kế toán quản trị
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
MÁY VI TÍNH
21
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Trần Quang Chung
- Quy trình lập hệ thống báo cáo tài chính:
Sơ đồ 2.4 – Quy trình lập hệ thống BCTC của Công ty Cổ phần Thương mại Tâm
Việt.
(Nguồn:Phòng kế toán- tài chính Công ty CP Thương Mại Tâm Việt)
Bước 1: Trước khi lập BCĐKT, nhân viên kế toán của công ty phản ánh tất cả
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán tổng hợp và chi tiết có liên quan,

thực hiện việc kiểm kê tài sản và phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế toán. Trước
khi khoá sổ, đối chiếu công nợ phải thu, phải trả, đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và
số liệu chi tiết, số liệu trên sổ kế toán và số thực kiểm kê, khoá sổ kế toán và tính số
dư các tài khoản.
Bước 2: Để lập Bảng Cân đối phát sinh tài khoản : Kế toán lấy số dư Nợ, Có
trên sổ cái của mỗi tài khoản để lập bảng này.
Bước 3: Khi lập BCĐKT, những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản
ánh tài sản có số dư Nợ thì căn cứ vào số dư Nợ để ghi. Những chỉ tiêu liên quan
đến những tài khoản phản ánh nguồn vốn, có số dư Có thì căn cứ vào số dư Có của
tài khoản để ghi. Cơ sở để lập BCĐKT là số liệu của BCĐKT năm trước (cột số
cuối kỳ) và số liệu kế toán tổng hợp, số liệu kế toán chi tiết tại thời điểm lập
BCĐKT sau khi đã khoá sổ.
Bước 4: Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ: các luồng tiền vào và các luồng tiền ra
từ hoạt động kinh doanh được xác định và trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền
tệ (BCLCTT) bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu vào và
chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của DN.
SV: Nguyễn Văn Quỳnh MSV: 12120447
Kết thúc sổ kế
toán
Lập bảng Cân
đối tài khoản
Lập bảng cân
đối kế toán
Lập Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ
Lập Báo cáo kết
quả kinh doanh
Lập Thuyết
minh báo cáo tài
chính

22

×