Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tiểu luận môn triết KINH TẾ TRI THỨC & KẾT CẤU GIAI - TẦNG TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.91 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH-KHCN & QHĐN




BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC



KINH TẾ TRI THỨC & KẾT CẤU GIAI - TẦNG
TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
HVTH : NGÔ VĂN LINH
MSHV : CH1301021



TP.Hồ Chí Minh, tháng 8/2014
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GIẢNG VIÊN: TS. BÙI VĂN MƢA
HỌC VIÊN: NGÔ VĂN LINH – CH1301021 Trang 2

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 3
PHẦN 2: NỘI DUNG 5
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TRI THỨC VÀ ĐÔI NÉT VỀ KẾT
CẤU GIAI - TẦNG XÃ HỘI 5
1.1 - Khái niệm về tri thức và nền kinh tế tri thức 5
1.2 - Đôi nét về kết cấu giai – tầng xã hội 6


1.3 - Vai trò của khoa học – công nghệ đối với sự phát triển nền kinh tế tri thức và thay
đổi kết cấu giai – tầng xã hội 6
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ TRI THỨC VÀ KẾT CẤU GIAI -
TẦNG Ở NƢỚC TA HIỆN NAY DƢỚI SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA KHOA HỌC –
CÔNG NGHỆ 8
2.1 - Thực trạng nền kinh tế Việt Nam dưới góc độ của nền kinh tế tri thức 8
2.2 - Tình hình phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam dưới ảnh hưởng của khoa học –
công nghệ 8
2.3 - Kết cấu giai – tầng nước ta dưới ảnh hưởng của khoa học – công nghệ 9
CHƢƠNG III: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN
NỀN KINH TẾ TRI THỨC TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI 11
3.1 - Những quan điểm và mục tiêu phát triển nền kinh tế tri thức 11
3.2 - Định hướng và chiến lược phát triển khoa học – công nghệ của Đảng Cộng Sản
Việt Nam 12
3.3 - Nhiệm vụ và giải pháp phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam trong giai
đoạn tới 12
PHẦN 3: KẾT LUẬN 15
PHỤ LỤC 17

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GIẢNG VIÊN: TS. BÙI VĂN MƢA
HỌC VIÊN: NGÔ VĂN LINH – CH1301021 Trang 3

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI
Sự ra đời và phát triển của khoa học – công nghệ là một thành quả vĩ đại của
trí tuệ con người. Khoa học giữ một vai trò đặc biệt trong hoạt động của con người
và vai trò đó ngày càng tăng lên trong đời sống xã hội. Trong thời đại ngày nay, mọi
bước tiến quan trọng của lịch sử đều xuất phát từ tri thức khoa học và vai trò của nó
trở nên to lớn đến mức có thể gọi thời đại ngày ngày nay là thời đại khoa học – công
nghệ.

Sự phát triển của khoa học – công nghệ đã trở thành tiền đề, điểm xuất phát
trực tiếp cho những biến đổi to lớn trong kỹ thuật, sản xuất và tạo ra những ngành
sản xuất mới; làm biến đổi sâu sắc vai trò của nó đối với sản xuất cũng như vị trí con
người trong sản suất; không chỉ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất mà còn
tham gia trực tiếp vào các quá trình phát triển xã hội, khi mà sự phát triển của nó nói
lên trình độ tri thức, văn hóa, dân trí của xã hội. Điều đó cho thấy khoa học – công
nghệ đã trở thành một thiết chế xã hội, một sức mạnh, một lực lượng cần thiết của
xã hội hiện đại.
Bước vào thế kỷ XXI, thời đại của kỷ nguyên khoa học – công nghệ, thì nền
kinh tế ki thức được xác định là một bộ phận quan trọng, là mục tiêu và xu hướng
phát triển tất yếu của xã hội hiện đại. Kinh tế tri thức là cách cửa mở ra cho các nền
kinh tế đang phát triển, tiếp cận và rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển nếu
biết đón bắt và tận dụng cơ hội. Ngoài việc đẩy mạnh sự phát triển về mặt kinh tế, vị
thế chính trị tăng cao thì kinh tế tri thức không chỉ thay đổi diện mạo đời sống kinh
tế xã hội, mà còn làm cho kết cấu giai – tầng xã hội cũng thay đổi.
Nước ta đang trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội nên khoa học – công
nghệ có vị trí vô cùng quan trọng. Do đó trong tầm nhìn dài hạn, phát triển nền kinh
tế tri thức được coi là nhiệm vụ mang tính chất sống còn đối với tương lai của Việt
Nam.
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GIẢNG VIÊN: TS. BÙI VĂN MƢA
HỌC VIÊN: NGÔ VĂN LINH – CH1301021 Trang 4

Như vậy, nhiệm vụ của nước ta hiện nay đó là phát triển nền kinh tế tri thức
như thế nào để thay đổi diện mạo đời sống kinh tế - xã hội và thúc đẩy công cuộc
đổi mới toàn diện nước ta theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đó là lí do vì
sao em chọn đề tài: “Kinh tế tri thức & kết cấu giai - tầng trong xã hội Việt Nam
hiện nay” làm đề tài nghiên cứu tiểu luận môn Triết học.
2. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu giới thiệu lý do và mục đích chọn đề tài, bố cục đề tài, tài
liệu tham khảo thì nội dung chính của bài tiểu luận được trình bày trong 3 chương

như sau:
Chương I: tiểu luận tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận về nền kinh tế
tri thức, đôi nét về kết cấu giai - tầng và vai trò của khoa học – công nghệ.
Chương II: tiểu luận tập trung phân tích thực trạng nền kinh tế tri thức và kết
cấu giai tầng của nước ta hiện nay dưới sự ảnh hưởng của khoa học – công nghệ.
Chương III: tiểu luận tập trung đưa ra những quan điểm về kiến nghị và giải
pháp nâng cao trình độ khoa học – công nghệ đối với sự phát triển nền kinh tế tri
thức và thay đổi kết cấu giai – tầng trong xã hội Việt Nam hiện nay.
3. TÀI LIỆU SỬ DỤNG
- Giáo trình triết học Mác – Lênin – chương trình cao cấp – tập 2, 3 – Học viện
Chính trị Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Giáo trình triết học – TS Bùi Văn Mưa
- Tập bài giảng Triết học – TS Bùi Văn Mưa
- Tạp chí Cộng sản
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI của Đảng
- Sách trắng công nghệ thông tin và truyền thông từ năm 2013
- Internet




TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GIẢNG VIÊN: TS. BÙI VĂN MƢA
HỌC VIÊN: NGÔ VĂN LINH – CH1301021 Trang 5


PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TRI THỨC VÀ ĐÔI NÉT
VỀ KẾT CẤU GIAI - TẦNG XÃ HỘI
1.1 - Khái niệm về tri thức và nền kinh tế tri thức
1.1.1 - Khái niệm về tri thức

Do quan điểm và thời điểm lịch sử khác nhau, cách tiếp cận khác nhau nên có
nhiều quan niệm về tri thức nhưng tổng hợp lại chúng ta có thể hiểu khái niệm tri
thức đơn giản như sau: Tri thức là toàn bộ những sự hiểu biết của loài người được
hình thành trong lịch sử phát triển của mình thông qua kinh nghiệm hay thông qua
quá trình học hỏi.
Tri thức đóng vai trò rất lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người. Trong
thời đại ngày nay, mọi bước tiến quan trọng của lịch sử đều xuất phát từ tri thức
khoa học.
1.1.2 - Khái niệm nền kinh tế tri thức
Thuật ngữ “Kinh tế tri thức” hình thành xuất phát từ việc thừa nhận vị trí mới
và ảnh hưởng quyết định của tri thức và công nghệ trong các nền kinh tế phát triển.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về nền kinh tế tri thức như: định nghĩa của tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra năm 1996; định nghĩa của Diễn
đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đưa ra năm 2000. Căn cứ
vào bối cảnh chung của thế giới và tình hình thực tiễn của Việt Nam, giáo sư Đặng
Hữu đã định nghĩa như sau: “Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh
ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh
tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống”.
Như vậy, kinh tế tri thức là trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất xã
hội. Trong nền kinh tế tri thức, những ngành kinh tế có tác động to lớn tới sự phát
triển là những ngành dựa vào tri thức, dựa vào những thành tựu mới của khoa học,
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GIẢNG VIÊN: TS. BÙI VĂN MƢA
HỌC VIÊN: NGÔ VĂN LINH – CH1301021 Trang 6

công nghệ và được hiểu là nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức, trên cơ sở phát triển
khoa học và công nghệ cao.
Từ hai cơ sở lý luận trên chúng ta có thể thấy rằng: Tri thức khoa học và cách
mạng khoa học – công nghệ giữ một vai trò quan trọng cho sự phát triển của xã hội,
là nền tảng cho nền kinh tế tri thức vận hành và phát triển trong xã hội hiện đại.
1.2 - Đôi nét về kết cấu giai – tầng xã hội

Mỗi xã hội về thực chất đều không phải là đơn nhất, thuần nhất mà là một
chỉnh thể phức tạp, đa chiều, đa cấp độ, đa khía cạnh. Mặt khác, xã hội không phải
là một cái gì đồng nhất, ngang bằng nhau về vị thế, vai trò, địa vị, cơ hội, thăng tiến
hay sút giảm giữa các thành viên. Xã hội luôn được sắp xếp tổ chức, phân chia thành
các tầng bậc cao thấp.
Mác cho rằng bên cạnh cấu trúc tầng bậc chính của xã hội là sự phân chia
giản đơn những người lao động thành những người lao động thành thạo và những
người lao động không thành thạo, sự khác biệt giữa lao động trí óc và lao động chân
tay, giữa lao động công nghiệp với lao động nông nghiệp, Bên cạnh đó, Mác đã
hết sức chú trọng phân tích những động thái và phương thức tạo ra sự biến đổi trong
nội bộ của những cơ cấu xã hội hiện thực như chuyển dịch xã hội từ nghề này sang
nghề khác, từ những việc có trình độ kỹ năng thấp lên những công việc có trình độ,
chuyên môn, kỹ năng cao hơn …
Trong thời đại ngày nay, cách mạng khoa học – công nghệ đã tạo nên bước
nhảy vọt về lực lượng sản xuất làm ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội. Công nghệ sản xuất, nhất là việc ứng dụng công thệ thông tin, điện tử
đã làm thay đổi cơ cấu ngành nghề bên trong mỗi nước và trên cả phương diện quốc
tế. Điều đó đã tạo nên sự thay đổi cơ cấu xã hội – giai tầng trong mỗi nước.
1.3 - Vai trò của khoa học – công nghệ đối với sự phát triển nền kinh tế tri thức
và thay đổi kết cấu giai – tầng xã hội
Cách đây gần 2 thế kỷ, C.Mác đã đưa ra nhận định về xu thế nhất thể hoá
giữa khoa học và sản xuất bằng luận điểm nổi tiếng: "Khoa học trở thành lực lượng
sản xuất trực tiếp”. Điều này đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ và trở thành xu thế
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GIẢNG VIÊN: TS. BÙI VĂN MƢA
HỌC VIÊN: NGÔ VĂN LINH – CH1301021 Trang 7

tất yếu trong sự phát triển của nền sản xuất hiện đại trên thế giới. Khoa học – công
nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng, to lớn trong nền sản xuất xã hội và trong
đời sống nhân loại, đồng thời là một đặc điểm nổi bật của thời đại ngày nay và là
yếu tố đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại.

Vậy khoa học – công nghệ là gì mà có vai trò quan trọng như vậy, dựa trên
những khái quát sơ lược trên chúng ta có thể thấy:
Khoa học: là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện thực dưới dạng logic
trừu tượng, đem lại những tri thức và được kiểm nghiệm qua thực tiễn.
- Là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện
tượng tự nhiên, xã hội, và tư duy.
- Là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện những qui luật, làm sáng rõ
kết cấu, tính chất của sự vật và hiện tượng tồn tại trong thế giới; để vận dụng chúng
sáng tạo ra các phương thức, đưa ra các giải pháp… tác động vào sự vật và hiện
tượng, nhằm biến đổi trạng thái của chúng phục vụ lợi ích cho con người.
Công nghệ là tập hợp các giải pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, có kèm theo
công cụ và phương tiện để biến đổi các nguồn lực, cải tiến một giải pháp đã tồn tại,
đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể nhằm phục vụ đời sống con
người.
- Là một loại hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề kỹ thuật được đặt ra.
- Là một loại phương tiện thống nhất trong mình bốn yếu tố: kỹ thuật, thông
tin, con người và tổ chức.
Dưới sự dẫn đường của khoa học, cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại
đã biến đổi tận gốc lực lượng sản xuất hiện đại, thể hiện qua toàn bộ chu trình:
“Khoa học – Công nghệ – Sản xuất – Con người – Môi trường”.
Như vậy, khoa học – công nghệ là một bộ phận không thể tách rời sự phát
triển của xã hội, là yếu tố then chốt cho nền kinh tế tri thức phát triển bền vững. Nó
đã và đang đem lại sự thay đổi to lớn trong sự phát triển của xã hội, tạo ra những
bước nhảy vọt chưa từng thấy trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất và
năng suất lao động xã hội, làm xuất hiện nhiều ngành sản xuất mới, làm thay đổi cơ
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GIẢNG VIÊN: TS. BÙI VĂN MƢA
HỌC VIÊN: NGÔ VĂN LINH – CH1301021 Trang 8

cấu kinh tế dẫn đến thay đổi kết cấu giai – tầng và tâm trạng - ý thức con người
trong xã hội.

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ TRI THỨC VÀ KẾT
CẤU GIAI - TẦNG Ở NƢỚC TA HIỆN NAY DƢỚI SỰ ẢNH HƢỞNG
CỦA KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ
2.1 - Thực trạng nền kinh tế Việt Nam dƣới góc độ của nền kinh tế tri thức
Trong hơn hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được tốc độ
tăng trưởng khá nhanh, cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch đáng kể theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hoá. (xem phụ lục đính kèm)
Theo số liệu trên thì chúng ta thấy chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và tính
cạnh tranh của nền kinh tế tăng ở nhóm ngành công nghiệp và xây dựng, mà đáng kể
nhất là nhóm dịch vụ. Qua đó, ta thấy nền tảng phát triển kinh tế ít nhiều đã dựa vào
tiến bộ khoa học - công nghệ. Nhất là các ngành công nghệ cao như: công nghệ
thông tin, sinh học, vật liệu mới, tự động hóa, …
2.2 - Tình hình phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam dƣới ảnh hƣởng của
khoa học – công nghệ
2.2.1 - Thành tựu
Đánh giá nền kinh tế tri thức phát triển như thế nào, người ta dựa trên các chỉ
số: môi trường kinh doanh và thể chế, đổi mới, giáo dục và đào tạo, ICT (hạ tầng
công nghệ thông tin và truyền thông).
Đề cập vần đề trong phạm vi tiểu luận, chúng ta nói sâu về chỉ số ICT, bởi
đây là yếu tố quan trọng, là một điểm sáng trong phát triển kinh tế tri thức với tỷ
trọng đóng góp cao trong các tiêu chí phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam. Sự
lớn mạnh của ICT Việt Nam không chỉ thể hiện ở thứ hạng mà còn cả quy mô ngành
và thị trường cũng như tốc độ phát triển.
Tại hội thảo Chính phủ điện tử 2014 tổ chức tại Đà Nẵng ngày 17/7, Tập
đoàn Dữ liệu IDG Việt Nam cho biết: Theo Báo cáo bảo mật thông tin của Liên
minh Viễn thông quốc tế (ITU), trong năm 2013, Việt Nam đứng thứ 81/161 về chỉ
số phát triển CNTT-TT (ICT Development Index). So với các nước khác ở Đông
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GIẢNG VIÊN: TS. BÙI VĂN MƢA
HỌC VIÊN: NGÔ VĂN LINH – CH1301021 Trang 9


Nam Á, Việt Nam đứng thứ 4 chỉ sau Malaysia, Brunei và Singapore; đứng thứ 12
trên tổng số 27 quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã có những tiếp cận phát triển kinh tế
dựa vào ứng dụng khoa học – công nghệ như:
- Trong lĩnh vực nông nghiệp: Đó là những cánh đồng năng suất cao dựa vào
việc ứng dụng khoa học – công nghệ cao, những khu nông nghiệp công nghệ cao,
những thành tựu đạt được trong ngành thủy sản, những vùng miền phát triển kinh tế
nông nghiệp dựa vào tri thức.
- Những đơn vị phát triển dựa vào tri thức: Công ty Cổ phần FPT; Công ty
Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ (APP),… là những tấm gương điển hình
những đơn vị phát triển dựa vào tri thức khoa học – công nghệ.
- Những khu công nghệ cao: Khu Công nghệ Cao thành phố Hồ Chí Minh,
Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Khu công nghệ phần mềm Quang Trung,…
2.2.2 Hạn chế
- Thiếu chiến lược tổng thể về xây dựng và phát triển kinh tế tri thức tận dụng
tối đa điều kiện hội nhập quốc tế.
- Các điều kiện vật chất - kỹ thuật – công nghệ để phát triển kinh tế tri thức vẫn
còn thiếu và yếu trên nhiều phương diện. Hoạt động khoa học – công nghệ còn trầm
lắng, chưa thực sự thành động lực phát triển kinh tế xã hội.
- Chưa huy động được nguồn lực trí tuệ cho hoạt động khoa học – công nghệ.
- Cơ chế quản lý hoạt động khoa học – công nghệ chậm đổi mới.
- Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển khoa học & công nghệ chưa gắn liền
với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, cơ chế tài chính còn chưa hợp lý.
- Thị trường khoa học & công nghệ phát triển chậm, chưa gắn kết chặt chẽ với
kết quả nghiên cứu.
2.3 - Kết cấu giai – tầng nƣớc ta dƣới ảnh hƣởng của khoa học – công nghệ
Dưới sự dẫn đường của khoa học, cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại
đã biến đổi tận gốc lực lượng sản xuất hiện đại, thể hiện qua toàn bộ chu trình:
“Khoa học – Công nghệ – Sản xuất – Con người – Môi trường”
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GIẢNG VIÊN: TS. BÙI VĂN MƢA

HỌC VIÊN: NGÔ VĂN LINH – CH1301021 Trang 10

Đề cập về con người, công cuộc đổi mới và sự gia tăng công nghệ cao trong
công nghiệp chế tạo khiến sản phẩm và dịch vụ của nó góp phần đẩy mạnh sự cải
tạo và hiện đại hoá các lĩnh vực kinh tế khác. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi dẫn đến sự
thay đổi của cơ cấu xã hội. Giai cấp công nhân, giai cấp công nhân và tầng lớp trí
thức xã hội có nhiều biến đổi rõ rệt.
- Trình độ của người lao động đã tiến bộ, với sự vận dụng nhiều trí lực, giai
cấp công nhân “áo xanh” giảm đi; lao động kỹ thuật, dịch vụ, trừu tượng tăng lên.
- Sự xích lại gần nhau về tính chất lao động giữa các giai cấp, tầng lớp. Điều
này thể hiện thông qua việc phát triển cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ, áp
dụng những thành tựu mới vào quá trình phát triển lực lượng sản xuất, rút ngắn
khoảng cách của sự khác biệt giữa các lực lượng xã hội trong quá trình lao động.
- Xoá bỏ dần mâu thuẫn giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và
lao động chân tay. Thay đổi quan hệ giữa các khu vực trong nền sản xuất xã hội.
- Xoá bỏ hiện tượng bất bình đẳng trong xã hội, đưa đến sự xích lại gần nhau
giữa các giai cấp, tầng lớp cơ bản trong xã hội, đặc biệt là giữa công nhân, nông dân,
trí thức, tạo tiền đề thay đổi dần một số khía cạnh của quan hệ sở hữu.
- Đời sống tinh thần giữa các giai cấp xích lại gần nhau. Điều này thể hiện trực
tiếp thông qua cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa làm cho các giai
tầng xích lại gần nhau.
Sự gia tăng các khu công nghiệp trên khắp cả nước cho thấy, lực lượng lao
động trong đó đa số là công nhân tri thức. Họ là những người vừa nghiên cứu vừa
sản xuất. Song song đó, cuộc cách mạng thông tin (điểm sáng của khoa học công
nghệ) cũng góp phần đẩy mạnh sự đổi mới tư duy của con người để theo kịp thời đại
mới. Trong khi công nghệ thông tin thẩm thấu vào các ngành kinh tế tạo ra công
nghệ cao cho các ngành kinh tế sẽ hỗ trợ, thúc đẩy quá trình đổi mới tư duy, tạo ra
cả quá trình cách mạng trong các quan niệm và các cách tiếp cận. Nó đòi hỏi con
người phải đổi mới cách nghĩ, cách làm thích nghi và làm chủ sự phát triển của
chính mình lẫn của xã hội.


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GIẢNG VIÊN: TS. BÙI VĂN MƢA
HỌC VIÊN: NGÔ VĂN LINH – CH1301021 Trang 11


CHƢƠNG III: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƢỢC
PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ TRI THỨC TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
3.1 - Những quan điểm và mục tiêu phát triển nền kinh tế tri thức
Từ thực tiễn của Việt Nam, thông qua những nghiên cứu, phân tích lý thuyết,
để nền kinh tế tri thức ở nước ta phát triển. Chúng ta cần chú trọng 4 yếu tố:
- Môi trường kinh tế và thể chế xã hội: Một môi trường và thể chế theo luật,
cho phép dòng chảy tự do của tri thức, thuận lợi cho sáng tạo và sử dụng tri thức; hỗ
trợ đầu tư cho khoa học – công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và truyền thông.
- Giáo dục và đào tạo: Giáo dục và đào tạo là chuyện sống còn của một đất
nước muốn phát triển. Chú trọng giáo dục và đào tạo, nâng cao năng lực vận dụng,
sáng tạo, sử dụng tri thức là quốc sách hàng đầu cho chiến lược phát triển.
- Đổi mới: Tận dụng thời cơ hội nhập quốc tế, phát huy nội lực kết hợp ngoại
lực, “đi tắt đón đầu”, học tập và chuyển giao công nghệ. Xây dựng mạng lưới các
trung tâm nghiên cứu, đại học, tổ chức chuyên gia cố vấn, doanh nghiệp tư nhân, các
nhóm cộng đồng để thu nhận được kho tri thức toàn cầu luôn không ngừng tăng.
- Hạ tầng cơ sở thông tin: Một hạ tầng cơ sở thông tin là cần thiết để cho phép
dễ dàng liên lạc, phổ biến, và xử lý thông tin. Công nghệ thông tin là hạ tầng cơ sở
để thực hiện hầu hết các hoạt động của kinh tế tri thức, là phương tiện hữu hiệu hỗ
trợ cho ba yếu tố nêu ở trên về giáo dục và đào tạo, đổi mới, môi trường kinh tế và
thể chế xã hội thuận lợi cho việc sáng tạo và sử dụng tri thức.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 của Đảng nêu rõ,
để phấn đấu đạt được mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2010 - 2020, thì phải đẩy
mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức. Vì vậy,
phát triển kinh tế tri thức như là một chiến lược tạo lập, rút ngắn công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển đất nước cũng tạo tiền đề

cho kinh tế tri thức phát triển.
Tầm nhìn kinh tế tri thức Việt Nam 2030: Công nghiệp, nông nghiệp phát
triển chủ yếu dựa vào công nghệ cao nhất là công nghiệp ICT, Nano, công nghệ vật
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GIẢNG VIÊN: TS. BÙI VĂN MƢA
HỌC VIÊN: NGÔ VĂN LINH – CH1301021 Trang 12

liệu mới. Mục tiêu tiến tới của chúng ta là đuổi kịp và vượt trình độ phát triển kinh
tế tri thức của những nước trong khu vực như Thái Lan và Malaysia. Bước tiếp theo
là đuổi kịp và vượt Singapore. Đó là những mục tiêu khó khăn nhưng chúng ta quyết
tâm sẽ đạt được nếu chúng ta bắt tay ngay lập tức và quyết liệt thực hiện chiến lược
phát triển kinh tế tri thức giai đoạn 2011 - 2020 làm động lực phát triển mạnh cho
giai đoạn 2020 - 2030.
3.2 - Định hƣớng và chiến lƣợc phát triển khoa học – công nghệ của Đảng Cộng
Sản Việt Nam
- Phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một
trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc;
- Tập trung thực hiện đồng bộ 3 nhiệm vụ chủ yếu:
 Tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế
hoạt động khoa học và công nghệ;
 Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia;
 Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, gắn nhiệm vụ phát triển khoa học và công
nghệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội;
- Đầu tư cho nhân lực khoa học và công nghệ là đầu tư cho phát triển bền
vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc;
- Ưu tiên và tập trung nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học - công nghệ;
- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để cập nhật tri thức khoa học và công
nghệ tiên tiến của thế giới, thu hút nguồn lực và chuyên gia.
3.3 - Nhiệm vụ và giải pháp phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam trong
giai đoạn tới
Để nền khoa học và công nghệ đóng góp vai trò quan trọng, thúc đẩy kinh tế - xã

hội phát triển theo hướng tri thức, trong thời gian tới cần thực hiện những giải pháp:
- Thứ nhất: giải pháp về quản lý khoa học và công nghệ.
 Giải quyết tốt mối quan hệ giữa khoa học, công nghệ và tri thức. Sự phát
triển của khoa học, công nghệ là điều kiện cần để hình thành và phát triển kinh tế tri
thức.
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GIẢNG VIÊN: TS. BÙI VĂN MƢA
HỌC VIÊN: NGÔ VĂN LINH – CH1301021 Trang 13

 Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với khoa học và công nghệ đảm
bảo vai trò quốc sách hàng đầu của khoa học và công nghệ.
 Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ về tổ chức, về cơ chế quản lý và cơ chế hoạt
động khoa học và công nghệ.
 Xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sức tác động,
đóng góp quyết định cho sự phát triển đất nước.
 Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia
 Hợp tác và hội nhập quốc tế trên lĩnh vực khoa học và công nghệ
 Phát triển thị trường khoa học và công nghệ
 Xây dựng các trung tâm nghiên cứu khoa học – công nghệ…
- Thứ hai: giải pháp về tài chính cho khoa học và công nghệ.
 Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN hướng đến việc phát
huy vai trò của khoa học, công nghệ, hướng đến kinh tế tri thức.
 Cần tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh, thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo,
khuyến khích các chủ thể kinh tế phát huy tối đa tiềm năng của mình, trong đó nhấn
mạnh các vấn đề về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, bản quyền
 Đầu tư kinh phí cho nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa
học – công nghệ.
- Thứ ba: giải pháp về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ.
 Đẩy mạnh công tác đào tạo và giáo dục, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo
dục, phù hợp với nền tri thức thế giới.
 Phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam, đào tạo đội ngũ các chuyên gia về khoa

học – công nghệ. Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực cho
kinh tế tri thức.
- Thứ tư: ưu tiên phát triển những ngành khoa học công nghệ mũi nhọn mang
tính đột phá bên cạnh ICT như:
 Phát triển công nghệ điện toán đám mây: nó là hình mẫu trong đó thông tin
được lưu trữ thường trực tại các máy chủ trên Internet và chỉ được được lưu trữ tạm
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GIẢNG VIÊN: TS. BÙI VĂN MƢA
HỌC VIÊN: NGÔ VĂN LINH – CH1301021 Trang 14

thời ở các máy khách, bao gồm máy tính cá nhân, trung tâm giải trí, máy tính trong
doanh nghiệp, các phương tiện máy tính cầm tay, ". Trong giai đoạn hiện nay, nước
ta cần phát triển công nghệ này để cơ chế quản lý hiệu quả và nhanh chóng, do đó
chính phủ điện tử cũng đã được hình thành và đang trong giai đoạn hoàn thiện.
 Công nghệ sinh học (CNSH): CNSH cho nông nghiệp, CNSH phục vụ cho
sức khỏe cộng đồng; CNSH phục vụ công nghiệp; CNSH xử lý ô nhiễm môi trường.
 Công nghệ tự động hóa: tập trung ở những lĩnh vực như điều khiển điện tử
công suất, mô hình hóa và điểu khiển rô bốt công nghiệp, điều khiển các hệ sinh
học, giao diện người - máy, tự động hóa trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản,
khai khoáng, chế tạo máy
 Công nghệ vật liệu mới: như vật liệu polyme và composite; vật liệu phục vụ
công nghiệp, năng lượng và xây dựng; vật liệu môi trường; vật liệu vô cơ, kim loại
và hợp kim; vật liệu nano và submicro; vật liệu mới cho công nghiệp dược.
 Công nghệ năng lượng mới: Công nghệ nhiệt mặt trời tập trung (CST),
Công nghệ thủy điện Hydrokinetic Power (HP); Sản xuất nhiên liệu diezel sinh học
từ tảo; Công nghệ nhiên liệu hóa thạch sạch.
 Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ: Xây dựng hạ tầng ban đầu về
công nghệ vệ tinh bao gồm: Trạm thu và Trung tâm xử lý ảnh vệ tinh, hệ thống trạm
định vị nhờ vệ tinh; phóng và đưa vào hoạt động.
 Phát triển cơ khí chính xác phục vụ các ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn:
phục vụ cho nhiều lĩnh vực trong đó có an ninh quốc phòng….

- Thứ năm: mở rộng cánh cửa ICT cho sự tiếp cận của đông đảo dân cư, cho sự
tham gia của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, ví dụ như: chính phủ
điện tử, hóa đơn điện tử, khai báo qua mạng…
- Thứ năm: tăng cường khai thác tri thức khoa học – công nghệ thế giới: với
mong muốn nhanh chóng theo kịp trình độ khoa học – công nghệ thế giới, nước ta
đã “đi tắt, đón đầu”các thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới; giao lưu học hỏi
và đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, lixang thương hiệu, nhập khẩu máy móc… mở
rộng thị trường thu hút đầu tư, …
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GIẢNG VIÊN: TS. BÙI VĂN MƢA
HỌC VIÊN: NGÔ VĂN LINH – CH1301021 Trang 15

PHẦN 3: KẾT LUẬN

Nghiên cứu về nền kinh tế tri thức và kết cấu giai – tầng xã hội Việt Nam
trong giai đoạn đẩy mạnh phát triển và hội nhập thế giới. Tiểu luận mặc dù chưa
nghiên cứu sâu sát tất cả các phương diện, song đã đạt được một số kết luận sau;
Thứ nhất: nghiên cứu lịch sử và quá trình hình thành nền kinh tế tri thức trên
thế giới, tiểu luận thống nhất với các quan điểm lấy khoa học – công nghệ làm trọng
tâm cho việc nghiên cứu về kinh tế tri thức. Song song đó là những nhân tố tác động
không thể thiếu trong giai đoạn hiện nay.
Thứ hai: vai trò và ảnh hưởng của cách mạng khoa học – công nghệ đã và
đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống con người; sự phát triển như vũ bão
của nó không chỉ làm thay đổi diện mạo đất nước, vị thế chính trị trên quốc tế mà
còn biến đổi kết cấu giai – tầng xã hội, cơ cấu lao động xã hội nhất là tầng lớp công
nhân tri thức, xóa dần khoảng cách giữa các tầng lớp trong xã hội.
Thứ ba: tầm quan trọng của việc ứng dụng, nghiên cứu và triển khai các
thành tựu khoa học – công nghệ, nhất là công nghệ ICT trong việc phát triển nền
kinh tế Việt Nam thành nền kinh tế tri thức.
Song song, tiểu luận cũng đã phân tích thực trạng phát triển kinh tế Việt Nam
dưới góc nhìn của nền kinh tế tri thức trong những năm qua. Bên cạnh những thành

tựu đạt được thì nền kinh tế Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết để từ đó
xác định phương hướng, mục tiêu và các giải pháp phát triển nền kinh tế tri thức giai
đoạn 2020 và tầm nhìn 2030 theo quan điểm và đường lối của Đảng Cộng Sản Việt
Nam.
Tóm lại, kinh tế tri thức là con đường ta cần đi và đi càng sớm càng tốt. Theo
đuổi khoa học hiện đại và công nghệ cao là một cách ta cần làm trong kinh tế tri
thức. Việt Nam phải làm “người trong cuộc” của nền khoa học thế giới bởi lịch sử
cho thấy, những dân tộc nào tò mò cao, thường được đền đáp bằng sự phồn vinh xã
hội.
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC GIẢNG VIÊN: TS. BÙI VĂN MƢA
HỌC VIÊN: NGÔ VĂN LINH – CH1301021 Trang 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giáo trình triết học Mác – Lênin – chương trình cao cấp – tập 2, 3 – Học viện
Chính trị Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
[2] Giáo trình triết học – TS Bùi Văn Mưa
[3] Tập bài giảng Triết học – TS Bùi Văn Mưa
[4] Tạp chí Cộng sản
[5] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI của Đảng
[6] Sách trắng công nghệ thông tin và truyền thông từ năm 2013


PHỤ LỤC
THỐNG KÊ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nƣớc theo giá so sánh 2010 (Năm trƣớc = 100)

Đơn vị tính: %

Năm

2012
Năm
2013
TỔNG SỐ
5,25
5,42
Phân theo khu vực kinh tế


Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
2,68
2,67
Công nghiệp và xây dựng
5,75
5,43
Dịch vụ
5,90
6,56
Phân theo quý trong năm


Quý I
4,75
4,76
Quý II
5,08
5,00
Quý III
5,39
5,54

Quý IV
5,57
6,04

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nƣớc quý I các năm 2012, 2013 và 2014

Tốc độ tăng so với
quý I năm trước (%)
Đóng góp của
các khu vực vào
tăng trưởng quý
I
năm 2014
(Điểm phần
trăm)

Quý I năm 2012
Quý I năm 2013
Quý I năm 2014
Tổng số
4,75
4,76
4,96
4,96
Nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản
2,81
2,24
2,37
0,32

Công nghiệp và
xây dựng
5,15
4,61
4,69
1,88
Dịch vụ
4,99
5,65
5,95
2,76


Cơ cấu lao động giai tầng xã hội năm 2011 – 2012 – 2013


Dân số trung bình (Nghìn ngƣời)
Năm
2011

87840,0
Năm
2012

88772,9
Ƣớc tính
Năm 2013

89708,9
Phân theo khu vực




Thành thị
27719,3
28356,4
29030,0
Nông thôn
60120,7
60416,5
60678,9
Tỷ lệ dân số thành thị (%)
31,56
31,94
32,36
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc
tại thời điểm 1/7 (Nghìn ngƣời)
50352,0
51699,0
52402,3
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
24362,9
24488,2
24576,7
Công nghiệp và xây dựng
10718,8
10955,0
11056,9
Dịch vụ
15270,3

16255,8
16768,7






Cơ cấu GDP 2010, mục tiêu 2015 và thực hiện tính đến 2012.

Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê -



XẾP HẠNG ICT VIỆT NAM
1. Chỉ số phát triển CNTT-TT (IDI)
Theo xếp hạng trong Báo cáo đánh giá về xã hội thông tin của Liên minh
Viễn thông Quốc tế (ITU), Chỉ số phát triển CNTT-TT của Việt Nam năm 2012 tiếp
tục tăng 5 bậc, từ 86/152 lên 81/161, vươn lên xếp vị trí thứ 4 khu vực Đông Nam
Á, và đứng 12/27 nước châu Á - Thái Bình Dương. Nếu tính cả giai đoạn 10 năm
(2002-2012), Việt Nam đã bứt phá ngoạn mục từ vị trí 107 lên vị trí 81, tăng 26 bậc.
Việc xếp hạng về Chỉ số phát triển CNTT-TT này được đánh giá dựa trên 3 yếu tố
chính là truy nhập mạng, ứng dụng CNTT và kỹ năng CNTT, trong đó Việt Nam
được ITU đánh giá cao về ứng dụng CNTT với thứ hạng 76/161 (2012).
Bảng sau đây liệt kê xếp hạng về Chỉ số phát triển CNTT-TT (IDI) của Việt
Nam và các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á trong 10 năm qua
TT
Tên nƣớc
2012
2010

2008
2007
2002
Điểm
Xếp
hạng
Điểm
Xếp
hạng
Điểm
Xếp
hạng
Điểm
Xếp
hạng
Điểm
Xếp
hạng
1
Singapore
7,66
12
7,47
10
6,95
14
6,57
15
4,83
16

2
Brunay
4,95
57
4,85
57
5,07
42
4,80
41
3,27
41
3
Malaysia
4,82
58
4,63
57
3,96
56
3,79
52
2,74
50
4
Việt Nam

3,68
81
3,41

86
3,05
86
2,61
92
1,59
107
5
Thái Lan

3,41
92
3,29
89
3,27
76
3,44
63
2,17
70
6
Philippin
3,19
94
3,04
94
2,87
90
2,63
91

2,07
79
7
Indonesia
3,19
95
3,01
97
2,46
107
2,13
108
1,54
109
8
Lào
1,99
120
1,84
120
1,74
118
1,60
117
1,05
125
9
Campuchia
1,96
121

1,88
119
1,70
120
1,53
121
1,04
126
10
Mianma
1,67
131
1,65
129
1,71
119
1,57
119
1,64
104
Tổng số nước đánh giá
161
152
159
154
154

2. Chỉ số sẵn sàng kết nối (NRI)
Theo xếp hạng được công bố trong Báo cáo CNTT toàn cầu của Diễn đàn
Kinh tế Thế giới, thứ hạng NRI của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong giai

đoạn 2001-2011, tăng 19 bậc từ vị trí 74 lên vị trí 55 toàn cầu. Tuy nhiên, đến năm
2012, do sự thay đổi phương pháp đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã khiến
Việt Nam cũng như nhiều nước bị tụt hạng so với năm 2011. Mặc dù vậy, Việt Nam
vẫn là nước đứng thứ 5 về chỉ số này trong khu vực Đông Nam Á. Báo cáo đánh giá


chỉ số sẵn sàng kết nối dựa trên 4 yếu tố: sự sẵn sàng của chính phủ, sẵn sàng của
người dân, sẵn sàng của doanh nghiệp và tác động của CNTT-TT (mới được bổ
sung trong báo cáo năm 2012). Trong đánh giá này, mức độ sẵn sàng của Chính phủ
Việt Nam được thế giới đánh giá cao nhất trong các yếu tố sẵn sàng này.

Bảng sau đây liệt kê xếp hạng về Chỉ số sẵn sàng kết nối (NRI) của Việt Nam
và các nước trong khu vực Đông
Nam Á từ năm 2001 đến 2013.
TT
Tên nƣớc
2013
2012
2011
2005
2001
Điểm
Xếp
hạng
Điểm
Xếp
hạng
Điểm
Xếp
hạng

Điểm
Xếp
hạng
Điểm
Xếp
hạng
1
Singapore
5,96
2
2,86
2
5,59
2
1,89
2
5,47
8
2
Brunay











3
Malaysia
4,82
30
4,80
29
4,74
28
0,93
24
3,82
36
4
Việt Nam

3,74
84
3,70
83
3,90
55
-0,47
75
2,42
74
5
Thái Lan

3,86
74

3,78
77
3,89
59
0,35
34
3,58
43
6
Philippin
3,73
86
3,64
86
3,57
86
-0,37
70
3,27
58
7
Indonesia
3,84
76
3,75
80
3,92
53
-0,36
68

3,24
59
8
Lào










9
Campuchia
3,34
106
3,32
108
3,23
111
-1,03
104
….
….
10
Mianma
….
….









Tổng số nước đánh giá
144
142
138
115
75

Bảng sau đây liệt kê xếp hạng về công nghiệp CNTT của Việt Nam và một số
nước trên thế giới từ năm 2005 đến 2011
Nƣớc
Xếp hạng 2011
Xếp hạng 2009
Xếp hạng 2007
Xếp hạng 2005
Ấn Độ
1
1
1
1
Trung Quốc
2
2

2
2
Ma-lai-xi-a
3
3
3
3
Ai Cập
4
6
12
12
In-đô-nê-xi-a
5
5
13
13
Mê-hi-cô
6
11
17
17
Thái Lan
7
4
6
6
Việt Nam
8
10

19
26
Phi-líp-pin
9
7
8
4
Chi-lê
10
8
7
8








Bảng sau liệt kê xếp hạng các thành phố hấp dẫn nhất về gia công phần mềm
trên thế giới
Nƣớc
Thành
phố
Xếp hạng
2013
Xếp hạng
2012
Xếp hạng

2010





Ba
Lan
Cra-
kốp
10

11

11

Trung
Quốc
Thượng
Hải
11

10

10

Trung
Quốc
Bắc
Kinh

12

12

12

Cốt-xta
Ri-ca
Xan
Hô-xê
13

18

25

Trung
Quốc
Thẩm
Quyến
14

16

18

Trung
Quốc
Đại
Liên

15

14

17

Việt
Nam
TP. Hồ Chí
Minh
16

17

16

Cộng hòa
Séc
Pra-ha
17

20

22

Bra-xin
Xao
Pau-lô
18


13

15

Ma-lai-xi-a
Kua-la
Lăm-pơ
19

28

31

Xri
Lan-ka
Cô-lôm-bô
20

19

20

Chi-lê
Xan-ti-a-go
21

22

24


Nam
Phi
Giô-han-néc-
bấc
22

26

28

Việt
Nam

Nội
23

21

21









×