Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA PHÁP GIA VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ XÃ HỘI BẰNG PHÁP LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.65 KB, 20 trang )


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA PHÁP GIA
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC
QUẢN LÝ XÃ HỘI BẰNG PHÁP LUẬT

HV: Trần Ngọc Huy
MSHV: CH1301027
8/2014

Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh
Trường Đại học Công Nghệ Thông Tin
Mục lục
1
Phần mở đầu 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Tình hình nghiên cứu đề tài 1
3.Mục đích và nhiệm vụ 1
4.Phương pháp nghiên cứu 2
5.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 2
6.Kết cấu tiểu luận 2
Nội dung 3
1.Nội dung tư tưởng pháp trị của phái pháp gia 3
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của tư tưởng pháp gia: 3
1.2.Nội dung cơ bản tư tưởng pháp trị của phái Pháp gia 7
2.Ý nghĩa của thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử trong việc quản lý xã hội
bằng pháp luật 12
2.1.Hoạt động của nhà nước không được vi phạm nội dung hiến pháp
và pháp luật 12
2.2.Pháp luật phải được thực hiện nghiêm minh, chí công vô tư, phải


đảm bảo tính khách quan, thống nhất, minh bạch và công bằng 13
Kết luận 17
Tài liệu tham khảo 18

Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong 30 năm qua, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng. Đất nước ta bước vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đai hóa, hội nhập với kinh tế toàn cầu nhằm
hướng đến xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, một xã hội dân chủ, công
bằng văn minh. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó, chúng ta phải tiếp tục đổi mới
toàn diện và triệt để các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó phải đổi mới, kiện
toàn phương thức quản lý xã hội bằng pháp luật nhằm đáp ứng được yêu cầu thực
tiễn của đất nước.
Trong quá trình kiện toàn, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt
động quản lý xã hội bằng pháp luật, việc kế thừa có chọn lọc những tư tưởng và
học thuyết quản lý xã hội trong lịch sử đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì,
những tư tưởng và học thuyết quản lý xã hội, kể cả ở phương Đông và phương
Tây, đều là sản phẩm của trí tuệ con người, đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn
lịch sử. Chúng có giá trị nhất định trong việc giúp chúng ta tìm ra những giải pháp
hữu hiệu để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và những phương thức
quản lý xã hội bằng pháp luật. Trong các tư tưởng đó, thuyết Pháp trị của Hàn Phi
Tử, một trong những tư tưởng chính trị - xã hội nổi bật trong thời kỳ Trung Quốc
cổ đại, đã để lại nhiều kinh nghiệm lịch sử to lớn đối với quá trình thực hiện quản
lý xã hội bằng pháp luật của nhà nước. Xuất phát từ những đòi hỏi về lý luận và
thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử là thực sự cấp
thiết. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của
nó đối với việc quản lý xã hội bằng pháp luật” làm đề tài tiểu luận cho mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Do tính cấp thiết đã nói ở trên, đã xuất hiện nhiều công trình khoa học

nghiên cứu và dịch thuật về việc xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật và
phương thức quản lý xã hội bằng pháp luật thông qua việc nghiên cứu và kế thừa
tinh hoa di sản tư tưởng và học thuyết chính trị - xã hội của nhân loại trong đó có
các nghiên cứu về thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều đã làm rõ lên được những ưu
điểm của các tư tưởng pháp trị trong việc quản lý xã hội.
3. Mục đích và nhiệm vụ
Tiểu luận này có mục đích nghiên cứu những nội dung cơ bản trong thuyết
Pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với việc quản lý xã hội bằng pháp
luật ở Việt Nam hiện nay.
Để đạt được mục đích trên, tiểu luận có nhiệm vụ:
1
- Trình bày những nội dung cơ bản trong thuyết Pháp trị của Hàn Phi
Tử.
- Làm sáng tỏ giá trị lịch sử của thuyết Pháp trị đối với việc quản lý
xã hội bằng pháp luật ở Việt Nam hiện nay ở Việt Nam hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận tập trung nghiên cứu nội dung thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử
(một học thuyết chính trị – xã hội nổi bật trong xã hội Trung Quốc thời kỳ cổ đại)
thông qua bộ Hàn Phi Tử.
Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tiểu luận sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phân tích, tổng hợp, lôgic,… trong quá
trình giải quyết các vấn đề nêu ra.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Những kết quả đạt được trong tiểu luận là sự bổ sung cho quá trình
nghiên cứu về thuyết pháp trị.
Tiểu luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo khi nghiên các đề tài khoa
học có liên quan.
6. Kết cấu tiểu luận

Tiểu luận gồm 4 phần. Phần mở đầu: giới thiệu về đề tài. Phần nội dung
gồm hai mục, mục 1: giới thiệu nội dung của thuyết pháp trị, mục 2: ý nghĩa của
học thuyết trong việc quản lý xã hội bằng pháp luật. Phần kết luận sẽ khái quát lại
các các kết quả. Phần cuối là tài liệu tham khảo.
2
Nội dung
1. Nội dung tư tưởng pháp trị của phái pháp gia
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tư tưởng pháp gia:
Trong sự phát triển lịch sử Trung Quốc cổ đại, triết học Pháp gia giữ vai trò
quan trọng trong việc phát triển xã hội. Triết học pháp gia rất phong phú, đa dạng.
Đó là hệ thống quan điểm duy vật thô sơ, biện chứng tự phát về tự nhiên, lịch sử,
con người, đặt biệt là phương pháp lý luận trị nước bằng luật pháp. Đây là trường
phái triết học đại biểu cho lợi ích giai cấp địa chủ thời phong kiến. Những đại biểu
tiêu biểu của trường phái này như: Quản Trọng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thương
Ưởng, Hàn Phi Tử. Để hiểu một cách tương đối có hệ thống về đường lối trị nước
của phái Pháp gia ta cần phải tìm hiểu tư tưởng cơ bản của các nhà pháp trị đã nêu
trên cũng như những những luận chứng khá thuyết phục về sự cần thiết của đường
lối Pháp trị.
Tư tưởng trị nước bằng pháp luật đã xuất hiện rất sớm vào thời kỳ nhà Chu.
Người ta đưa ra hai tư tưởng trị dân: lễ trị và hình trị
Lễ: nghĩa hẹp là lễ nghi, lề lối, phong tục, qui tắc cư xử còn hiểu theo nghĩa
rộng lễ là lề lối chính trị, là trật tự xã hội
Hình: là hình pháp xét xử nhằm trừ phạt hành vi con người và chỉ áp dụng cho
bậc thứ dân.
Như vậy đầu tiên vào thời kỳ nhà Chu đã xuất hiện tư tưởng về hình pháp
với hai nội dung lễ trị và hình trị.
Quản Trọng (thế kỷ VI TCN): sau thời kỳ nhà Chu thì Quản Trọng là người
đưa ra tư tưởng luật pháp đầu tiên. Tuy xuất thân từ trường phái Nho gia nhưng
khác với các nhà nho chủ trương trị nước bằng đức trị, Quản Trọng chủ trương
chuyển phương pháp trị nước bằng lễ nghĩa, luân lý, đạo đức sang phương pháp trị

nước bằng pháp luật. Đóng góp của Quản Trọng về tư tưởng hình pháp có 3 điểm:
*Yêu cầu chung của phương pháp trị nước:
3
- Tôn quân: tôn quân không phải vì vua hiền mà vì vua là người đặt ra pháp
luật, vua có quyền quyết định sự sống chết của dân, nếu không tôn quân thì nước
sẽ không yên.
- Yêu dân không phải là vì dân mà là vì vua. Bởi vì nếu yêu dân, dân sẽ qui
thuận đông, tuân theo lời vua như vậy vua sẽ mạnh và sẽ cai trị được thiên hạ.
*Trong phương pháp trị nước Quản Trọng đề cao “luật, lệnh, hình, chính”
- Luật: để phân phận sự cho dân, để cho dân không tranh giành nhau nữa
- Lệnh: để dân biết việc mà làm
- Hình: trừ trị những kẻ làm trái luật và lệnh
Quản Trọng đưa ra mấy cách trừ trị: một tội chết, hai tội bị đày có thời hạn, ba
tội giam, bốn tội đày không thời hạn, năm phạt tiền
- Chính: là để sửa cho dân theo đường ngay lẻ phải.
*Các nguyên tắc trong hành pháp và lập pháp: bên cạnh yêu cầu chung của
phương pháp trị nước bằng “luật lệnh, hình, chính” Quản Trọng còn đưa ra năm
nguyên tắc hành pháp và lập pháp như sau:
- Luật pháp phải rõ ràng, minh bạch tùy theo thiên thời địa lợi, nhân hòa;
- Phải dạy cho dân hiểu rõ pháp luật rồi mới thi hành;
- Thủ tín: pháp luật phải nghiêm minh đối với người trên kẻ dưới;
- Không được tư lợi, mọi người phải công bằng trước pháp luật
- Lệnh trong hình pháp quý hơn châu báo, xã tắc quý hơn người thân, vi trọng
quý hơn tước lộc, không vì vua muốn mà thay đổi lệnh.
Tóm lại Quản Trọng là người đưa ra tư tưởng về luật pháp, cụ thể ông đưa ra
các yêu cầu về phương pháp trị nước. Đồng thời đưa ra các nguyên tắc hành pháp
và lập pháp. Đó là những tư tưởng đóng góp đầu tiên về tư tưởng hành pháp trong
lịch sử triết học Trung Quốc bên cạnh những tư tưởng nhà Chu.
Sau Quản Trọng phải kể đến Thân Bất Hại (401-337 TCN), là người nước
Trịnh chuyên học về hình danh, làm quan đến bậc tướng quốc. Thân Bất Hại đưa

ra chủ trương ly khai "Đạo đức" chống "Lễ" và đề cao "Thuật" trong phép trị
4
nước. Thân Bất Hại cho rằng "thuật" là cái "bí hiểm" của vua, theo đó nhà vua
không được lộ ra cho kẻ bề tôi biết là vua sáng suốt hay không, biết nhiều hay biết
ít, yêu hay ghét mình bởi điều đó sẽ làm cho bề tôi không thể đề phòng, nói dối
và lừa gạt nhà vua.
Một đại biểu nữa của phái Pháp gia thời kỳ này là Thận Đáo (370-290
TCN), ông là người nước Triệu và chịu ảnh hưởng một số tư tưởng triết học về
đạo của Lão Tử, nhưng về chính trị Thuận đáo là người chủ xướng về “thế” trong
phép trị nước: trong phép trị nước Thận Đáo chủ trương trị nước phải có pháp luật,
muốn làm cho nước mạnh, dân yên theo ông luật pháp phải dựa trên 2 yếu tố như
sau:
- Thế: là địa vị quyền lực của giai cấp thống trị. Địa vị quyền lực đó có sức
mạnh vô biên tùy điều kiện cụ thể có thể làm cho bậc hiền nhân khinh rẻ hay tôn
trọng
- Lấy vật tư nhiên vô tri vô giác làm tiêu chuẩn luật pháp bởi vì theo ông
chỉ có vật vô tri vô giác mới khách quan, chỉ có nó mới loại trừ được ý muốn riêng
tư dục vọng của con người.
Phải nói rằng đây là một tư tưởng khá tiến bộ mà sau này Hàn Phi đã tiếp
thu và hoàn thiện. Trong phép trị nước, đặc biệt Thận Đáo đề cao vai trò của
"Thế". Ông cho rằng: "Người hiền mà chịu khuất kẻ bất tiếu là vì quyền thế nhẹ,
địa vị thấp: kẻ bất tiếu mà phục được người hiền vì quyền trọng vị cao. Nghiêu hồi
còn làm dân thường thì không trị được ba người mà Kiệt khi làm thiên tử có thể
làm loạn cả thiên hạ, do đó biết rằng quyền thế và địa vị đủ để nhờ cậy được mà
bậc hiền, trí không đủ cho ta hâm mộ. Cây ná yếu mà bắn được mũi tên lên cao là
nhờ sức gió đưa đi, kẻ bất tiếu mà lệnh ban ra được thi hành là nhờ sức giúp đỡ
của quần chúng, do đó mà xét thì hiền và trí không đủ cho đám đông phục tùng,
mà quyền thế và địa vị đủ khuất phục được người hiền".
Cùng thời với Thận Đáo, có một người cũng nêu cao tư tưởng Pháp trị, đó
là Thương Ưởng. Ông đề cao pháp “luật hay quy tắc, luật lệ” là hình phạt nghiêm

khắc đối hình phạt đã ban ra chủ trương chỉ có phạt không có thưởng. Vì việc thực
5
hiện luật là bổn phận công dân. Ngoài cải cách về luật pháp ông còn đưa ra cải
cách về kinh tế. chính nhờ cải cách về luật pháp và kinh tế làm nước Tần từ nước
yếu trở thành nước mạnh thôn tính bảy nước còn lại thống nất đất nước Trung
Quốc thiết lập thành công nhà nước Trung ương tập quyền.
Về kinh tế ông đưa ra những cải cách như sau:
- Ông xóa bỏ chế độ công hữu vê ruộng đất công xã nông thôn, thừa nhận
chế độ tư hữu về ruông đất, cho tư do mua bán ruộng đất khuyến khích khai hoang
phát triển sản xuất nông nghiệp nhà nước trực tiếp thu thuế, tô của nông dân.
- Lập ra hộ tịch: lệnh cho bá tính cứ năm nhà lập thành một ngũ, hai ngũ
lập thành thập, để trong coi lẫn nhau nếu có kẻ gian thì tố cáo, giết kẻ loạn thì
được thưởng như nhau, nếu giấu thì phạt như nhau, một nhà giấu thì chín nhà kia
chịu vạ lây, nhà có hai tráng đinh phải ở riêng để phát triển sức lao động nếu
không ở riêng thì đóng thuế gấp đôi.
- Khuyến khích nông dân cày cấy, nuôi tằm dệt vải kéo tơ, nhà nào sản xuất
ra nhiều được miễn lưu dịch, bỏ ruộng đất đi buôn làm gia đình nghèo khổ thì bị
bắt làm nô lệ.
- Xóa các đặc quyền, đặt lợi của giai cấp quý tộc đặc ra các tước quân, bất
cứ ai có quân công thì được ban tước vị, được cấp đất, công càng to thì chức vị
càng cao. Tùy theo chức vị cao thấp mà chiếm được nhiều ruộng đất và nô lệ.
- Hợp nhất nhiều làng thành phủ huyện, đặt ra tước huyện lệnh để cai trị, tổ
chức lại hệ thống hành chính, thống nhất các đơn vị đo lường.
Tư tưởng cải cách của Thương Ưởng bị giai cấp quý tộc phản đối nhưng
được nhà vua ủng hộ nên hiệu quả cải cách rất là cao. Nhờ đó nước Tần trở nên
hùng mạnh, thống nhất được đất nước Trung Hoa.
Cuối cùng phải kể đến Hàn Phi (280-233 TCN) là công tử nước Hàn. Phi
cùng với Lý Tư theo học Tuân Tử. Hấp thụ tư tưởng của người thầy Tuân Tử, Hàn
Phi cho rằng tính người là ác nhưng ông không chủ trương dùng đạo đức để đưa
con người về chính đạo như thầy, mà chủ trương dùng hình pháp. Ông là người có

6
công tổng kết và hoàn thiện tư tưởng trị nước của pháp gia. Trước hết, Hàn Phi đề
cao vai trò của pháp trị. Theo ông, thời thế hoàn cảnh đã thay đổi thì phép trị nước
không thể viện dẫn theo "đạo đức" của Nho gia, "Kiêm ái" của Mặc gia, "Vô vi
nhi trị" của Đạo gia như trước nữa mà cần phải dùng Pháp trị. Hàn Phi đưa ra quan
điểm tiến hóa về lịch sử, ông cho rằng lịch sử xã hội luôn trong quá trình tiến hoá
và trong mỗi thời kỳ lịch sử thì mỗi xã hội có những đặc điểm dấu ấn riêng. Do
vậy, không có một phương pháp cai trị vĩnh viễn, cũng như không có một thứ
pháp luật luôn luôn đúng trong hệ thống chính trị tồn tại hàng ngàn năm. Từ đó,
ông đã phát triển và hoàn thiện tư tưởng pháp gia thành một đường lối trị nước
khá hoàn chỉnh và thích ứng với thời đại lúc bấy giờ.
1.2. Nội dung cơ bản tư tưởng pháp trị của phái Pháp gia
Nếu như Thận Đáo đề cao "Thế", Thân Bất Hại đề cao "Thuật", Thương
Ưởng đề cao "Pháp" trong phép trị nước thì Hàn Phi Tử là người đầu tiên coi trọng
cả ba yếu tố đó. Ông cho rằng "Pháp", "Thế", "Thuật" là ba yếu tố thống nhất
không thể tách rời trong đường lối trị nước bằng pháp luật. Trong sự thống nhất
đó, "Pháp" là nội dung trong chính sách cai trị được thể hiện bằng luật lệ; "Thế" là
công cụ, phương tiện tạo nên sức mạnh, còn "Thuật" là phương pháp cách thức để
thực hiện nội dung chính sách cai trị. Tất cả đều là công cụ của bậc đế vương.
Trước hết nói về "Pháp". Trong tư tưởng Trung Quốc cổ đại, "Pháp" được
hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa rộng "Pháp" là thể chế quốc gia là chế độ chính trị xã
hội của đất nước; Nghĩa hẹp "Pháp" là những điều luật, luật lệ, những luật lệ mang
tính nguyên tắc và khuôn mẫu. Kế thừa và phát triển tư tưởng Pháp trị của pháp
gia thời trước, Hàn Phi Tử cho rằng: "Pháp là hiến lệnh công bố ở các công sở,
thưởng hay phạt đều được dân tin chắc là thi hành, thưởng người cẩn thận giữ
pháp luật, phạt kẻ phạm pháp, như vậy bề tôi sẽ theo Pháp". Tính cách của pháp
luật theo Hàn Phi, trên cơ sở chủ trương của Pháp gia, là vua tượng trưng cho quốc
gia, nên vua nắm hết uy quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tuy vậy, khi lập
pháp vua cũng phải dựa trên những nguyên tắc chính như:
7

1- Pháp luật phải hợp thời;
2- Pháp luật phải soạn sao cho dân dễ hiểu, dễ thi hành;
3- Pháp luật phải công bằng;
4- Pháp luật có tính cách phổ biến.
Với Hàn Phi, "Pháp" thật sự là tiêu chuẩn khách quan để phân định danh
phận, phải trái, tốt, xấu, thiện ác và sẽ làm cho nhân tâm và vạn sự đều qui về một
mối, đều lấy pháp làm chuẩn. Vì vậy, "Pháp" trở thành cái gốc của thiên hạ.
Cùng với "Pháp", "Thế", là yếu tố không thể thiếu được trong pháp trị.
Pháp gia cho rằng muốn có luật pháp rõ ràng minh bạch và được dân tuyệt đối tôn
trọng thi hành thì nhà vua phải có "Thế". Trọng Thế tức trọng sự cưỡng chế, cho
nên chủ trương:
1- Chủ quyền (lập pháp, hành pháp, tư pháp) tập trung cả vào một người là
vua;
2- Vua phải được tôn kính tuân theo triệt để: dân không được quyền làm
cách mạng, không được trái ý vua, vua bắt chết thì phải chết, không chết tức là bất
trung. Điều này gần với tư tưởng Trung quân của Nho gia, Hàn Phi chê việc vua
Nghiêu nhường ngôi cho vua Thuấn là trái đạo quân thần, ý này trái hẳn chủ
trương của Khổng.
3- Đưa sự thưởng phạt lên hàng quốc sách vì thưởng và phạt là phương tiện
hiệu nghiệm nhất để cưỡng chế. Muốn trị nước thì vua chỉ cần dùng thưởng phạt
chứ không cần dùng giáo hóa, lễ nhạc.
Hàn Phi cho cách thưởng phạt là mầm trị hay loạn của quốc gia, trong đó
dựa theo nguyên tắc: Thưởng thì phải tín, phạt thì phải tất; Thưởng thì phải trọng
hậu, phạt thì phải nặng; Sự thưởng phạt phải theo đúng phép nước, chí công vô tư;
Vua phải nắm hết quyền thưởng phạt.
"Thế" có vị trí quan trọng đến mức có thể thay thế được hiền nhân: "Chỉ có
bậc hiền trí không đủ trị dân, mà địa vị quyền thế lại đủ đóng vai trò của bậc hiền
vậy Kiệt làm thiên tử chế ngự được thiên hạ không phải vì hiền mà vì có quyền
8
thế. Nghiêu thất phu không trị nổi ba nhà không phải vì không hiền mà vì địa vị

thấp". "Thế" không chỉ là địa vị, quyền hành của vua mà còn là sức mạnh của dân,
của đất nước, của vận nước (xu thế lịch sử). Hàn Phi giải thích: "Cái ná yếu lại bắn
được mũi tên lên cao là nhờ có "gió kích động", và nếu không có sự trợ giúp của
quần chúng thì làm sao kẻ kém tài lại cai trị được thiên hạ”.
Sau "Pháp" và "Thế", pháp gia rất chú ý đến "Thuật" trong đường lối pháp
trị. "Thuật" trước hết là cách thức, phương thức, mưu lược, thủ đoạn trong việc
tuyển người, dùng người, giao việc, xét đoán sự vật, sự việc mà nhờ nó pháp luật
được thực hiện và nhà vua có thể "trị quốc bình thiên hạ". Theo Hàn Phi, “Thuật”
có hai khía cạnh: kỹ thuật là phương án để tuyển, dùng, xét khả năng quan lại; tâm
thuật tức mưu mô để chế ngự quần thần, bắt họ để lộ thâm ý của họ ra.
Về Tâm thuật thì rất nhiều và thiên biến vạn hóa, thường không theo quy tắc nào
ngoài quy tắc gạt bỏ người sao cho có kết quả. Chẳng hạn như: làm bộ như ra lệnh
và ra lệnh giả; giấu điều mình biết rồi mà hỏi để biết thêm những điều khác; Nói
ngược lại điều mình muốn nói để dò xét gian tình của người; Ngầm hại những kẻ
bề tôi mình không cảm hóa được…
Cũng như tâm thuật, kỹ thuật được Hàn Phi rất coi trọng, đặc biệt là thuật
trừ gian và dùng người. Ông kể ra những hạng gian thần có thể làm loạn là: kẻ
thân thích của vua và quần thần. Đó là hai hạng đều đánh vào tình cảm thị dục,
nhược điểm của vua để lung lạc, che giấu vua. Để ngăn cấm bọn đó, Pháp gia chủ
trương, vua phải: không để lộ sự yêu thích, giận ghét của mình; không cho họ biết
mưu tính của mình; nếu không phải việc riêng thì không để họ tự ý hành động,
việc gì cũng phải hỏi mình trước; bắt họ phải theo đúng luật mà chính vua cũng
phải theo đúng pháp luật trong việc thưởng phạt họ; xem hành động của họ có hợp
với lời nói của họ không… Khi muốn tìm kẻ gian gây ra việc có hại cho nước
hoặc cho người khác thì xét xem ai là kẻ có lợi khi làm việc đó. Muốn kiềm chế
hạng người có địa vị cao, trách nhiệm lớn thì:
1- Nếu là người hiền thì có thể bắt người thân yêu của họ làm con tin;
2- Nếu là kẻ tham lam thì cho họ tước lộc thật hậu để an định họ;
9
3- Nếu là kẻ gian thì phải làm cho họ khốn khổ bằng cách trừng phạt.

Nếu dùng những cách đó mà vẫn không cảm hóa được họ thì phải trừ họ,
bằng cách mượn tay kẻ thù của họ hoặc đầu độc để mình không bị thương tổn
danh tiếng. Nhưng cách tốt nhất là không nên dùng để khỏi phải đề phòng họ. Hàn
Phi cho biết một số hạng người không nên dùng: hạng người coi khinh tước lộc,
dễ dàng bỏ chức vụ mà đi nơi khác; hạng đặt lời giả dối trái pháp luật; hạng người
lánh đời, ở ẩn, chê bai vua; hạng vì tư lời mà làm thân các chư hầu; hạng vì người
thân quen mà làm việc riêng tư… Tuy nhiên Hàn Phi cũng cho rằng có kẻ rất tài
giỏi lại là gian thần, nếu vua có thuật để khống chế họ thì vẫn có thể dùng
"Thuật" còn thể hiện trong "thuật dùng người". Quy tắc cơ bản của thuật
dùng người theo Pháp gia là thuyết Hình danh. Thuyết này là Pháp gia kế thừa từ
Khổng Tử, và Phái Danh gia. Nhưng Hàn Phi có óc thực tế, không bàn về tri thức
luận mà đem học thuyết của Nho gia vào chính trị, ông chỉ thu hẹp vào việc dùng
người, gạt bỏ những vấn đề về đạo đức, luân lí. Ông không nói đến "Chính danh",
mà chỉ nói đến "Hình danh", hay là "Thực danh". Danh và hình phải hợp nhau. Ví
như một người hứa đến thăm ta, lời hứa đó là "Danh" và hành động tới thăm là
"Hình" hay "Thực" vậy. Nếu người đó đến thăm thực thì chứng tỏ danh và hình
hợp nhau, nếu không thì chỉ có danh mà không có hình hay không có thực. Nếu
pháp luật là danh thì sự việc là hình, sự việc hợp pháp luật thì danh và thực hợp
nhau. Nếu quan vị là danh thì chức vụ là hình, chức vụ không hợp với quan vị thì
danh và hình không hợp nhau. Hàn Phi cho quy tắc hình và danh hợp nhau là quan
trọng nhất trong việc trị quan lại, nếu không theo thì sao có thể phân biệt được kẻ
hay người dở, người giỏi kẻ gian, khó thưởng phạt đúng được, như vậy nước khó
mà trị được. Muốn dùng quy tắc hình danh hợp nhau để thu phục bề tôi thì vua
phải tự mình kiểm xét xem có chính đáng không, vì nếu chỉ nghe lời giới thiệu thì
có thể người giới thiệu hoặc vì tư lợi hoặc vì tình riêng hoặc vì bè phái mà đề cử
kẻ bất tài hay gian thần. Để không bị lừa gạt thì phải thận trọng, tham bác ý kiến
nhiều người, rồi đích thân xét tài đức, sau đến mới giao việc. Hàn Phi không chỉ
đưa ra cách xét người, mà còn chỉ ra phương pháp “Thỉnh ngôn”, “Tham nghiệm”,
10
và “Thí chi giao chức”. Thính ngôn tức phương pháp nghe, là: khi bề tôi nói thì

vua phải trầm mặc, lầm lì không khen không chê, không để lộ ý nghĩ và tình cảm
của mình; phải bắt bề tôi nói, không được làm thinh, mà nói thì phải có đầu có
đuôi có bằng cớ; lời nói của bề tôi không được trước mâu thuẫn với sau; bề tôi
phải đưa ra ý kiến rõ rệt, không được mập mờ, ba phải để trốn tránh trách nhiệm;
quan trọng nhất lời nói phải thiết thực, có công dụng, không phải là hư ngôn. tham
nghiệm là khảo sát nhiều mặt để biết lòng bề tôi và để xem lời nói của họ có giá trị
không. Hàn phi cho rằng muốn biết lời nói của họ có thành thực không thì phải
kiểm tra việc đã qua để biết lời nói có đúng không; để bề tôi ở gần mình để biết
nội tình của họ; dùng những điều mình biết rồi để tra hỏi những điều chưa biết; nói
những điều trái ngược để biết ý tứ kẻ dưới… Giao chức tức cho họ làm việc rồi
mới biết thực hay hay dở. Khi giao chức phải nhớ quy tắc: mới đầu giao một việc
nhỏ rồi tăng dần; không cho kiêm nhiệm; đã giao trách nhiệm cho một người thì
đừng dùng kẻ khác để nhòm ngó kẻ đó.
Ngoài các nội dung "Pháp", "Thế", "Thuật" đã nêu ở trên, tư tưởng Pháp
gia còn hết sức coi trọng việc xây dựng quân đội hùng mạnh đủ sức đè bẹp và thôn
tính các nước khác. Pháp gia cũng rất chú trọng phát triển nông nghiệp, tích trữ
lương thực và của cải làm cho đời sống của xã hội no đủ.
Như vậy, tư tưởng pháp trị đã hình thành khá sớm trong lịch sử tư tưởng
Trung Quốc cổ đại với Quản Trọng là người khởi xướng. Sự nghiệp thống nhất và
phát triển đất nước của Trung Quốc lúc bấy giờ đòi hỏi tư tưởng pháp trị phải phát
triển lên một trình độ mới trong đó tư tưởng về "Thế", "Thuật", "Pháp" vừa được
phát triển hoàn thiện vừa thống nhất với nhau trong một học thuyết duy nhất. Hàn
Phi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử đó. Tư tưởng chủ đạo của pháp gia là
muốn trị nước, yên dân phải lấy pháp luật làm trọng và nếu dùng pháp trị thì xã
hội có phức tạp bao nhiêu, nước có đông dân bao nhiêu thì vẫn "trị quốc bình thiên
hạ" được. Học thuyết chính trị của Pháp gia đã được nước Tần ra sức vận dụng và
kết cục đã đưa nước Tần đến thành công trong việc kết thúc cục diện phân tán cát
cứ, thống nhất được đất nước Trung Hoa sau những năm dài chiến tranh khốc liệt.
11
2. Ý nghĩa của thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử trong

việc quản lý xã hội bằng pháp luật
2.1. Hoạt động của nhà nước không được vi phạm nội dung
hiến pháp và pháp luật
Đây cũng chính là những yêu cầu của nhà nước pháp quyền. Trong việc
xây dựng nhà nước Việt nam hiện nay, những tư tưởng đó rất có ý nghĩa.
Trong nhà nước pháp quyền, mọi hoạt động của nhà nước phải dựa trên các
quy định của pháp luật. Pháp luật do nhà nước đặt ra nhưng chính nhà nước
cũng phải quản lý xã hội theo pháp luật. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi việc tổ
chức và thực thi quyền lực nhà nước phải dựa trên nền tảng pháp lý. Pháp luật
là cơ sở của mọi hình thức tổ chức quyền lực công khai, mọi chủ thể trong xã
hội trong đó có cả những cơ quan nhà nước bất kê cương vị nào đều phải tuân
theo pháp luật. Mọi đường lối, chính sách và quyết định của nhà nước đều phải
dựa trên cơ sở của pháp luật. Đó chính là yêu cầu về tính hợp pháp trong hoạt
động của chính quyền trong nhà nước pháp quyền.
Nội dung quan trọng của Nhà nước pháp quyền là khẳng định cội nguồn
quyền lực nhà nước là ở nhân dân. Để bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân, trong đó nhà nước là của nhân dân chứ không phải nhân dân là của
nhà nước, Nhà nước pháp quyền đề cao tính hợp hiến, hợp pháp trong tổ chức
và hoạt động của nhà nước, nhà nước chỉ được làm những điều pháp luật cho
phép, còn nhân dân được làm tất cả những điều pháp luật không cấm, pháp luật
bảo đảm cho sự phát triển tự do tối đa của nhân dân. Vai trò của pháp luật
trong việc xây dựng và duy trì một xã hội trật tự ổn định, trong đó không chỉ
mỗi công dân, mỗi cá nhân, mà bản thân nhà nước và những người đứng đầu
chính quyền cũng phải tôn trọng pháp luật đã được khẳng định.
12
2.2. Pháp luật phải được thực hiện nghiêm minh, chí công vô
tư, phải đảm bảo tính khách quan, thống nhất, minh bạch và
công bằng
Tư tưởng pháp trị đề cao vai trò pháp luật trong quản lý nhà nước, “Thế”
phải được thực thi trên cơ sở của pháp, tức là nhà nước phải hoạt động dựa trên cơ

sở pháp luật. Việc thưởng phạt phải theo pháp luật, nghiêm minh, chí công, vô tư.
Pháp luật phải phù hợp với thực tiễn, phải có tính thống nhất, cố định, minh bạch,
công bằng.
Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật đòi hỏi phải thực thi một cách
nghiêm minh, chí công vô tư. Điều này liên quan trực tiếp đến vai trò của các cơ
quan tư pháp, mà trước hết là toàn án. Các quan tòa – thẩm phán với tư cách là
người duy trì công lý phải xét xử một cách nghiêm minh, chí công vô tư. Để đảm
bảo điều đó, tòa án phải xét xử độc lập. Một nhà nước pháp quyền không thể thiếu
sự độc lập trong xét xử của tòa án. Tòa án xét xử độc lập thì sẽ làm cho pháp luật
được thực hiện một cách nghiêm minh, chí công vô tư.
Nguyên tắc về sự độc lập xét xử của tòa án được thể hiện trong Hiến pháp
và các đạo luật tố tụng. Tuy nhiên, hiên nay, tòa án Việt nam chưa thực sự xét xử
độc lập, còn phụ thuộc nhiều yếu tố làm cho pháp luật chưa thực sự được thực
hiện một cách nghiêm minh, chí công vô tư. Chẳng hạn việc tổ chức tòa án theo
đơn vị hành chính lãnh thổ làm cho tòa án phụ thuộc vào chính quyền địa phương.
Tòa án còn có xu hướng xét xử lệ thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan điều tra,
mà chưa thực sự độc lập trong việc đưa ra phán quyết của mình. Có những thẩm
phán đã không thể chí công vô tư được trước những cám dỗ vật chất hoặc các áp
lực xã hội khác…
Để đảm bảo cho tòa án độc lập trong xét xử để pháp luật được thực thi một
cách nghiêm minh, chí công vô tư, việc cải cách hệ thống tòa án Việt Nam hiện
nay cần tính đến các giải pháp như tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử, chuyển
thủ tục xét hỏi sang thủ tục tranh tụng tại phiên tòa, kéo dài nhiệm kỳ cho thẩm
phán, nâng mức lương cho thẩm phán…
13
Pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải phù hợp với thực tiễn. Đây chính
là yêu cầu về tính khách quan của pháp luật. Mỗi một xã hội có một hệ thống pháp
luật tương ứng. Pháp luật là sự ghi nhận những quan hệ xã hội đã ổn định. Do vậy
pháp luật phải thực sự phù hợp với hiện thực khách quan.
Một thực tiễn đối với pháp luật Việt Nam hiện nay là có nhiều văn bản

pháp luật ban hành không phù hợp với thực tiễn nên thiếu khả năng đi vào cuộc
sống; một văn bản pháp luật vừa ban hành đã có những điều khoản phải sửa đổi.
Cho nên vấn đề đặt ra là việc ban hành mới hay sửa đổi các văn bản pháp luật phải
phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Điều này đòi hỏi việc ban hành các quy định pháp
luật phải có sự hiểu biết đầy đủ về thực tiễn khách quan. Các kế hoạch ban hành
văn bản pháp luật phải dựa vào những thông số về thực tiễn của vấn đề cần điều
chỉnh bằng pháp luật. Pháp luật được ban hành phù hợp với nhu cầu thực tiễn
khách quan mới có thể đảm bảo cho khả năng thực thi cao và sức sống lâu dài của
các văn bản pháp luật, sự an toàn pháp lý của xã hội. Đối với những văn bản pháp
luật vấp phải những khúc mắc khi thực hiện trong thực tiễn thì nên sửa đổi.
Pháp luật phải thống nhất. Pháp luật phải được hiểu và áp dụng thống nhất
trên toàn lãnh thổ, không thể mỗi nơi áp dụng một kiểu. Sự thống nhất của pháp
luật không chỉ là trong sự áp dụng pháp luật mà trong cấu trúc nội tại của pháp
luật.
Tính thống nhất của pháp luật của Việt nam hiên nay chưa thực sự đảm
bảo. Việc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung qua các văn bản pháp luật của các cấp
chính quyền nhiều khi dẫn đến mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu thống nhất trong
pháp luật. Văn bản của ngành này lại phủ nhận văn bản của ngành kia.
Trong pháp luật kinh doanh Việt Nam hiện nay tính không nhất quán có thể
nhận thấy rất rõ : mỗi loại hình doanh nghiệp có một loại luật, mỗi loại hợp đồng
có một loại luật, mỗi cách giải quyết tranh chấp kinh doanh có một loại luật và
giữa chúng không có quan hệ gì. Khi một người kinh doanh giao dịch trên thị
trường, họ cần nhiều pháp luật về hợp đồng khác nhau và bối rối không biết dùng
hợp đồng nào cho đúng ( kinh tế, dân sự, thương mại…). Sự thiếu nhất quán làm
14
cho văn bản pháp riêng trở nên manh mún, chồng chéo, triệt tiêu lẫn nhau. Đã đến
lúc cần xây dựng lại nền tảng dân luật, để từ đó xây dựng các luật riêng. Pháp luật
phải có tính cố định. Nói cách khác hơn, pháp luật phải có tính ổn định lâu dài.
Điều này có ý nghĩa đảm bảo sự ổn định của các quan hệ pháp luật. Pháp luật
không nên thay đổi quá nhiều.

Tình trạng “phi mã” của các văn bản dưới luật, các giấy phép con của các
bộ, các ngành, các địa phương, tình trạng thay đổi qua nhanh và thiếu tính khả thi
của các quy định pháp luật đã phần nào làm giảm lòng tin vào giá trị công bằng và
khả năng điều chỉnh của pháp luật hiện nay.
Việc thay đổi pháp luật quá nhanh chóng như vậy làm nhân dân khó có thể
ứng xử kịp thời đối với những thay đổi. Tình trạng thay đổi liên tục đã không đảm
bảo được tính an toàn pháp lý của đời sống công dân. Như vậy, vấn đề đặt ra là
việc ban hành các văn bản pháp luật phải đảm bảo tính cố định, hay ổn định của
pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong việc tìm hiểu và hành xử
theo pháp luật. Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật phải có tính ổn định, phải
có đời sống lâu dài để đảm bảo tính an toàn pháp lý cho sinh hoạt của nhân dân.
Pháp luật phải có tính minh bạch, pháp luật phải rõ ràng mạch lạc để người dân dễ
hiểu mà thực hiện. Điều này đòi hỏi trong khâu ban hành, cách dùng câu, chữ phải
đơn giản, phổ quát, những gì mà đầu ốc tinh tế mới hiểu được thì không nên dùng
trong văn phong và ngôn ngữ lập pháp. Đối với việc sửa đổi các văn bản pháp
luật, nên giữ lại cấu trúc cũ của văn bản pháp luật để tiện lợi cho dân khi tìm hiểu
và sử dụng pháp luật cũng như việc áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước.
Việc thay đổi cấu trúc của văn bản pháp luật sau mỗi lần sửa đổi, bổ sung nhiều
khi gây khó khăn cho cả người áp dụng luật pháp lẫn người sử dụng pháp luật
trong việc tra cứu pháp luật. Việc sửa đổi pháp luật nên theo cách thức “ thủng chổ
nào vá chổ đó” và giữ nguyên cơ cấu văn bản pháp luật.
Tính minh bạch của pháp luật cũng đòi hỏi nhà nước phải có những phương
thức để pháp luật dễ đến với người dân. Pháp luật phải được công bố rộng rãi trên
các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình báo chí đặt
15
biệt là tình hình phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, pháp luật phải được
công bố rộng rãi trên internet để đảm bảo cho dân tiện lợi trong việc sử dụng pháp
luật.
Pháp luật phải đảm bảo tính công bằng. Pháp luật phải là đại lượng của
công lý. Không có những yêu cầu riêng cho pháp luật công lý mà công lý chính là

bản thân vốn có của pháp luật. Một khi pháp luật là công cụ để chính quyền áp
bức nhân dân, tham nhũng, vơ vét của cải nhân dân, của nước thì đó không phải
pháp luật đúng với bản chất của nó, đó không là pháp luật chân chính. Pháp luật
phải là công cụ của mọi chủ thể trong xã hội chứ không chỉ đơn thuần là công cụ
của nhà nước. Pháp luật là công cụ tốt nhất được mọi chủ thể trong xã hội tin
tưởng, trở thành lá chắn quan trọng có tác dụng bảo vệ mọi chủ thể. Một khi nhà
nước của chúng ta là nhà nước của dân do dân, vì dân thì pháp luật của chúng ta
cũng phải là pháp luật của dân do dân vì dân.
Tính công bằng pháp luật rất cần thiết cho các doanh nghiệp. Trong giai
đoạn hiện nay, pháp luật về kinh doanh của chúng ta nhiều khi chưa thực sự công
bằng với các thành phần kinh tế. Do đó các doanh nghiệp thiếu một môi trường
bình đẳng cho hoạt động của mình. Họ rất cần đến pháp luật để tạo ra một sân chơi
bình đẳng. Pháp luật phải tạo ra một hành lang pháp lý công bằng cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong hoạt động xét xử của tòa án phải đảm bảo nguyên tắc hiến định “mọi
công dân đều phải bình đẳng trước pháp luật”. Thực hiện sự bình đẳng của pháp
luật, phải xử những quan chức nhà nước phạm tội. Mọi vi phạm đều phải được xử
lý theo đúng pháp luật, không phân biệt đối tượng là quan hay dân. Bất cứ ai vi
phạm đều đưa ra xét xử, không được giữ lại để xử nội bộ. Để đảm bảo được điều
này, Tòa án phải xét xử một cách thực sự độc lập, không thiên vị, không chịu áp
lực xã hội.
16
Kết luận
Vấn đề quản lý xã hội bằng luật pháp là một trong những chủ đề chính của
phái Pháp Gia. Điều này phát xuất từ những cơ sở nhất định của đất nước Trung
Quốc vào thời kỳ cổ đại: địa lý, tư nhiên, kinh tế chính trị xã hội. Thời Xuân Thu –
Chiến quốc là thời kỳ bách gia tranh minh, nổi lên nhiều nguồn tư tưởng khác
nhau với nhiều nhà triết học xuất sắc. Mỗi một học phái đều đưa ra những giải
pháp của mình cho vấn đề quản lý nhà nước: nhân trị của Nho gia, kiêm ái của
Mặc gia, vô vi của Đạo gia…Trong bối cảnh đó, tư tưởng Pháp trị của Pháp gia,

đặc biệt là tư tưởng của Hàn Phi đã được Tần Thủy Hoàng sử dụng có hiệu quả
trong việc thống nhất Trung Quốc và có vai trò nhất định trong việc trị nước trong
những năm sau đó.
Tư tưởng pháp trị của Pháp gia tuy có những hạn chế, nhưng nếu bỏ qua
hạn chế đó bởi điều kiện lịch sử và sự chi phối của lợi ích giai cấp, nó vẫn có
những ý nghĩa và bài học lịch sử bổ ích để vận dụng vào quản lý nhà nước Việt
Nam hiện nay. Ý nghĩa và bài học lịch sử đó là tinh thần thượng tôn pháp luật, đó
là tư tưởng “biến pháp”, đó là tính nghiêm minh trong thi hành pháp luật, đó còn
là chính sách đào tạo sử dụng con người (dụng nhân) trong bộ máy nhà nước.
Những giá trị của tư tưởng pháp trị có tác dụng thiết lập pháp luật nhằm ổn
định chính trị và xã hội. Chính vì vậy, trong điều kiện lịch sử hiện nay, việc
nghiên cứu, tham khảo và sử dụng tư tưởng pháp trị một cách phù hợp là điều rất
cần thiết trong quá trình xây dựng và đổi mới đất nước ta trong giai đoạn hiện nay
nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt
Nam và quản lý xã hội bằng pháp luật.
17
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Hiến Lê - Giản Chi (1994): Hàn Phi Tử. NXB Văn hóa thông
tin.
2. Đại cương lịch sử triết học, TS. Nguyễn Ngọc Thu – TS. Bùi Văn Mưa
(đồng chủ biên), Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM
3. Vấn đề quản lý nhà nước trong triết học Trung Quốc cổ đại, Nguyên
Anh Tuấn ( chủ biên ), Nhà xuất bản Đại học quốc gia TPHCM 2002
18

×