Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tiểu luận môn triết học VIỆT NAM VÀ CÁC LÀN SÓNG CỦA ALVIN TOFFLER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.43 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
oOo
GVHD: TS Bùi Văn Mưa
HV: Trương Hoài Phong
Mã số: CH1301048
VIỆT NAM VÀ CÁC LÀN SÓNG CỦA ALVIN TOFFLER
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
Mục lục
3
Ký hiệu và viết tắt
• VN: Việt Nam
• Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
• WTO: tổ chức thương mại thế giới
• CN: công nguyên
• ĐHQG: Đại học Quốc Gia
4
Lời nói đầu
Triết học có lịch sử hình thành và phát triển suốt mấy ngàn năm với
nhiều hệ thống, trường phái khác nhau, đôi khi là bổ sung cho nhau, khi lại
phản đối, bác bỏ nhau, theo Viện sĩ T.I.Ôiderman nhà nghiên cứu lịch sử triết
học nổi tiếng của Liên Xô cũng cho rằng không có một định nghĩa nào về triết
học được mọi người thừa nhận.
Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận triết học định hướng
hành động cho con người, nó không xa xôi, viễn vông như chúng ta cảm
nhận, ngược lại nó gắn bó mật thiết với thực tiễn cuộc sống. Bạn có thể đưa ra
cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề một cách đúng đắn nếu lập trường xuất
phát điểm là đúng và hiển nhiên điều ngược lại hoàn toàn có thể xảy ra.
Việt Nam cũng không ngoại lệ, khởi đầu từ việc áp dụng đường lối
cứu nước đúng đắn dựa trên chủ nghĩa Mác -Lênincủa chủ tịch Hồ Chí Minh
đã khai sinh ra Việt Nam ngày nay, cho tới những chính sách đối nội, đối


ngoại hợp lí đã đem lại những thành tựu to lớn trong những năm gần đây:
Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế
giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường
của các nước và vùng lãnh thổ, thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn,
trong đó có 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (P5), các nước
trong nhóm G8, chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế
giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập
Tổ chức này…
1
Những thành tựu trên hứa hẹn Việt Nam sẽ còn vươn xa hơn nữa để
hội nhập thế giới. Do đó việc ảnh hưởng ba làn sóng của Toffler - là không
thể nào tránh khỏi. Điều quan trọng cần làm là giải quyết câu hỏi: “Ta chuẩn
bị gì để không bị chệch hướng sự phát triển?” muốn vậy cần hiểu rõ “ba làn
5
sóng của A.Toffler là gì?” và nó ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của
VN nói riêng, thế giới nói chung.
6
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA MÔN TRIẾT HỌC - VIỆT NAM VÀ CÁC LÀN SỐNG CỦA A
TOFFLER
HV: TRƯƠNG HOÀI PHONG – CH1301048 – CHK8 Trang 7
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA MÔN TRIẾT HỌC - VIỆT NAM VÀ CÁC LÀN SỐNG CỦA A
TOFFLER
1. Tổng quan
1.1. Về làn sóng thứ nhất
Alvin Toffler chia nền văn minh nông nghiệp làm hai giai đoạn: giai đoạn
nguyên thủy và giai đoạn văn minh. Giai đoạn nguyên thủy vào khoảng 8000
– 10000 năm trước CN trở về trước, giai đoạn này cuộc cách mạng nông
nghiệp chưa xuất hiện, cho nên chưa thể có văn minh nông nghiệp. Giai đoạn
văn minh theo Alvin Toffler, bắt đầu khoảng 8000 – 10000 trước CN trở về
sau. Cuộc cách mạng nông nghiệp xuất hiện và kéo dài cho đến những năm

1650 – 1750. Biểu tượng của làn sóng thứ nhất là cái cuốc. Quan điểm của ông
về làn sóng thứ nhất chủ yếu thể hiện ở các nội dung kinh tế, chính trị và gia
đình, nhịp điệu cuộc sống và những quan hệ với thời gian. Trong làn sóng thứ
nhất hoàn cảnh tự nhiên còn đè nặng lên đời sống xã hội.
1.2. Về làn sóng thứ hai
Theo A.Toffler, từ những năm 1650 – 1750, làn sóng thứ hai văn minh công
nghiệp bắt đầu. Vì ông cho rằng trong làn sóng thứ nhất tuy đã có một số dấu
hiệu của làn sóng thứ hai nhưng đó chỉ là cá biệt. “Chúng chưa được tập hợp
lại trong một hệ thống chặt chẽ. Do đó, cho đến những năm 1650 – 1750
chúng ta mới có thể nói về một thế giới làn sóng thứ hai”. Nền văn minh này
thống trị đến năm 1950, biểu tượng của nó là nhà máy.
A.Toffler thực hiện việc mô tả, phân tích làn sóng thứ hai trên nhiều mặt
với nhiều biểu hiện phong phú, đa dạng. Vẫn là trên các vấn để chủ yếu như
kinh tế, chính trị, xã hội, gia đình, đặc biệt hơn là sự xung đột giữa làn sóng
thứ nhất với làn sóng thứ hai, nhưng ông thể hiện các nội dung này trong rất
HV: TRƯƠNG HOÀI PHONG – CH1301048 – CHK8 Trang 8
GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA MÔN TRIẾT HỌC - VIỆT NAM VÀ CÁC LÀN SỐNG CỦA A
TOFFLER
nhiều mối liên hệ, qua đó ông phác họa khá đầy đủ và chính xác diện mạo
của làn sóng thứ hai.
1.3. Về làn sóng thứ ba
Theo A.Toffler, làn sóng thứ bavăn minh hậu công nghiệp được đánh dấu
từ những năm 50 của thế kỷ XX. Đó là vào năm 1956, năm đầu tiên ở Hoa Kỳ
số nhân viên mặc “áo cổ trắng” và nhân viên dịch vụ đã vượt về số lượng so
với nhân viên mặc “áo cổ xanh”. Đó là dự báo nói lên rằng nền kinh tế “ống
khói” của làn sóng thứ hai đang lu mờ dần và một nền kinh tế mới mẻ của làn
sóng thứ ba đã bắt đầu ra đời”. A.Toffler khẳng định: “Đây cũng chính là thập
niên chứng kiến việc đưa vào sử dụng rộng rãi máy tính điện tử, đi lại bằng
máy bay phản lực thương mại, viên thuốc tránh thai và nhiều cách tân tác
động mạnh khác”. Biểu tượng của làn sóng thứ ba là chiếc máy vi tính.Mô tả,

phác họa, dự báo về làn sóng thứ ba, A.Toffler đề cập đến không ít vấn đề.
Trong đó, ông tập trung sự chú ý vào những vấn đề nổi bật bao gồm thông
tin, cách thức tổ chức sản xuất, ứng xử của con người cũng như những biểu
hiện trong việc thực hiện quyền lực chính trị.
Như vậy, qua việc phân chia lịch sử loài người ra thành các làn sóng khác
nhau, Alvin Toffler cố chứng minh rằng nền văn minh của làn sóng thứ ba sẽ
ra đời và dần thay thế làn sóng thứ hai – nền văn minh công nghiệp ống khói.
Trong làn sóng thứ ba này, ông đặc biệt chú trọng đến sự nở rộ, lên ngôi của
truyền thông, thông tin, tri thức khoa học. Tư tưởng về ba làn sóng văn minh
cũng chính là cơ sở để sau này ông đưa ra tư tưởng về quyền lực tri thức.
HV: TRƯƠNG HOÀI PHONG – CH1301048 – CHK8 Trang 9
2. Việt Nam và ba làn sóng của A.Toffler
Theo A.Toffler, lịch sử nhân loại được hình dung như ba đợt sóng lớn -
là ba nền văn minh gối tiếp nhau: nền văn minh nông nghiệp, văn minh công
nghiệp và văn minh hậu công nghiệp. Cho tới nay, loài người đã trải qua hai đợt
sóng lớn: Đợt sóng Thứ nhất là sự ra đời của nông nghiệp cùng với nó là nền
văn minh nông nghiệp - bước ngoặt thứ nhất trong sự phát triển của xã hội
loài người. Đợt sóng thứ hai là sự ra đời của công nghiệp hoá cùng với nó là
nền văn minh công nghiệp. Hiện nay, đợt sóng thứ ba đang xuất hiện cùng với
nền văn minh hậu công nghiệp. Song hành cùng sự hội nhập rộng rãi và phát
triển của công nghệ thông tin, với những thành tựu vĩ đại của công nghệ sinh
học (di truyền học), vật liệu mới Tuy nhiên, đợt sóng thứ ba cũng đồng thời
là một thách thức lớn đối với xã hội loài người.
2.1. Con người và văn hoá trong đợt sóng văn minh thứ nhất
Trước khi Đợt sóng thứ nhất xuất hiện, con người sống thành nhóm nhỏ,
sinh sống bằng săn bắt, hái lượm, đánh cá và chăn nuôi, đây là thời đại của
huyền thoại. Mà huyền thoại là một cái gì đó cao rộng hơn văn hóa: với người
nguyên thủy, đó là cuộc sống của họ, còn với chúng ta, đó là một thứ siêu văn
hóa. Ở Việt Nam, trước đụng độ với văn hóa Trung Quốc, hệ thống huyền
thoại đã sớm bị đánh vỡ nên chỉ còn những mảnh vụn găm vào thân thể của

cổ tích, truyền thuyết. Con người huyền thoại với tư cách là một mẫu người
văn hóa, đã bị “tha hóa” thành con người thần linh, nhân vật chủ thể của tín
ngưỡng dân gian. Khoảng 8.000 năm trước CN, làng mạc bắt đầu hình thành
và ở đó được tổ chức mọi hoạt động đời sống. Ruộng đất là cơ sở kinh tế đã
trở thành yếu tố nền tảng quy định cả lối sống văn hoá, cấu trúc gia đình và
thể chế chính trị. Lúc đó, gia đình được coi là đơn vị sản xuất chủ yếu bao
gồm nhiều thế hệ của lực lượng lao động với sự phân công lao động hết sức
HV: TRƯƠNG HOÀI PHONG – CH1301048 – CHK8 Trang 10
giản đơn. Nền kinh tế phân quyền và mỗi đơn vị sản xuất tự tạo ra sản phẩm
của mình theo nhu cầu riêng. Ở VN, do chế độ ruộng đất công, có một sức
sống lâu dài. Các làng tiểu nông như một cấu trúc khép kín, tự trị chỉ thực sự
hình thành từ thời Lê Thánh Tông khi số ruộng tư của nông dân tăng lên
đáng kể, khi đại gia đình vỡ ra thành các gia đình hạt nhân cho phù hợp với
việc canh tác trên những thửa ruộng, do địa hình không bằng phẳng và do
chia gia tài – ruộng, đã trở thành manh mún. Khi một số đẳng cấp đã được
xác định rõ thì họ lại sử dụng quyền lực một cách cứng nhắc, độc đoán. Trên
toàn cầu, mặc dù điểm xuất phát của trình độ văn minh của mỗi khu vực, mỗi
quốc gia đều không giống nhau, nhưng những điều kiện kinh tế, xã hội, văn
hoá về cơ bản đều được cắm rễ từ đất đai.
Mỗi nền văn minh đều có nguyên tắc và luật lệ riêng, điều tiết mọi hoạt
động đời sống, ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển chung của xã hội. Sự thay
đổi từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp đã gây ảnh
hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội: từ chính trị, văn hoá, đến tinh
thần, nhân cách của con người. Khi phân tích ảnh hưởng của nền văn minh
nông nghiệp đối với nền văn minh công nghiệp, A.Toffler đã nhấn mạnh đến
sự phân tách của sản xuất và tiêu dùng, sản xuất và trao đổi, từ đó con người
- lực lượng sản xuất và đồng thời cũng là chủ thể tiêu dùng của xã hội cũng bị
phân biệt thành con người sản xuất và con người tiêu dùng.
2.2. Con người và văn hoá trong đợt sóng văn minh thứ hai
Ở rất nhiều quốc gia, sự xung đột quyền lực của đợt sóng thứ nhất và đợt

sóng thứ hai nổ ra gay gắt, dẫn đến khủng hoảng và những biến động chính
trị. Theo A.Toffler, điều kiện tiên quyết của mọi nền văn minh là năng lượng.
nền văn minh thứ hai dùng năng lượng chủ yếu là than đá và dầu khí để sản
xuất, đây là những nguyên liệu không thể khôi phục được. Trên cơ sở năng
HV: TRƯƠNG HOÀI PHONG – CH1301048 – CHK8 Trang 11
lượng đó, đợt sóng thứ hai đã đẩy mạnh công nghệ lên một trình độ cao, tạo
ra những máy điện cơ khổng lồ, đặc biệt là sản xuất ra những máy công cụ
tạo thành hoạt động dây chuyền, một loạt những ngành công nghiệp ra đời:
công nghiệp than, dệt, đường sắt, cơ khí ô tô, nhôm, công nghiệp hoá chất,
thiết bị Cạnh đó là các đô thị đồ sộ xuất hiện. Ở Việt Nam đô thị đầu tiên
của Việt Nam phải là Thăng Long (1010). Việc hình thành đô thị Việt Nam còn
chậm và yếu.Nhưngtính đến thời điểm tháng 2/2011, Việt Nam hiện có 256
khu công nghiệp và 20 khu kinh tế đã được thành lập
2
.
Nền văn minh công nghiệp lấy nhà máy làm trung tâm, mọi thiết chế xã
hội, các sinh hoạt của con người phải lấy đó làm mô hình chuẩn. Gia đình hạt
nhân được cô đặc đến mức tối thiểu chỉ còn bố mẹ và con cái, linh hoạt và dễ
cơ động trong việc đáp ứng yêu cầu về nhân lực: “Khi đợt sóng thứ hai bắt đầu
tràn qua các gia đình đều cảm thấy cái stress của sự thay đổi: Trong mỗi hộ, sự va
chạm của các bước sóng xung đột, những đợt tiến công vào quyền gia trưởng, đã
biến đổi các quan hệ giữa con cái và bố mẹ, các khái niệm mới về sở hưũ. Vì sản xuất
kinh doanh chuyển từ ruộng đất sang nhà máy, nên gia đình không cùng làm việc
như mộtt đơn vị nữa các chức năng them chốt của gia đình bị chia nhỏ thành
những thể chế mới, chuyên môn hoá Cơ cấu gia đình cũng bắt đầu thay đổi, bị các
cuộc di cư vào thành phố và cùng các cuộc bão táp kinh tế đánh đổ, các gia đình mất
dần những họ hàng không mong muốn, trở nên nhỏ hơn, cơ động hơn và thích hợp
hơn với những nhu cầu của bầu khí quyển công nghệ. Cái gọi là gia đình hạt nhân
gồm bố mẹ, một vài đứa con không gây phiền nhiễu trở thành mô hình hiện đại, tiêu
chuẩn được xã hội tán thành”

3
.
Trong nền văn minh thứ hai này, A.Toffler đã đề cập đến cái mà ông gọi là
những mã số của nền văn minh công nghiệp tức là “một loạt các qui tắc chỉ
đạo toàn bộ hoạt động đời sống hình dung như một kiểu “dây chuyền của sự
HV: TRƯƠNG HOÀI PHONG – CH1301048 – CHK8 Trang 12
chuẩn hóa”. Các qui tắc đó phát triển một cách tự nhiên và được A.Toffler
tổng hợp lại như sau:
- Tiêu chuẩn hoá được áp dụng không chỉ trong từng khâu sản xuất, từng
phân xưởng, mà trong toàn bộ dây truyền và công ty. Việt Nam ban hành
điều lệ về công tác tiêu chuẩn hóa vào ngày 24/8/1982. Một vài đại diện tiêu
chuẩn hóa: Cuối năm 2011, Việt Nam đã đăng ký và được chấp nhận là thành
viên P (thành viên tham gia) của bốn Ban kỹ thuật IEC và thành viên O (thành
viên quan sát) của Ban kỹ thuật IEC
4
.Tính đến ngày 31 tháng 11 năm 2011,
ISO đã xây dựng được 19.023 Tiêu chuẩn quốc tế và các tài liệu dạng tiêu
chuẩn. Việt Nam (đại diện là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
tham gia ISO từ năm 1977. Trong năm 2011, có 1.028 tiêu chuẩn quốc tế và tài
liệu dạng tiêu chuẩn được xuất bản
5
.
- Chuyên môn hoá trên cơ sở đồng bộ và toàn bộ, công nhân chỉ biết làm
một việc như một cái máy đơn điệu. "Mỗi nhân viên được gắn với một vị trí
làm việc dựa trên nguyên tắc chuyên môn hoá"- đó là công thức quản lý
thành công của nhiều doanh nghiệp ngày nay
6
.
- Đồng bộ hoá được coi là sự phối hợp nhịp nhàng với nhau do sự tách rời
ngày càng rộng lớn giữa sản xuất và tiêu dùng bắt buộc con người trong nền

văn minh công nghiệp phải thay đổi cả cách xử lý thời gian và kinh phí. Con
người phải vận hành theo nhịp độ của máy móc, chặt chẽ, tinh vi và chính xác
hơn.
- Sự tích tụ cũng là một mã số đáng quan tâm trước hết đó là năng lượng,
là sự tập trung dân cư từ nông thôn ra các đô thị khổng lồ. Tp. HCM, Hà Nội,
Đà Nẵng, Dân số Thành phố Hồ Chí Minh ngày 1/10/1979 là 3.419.977 người
nhưng vào giữa năm 2010 là 7.396.446 người, mật độ 3.531 người/km
2
.
HV: TRƯƠNG HOÀI PHONG – CH1301048 – CHK8 Trang 13
- Cực đại hoá được tính đến khi nền kinh tế tách biệt giữa sản xuất với tiêu
dùng tạo ra trong xã hội tâm lý thích quy mô đồ sộ. Ở tất cả các nước có nền
văn minh công nghiệp này, người ta thường khoe những toà nhà chọc trời,
những đường phố to rộng và đông dân, những nhà máy khổng lồ.v.v và tự
hào với những thành quả đó. Và Việt Nam cũng không ngoại lệ, Bitexco là cái
tên thường được nhắc đến khi đề cập tòa nhà chọc trời tại Tp. HCM.
- Tập trung hoá công nghiệp hoá thúc đẩy sự tập trung cao độ trong nền
kinh tế. Nhiều khu đô thị được xây dựng tập trung.ở Việt Nam cũng bắt đầu
có nhiều khu độ thị tập trung như: Khu đô thị ĐHQG Tp. HCM, khu đô thị
Phú Mỹ Hưng
Nói tóm lại, với cuộc cách mạng công nghiệp, đợt sóng thứ hai đã thiết kế
xã hội theo mô hình nhà máy, sản xuất hàng loạt, sản xuất để tiêu thụ, thị
trường hóa thế giới
2.3. Con người và văn hóa trong đợt sóng văn minh thứ ba
Theo A.Toffler, thế giới hiện nay ngày càng thể hiện rõ hơn sự hiện diện
của một làn sóng mới được gọi là đợt sóng thứ ba. Nền văn minh của đợt sóng
thứ hai đã đưa nhân loại tiến đến một bước phát triển cao nhưng cũng đang
tạo ra những khủng hoảng mới mang tính toàn cầu: môi trường sinh thái bị
đe doạ, ô nhiễm đại dương và không khí, tầng ozon bị phá thủng, nguồn
năng lượng lấy từ lòng đất ngày càng cạn kiệt, bệnh AIDS đã trở thành hiểm

họa của loài người v.v Về chính trị: phong trào đòi ly khai, chiến tranh tôn
giáo sắc tộc ngày càng sâu sắc. Khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn. Tâm
lý con người bị ức chế, gia đình tan vỡ, tệ nạn xã hội tràn lan, tỷ lệ người
không tìm thấy lẽ sống gia tăng v.v
Nếu quan sát chúng ta dễ thấy sự hiện diện của những hoạt động trên
cũng đang diễn ra tại VN:với 59 điểm trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả hoạt
HV: TRƯƠNG HOÀI PHONG – CH1301048 – CHK8 Trang 14
động môi trường, Việt Nam đứng ở vị trí 85/163 các nước được xếp hạng. Các
nước khác trong khu vực như Philippines đạt 66 điểm, Thái Lan 62 điểm, Lào
60 điểm, Trung Quốc 49 điểm, Indonesia 45 điểm, Còn theo Davos, Việt
Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng
nhiều nhất đến sức khỏe
7
.
Tất cả các hiện tượng xã hội nêu trên thoạt nhìn có vẻ phức tạp, nhưng
theo A.Toffler, chúng đều có chung nguồn gốc khi nền văn minh công nghiệp
đi vào giai đoạn bế tắc. Khi nền sản xuất dựa trên cơ sở điện cơ khí không còn
phù hợp, nó đòi hỏi một sự chuyển giao công nghệ mới của nền văn minh
hậu công nghiệp, kéo theo đó là hàng loạt những thay đổi khác: “Đợt sóng thứ
ba mang cùng với nó một lối sống mới thực sự dựa vào các nguồn năng lượng đa
dạng đổi mới được vào những phương pháp sản xuất sẽ làm cho hầu hết các đường
lối tập hợp xí nghiệp trở nên lỗi thời: vào những gia đình mới phi hạt nhân; vào một
thể chế mới có thể nói là ngôi nhà điện tử” và vào những trường học và những công
ty của tương lai đã thay đổi triệt để. Nền văn minh viết một bộ luật mới về hành vi
chúng ta và đưa chúng ta vượt qua sự tiêu chuẩn hoá, sự đồng bộ hoá và sự tập
trung hoá, vượt qua sự tập trung năng lượng tiền tệ và quyền lực
8
.
A.Toffler đã phân tích các đặc trưng của nền văn minh hậu công nghiệp
bắt đầu trên các mặt công nghệ xã hội và tâm lý cá nhân. Xuất phát từ việc

nền công nghiệp mới dựa trên cơ sở nguồn năng lượng có thể tái sinh, sẽ vừa
hạn chế được nguồn năng lượng và vừa hạn chế được mức độ ô nhiễm môi
trường. Điện tử và máy tính ngày càng đem lại những biến đổi lớn về diện
mạo của nền kinh tế với những ngành sản xuất hiện đại: Công nghiệp nghiên
cứu và khai thác đại dương triển vọng, công nghệ gen với những thành quả
của di truyền học đã cho phép loài người bước vào ngưỡng cửa của lĩnh vực
chế tạo ra “vật liệu sống”. Từ lĩnh vực y học - phòng, chữa bệnh hay cải thiện
HV: TRƯƠNG HOÀI PHONG – CH1301048 – CHK8 Trang 15
giống nòi, cho đến lĩnh vực sản xuất lương thực, hay các hợp chất nâng cao
chất lượng cuộc sống, công nghệ di truyền cũng đã đem lại những kết quả
đặc sắc. Ở Việt Nam có tiềm năng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo
(NLTT) như: thuỷ điện nhỏ (<=30MW), năng lượng gió, năng lượng sinh khối,
năng lượng khí sinh học, nhiên liệu sinh học, năng lượng từ nguồn rác thải
sinh hoạt, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt và năng lượng biển
9
. Về
di truyền học, Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ Di truyền hoạt động
theo Giấy phép số A332 – Bộ Khoa học và Công nghệ. Trung tâm được thành
lập theo Quyết định số 996 QĐ/LHH của Liên hiệp các hội khoa học và Kỹ
thuật Việt Nam. Là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xét
nghiệm ADN.
Trong đợt sóng thứ ba một vấn đề nổi trội là phi đại chúng hoá. Với nền văn
minh công nghiệp của đợt sóng thứ hai, mục tiêu phấn đấu là sản xuất hàng
loạt để bán, còn trong làn sóng thứ ba sản xuất thay đổi theo hướng “nhỏ
trong lớn” để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ từng người, từng nhóm người với
mục tiêu cụ thể trong xã hội. Việc sản xuất và tiêu thụ dần dần khắc phục
được hiện tượng phân tách, sản xuất linh hoạt và năng động hơn khi vừa để
dùng vừa để bán. Việc sản xuất không còn cần phải có 100% lực lượng sản
xuất tại nhà máy mà thay vào đó ở các nước phát triển Mỹ, Nhật nhiều cơ sở
sản xuất lớn cho phép từ 35 – 50% công nhân làm việc tại “ngôi nhà điện tử”

của mình.
Khi nói về cuộc “siêu đấu tranh” cho một nền văn minh mới trong tương
lai, Alvin Toffler đã nêu rõ: “Một nền văn minh mới đang xuất hiện trong cuộc
sống chúng ta Nền văn minh mới ấy mang đến cũng với nó những phong cách gia
đình mới; những cách làm việc, yêu đương và sống biến đổi; một nền kinh tế mới; và
vượt lên trên tất cả những điều này, nó còn mang đến một ý thức đã thay đổi. Hôm
HV: TRƯƠNG HOÀI PHONG – CH1301048 – CHK8 Trang 16
nay, những mảng của nền văn minh mới ấy vẫn đang tồn tại. Có hàng triệu người
đã chuyển cuộc sống của họ theo nhịp điệu của ngày mai. Còn những người khác,
khiếp sợ đang tháo chạy tuyệt vọng và đang cố khôi phục lại cái thế giới đã sinh ra họ
đang chết dần
10
”.
Đợt sóng văn minh thứ ba với nền kinh tế tri thức cũng kéo theo những biến
động không nhỏ đối với cuộc sống con người và tạo nên một kiểu văn hoá tổ
chức và hoạt động xã hội hoàn toàn khác, không giống như các “hình mẫu
được lặp đi lặp lại” truớc đây. Biểu hiện rõ nét nhất là ảnh hưởng của "ngôi
nhà điện tử" đến hoạt động cộng đồng, tâm lý cá thể, phương thức quản lý
lao động, đến môi trường và nhiều vấn đề kinh tế khác, qua một số dẫn
chứng sau đây:
- Trước hết là ảnh hưởng đến hoạt động cộng đồng: Ở một số nước phát triển
như ở Mỹ, Anh và Nhật, nhiều tư bản trong lĩnh vực công nghệ cao đã bước
đầu triển khai phương thức sản xuất cho người lao động làm việc tại các "ngôi
nhà điện tử", trong các "cabinet" của mình tại nhà. Với cách làm việc như vậy,
trước hết, người lao động sẽ giảm được những di chuyển cơ học bắt buộc,
tránh được stress do ồn ào, khoảng cách và ảnh hưởng của ô nhiễm. Những
mặt khác, những cơn lốc tinh thần đang nổi lên dữ dội ở nhiều quốc gia phát
triển. Một Chủ tịch Ủy ban sức khoẻ tâm thần tại Washington thông báo
rằng: khoảng 1/4 tổng số công dân nước Mỹ mắc những hình thức của những stress
trầm trọng về xúc cảm và hầu như không có gia đình nào ở nước Mỹ lại không có

người mắc một hiện tượng hỗn loạn nào đó về tâm thần
11
, thì đó có thể là một giải
pháp tốt để giảm thiểu hiện tượng này. Trong khi, yêu cầu của một nền văn
minh đang tới là cần phải tạo ra một đời sống cảm xúc hoàn hảo và một bầu khí
quyển tâm lý lành mạnh, thoả mãn được cả 3 nhu cầu của cá nhân về: cộng đồng, cấu
trúc và ý nghĩa
12
, thì những chính những ảnh hưởng của mô hình sản xuất trên
HV: TRƯƠNG HOÀI PHONG – CH1301048 – CHK8 Trang 17
đã tạo ra những mâu thuẫn mới trong xã hội cũng như trong bản thân mỗi
con người.
- Về tâm lý cá nhân: khi làm việc tại nhà với các hoạt động trí óc, người lao
động một mặt, có điều kiện chủ động sắp xếp công việc, tiết kiệm thời gian,
độc lập trong tư duy sáng tạo, nhờ đó tăng cường được vai trò và trách nhiệm
cá nhân. Mặt khác, khi con người đã quen với một nếp làm việc chủ động và
ít có sự phối hợp giữa các đồng nghiệp thì tính kỷ luật lao động cũng đồng
thời giảm sút, khác hẳn so với phương thức làm việc của những hoạt động
sản xuất dây chuyền trước đây.
- Về môi trường: khi những di chuyển bắt buộc của người lao động giảm
thiểu, trước hết là hệ thống giao thông cũng bớt căng thẳng và do đó môi
trường được cải thiện. Hệ thống ngôi nhà điện tử ít nhiều sẽ phân tán nhu
cầu năng lượng tập trung, do đó con người sẽ tận dụng được nhiều hơn năng
lượng tự nhiên, như mặt trời, gió và các năng lượng khác v.v hạn chế việc
dùng nhiên liệu gây ô nhiễm lớn cho môi trường.
- Về kinh tế: khi cuộc sống lao động quá bận rộn, con người cũng không
thấy nhu cầu di chuyển hay phương tiện đi lại sẽ không phải là vấn đề cần
cấp thiết đặt ra. Lao động trí óc không đòi hỏi nguồn năng lượng như sản
xuất công nghiệp mà chủ yếu chỉ là điện năng với một công suất không lớn.
Trong một xã hội với phương thức sản xuất như vậy, người lao động khi đã có

các thiết bị điện tử có nghĩa là họ đã sở hữu các phương tiện sản xuất, dẫn tới
việc quan hệ sản xuất mới ra đời.
Nói như vậy, không phải A.Toffler không thấy hoài nghi rằng: Liệu sự thay đổi
của công nghệ và các cuộc nổi dậy của xã hội có phải là sự kết thúc của tình
bạn, tình yêu, sự cam kết, tinh thần cộng đồng và sự quan tâm, chăm sóc lẫn
nhau hay không?
13
Trước những thách thức của một nền văn minh mới đang tới
HV: TRƯƠNG HOÀI PHONG – CH1301048 – CHK8 Trang 18
gần, A.Toffler đã đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng một bầu khí quyển tâm lý
lành mạnh với những tính cách xã hội và giá trị cộng đồng mới, đó là: dũng cảm tấn
công, nỗ lực giảm thiểu sự cô đơn trong xã hội hiện đại, tăng cường giao tiếp
cộng đồng từ xa bằng nhiều hình thức truyền thông, điểu chỉnh sinh kế cho
phù hợp với điều kiện mới, tái thiết lại cấu trúc phù hợp của cuộc sống, lành
mạnh hoá các hoạt động văn hoá, tín ngưỡng v.v Với mục tiêu xây dựng môi
trường văn hoá hoà bình, phát triển.
Qua phân tích các mặt sóng xã hội ông đã chỉ ra những tiềm năng hấp dẫn
của Đợt sóng thứ ba, chia sẻ cả những băn khoăn và việc tự lý giải: Đột
nhiên chúng ta phát hiện ra rằng bản thân những điều kiện, dù có gây nên những
nguy hiểm lớn nhất ngày nay, cũng đồng thời mở ra những tiềm lực mới hấp
dẫn. Đợt sóng thứ ba sẽ chỉ cho chúng ta những tiềm lực mới đó
14
.
3. Kết luận:
Cần có những khẳng định mạnh mẽ về những yêu cầu đặc trưng văn hóa Việt
Nam thời kỳ hội nhập. Là thời kỳ văn hóa xã hội chủ nghĩa với tinh thần cộng
đồng, mình vì mọi người, mọi người vì mình và có tính kỷ cương chứ không
thể và không phải là văn hóa của chủ nghĩa tư bản chỉ biết có tiền và lợi
nhuận. Đó là một nền văn hóa bản lĩnh Việt Nam chứ không phải chỉ dừng lại
ở: "đậm đà bản sắc dân tộc". Đó phải là một nền văn hóa nhân tính, nhân văn,

nhân đạo, nhân nghĩa, nhân ái. Một nền văn hóa trí tuệ để dân ta không dễ bị
lừa mị,đó là những vấn đề cần cân nhắc trong quá trình hội nhập. Song chúng
ta hãy cùng A.Toffler hy vọng về những triển vọng của một nền văn minh
mới, khi Đợt sóng thứ ba đã thực sự chín muồi, được sáng tạo bởi trí tuệ của
những con người lao động thực thụ - xứng đáng được gọi là nền văn minh tri
thức hay nền văn minh con người. Và chúng hãy hy vọng về một nền văn
minh mới bằng cách nỗ lực hết mình, cống hiến tài năng và sức lực cho niềm
tin này.
HV: TRƯƠNG HOÀI PHONG – CH1301048 – CHK8 Trang 19
Tài liệu tham khảo
[1] Alvin Toffler, The third Wave, NXB Thanh Niên, Hà Nội.
[2] Thomas L.Friedman, Thế Giới Phẳng, NXB Trẻ, 2006.
[3] TSKH. Trịnh Thị Kim Ngọc, Con người và văn hóa nhìn từ lý thuyết về các đợt sóng
văn minh, 2013 [online] />hoc/vhh-cac-truong-phai-trao-luu/2503-trinh-thi-kim-ngoc-con-nguoi-va-van-hoa-nhin-
tu-ly-thuyet-ve-cac-dot-song-van-minh.html
Phục lục chú thích
1Theo các Báo cáo của các Bộ/ngành của Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế
2 Thông tấn xã VN, Thu Hằng, 2011.
3Alvin Toffler. Sđd. Tr. 87
4IEC là tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá được thành lập sớm nhất (năm 1906). Mục tiêu của IEC là thúc đẩy
sự hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực điện - điện tử và các vấn đề có liên quan như: Chứng
nhận sự phù hợp tiêu chuẩn điện và hỗ trợ cho thông hiểu quốc tế.
5 Sở KH&VN Quãng Ngãi, 2012.
6Công ty luật Minh Khuê.
7 Tạp chí cộng sản, người đưa tin, 2013.
8Alvin Toffler. Sđd. Tr. 60
9 Theo VNEEP
10Alvin Toffler. Sđd. Tr. 59
11Alvin Toffler. Sđd. Tr. 560
12Alvin Toffler. Sđd. Tr. 562

13Alvin Toffler. Sđd. Tr. 568
14Alvin Toffler. Sđd. Tr. 50

×