Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

sang kiên kn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.32 KB, 7 trang )

TÊN ĐỀTÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
RÈN KĨ NĂNG QUAN SÁT,TÌM Ý,
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN MIÊU TẢCHO HỌC SINH LỚP BỐN
I. ®Æt VÊn ®Ò:
1. Tầm quan trọng việc dạy và học Tập làm văn của học sinh lớp
Bốn:
Tiếng Việt là môn học hết sức quan trọng trong quá trình dạy và học ở
các cấp học. Đối với lớp Bốn nội dung chương trình phân môn Tập làm văn có
vị trí đặt biệt quan trọng, hình thành và phát triển ở các em kĩ năng sử dụng
Tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong cuộc sống. Bên cạnh đó còn góp phần
cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm
mĩ, hình thành nhân cách cho HS.
2. Thực trạng của vấn đề:
Trong quá trình dạy Tập làm văn tôi thấy ở giai đoạn đầu của chương
trình đa số HS trong lớp không biết làm một bài văn hoàn chỉnh đúng yêu cầu.
Bài văn của các em làm thường là khô khang, mang nặng tính chất liệt kê, lời
văn thiếu hình ảnh, dùng từ không chính xác, hành văn vụng về, câu văn tối
nghĩa, lủng củng, nhiều câu què không đủ ý. Nhiều em chưa biết ngắt câu, chưa
biết diễn đạt lô- ghich theo từng ý mà thường viết lộn xộn chỉ viết một mạch từ
đầu đến cưốí chứ không chấm câu. Số đông HS chưa biết dùng các biện pháp tu
từ cho phù hợp…
Thực tế lớp tôi chủ nhiệm năm học 2009- 2010 này chát lượng thống kê
đầu năm rất thấp. Cụ thể như sau:
TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL
31 1 3.3 % 7 22,5% 10 32,3% 13 41,9%
3. Lý do chọn đề tài:
Một trong những nguyên nhân làm cho HS không thể viết được đoạn
văn và làm hoàn chỉnh bài Văn miêu tả là do các em chưa biết cách quan sát,
tìm ý, làm dàn bài.Vậy các em được học về quan sát tìm ý như thế nào?


Trước khi vào lớp Bốn, cuối chương trình lớp Ba các em cũng được GV
tập cho biết cách làm dàn bài thông qua việc trả lời câu hỏi. Để khi bước vào
lớp Bốn các em biết cách quan sát tìm ý, lập dàn bài,dựng đoạn và chuẩn bị cho
việc viết một bài văn hoàn chỉnh. Đối với lớp Bốn HS đã viết được bài văn
hoàn chỉnh(hay, dở, đúng, có khi sai yêu cầu)đều phụ thuộc hoàn toàn vào các
em cách quan sát, tìm ý, lập dàn bài hay không? Với học sinh Tiểu học, đặc biệt
là học sinh lớp Bốn, những tiết học đầu tiên của thể loại văn miêu tả là hết sưc
quan trọng, để lại ấn tượng sâu sắc và lâu dài cho các em trong quá trình làm
1
văn miêu tả. Trong bốn tiết đầu của thể loại văn miêu tả lớp Bốn, nếu giáo viên
giảng dạy nhiệt tình và cụ thể theo từng kiểu bài( tìm hiểu cấu trúc của bài văn;
quan sát, tìm ý, lậpdàn bài, dựng đoạn, viết bài văn hoàn chỉnh) sẽ giúp các em
nhận rõ mối quan hệ giữa việc” đã thấy” khác với việc “Đã quan sát”. Biết quan
sát theo thứ tự đã quy định để tìm ý, nhớ đủ ý để lập dàn bài, dùng dàn bài để
viết thành một bài văn. Ngược lại, nếu giáo viên giảng bài một cách đối phó, áp
đặt học sinh rập khuôn theo mẫu, thì chất lượng học tập của các em không
những thấp mà còn ảnh hưởng đến các lớp sau này.
Qua nhiều năm giảng dạy lớp Bốn, bản thân đã nhận thức tầm quan trọng
của phân môn tập làm văn, thấy được những thuận lợi, khó khăn, tôi đã rút ra
một số biện pháp: “Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn bài một bài văn miêu
tả” đối với họic sinh lớp Bốn. Đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm để hoàn
thành tốt việc dạy tập làm văn để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
4. Giới hạn nguyên cứu đề tài:
- Trong đề tài này tập trung tìm hiểu nguyên nhân học sinh học yếu phân
môn tập làm văn, từ đó đề ra những biện pháp giúp học sinh khắc phục những
tồn tại để học tốt phân môn tập làm văn.
- Trong chương trình với kiểu bài miêu tả các em sẽ được học về:
+ Miêu tả đồ vật
+ Miêu tả cây cối
+ Miêu tả con vật.

- Mở rộng vốn sống, bằng tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ,
hình thành nhân cách cho học sinh.
- Qua việc dạy tập làm văn yêu cầu cơ bản giáo viên phải giúp học sinh
tự viết được bài văn đảm bảo 3 phần, xếp ý thứ tự, diễn đạt mạch lạc, câu văn
gãy gọn, có hình ảnh, dùng từ đúng, chính xác, nội dung đảm bảo.
Với yêu cầu trên khẳng định được việc rèn cho HS kĩ năng quan sát, tìm
ý, lập dàn bài là bước quan trọng và cần thiết tạo cơ sở để các em viết hoàn
chỉnh một bài văn.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN
- Những hoạt động đầu tiên khi tiếp xúc với mọi lĩnh vực, mọi đối tượng
cụ thể nào đó sẽ để lại ấn tượng sâu sắc và chi phối hành vi của chủ thể khi tiếp
xúc với đối tượng sau này. Chính vì vậy, những yêu cầu cụ thể, vừa sức và
nghiêm khắc của giáo viên đối với HS khi các em được học tiết quan sát đầu
tiên sẽ để lại ấn tượng với cách quan sát, tìm ý, lập dàn bài là cơ sở để hoàn
thành một bài văn hoàn chỉnh hơn.
- Hơn nữa ở lớp Bốn các loại bài làm văn đều gắn với các chủ điểm. Quá
trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết đoạn văn là những
cơ hội giúp các em mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ điểm đã học.
Với tầm quan trọng ấy, nên khi dạy các bài đầu tiên của thể loại văn miêu
tả, GV cần dạy hết sức chi tiết, cụ thể để các em nắm bắt được cách quan sát,
tìm ý, lập dàn bài để có cơ sở hoàn thành một bài văn hoàn chỉnh hơn.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Nguyên nhân:
a. Đối với học sinh:
2

-Vốn từ Tiếng việt còn nghèo,khả năng dùng từ, đặt câu còn lủng củng, diễn
đạt và sắp xếp ý còn rời rạc, chưa đúng theo thứ tự quan sát.
- Không tìm được ý, không lập được dàn bài nên dẫn đến không viết được
hoàn chỉnh bài văn.

b. Về phía giáo viên:
Thông thường đa số giáo viên thường tham khảo và thực hiện các bước
theo sách hướng dẫn. Việc hướng dẫn học sinh theo sach còn chung chung
,chưa cung cấp thêm từ cho việc ghi ý khi quan sát. Vì thế, nếu giáo viên làm
theo sach hướng dẫn thì khó có thể giúp học sinh nắm cụ thể các chi tiết quan
sát. Từ đó dẫn đến việc thiếu ý, nghèo từ,câu văn khó gợi tả. Để giải quyết được
khó khăn đó, có giáo viên thường cho học sinh tham khảo một số bài văn
mẫuđể các em học thuộc rồi viết lại. Đây là một sai lầm lớn, vô tình giáo viên
đã làm cho học sinh mất đi sự mày mò tìm hiểu và phát huy khả năng tư duy
của mình. Các em chỉ biết học và làm bài văn một cách rập khuân, máy móc.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1. Bồi dưỡng vốn từ và cảm thụ văn học qua các phân môn Tiếng Việt:
* Qua tiết tập đọc:
- Trong khi dạy các tiết tập đọc, tôi đã hướng dẫn học sinh về cách dùng
từ ngữ, hình ảnh, tích lũy tư liệu văn học.
VD: Ở bài “ Mẹ vắng nhà ngày bão”, 2 câu thơ cuối có hình ảnh:
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.
Tôi đã nhấn mạnh cho HS thấy cách so sánh sát hợp. Mẹ như nắng mới
sau mấy ngày mưa bão, có nắng mới làm cho cảnh vật tươi sáng, ấm áp hơn …
Hoặc qua bài “Con chuồn chuồn nước”, tôi yêu cầu HS tìm những từ láy( lấp
lánh, long lanh, phân vân, mênh mông, rung rinh …), phát hiện được các từ láy
đó có tác dụng gì( gợi cảm, gợi tả vẻ đẹp của con chuồn chuồn nước, của phong
cảnh thiên nhiên đất nước).
Dạy một số bài tập đọc, tôi còn đặt yêu cầu cao hơn cho HS khá, giỏi gợi
những nội dung để HS suy nghĩ như:
+ Phát hiện bố cục bài văn( các phần sắp xếp theo trình tự nào? Có gì
mới)
+ Tìm hiểu ý nghĩa của bài văn.
+ Nêu cảm nghĩ của bản thân sau khi đọc bài văn.

* Qua tiết luyện từ và câu:
- Khi dạy luyện từ và câu tôi chú ý làm giàu vốn từ cho HS, vì HS hiểu
thêm một từ mới là biết thêm một khái niệm. Có thể cho các em tìm từ ngữ theo
từng đề tài nhỏ để làm tăng vốn từ.
VD:
+ Tìm những từ ngữ chỉ mức độ khác nhau của mùi “ Thơm”( thoang
thoảng, thơm lừng, thơm ngát, thơm nức, thơm lựng, thơm phức …).
+ Tìm những từ thể hiện tâm trạng buồn, vui …
. Vui: phấn khởi, hồ hởi, hân hoan, khoan khoái, mững rỡ, hớn hở …
. Buồn: ủ rũ, rũ rượi, buồn rầu, bùi ngùi, ỉu xìu, buồn bã …
3
Để HS viết câu văn sinh động, tôi còn hướng dẫn các em những bài tập
dùng Biện phápnhân hóa, so sánh.
VD: Mấy con chim hót ríu rít.
( Mấy chú chim đang ríu rít trò chuyện trên cành cây).
Ngoài ra, tôi còn giúp các em tập so sánh 2 đoạn văn: tại sao đoạn văn này
lại hay hơn đoạn văn kia? Những từ ngữ, hình ảnh nào làm cho đoạn văn sinh
động?
Với những bài tập nhỏ như vậy giúp các em có thêm vốn từ, tích lũy được
vốn từ, thuận lợi hơn khi viết văn.
- Trong các tiết quan sát tìm ý, sắp xếp ý( phân môn tập làm văn) các em
chưa có thói quen quan sát toàn diện nên cần phải có sự hướng dẫn của GV.
VD: Quan sát để làm bài văn tả cảnh tôi giúp các em phát hiện những nét
đặc sắc của bầu trời, nhà cửa, cây cối ở nơi đó và phải quan sát bằng nhiều giác
quan, phải biết sàng lọc, chọn những đặc điểm nổi bậc trong khi miêu tả.
2. Xây dựng dàn bài:
*Căn cứ vào phân phối chương trình, nhóm bài quan sát, tìm ý và lập dàn
bài gồm nhiều tiết học độc lập khác nhau, và được lặp lại nhiều tuần. Vì vậy,
việc cải tiến bắt đầu từ tiết quan sát đầu tiên nhằm xác định cho HS những yêu
cầu mới về quan sát mẫu vật để tìm ý và chọin từ diễn ý.

* Cần giúp các em nắm vững yêu cầu của bài tập, cho các em đọc kĩ đề bài
rồi trình bày lại yêu cầu của bài tập. Giúp các em hiểu bài, tôi giải thích thêm
cho rõ yêu cầu của bài tập, cho các em thực hiện làm mẫu một phần của bài tập
để cả lớp nắm được yêu cầu của bài tập đó.
* Trong khi các em thực hiện bài tập, tôi tổ chức bằng nhiều hình thức như
làm việc cá nhân, theo nhóm, theo cặp … sau đó cho các em báo cáo kết quả,
sữa chữa cách dùng từ, đặt câu của các em và sữa lỗi kịp thời nhằm chấm dứt
việc sai sót của các em ngay từ đầu.
* Không cho các em đọc trọn bài văn mẫu để sao chép lại theo kiểu dạy
truyền thống. Việc thực hiện cơ bản là cụ thể hóa nội dung sách hướng dẫn GV
để dạy thật kĩ phần quan sát,tìm ý, xếp ý trong phần thân bài. Trong quá trình
chuẩn bị bài, tôi chuẩn bị kĩ những từ gợi ý và các từ gần nghĩa để giảng cho
các em. Bởi vì vốn từTiếng Việt của các em còn hạn chế. Ngoài việc chuẩn bị
các từ gợi ý tôi còn chuẩn bị một hệ thống các câu hỏi để hỏi các em nhằm mục
đích gợi và hướng dẫn các em ở các trình độ và hoàn cảnh khác nhau biết quan
sát mẫu vật. Hướng dẫn các em ghi chép khi quan sát cần ghi chép một cách
ngắn gọn những ý tìm được qua quan sát( không viết thành câu văn).
* Hướng dẫn các em quan sát, tìm ý và lập dàn bài theo các bước sau:
VD: Quan sát mẫu chiếc cặp( tả đồ vật)
- Khi quan sát bên ngoài chiếc cặp cần ghi ngắn gọn: Màu da; vải gải da;
khóa cặp bằng đông bóng loáng; quai xách trên đầu cạp bằng da …
- Cần hướng dẫn các em sắp xếp các ý quan sát và hình thành thứ tự một
cách cụ thể, ngắn gọn, không viết dài dòng khi lập dàn ý. Cần sắp xếp thời gian
để hướng dẫn cụ thể quan sát mẫu vật( qua tranh vẽ, ảnh chụp …) và hướng dẫn
HS tìm chọn vật thật để quan sát.
4
- Để tập cho HS cách quan sát và cách xếp ý, lập dàn ý tả chiếc cặp, GV cần
sử dụng bảng phụ để hướng dẫn.
Khung GV ghi sẵn


trên bảng
Phần học sinh ghi ý
Ý của học sinh 1 Ý của học sinh 2
1. Mở bài
- Giới thiệu - Mẹ mua cho em trước
ngày khai giảng
- Phần trước của chị
năm trước cho em
2. Thân bài
- Tả bao quát
+ Loại cặp
+ Độ lớn
- Bằng da, sản xuất tại
Đà Nẵng
- Bằng tờ giấy A4
- Bằng nhựa, sản xuất tạ
Biên Hòa
- Bằng tờ báo Nhi Đồng
- Tả chi tiết
a. Tả bên ngoài
- Loại da, màu sắc
- Đường viền
- Mặt trước cặp
- Khóa cặp
- Quai xách
- Quai đeo
- Vải giả da, màu đà
- Viền da đen
- Có hình Đô Rê Môn
- Khóa mạ màu vàng

- Quai xách bằng da
- Sau lưng cặp có quai
đeo
- Bằng nhựa, màu đỏ
- Ép dính
- Hình 2 chú mèo con
- Có 2 khóa bằng nhựa
- Trên gáy cặp có đính
quai xách
- 2 quai đeo bằng vải dù
b. Tả bên trong
- Vải lót
- Các ngăn
- Bằng Ni lông
- Có 3 ngăn
- Bằng vải
- Có 2 ngăn lớn và 1
ngăn nhỏ
3. Kết luận:
- Lợi ích
- Cảm nghĩ của em với
chiếc cặp
- Bỏ sách vở không bị
ướt
- Em xem cặp như
người bạn thân
- Mang sách vở đi học
- Em rất thchs chiếc
cặp, vì nó đẹp.
Với hệ thống câu hỏi gợi ý trên, giúp các em nắn được thứ tự khi quan sát và

rèn luyện thói quen quan sát theo thứ tự.Đây là hai công việc khác nhau đòi hỏi
giáo viên hướng dẫn hết sức cụ thể nhằm giúp các em biết tự hỏi khi quan sátvề
một đối tượng cụ thể, dù đó là một đối tượng đơn giản( như tả chiếc cặp trên).
V.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
1.Kết quả:
- Sau một thời gian giảng dạy, thực hiện biện pháp trên tôi thấy các em
có tiến bộ, kĩ năng quan sát ,tìm ý, lập dàn bài đã có nhiều chuyển biến và phát
triển tốt ,giúp các em rất nhiều trong giao tiếp,ứng xử, phân tích, kết luậnvà biết
dùng từ hợp lí, chính xác hơn. Trong giờ làm văn miệng các em đã diễn đạt bài
5
theo từng phần dưới sự hướng dẫn của giáo viên . Không những các em được
tập nói mà còn ghi ra nháp những cái hay, chưa hay của bạn rồi suy nghĩ cách
sửa , góp ý cho bạn.
- Qua các kì thi chất lượng cũng như kiểm tra định kì học sinh lớp tôi đạt
kết quả như sau:
Thời
gian
TSHS Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu
Đầu năm 31 1
3,3%
7
22,5%
10
32,3%
13
41,9%
GKI 31 2
6,5%
9
29,0%

11
35,5 %
9
29,0 %
Cuối KI 31 4
12,9%
14
45,2%
7
25,5%
6
19,4%
Dự kiến
cuối năm
31 6
19,2%
16
48,8%
7
25,5%
2
6,5%

2. Bài học kinh nghiệm:
Qua việc áp dụng biện pháp trên bsnr thân rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
+ Để dạy cho học sinh quan sát đồ vật giáo viên cần chuẩn bị tranh vẽ,
ảnh
chụp, mẫu vật hoặc vật thật…giúp các em có cơ sở quan sát kĩ đồ vật .Giáo
viên hướng dẫn đối tượng cần quan sátđể các em có thời gian tìm chọn.

+ Để chuẩn bị dạy HS quan sát cây cối( ví dụ: cây bóng mát) . Giáo viên
giới
thiệu cây đó trong phần dặn dò của tiết trước. Hướng dẫn các em quan sát
theo thứ tự hợp lí, thuận tiện cho việc tìm ý( nếu có điều kiện cho HS quan sát
cây trong sân trường).
- Rèn kĩ năng quan sát:
+ Quan sát riêng ở nhà
+ Quan sát chung ở lớp
- Để nâng cao hiệu quả quan sát , tìm ý và lập dàn bài, Giáo viên tăng
cường chấm dàn ý do HS lập trước khi hướng dẫnchung để có thể góp ý, xây
dựng cho từng em
- Lặp lại nhiều lần để các em thuộc dàn ý tổng quát và có thói quen lập dàn
ý.
- Cần lưu ý phát hiện những bài HS chép bài mẫu, phát hiệnnhững HS
không tự làm ( ghi ở sách bài văn mẫu) để giúp HS tích cực hơn trong học tập.
VI. KẾT LUẬN:
6
• Tóm lại: Chất lượng bài làm của HS cao hay không luôn phụ thuộc vào
việc giảng dạy của giáo viên và học của HS qua các tiết dạy và học đầu
tiên của
• HS qua các tiết dạy và học đầu tiên của từng thể loại văn trong chương
trình lớp Bốn,về các kiểu bài: Quan sát, tìm ý, lập dàn bài sẽ để lại ấn
tượng sâu sấc và lâu dài cho các em. Dạy học quan sát , tìm ý, lập dàn
bài là những tiết học cần lưu tâm và giáo viên cần giảng dạy kĩ hơn để
giúp các em nhận thấy rõ mối quan hệ giữa việc “Đã thấy” với việc
“Đã quan sát” có chủ đích, biết quan sát theo thứ tự và quan sát để tìm
ý, nhớ đủ ý và dùng dàn bài viết nháp sau đó viết bài văn hoàn chỉnh.
Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn bài Bài văn miêu tả cho HS là một việc
làm rất cần thiết, đòi hỏi mỗi giáo viên phải có sự nhiệt tình và tâm huyết. Làm
được như vậy không những giúp các em học tốt phân môn Tập Làm Văn ở

chương trình lớp Bốn mà còn giúp các em có một vốn kiến thức vững vàng để
học tiếp lên các lớp trên.
Tôi hi vọng rằng “Những biện pháp rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn
ý, bài văn miêu tả cho HS lớp Bốn” sẽ giúp giáo viên dạy tốt phân môn Tập
Làm Văn và nhằm nâng cao hiệu quả học tập bộ môn Tiếng Việt cho các em.
VIII. ĐỀ NGHỊ:
- Khi dạy thể loại vă miêu tả giáo viên cần có tranh và ảnh chụp hoặc vật
thật để HS quan sát.
- Nhà trường kết hợp với tổ chuyên môn mở thêm chuyên đề về thể loại
văn miêu tả để giáo viên học hỏi .
IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Giáo dục Tiểu học Tạp chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Thiết kế bài giảng Tiếng Việt Tập I, II Nhà xuất bản Hà Nội.
3. 150 bài văn hay Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.
4. Tiếng Việt Sách giáo viên Tập I, II Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Sách giáo khoa Tiếng Việt Tập I, II Bộ Giáo dục và Đào tạo.
7

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×