Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Những vấn đề triết học trong cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.06 KB, 15 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THƠNG TIN
PHỊNG ĐT SĐH-KHCN & QHĐN

MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ TỐN HỌC
Giảng viên phụ trách: MƠN TRIẾT HỌC
BÀI THU HOẠCH
TS. Bùi Văn Mưa
Học viên thực hiện:
Vũ Xuân Vinh
MỤC LỤC
Trang

TP. Hồ Chí Minh
Tháng 8/2014
Những vấn đề triết học trong cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện
đại


2

MỞ ĐẦU
Ngay từ khi bắt đầu quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã quan
tâm hoàn thiện và đổi mới quan điểm, các chủ trương, chính sách trong lĩnh
vực khoa học và công nghệ. Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị (Khố VI) đã
nêu rõ: "Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới, coi khoa học
và công nghệ (KHCN)là một động lực mạnh mẽ của sự nghiệp đổi mới, ổn
định tình hình và phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa
(XHCN), coi những người làm khoa học và công nghệ là đội ngũ cán bộ tin


cậy, quý báu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta". Nghị quyết của Hội nghị
lần thứ 7 BCHTW (Khoá VII) trong phần về chủ trương phát triển công
nghiệp và công nghệ đến năm 2000 đã nêu rõ quan điểm: "Khoa học, công
nghệ là nền tảng của CNH - HĐH. Kết hợp công nghệ truyền thống với
công nghệ hiện đại tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết
định". TrongNghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã
chỉ ra một trong số nhiệm vụ chủ yếu phát triển đất nước 5 năm 2011 –
2015 lả: "Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng
nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức".
Từ năm 1996 đất nước ta chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh CNH HĐH, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Đây cũng là một yếu tố có ý nghĩa quyết định chống lại "nguy cơ tụt hậu xa
hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới". Sự nghiệp
XDCNXH ở nước ta chỉ thực sự thành công chừng nào thực hiện thành
công sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. KHCN nâng cao năng suất lao
động, đổi mới sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hố trên
thị trường, XD năng lực cơng nghệ quốc gia. Do đó việc nghiên cứu, tìm
tịi phát triển KHCN và những vấn đề triết học trong cuộc cách mạng
KHCN hiện đại là một vấn đề rất quan trọng.

Những vấn đề triết học trong cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện
đại


3

Chương 1 – Nguyên lý triết học của đề tài
1.1.Cách mạng KHCN được thực hiện trên cơ sở lý
luận khoa học phát triển khơng ngừng:
Nhìn lại lịch sử phát triển của Khoa học - Kỹ thuật có thể thấy rằng,
tuy những cuộc cách mạng trước cũng dựa trên sự đột phá về mặt lý

luận của Khoa học tự nhiên, lấy đó để dẫn đường, như nhiệt lực học và
lực học của NiuTơn xuất hiện trước cuộc cách mạng Khoa học - Kỹ thuật
(KHKT) lần thứ nhất và điện học xuất hiện trước cuộc cách mạng KHKT
lần hai, nhưng khoảng cách giữa sự đột phá lý luận và sáng tạo kỹ thuật
cũng như ứng dụng kỹ thuật vào thực tế là rất dài, mối quan hệ giữa
những yếu tố đó khơng trực tiếp lắm, rất nhiều phát minh về kỹ thuật đều
là những sáng tạo riêng của những người thực hành giỏi. Trong tình hình
đó, thơng thường là có phát minh sáng tạo trước rồi sau đó mới có giải
thích và thuyết minh lý luận. Còn cuộc cách mạng KHCN sau chiến tranh
thì hồn tồn khơng phải như vậy. Nó dựa trên cơ sở phát triển của các
loại lý luận KHKT và lấy đó làm chỉ dẫn để thực hiện. Có thể nói, nếu
khơng có sự phát minh to lớn và những đột phá về lý luận của nhiều
ngành KHKT trong thế kỷ này, thì khơng thể có cuộc cách mạng KHCN
ngày nay. Do đó, vai trị chủ yếu trong việc hình thành cuộc cách mạng
KHCN lần này là các nhà khoa học và nhân viên kỹ thuật.

1.2.Nguyên lý phát triển của KHCN
Mối quan tâm gần đây đối với công nghệ phục vụ phát triển là sự thể
hiện tầm quan trọng của việc phát triển và đưa vào ứng dụng các công
nghệ mới nhằm cơ cấu lại nền công nghiệp, nâng cao năng suất và đảm
bảo tăng trưởng kinh tế và sự phồn vinh thông qua khả năng cạnh tranh.
Phần thưởng khao khát trong cuộc chạy đua công nghệ là sức mạnh kinh
tế. Một dân tộc thậm trí khơng thể tồn tại được nếu thiếu cơng nghệ. Mặc
dù cịn chưa đầy đủ, nhưng cơng nghệ đã dạy cho nhân loại ít nhất một
bài học quan trọng, đó là khơng gì là không thể.

Những vấn đề triết học trong cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện
đại



4

Trong một thế giới không chắc chắn hiện nay, sự thay đổi công nghệ
là điều chắc chắn. Việc thay đổi công nghệ kéo theo những rủi ro. Song
không chấp nhận rủi ro lại chính là sự rủi ro lớn hơn cả! Mỗi nước cần có
kế hoạch phát triển dựa trên cơng nghệ riêng của mình. Tuy nhiên, một
ngun lý mang tính phương pháp luận chung cũng như sự phân tích so
sánh quốc tế có thể cung cấp thơng tin có giá trị cho các nhà hoạch định
chính sách và các nhà lập kế hoạch trong khu vực Nhà nước và khu vực
tư nhân.
Việc xây dựng kế hoạch phát triển dựa trên công nghệ phải bằng sự
lựa chọn chứ không phải là ngẫu nhiên. Điều đó có thể đạt được bằng sự
thuyết phục, tính quyết định, sự quyết tâm và hơn hết phải là ý trí chính
trị mãnh liệt - ý trí kiến tạo tương lai của một quốc gia sử dụng công nghệ
như một công cụ để phát triển.
Trong môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng hiện nay, cơng
nghệ là một biến số chiến lựơc sống cịn cho sự phát triển nhanh chóng
kinh tế - xã hội. Nếu có một kế hoạch sử dụng cơng nghệ thích hợp, nó
có thể là một chiếc chìa khố cho một xã hội phồn vinh, cho tồn thể
nhân loại. Do đó, cơng nghệ là hi vọng lớn nhất để nâng mức sống của
một số lớn những người nghèo trên thế giới. Mặc dù những vấn đề mà
các nước trong khu vực Châu á Thái Bình Dương phải đối phó là ít trầm
trọng hơn so với những khu vực khác, nhưng chúng vẫn đủ nghiêm
trọng để gây ra những căng thẳng xã hội đáng kể. Vì vậy, cần thiết phải
có một hành động khẩn cấp để tìm cách giải quyết những vấn đề căng
thẳng như: Tăng dân số, thất nghiệp tăng, giảm mức sống, suy kiệt tài
nguyên và huỷ hoại môi trường. Mục tiêu là phát triển kinh tế xã hội bền
vững thông qua việc áp dụng khôn ngoan công nghệ sao cho các thế hệ
hiện tại và tương lai sẽ được hưởng một cuộc sống tốt đẹp.


Những vấn đề triết học trong cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện
đại


5

Chương 2 – Cách mạng KHCN - vấn đề có tính chất thời
đại
2.1. Nguyên nhân của cuộc cách mạng KHCN
2.1.1 Tác dụng và ảnh hưởng của chiến tranh thế giới
Chiến tranh thế giới thứ hai là một tai hoạ to lớn chưa từng có trong
lịch sử lồi người, nhưng lại có tác dụng thúc đẩy nhất định đối với sự
phát triển của KHKT. Để dành thắng lợi trong chiến tranh các nước đế
quốc đã dốc sức và nghiên cứu KHKT quân sự. Các bên tham chiến
cạnh tranh kịch liệt trong việc phát minh và sử dụng các vũ khí và trang bị
mới như: Ra đa, tên lửa, máy bay phản lực, bom nguyên tử... Trong
chiến tranh Đức là nước đầu tiên dùng tên lửa mang đầu đạn có điều
khiển, cịn Mỹ là nước đầu tiên sử dụng bom nguyên tử. Việc phát minh
và sử dụng vũ khí, trang thiết bị mới không quyết định thắng bại cuối
cùng, song quả thực nó ảnh hưởng quan trọng đối với cuộc chiến. Sau
chiến tranh thế giới thứ hai, rất nhiều bộ môn KHKT quân sự được ứng
dụng vào ngành công nghiệp dân dụng, điều đó khơng những mở ra rất
nhiều ngành cơng nghiệp mới, mà cịn nâng cao nhanh chóng năng suất
lao động của toàn bộ nền kinh tế quốcdân. Chỉ riêng điểm này có thể thấy
rằng những thành tựu KHKT giành được sau chiến tranh, là do loài người
đã phải trả cái giá rất đắt mới có được.
2.1.2 Sự thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang giữa các siêu cường
quốc
Sau chiến tranh, do thế giới hình thành cơ cấu hai cực Mỹ và Liên
Xô, sự đối lập và đối kháng Đông - Tây rất nghiêm trọng, khiến các quốc

gia này chiến tranh ác liệt trong cuộc chạy đua vũ trang. Chi phí cho chạy
đua vũ trang hàng năm của họ chiếm khoảng trên dưới 10% giá trị tổng
sản phẩm quốc dân, thậm chí cịn hơn nữa trong lịch sử lồi người, chưa
bao giờ có cuộc chạy đua vũ trang ác liệt như vậy trong thời bình. Chỉ
riêng nước Mỹ, để chiếm ưu thế trong chạy đua vũ trang, đã đề ra kế

Những vấn đề triết học trong cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện
đại


6

hoạch "Chiến tranh giữa các vì sao" nếu thực hiện tất cả họ sẽ phải chi
khoảng 1000 tỷ đô la. Với sự thúc đẩy của hai siêu cường Mỹ và Liên Xô
(Cũ), một số nước phát triển khác cũng đổ một lượng lớn tiền của và sức
người vào sản xuất vũ khí và nghiên cứu KHKT quân sự. Theo tính tốn,
trong thập kỷ 80, chi phí cho nghiên cứu KHKT quân sự mỗi năm trên thế
giới tăng lên tới 50 - 70 tỷ đô la, chiếm khoảng 1/3 - 1/2 tồn bộ chi phí
nghiên cứu KHKT thế giới. Một lượng lớn tiền của đổ ra, đã thúc đẩy sự
phát triển của KHKT quân sự, các loại vũ khí và trang thiết bị quân sự
liên tiếp ra đời, không ngừng đổi mới các thế hệ. Điều đó cũng giống như
thời kỳ chiến tranh nó làm cho KHKT quân sự trở thành một ngành đi đầu
trong việc phát triển toàn diện KHCN, thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát
triển nhanh chóng trong thời kỳ nhất định.

2.2. Những vấn đề triết học trong cuộc cách mạng KHCN hiện
đại và Ảnh hưởng của cuộc cách mạng KHCN hiện đại
2.2.1. Cuộc cách mạng KHCN liên quan đến hầu như toàn bộ
các lĩnh vực KHKT với mức độ rộng lớn chưa từng có.
Các cuộc cách mạng KHKT trước nổ ra chủ yếu trong ngành động

lực và ngành chế tạo, còn cuộc cách mạng KHCN lần này thì xâm nhập
vào mọi mặt đời sống của lồi người như: Nông nghiệp, công nghiệp,
năng lựơng, giao thông, dịch vụ, thậm trí mơi trường sinh thái... Vì vậy,
mà ảnh hưởng của nó đối với chính trị - KT - XH là tồn diện và sâu sắc.
Nếu nói tiến bộ KHKT trước đây chủ yếu nhằm vào đòi hỏi phát triển sức
sản xuất, thì một đặc điểm quan trọng của cách mạng KHKT lần này là
đồng thời với việc thúc đẩy sự phát triển sức sản xuất, nó chủ yếu cịn
nhằm vào duy trì và cải thiện điều kiện và môi trường sống của con
người.
2.2.2. Cuộc cách mạng KHCN rút ngắn nhanh chóng q trình
biến KHCN thành lực lượng sản xuất
Làm cho khoa học và công nghệ phục vụ sự phát triển KT - XH càng
nhanh hơn, tốt hơn. Lấy việc phát minh và ứng dụng máy hơi nước làm
Những vấn đề triết học trong cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện
đại


7

ví dụ: Năm 1705, người ta đã phát minh ra máy hơi nước cớ lớn, năm
1925 Stivenson mới phát minh ra xe lửa chạy bằng máy hơi nước. Từ khi
phát minh ra máy hơi nước đến khi nó được ứng dụng rộng rãi vào sản
xuất và vận tải, phải tới hơn 100 năm. Việc phát minh ra động cơ đốt
trong, q trình rút ngắn cịn lại 80 năm. Cịn việc tìm ra và ứng dụng
năng lượng nguyên tử chỉ cần đến 40 năm. Lại lấy ví dụ như máy điện
thoại từ khi phát minh ra đến khi sử dụng rộng rãi phải mất 60 năm, cịn
vơ tuyến truyền hình phức tạp hơn rất nhiều, nhưng q trình đó chỉ có
14 năm. Máy tính điện tử chỉ trong vịng thời gian ngắn (14 năm) đã trải
qua 4 thế hệ. Có thể thấy rõ là, từ KHKT chuyển thành sức sản xuất,
đúng như một số nhà khoa học đã kết luận, có xu hướng phát triển "Tăng

tốc".
2.2.3. Cuộc cách mạng KHCN trở thành nguyên tố trực tiếp
quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất XH của các
nước tư bản
Các ngành công nghiệp mới dựa trên cơ sở KHKT công nghệ hiện
đại ra đời và phát triển rất nhanh, trở thành những ngành tiên phong, chủ
đạo của sự phát triển KT - XH.
Nhờ KHCN hiện đại, các ngành công nghiệp truyền thống phần lớn
là các ngành công nghiệp cơ sở, không thể thiếu đối với tái sản xuất XH,
đã được cải tạo không ngừng, năng suất lao động tăng liên tục.
Cơ cấu ngành thay đổi, chuyển dịch nâng cấp lên trình độ mới phù
hợp với nền sản xuất hiện đại, kỹ thuật cao, hàm lượng trí tuệ lớn.
Phân cơng lao động phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Chun
mơn hố chi tiết trong từng ngành, phân cơng chun mơn hố chi tiết
giữa các ngành, phân công liên kết chuyên môn hoá giữa các nước,
trong một số ngành đã xuất hiện dây chuyền sản xuất quốc tế.
Tái sản xuất mở rộng ngày càng phát triển theo chiều sâu lấy đầu tư
KHKT làm chính để nâng cao chất lượng lao động, tăng năng suất lao
động, tăng hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm. Điều này đã dẫn
Những vấn đề triết học trong cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện
đại


8

đến một thực tế mà nhà kinh tế Mỹ Simon Kuznetz trong cuốn "Tăng
trưởng kinh tế và kết cấu việc làm" của mình đã rút ra kết luận: Tốc độ
tăng trưởng cao của các nước ngày nay không phải do lao động đầu vào
cùng như tăng tư bản đầu vào quyết định, mà là do năng suất lao động
tăng với nhịp độ cao quyết định.

2.2.4. Cuộc cách mạng KHCN thúc đẩy sự xuất hiện hàng loạt
ngành nghề mới và làm cho những ngành nghề cũ được cải tạo
Làm cho cơ cầu ngành nghề ở các nước tư bản phát triển nhờ đó
mà có sự thay đổi lớn. Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng nhanh sau chiến
tranh, cơng nghiệp hố dầu là tổ hợp ngành nghề mới, có tác dụng rất
quan trọng. Ngày nay, những ngành nghề mới xuất hiện nhờ có sự phát
triển sâu sắc của cách mạng KHCN đã khơng chỉ có một, hai ngành, mà
là xuất hiện hàng loạt ngành công nghiệp mới như: Công nghiệp điện tử,
công nghiệp khoa học, công nghiệp nguyên tử, công nghiệp sinh vật,
công nghiệp tàu vũ trụ... phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự xuất hiện hàng
loạt ngành nghề mới, các ngành nghề cũ khơng bị xố bỏ, mà đựơc cải
tạo một cách triệt để. Việc sử dụng rộng rãi máy dệt khơng có thoi, đầu
máy hơi nước, sự phát triển rộng rãi của lò luyện thép điện và đúc gang
liên hồn, sự tăng vọt của hệ thống máy cơng cụ điều khiển... Tất cả
những cái đó khiến cho các ngành công nghiệp cũ như dệt và xe lửa,
gang thép... đều đổi mới về chất lượng. Sự phát triển của cuộc cách
mạng KHCN mới và các ngành nghề cũ ngày càng kết hợp chặt chẽ với
nhau. Các ngành mới lấy công nghiệp truyền thống làm chỗ dựa và thị
trường chủ yếu cho sự phát triển của mình, các ngành cũ thì dựa vào các
ngành cải tạo kỹ thuật mà tăng thêm sức sống mới. Sự kết hợp chặt chẽ
2 mặt này sẽ là xu thế quan trọng của sự phát triển KHKT từ nay về sau.

Những vấn đề triết học trong cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện
đại


9

Chương 3 - Q trình đổi mới chính sách KHCN ở nước
ta

Q trình đổi mới chính sách KHCN ở nước ta thực chất là quá trình
phát triển tư duy lý luận khoa học bằng những bổ sung thực tiễn vận
động KT - XH. Một q trình hồn thiện lý luận hướng tới chân lý khách
quan: KHCN là động lực phát triển KT - XH đất nước.
Căn cứ bản chất nội dung từng chặng đường phát triển của chính
sách KHCN trong tương lai, chúng ta có thể phân chia q trình cải cách
trong chính sách KH và CN ở nước ta theo 3 giai đoạn với những nội
dung khá đặc trưng.

3.1. Giai đoạn I (1975 - 1980):
Nội dung cải cách trong giai đoạn này ở nước ta cũng như hàng loạt
nước XHCN là nhằm vào việc hoàn thiện hệ thống kế hoạch hố, hình
thành phương thức kế hoạch hố theo chương trình các mục tiêu sao
cho Nhà nước có khả năng tập trung các nguồn lực thực hiện được các
mục tiêu KH đã đề ra.
Tuy nhiên, các biện pháp cải cách trong giai đoạn này không đạt
được những kết quả mong muốn do gặp phải những hạn chế không trực
tiếp bắt nguồn từ bản thân các biện pháp, chính sách KH và CN.

3.2. Giai đoạn II (1981 - 1986):
Ngày 20/4/1981 Bộ Chính trị có Nghị quyết 37-NQ/TW về chính sách
khoa học và kỹ thuật. Quyết định này đã tạo điều kiện cho cơ quan KH và
CN được mở rộng quan hệ hợp tác với nhau và với sản xuất thông qua
các hợp đồng nghiên cứu, triển khai, dịch vụ KH và KT, dẫn đến việc đa
dạng hoá các hoạt động của cơ quan KH và CN; Và do vậy, đa dạng hố
các nguồn kinh phí đi vào các cơ quan này, cũng từ đây làm xuất hiện
nhu cầu tự chủ tài chính đối với các cơ quan KH và CN.

Những vấn đề triết học trong cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện
đại



10

3.3. Giai đoạn III (1987 - nay):
Tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản
lý, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ; tăng cường tiềm lực khoa
học và công nghệ quốc gia; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, gắn nhiệm
vụ phát triển khoa học và công nghệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội ở các cấp, các ngành.
Từ tháng 8/2002 đến nay, Bộ KH&CN được thành lập theo Nghị
quyết Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XI. Bộ KH&CN có chức năng quản
lý nhà nước về hoạt động KH&CN, phát triển tiềm lực KH&CN; tiêu chuẩn
đo lường chất lượng; sở hữu trí tuệ (SHTT); năng lượng nguyên tử, an
toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh
vực thuộc Bộ quản lý; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà
nước tại doanh nghiệp thuộc Bộ quản lý.
Việc thành lập Bộ KH&CN trong giai đoạn đất nước đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển KH&CN, giúp Bộ
tập trung hơn cho các nhiệm vụ quản lý nhà nước về KH&CN trong phạm
vi cả nước, khẳng định vị thế và vai trò của Bộ trong việc điều phối và
thúc đẩy các hoạt động KH&CN đóng góp tích cực cho phát triển nền
kinh tế đất nước và hội nhập.

Những vấn đề triết học trong cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện
đại


11


Chương 4 – KẾT LUẬN
Tóm lại ! KHCN hiện đại có một vai trị rất quan trọng trong sự phát
triển của nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong sự nghiệp
CNH - HĐH hiện nay, KHCN hiện đại càng thể hiện rõ vai trị của nó đối
với Việt Nam như: Tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức,
cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ; tăng cường
tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia; đẩy mạnh nghiên cứu ứng
dụng, gắn nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ với nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành….
Nhà nước ta đã có những chính sách ưu tiên, khuyến khích để phát
triển KHCN: Tập trung nguồn lực để thực hiện các chương trình, đề án
khoa học và công nghệ quốc gia và nâng cao năng lực khoa học và công
nghệ quốc gia; Đổi mới cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước cho khoa học
và công nghệ, huy động các nguồn lực xã hội cho khoa học và công
nghệ; Xây dựng đồng bộ chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ cán bộ
khoa học và công nghệ; Phát triển thị trường khoa học và công nghệ gắn
với việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ; Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao
nhận thức xã hội về vai trị của khoa học và cơng nghệ…..
Với thế hệ sinh viên trẻ - Lực lượng nòng cốt của sự nghiệp CNH HĐH ngày nay, mỗi chúng ta cần phải tự mình trau dồi thêm kiến thức về
KHCN nói riêng và về mọi mặt nói chung khơng chỉ trong trường học mà
còn cả trong thực tiễn cuộc sống để có thể đưa nước ta vững bước đi lên
con đường XHCN đúng như mong muốn của Bác Hồ vĩ đại "Non sơng
Việt Nam có trở nên vẻ vang hay khơng chính nhờ một phần lớn ở cơng
học tập của các cháu".

Những vấn đề triết học trong cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện
đại



12

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] GS Tiến sĩ Vũ Đình Cự (1996),Khoa học và Công nghệ lực lượng sản
xuất hàng đầu, tr. 9-17, Nxb Chính Trị Quốc gia Hà Nội.
[2] Lê Văn San (Chủ biên ), Đào Lê Minh, Trần Quang Lâm (1995), Chủ
nghĩa tư bản hiện đại (T.1) Khoa học - công nghệ và phát triển kinh tế,
tr. 20-79, Nxb Chính Trị Quốc gia Hà Nội.
[3] Phó Tiến sĩ Nguyễn Văn Thuỵ (Chủ biên) (1994), Một số vấn đề về
chính sách phát triển Khoa học và Công nghệ, tr.163 – 211, Nxb
Chính Trị Quốc gia Hà Nội.

Những vấn đề triết học trong cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện
đại



×