Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

luận văn quản trị marketing Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách marketing tại công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu và Phân Phối Chuyên Nghiệp Toàn Cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.19 KB, 49 trang )

MỤC LỤC
Thực tập chuyên đề
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay tất cả các công ty liên tục phải hoạt động trong môi trường cạnh
tranh khốc liệt. Các đối thủ cạnh tranh thường liên tục thay đổi chính sách nhằm
thu hút khách hàng về phía mình. Do sản phẩm rất đa dạng, người tiêu dùng
đứng trước rất nhiều sự lựa chọn khác nhau về chủng loại và nhãn hiệu hàng
hoá. Đồng thời nhu cầu của khách hàng cũng ngày càng phong phú đa dạng. Do
đó khách hàng có quyền lựa chọn những hàng hoá có sức hấp dẫn nhất, thoả
mãn tối đa nhu cầu và lợi ích của mình.
Đứng trước môi trường cạnh tranh gay gắt như vậy, các công ty phải làm
gì để tồn tại và chiến thắng ? Nếu muốn thành công thì công ty không thể làm
việc theo cảm hứng thờ ơ trước nhu cầu của khách hàng cũng như đối thủ cạnh
tranh, mà phải xem Marketing là một triết lý kinh doanh cho toàn công ty chứ
không chỉ là chức năng riêng biệt. Tất cả các nhân viên của họ đều hướng theo
khách hàng và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Tuy vậy muốn thu hút được
khách hàng thì cần phải có chiến lược dịch vụ nhằm tạo ra sự khác biệt hơn hẳn
so với đối thủ cạnh tranh, đồng thời phải luôn theo dõi từng hoạt động của đối
thủ cạnh tranh để có đối sách năng động và hữu hiệu. Các công ty này không
thể làm ngơ trước một chiến dịch quảng cáo, một chương trình khuyến mại hay
một sản phẩm mới của các đối thủ cạnh tranh mà phải theo dõi một cách sát xao
để luôn có chiến lược, chiến thuật cần thiết và hơn hẳn nhằm giành thế chủ
động. Vì vậy, các công ty cần định rõ những điểm mạnh, điểm yếu của mình
nhằm xác định vị thế cạnh tranh, sẵn sàng tìm ra những kẽ hở của đối thủ cạnh
tranh để tấn công. Đó chính là các công việc để thiết lập kế hoạch chiến lược cạnh
tranh trên thị trường của các công ty.
Từ vị trí quan trọng của marketing và việc quản lý công tác marketing ở
doanh nghiệp đang là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Không chỉ
là những doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam cũng
đang trên đường chuyên nghiệp hoá từng bộ phận vì thế trình độ của nhà quản
2


Nguyễn Minh Hà
Thực tập chuyên đề
lý cần phải cao hơn. Những giáo trình, những tài liệu về marketing luôn là tư
liệu quý báu cho các nhà lãnh đạo,
Xuất phát từ thực trạng của vấn đề, đề tài: “ Giải pháp nhằm hoàn thiện
chính sách marketing tại công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu và Phân Phối
Chuyên Nghiệp Toàn Cầu” có ý nghĩa rất quan trọng và trước mắt nó là cần
thiết đối với Công ty em đang làm việc.
Chuyên đề được kết cấu theo 3 chương sau:
Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu và Phân Phối
Chuyên Nghiệp Toàn Cầu.
Chương 2: Thực trạng chính sách marketing của Công ty TNHH Xuất
Nhập Khẩu và Phân Phối Chuyên Nghiệp Toàn Cầu.
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách marketing tại công ty
TNHH Xuất Nhập Khẩu và Phân Phối Chuyên Nghiệp Toàn Cầu
Do vốn kiến thức và khả năng có hạn của em cho nên chuyên đề không tránh
khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức. Rất mong được sự chỉ dẫn
tận tình của ThS Nguyễn Thị Phương Lan để em có thể làm tốt thực tập chuyên đề
này.
3
Nguyễn Minh Hà
Thực tập chuyên đề
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU
VÀ PHÂN PHỐI CHUYÊN NGHIỆP TOÀN CẦU
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty
Tên công ty: Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu và Phân Phối Chuyên
Nghiệp Toàn Cầu ( Công ty TNHH XNK & phân phối chuyên nghiệp toàn
cầu)
Tên giao dịch: Prodis.jsc

Tên viết tắt: Prodis.jsc
Trụ sở: Nhà D10, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0437726684/85
Fax: +84435409019
Vốn điều lệ: 10.000.000.0000vnd (mười tỷ việt nam đồng)
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Từ ngày được thành lập, công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu và Phân Phối
Chuyên Nghiệp Toàn Cầu đã trải qua hơn nửa thế kỉ với những giai đoạn phát
triển như sau:
Ngày 13/06/2004, sở Kế hoạch & đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh số 0108007352 cho Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu và Phân
Phối Chuyên Nghiệp Toàn Cầu trụ sở tại nhà D10, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội.
Ngày 10/11/2004 công ty chính thức đi vào hoạt động.
Năm 2008, công ty nằm trong danh sách xếp hạng 500 công ty lớn nhất
Việt Nam về doanh thu theo mô hình FORTUNE 500
Năm 2008 được nhận giải thưởng “Công ty phát triển bền vững” do Bộ
Công thương trao tặng.
Năm 2010 được chứng nhận là một trong 500 thương hiệu hàng đầu của
Hội đồng Khoa học và Hội đồng giám khảo thuộc Liên hiệp các hội Khoa học
và Kỹ thuật Việt Nam.
4
Nguyễn Minh Hà
Thực tập chuyên đề
1.1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý kinh doanh và mục tiêu hoạt động của
Công ty
- Tầm nhìn: Công ty TNHH XNK & phân phối chuyên nghiệp toàn cầu
hiểu rằng, vị thế của công ty được thể hiện qua chất lượng của mỗi sản phẩm và
dịch vụ chăm sóc khách hàng. Để có được điều này đồi hỏi phải có sự sáng tạo
khoa khọc trong công nghệ, trong môi trường làm việc, trong sự nỗ lực của mỗi
cá nhân để phát huy sức mạnh nội lực và kết nối sức mạnh của các đối tác trên

quan điểm cùng hướng tới những lợi ích và thành công.
- Sứ mệnh: Công ty TNHH XNK & phân phối chuyên nghiệp toàn cầu
nhận thức và xác định rõ sứ mệnh của công ty là mang lại giá trị đích thực cho
cộng đồng, góp phần vào sự đổi mới và phát triển lĩnh vực kinh doanh tại Việt
Nam bằng việc đưa ra những sản phẩm, giải pháp công nghệ hàm chứa tri thức
cao, song song với việc sản xuất, phân phối những thiết bị khoa học có chất
lượng và uy tín cao đáp ứng những yêu cầu của thị trường và khách hàng.
- Triết lý kinh doanh:
+ Đối tác tin cậy: Cơ hội phát triển chỉ có được từ những mối quan hệ
bền vững với các đối tác.
+ Giải pháp chuyên nghiệp: Đó chính là tầm nhìn, sư mệnh và tiêu chí
của chúng tôi cam kết.
+ Dịch vụ chu đáo: Không chỉ thể hiện tình cảm và trách nhiệm từ
chính đội ngũ con người của Công ty TNHH XNK & phân phối chuyên
nghiệp toàn cầu mà còn thể hiện vị thế uy tín và thương hiệu của chúng tôi
trong xã hội.
- Mục tiêu hoạt động của công ty: Xây dựng và phát triển Công ty TNHH XNK
& phân phối chuyên nghiệp toàn cầu trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực
kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam.
5
Nguyễn Minh Hà
Thực tập chuyên đề
1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty XNK & Phân Phối Toàn Cầu
1.2.1. Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức Công ty XNK & Phân Phối Toàn Cầu
6
Nguyễn Minh Hà
GIÁM ĐỐC
PHÒNG
BÁN

HÀNG
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
DỰ
ÁN
PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ
TOÁN
PHÒNG
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG
DỰ
TOÁN
PHÒNG TƯ VẤN QUẢN
LÝ HIỆN TRƯỜNG
Thực tập chuyên đề
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng
quản trị, Tổng giám đốc và Ban kiểm soát.
Đại hội đồng cổ đông: Gồm hai (2) Pháp nhân và một (1) thể nhân.
Hội đồng quản trị: Gồm 3 đ/c: 1 Chủ tịch và 2 Uỷ viên.
Ban Giám đốc: Gồm 2 đ/c: 1 Tổng giám đốc và 1 phó tổng

giám đốc.
Ban kiểm soát: Gồm 3 đ/c: 1 Trưởng ban và 2 Uỷ viên.
1.2.3. Cơ cấu Nhân lực các phòng ban Công ty
Công ty gồm 07 phòng ban sau: 39 nhân viên
Phòng Tổ chức hành chính: Gồm 1 trưởng phòng và 2 nhân viên.
Phòng Tài chính kế toán: Gồm 1 trưởng phòng và 3 nhân viên.
Phòng Dự án: Gồm 1 trưởng phòng và 8 nhân viên (kiêm
nhiệm).
Phòng Kinh Doanh: Gồm 1 trưởng phòng và 10 nhân viên.
Phòng Bán Hàng: Gồm 1 trưởng phòng và 14 nhân viên.
Phòng Dự toán: Gồm 1 trưởng phòng và 4 nhân viên
Phòng Tư vấn QL hiện trường: Gồm 1 trưởng phòng và 5 nhân viên.
Số cán bộ làm việc tại Công ty: 2 lãnh đạo Công ty và 37 cán bộ trong đó có 03
Tiến sỹ, 7 Thạc sỹ và 27 cử nhân bán hàng, nhân viên kinh doanh…
Số cán bộ là Chuyên gia của Công ty: 06 người.
7
Nguyễn Minh Hà
Thực tập chuyên đề
Số cán bộ là công tác viên thường xuyên của Công ty: 22 người.
1.2.4. Chức năng của các bộ phận trong công ty
Giám đốc: Là người điều hành và kiểm tra các hoạt động của công ty.
Dưới giám đốc còn có phó giám đốc: là người tham mưu chuyên môn cho
giám đốc, giúp giám đốc điều hành các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công
ty, thực hiện các nhiệm vụ do giám đốc uỷ quyền, phân công.
Phòng tổ chức hành chính: Làm nhiệm vụ sắp xếp và giám sát hoạt động
của những người lao động làm lương và xây dựng các phương án trả lương cho
người lao động.
Phòng tài chính kế toán: Đảm nhận chức năng chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức
thực hiện công tác tài chính kế toán trong công ty theo đúng pháp luật của nhà
nước, có nhiệm vụ tổ chức hạch toán thống kê các phân nghành để cung cấp

thông tin kinh tế chính xác, kịp thời và đầy đủ, chính xác cho ban giám đốc.
Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường và chăm sóc khách
hàng báo cáo các hoạt động tiêu thụ của công ty cho giám đốc. Đưa ra các
phương án nhằm sản xuất sản phẩm một cách hiệu quả nhất để đảm bảo hoạt
động sản xuất và tiêu thụ của công ty được thường xuyên và liên tục.
Ban quản lý dự án: Có nhiệm vụ thiết lập, thực hiện và quản lý các dự án
sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, hệ thống dịch vụ phục vụ cũng như
chăm sóc khách hàng của công ty… nhằm tăng lợi nhuận và tăng trưởng cho
công ty, tham mưu và định kỳ báo cáo với ban giám đốc công ty.
Các trung tâm, cửa hàng ….: Được điều hành trực tiếp bởi ban giám đốc
công ty, cho chức năng thực hiện những nhiệm vụ được giao và tham mưu cho
ban giám đốc trong việc vạch ra đường lối và chiến lược phát triển kinh doanh
ngắn hạn hoặc dài hạn.
8
Nguyễn Minh Hà
Thực tập chuyên đề
1.3. Đánh giá kết quả hoạt động của Công ty giai đoạn 2010 - 2012
1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 -2012
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2010 - 2012
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ
tiêu
2010 2011 2012
Chênh lệch
2010 so với 2009
Chênh lệch
2011 so với 2010
Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
1.Doanh thu thuần
15,165.3 15,783.4 13,850.6

618.1 4,1% (1,932.8) (12.24%)
2.Giá vốn hàng bán
13,574 13,797.2 12,459.3
223.2 1.64% (1,337.9) (9.7%)
3.Lợi nhuận gộp
bán hàng
1,591.3 1,986.2 1,391.3
394.9 24.82% (594.9) (29.95%)
4.Doanh thu hoạt
động tài chính
41.55 29.3 23.7
(12.25) (29.48%) (5.6) (19.11%)
5.Chi phí tài chính
1.7 1.5 1.2
(0.2) (11,8%) (0.3) (20%)
6 Chi phí bán hàng
845.6 867.9 661.7
22.3 2.64% (206.2) (23.76%)
7.Chi phí quản lý
DN
200.7 208.3 214.3
7.6 3.8% 6 2.9%
8. Lợi nhuận từ
HĐSXKD
584.85 937.8 537.8
352.95 60.35% (400) (42.65%)
9. Thu nhập khác
183.5 214.6 75.1
31.1 16.9% (139.5) (65%)
10.Chi phí khác

145.7 184.1 51.8
38.4 26.35% (132.3) (71.86%)
11.Lợi nhuận khác
37.8 30.5 23.3
(7.3) (19.31%) (7.2) (23.6%)
12.Tổng LNTT 622.65 968.3 561.1 345.65 55.5% (407.2) (42.05%)
9
Nguyễn Minh Hà
Thực tập chuyên đề
13. Thuế TNDN 155.65 242 140.3
14. LNST 467 726.3 420.8
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy:
- Doanh thu của năm 2011 tăng 618.1 triệu đồng so với năm 2010 do đó
mà lợi nhuận gộp hàng bán của công ty năm 2011 tăng 394.9 triệu đồng so với
năm 2010 ( tương đương tăng 24.82%). Đây là mức tăng rất ấn tượng, vì đây là
thời gian nền kinh tế trong nước và quốc tế đang trong gian đoạn suy thoái.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2011
so với năm 2010 tăng lần lượt là 2,64% và 3,8% đây là mức tăng hợp lý so với
sức tăng của doanh thu năm 2011 so với năm 2010 ( tăng 4,1%)
- Lợi nhuận của công ty năm 2011 tăng 352.95 triệu đồng so với năm
2010 ( tương đương tăng 60.35% ) đây là mức tăng rất ấn tượng, vượt xa so với
chỉ tiêu của công ty năm 2011 lợi nhuận tăng 30%. Mặc dù doanh thu tăng chỉ
có 4.1% nhưng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 60.35% là do công ty đã
điều chỉnh các hoạt động bán hàng, cắt giảm các bộ phận không cần thiết do đó
mà chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đã giảm đi rất nhiều
- Doanh thu năm 2012 giảm 1,932.8 triệu đồng so với năm 2011 ( tương
đương giảm 12,24%). Đây là do ảnh hưởng mạnh của việc suy thoái kinh tế
toàn cầu và nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện làm cho doanh thu của công ty
giảm mạnh

- Doanh thu năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011 dẫn đến hàng loạt
các chỉ tiêu của công ty năm 2012 giảm so với năm 2011 đặc biệt là lợi nhuận
từ hoạt động kinh doanh (giảm 42,64%)
1.3.2. Đánh giá các hoạt động khác
- Thi đua : Ban quản trị công ty luôn đưa ra các phong trào thi đua giữa các
phòng ban, giữa các nhân viên trong cùng một bộ phận. Thi đua các kết quả bán
hàng của phòng kinh doanh xem ai là người có doanh số đứng đàu tháng, đầu
10
Nguyễn Minh Hà
Thực tập chuyên đề
quý, đầu năm Thông qua các hoạt động thi đua này làm cho các nhân viên
luôn có tinh thần phấn đấu để là người đứng đầu, qua thi đua doanh số của công
ty cũng tăng lên đáng kể, hơn nữa nó còn là động lực thúc đẩy tình thần làm
việc của nhân viên. Thi đua giữa bộ phận kho và bộ phòng kế toán xem bên nào
có hiệu quả công việc cao, chính xác Ai cũng muốn là người được Ban giám
đốc tin tưởng, đánh giá cao, vậy nên công việc luôn có những bước tiến triển
tốt, tinh thần trách nhiệm cao.
- Văn hóa công ty :
+ Làm việc theo nhóm: Một tập thể làm việc hợp tác và hiệu quả là yếu tố
thiết yếu cho sự thành công. Vì vậy Công ty luôn tạo điều kiện để các cá nhân
làm việc theo nhóm, kết quả đạt được của đội chính là thành quả của mỗi cá
nhân. Sự đóng góp và hợp tác của từng thành viên sẽ tạo ra sức mạnh của cả
Công ty.
+ Trao đổi thông tin: Bạn được khuyến khích chia sẻ các quan điểm, tìm
kiếm thông tin, cung cấp dữ liệu và giải quyết những vướng mắc cùng với cấp
trên trực tiếp; khi cần thiết cũng có thể tham khảo ý kiến của bất kỳ thành viên
nào trong Ban Lãnh đạo để đi đến giải pháp sau cùng. Trưởng phòng của bạn
luôn lắng nghe ý kiến của bạn, khuyến khích những nỗ lực và tìm giải pháp cho
những khó khăn mà bạn gặp phải. Ban Giám đốc không chấp nhận cách truyền
đạt thông tin sai lệch, đồn thổi, gây chia rẽ nội bộ làm tinh thần làm việc và

quan hệ đồng nghiệp trở nên đố kỵ và thiếu hợp tác.
+ Tôn trọng giá trị Nhân viên: Công ty luôn xem con người là nguồn lực
quý giá nhất. Vì thế, Công ty luôn tạo mọi điều kiện để bạn phát huy hết tiềm
năng của mình bằng cách khuyến khích bạn học hỏi thêm và tin tưởng giao phó
những trọng trách cao hơn, phù hợp với khả năng và kinh nghiệm mà bạn có thể
đảm trách.
+ Trách nhiệm: Sự thành công của Công ty phụ thuộc vào việc thỏa mãn
những quyền lợi hợp lý, đúng đắn của khách hàng và nhân viên. Điều này cần
phải có sự hợp tác toàn tâm toàn ý của mọi thành viên trong Công ty. Bạn cần
11
Nguyễn Minh Hà
Thực tập chuyên đề
phải làm việc đúng giờ, đều đặn, hoàn thành công việc một cách hữu hiệu, đạt
chất lượng cao và chấp hành nội qui, quy định và chuẩn mực đã đề ra.
+ Tính chuyên nghiệp trong công việc: Tính chuyên nghiệp được thể hiện
trong cách làm việc smarter than harder , bằng việc chấp hành nghiêm túc
nguyên tắc quản lý điều hành, đảm bảo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao. Tính chuyên nghiệp cũng đòi hỏi bạn kiểm soát hữu hiệu cảm xúc cá nhân
của mình để lắng nghe, trao đổi nhằm giải quyết các rắc rối, khó khăn trong
công việc theo mục tiêu chung của công ty. Mặt khác, Tính chuyên nghiệp được
thể hiện bằng cam kết cung cấp giải pháp và công cụ cho khách hàng với chất
lượng cao, dịch vụ hậu mãi chu đáo và uy tín, giao tiếp với khách hàng bằng
thái độ hòa nhã, lịch thiệp, tôn trọng nhau trong thương lượng và tranh luận để
đi đến thống nhất. Sử dụng các biểu mẫu, tài liệu chuẩn của công ty khi gửi đến
khách hàng
+ Tự nguyện tham gia hoạt động xã hội và phát triển cộng đồng: Ban
Giám đốc và toàn thể nhân viên Công ty XNK và Phân Phối Toàn Cầu tự
nguyện tham gia các hoạt động từ thiện hoặc các công tác xã hội để phát triển
cộng đồng, tôn trọng pháp luật.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách marketing của Công ty cổ

phần XNK & phân phối toàn cầu.
1.4.1. Trình độ quản lý
Trình độ quản lý đóng vai trò đầu tiên và quan trọng trong các nhân tố
ảnh hưởng đến chính sách marketing của công ty. Bởi lẽ, người quản lý là người
đưa ra các chiến lược marketing và chịu trách nhiệm với các quyết định đó.
Đánh giá trình độ quản lý ở Công Ty TNHH XNK và Phân phối chuyên nghiệp
toàn cầu tương đối tốt vì vậy nên các chính sách của Công ty đưa ra luôn được
thực hiện tốt, trong đó có chính sách marketing.
1.4.2. Tình hình tài chính
12
Nguyễn Minh Hà
Thực tập chuyên đề
Tình hình tài chính cũng là nhân tố quan trọng quyết định chính sách
marketing của công ty sẽ tiến hành như thế nào. Hiện nay, tình hình tài chính
của Công ty TNHH XNK và Phân Phối Chuyên Nghiệp Toàn Cầu tương đối ổn
định. Điều này giúp cho công ty có thể dẽ dàng lựa chọn các chiến lược
marketing tốt nhất như quảng cáo; tham gia các gian hành giới thiệu sản phẩm;
mở các hội trợ triển lãm sản phẩm trong nước và ở nước ngoài…
1.4.3. Đội ngũ nhân viên
Trình độ là một đòi hỏi không thể thiếu được của cán bộ công nhân viên
công ty trong cơ chế thị trường khi muốn cạnh tranh thành công và mang lại lợi
nhuận tối đa cho công ty. Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu hơn nữa, trong những
năm tới, công ty đặt mục tiêu nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên nói
chung nhất là nhân viên phòng kinh doanh lên hàng đầu. Bên cạnh việc động
viên, khuyến khích nhân viên tự bồi dưỡng kiến thức trình độ của mình trong
thời gian tới công ty cũng bước đầu triển khai tổ chức các cuộc toạ đàm cùng
các chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩu nhằm cập nhập thông tin, tiếp thu kinh
nghiệm hữu ích cho đội ngũ nhân viên. Công ty cũng tổ chức những cuộc hội
thảo theo chủ đề trong nội bộ nhằm chia sẻ kinh nghiệm, truyền đạt các phương
thức làm việc cũng như cùng tháo gỡ các vướng mắc trong lĩnh vực xuất khẩu.

Mọi nhân viên cùng nhau thảo luận bàn bạc đưa ra một phương án hoàn thiện
nhất có lợi nhất cho công ty. Mặt khác, nhân viên xuất khẩu còn luôn tự trau dồi
khả năng ngoại ngữ để thuận tiện hơn trong giao tiếp với đối tác nhằm đáp ứng
đúng yêu cầu mà khách hàng đưa ra. Nâng cao khả năng ngoại ngữ góp phần
giảm thiểu chi phí thuê phiên dịch trong các cuộc tiếp xúc cũng như các chuyến
đi khảo sát thực địa tại thị trường nước ngoài.
1.4.4. Giá
Giá cả là đặc trưng của một sản phẩm dịch vụ mà người tiêu dùng có thể
nhận thấy trực tiếp nhất. Đó vừa là dấu hiệu kinh tế tức là phải trả bao nhiêu
13
Nguyễn Minh Hà
Thực tập chuyên đề
tiền để có được hàng hoá, dịch vụ đồng thời là một dấu hiệu về tâm lý xã hội thể
hiện những giá trị thu được khi tiêu dùng sản phẩm và là một dấu hiệu về chất
lượng giả định của hàng hoá dịch vụ.
a. Vai trò của chiến lược giá cả
Giá cả là một trong những yếu tố cơ bản của Makerting-mix nó đóng vai
trò quan trọng trong việc mua hàng của người tiêu dùng.
Khi bán một loại sản phẩm hàng hoá là một quyết định rất quan trọng đối
với công ty.
Giá cả có ảnh hưởng to lớn đến khối lượng bán của công ty nó thường
xuyên là tiêu chuẩn quan trọng của việc mua và lựa chọn của khách hàng.
Giá cả có tác động mạnh mẽ đến doanh thu và lợi nhuận của công ty như
vậy giá cả giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
b. Các mục tiêu giá cả của công ty
Là một công ty đã hình thành và phát triển gần 10 năm, hiện nay công ty
đã dần có danh tiếng trên thị trường. Trên cơ sở đó, công ty có đưa ra các mục
tiêu về giá cả cần đath được như sau :
— Lợi nhuận tối đa
— Bảo đảm tối đa hoá tiêu thụ

— Bảo đảm giữ uy tín của sản phẩm
— Giữ được ổn định trong kinh doanh
— Chiến lược giá phải đảm bảo thiệt hại ít nhất trong trường hợp bán phá
giá hàng hoá
c. Chính sách giá được công ty áp dụng
Chính sách giá hiện nay đang được công ty áp dụng chính là chính sách giá
biến đổi. Công ty xác định một mức giá nào đó nhưng không phải lúc nào cũng
bán với giá này mà tuỳ tình hình thị trường khách hàng và điều kiện cạnh tranh
mà thay đổi giá cho phù hợp. Có như vậy, công ty mới có thể nắm giữ khách
hang và tăng sự cạnh tranh đối với các đối thủ trong cùng ngành nghề kinh
doanh.
14
Nguyễn Minh Hà
Thực tập chuyên đề
1.4.5. Sản phẩm
Công ty có 1 số lợi thế về nguồn sản phẩm trong nước. Cụ thể như sau:
- Hàng dệt may : Dệt may là một trong những mặt hàng có tiềm năng lớn,
thu hútđược sự quan tâm của các bạn hàng trên thế giới đặc biệt là Nhật Bản và
Khối EU.
- Gỗ : gỗ là một trong những tài nguyên quý của nước ta với nhiều loại gỗ
có giá trị kinh tế lớn như lim, sến, táu, trầm hương…
- Sản phẩm chế biến từ gỗ: đây là mặt hàng chất lượng cao, đa dạng về
chủng loại và chiếm tỷ trọng xuất khẩu đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của công ty nhất là hàng thủ công mỹ nghệ.
- Gạo : từ một nước đói nghèo, hiện nay Việt Nam đã trở thành quốc gia
có sản lượng lúa gạo xuất khẩu đứng thứ 2 trên Thế giới. Cho nên, gạo là mặt
hàng xuất khẩu đầy triển vọng mà công ty quyết định chọn lựa trong danh mục
hàng hoá xuất khẩu.
1.4.6. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chiến lược

marketing của công ty. Công ty TNHH XNK và phân phối chuyên nghiệp Toàn
Cầu luôn chú trọng đến vấn đề này. Đặc biệt luôn có các hoạt động phân tích
đối thủ cạnh tranh: đánh giá điểm yếu, điểm mạnh các đối thủ hiện tại và các
đối thủ tiềm tang. Những phân tích này cung cấp cho công ty bức tranh về tổng
thế về các đối thủ đó, qua đó xác định rõ các cơ hội và thách thức. Từ việc xác
định rõ các cơ hội và thách thức, công ty sẽ có chiến luowch marketing hợp lý
nhất.
15
Nguyễn Minh Hà
Thực tập chuyên đề
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH MARKETING CỦA CÔNG
TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI CHUYÊN NGHIỆP
TOÀN CẦU
2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2010 – 2012
2.1.1. Theo sản phẩm
Bảng 2.1: T@nh h@nh tiêu thụ hàng hóa theo mặt hàng
Đơn vị tính:USD
Cơ cấu mặt
hàng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Trị giá Tỷ
trọng
%
Trị giá Tỷ
trọng
%
Trị giá Tỷ
trọng %
Gia công may
mặc

152300 144320 150740 34,09
Quế hồi 22532 26400 29357 8,39
Mỹ phẩm 53592 62303 64681 18,49
Gạo 47234 36086 46644 13,33
Gỗ và sản
phẩm gỗ
32731 44502 49152 14,05
Hàng khác 11908 8888 923 6 11,65
Tổng cộng 320300 100 322500 100 349813 100
Nguồn số liệu: Phòng kinh doanh
Qua số liệu bảng 2.1 ta thấy tình hình tiêu thụ theo mặt hàng của công ty
tăng qua các năm, đặc biệt năm 2012 có một bước đột phá đáng kể, đạt giá là
16
Nguyễn Minh Hà
Thực tập chuyên đề
349813$. Sự tăng lên đáng kể này do nhiều yếu tố hợp thành, có yếu tố khách
quan, có yếu tố chủ quan. Tuy nhiên, phần lớn do nỗ lực công tác của toàn thể
công nhân viên trong công ty cũng như do cơ chế mở cửa hội nhập kinh tế
chính trị, tăng cường quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới của Chính Phủ.
Cơ cấu mặt hàng của công ty so với nhiều đối thủ cạnh tranh khá đa dạng và
phong phú về chủng loại, trong đó hàng gia công may mặc và chất tẩy rửa tổng
hợp là hai mặt hàng chiếm tỷ trọng mạnh nhất.
Hàng gia công may mặc: So với năm 2010, trị giá hàng gia công may mặc
xuất khẩu năm 2011 và 2012 đã giảm nhẹ. Lý do giải thích cho việc giảm
xuống này là bởi vị thế hàng gia công may mặc nước ta không còn nhiều lợi thế
cạnh tranh như trước kia nữa. Sự đa dạng mặt hàng gia công may mặc của một
số nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan ngày càng lớn mạnh. Mặt
khác, thị trường trở nên khắt khe hơn trong các quy định về tiêu chuẩn hàng hoá
nhất là thị trường chung Châu Âu.
Chất tẩy rửa tổng hợp : Khác với hàng gia công may mặc, thị trường chất

tẩy rửa tổng hợp vẫn giữ vị trí chủ đạo, với trị giá tăng đều qua các năm. Đề cử,
năm 2011 ( chiếm 9,45 %) tăng 8710 $, năm 2012( chiếm 10,40%) tăng 2378
$.
Mặt hàng quế hồi là mặt hàng chiếm tỷ trọng thấp nhất ( chỉ chiếm dưới
10%). Sở dĩ như vậy bởi đây là mặt hàng quý hiếm, chủ yếu được sử dụng làm
hương liệu và thuốc bắc. Mặt hàng này phần lớn được xuất khẩu sang thị trường
Trung Quốc, với giá trị trung bình hàng năm là 12000 USD.
Nhìn chung, các mặt hàng khác như lạc nhân, gạo, gỗ và các sản phẩm gỗ
là những mặt hàng tỷ trọng chưa mạnh nhưng đều có xu hướng tăng dần qua 3
năm.
2.1.2. Theo khu vực địa lý
Bảng 2.2: T@nh h@nh tiêu thụ hàng hóa theo khu vực
17
Nguyễn Minh Hà
Thực tập chuyên đề
Đơn vị tính: Đồng
Thị trường Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Trị giá Tỷ
trọng%
Trị giá Tỷ
trọng%
Trị giá Tỷ
trọng%
Khối EU 59580 18,6 62440 19,36 61250 17,51
Trung Quốc 123700 38,62 118300 36,68 130970 37,44
Mỹ 9720 3,03 10510 3,28 12370 3,54
Nhật Bản 10500 3,28 11200 3.46 16500 4,72
Singapore 42030 13,12 45800 14,2 49720 14,21
Thái Lan 11860 3,7 12050 3,74 15180 4,34
Hàn Quốc 10540 3,28 11930 3,7 13490 3,86

Đài Loan 7350 2.27 9770 3,03 10270 2,94
Các nước
khác
45020 14,1 40500 12,57 40063 11,45
Tổng cộng 3203000 100 322500 100 349813 100
Nguồn số liệu: Phòng kinh doanh
Không những đa dạng về mặt hàng, thị trường tiêu thụ của công ty cũng
hết sức phong phú. Công ty thiết lập quan hệ xuất khẩu hàng hoá sang hơn 10
quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu tại mỗi quốc gia có những
khác biệt tuỳ thuộc điều kiện khách quan cũng như tiềm lực của công ty.
Thị trường Trung Quốc: Đây là thị trường xuất khẩu chủ đạo của công ty
với kim ngạch xuất khẩu cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất
khẩu. Việc xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc tăng đều qua các năm. Đối với
công ty, thị trường Trung Quốc là thị trường giàu tiềm năng với dân cư đông,
nhu cầu đa dạng, yêu cầu tiêu chuẩn hoá các mặt hàng không cao, thuận tiện
18
Nguyễn Minh Hà
Thực tập chuyên đề
trong giao dịch, thuận tiện trong công tác vận chuyển giao hàng, giảm tối đa chi
phí cho công ty. Do những thuận lợi trên, công ty luôn luôn chủ động tìm mọi
biện pháp nâng cao kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này, xâm nhập sâu hơn
vào thị trường, nắm bắt và đáp ứng kịp thời thị hiếu của người tiêu dùng nhất là
giới trẻ. Chẳng hạn, năm 2010 trị giá xuất khẩu đạt 123700$, chiếm 38,62%;
năm 2011 đạt 118300$ có giảm nhưng lượng giảm không đáng kể. Đến năm
2012, công ty đã khắc phục những yếu kém của năm 2011 nâng giá trị xuất
khẩu vào thị trường Trung Quốc lên 130970$, tăng 12670$ so với năm 2011 với
sự gia tăng khối lượng quế, hồi xuất khẩu.
Thị trường EU: Cùng với thị trường Trung Quốc thì EU cũng là thị trường
có vị thế trọng yếu trong các thị trường xuất khẩu của công ty. Năm 2010 và
2011 tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá của công ty vào thị trường này tăng rõ rệt từ

18,6% lên tới 19,36% (tăng 0,76%). Bước sang năm 2012, tỷ trọng xuất khẩu
của công ty vào thị trường EU có dấu hiệu suy giảm, chỉ còn 17,51% với giá trị
xuất khẩu đạt 61250$. Sự giảm sút đáng kể này do sù phát triển mạnh và
nhanh chóng của hàng gia công may mặc tại các nước trong khu vực Châu á
như Trung Quốc, Thái Lan với mẫu mã đa dạng hơn, hình thức phong phú hơn,
chất lượng cao hơn. Mặt khác, trong năm 2010 thị trường EU đưa ra những quy
định khắt khe hơn về tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu đối với hàng gia công
may mặc. Trong khi đó, gia công may mặc lại là mặt hàng chiếm ưu thế xuất
khẩu vào thị trường Châu Âu của công ty nói riêng và của các doanh nghiệp
may mặc Việt Nam nói chung trong nhiều năm qua. Cho nên, công ty đã vấp
phải những khó khăn nhất định để thoả mãn những quy định chất lượng đó. Tuy
nhiên, khó khăn trong các quy định xuất khẩu cũng như sự lớn mạnh của nhiều
đối thủ cạnh tranh trên thị trường không làm cho công ty chùn bước. Sự khó
khăn, thử thách đó đòi hỏi công ty phải hoạch định những phương thức xuất
khẩu chủ động hơn, sáng tạo hơn và kịp thời hơn…như đa dạng hoá hình thức,
mẫu mã, kích thước, kiểu dáng sản phẩm; thận trọng hơn trong quá trình lựa
19
Nguyễn Minh Hà
Thực tập chuyên đề
chọn mặt hàng trước khi tiến hành xuất khẩu, cương quyết loại bỏ những mặt
hàng kém chất lượng, hàng lỗi…Bằng những biện pháp marketing cụ thể chắc
chắn công ty sẽ giành lại vị thế trên thị trường EU như trước đây.
Thị trường Mỹ: Kể từ khi Mỹ xoá bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với nước ta
cũng như từ năm 2000 chính thức ký kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ, thị
trường Mỹ đã mở rộng cửa chào đón các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên,
hàng hoá của công ty xuất khẩu sang thị trường này chưa cao, chỉ chiếm dưới 5
% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhưng kim ngạch xuất khẩu có dấu hiệu tăng dần
qua các năm. Năm 2010 mới đạt 9720$, năm 2011 đạt 10510$, đến năm 2012
lên tới 12370$. Mặc dù, tỷ trọng xuất khẩu của công ty vào thị trường Mỹ chưa
tận dụng tối đa các cơ hội phát triển nhưng công ty đang từng bước khắc phục

những nhược điểm đó. Công ty tiến hành nghiên cứu sâu hơn thị trường, nghiên
cứu kỹ các quy định luật pháp cũng như thị hiếu của người dân Mỹ. Một trong
những trắc trở của không ít các doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập vào thị
trường Mỹ là các vấn đề liên quan đến pháp luật như vụ kiện bán phá giá cá
Basa, vụ kiện bán phá giá tôm trong thời gian qua. Việc nghiên cứu sâu về tình
hình kinh tế- chính trị của nước Mỹ sẽ giúp công ty tránh những thiệt hại, những
rắc rối đáng tiếc xảy ra trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá sau này.
Ngoài ra, hàng hoá của công ty còn có mặt tại một số thị trường khác trong
khu vực như thị trường Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan Song tỷ
trọng xuất khẩu vào các thị trường này mới dừng ở mức thấp. Tuy nhiên, xét
trong dài hạn, các thị trường này hứa hẹn triển vọng phát triển bền vững cho
công ty. Sở dĩ như vậy bởi tình hình kinh tế- chính trị tại các quốc gia này tương
đối ổn định, nền văn hoá có những nét tương đồng với văn hoá Việt Nam.
Trong những năm tới, bên cạnh việc duy trì các thị trường chủ lực, công
ty cần phát huy tối đa tiềm lực mở rộng các thị trường trong khu vực, những
thị trường đầy tiềm năng để nâng cao hơn nữa lợi nhuận của công ty.
20
Nguyễn Minh Hà
Thực tập chuyên đề
2.2. Thực trạng chính sách marketing của công ty
2.2.1. Chính sách giá
Các sản phẩm chủ yếu của công ty là hàng dệt may, gỗ, sản phẩm chế biến
từ gỗ, gạo, mỹ phẩm. Với mức giá đưa ra là khá phù hợp nên công ty đã thu
được khá nhiều thành công và thị trường tiêu thụ của công ty ngày càng được
mở rộng.Khả năng cạnh tranh về giá của các sản phẩm của công ty ngày càng
được nâng cao so với các sản phẩm vang có cùng chất lượng tương đương.
Do trên thị trường có sự mâu thuẫn giữa lợi ích của doanh nghiệp và người
tiêu dùng nên việc đề ra một mức giá phù hợp để thuận mua vừa bán ,cả hai bên
đều có lợi là một công việc rất khó khăn nhưng không kém phần quan trọng .Có
rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quyết định và chính sách của công ty mà công

ty cần phải tính đến khi quyết định các chính sách về giá cả cho các sản phẩm
của mình.
Công ty TNHH XNK và phân phối chuyên nghiệp Toàn Cầu định ra các
mức giá cho các sản phẩm của mình với mong muốn sản phẩm đến tận tay mọi
người dân Việt Nam và trên thế giới, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nhờ
đó công ty có thể mở rộng thị phần để gặt hái lợi nhuận lâu dài nhờ đạt được
quy mô thị trường.
a. Chính sách giá cho sản phẩm mới.
Công ty đang áp dụng chính sách giá thấp so với mức giá của các đối thủ
cạnh tranh nhằm dành được thị phần lớn. Chính sách giá đối với sản phẩm mới
là bám chắc thị trường nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm mới trên thị
trường Ngày càng có nhiều người biết đến,dùng thử và mua sản phẩm mới của
công ty bởi sự phù hợp của giá cả , đồng thời sản phẩm sẽ có tuổi thọ dài hơn,
thị phần tăng nhanh chóng.
b. Chính sách giá áp dụng cho danh mục sản phẩm.
21
Nguyễn Minh Hà
Thực tập chuyên đề
Đối với người tiêu dùng, giá cả được coi là chỉ số đầu tiên để họ đánh giá
lợi ích thu được từ chi phí bỏ ra để sở hữu và tiêu dùng hàng hoá đó. Do vậy giá
cả trở thành một công cụ cạnh tranh đem lại hiệu quả cao bên cạnh việc đảm
bảo và nâng cao chất, lượng sản phẩm.
Công ty tiến hành định giá cho các dòng sản phẩm gạo, quế hồi, gỗ và các
sản phẩm từ gỗ xuất khẩu với các mức giá có sự chênh lệch phù hợp với sự
chênh lệch về giá thành, cách đánh giá của khách hàng về sản phẩm và chênh
lệch giữa các bậc giá.
c. Chính sách điều chỉnh giá
Hiện nay công ty đang áp dụng chính sách giá cả linh hoạt. Một trong
những chính sách giá cả mà công ty áp dụng là: giá ưu đãi cho những khách
hàng lớn và thường xuyên của công ty, chính nhờ chính scáh này mà công ty

ngày cành thiết lập được ngày càng nhiều các mối quan hệ lâu dài với khách
hàng kích thích tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Ngoài ra công ty còn chủ động điều chỉnh giá bán dựa trên nhu cầu của thi
trưòng tại mỗi thời điểm khác nhau: vào thời điểm mùa vụ nhu cầu về gỗ và các
sản phẩm từ gỗ, quế hồi, mỹ phẩm, tăng cao thì công ty nâng giá cao lên một
chút mà vẫn không ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Nhưng ngược
lại công ty có những chính sách khuyến mại bằng giá cho những sản phẩm của
công ty để tăng khối lượng tiêu thụ và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp. Để có được chính sách giá cả phù hợp công ty còn căn cứ vào giá thành
của các đối thủ cạnh tranh từ đó cá các biện pháp điều chỉnh giá cả cho phù hợp
và khẳng định vị thế của mình trên thị trường.
Để khuyến khích khách hàng trong việc mua hàng và thanh toán thì công ty
đã áp dụng hình thức chiết giá và bớt giá. Công ty tiến hành bớt giá và chiết giá
cho những khách hàng mua với số lượng lớn. Nếu tổng giá trị đơn hang trên 30
22
Nguyễn Minh Hà
Thực tập chuyên đề
triệu trở lên sẽ được hưởng mức chiết giá là 3%,nếu thanh toán ngay bằng tiền
mặt sẽ được chiết giá là 5%.
Ngoài ra các thành viên trong kênh tiêu thụ còn được hưởng chiết khấu
thương mại là phần trăm được hưởng trên giá trị sản phẩm bán ra hằm động
viên khích lệ và thúc đẩy bán hàng của các nhân viên trong kênh phân phối.
Công ty còn tiến hành chiết giá khuyến khích thanh toán bằng tiền mặt và
thanh toán nhanh. Những khách hàng thanh toán ngay, giảm bớt chi phí thu hồi
nợ và nợ khó đòi sẽ được hưởng mức chiết khấu 5%,còn ngược lại chỉ được
hưởng mức chiết khấu là 3% trên số tiền hàng.
2.2.2. Chính sách phân phối
Công ty đã tiến hành xây dụng quy trình xử lý đơn hàng sao cho các đơn
hàng đến công ty được xử lý nhanh nhất và chính xác nhất. Với sự hỗ trợ của
công nghệ thông tin và thiết bị văn phòng cùng với quy trình xử lý đơn hàng

phù hợp đã giúp công ty xử lý tốt các đơn hàng tạo điều kiện cho khác hàng
hoàn tất thủ tục mua hàng nhanh chóng, tiện lợi và tiến hành giao hàng cho
khách kịp thời nhanh chóng.
Việc quan trọng nữa là các quyết định về kho bãi dự trữ. Công ty đã có hệ
thống kho bãi để có thể đáp ứng nhu cầu dự trữ hàng hoá nhằm kịp thời cung
cấp hàng hoá cho khách hàng khi có nhu cầu, các kho bãi rộng, an toàn, đặt
ngay tại công ty, phù hợp với các yêu cầu diều kiện kho bãi chứa Gạo, Quế Hồi,
Gỗ và các sản phẩm từ gỗ, thuận lợi trong việc sắp xếp bốc dỡ, bảo quản hàng
hoá. Khối lượng sản phẩm lưu dữ trong kho đã được công ty tính toán và dự trữ
với khối lượng vừa phải đựoc tính toán hợp lý tối ưu sao cho vứa đáp ứng kịp
thời nhu cầu của khách hàng nhưng không dự trữ quá nhiều làm tăng chi phí lưu
kho bãi ảnh hưởng đến chi phí và doanh số của công ty.
23
Nguyễn Minh Hà
Thực tập chuyên đề
2.2.3. Chính sách xúc tiến
Cùng với chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối thì
chính sách xúc tiến hỗn hợp cũng góp phần không nhỏ vào thành công của công
ty trong những năm qua. Tuy nhiên, công ty đã thực sự khai thác tối đa điểm
mạnh của các hình thức xúc tiến hỗn hợp trên thị trường xuất khẩu hay chưa?
Câu trả lời là chưa!
Trong thời gian qua, công ty chỉ tiến hành một số hình thức xúc tiến hỗn
hợp sau để khuyếch trương thương hiệu của công ty.
 Quảng cáo
Do chi phí quảng cáo tại thị trường nước ngoài là một khoản chi phí không
nhỏ nên hoạt động quảng cáo của công ty rất hạn chế. Dẫu biết, để thu hút
người tiêu dùng, để giành thắng lợi trước đối thủ cạnh tranh, để đảm bảo khả
năng thu lợi nhuận lâu dài thì đầu tư cho quảng cáo là một khoản đầu tư không
thể thiếu. Tuy nhiên, do hoạt động trên thị trường quốc tế, do những hạn chế
nhất định về tiềm lực tài chính nên công ty không đủ khả năng tiến hành quảng

cáo quy mô lớn và thường xuyên. Các hoạt động quảng cáo của công ty chỉ đảm
bảo khuyếch trương sản phẩm, thanh thế của công ty và sản phẩm ở mức tối
thiểu thông qua một số hình thức sau:
+ Giới thiệu với khách hàng về công ty và lĩnh vực kinh doanh của công ty,
từ đó thu hút nhu cầu thị trường và tiến hành thực hiện đơn đặt hàng.
+ Quảng cáo qua các danh mục thống kê doanh nghiệp hàng năm.
+ Quảng cáo qua Catalog : đây là hình thức công ty sử dụng phổ biến nhất
trong hoạt động xuất khẩu. Công ty gửi catalog cho khách hàng với đầy đủ các
thông tin cần thiết gồm thông tin về công ty, thông tin về ngành nghề kinh
doanh, năng lực kinh doanh, các mặt hàng kinh doanh, hình ảnh sản phẩm, tên
gọi, mã hiệu hàng hoá, kích thước…
 Tham gia hội chợ triển lãm trong nước và ngoài nước
24
Nguyễn Minh Hà
Thực tập chuyên đề
Tham gia hội chợ triển lãm mở ra cho công ty nhiều cơ hội khuếch trương,
quảng bá hình ảnh của công ty, hình ảnh các mặt hàng công ty đang kinh doanh,
cũng như mang lại cho công ty những hợp đồng xuất khẩu có trị giá không nhỏ.
+ Với hội chợ trong nước, công ty tham gia khá đầy đủ do khả năng tài
chính của công ty cho phép.
+ Với hội chợ nước ngoài, ban giám đốc của công ty tiến hành thương
lượng, bàn bạc một cách cẩn thận, cân nhắc thuận lợi khó khăn trước khi quyết
định tham gia bất kỳ một hội chợ nào.
 Tham gia các buổi hội thảo do Bộ Thương mại tổ chức
Công ty tham gia các buổi hội thảo do Bộ Thương Mại tổ chức nhằm tuyên
truyền về công ty và tìm hiểu thêm về các đối tác kinh doanh, các đối thủ cạnh
tranh. Thông qua các buổi hội thảo, công ty nhìn nhận sâu sắc hơn về các cơ hội
xâm nhập thị trường, các nguồn cung cấp hàng hoá, về tình hình kinh tế thế
giới, tình hình xuất khẩu, nhu cầu về các mặt hàng mà công ty đang tiến hành
xuất khẩu cũng như vị thế hiện tại của công ty trên thị trường trong và ngoài

nước…
 Giới thiệu sản phẩm
Công ty tiến hành gửi hàng mẫu cho bên đối tác với đầy đủ các thông số
về kỹ thuật, chất lượng, bao bì, kích thước… tránh những nhầm lẫn đáng tiếc
của bạn hàng về mặt hàng xuất khẩu của công ty với hàng hoá cùng loại của
đối thủ cạnh tranh. Giới thiệu sản phẩm tạo cơ hội thành công cao hơn cho
công ty trong mỗi thương vụ mua bán, giảm thiểu lượng hàng bán bị trả lại,
nâng cao uy tín của công ty trên thị trường. Công ty đã gửi hàng mẫu quế,
hồi sang Trung Quốc; gửi hàng mẫu gia công may mặc sang EU; gửi hàng
mẫu chất tẩy rửa, hàng thủ công mỹ nghệ sang Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan,
Hàn Quốc…
25
Nguyễn Minh Hà

×