Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

luận văn quản trị nhân lực Một số giải pháp hoàn thiện công tác phân công và sử dụng lao động tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.45 KB, 47 trang )

Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS. Trần Việt Lâm
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế tập trung bao cấp, mọi doanh nghiệp đều tiến hành
sản xuất kinh doanh theo các kế hoạch của Nhà nước giao xuống, nhiệm vụ
của các doanh nghiệp là hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao cho và khi
hoàn thành các chỉ tiêu đó có nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp có hiệu quả.
Trong nền kinh tế thị trường và nhất là trong xu thế hội nhập về kinh tế
hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt. Các doanh nghiệp muốn tồn tại,
đứng vững trên thị trường, muốn sản phẩm của mình có thể cạnh tranh được
với sản phẩm của các doanh nghiệp khác thì không còn cách nào khác là phải
tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả. Do vậy, tìm
ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề đang
được rất nhiều các doanh nghiệp quan tâm, chú trọng.
Là một doanh nghiệp mới thành lập và còn rất non trẻ trong ngành xây
dựng của Việt Nam, trong những năm qua, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây
dựng Dân dụng và Công nghiệp Việt Nam đã có cố gắng rất lớn trong việc
đẩy mạnh và mở rộng sản xuất và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ trong
xây dựng. Công ty đã đạt được một số thành tựu nhưng đồng thời cũng gặp
phải những khó khăn nhất định.
Qua quá trình tìm hiểu,nghiên cứu, kết hợp với nhu cầu của bản thân và
kiến thức đã học trong nhà trường , em đã lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện công
tác phân công và sử dụng lao động tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng dân
dụng và công nghiệp Việt Nam”. Lý do em lựa chọn đề tài này là đặc thù của
các công ty trong ngành xây dựng đặc biệt sử dụng nhiều đến thợ lành nghề,
lao động phổ thông vì vậy số lượng lao động thường xuyên dao động, nguồn
vốn kinh doanh lớn như vậy việc phân công và sử dụng lao động làm sao cho
SV: Hoàng Văn Bình
QTKDTH49B


Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS. Trần Việt Lâm
vừa để lao động đạt năng suất cao nhất đồng thời chất lượng công trình được
đảm bảo, giảm mức thấp nhất chi phí kinh doanh đem lại lợi nhuận cao nhất
cho công ty là vấn đề vô cùng cần thiết.
Nội dung của chuyên đề thực tập bao gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phân đầu tư xây dựng
dân dụng và công nghiệp Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng công tác phân công và sử dụng lao động ở
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác phân công và sử
dụng lao động tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng dân dụng và công
nghiệp Việt Nam.
SV: Hoàng Văn Bình
QTKDTH49B

Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS. Trần Việt Lâm
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
DẦU TƯ XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
(VINAMAC.,JSC)
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty VINAMAC
1.1 Lịch sử ra đời của công ty VINAMAC
Công ty CP Đầu tư Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp Việt Nam
được thành lập vào ngày 31/10/2005, hơn 5 năm qua với nhiều biến động kinh
tế lớn, nhỏ trong và ngoài nước, công ty đã trở thành 1 trong những doanh
nghiệp đi đầu trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp của nước ta,
là Công ty trẻ và có quy mô thuộc mức trung bình trong số các công ty xây
dựng Việt Nam hiện nay, công ty chuyên xây lắp các công trình dân dụng,
công nghiệp, thủy điện, bưu chính viễn thông, các công trình cấp thoát nước,

cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách, vận tải hàng hóa, kinh doanh vật
liệu xây dựng, trang trí nội thất,…
Thông tin chung về công ty như sau:
1) Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Dân dụng và Công
nghiệp Việt Nam
2) Tên tiếng Anh: VIET NAM INDUSTRIAL AND CIVIL
CONSTRUCTION INVESTMENT JOIN-STOCK COMPANY
3) Tên viết tắt: VINAMAC.,JSC
4) Địa chỉ: Nhà số 4A – Ngõ 28/76 – Đường Xuân La – Phường Xuân
La– Quận Tây Hồ - TP. Hà Nội
5) Số điện thoại: 0437.951.983
6) Fax: 0437.951.983
Địa điểm kinh doanh số 1: Tầng 1 - Lô 58 - Phường Dịch Vọng Hậu -
Quận Cầu Giấy – TP. Hà Nội
1.2 Các giai doạn phát triển
- Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007
Quá trình hình thành và phát triển của công ty được khái quát qua 2 giai
đoạn
SV: Hoàng Văn Bình
QTKDTH49B

Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS. Trần Việt Lâm
Công ty CP Đầu tư Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp Việt Nam
được thành lập vào ngày 31/10/2005 với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
CTCP số 0103014417 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp và
đăng ký đổi lần 1 ngày 26/05/2010 với mã số doanh nghiệp 0102060544 do
Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.
Khi mới thành lập công ty có tất cả 257 cán bộ, công nhân viên. Và
công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Trong thời kỳ này mặc dù gặp nhiều khó khăn do mới thành lập nhưng công
ty cũng gặp khá nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh vì lúc
này nền kinh tế đang phát triển khá nóng và nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng
đang tăng lên rõ rệt. Chỉ tính riêng năm 2007, công ty đã nhận được 8 hợp
đồng xây dựng và sửa chữa nhà xưởng với tổng giá trị hợp đồng lên tới trên
18 tỷ VNĐ.
- Giai đoạn từ năm 2007 đến nay.
Trong quá trình hoạt động công ty luôn coi trọng và xác định chữ tín
với khách hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Đến nay công ty đã tạo dựng
được thương hiệu và uy tín của mình trên thị trường, được các khách hàng
trong và ngoài nước tôn trọng đánh giá cao, đặt niềm tin cho để thiết lập quan
hệ hợp tác kinh doanh lâu dài.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty luôn đạt mức tăng trưởng cao và ổn định. Tận dụng mọi thế mạnh
của mình nhằm phấn đấu xây dựng công ty trở thành một doanh nghiệp kinh
tế mạnh của đất nước. Với tốc độ tăng trưởng nhanh từ 20-25% trong những
năm qua, giá trị sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, cũng như các khoản nộp
ngân sách ngày càng tăng, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng
được cải thiện.
1.3Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh
- Xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, thủy điện, bưu chính
viễn thông, đường dây và trạm biến thế đến 35kW.
- Xây lắp các công trình cấp thoát nước, nhà máy nước, các công trình
thủy lợi, giao thông, văn hóa và du lịch.
SV: Hoàng Văn Bình
QTKDTH49B

Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS. Trần Việt Lâm
- Dịch vụ vận chuyển hành khách, vận tải hàng hóa.

- Mua bán, cho thuê, lắp đặt vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ ngành
xây dựng.
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất, ngoại thất,
sản xuất, mua bán, lắp đặt cấu kiện bê tông xây dựng.
- Trang trí nội thất, ngoại thất công trình.
- Xuất khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
- Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi đăng ký và phù hợp
với quy định của pháp luật
2 Đặc điểm chủ yếu của công ty trong sản xuất kinh doanh
2.1 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức
Công ty Vinamac có hệ thống quản trị được tổ chức theo cơ cấu trực
tuyến - chức năng, có bộ phận quản lý chung, trực tiếp và chia nhỏ phòng
theo chức năng thực hiện. Hệ thống tổ chức của Công ty đã đạt được nhiều ưu
điểm, gắn việc sử dụng chuyên gia ở các bộ phận chức năng mà vẫn giữ được
tính thống nhất quản trị ở mức độ nhất định. Hệ thống tổ chức của Vinamac
bao gồm:
Hội đồng Cổ đông
Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, bao gồm những người góp
vốn, thành lập nên Công ty. Những Cổ đông có quyền bỏ phiếu với số cổ
phiếu tương ứng để quyết định các vấn đề quan trọng trong hoạt động của
Công ty như: đường lối, chiến lược kinh doanh…
Ngoài ra Cổ đông có quyền nhận cổ tức từ lợi nhuận của Công ty tương
ứng với tỷ lệ cổ phần nắm giữ; Quyền lựa chọn mua thêm cổ phần khi Công
ty tăng vốn điều lệ hay chuyển đổi cổ phần; Quyền chuyển nhượng cổ phần
với một số điều kiện. Hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản lý Chủ tịch Hội đồng quản trị và 3 ủy viên. Là cơ
quan quản lý, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện
quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Hội đồng cổ
đông, như:

SV: Hoàng Văn Bình
QTKDTH49B

Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS. Trần Việt Lâm
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch
kinh doanh hằng năm của công ty;
- Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty;
- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền hoặc
Điều lệ công ty;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng
đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do
Điều lệ công ty quy định;
- …
Chủ tịch Hội đồng quản trị
Do Hội đồng quản trị bầu ra, có trách nhiệm quản lý chung các hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty. Có trách nhiệm báo cáo hoạt động sản
xuất kinh doanh, và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Công ty với
Hội đồng cổ đông.
Thành viên Hội đồng quản trị
Do Hội đồng cổ dông bầu ra, không nhất thiết phải là cổ đông của
Công ty và có nhiệm kỳ không quá 5 năm. Có quyền hạn và trách nhiệm theo
luật và điều lệ của Công ty.
Ban giám đốc
Tổng Giám đốc
Tại Công ty Vinamac, Tổng Giám đốc do Chủ tịch Hội đồng quản trị
kiêm nhiệm. Phụ trách chung, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng
ngày, là người đại diện theo pháp luật của Công ty. Có nhiệm vụ tổ chức thực
hiện các quyết định của HĐQT và báo cáo tình hình kết quả sản xuất kinh
doanh của Công ty.

Phó Tổng giám đốc
Có nhiệm vụ hỗ trợ các công việc cho Tổng giám đốc. Thực hiện tham
mưu cho Tổng giám đốc theo từng nhiệm vụ chức năng:
- Phó Tổng giám đốc phụ trách thi công: Chịu trách nhiệm và thực hiện
các công việc, tham mưu cho Tổng giám đốc về các dự án, công trình…
SV: Hoàng Văn Bình
QTKDTH49B

Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS. Trần Việt Lâm
- Phó Tổng giám đốc phụ trách nội chính – đầu tư
- Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh tế
Các bộ phận Phòng, Ban
Là bộ phận chức năng nhằm giúp hệ thống của Công ty hoạt động tốt,
quản lý, thực hiện các công việc chuyên môn.
Phòng Hành chính – Nhân sự
Quản lý chung các vấn đề liên quan đến tổ chức, thực hiện chức năng
quản lý nguồn nhân lực, quản lý hành chính: Thực hiện công tác tuyển dụng,
đào tạo, tính lương cho toàn Công ty. Xây dựng, đề xuất các biện pháp
khuyến khích (tài chính và phi tài chính…) Theo dõi chấm công, thời gian
làm việc, quản lý hành chính…
Phòng tài chính kế toán
Thực hiện các công việc về nghiệp vụ, chuyên môn tài chính – kế toán
theo đúng quy định
Theo dõi, phán ánh sự vận động của vốn kinh doanh và cố vấn cho
Ban lãnh đạo Công ty về các vấn đề liên quan
Tham mưu cho Ban Tổng giám đốc về chuyên môn nghiệp vụ của mình
Quản lý các nguồn vốn đầu tư vào các dự án
Tổ chức hướng dẫn kiểm tra các bộ phận, phòng ban, dự án thực hiện
các chính sách, chế độ thực hiện tài chính của Công ty và Nhà nước.

Phòng Kinh tế - Kỹ thuật – Kế hoạch
Có chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ: thực hiện đúng những nhiệm vụ
SXKD của Công ty đã được cấp phép hoạt động. Giúp Ban Tổng giám đốc
công ty trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật, xây dựng kế hoạch và tính hiệu quả
của các dự án; đổi mới công nghệ và ứng dụng khoa học tiên tiến vào quản lý
và sản xuất.
Phòng Quản lý vật tư – thiết bị
Kiểm tra, giám sát và báo cáo tình hình sử dụng vật tư – thiết bị toàn
Công ty. Chịu trách nhiệm về các công việc liên quan đến quản lý (thay đổi
mua mới, hỏng hóc và sử dụng) thiết bị vật tư.
SV: Hoàng Văn Bình
QTKDTH49B

Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS. Trần Việt Lâm
Phòng thiết kế và đầu tư dự án
Chịu trách nhiệm thiết kế, tìm kiếm khách hàng, tham gia đấu thấu, đầu
tư các dự án của Công ty.
Phòng Quan hệ quốc tế
Làm công tác ngoại giao, liên lạc với các đối tác, khách hàng và các cơ
quan, tổ chức khác.
Ngoài ra còn các đội, ban do Ban Giám đốc quản lý trực tiếp: Các đội
thi công công trình, các ban điều hành dự án, các Công ty liên doanh – liên
kết và các chi nhánh công ty.
Để giảm bớt sự tiêu cực trong quản lý và tạo công bằng trong các bộ
phận của tổ chức thì ngoài các bộ phận quản lý trực tiếp, Công ty còn xây
dựng Ban kiểm soát để theo dõi và kiểm tra hoạt động của Hội đồng cổ đông
và Hội đồng quản trị. Ngoài ra còn thành lập hội đồng cố vấn để giúp đỡ cho
Hội đồng quản trị và các Đảng, đoàn thể khác.
Hệ thống cơ cấu tổ chức của Vinamac thể hiện tóm tắt qua sơ đồ tổ

chức bộ máy Công ty
Các đội thi công công trình
Chịu trách nhiệm thi công các công trình mà công ty nhận, đây là bộ
phận trực tiếp quản lý hầu hết các lao động phổ thông trong công ty.
Các ban điều hành dự án
Đây không phải là bộ phận của công ty, trách nhiệm của ban điều hành
dự án được chủ đầu tư tuyển chọn thay chủ đầu tư chịu trách nhiệm giao dịch
ký kết hợp đồng với các tổ chức thiết kế, khảo sát, cung ứng vật tư thiết bị,
xây lắp các hạng mục công trình.Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ quá trình
thực hiện dự án.
Các công ty liên doanh liên kết
Là các công ty cung ứng thiết bị máy móc, các tổ chức thiết kế, khảo
sát liên doanh liên kết với công ty.
Chi nhánh công ty
Các công ty con, văn phòng đại diện của công ty được sự uỷ thác của
công ty chịu trách nhiệm ký kết các hợp đồng với các bên đối tác.
SV: Hoàng Văn Bình
QTKDTH49B

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Trần Việt Lâm
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy Công ty Vinamac
SV: Hoàng Văn Bình Lớp QTKDTH49B

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS. TS. Trần Việt Lâm
SV: Hoàng Văn Bình Lớp QTKDTH49B

Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS. Trần Việt Lâm
2.2 Đặc điểm về đội ngũ lao động
Lao động là nhân tố sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, số lượng và

chất lượng lao động là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Qua phân tích các chỉ tiêu ở bảng trên có thể đánh
giá hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty. Thực tế trong 54 tháng gần đây, số
lao động trong Công ty có sự biến đổi qua từng năm, dự kiến số lao động TB
cuối năm 2011 khoảng 356.
Đặc điểm của đội ngũ lao động ngoài các nhân viên có trình độ đào tạo
đại học, cao đẳng, trung cấp được đào tạo bài bản và cơ cấu ít thay đổi qua
từng năm và chất lượng tương đối đảm bảo, còn lại gần 1/3 là lao động phổ
thông đều là những lao động không qua trường lớp làm theo mùa vụ nên số
lượng dao động thường xuyên và chất lượng không được đảm bảo một cách
tốt nhất đây là đặc điểm mà bất kỳ công ty xây dựng nào cũng gặp phải.
Bảng 1: Phân loại lao đông
Đơn vị: Người
TT Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Tổng số lao động 257 315 335 342 350
I Phân theo tính chất lao động
1 Lao động trực tiếp 170 185 200 210 240
2 Lao động gián tiếp 87 130 135 132 110
II Phân theo giới tính
1 Nam 200 260 270 285 300

2 Nữ 57 55 65 57 50
III Phân theo trình độ
1 Đại học 16 18 22 23 25
2 Cao Đẳng và Trung Câp 25 22 20 15 7
3 Lao động phổ thông 216 275 318 307 305
IV Phân theo độ tuổi
1 Dưới 30 212 267 288 289 298
2 Từ 30-40 29 30 30 35 34
3 Trên 40 16 18 17 18 18

Nguồn Phòng Hành Chính-
Nhân Sự công ty VINAMAC)
SV: Hoàng Văn Bình
QTKDTH49B

Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS. Trần Việt Lâm
Qua biểu trên ta thấy số lượng lao động tăng dần qua các năm.
- Tổng số lao động năm 2009 so với năm 2008 tăng thêm 7 người ứng
với tỉ lệ tăng 102,08%. Sang đến năm 2010, số lao động của Công ty tăng 8
người tương ứng tỉ lệ tăng là 102,33%
- Phân theo giới tính ta thấy
Cơ cấu lao động nam và nữ thay đổi qua các năm là do tổng số lao
động của Công ty thay đổi nhưng nhìn chung tỉ lệ lao đông nam vẫn chiếm số
lao động so với lao động nữ.
- Năm 2009 tổng số lao động tăng thêm 7 người trong đó lao động nam
tăng thêm 15 người, trong đó khi lao động nữ giảm 8 người tương đương với
102,55% và 87,69. Trong khi đó năm 2010 số lao động vẫn 15 người trong
khi lao động nữ giảm 7 người tương ứng 105,26 và 87,71 so với năm 2009.
- Nhìn chung chất lượng lao động của công ty có sự thay đổi theo

chiếu hướng tăng lên qua 3 năm. Cụ thể như sau:
Năm 2009 số người có trình độ Đại học là 20 người tăng lên 3 người so
với năm 2008 tương ứng với tỉ lệ tăng là 17%. Đây là tỷ lệ tăng rất cao, điều
này chứng tỏ Công ty rất chú trọng đến việc nâng cao trình độ ngũ cán bộ
công nhân viên trong Công ty, Công ty tuyển dụng đội ngũ cán bộ trình độ
cao sẽ tạo ra những lợi thế cho Công ty. Năm 2010, số người có trình độ đại
học là 25 người tăng lên 5 người so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ là
125%. Trình độ Cao Đẳng và Trung Cấp năm 2009 so với năm 2008 chiếm tỉ
lê 214,28%, còn năm 2010 so với năm 2009 thì chiếm tỉ lệ ít chỉ có 133,33%.
Nhìn chung tình hình lao đông phổ thông chiếm tỉ lệ tương đối cao đối với
năm 2009 so với năm 2008, 307 người chiếm tỉ lệ 96,54%, còn năm 2010 so
với năm 2009 thì tỉ lệ 99,35%. Đội ngũ lao động của Công ty ngày càng có
chất lượng. Lao động là yếu tố nguồn lực rất quan trọng của các Công ty nên
đội ngũ lao động có chất lượng cao là yếu tố quan trọng quyết định đến thành
công trong kinh doanh.
- Xét về độ tuổi tác ta thấy lao động độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm đa số
trong tổng số lao động và có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2009 số
SV: Hoàng Văn Bình
QTKDTH49B

Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS. Trần Việt Lâm
lao động ở độ tuổi dưới 30 tăng thêm 2 người, tương ứng với 100,63%. Độ
tuổi trên 40 chiếm 1 tỷ trọng tương đối nhỏ, bộ phận nhân sự có độ tuổi trên
40 này chủ yếu là những thành viên sáng lập của Công ty và một số ít lao
động phổ thông cho nên mức tỷ trọng ít thay đổi.
2.3 Đặc điểm về tình hình tài chính
Tổng vốn điều lệ của công ty là 40.000.000.000 (Bốn mươi tỷ đồng)
- Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng
- Số cổ phiếu 400.000

Bảng 2: Kê khai Năng lự tài chính
TT TÀI SẢN Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Tổng tài sản 40.151.231 61.260.280 62.754.484 56.756.287 70.599.671
2 Tổng nợ phải trả 343.365 3.421.568 5.217.365 7.683.565 11.367.785
3 Tài sản ngắn hạn 35.997.789 54.923.230 56.272.866 50.894.195 62.997.904
4 Nợ ngắn hạn 343.365 3.421.568 5.217.365 7.683.565 11.367.785
5 Doanh thu 17.423.041 28.046.666 47.984.057 32.269.122 57.870.240
6 Lợi nhuận trước thuế 190.612 3.193.026 6.182.683 4.038.135 8.391.233
7 Lợi nhuận sau thuế 137.24 2.298.979 4.451.532 3.028.601 6.293.425
8
Nguồn vốn kinh
doanh 50.987.373 70.028.763 70.512.314 71.582.230 82.635.450
(Nguồn Phòng Tài Chính Kế Toán công ty VINAMAC)
− Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng tài sản của công ty tăng qua hàng
năm, tổng tài sản năm 2007 so với năm 2006 tăng gần 52,57%, năm 2008 so
với năm 2007 là 2,44%. Tổng tài sản chỉ giảm xuống từ 62.754.484.000 tỷ
VND xuống 56.756.287.000 tỷ do cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu,
nhưng đã tăng mạnh trở lại vào năm 2010, mức tăng năm 2010 lên tới 24,39%
so với năm 2009.
− Năm 2007 tổng số vốn của Công ty tăng 70.028.763.580 tỷ đồng
(tức là tăng 37,73%) so với năm 2006. Như vậy, tốc độ của tổng vốn kinh
doanh năm 2010 đã tăng lên nhiều so với tốc độ tăng của tổng số vốn năm
SV: Hoàng Văn Bình
QTKDTH49B

Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS. Trần Việt Lâm
2009 vào khoảng 15,44%.
− Trong cơ cấu vốn kinh doanh của công ty, tài sản ngắn hạn trong năm
2007 so với năm 2006 là 52,57%, 2008 tăng so với năm 2007 với tỷ lệ 2,4%,

năm 2009 so với năm 2008 tài sản ngắn hạn giảm xuống 9,56% nhưng đến
năm 2010 tăng so với năm, 2009 với tỷ lệ là 23,56%. Qua đó ta thấy, quy mô
tài sản ngắn hạn tăng nhưng đồng thời là mức tồn đọng tài sản ngắn hạn cũng
tăng, làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty.
− Khi đó tổng nợ phải trả cũng tăng qua các năm và tốc độ tăng khá
nhanh, tỷ lệ nợ phải trả năm 2007 tăng mạnh so với năm 2006.Năm 2008 so
với năm 2007, năm 2009 so với năm 2008 và năm 2010 so với năm 2009 lần
lượt là 52,48% 47,26% 47,95%.
− Trong nhưng năm tiếp theo, số vốn của Công ty vẫn tiếp tục có xu hướng
tăng lên nhưng tốc độ tăng có thể sẽ không đều. Việc huy động vốn vay ngày càng
khó khăn là một trong những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp, điều đó đòi
hỏi các doanh nghiệp cần phải có gắng mình để củng cố được vị trí và uy tín của
mình trên thương trường.
2.4 Đặc điểm về cơ sở vật chất, kỷ thuật của công ty
Là một công ty xây dựng phát triển được hơn năm năm với tốc độ phát
triển hàng năm khá cao đặc biệt trong bối cảnh xã hội trong nước hiện nay đang
có rất nhiều nhu cầu về xây dựng đó chính là cơ sở cho sự phát triển của công ty.
Trong bảng phía dưới cho thấy rõ hơn về chủng loại máy móc được công ty
trang bị tính tới năm đầu năm 2011.
SV: Hoàng Văn Bình
QTKDTH49B

Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS. Trần Việt Lâm
Bảng 3: Năng lực thiết bị, xe máy thi công
TT Tên xe máy thiết bị Mã hiệu
Thông số kỷ
thuật chính
Năm
Nước sản

xuất
Số
lượng
I Máy đào
1 Máy đào KOBELCO SK400 1.6m3/300HP 1986 Nhật Bản 2
2 Máy đào KOBELCO SK300 1.2m3/230HP 1993 Nhật Bản 2
3 Máy đào KOBELCO SK200-8 0.8m3/Gầu 2007 Nhật Bản 2
II Máy ủi
1 Máy ủi KOMATSU D50A-16 110HP 1980 Nhật Bản 2
2 Máy ủi KOMATSU D50S-16 110HP 1978 Nhật Bản 2
III Vận thăng
1 Vận thăng lồng Hòa Phát HP 1000KG 2007 Việt Nam 2
2 Vận thăng Hòa Phát VP 1000KG 2006 Việt Nam 2
3 Vận thăng TIL17 TIL17 500KG 2000 Nga 3
IV Máy trộn bê tông, vữa
1 Máy trộn bê tông 250 lít 2006 Hòa Phát 6
2 Máy trộn bê tông tự hành 150 lít 2002 Việt Nam 5
3 Máy trộn vữa 150 lít 2005
Trung
Quốc 6
V Máy phát điện
1 Máy phát điện 75KVA 1993 Nhật Bản 2
VI Máy cắt uốn thép
1 Máy cắt thép MK40 Dmax=32mm 2004 Nhật Bản 3
2 Máy uốn thép MKR40 Dmax=32mm 2003 Nhật Bản 3
3 Máy cắt uốn thép Các loại 2003
Trung
Quốc 6
VI
I Thiết bị, xe máy khác

1 Tời điện E 200 750w 2007 Italia 2
2 Máy nén khí PDS390 11m3/phút 1998 Nhật Bản 2
3 Búa phá bê tông TCB-200 21Kg 2007 Nhật Bản 2
4 Đầm cóc MIKASA 3.3PS 2006 Nhật Bản 4
5
Đầm dùi chạy xăng
Honda GX160,200 750w 2001 Nhật Bản 5
6 Máy đầm xăng HONDA 2007 Nhật Bản
7 Đầm dùi cầm tay các loại 2006 6
8 Máy đầm bàn 0.75kw 2002
Trung
Quốc 5
9 Máy đầm bàn
MVC-
88HG 5.5HP 2000 Nhật Bản 7
SV: Hoàng Văn Bình
QTKDTH49B

Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS. Trần Việt Lâm
10 Máy mài tay 2008 Đức 7
11 Máy cắt gạch 750w 2006 Việt Nam 7
12 Máy cắt bê tông
MCD-
214V 7.5HP 2008 Nhật Bản 2
13 Máy cắt hơi 2008 Việt Nam 2
14 Máy hàn xoay chiều 7kw 2007 Việt Nam 5
15 Máy khoan 2006
Trung
Quốc 5

16
Máy khoan BOX 3 tác
dụng BOX 1.5w 2008 Đức 4
17 Máy khoan BOX loại nhỏ BOX 0.6kw 2008 Đức 4
18 Máy khoan cầu BOX 2.8kw 2008 Việt Nam 3
19 Máy phun sơn 2.8kw 2008 Tự chế 3
20 Máy xoa mặt bê tông MPT-36B D=910mm 2008 Nhật Bản 3
21 Dao cắt ống nước 2008
Trung
Quốc 3
22 Bàn ren nước 2008
Trung
Quốc 3
23 Bàn cặp ống nước 2008
Trung
Quốc 3
24 Máy thủy tinh AT-G6 2005 Nhật Bản 2
25 Máy kinh vĩ DT-104 2005 Nhật Bản 2
26 Máy toàn đạc điện tử GTS-235N 2006 Nhật Bản 2
27 Thước cuộn 2009 Việt Nam 5
28 Khuôn đúc mẫu bê tông TCVN 2008 Việt Nam 6
29 Côn hình chóp cụp Việt Nam 2
30 Súng bắn bê tông 2008 Nhật Bản 2
31 Máy bơm loại nhỏ HONDA 18m3/h 2000 Nhật Bản 2
32 Máy bơm điện 30m3/h 2006 Nhật Bản 6
33 Hệ thống chiếu sáng 2008 Việt Nam 15
34 Cốt pha thép định hình m2 2008 Việt Nam 2000
35 Dàn giáo thép(hoàn thiện) 120m2/bộ 2007 Hòa Phát 20
36 Dàn giáo tổ hợp 100m2/bộ 2007 Hòa Phát 10
37 Cây chống thép 3.5m-6.0m 2007 Hòa Phát 1500

(Nguồn: Phòng kinh tế-kỷ thuật-kế hoạch Công ty Vinamac)
Mặc dù có một số máy móc được mua từ khá lâu nhưng qua hàng năm
công ty luôn chủ trương trang bị thêm các loại máy móc hiện đại phục vụ cho
yêu cầu công việc và bảo đảm tiến độ, chất lượng các công trình xây dựng. Ngày
càng ưu tiên sử dụng các loại máy móc được sản xuất trong nước.
SV: Hoàng Văn Bình
QTKDTH49B

Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS. Trần Việt Lâm
3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2006-2010
3.1 Chất lượng sản phẩm
Hiện nay phù hợp với xu thế hội nhập, đòi hỏi của luật pháp quốc gia
chất lượng của công ty ngày càng được cải thiện, thực tế công ty đã có được
chứng nhận ISO 9001, và vẫn đang thực hiện ngiêm túc quy chuẩn chất lượng
của ISO 9001. Chất lượng của các công trình xây dựng mà công ty đã thực hiện
được các khách hang đánh giá rất cao, để đạt được những thành công như vậy
ngoài thực hiện ngiêm ngặt các tiêu chuẩn về chất lượng mà nhà nước quy định
công ty còn thực hiện tốt các khâu như tuyển chọn lao động, trả công cho
người lao động một cách xứng đáng để họ có động lực thực hiện công việc của
mình, quá trình thực hiện công việc một cách khoa học, linh hoạt.
3.2 Kết quả về thị trường
Trước công cuộc đổi mới diễn ra ngày một mạnh mẽ, Công ty đã có sự
chuẩn bị cho mình những điều kiện cần thiết để phát huy năng lực ở thị
trường trong nước và cố gắng vươn ra thị trường khu vực. Song Công ty vẫn
chú trọng thị trường trong nước hơn đặc biệt là thị trường Hà Nội (84%) và
các khu vực lân cận khác (16%) Bắc Ninh, Hà Tây, Sơn La,
Bên cạnh đó Công ty cũng có được một số dự án có tính chất khu vực
nhưng chỉ đứng trên góc độ là nhà thầu phụ, đây là vấn đề Công ty đang quan
tâm. Để khẳng định mình, Công ty đang cố gắng nâng cao trình độ để có thể

sánh với nhiều Công ty xây dựng có tiếng trong khu vực và cũng để mở rộng
thị trường nước ngoài mà Công ty còn bỏ ngỏ.
Một số các công trình mà công ty đã và đang thi công.
Các công trình thuộc Viện kiểm nghiệm thuốc TW, Cục Quản Trị
Văn Phòng Quốc Hội, một số hạng mục chính của Liên Đoàn Quy Hoạch
và Điều Tra Tài Nguyên Nước Miền Bắc, các dự án ở các khu đô thị như
Xa La, Văn Phú.
3.3 Kết quả về doạnh thu lợi nhuận
Bảng 4: Tình hình doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách Nhà nước
SV: Hoàng Văn Bình
QTKDTH49B

Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS. Trần Việt Lâm
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
TDT 17.423.041.000 28.046.666.420 47.984.057.670 32.269.122.090 57.870.240.640
TCP 17.232.428.890 25.853.639.890 41.801.373.900 28.230.986.270 49.479.007.000
LNTT 190.612.110 3.193.026.530 6.182.683.770 4.038.135.820 8.391.233.640
TTNDN 53.371.391 894.047.428 1.731.151.456 1.009.533.955 2.097.808.410
LNST 137.240.719 2.298.979.102 4.451.532.314 3.028.601.865 6.293.425.230
Tổng
NVKD
50.987.373.130 70.028.763.580 70.512.314.880 71.582.230.650 82.635.450.100
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Công ty Vinamac)
Qua tổng hợp tình hình doanh thu, lợi nhuận bảng 4, ta thấy các chỉ tiêu
TDT và TCP đều tăng từ năm 2006 – 2008. Từ năm 2006 - 2007 tổng doanh
thu tăng 60,97%. Năm 2007 – 2008 doanh thu tăng 71%. Năm 2009 doanh
thu giảm 33% so với năm 2008. Nguyên nhân của việc doanh thu năm 2009
giảm mạnh so với năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính

bắt nguồn từ Mỹ (vì khủng hoảng tài chính nên nhiều đối tác, khách hàng giải
ngân chậm và thậm chí nhiều dự án còn bị hoãn lại) . Do đã khắc phục được
khủng hoảng, 6 tháng đầu năm 2010 hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty lại đi về quỹ đạo; Chỉ có 6 tháng đầu năm 2010 mà Tổng doanh thu cao
hơn cả năm 2007 (cao hơn 3,17%) - năm mà hoạt động sản xuất kinh doanh
khá tốt, mặc dù lúc đó Công ty mới đi vào hoạt động chưa đầy 2 năm.
Mặc dù mới thành lập và đi vào hoạt động nhưng kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty rất thành công; tìm kiếm được nhiều khách
hàng, tham gia vào nhiều dự án, kéo theo TDT tăng nhanh, TCP cũng tăng,
nhưng vẫn đem lại lợi nhuận cao cho Công ty, vì vậy mà nguồn vốn cho hoạt
động sản xuất kinh doanh được bổ xung thường xuyên qua các năm.
3.4 Đóng góp cho ngân sách, thù lao cho người lao động
Do tốc độ phát triển nhanh chóng qua từng năm, doanh thu của công ty tăng
từ năm 2006 đến năm 2008 và chỉ giảm trong năm 2009 tăng trở lại năm
2010, đồng thời lợi nhuận cũng tăng qua các năm. Bảng 1 cho thấy thuế mà
SV: Hoàng Văn Bình
QTKDTH49B

Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS. Trần Việt Lâm
công ty phải nộp ngân sách nhà nước là 53.371.391 VND năm 2006, năm
2007 là 894.047.428, năm 2008 là 1.731.151.456, năm 2009 là 1.009.533.955,
và năm 2010 là 2.097.808.410
Bảng 5: Thu nhập bình quân theo đầu người/tháng
Năm
Thu nhập bình quân theo đầu
người/tháng
2006 2.600.000
2007 3.000.000
2008 3.500.000

2009 4.000.000
2010 5.000.000
Thu nhập bình quân cho đầu người tăng đều qua các năm điều đó cho
thấy công ty trả công rất tương xứng với năng lực mà người lao động bỏ ra.
Công ty đảm bảo trả lương đúng với năng lực để khuyến khích người lao
động tận tình cống hiến cho công ty.
SV: Hoàng Văn Bình
QTKDTH49B

Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS. Trần Việt Lâm
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN CÔNG VÀ
SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác phân công và sử dụng lao
động của công ty giai đọn 2006-2010
1.1 . Các nhân tố bên trong
- Tổ chức quản lý trong công ty
+ Phân công lao động hợp lý từng bộ phận đồng thời đi cùng với chất
lượng của mỗi nhân viên phù hợp với đòi hỏi chất lượng của mỗi công việc,
mỗi chức danh. Vì vậy để sử dụng lao động có hiệu quả các nhà quản lý phải
biết bố trí đúng người đúng việc và đúng thời điểm cần thiết. Phân công lao
động hợp lý tức là đối với công việc phức tạp, những công việc hay áp dụng
máy móc hiện đại thì cần những lao động có trình độ cao, còn những lao động
chân tay đơn giản không cần sự trợ giúp của máy móc thì chỉ cần những lao
động có trình độ thấp và trung bình.
Vậy phân công lao động hợp lý sẽ giúp khách sạn tránh được tình trạng
lãng phí nhân lực, tiết kiệm chi phí sức lao động và ngược lại nếu không thì
dẫn đến lãng phí sức lao động, sử dụng lao động không hiệu quả dẫn đến
năng suất lao động giảm.

+ Định mức lao động phải là định mức lao động trung bình tiên tiến có
nghĩa là mức công việc mà muốn thực hiện được phải có chút ít sáng tạo, cố
gắng phấn đấu tuy nhiên không quá khó nhưng cũng không phải ai cũng làm
được, như vậy sẽ dẫn đến chán nản hoặc trây lười dẫn đến hiệu quả sử dụng
không cao. Tuy nhiên để xây dựng một định mức lao động hợp lý không phải
là dễ mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.khác
+ Quản lý lao động bằng các hình thức trả lương khuyến khích lao
động làm việc bằng các chế độ thưởng phạt. Quản lý lao động theo hình thức
phân công lao động theo ca kíp, theo tổ đội.
SV: Hoàng Văn Bình
QTKDTH49B

Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS. Trần Việt Lâm
Trong doanh nghiệp xây dựng tổ chức trả lương thường theo 2 hình thức:
Lương theo sản phẩm và theo cấp bậc thời gian.
+ Tuyển chọn và đào tạo lao động.
Thông thường thì đối với khách sạn mới thành lập việc tuyển chọn lao
động từ bên ngoài là điều không tránh khỏi. Đối với các doanh nghiệp xây
dựng đang hoạt động thì việc tuyển chọn từ bên ngoài là cần thiết trong trường
hợp không có đủ người hoặc không có người đủ khả năng đảm nhiệm chức vụ
hoặc vị trí nào đó. Nếu tuyển chọn không kỹ tuyển chọn sai, tuyển theo cảm
tính hoặc theo một sức ép nào đó sẽ dẫn đến hậu quả về kinh tế xã hội.
Đào tạo để trang bị kiến thức hoặc thêm kiến thức về trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ cho người lao động.
+ Quy trình công nghệ: Một cái máy muốn chạy tốt thì các bộ phận của
nó phải hoạt động đều đặn, ăn khớp với nhau có nghĩa rằng để chất lượng
phục vụ khách sạn cao thì không có nghĩa là các bộ phận hoạt động rời rạc,
không ăn khớp mà chúng phải phụ thuộc vào nhau, có quan hệ mật thiết với
nhau, nhận được mọi thông tin khác của nhau. Hơn nữa do đặc điểm của sản

phẩm xây dựng mà mối quan hệ mật thiết giữa các bộ phận trong xây dựng
quyết định đến năng suất lao động.
+ Các công cụ đòn bẩy kinh tế.
Tiền lương là số lượng tiền là người lao động nhận được sau một thời
gian làm việc nhất định hoặc sau khi đã hoàn thành một khối lượng công việc
nào đó. Tiền lương là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ nhất đối với người lao động
vì tiền lương là một phần thu nhập quốc dân dành cho tiêu dùng cá nhân biểu
hiện dưới dạng tiền tệ được phân phối cho người lao động căn cứ vào số
lượng mà mỗi người đã cống hiến. Nhưng để tiền lương thực sự trở thành đòn
bẩy kinh tế thì công tác tổ chức tiền lương phải được xét trên 2 khía cạnh: quỹ
lương và phương án phân phối lương.
+ Quỹ tiền lương: Đây là tổng số tiền mà cơ sở kinh doanh dùng để trả
lương cho người lao động sau một thời gian lao động nhất định, quỹ này
nhiều hay ít phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì
SV: Hoàng Văn Bình
QTKDTH49B

Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS. Trần Việt Lâm
được xác định theo chế độ lương khoán bao gồm 2 hình thức khoán là khoán
theo thu nhập hạch toán và theo tổng thu nhập.
+ Đối với hình thức khoán theo thu nhập.
Tổng thu nhập = Tổng doanh thu - Giá trị nguyên vật liệu hàng hoá -
Chi phí khác ngoài lương
Sau đó tổng thu nhập được phân chia như sau: Một phần dùng để trả
lương đó là quỹ lương.
Quỹ tiền lương thực tế = * Tổng thu nhập thực tế
Trong đó: Đơn giá lương khoán =
Phần còn lại được phân phối cho các quỹ: Nộp ngân sách, nộp quỹ tập
trung của ngành, lập quỹ phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi khen thưởng. Đối

với hình thức khoán theo thu nhập hạch toán.
Thu nhập hạch toán = Tổng thu nhập trích nộp ngân sách - Trích nộp
cơ quan quản lý cấp trên.
Quỹ tiền lương thực tế = Thu nhập hạch toán thực tế - Quỹ phát triển
sản xuất theo ĐM - Quỹ phúc lợi xã hội theo ĐM
Thực hiện cơ chế khoán tiền lương theo hai phương pháp trên là phù
hợp với thực trạng nền kinh tế nước ta. Mỗi khách sạn tuỳ theo tình hình cụ
thể và đặc điểm của mình mà áp dụng chế độ lương khoán nào cho phù hợp.
+ Chế độ phân phối tiền lương
Khi thực hiện việc phân phối tiền lương để đảm bảo sự công bằng và
khuyến khích người lao động cần dựa trên các yếu tố cơ bản:
Trình độ tay nghề
Hệ số thành tích
Trong đó thường tính 8 giời làm việc bằng một ngày công. Những thời
gian làm việc của người lao động lớn hơn 8 giờ thì phải quy đổi số thời gian
làm việc ngoài giờ ra ngày công theo hệ số thích hợp.
Còn yếu tố bậc thợ, chức vụ là căn cứ để xây dựng mức lương cơ bản,
SV: Hoàng Văn Bình
QTKDTH49B

Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS. Trần Việt Lâm
mức lương cơ bản này khác nhau đối với các cấp bậc chức vụ khác nhau.
Hệ số thành tích là yếu tố đánh giá chất lượng công việc của người lao
động. Điều này quan trọng trong cách tính và xác định hệ số thành tích và sự
chênh lệch giữa các hệ số này không nên quá nhỏ để tránh sự bình quân trong
phân phối lương và cũng không quá lớn gây ra mức chênh lệch nhiều về thu
nhập của người lao động.
Ngoài ra cần chú ý: Đối với một số chức danh có vai trò quan trọng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh như giám đốc ,phó giám đốc ,kế toán

trưởng,các trưởng phòng … thì phải được cộng thêm một số ưu đãi.
Đối với nhân viên làm việc trong môi trường độc hại thì phải được
cộng thêm một số ưu đãi trong khi làm việc.
Phân loại lao động trong công ty . Đó là những nhóm người trong tập
thể lao động của đơn vị sản xuất kinh doanh được phân định và theo những
tiêu thức cụ thể và mối quan hệ giữa những nhóm đó, nếu phân theo độ tuổi
thì đối với những ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ thì độ tuổi trung bình của
người lao động càng thì đó là một ưu thế, bởi vì người lao động trẻ họ thường
lăng động hơn trong quá trình làm việc Nhưng đối với ngành công nghiệp nói
chung và các ngành sản xuất kinh doanh cơ khí nói riêng thì đó chưa hẳn là
ưu thế. Nếu độ tuổi trung bình của người lao động quá trẻ thì thích hợp với
tính chất công việc phục vụ nhưng lại ít kinh nghiệm nghề nghiệp, còn nếu độ
tuổi trung bình quá cao thì nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp nhưng lại không
phù hợp với tính chất công việc cân có sức khoẻ ,
Nếu phân theo giới tính đó là những nhóm người tập thể lao động được
phân định theo tiêu thức giới tính. Bởi tính chất của hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất không có sản phẩm dịch
vụ .Vì thế mà tỷ lệ nữ giới chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số lao động, ở trong
từng bộ phận tỷ lệ nam giới và nữ giới là khác nhau
SV: Hoàng Văn Bình
QTKDTH49B

Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS. Trần Việt Lâm
- Đội ngũ lao động là một trong những nhân tố tiền đề cho quá trình sản
xuất và là một trong những nhân tố có tác động tích cực nhất đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Do vậy xây dựng một đội ngũ lao động hợp lý và có hiệu
quả là mục tiêu quan trọng của công tác tổ chức quản lý lao động. Với một
đội ngũ lao động như thế nào là hợp lý và có hiệu quả. Một đội ngũ lao động
bao giờ cũng cần hai mặt là số lượng và chất lượng.

+ Về số lượng lao động: Một vấn đề đặt ra là phải căn cứ vào đâu để
tính toán số lượng lao động hợp lý. Một đội ngũ lao động có số lượng lao
động hợp lý tức là số lượng lao động đó vừa đủ so với khối lượng công việc
không thừa không thiếu, chỉ có đảm bảo được mức lao động như vậy thì vấn
đề sử dụng lao động mới đạt hiệu quả cao.
+ Chất lượng lao động thể hiện khả năng của người lao động về trình
độ học vấn trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay nghề, trình độ còn phụ thuộc
vào tính chất của từng công việc mà họ có thể phát huy một cách tối đa khả
năng của họ. Để đảm bảo hiệu quả công việc cao thì người lao động phải đáp
ứng được các yêu cầu của công việc đối với người lao động về trình độ học
vấn, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, ngoại hình, khả năng giao tiếp. Tuy
nhiên ở mỗi doanh nghiệp các yêu cầu này là khác nhau.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện
đại mới. Số lượng lớn thì cần sử dụng ít lao động chân tay và sử dụng nhiều
lao động có trình độ học vấn, tay nghề cao.
Ngoài ra đối với từng bộ phận, lao động trong doanh nghiệp xây dựng
chủ yếu là lao động trực tiếp tuy nhiên trang thiết bị máy móc vẫn được áp
dụng vào trong quá trình lao động ở những bộ phận nào mà trang thiết bị máy
móc có thể thay thế được lao động thì bộ phận đó sử dụng ít lao động hơn và
việc quản lý sử dụng lao động ở bộ phận đó đơn giản hơn. Như vậy ở những
bộ phận như thế áp dụng máy móc vào quá trình thực hiện công việc thì việc
SV: Hoàng Văn Bình
QTKDTH49B

Chuyên đề thực tập
GVHD: PGS. TS. Trần Việt Lâm
thay thế lao động bằng máy móc là cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng lao
động.
- Các điều kiện khác:
+ Đối với nhân viên phục vụ trực tiếp thì việc ăn uống, sinh hoạt hay

mọi ưu đãi khác ngoài lương thưởng trong công ty là rất quan trọng nó cũng
có vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm xây dựng. Nếu người lao động
có tinh thần sức khoẻ tốt thì họ làm việc sẽ có hiệu quả, hăng hái nhiệt tình
trong công việc hơn và ngược lại.
1.2. Các nhân tố bên ngoài
- Luật pháp: Trong những năm gần đây Nhà nước đã ban hành luật lao
động với những quy chế quản lý nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Do đó việc chấp hành các quy chế đó phải được thực hiện ở mọi hình thức
doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp
liên doanh Để tránh những doanh nghiệp chỉ vì lợi ích trước mắt mà lợi
dụng người lao động bắt người lao động làm việc với cường độ cao gây chán
nản kiệt sức cho người lao động.
Luật pháp là cũng để bảo vệ người lao động giúp họ giải quyết những
mâu thuẫn, tranh chấp trong phạm vi làm việc của họ. Do vậy luật pháp phải
rõ ràng và công minh, xử lý công bằng với mọi người.
- Môi trường kinh doanh đầy biến động, hơn nữa Việt Nam là thành viên
chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO cho nên các ảnh hưởng tiêu
cực từ các nền kinh tế lớn trên thế giới sẽ gây không ít những tác động tiêu
cực tới các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp xây dựng không
phải là ngoại lệ.
Phần lớn các máy móc thiết bị hiện đại của công ty đều phải nhập khẩu từ
nước ngoài như vậy phụ thuộc rất nhiều vào các đối tác ngoài nước hơn nữa
việc các thiết bị nhập ngoại không đạt yêu cầu cũng gây những lãng phí
không cần thiết cho doanh nghiệp. Từ đó cho thấy tác động to lớn của việc là
thành viên chính thức của WTO.
SV: Hoàng Văn Bình
QTKDTH49B

×