Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

PHẬT GIÁO VÀ SỰ DU NHẬP CỦA PHẬT GIÁO VÀO VIỆT NAM.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.58 KB, 18 trang )

MỞ ĐẦU
Phật giáo là một tôn giáo gắn bó với Việt Nam trong một thời gian
dài của lịch sử dân tộc. Vào thời Nhà Lý và Nhà Trần, Phật giáo trở thành
quốc đạo và trong thời kỳ đó Việt Nam đã đạt được những thành tựu rực
rỡ về mọi mặt kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội - quân sự. Trong lần đi
thực tập tại Huế lần này, em đã có dịp tìm hiểu về Huế, con người Huế,
đặc biệt em đã có thời gian và điều kiện để mở rộng tri thức của mình về
Phật giáo ở Huế. Trong bài báo cáo thực tập này em sẽ nói về Phật giáo ở
Huế và sự ảnh hưởng của Phật giáo đến con người Huế.
I. PHẬT GIÁO VÀ SỰ DU NHẬP CỦA PHẬT GIÁO VÀO
VIỆT NAM.
Đạo phật có nguồn gốc ở Ấn Độ cổ đại, người sáng lập là Tất Đạt
Đa (Siddhartha), họ Gôtoma (Gautama), sinh khoảng năm 563 trước Công
nguyên ở kinh thành Kapilavastu (chân núi Hymalaya về phía nam, nay
thuộc miền Nam nước Nêpan, giáp phía bắc Ấn Độ) , là thái tử con vùa
Tịnh Phạn. người đời tôn xưng ông là Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni).
Ông mất năm 483 trước Công nguyên, thọ 80 tuổi.
Khi Tất Đạt Đa ra đời, xung quanh ông là một xã hội nhiều đau khổ,
biết bao nhiêu con người là nạn nhân của chế độ đẳng cấp dã man, của
thiên tai quái ác. Lúc đó Ấn Độ đã có nhiều loại tư tưởng vf tôn giáo, như
đạo Vêda (đạo Phệ Đà) thờ nhiều thần, đạo Bà La Môn (Brátman) thờ một
thần, đạo Jâim chủ trương tu khổ hạnh v.v… Đạo Phật của Tất Đạt Đa ra
đời là một sự phản ứng có tính chất bác bỏ đối với chế độ đẳng cấp khắc
nghiệt đương thời, đối với đạo Bà La Môn nghiệt ngã và đối với phương
pháp tu hành khổ hạnh của Jana, Đồng thời là sự khẳng định một đạo lý,
một đường hướng cứu khổ mới cho con người.
Sinh thời, Phật Thích Ca không viết sách, ông chỉ rao giảng bẳng
miệng. Các kinh, luật, luận của Phật giáo lưu truyền ở đời là do nhiều thế
hệ học trò của ông căn cứ vào lời dạy được lưu truyền mà biên tập thành.
Vì vậy trong đó xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về sự tu hành và
đắc đạo. Chủ yếu có hai tông phái lớn là Tiểu Thừa (Hinayana - cỗ xe


nhỏ) và Đại Thừa (Mahayana - Cỗ xe lớn). Tiểu Thừa còn gọi là Phật giáo
nguyên thuỷ (Thérevada), dựa sát vào văn bản kinh điển, chủ trương giác
ngộ cho bản thân mình, chỉ thờ có Phật Thích Ca và tu đến bậc La Hán
(Arhat). Đại Thừa chủ trương tự giác và giác tha, không cố chấp vào kinh
điển, thờ nhiều Phật và tu đến bậc Bồ Tát trước khi thành Phật. Ngoài ra
còn có tông phái Kim Cang Thừa (Vadshrayana), còn gọi là Mật Tông,
chủ trương kết hợp phù chú, bùa linh với giáo lý để giải thoát.
2
Khi Phật Thích Ca còn tại thế, Đạo của ông đã được nhiều người ở
dọc sông Hồng, thuộc miền trung và bắc Ấn Độ tin theo. Sau khi ông mất,
đạo đó được truyền bá mạnh mẽ. Đến thế kỷ III trước Công nguyên thì
phát triển đến đỉnh cao nhất. Lúc đó ở Ấn Độ có đến 8 vạn chùa thsản
phẩm. Nhưng đến thế kỷ V sau Công nguyên, Phật giáo bị Ấn Độ giáo tấn
công, sau đó bị Hồi giáo triệt phá. Từ thế kỷ XII về sau, Phật giáo chỉ còn
là một di tích, một tôn giáo nhỏ ở Ấn Độ.
Đạo Phật truyền bá ra ngoài biên giới Ấn Độ từ rất sớm, ở thế kỷ III
trước Công nguyên dưới sự chỉ đạo của vua Ấn là Asoka, nhiều tăng đoàn
đã đi ra nước ngoài truyền bá Phật giáo. Về phía nam, Phật giáo truyền
đến các nước Srilânghiên cứu, Mianma, Thái Lan, Lào, Cămpuchia,
Inđônêxia. Người ta gọi là Phật giáo Nam Tông và đặc trưng của nó là
theo dòng Tiểu Thừa. Về phía Bắc, Phật giáo truyền đến Nêpan, các nước
Trung Á, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Người ta gọi đó
là Phật giáo Bắc Tông và đặc trưng của nó là theo dòng Đại Thừa. Cũng
về phía Bắc, phái Kim Cang Thừa lưu truyền ở Tây Tạng, Mông cổ,
Xibia. Khác với gốc của nó là Ấn Độ, Phật giáo ở các nước trên ngày
càng phát triển và đã trở thành quốc giáo ở một số nước.
Đạo Phật truyền vào Trung Quốc khoảng đầu thế kỷ I sau Công
nguyên và qua con đường “tơ lụa” xuyên Trung Á. Các nhà sư Ấn Độ và
Trung á theo chân các đoàn người buôn bán đi đến Trung Quốc truyền
đạo. Dòng đạo truyền vào Trung Quốc là dòng Đại Thừa. Các tông phái

Phật giáo Ấn Độ như Mật Tông, Tịnh độ Tông, v.v… đều dược người
Trung Quốc các thời chấp nhận và lưu truyền. Song phát triển ở Trung
Quốc là các Tông phái ít nhiều được người Trung Quốc gia công xây
dựng, đó là Phsản phẩm Tướng Tông (Duy Thức Tông), Thiên Thai Tông,
Hoa Nghiêm Tông và đặc biệt là Thiền Tông, Phép thiền định trong thiền
tông vốn có từ Ấn Độ, nhưng Thiền Tông với một hệ thống giáo lý của nó
3
lại là sản phẩm riêng của Trung Quốc. Về sau ở Trung Quốc nói đến Phật
là nói đến Thiền.
Phật giáo tuy trải qua nhiều giai đoạn phát triển, có nhiều tông phái
khác nhau và lưu hành ở nhiều quốc gia khác nhau ở châu Á, nhưng nó
vẫn là nó. Bởi vì ở nó có những chủ trương và quan điểm cơ bản mà bất
cứ tông phái nào, bất cứ quốc gia nào cũng đều phải dựa vào để truyền bá.
Quan niệm về thế giới, Phật giáo cho rằng thế giới xung quanh, bao
gồm cả vũ trụ, trời đất và con người, tuy lớn nhỏ khác nhau, chủng loại
khác nhau, nhưng đều là một, đều luôn vận động và biến đổi, ở đó không
có điểm bắt đầu (vô thuỷ), cũng không có điểm kết thúc (vô chung), ở đó
biến đổi xảy ra nhanh như trong chớp mắt (sát na), nên không có gì là
thường còn, là cố định, là có thể gọi nó là nó, vì nó có đó nhưng rồi không
có, còn đó nhưng rồi mất đó (vô thường). Con người cũng vậy, ở trong
dòng chảy không ngừng, nên không có cái gì gọi là bản thân ta (vô ngã).
Mặt khác, biến đổi đó không phải là do bên ngoài đưa tới, mà là do bên
trong, do sự vận động tự thân, do lẽ nhân duyên bên trong tác động, và
luật nhân quả nội tại quy định, ở đó với bất cứ một vật nào ở vào một giai
đoạn nào của quá trình, cũng đều là kết quả của giai đoạn trước là nguyên
nhân của giai đoạn sau (nghiệp). Biến đổi đó còn diễn ra trong các nơi gọi
là cõi phàm và siêu phàm mà sự chuyển từ cõi này sang cõi khác như
vòng bánh xe quay mãi không thôi (luân hồi) v.v…
Quan niệm về nhân sinh. Đạo Phật cho đời người là khổ, nỗi khổ ở
mỗi người là đầy nước mắt, ở nhân loại là biến nước mắt; “nước mắt

chúng sinh còn nhiều hơn nước các đại dương cộng lại”. Khổ đó không
phải là do sản phẩm bức giai cấp, sản phẩm bức dân tộc mà ra, mà là do
có bản thân con người. Khổ đó là do con người có sinh thì có già, bệnh và
chết, do mong muốn mà không được, do thương yêu mà phải xa lìa nhau,
do ghét nhau mà phải ở gần nhau, do ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức)
che lấp trí tuệ (khổ đế), do tích tập thói xấu và dục vọng (tập đế), do sự
4
thay đổi, do ở trong vòng luân hồi. Muốn thoát khổ thì phải tu luyện, phải
trừ bỏ dục vọng (diệt đế), phải từ bi, nhẫn nhục, hỷ xả (vui vẻ hy sinh
thân mình), phải nhận thức được tâm Phật, phải theo tâm con đường đúng,
v.v… (đạo đế). Và mục đích của tu luyện là giải thoát, là thoát ra khỏi
vòng luân hồi sinh tử, là đạt tới một mục tiêu lý tưởng mà mỗi một tông
phái Phật giáo có một cách nói riêng. Với Phật giáo nói chung là lên tới
cõi Niết Bàn, nơi tịch diệt, nơi không còn biến hoá, không còn sướng vui
cũng như khổ đau; với Tịnh Độ Tông là về được nước Phật, là sang tới
Tây Phương cực lạc, hoặc Tịnh Thổ, với Thiền Tông là nhận thức được
tâm là Phật , v.v…
Thế giới quan và nhân sinh quan trên của Phật giáo đối với người
Việt đầu thời Bắc Thuộc, lúc còn đang tin ở sức mạnh của ông Trời, tin ở
quyền năng của thần núi, thần sông, v.v… còn đang trong xã hội nguyên
sơ và khép kín, thì đó là một hiện tượng xa lạ. Thế giới quan nhân sinh
quan đó lại được truyền vào bởi các nhà sư Ấn Độ và Trung Á, những
người có hình thể và vóc dáng khác người mình, thì sự xa lạ đó lại càng
tăng lên gấp bội. Thế nhưng Phật giáo vẫn có thể làm quen và xâm nhập
đất Việt. Lý do đầu tiên của sự kiện đó không phải là sự uyên thâm trong
giáo lý nhà Phật, mà là những hành vi của người truyền đạo. Các nhà sư
nước ngoài bằng thái độ từ bi, nhẫn nhục, không nề hà trong việc cưu
mang người, thành thật cứu vớt người, dùng thuốc trị bệnh cho người ốm
đau (các nhà sư lúc bấy giờ thường là thầy thuốc), v.v, đã tác động và cảm
hoá được người Việt, rồi từ đó dắt dẫn họ vào làm quen với nội dung giáo

lý. Người việt chấp nhận giáo lý Phật là ở bước sau. Và đến lượt mình,
giáo lý phát huy tác dụng. Ở đây, trong bước này, chính sự uyên thâm của
giáo lý mới là điều kiện làm cho Phật giáo tồn tại lâu dài ở Việt Nam.
Chùa chiến sau này mọc khắp nông thôn, đồng bằng, trung du, đồi
núi đất Việt, và những tín đồ thành kính lâu đời là những người nông dân
chất phác. Những địa bàn và những người đầu tiên tiếp thu Phật giáo ở
5
Việt Nam lại không phải là những nơi ấy và những con người ấy, mà là đô
thị và những con người buôn bán. Chính đô thị mới là nơi diễn ra sự tiếp
xúc, nơi nhà sư các phương trời theo chân các nhà buôn đến tìm hiểu và
truyền đạo. Ở Việt Nam lúc bấy giờ là Luy Lâu, trị sở đồng thời là nơi đô
hội của đế quốc phong kiến Hán ở Giao Châu. Chính các nhà buôn bán xứ
do nghề nghiệp của mình, mới có điều kiện tiếp xúc với người phương xa,
mới dễ chấp nhận những điều xa lạ với mình. Điều này ít nhiều có thể
thấy được qua câu chuyện dã sử có tính chất dân gian lưu truyền qua các
đời. Đó là chuyện Nhất dạ Trạch (Đầm Nhất Dạ). Chuyện kể rằng vào
thời Hùng Vương, vợ chồng Tiên Dung, Chử Đồng Tử mở quán chợ, lập
phố xá, và Tiên Dung khuyên Chử Đồng Tử đi theo một người buôn nước
ngoài đến một đảo ngoài biển, Chử Đồng Tử được nhà sư trên đảo truyền
đạo cho.
Ngoài ra, tiếp thụ Phật giáo đầu tiên là nhà buôn, nhưng hiểu được
đầy đủ Phật giáo lại là người trí thức. Chính người trí thức Việt Nam
đương thời là người nắm được cả phần lễ nghi và phần tư tưởng của Phật
giáo. Bởi vì Phật giáo, ngoài lễ nghi ra, còn là một hệ thống quan điểm lý
luận mà chỉ người có kiến thức mới hiểu được. Người trí thức đương thời
là người Hán học. Biết chữ Hán họ mới đọc được kinh, kệ dịch ra Hán
Văn, và nhờ chữ Hán họ mới có điều kiện học chữ Phạn (Sankrit) để đọc
các sách kinh, luật, luận bằng nguyên bản, để hiểu được Phật giáo từ gốc
của nó.
Việt Nam giáp với Biển Đông, nằm trên con đường thuỷ thông

thương giữa đồng và tây, giữa bắc và nam, là khu trung độ giữa hai nền
văm minh lớn: Ấn Độ và Trung Hoa. Việt Nam lại là địa đầu phía nam
của đế quốc phong kiến Hán lúc bấy giờ, là nơi xuất phát đi về phía nam
của nhiều đoàn sứ giả, của nhiều nhà buôn Trung Hoa. Vị trí thuận lợi đó
khiến nó có thể du nhập Phật giáo sớm. Điều này cộng với một vài tư liệu
gián tiếp đã khiến Nguyễn Lang cho rằng: “Trung tâm Phật giáo Luy Lâu
6
(Việt Nam - TNN) được thành lập sớm hơn các trung tâm Lạc Dương và
Bành Thành (Trung Quốc- NTT) và như thế là đã được hình thành vào
thượng bán thế kỷ thứ nhất của Tây Lịch”. Minh Chi, cũng cho rằng “Việt
Nam ngay từ thời rất xưa đã được các cao tăng Ấn Độ đến truyền giáo
trực tiếp và thời điểm đó có thể là xưa hơn thời điểm Phật giáo vào miền
Nam Trung Hoa khá nhiều”. Nhưng chứng cứ xác thực ghi trong chính sử
thì thời điểm đó muộn hơn.
Truyện “Sĩ Nhiếp” trong Tam quốc chí ghi, mỗi khi Sĩ Nhiếp ra vào
thì: “Uy nghi đủ hết, đánh chuông khánh, thổi kèn sáo, xe ngựa đầy
đường, người Hồ (chỉ người Ấn Độ và người Trung Á. Ở đây chỉ các nhà
sư người Ấn Độ hoặc Trung Á - NTT) theo hai bên xe thắp hương, thường
có đến mấy chục”. Truyện nhà sư Thông Biện trong thiền uyển tập anh
ghi nhà sư này trả lời câu hỏi của Phù Cảm Linh Nhân hoàng thái hậu thời
Trần về Phật giáo vào nước ta, nói: “Hai tông phái (Giáo Tông và
thiềnTông) đến nước ta đã lâu. [Giáo tông] thì bắt đầu từ Mâu Bác,
Khương Tăng Hội” . Các nhân vật Sĩ Nhiếp, mâu Bắc, Khương Tăng Hội
đều là người cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III. Như vậy Phật giáo xuất hiện ở
nước ta được ghi rõ ràng trong sử sách là vào cuối thế kỷ II sau Công
nguyên.
Công lao đầu tiên tỏng việc truyền bá Phật giáo vào Việt Nam là
thuộc các nhà sư Ấn Độ, Trung Á và Trung Quốc. Các nhà sư Ấn Độ
Trung Á thì theo thuyền buôn xuyên đại dương đến. Các nhà sư Trung
Quốc thì đi đến bằng đường bộ hoặc đường biển và thực hiện việc giao

lưu trong lãnh thổ của đế quốc phong kiến Hán. Nhưng trong thực tế cũng
có sự đóng góp nhiều mặt của các nhà sư Việt Nam. Trong đó có người
giữ vai trò cầu nối giữa Phật giáo Nam Á và Phật giáo Trung Hoa, như
nhà sư Vận Kỳ đã đem bản dịch Kinh A Hàm do hai nhà sư Trí Hiền
(người Ba Lăng) và nhà sư Hội Ninh (Trung Quốc) cùng dịch ở đất Ba
Lăng, Nam Hải, về dâng cho vua Đường ở Trường An. Có người đạo hạnh
7

×