Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN ĐIỆN TOÁN LƯỚI & ĐÁM MÂY GIỚI THIỆU CÁC DỊCH VỤ CỦA GOOGLE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.33 KB, 19 trang )

BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN ĐIỆN TOÁN LƯỚI & ĐÁM MÂY
GIỚI THIỆU CÁC DỊCH VỤ CỦA GOOGLE
GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHI KHỨ
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn đến Ban Chủ nhiệm trường Đại học
công nghệ thông tin TP HCM đã tạo điều kiện cho tôi được theo học chương trình đào
tạo Thạc Sĩ Công nghệ thông tin của trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS NGUYỄN PHI KHỨ và các thầy cô trong
khoa Khoa học máy tính của trường đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn để tôi hoàn
thành tốt bài thu hoạch.
Tuy nhiên vì thời gian cũng như kiến thức của bản thân còn hạn chế, nên bài thu
hoạch không tránh khỏi những sai sót và nhầm lẫn. Rất mong nhận được mọi sự đóng
góp ý kiến từ quý thầy cô và bạn bè.
Ngô Hoàng Lê Minh
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM - 2014
1
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN ĐIỆN TOÁN LƯỚI & ĐÁM MÂY
GIỚI THIỆU CÁC DỊCH VỤ CỦA GOOGLE
GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHI KHỨ
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
TỔNG QUAN 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY 4
1. Giới thiệu về điện toán đám mây 4
2. Đặc điểm & mô hình cơ bản của điện toán đám mây 5
a. IaaS – Dịch vụ hạ tầng – Infrastruture as a Service 5
b. PaaS – Dịch vụ nền tảng – Platform as as Service 6
c. SaaS – Dịch vụ phần mềm – Software as a Service 6
3. Các mô hình điện toán đám mây 7
4. So sánh giữa điện toán đám mây và máy chủ truyển thống 8


5. 5. Ưu – khuyết điểm của điện toán đám mây 9
CHƯƠNG II: ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY CỦA GOOGLE 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM - 2014
2
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN ĐIỆN TOÁN LƯỚI & ĐÁM MÂY
GIỚI THIỆU CÁC DỊCH VỤ CỦA GOOGLE
GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHI KHỨ
TỔNG QUAN
Những năm gần đây, công nghệ thông tin phát triển vượt bậc và ảnh hưởng đến hầu
hết tất cả các lĩnh vực. Cùng với các lợi ích có được từ sự phát triển mạnh mẽ và không
ngừng này thì các tổ chức, tập đoàn phải mất một khoản đầu tư chi phí không nhỏ cho
khâu mua mới, bảo trì và vận hành các máy chủ.
Công nghệ điện toán lưới và đám mây ra đời đã giúp các đơn vị giải quyết bài toán
chi phí đầu tư cho các hệt thống máy chủ một cách hoàn hảo. Bài báo cáo này em xin
phép giới thiệu một cách tổng quan về công nghệ điện toán đám mây. Điện toán đám mây
được hiểu đơn giản là một mô hình điện toán có tính co giãn, tất cả tài nguyên tính toán
và ứng dụng đều được ảo hóa thành các dịch vụ mà người dùng có thể sử dụng theo nhu
cầu của mình.
Hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây bao gồm miễn phí và thu
phí như Icloud , Sugarsync, Google drive…Và cũng trong bài báo cáo này em xin phép
trình bài dịch vụ điện toán đám mây của Google .
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM - 2014
3
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN ĐIỆN TOÁN LƯỚI & ĐÁM MÂY
GIỚI THIỆU CÁC DỊCH VỤ CỦA GOOGLE
GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHI KHỨ
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

1. Giới thiệu về điện toán đám mây:
Có nhiều định nghĩa khác nhau dành cho điện toán đám mây. Theo NIST thì điện
toán đám mây là: ” Điện toán đám mây là mô hình điện toán cho phép truy cập qua mạng
để lựa chọn và sử dụng tài nguyên tính toán (ví dụ: mạng, máy chủ, lưu trữ, ứng dụng và
dịch vụ) theo nhu cầu một cách thuận tiện và nhanh chóng; đồng thời cho phép kết thúc
sử dụng dịch vụ, giải phóng tài nguyên dễ dàng, giảm thiểu các giao tiếp với nhà cung
cấp”.
Hay theo Accenture thì điện toán đám mây là :” Điện toán đám mây là mô hình
điện toán, không phải là một công nghệ. Trong mô hình này, tất cả các máy chủ, mạng,
các ứng dụng và các yếu tố khác liên quan đến trung tâm dữ liệu được triển khai sẵn
sàng cho IT và người dùng cuối thông qua Internet, cho phép IT có thể mua từng loại và
số lượng của các dịch vụ điện toán mà họ cần. Mô hình đám mây khác hạ tầng truyền
thống trong đó khách hàng cần phải tốn nguồn lực để quản lý. Thay vào đó, họ cắm vào
"đám mây" cho các dịch vụ cơ sở hạ tầng, các dịch vụ nền tảng (hệ điều hành), hoặc các
dịch vụ phần mềm (chẳng hạn như ứng dụng SaaS), và hoạt động như trung tâm dữ liệu
nội bộ hoặc máy tính cung cấp các chức năng tương tự.”.
Tuy nhiên, điện toán đám mây có thể được hiểu đơn giản với các đặc tính như là
nó có tính co giãn trong việc cấp phát và sử dụng tài nguyên. Là việc ảo hóa các cơ sở hạ
tầng, các tài nguyên tính toán và các ứng dụng phần mềm. Là một tập hợp các dịch vụ
công nghệ thông tin được cung cấp qua mạnh internet và người sử dụng sẽ chỉ phải trả
cho những gì mình sử dụng.
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM - 2014
4
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN ĐIỆN TOÁN LƯỚI & ĐÁM MÂY
GIỚI THIỆU CÁC DỊCH VỤ CỦA GOOGLE
GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHI KHỨ
Minh họa đám mây
2. Đặc điểm & mô hình cơ bản của điện toán đám mây
Mô hình điện toán đám mây có các đặc trưng chính là: cho phép sử dụng dịch vụ

theo yêu cầu – on-deman service; cung cấp khả năng truy cập từ xa từ các máy tính để
bàn, laptop đến các thiết bị di động như smartphone; tài nguyên tính toán động, có khả
năng đáp ứng nhiều client trong cùng một thời điểm; người dùng chỉ phải trả chi phi cho
những gì mình thật sự sử dụng.
Vì dịch vụ của đám mây rất đa dạng và bao gồm tất cả các dịch vụ từ tính toán đến
máy chủ ảo hóa nên mô hình của điện toán đám mây rất đa dạng nhưng mô hình dịch vụ
điện toán đam mây phổ biến nhất có thể phân thành 3 nhóm chính như sau:
a. IaaS – Dịch vụ hạ tầng – Infrastruture as a Service
IaaS cung cấp dịch vụ cơ bản bao gồm năng lực tính toán, không gian lưu trữ, kết
nối mạng tới khách hàng. Client có thể sử dụng tài nguyên hạ tầng này để đáp ứng nhu
cầu tính toán hoặc cài đặt ứng dụng riêng cho mình. Với dịch vụ này khách hàng làm chủ
hệ điều hành, lưu trữ và các ứng dụng do khách hàng phát triển và cài đặt. Khách hàng
điển hình của dịch vụ IaaS có thể là mọi đối tượng cần tới một máy tính và tự cài đặt ứng
dụng của mình.
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM - 2014
5
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN ĐIỆN TOÁN LƯỚI & ĐÁM MÂY
GIỚI THIỆU CÁC DỊCH VỤ CỦA GOOGLE
GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHI KHỨ
Ví dụ điển hình là nhà cung cấp Amazon với dịch vụ EC2, với dịch vụ này thì
khách hàng có thể đăng kí một máy tính ảo & lựa chọn hệ điều hành mà mình cần sử
dụng như Windows hay Linux.
b. PaaS – Dịch vụ nền tảng – Platform as as Service
PaaS cung cấp nền tảng điện toán cho phép khách hàng phát triển các phần mềm,
phục vụ nhu cầu tính toán hoặc xây dựng thành dịch vụ trên nền tảng đám mây đó. Dịch
vụ PaaS có thể được cung cấp dưới dạng các hạ tầng trao đổi thông tin ứng dụng -
middleware, các nền tảng ứng dụng - application server, cùng các công cụ lập trình với
ngôn ngữ lập trình nhất định để xây dựng ứng dụng. Dịch vụ PaaS cũng có thể được xây
dựng riêng và cung cấp cho khách hàng thông qua một API riêng. Khách hàng xây dựng

ứng dụng và tương tác với hạ tầng điện toán đám mây thông qua API đó. Ở mức PaaS,
khách hàng không quản lý nền tảng đám mây hay các tài nguyên lớp như hệ điều hành,
lưu trữ ở lớp dưới. Khách hàng điển hình của dịch vụ PaaS chính là các nhà phát triển
ứng dụng .
Ví dụ như Google cung cấp dịch vụ PaaS là Engine, cho phép các khách hàng xây
dưng các ứng dụng web dựa trên ngôn ngữ Java và Python.
c. SaaS – Dịch vụ phần mềm – Software as a Service
SaaS cung cấp các ứng dụng hoàn chỉnh như một dịch vụ theo yêu cầu cho nhiều
khách hàng với chỉ một phiên bản cài đặt. Khách hàng lựa chọn ứng dụng phù hợp với
nhu cầu và sử dụng mà không quan tâm tới hay bỏ công sức quản lý tài nguyên tính toán
bên dưới.
Ví dụ như dịch vụ Google Docs của Google là một trong những dịch vụ office
online nổi tiếng.
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM - 2014
6
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN ĐIỆN TOÁN LƯỚI & ĐÁM MÂY
GIỚI THIỆU CÁC DỊCH VỤ CỦA GOOGLE
GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHI KHỨ
3. Các mô hình điện toán đám mây:
Điện toán đám mây thường được chia ra làm 3 mô hình triển khai như sau:
a. Đám mây công cộng:
Đám mây công cộng – Public Cloud - là mô hình mà hạ tầng điện toán đám mây
được một tổ chức sở hữu và cung cấp dưới dạng dịch vụ rộng rãi cho tất cả các khách
hàng thông qua hạ tầng mạng internet hoặc các mạng công cộng diện rộng. Các ứng dụng
khác nhau chia sẻ chung tài nguyên tính toán, mạng và lưu trữ. Do vậy, hạ tầng điện toán
đám mây này được thiết kế để đảm bảo cô lập về dữ liệu giữa các khách hàng và tách biệt
về truy cập.
Các dịch vụ đám mây công cộng hướng tới số lượng khách hàng lớn nên thường
có năng lực về hạ tầng cao, đáp ứng nhu cầu tính toán linh hoạt, đem lại chi phí thấp cho

khách hàng. Do đó khách hàng của dịch vụ trên đám mây công cộng sẽ bao gồm tất cả
các tầng lớp mà khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ sẽ có được lợi thế trong việc dễ
dàng tiếp cận các ứng dụng công nghệ cao, chất lượng mà không phải đầu tư ban đầu, chi
phí sử dụng thấp, linh hoạt.
b. Đám mây riêng:
Đám mây riêng - Private Cloud - là mô hình trong đó hạ tầng đám mây được sở
hữu bởi một tổ chức và phục vụ cho người dùng của tổ chức đó. Đám mây riêng có thể
được vận hành bởi một bên thứ ba và hạ tầng đám mây có thể được đặt bên trong hoặc
bên ngoài tổ chức sở hữu.
Đám mây riêng được các tổ chức, doanh nghiệp lớn xây dựng cho mình nhằm khai
thác ưu điểm về công nghệ và khả năng quản trị của điện toán đám mây. Với đám mây
riêng, các doanh nghiệp tối ưu được hạ tầng IT của mình, nâng cao hiệu quả sử dụng,
quản lý trong cấp phát và thu hồi tài nguyên, qua đó giảm thời gian đưa sản phẩm sản
xuất, kinh doanh cũng như dịch vụ thương mại ra thị trường.
c. Đám mây cộng đồng:
Đám mây cộng đồng - Community Cloud- là mô hình trong đó hạ tầng đám mây
được chia sẻ bởi một số tổ chức cho cộng đồng người dùng trong các tổ chức đó. Các tổ
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM - 2014
7
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN ĐIỆN TOÁN LƯỚI & ĐÁM MÂY
GIỚI THIỆU CÁC DỊCH VỤ CỦA GOOGLE
GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHI KHỨ
chức này do đặc thù không tiếp cận tới các dịch vụ đám mây công cộng và chia sẻ chung
một hạ tầng điện toán đám mây để nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng.
d. Đám mây lai:
Mô hình đám mây lai - Hybrid Cloud - là mô hình bao gồm hai hoặc nhiều hơn
các mô hình trên tích hợp với nhau. Mô hình đám mây lai cho phép chia sẻ hạ tầng hoặc
đáp ứng nhu cầu trao đổi dữ liệu.
4. So sánh giữa điện toán đám mây và máy chủ truyển thống:

Điện toán đám mây Máy chủ truyền thống
Dễ dàng mở rộng, ngay lập tức khi có nhu
cầu
Khó khăn trong việc mở rộng, muốn mở
rộng phải trang bị thêm phần cứng chuyên
dụng
Dữ liệu không lưu trữ trên một máy chủ
vật lý duy nhất, được sao lưu thường
xuyên, nếu một máy chủ lỗi hệ thống vẫn
hoạt động bình thường
Dữ liệu thường lưu trên một máy chủ vật
lý, để sao lưu phải tốn nhiều chi phí hơn,
hệ thống sẽ ảnh hưởng nếu máy chủ có sự
cố
Việc quản lý, cấp phát tài nguyên tốt, tối
ưu khả năng tính toán
Không tận dụng hết khả năng của máy chủ
Chỉ phải trả chi phí cho các tài nguyên
mình cần thiết sử dụng, có thể mở rộng
hoặc thu hẹp tài nguyên để tiết kiệm chi
phí
Phải trả toàn bộ chi phí cho máy chủ vật lý,
ngoải ra phải trả thêm chi phí cho hệ thống
mạng, điện, bảo trì hệ thống…
5. Ưu – khuyết điểm của điện toán đám mây:
a. Ưu điểm
Điện toán đám mây cho phép ta truy cập dữ liệu toàn cầu. Người dùng có thể sử
dụng bất kỳ máy tính nào, bất kỳ thiết bị nào để truy cập miễn sao nó có kết nối internet.
Ngoài ra, tốc độ xử lý của điện toán đám mây nhanh và cung cấp cho người dùng
những dịch vụ nhanh chóng và giá thành rẻ dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng tập trung.

Các ứng dụng của điện toán đám mây dễ dàng để sửa chữa và cải thiện về tính
năng bởi lẽ chúng không được cài đặt cố định trên một máy tính nào.
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM - 2014
8
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN ĐIỆN TOÁN LƯỚI & ĐÁM MÂY
GIỚI THIỆU CÁC DỊCH VỤ CỦA GOOGLE
GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHI KHỨ
b. Khuyết điểm
Chính ưu điểm của đám mây cũng là khuyết điểm của nó, người dùng sẽ không
thể truy cập vào dữ liệu của mình khi không có mạng internet, và vì dữ liệu lưu trữ trên
mạng nên mức độ bảo mật đôi khi không thật sự an toàn.
Một câu hỏi đặt ra là liệu các dịch vụ đám mây có bị “treo” bất ngờ, khiến cho
người dùng không thể truy cập các dịch vụ và dữ liệu của mình trong những khoảng thời
gian nào đó khiến ảnh hưởng đến công việc
Tính di động của dữ liệu và quyền sở hữu: Một câu hỏi đặt ra, liệu người dùng có
thể chia sẻ dữ liệu từ dịch vụ đám mây này sang dịch vụ của đám mây khác? Hoặc trong
trường hợp không muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ cung cấp từ đám mây, liệu người dùng
có thể sao lưu toàn bộ dữ liệu của họ từ đám mây? Và làm cách nào để người dùng có thể
ch’c ch’n rằng các dịch vụ đám mây sẽ không hủy toàn bộ dữ liệu của họ trong trường
hợp dịch vụ ngừng hoạt động.
CHƯƠNG II: ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY CỦA GOOGLE
1. Google Apps
Google Apps là một bộ ứng dụng do Google cung cấp, nó tích hợp nhiều dịch vụ
cần thiết để trợ giúp doanh nghiệp trong các công việc văn phòng. Đây là gói dịch vụ
hoạt động dựa trên điện toán đám mây giúp doanh nghiệp kết nối công việc với nhau từ
mọi nơi, trên mọi thiết bị.
Google Apps cho phép doanh nghiệp và tổ chức sử dụng nhiều ứng dụng của
google như: Gmail, Google CalendarS - Lịch chia sẻ, Google Talk - Nh’n tin nhanh và
trò chuyện thoại qua IP, Google Drive - Lưu trữ tài liệu và cộng tác trực tuyến, Google

Sites - Tạo và xuất bản trang web của nhóm, Google Video và Google Security &
Compliance…
Google Apps cung cấp các ấn bản phù hợp với nhu cầu cụ thể của người dùng,
bao gồm Standard Edition , phù hợp cho sử dụng cá nhân hoặc gia đình, Education
Edition, dành cho các trường cao đẳng và đại học và Premier Edition dành cho các
doanh nghiệp thuộc mọi quy mô. Với ưu điểm dễ dàng thiết lập, sử dụng và quản lý, cho
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM - 2014
9
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN ĐIỆN TOÁN LƯỚI & ĐÁM MÂY
GIỚI THIỆU CÁC DỊCH VỤ CỦA GOOGLE
GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHI KHỨ
phép người dùng làm việc thông minh hơn, lưu trữ tiện lợi hơn thì Google Apps đang trở
thành một ứng dụng thiết yếu hiện nay .
Google apps
a. Email
Cung cấp tiện ích email cho người dùng có thể tạo email dùng để giao dịch dễ
dàng, tiện lợi. Người dùng có thể kiểm tra hộp mail của mình ở bất kì máy nào, bất kì đâu
và bất kì lúc nào miễn sao có kết nối internet.
Ngoài ra, gmail còn có các tiện ích dành cho các loại hình doanh nghiệp dùng để
trao đổi thông tin trong nội bộ công ty hay giao dịch khách hàng như là :
• Kiểm soát spam: Bộ lọc nâng cao giúp loại bỏ spam khỏi hộp thư đến
của nhân viên để họ có thể tập trung vào những thư quan trọng và quản
trị viên CNTT có thể tập trung vào các sáng kiến khác.
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM - 2014
10
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN ĐIỆN TOÁN LƯỚI & ĐÁM MÂY
GIỚI THIỆU CÁC DỊCH VỤ CỦA GOOGLE
GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHI KHỨ

• Tích hợp tính năng nh’n tin nhanh: Kết nối với địa chỉ liên hệ ngay lập
tức mà không cần khởi chạy ứng dụng riêng hoặc rời khỏi hộp thư đến
của bạn mà không cần dùng đến phần mềm nào.
• Trò chuyện thoại và video tích hợp sẵn: Trò chuyện thoại và video đều
được tích hợp vào Gmail giúp việc kết nối trực tiếp với đồng nghiệp
trên kh’p thế giới trở nên dễ dàng hơn.
• Tìm thư nhanh chóng: Công nghệ tìm kiếm mạnh mẽ của Google được
tích hợp vào Gmail, biến hộp thư đến của bạn thành công cụ tìm kiếm
email của Google an toàn và mang tính riêng tư.
• Bảo vệ và bảo mật thông tin nhạy cảm: Tính năng lọc spam bổ cung cấp
cho nhân viên thêm một lớp bảo vệ. Bộ lọc nội dung được quản lý tập
trung tạo điều kiện cho các công ty thiết lập những chính sách tuỳ chỉnh
trong và ngoài công ty để đảm bảo an toàn cho các thông tin nhạy cảm.
• Tích hợp với điện thoại di động Email và IM có thể truy cập dễ dàng
trên iPhone, BlackBerry hoặc các điện thoại thông minh khác thông qua
ứng dụng máy khách hoặc các giao diện web được tối ưu hoá để chạy
trên các trình duyệt của điện thoại di động.
• Phục hồi và Lưu trữ Thư: Quản trị viên có thể tìm kiếm và phục hồi
email bằng tính năng lưu trữ thư trong vòng 90 ngày. Thời gian lưu trữ
có thể được gia hạn thêm để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh và khám phá.
• Di chuyển email hiện tại: Công cụ di chuyển có sẵn giúp bạn di chuyển
email dễ dàng từ các hệ thống kế thừa vào tài khoản email của Google
Apps.
b. Google Calendar
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM - 2014
11
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN ĐIỆN TOÁN LƯỚI & ĐÁM MÂY
GIỚI THIỆU CÁC DỊCH VỤ CỦA GOOGLE
GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHI KHỨ

Với google calendar thì người dùng dễ dàng s’p xếp, quản lý các lịch hẹn. Ngòai
ra với tính năng phủ nhiều lịch sẽ người dùng có thể xem khi nào mọi người có thể sẵn
sàng cho cuộc hẹn. Khi người dùng nhập thông tin về cuộc họp thì Google sẽ tự động gửi
lời mời và cập nhật dữ liệu vào lịch.
Với chức năng chia sẻ lịch dự án thì lịch có thể được chia sẻ trong toàn công ty
hay giữa các đồng nghiệp được chọn. Người dùng có thể lựa chọn từ nhiều thiết đặt cấp
quyền khi chia sẻ lịch với người khác – lựa chọn ai được xem chi tiết sự kiện hoặc tạo ra
các thay đổi cho lịch.
Nhúng lịch hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng vào Google Sites hoặc vào bất
kỳ trang web nào mà không cần lập trình.
Ta có thể công bố các sự kiện của công ty ra bên ngoài bằng cách phát hành lịch
và làm cho chúng có thể tìm kiếm được trên kh’p thế giới tại thư viện Lịch Google.
Truy cập từ điện thoại di động, xem chi tiết sự kiện, thêm sự kiện mới và mời
khách bằng cách sử dụng các thiết bị di động như BlackBerry và iPhone. Nhận thông báo
lịch qua SMS.
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM - 2014
12
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN ĐIỆN TOÁN LƯỚI & ĐÁM MÂY
GIỚI THIỆU CÁC DỊCH VỤ CỦA GOOGLE
GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHI KHỨ
c. Google Drive:
Google Drive là nơi tập trung các dữ liệu của người dùng. Bất kỳ dữ liệu nào nào
khi được tạo bằng Google Drive hay upload lên Google Drive đều được lưu trữ trên hệ
thống máy chủ của Google bằng tài khoản của người sử dụng. Theo thông tin từ trang hỗ
trợ của Google, hãng không giới hạn số lượng văn bản người sử dụng có thể làm việc với
Google Docs . Hiện nay, Google Drive hỗ trợ người dùng lên tới 15GB các dịch vụ trực
tuyến miễn phí.
Google Drive được tích hợp sẵn các ứng dụng văn phòng như Google Documents,
Sheets, Slides.

Với Google Documents, người dùng có thể tạo tài liệu phong phú với hình ảnh,
bảng, phương trình, bản vẽ, liên kết và nhiều thứ khác. Ngoài ra, người dùng còn có thể
thu thập thông tin nhập và quản lý phản hồi với tính năng nhận xét xã hội.
Google Sheets giúp lưu giữ và chia sẻ danh sách, theo dõi dự án, phân tích dữ liệu
và theo dõi kết quả bằng trình chỉnh sửa bảng tính mạnh mẽ của Google. Google Sheets
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM - 2014
13
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN ĐIỆN TOÁN LƯỚI & ĐÁM MÂY
GIỚI THIỆU CÁC DỊCH VỤ CỦA GOOGLE
GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHI KHỨ
sử dụng các công cụ như công thức nâng cao, biểu đồ nhúng, bộ lọc và bảng tổng hợp để
nhận các quan điểm mới về dữ liệu của bạn.
Google slides là ứng dụng dùng để tạo trang trình bày bằng trình chỉnh sửa bản
trình bày của Google, phần mềm hỗ trợ những thứ như video nhúng, hoạt ảnh và chuyển
đổi trang trình bày động. Người dùng còn có thể chia sẽ trình bày của mình lên web để
mọi người có thể xem, chia sẻ chúng riêng tư.
2. Hangouts
Là một dịch vụ cho phép bạn gửi tin nh’n, ảnh, biểu tượng cảm xúc và thực hiện
các cuộc gọi điện video với bạn bè và gia đình. Hiện nay, Hangouts đã được tích hợp sẵn
trong Gmail, Google+, trên thiết bị iOS hoặc Android của người dùng và cả dưới dạng
tiện ích mở rộng của Chrome, do đó người dùng có thể giữ liên lạc cho dù đang ở nhà
hay đang di chuyển.
3. Google App Engine
Google App Engine là nền tảng điện toán đám mây theo mô hình PaaS. Google
App Engine cho phép chạy ứng dụng web trên cơ sở hạ tầng của Google.
Google App Engine hỗ trợ web động và các công nghệ web phổ biến hiện nay.
Google App Engine cung cấp môi trường phát triển đầy đủ tính năng giống như Google
App Engine được cài đặt trên tính máy tính của người dùng. Ứng dụng có thể chạy trên
hai môi trường là Java và Python, PHP, Go.

Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM - 2014
14
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN ĐIỆN TOÁN LƯỚI & ĐÁM MÂY
GIỚI THIỆU CÁC DỊCH VỤ CỦA GOOGLE
GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHI KHỨ
Các đối tượng dữ liệu trong lưu trữ dữ liệu App Engine được gọi là các thực thể.
Mỗi thực thể có thể có một hoặc nhiều thuộc tính. Mỗi thực thể cũng có một khóa để
phân biệt các thực thể với nhau.
Tuy nhiên, Google App Engine có hạn chế đó là không chấp nhận các tiến trình
nền chạy lâu. Cơ sở dữ liệu App Engine không hỗ trợ các truy vấn nhiều ký tự như để cài
đặt một công cụ tìm kiếm cho hệ thống quản lý nội dung.
Một số hướng dẫn cơ bản khi sử dụng Google App Engine
- Đầu tiên cần phải đăng kí Google App Engine bằng tài khoàn Google.
Truy cập vào và đăng nhập tài khoản.
Làm theo các yêu cầu và khi đến trang như hình bên dưới là đã đăng kí
thành công Google App Engine.
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM - 2014
15
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN ĐIỆN TOÁN LƯỚI & ĐÁM MÂY
GIỚI THIỆU CÁC DỊCH VỤ CỦA GOOGLE
GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHI KHỨ
- Upload dữ liệu lên Google App Engine
Download và cài đặt Java hoặc Python.
Download và cài đặt Google App Engine SDK cho Java hoặc Python.
Tạo project mới để đồng bộ dữ liệu bằng cách mở Google App Engine
Launcher > chọn File > chọn Create New Application…
Sau đó ta tiến hành upload dữ liệu lên Google App Engine.
4. Google Map

Google Maps là một ứng dụng dịch vụ và công nghệ bản đồ trên nền web của
Google, gồm các dịch vụ bản đồ bao gồm Google Maps, Google Ride Finder, Google
Transit…
Google Maps chạy trên nền Java nên khi sử dụng cần có Javascript.
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM - 2014
16
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN ĐIỆN TOÁN LƯỚI & ĐÁM MÂY
GIỚI THIỆU CÁC DỊCH VỤ CỦA GOOGLE
GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHI KHỨ
Google Maps được lập trình sử dụng Javascript và XML, một số người dùng đã
thiết kế ra các công cụ và tạo ra các sản phẩm phía khách và phía chủ cho phép mở rộng
hoặc điều chỉnh các tính năng trong giao diện Google Maps.
Google Maps API cho phép lập trình viên tích hợp Google Maps vào trang web
của họ.
Google Maps cho điện thoại di động chạy trên các điện thoại di động hỗ trợ Java
hoặc các thiết bị di động khác.
Các ứng dụng của Google Maps như: Google Ditu, Google Moon, Google Mars,
Google Sky
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM - 2014
17
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN ĐIỆN TOÁN LƯỚI & ĐÁM MÂY
GIỚI THIỆU CÁC DỊCH VỤ CỦA GOOGLE
GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHI KHỨ
LỜI KẾT
Trong giai đoạn hiện nay, điện toán đám mây đang phát huy tính tiện dụng của
mình, nó có thể cung cấp cho các cá nhân, các tổ chức phương tiện và các phương pháp
cần thiết để hoạt động như một hệ thống máy chủ cực lớn để xử lý và chia sẽ dữ liệu, như
một dịch vụ hạ tầng hay một ứng dụng văn phòng di động nhưng với chi phí rẻ và đạt

chất lượng cao.
Tuy nhiên, phải có sự quản lý và theo dõi để điện toán đám mây đạt được sự an
toàn tuyệt đối và đảm bảo các tiêu chuẩn vận hành chung. Giới tin tặc thường dùng một
số cách đột nhập có thể khiến những công ty sử dụng đám mây hết sức đau đầu. Một
trong số các cách này là key logging nó sẽ ghi lại toàn bộ những gì người dùng đã gõ từ
bàn phím. Vì thế nếu cài được chương trình key logging lên máy tính nạn nhân, tin tặc có
thể biết được nạn nhân đã gõ username và password nào.
Bên cạnh đó vấn đề riêng tư cũng cần được quan tâm. Nếu một khách hàng có thể
đăng nhập vào ứng dụng và dữ liệu của mình từ bất cứ địa điểm nào thì cũng rất có thể
tính riêng tư của họ cũng không còn nữa. Vì vậy các công ty cung cấp dịch vụ đám mây
cần tìm cách để bảo vệ sự riêng tư cho khách hàng của mình.
Tóm lại, ngành công nghiệp điện toán đám mây sẽ phát triển và thay đổi rất nhiều
trong thời gian tới và các công ty lớn trong lĩnh vực này cũng sẽ phải phát triển và thay
đổi để theo kip xu hướng. Và điện toán đám mây sẽ làm chủ công nghệ trong 5 -10 năm
tới.
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM - 2014
18
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN ĐIỆN TOÁN LƯỚI & ĐÁM MÂY
GIỚI THIỆU CÁC DỊCH VỤ CỦA GOOGLE
GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHI KHỨ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS.TS NGUYỄN PHI KHỨ. Slide bài giảng môn “Điện toán lưới & Đám
mây”.
[2] Một số định nghĩa đám mây trên Wikipedia.org
[3] Một số bài báo, luận văn sưu tầm trên internet.
Ngô Hoàng Lê Minh - K8 - UIT
TP HCM - 2014
19

×