TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
──────── * ───────
ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
XÂY DỰNG ỨNG DỤNG DI ĐỘNG
CHO MẠNG XÃ HỘI VIETBUZZ
TRÊN NỀN TẢNG ANDROID
Sinh viên thực hiện : Lưu Tiến Dũng
Lớp AS2 - K51
Giáo viên hướng dẫn: TS. Tạ Tuấn Anh
HÀ NỘI 5-2011
Sinh viên thực hiện: Lưu Tiến Dũng Khóa K51 Lớp AS2 1
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1. Thông tin về sinh viên
Họ và tên sinh viên: . . Lưu Tiến Dũng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Điện thoại liên lạc: 01682965490 Email:
Lớp: AS2 Hệ đào tạo:
Đồ án tốt nghiệp được thực hiện tại:
Thời gian làm ĐATN: Từ ngày 27/12/2010 đến 3/4/2011
2. Mục đích nội dung của ĐATN
Đồ án được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu mô hình hoạt động, thiết kế ứng
dụng mạng xã hội trên môi trường di động, triển khai xây dựng ứng dụng hoàn chỉnh cho
mạng xã hội VietBuzz trên di động sử dụng hệ điều hành Android.
3. Các nhiệm vụ cụ thể của ĐATN
• Tìm hiểu mô hình hoạt động mạng xã hội dựa trên địa điểm, các ứng dụng di động
của các mạng xã hội này, từ đó xây dựng mô hình hoạt động cho mạng xã hội
VietBuzz.
• Nghiên cứu, tìm hiểu công nghệ phát triển ứng dụng trên thiết bị di động Android:
o Nghiên cứu xây dựng ứng dụng trên thiết bị di động Android
o Nghiên cứu sử dụng dịch vụ định vị và xây dựng ứng dụng bản đồ trên di
động Android
o Nghiên cứu các giải pháp truyền và nhận thông tin từ di động Android lên
server sử dụng web service.
• Thiết kế, cài đặt, kiểm thử, đánh giá ứng dụng di động Android cho mạng xã hội
VietBuzz.
4. Lời cam đoan của sinh viên:
Tôi – Lưu Tiến Dũng- cam kết ĐATN là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Tạ Tuấn Anh
Các kết quả nêu trong ĐATN là trung thực, không phải là sao chép toàn văn của bất kỳ
công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm
Tác giả ĐATN
Lưu Tiến Dũng
5. Xác nhận của giáo viên hướng dẫn về mức độ hoàn thành của ĐATN và cho phép bảo
vệ:
Hà Nội, ngày tháng năm
Giáo viên hướng dẫn
TS. Tạ Tuấn Anh
Sinh viên thực hiện: Lưu Tiến Dũng Khóa K51 Lớp AS2 2
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, lượng thông tin ngày một nhiều lên, nhu cầu trao đổi thông tin là
rất lớn đặc biệt là theo hình thức mạng xã hội. Sự phát triển của các mạng viễn
thông và internet khiến việc chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Chỉ với
một chiếc điện thoại hỗ trợ chức năng chụp ảnh, chúng ta có thể lưu lại những
khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc sống bất cứ lúc nào. Những chiếc điện thoại hỗ
trợ chức năng GPS, và kết nối mạng internet không còn xa lạ với mỗi người dân.
Ý tưởng “Xây dựng mạng xã hội thông tin địa điểm Vietbuzz” được đưa
ra với mong muốn xây dựng cho người dùng một mạng xã hội để dễ dàng chia sẻ
các thông tin về đầy đủ tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống như giao thông, ẩm thực
du lịch văn hóa xã hội… thông qua chiếc máy điện thoại cầm tay. Người dùng sử
dụng điện thoại của mình để chụp ảnh sau đó chia sẻ ảnh đó cùng với thông tin về
vị trí, các thông tin mô tả lên mạng xã hội. Đây cũng là đề tài tốt nghiệp em đã chọn
với sự định hướng, hướng dẫn của thầy giáo TS. Tạ Tuấn Anh. Đây là một đề tài
lớn, có tính ứng dụng thực tế cao, với khối lượng công việc nhiều bởi vậy đề tài đã
được thực hiện theo nhóm sinh viên trong đó có em. Mỗi thành viên trong nhóm sẽ
đảm nhiệm những phần công việc cụ thể, nhưng trong quá trình làm việc, chúng em
luôn luôn phải gặp gỡ, bàn bạc trao đổi về thiết kế tổng thể đồng thời kết hợp chặt
chẽ giúp đỡ nhau hoàn thành công việc. Trong đề tài này, em đảm nhiệm phần công
việc: “Xây dựng ứng dụng di động cho mạng xã hội VietBuzz trên nền tảng
Android”.
Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về công nghệ di động Android,
được sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo TS. Tạ Tuấn Anh, các bạn
trong nhóm thực hiện đồ án, cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành đề
tài được giao. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội, Viện Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông, Chương trình
đào tạo Việt Nhật đã giúp đỡ em để em có được kết quả như ngày hôm nay.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn, với khối lượng công việc nhiều nên dù đã rất
cố gắng nhưng đồ án không tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Em rất mong nhận
được sự đóng góp và giúp đỡ của các thầy cô và bạn bè để đề tài được hoàn thiện
hơn, có thể triển khai vận hành trong thực tế trong thời gian tương lai.
Sinh viên thực hiện: Lưu Tiến Dũng Khóa K51 Lớp AS2 3
Hà Nội, tháng 5 năm 2011
LƯU TIẾN DŨNG
AS2-K51 HEDSPI
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Hiện nay, nhu cầu chia sẻ thông tin theo hình thức của mạng xã hội là rất lớn. Các
thiết bị di động và các dịch vụ thông tin di động cũng có những bước phát triển vượt bậc
về cả số lượng và chất lượng tạo ra cơ hội cho người sử dụng có thể dễ dàng kết nối và
chia sẻ những sự kiện, những hoạt động thường ngày của họ. Các mạng xã hội cho phép
người dùng chia sẻ và kết nối thông tin dựa trên dịch vụ địa điểm (mạng xã hội địa điểm)
đã có những bước phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn chưa thể thỏa mãn được nhu cầu của
người dùng. Nắm bắt được nhưng nhu cầu đó, nhóm phát triển đã nghiên cứu, đề xuất mô
hình và triển khai phát triển mạng xã hội VietBuzz.
Mạng xã hội VietBuzz cho phép người dùng chia sẻ các sự kiện từ điện thoại lên mạng
xã hội. Mỗi sự kiện bao gồm hình ảnh, tiêu đề, nội dung và tọa độ hiện tại của người dùng.
Trên cơ sở những thông tin được người dùng chia sẻ, mạng xã hội VietBuzz xây dựng một
cơ chế tổng hợp thông tin thành những nguồn tin hữu ích như thông tin tình trạng giao
thông, thông tin về điểm mua sắm, du lịch, giải trí … cung cấp cho người dùng di động
dưới dạng các dịch vụ gia tăng của mạng xã hội.
Đồ án này của em được hoàn thành trong quá trình nghiên cứu và xây dựng ứng dụng
di động cho mạng xã hội VietBuzz trên nền tảng Android. Ứng dụng này cho phép người
dùng chia sẻ sự kiện, quản lý các sự kiện và sử dụng các dịch vụ gia tăng của mạng xã hội
một cách hiệu quả nhất. Trong phạm vi của đồ án triển khai 3 dịch vụ gia tăng :
• Dịch vụ tra cứu thông tin giao thông, cảnh báo giao thông
• Dịch vụ tìm kiếm thông tin mua sắm
• Dịch vụ tìm kiếm thông tin giải trí
Để triển khai các ưng dụng này, nội dung của đồ án giải quyết hai vấn đề:
• Thiết kế và xây dựng ứng dụng trên nền tảng di động Android.
• Nghiên cứu triển khai giải pháp truyền và nhận thông tin từ di động Android
lên server sử dụng web service.
Đồ án đã đưa ra các giải pháp thiết kế và sử dụng công nghệ phù hợp để giải quyết triệt để
hai vấn đề nêu trên.
Kết quả của quá trình triển khai cài đặt thiết kế và áp dụng các giải pháp công nghệ
là một sản phẩm ứng dụng hoàn chỉnh, đầy đủ chức năng, đáp ứng được những yêu cầu về
hiệu năng và có cách thức tổ chức nội dung hợp lý, giao diện tốt, có khả năng đưa vào triển
khai trên môi trường thực tế.
Để đạt được mục đich cuối cùng là đưa toàn bộ hệ thống mạng xã hội VietBuzz vào
hoạt động, đáp ứng được những yêu cầu của người dùng, cần tiếp tục mở rộng các dịch vụ
gia tăng khác và mở rộng triển khai trên các nền tảng di động khác.
Sinh viên thực hiện: Lưu Tiến Dũng Khóa K51 Lớp AS2 4
ABSTRACT OF THESIS
Nowadays, the demand for sharing information through social networks is quite
high. Thus, mobile devices as well as mobile information service have got noticeable
developments in both quantity and quality, which, in return, allows users to connect and
share events as well as their own daily activites freely and easily. Social networks which
entitle users to connect and share information through location based service (location
based social network) also show noticeable developments yet these developments have not
fulfilled users’ demand. In recognition of such situation, the develop team has studied to
suggest and implement a model of social network-VietBuzz.
The VietBuzz social network entitles users to sharing events from their mobile up
on social networks. Each event includes image, title, content and current location of
devices. Vietbuzz social network builds up a synthesis of colleting and classifying
information into helpful resources such as circulation traffic status, shopping centers,
travelling,entertainment…and supply mobile phone users in form of value added services
of social networks.
This thesis has been completed during the process of studying and building up
mobile application for VietBuzz social network based on Android platform. This
application allows users to share events, manage events and access value added services of
social networks effectively. The thesis studys on three value-added services:
• Traffic information and traffic warning searching service.
• Shopping information searching service.
• Entertainment searching service .
In order to implement the above contents, the thesis is meant to solve the following:
• Design and implement application based on Android platform.
• Study how to send and receive information from Android up on web services using
servers.
The thesis has suggested design solutions as well as completely solving the above
listed out matters through using of accommodately technologies.
A completely funtioned application product has shown up as a result of such design
implementation and technological solution application fulfilling requirements of effect,
accommodate content organization, good user interface and practicability.
In order of achieving the last target-putting all the Vietbuzz social network system
into operation, there should be more offers of other services as well as implementation
enlargement on other mobile platform.
Sinh viên thực hiện: Lưu Tiến Dũng Khóa K51 Lớp AS2 5
BỐ CỤC CỦA ĐỒ ÁN
Nội dung đồ án được chia làm hai phần.
PHẦN 1: Tổng quan vấn đề và giải pháp: Bao gồm các chương 1, 2 ,3.
Chương 1: Mạng xã hội địa điểm, các ứng dụng di động cho mạng xã hội địa
điểm
Trình bày xu hướng phát triển mạng xã hội địa điểm. kết quả khảo sát một số
mạng xã hội địa điểm và các ứng dụng di động của chúng, rút ra những ưu
nhược điểm làm cơ sở xây dựng mô hình mạng xã hội VietBuzz
Chương 2: Mô hình hoạt động của mạng xã hội VietBuzz, vấn đề xây dựng
ứng dụng di động cho mạng xã hội VietBuzz.
Đề xuất mô hình hoạt động, kiến trúc của mạng xã hội VietBuzz, đặt vấn đề
xây dựng ứng dụng di động cho mạng xã hội VietBuzz, đề xuất các giải pháp
và lựa chọn giải pháp phù hợp.
Chương 3: Công nghệ di động Android
Giới thiệu các khái niệm cơ bản về Android và phát triển ứng dụng trên
Android. Giới thiệu các giải pháp công nghệ giải quyết các vấn đề gặp phải
trong xây dựng ứng dụng mạng xã hội VietBuzz.
PHẦN 2: Phân tích thiết kế, cài đặt ứng dụng di động cho mạng xã hội
VietBuzz: Bao gồm chương 4
Chương 4: Phân tích thiết kế, xây dựng ứng dụng di động cho mạng xã hội
Phân tích thiết kế, cài đặt ứng dụng dụng di động cho mạnh xã hội VietBuzz.
Đánh giá kiểm thử kết quả, so sánh với một số ứng dụng khác
Sinh viên thực hiện: Lưu Tiến Dũng Khóa K51 Lớp AS2 6
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 4
BỐ CỤC CỦA ĐỒ ÁN 6
MỤC LỤC 7
DANH MỤC CÁC HÌNH 9
DANH MỤC CÁC BẢNG 11
DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ THƯỜNG DÙNG 12
PHẦN I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP 13
CHƯƠNG 2. MẠNG XÃ HỘI ĐỊA ĐIỂM, CÁC DỤNG DI ĐỘNG CHO MẠNG XÃ
HỘI ĐỊA ĐIỂM 14
2.1. TỔNG QUAN VỀ MẠNG XÃ HỘI ĐỊA ĐIỂM
14
2.1.1. Khái niệm mạng xã hội 14
2.1.2. Xu hướng phát triển trên môi trường di động của mạng xã hội 14
2.2. MẠNG XÃ HỘI ĐỊA ĐIỂM
14
2.2.1. Mô hình hoạt động 14
2.2.2. Ưu nhược điểm của các mạng xã hội địa điểm hiện nay, định hướng phát triển
mạng xã hội địa điểm tại Việt Nam 16
2.3. CÁC ỨNG DỤNG DI ĐỘNG CHO MẠNG XÃ HỘI ĐỊA ĐIỂM
18
2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
19
CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI VIETBUZZ, VẤN ĐỀ
XÂY DỰNG ỨNG DỤNG DI ĐỘNG CHO MẠNG XÃ HỘI VIETBUZZ 21
3.1. MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI VIETBUZZ
21
3.1.1. Cơ sở của ý tưởng 21
3.1.2. Mô hình hoạt động mạng xã hội VietBuzz 21
3.1.3. Ưu điểm mô hình hoạt động của mạng xã hội VietBuzz 22
3.2. VAI TRÒ CỦA ỨNG DỤNG DI ĐỘNG CHO MẠNG XÃ HỘI VIETBUZZ
23
3.3. VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG DI ĐỘNG CHO MẠNG XÃ HỘI VIETBUZZ
23
3.3.1. Mô tả vấn đề 24
3.3.2. Định hướng giải pháp giải quyết vấn đề 24
3.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
25
CHƯƠNG 4. CÔNG NGHỆ DI ĐỘNG ANDROID 27
4.1. GIỚI THIỆU VỀ ANDROID
27
4.1.1. Android là gì 27
4.1.2. Lịch sử của Android 27
4.1.3. Tại sao lựa chọn Android 28
4.2. KIẾN TRÚC CHUNG CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID
28
4.3. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MỘT ỨNG DỤNG TRÊN HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID
30
4.3.1. Activity 30
4.3.2. Service 33
4.3.3. Content Provider 34
4.3.4. Broadcast receiver 34
4.3.5. Sự kết nỗi giữa các thành phần 34
4.4. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ THIẾT BỊ TRÊN MÔI TRƯỜNG DI ĐỘNG ANDROID
35
Sinh viên thực hiện: Lưu Tiến Dũng Khóa K51 Lớp AS2 7
4.5. ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TRÊN DI ĐỘNG ANDROID
35
4.6. SỬ DỤNG WEB SERVICE TRONG ỨNG DỤNG DI ĐỘNG ANDROID
35
4.6.1. Truy vấn HTTP 36
4.6.2. Định dạng dữ liệu trả về 36
4.6.3. Phân tích dữ liệu trả về 37
4.7. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
37
PHẦN II: PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ, CÀI ĐẶT ỨNG DỤNG DI ĐỘNG CHO
MẠNG XÃ HỘI VIETBUZZ 38
CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ, CÀI ĐẶT ỨNG DỤNG 39
5.1. NHỮNG YÊU CẦU KHI PHÂN TÍCH THIẾT KẾ
39
5.2. PHÂN TÍCH YÊU CẦU CỦA ỨNG DỤNG
39
5.3. THIẾT KẾ ỨNG DỤNG
43
5.3.1. Mô hình hóa cấu trúc 43
5.3.2. Sơ đồ chuyển đổi màn hình 50
5.3.3. Thiết kế giao diện 51
5.4. LẬP TRÌNH PHÁT TRIỂN
56
5.4.1. Môi trường và công cụ phát triển 56
5.4.2. Truy vấn Http và phân tích kết quả trả về 56
5.4.3. Sử dụng dịch vụ bản đồ Google Maps 57
5.4.4. Thực hiện giải pháp cache 58
5.5. KẾT QUẢ CÀI ĐẶT
58
5.6. THỬ NGHIỆM VÀ DÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
67
5.6.1. Môi trường kiểm thử 67
5.6.2. Đánh giá chức năng 67
5.6.3. Đánh giá hiệu năng 67
5.6.4. Đánh giá cách tổ chức nội dung và giao diện 68
5.7. HƯỚNG PHÁT TRIỂN TƯƠNG LAI
69
5.8. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
69
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
Sinh viên thực hiện: Lưu Tiến Dũng Khóa K51 Lớp AS2 8
DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH 1.1 MẠNG XÃ HỘI ĐỊA ĐIỂM YELP 15
HÌNH 1.2 MẠNG XÃ HỘI ĐỊA ĐIỂM FOURSQUARE 15
HÌNH 1.3 MẠNG XÃ HỘI ĐỊA ĐIỂM VIỆT NAM: KUNKUN 17
HÌNH 1.4 ỨNG DỤNG DI ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI FOURSQUARE 19
HÌNH 1.5 ỨNG DỤNG DI ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI YELP 19
HÌNH 2.6 KIẾN TRÚC CHUNG CỦA MẠNG XÃ HỘI VIETBUZZ 22
HÌNH 2.7 ỨNG DỤNG CHO DI ĐỘNG VÀ WEB CHO DI ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ
HỘI FACEBOOK 25
HÌNH 3.8 KIẾN TRÚC CHUNG CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID 29
HÌNH 3.9 VÒNG ĐỜI CỦA ACTIVITY 31
HÌNH 3.10 VÍ DỤ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT TASK VÀ BACK-STACK 33
HÌNH 3.11 VÍ DỤ VỀ MULTITASK TRONG ANDROID 33
HÌNH 3.12 MÔ HÌNH TRUY VẤN ĐẾN REST WEB SERVICE TRÊN DI ĐỘNG. 36
HÌNH 4.13 SƠ ĐỒ USECASE CỦA ỨNG DỤNG CHO MẠNG XÃ HỘI DI ĐỘNG
VIETBUZZ 39
HÌNH 4.14 SƠ ĐỒ CHI TIẾT CHO USECASE QUẢN LÝ SỰ KIỆN LƯU TRỮ 40
HÌNH 4.15 SƠ ĐỒ GIAO TIẾP CỦA USECASE TẠO MỚI VÀ CHIA SẺ SỰ KIỆN
43
HÌNH 4.16 SƠ ĐỒ GIAO TIẾP CỦA USECASE XEM DANH SÁCH SỰ KIỆN ĐÃ
CHIA SẺ 44
HÌNH 4.17 SƠ ĐỒ GIAO TIẾP CỦA USECASE XEM SỰ KIỆN TRÊN BẢN ĐỒ. .45
HÌNH 4.18 SƠ ĐỒ GIAO TIẾP CỦA USECASE XEM CHI TIẾT SỰ KIỆN 46
HÌNH 4.19 SƠ ĐỒ GIAO TIẾP CỦA USECASE XEM SỰ KIỆN NÓNG HỔI NỔI
BẬT 47
HÌNH 4.20 SƠ ĐỒ GIAO TIẾP CỦA USECASE XEM SỰ KIỆN GIAO THÔNG 49
HÌNH 4.21 SƠ ĐỒ GIAO TIẾP CỦA USECASE TÌM KIẾM ĐỊA ĐIỂM 49
HÌNH 4.22 SƠ ĐỒ CHUYỂN ĐỔI MÀN HÌNH 50
HÌNH 4.23 THIẾT KẾ LAYOUT CHUNG CHO ỨNG DỤNG 52
HÌNH 4.24 THIẾT KẾ LAYOUT CHO CÁC MÀN HÌNH ĐIỀU KHIỂN, LỰA
CHỌN CHỨC NĂNG 52
HÌNH 4.25 THIẾT KẾ LAYOUT CHO MÀN HÌNH TẠO MỚI SỰ KIỆN 53
HÌNH 4.26 THIẾT KẾ LAYOUT CHO CÁC MÀN HÌNH HIỂN THỊ DANH SÁCH
SỰ KIỆN 54
HÌNH 4.27 THIẾT KẾ LAYOUT CHO MÀN HÌNH XEM CHI TIẾT SỰ KIỆN 54
HÌNH 4.28 THIẾT KẾ LAYOUT CHO MÀN HÌNH THEO GIÕI SỰ KIỆN GIAO
THÔNG 55
Sinh viên thực hiện: Lưu Tiến Dũng Khóa K51 Lớp AS2 9
HÌNH 4.29 THIẾT KẾ LAYOUT CHO MÀN HÌNH ĐỊA ĐIỂM, SỰ KIỆN GIẢI
TRÍ 55
HÌNH 4.30 VÍ DỤ VỀ JSON TRẢ VỀ TRONG MỘT TRUY VẤN 57
HÌNH 4.31 VÍ DỤ VỀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TRẢ VỀ 57
HÌNH 4.32 GIAO DIỆN CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH 59
HÌNH 4.33 NGƯỜI DÙNG ĐIỀN VÀO FORM VÀ LỰA CHỌN KIỂU NỘI DUNG
59
HÌNH 4.34. MÀN HÌNH LỰA CHỌN MỨC ĐỘ CHIA SẺ VÀ MÀN HÌNH CHỜ
UPLOAD 60
HÌNH 4.35 MÀN HÌNH THÔNG BÁO LỖI KẾT NÔI 60
HÌNH 4.36 SỰ KIỆN ĐƯỢC CHIA SẺ THÀNH CÔNG LÊN MẠNG XÃ HỘI 61
HÌNH 4.37 MÀN HÌNH LỰA CHỌN LOẠI SỰ KIỆN VÀ MÀN HÌNH SỰ KIỆN ĐÃ
CHIA SẺ 61
HÌNH 4.38 DẠNG DANH SÁCH VÀ DẠNG BẢN ĐỒ CỦA CHỨC NĂNG QUẢN
LÝ SỰ KIỆN CÁ NHÂN 62
HÌNH 4.39 MÀN HÌNH XEM CHI TIẾT SỰ KIỆN VÀ QUICK ACTION TRONG
DANH SÁCH 62
HÌNH 4.40 CHỨC NĂNG TỰ ĐỘNG XÁC ĐỊNH HƯỚNG DI CHUYỂN CỦA
NGƯỜI DÙNG 63
HÌNH 4.41 CHỨC NĂNG TỰ ĐỘNG CẢNH BẢO KHI PHÁT HIỆN SỰ CỐ PHÍA
TRƯỚC 63
HÌNH 4.42 HIỂN THỊ DANH SÁCH SỰ KIỆN GIA THÔNG, TÌM KIẾM THÔNG
TIN VỀ SỰ KIỆN TRONG MỘT KHU VỰC 64
HÌNH 4.43 GIAO DIỆN TỔNG HỢP THÔNG TIN CỦA NGƯỜI QUẢN TRỊ 65
HÌNH 4.44 CẬP NHẬT SỰ KIỆN GIAO THÔNG MỚI TỪ SERVER 65
HÌNH 4.45 MÀN HÌNH XEM CÁC ĐỊA ĐIỂM, SỰ KIỆN MUA SẮM 66
HÌNH 4.46 MÀN HÌNH XEM SỰ KIỆN, ĐỊA ĐIỂN GIẢI TRÍ 66
HÌNH 4.47 SO SÁNH FINDAPLACE VÀ VIETBUZZ 68
HÌNH 4.48 SO SÁNH TỔ CHỨC GIAO DIỆN ỨNG DỤNG DI ĐỘNG MẠNG XÃ
HỘI YELP VÀ ỨNG DỤNG DI ĐỘNG MẠNG XÃ HỘI VIETBUZZ 69
Sinh viên thực hiện: Lưu Tiến Dũng Khóa K51 Lớp AS2 10
DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 1.1 KẾT QUẢ SO SÁNH MỘT SỐ MẠNG XÃ HỘI ĐỊA ĐIỂM 16
BẢNG 2.2 SO SÁNH CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ỨNG DỤNG DI ĐỘNG CHO
MẠNG XÃ HỘI VIETBUZZ 25
BẢNG 3.3 CÁC PHIÊN BẢN CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID 28
BẢNG 3.4.THỐNG KÊ VÀ DỰ BÁO THỊ PHẦN HỆ ĐIỀU HÀNH SMARTPHONE
2009 - 2015 28
Chương 1
Sinh viên thực hiện: Lưu Tiến Dũng Khóa K51 Lớp AS2 11
DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT VÀ
THUẬT NGỮ THƯỜNG DÙNG
JSON JavaScript Object Notation
XML eXtensible Markup Language
RESTFul Representational State Tranfer
HTTP Hypertext Transfer Protocol
GPS Global Positioning System
Wifi Wireless Fidelity 802.11
3G 3
rd
Generation mobile telecommunications
Sinh viên thực hiện: Lưu Tiến Dũng Khóa K51 Lớp AS2 12
PHẦN I:
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP
Sinh viên thực hiện: Lưu Tiến Dũng Khóa K51 Lớp AS2 13
Chương 2.
Mạng xã hội địa điểm, các dụng di động
cho mạng xã hội địa điểm
2.1. Tổng quan về mạng xã hội địa điểm
2.1.1. Khái niệm mạng xã hội
Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo (social network) là dịch vụ nối kết
các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác
nhau không phân biệt không gian và thời gian.
Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau : MySpace và
Facebook (Bắc Mỹ và Tây Âu), Orkut và Hi5(Nam Mỹ). Một số mạng xã hội khác
gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld
tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều các mạng xã
hội như: Zing Me, YuMe, Tamtay
2.1.2. Xu hướng phát triển trên môi trường di động của mạng xã hội
Trong vòng hai năm trở lại đây, doanh số điện thoại thông minh tăng trưởng
mạnh mẽ trên toàn cầu. Sức mạnh của điện thoại thông minh ở tính di động và khả
năng kết nối cao mọi lúc mọi nơi. Các thiết bị cẩm tay như điện thoại thông minh
đang dần thay thế máy tính để bàn và máy tính xách tay. Trong bối cảnh đó, các
mạng xã hội cũng chuyển dần sang tận dung những lợi thế của thiết bị di động.
Càng ngày càng có thêm nhiều ứng dụng di động cho phép tương tác với mạng xã
hội. Xu hướng hiện nay của mạng xã hội là chia sẻ hình ảnh từ di động và cung cấp
dịch vụ dựa trên vị trí (location-based services).
2.2. Mạng xã hội địa điểm
Mạng xã hội địa điểm là mô hình mới xuất hiện trong thời gian gần đây nhưng
đã đạt được nhiều thành công mạnh mẽ, số lượng người dùng đông đảo. Phần này
sẽ phân tích mô hình hoạt động của mạng xã hội địa điểm, rút ra ưu, nhược điểm
làm căn cứ nghiên cứu xây dựng mạng xã hội VietBuzz.
2.2.1. Mô hình hoạt động
Mạng xã hội địa điểm là mạng xã hội cho phép người dùng chia sẻ thông tin
về địa điểm, tìm kiếm và kết nối thông tin dựa trên vị trí hiện tại. Một số mạng xã
hội địa điểm phổ biến hiện nay: Foursquare (2,6 triệu người dùng trên toàn cầu),
Yelp (2 triệu người dùng, chủ yếu tại Mỹ), Where.com (3 triệu người dùng, chủ yếu
tại Mỹ). Hiện này tại Việt Nam có một số mạng xã hội địa điểm: Kunkun,
goLocation nhưng chưa thu hút được nhiều người sử dụng.
Sinh viên thực hiện: Lưu Tiến Dũng Khóa K51 Lớp AS2 14
Hình 1.1 Mạng xã hội địa điểm Yelp
Một số điểm khác biệt của mạng xã hội địa điểm và mạng xã hội thông thường:
• Nội dung chia sẻ: Mạng xã hôi thông thường cho phép người dùng chia sẻ
suy nghĩ, hoạt động, hình ảnh của họ thông qua các kết nối. Mạng xã hội địa
điểm cho phép đi xa hơn thế, chia sẻ thông tin kèm với địa điểm hiện tại của
người dùng, họ suy nghĩ, hành động, hình ảnh ở đâu và vào thời điểm nào.
• Cách thức chia sẻ: Đối với các mạng xã hội thông thường, người dùng chỉ
cần một máy tính cá nhân hay bất cứ thiết bị di động kết nối Internet nào
khác. Khác với mạng xã hội thông thường, do tính chất yêu cầu thông tin gắn
với địa điểm, mạng xã hội địa điểm thường gắn với các thiết bị di động.
Hình 1.2 Mạng xã hội địa điểm Foursquare
Các mạng xã hội địa điểm hiện tại đều dựa trên một dịch vụ cơ bản là đánh dấu,
tìm kiếm và check in địa điểm kết hợp với một vài dịch vụ gia tăng khác:
• Dịch vụ cơ bản: Tạo, tìm kiếm, check-in địa điểm. Với dịch vụ này người
dùng có thể:
o Đánh dấu và chia sẻ địa điểm mới.
Sinh viên thực hiện: Lưu Tiến Dũng Khóa K51 Lớp AS2 15
o Tìm kiếm địa điểm dựa vào nội dung, khoảng cách đến vị trí hiện tại
o Check-in: Viết đánh giá về một địa điểm, chia sẻ với bạn bè.
• Các dịch vụ gia tăng:
o Xếp hạng người dùng, tặng phần thưởng, huy chương …
o Chia sẻ check-in trên mạng xã hội thông thường.
o Tìm kiếm vị trí bạn bè.
o Kết nối bạn bè cùng sở thích (Foursquare).
o Định hướng sử dụng dịch vụ (Yelp, Where.com).
Số lượng người dùng 2.60triệu 390 nghìn 2 triệu 3 triệu
Phần thường khuyến
khích
Điểm số và phù
hiệu
Phù hiệu Phù hiệu và cấp
bậc
Không có
API Có Có Có Có
Có công bố API ra bên
ngoài không?
Công bố rộng rãi,
giới hạn khả năng
checkin
Giới hạn chỉ
dành cho ứng
dụng chính thức
Công bố rộng rãi,
giới hạn khả
năng review và
checkin
Giới hạn chỉ dành
cho ứng dụng
chính thức
Nền tảng ứng dụng di
động
Android
iPhone,
Blackberry,
palm
Android
iPhone
iPad
Blackberry
Android
iPhone,
Blackberry
palm
Android,
Phone, Blackberry
palm
Kết nối với mạng xã
hội khác
Có. Kết nôi với
Facebook, Twitter
Có. Kết nôi với
Facebook,
Twitter
Không Không
Dạng dịch vụ gia tăng Khám phá thành
phố, kết nối bạn
bè, nhận giải
thưởng
Khám phá địa
điểm mới và
nhận giải thưởng
Chia sẻ, đánh giá
điểm dịch vụ,
giới thiệu dịch vụ
Tìm kiếm và giới
thiệu dịch vụ
Bảng 1.1 Kết quả so sánh một số mạng xã hội địa điểm
2.2.2. Ưu nhược điểm của các mạng xã hội địa điểm hiện nay, định
hướng phát triển mạng xã hội địa điểm tại Việt Nam
Ưu điểm:
• Mạng xã hội địa điểm mở ra một hướng đi mới. Người dùng có một góc nhìn
hoàn toàn mới để có thể khám phá thông tin và tương tác với nhau.
• Tận dụng được khả năng kết nối và tính di động của di động.
• Mở ra một số dịch vụ đáp ứng được yêu cầu của người dùng.
Nhược điểm:
• Nội dung thông tin chia sẻ chỉ giới hạn trong những thông tin địa điểm, chưa
đáp ứng được nhu cầu người dùng. Người dùng hiện nay có nhu cầu chia sẻ
nhiều hơn thế, bất cứ sự kiện nào mà họ gặp trong cuộc sống.
• Mang nhiều tính chất giải trí hơn là tạo khả năng kết nối.
• Vấn đề về quản lý địa điểm: nhiều mạng xã hội địa điểm cho phép người
dùng tạo mới địa điểm, comment mà không nhất thiết xác nhận người dùng
Sinh viên thực hiện: Lưu Tiến Dũng Khóa K51 Lớp AS2 16
đang ở đúng vị trí đó. Điều đó sẽ khiến cho thông tin thu thập được không
chính xác.
• Mức độ chia sẻ thông tin: hầu hết các mạng xã hội địa điểm, thông tin người
dùng chia sẻ đều public chung cho tất cả mọi người. Tuy nhiên đối với người
dùng có những thông tin họ chỉ muốn chia sẻ với bạn bè, một số người hoặc
chỉ giữ riêng cho mình.
• Các dịch vụ mở rộng không hấp dẫn. Thông tin mà người dùng chia sẻ trên
mạng xã hội là một nguồn thông tin rất lớn mà các mạng xã hội chưa tổ chức
sắp xếp và sử dụng được. Các mạng xã hội địa điểm hiện nay chưa trả lời
được câu hỏi: Người dùng được lợi gì từ việc check-in địa điểm?
Nguyên nhân thất bại của các mạng xã hội địa điểm tại Việt Nam hiện nay:
• Áp dụng nguyên mô hình của các mạng xã hội địa điểm của nước ngoài,
chưa khắc phục được những nhược điểm của các mạng xã hội này.
• Thông tin hầu như dựa chủ yếu do người dùng đưa lên, do đó trong giai đoạn
đầu, ít người dùng, thông tin mà người dùng thu được khi tham gia không
nhiều dễ khiến người dùng chán nản và từ bỏ.
• Tại thời điểm ra đời của các mạng xã hội địa điểm này, các thiết bị di động
có khả năng định vị vả khả năng kết nối cao chưa phổ biến nên lượng người
dùng rất ít.
Hình 1.3 Mạng xã hội địa điểm Việt Nam: Kunkun
Tiềm năng phát triển của mạng xã hội địa điểm tại Việt Nam hiện nay vẫn còn
rất lớn bởi những nguyên nhân sau:
• Số người dùng các mạng xã hội ở Việt Nam như Facebook, Twitter đã và
đang tăng nhanh chóng. Điều đó chứng tỏ người dùng có nhu cầu chia sẻ
thông tin rất lớn.
• Sự phát triển của kinh tế, thu nhập người dân tăng cao cộng với càng ngày
càng xuất hiện nhiều điện thoại thông minh giá rẻ khiến người sử dụng điện
thoại thông minh tăng mạnh.
Sinh viên thực hiện: Lưu Tiến Dũng Khóa K51 Lớp AS2 17
• Hệ thống mạng không dây 3G tuy mới được triển khai tại Việt Nam vài năm
trở lại đây nhưng đã phát triển rộng khắp, chất lượng đường truyền tốt làm
tăng khả năng kết nối mạng tốc độ cao của các thiết bị di động.
Để xây dựng thành công một mạng xã hội địa điểm tại Việt Nam, phải phát huy
được những ưu điểm, khắc phục được những nhược điểm của mô hình mạng xã hội
địa điểm trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay:
• Trước hết, phải trả lời được câu hỏi: “Người dùng được lợi gì từ mạng xã hội
địa điểm?”. Để đem lại những lợi ích thiết thực cho người dùng, nhất định
phải mở rộng các dịch vụ gia tăng. Một cách để mở rộng dịch vụ gia tăng
hiệu quả là tổ chức xử lý thu thập thông tin hữu ích từ mạng xã hội sau đó
cung cấp lại cho người dùng.
• Mở rộng nội dung chia sẻ, không giới hạn thông tin về địa điểm mà là bất cứ
thông tin nào gắn với một vị trí, diễn ra tại một thời điểm nào đó.
• Ứng dụng phía di động phải được triển khai rộng khắp trên tất cả các dòng di
động từ các dòng di động giá rẻ đến các dòng di động cao cấp.
2.3. Các ứng dụng di động cho mạng xã hội địa điểm
Các xã hội địa điểm hiện nay thường bao gồm 3 thành phần chính:
• Mạng xã hội địa điểm trên giao diện web
• Web service cung cấp các API cho ứng dụng di động
• Các ứng dụng trên di động
Trong mô hình mạng xã hội địa điểm ứng dụng trên di động đóng vai trò hết sức
quan trọng. Nó là thành phần giao tiếp trực tiếp với người dùng, cho phép người
dùng chia sẻ thông tin và thu thập thông tin từ mạng xã hội mọi lúc mọi nơi.
Các ứng dụng thường có những đặc điểm như sau:
• Được triển khai trên nhiều nền tảng khác nhau: Android, iOS, Symbian,
Window Phone…
• Sử dụng API do server cung cấp để kết nối với server
• Nội dung hiển thị địa điểm thường bao gồm hai hai dạng gắn liền với nhau:
o Phần văn bản, hình ảnh mô tả địa điểm, thường dưới dạng danh sách
o Phần bản đồ có đánh dấu vị trí địa điểm
• Hình thức tổ chức khác nhau, phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ gia tăng mà
mạng xã hội đó cung cấp. Thường được tổ chức đơn giản, dễ cho người dùng
thực hiện các thao tác trên giao diện di động.
• Các dịch vụ gia tăng được cung cấp đều gắn liền với vị trí hiện tại ví dụ
khám phá các điện điểm xung quan vị trí hiện tại, kế nối bạn bè gần vị trí
hiện tại, khuyến cáo dịch vụ gần vị trí hiện tại
Sinh viên thực hiện: Lưu Tiến Dũng Khóa K51 Lớp AS2 18
Hình 1.4 Ứng dụng di động của mạng xã hội Foursquare
Hình 1.5 Ứng dụng di động của mạng xã hội Yelp
2.4. Kết luận chương 1
Mô hình mạng xã hội địa điểm đã và đang mở ra một xu hướng mới cho người
dùng chia sẻ thông tin. Sự phát triển của mạng xã hội địa điểm trên thế giới và tại
Việt Nam hiện nay còn rất nhiều tiềm năng. Để khai thác được những tiềm năng đó
và xây dựng được một mạng xã hội địa điểm thành công cần phát huy những ưu
điểm, khắc phục những nhược điểm của mô hình hiện tại, có những sáng tạo mới,
triển khai phù hợp nhu cầu của người dùng.
Đối với mạng xã hội địa điểm, thành phần ứng dụng trên di động đóng vai trò
then chốt quyết định đế sự thành công của mạng xã hội. Cách thức tổ chức nội
dung, giao diện người dùng trên ứng dụng di động đóng vai trò quan trọng trong
thành công của ứng dụng nói riêng và toàn bộ mạng xã hội nói chung.
Căn cứ trên những nghiên cứu khảo sát tại chương 1, nhằm đáp ứng được
những yêu cầu đòi hỏi của thực tế, nhóm thực hiện đã xây dựng mạng xã hội
Sinh viên thực hiện: Lưu Tiến Dũng Khóa K51 Lớp AS2 19
VietBuzz với những sáng tạo mới trong mô hình hoạt động, và tổ chức xây dựng
triển khai trong thực tế.
Sinh viên thực hiện: Lưu Tiến Dũng Khóa K51 Lớp AS2 20
Chương 3.
Mô hình hoạt động của mạng xã hội
VietBuzz, vấn đề xây dựng ứng dụng di
động cho mạng xã hội VietBuzz
3.1. Mô hình hoạt động của mạng xã hội VietBuzz
3.1.1. Cơ sở của ý tưởng
Các máy điện thoại di động hiện nay được trang bị rất phổ biến các công cụ
chụp ảnh, GPS, và kết nối GPRS (hoặc 3G) với giá thành thấp (dưới 100USD).
Điện thoại đã trở thành công cụ hữu hiệu để người dùng có thể ghi lại dễ dàng hình
ảnh cuộc sống thường nhật với các thông tin kèm theo về thời gian, địa điểm chụp
hình và chú thích của người dùng. Điện thoại cũng là phương tiện để người dùng dễ
dàng nhận được các dịch vụ thông tin theo vị trí (location-based service) .
Nhu cầu chia sẻ thông tin theo hình thức của mạng xã hội hiện nay là rất lớn.
Ví dụ điển hình là đài VOV Giao thông hiện đang thu hút được lượng người nghe
rất lớn để chia sẻ thông tin về tình hình ùn tắc giao thông hàng ngày. Người dân
cũng có nhiều nhu cầu phản ánh chia sẻ thông tin về cuộc sống đô thị để mọi người
cùng biết và các nhà quản lý nắm bắt nhanh tình hình thực tế và sớm đưa ra các
biện pháp xử lý. Bằng cách sử dụng thiết bị di động, người sử dụng có thể chụp
hình để chia sẻ thông tin cảnh báo về các điểm ùn tắc giao thông, các điểm mất an
toàn do các công trình xây dựng, các vi phạm của người đi đường, các điểm bất hợp
lý trong bố trí giao thông…
Một mạng xã hội cho phép người dùng chia sẻ các khoảnh khắc trong đời
sống cũng như để đưa ra các thông tin mang tính cảnh báo là rất cần thiết.
3.1.2. Mô hình hoạt động mạng xã hội VietBuzz
Mạng xã hội VietBuzz gồm các thành phần:
• Mạng xã hội trên giao diện web: thực hiện các chức năng mạng xã hội
thông thường: lưu trữ thông tin được chia sẻ từ ứng dụng di động, thực hiện
kết nối bạn bè, bình chọn. comment …
• Web services: Cho phép ứng dụng di động của người dùng có thể chia sẻ
thông tin lên mạng xã hội, đồng thời tổng hợp các thông tin đựa chia sẻ trên
mạng xã hội cộng với các nguồn thông tin khác ngoài mạng xã hội thành các
nội dung được tổ chức: thông tin vể giao thông, thông tin về các sự kiện giải
trí … Thông tin này được cung cấp lại cho ứng dụng di động dưới dạng các
dịch vụ gia tăng của mạng xã hội.
• Ứng dụng trên thiết bị di động: Cho phép người dừng thực hiện các chức
năng:
Sinh viên thực hiện: Lưu Tiến Dũng Khóa K51 Lớp AS2 21
o Chụp hình, ghi lại, truyền tải nội dung cần chia sẻ với cộng đồng lên
mạng xã hội.
o Tra cứu các thông tin hữu ích, các cảnh báo trên di động dựa trên vị
trí hiện tại. Ví dụ có thể xem các cảnh báo tắc đường ngay trên di
động, tìm kiếm các điểm bán hàng giá rẻ, tìm kiếm điểm du lịch.
Hình 2.6 Kiến trúc chung của mạng xã hội VietBuzz
Đơn vị chia sẻ thông tin chính trên mạng xã hội gọi là Buzz. Mỗi Buzz tương
ứng với một sự kiện bao gồm các nội dung:
• Tiêu đề của sự kiện
• Mô tả sự kiện
• Ảnh của sự kiện
• Vị trí diễn ra sự kiện: tọa độ (kinh độ, vĩ độ)
• Thời điểm diễn ra sự kiện
Các mức độ chia sẻ của Buzz:
• Công cộng: Chia sẻ công cộng với tất cả mọi người, phía server chỉ sử dụng
Buzz được chia sẻ ở mức độ public để tổng hợp xây dựng dịch vụ gia tăng.
• Chỉ bạn bè: Chỉ chia sẻ cho bạn bè đã kết nối trên mạng xã hội
• Cá nhân: Chỉ lưu giữ cho một mình cá nhân người chủ của Buzz.
3.1.3. Ưu điểm mô hình hoạt động của mạng xã hội VietBuzz
Mô hình hoạt động của mạng xã hội VietBuzz kế thừa mô hình hoạt động của
mạng xã hội dựa trên địa điểm và đã cơ bản giải quyết được những nhược điểm của
các mạng xã hội địa điểm khác:
• Giải quyết được nhu cầu chia sẻ thông tin trong đời sống thường nhật của
người dùng:
Sinh viên thực hiện: Lưu Tiến Dũng Khóa K51 Lớp AS2 22
o Nội dung chia sẻ không giới hạn, không dừng lại ở địa điểm mà mở
rộng ra thành sự kiện, bất cứ điều gì mà người dùng gặp trong đời
sống thường nhật
o Có nhiều mức độ chia sẻ khác nhau: công cộng, chỉ bạn bè, cá nhân.
• Đem lại cho người dùng những lợi ích thật sự khi họ tham gia vào mạng xã
hội: các dịch vụ gia tăng.
o Số lượng các dịch vụ có thể triển khai là vô cùng lớn, có rất nhiều
cách thể hiện khác nhau: dịch vụ tự động cảnh bảo tình trạng giao
thông, dịch vụ hướng dẫn du lịch, dịch vụ gọi taxi, dịch vụ chia sẻ
kinh nghiệm đi đường, dịch vụ tra cứu thông tin giao thông công cộng
…
o Chất lượng thông tin được đảm bảo độ chính xác bởi vì người dùng
chỉ được phép đưa lên qua ứng dụng di động và thông tin phải trải qua
quá trình tổng hợp, biên tập trước khi đưa vào dịch vụ gia tăng
o Nguồn thông tin được mở rộng, không chỉ từ mạng xã hội mà từ cả
các nguồn thông tin khác
Những vấn đề khó khăn cần khắc phục trong quá trình triển khai mô hình mạng xã
hội VietBuzz trong thực tế:
• Tổng hợp và biên tập nguồn thông tin khổng lồ từ mạng xã hội thành thông
tin cho dịch vụ gia tăng, là vấn đề khó. Hiện tại giải pháp là sử dụng đội ngũ
cộng tác viên thao tác bằng tay.
• Ứng dụng trên điện thoại phải triển khai trên nhiều nền tảng khác nhau từ rẻ
tiền đến cao cấp.
3.2. Vai trò của ứng dụng di động cho mạng xã hội
VietBuzz
Ứng dụng di động có vai trò đặc biệt quan trọng trong mô hình hoạt động của
mạng xã hội VietBuzz:
• Thành phần chủ yếu giao tiếp trực tiếp với người sử dụng, nhận thông tin,
chia sẻ thông tin từ người dùng.
• Giá trị của mạng xã hội địa điểm là ở khả năng chia sẻ hình ảnh, vị trí, thời
điểm. Tất cả các giá trị này đều bắt nguồn từ khả năng của ứng dụng di động
3.3. Vấn đề xây dựng ứng dụng di động cho mạng xã hội
VietBuzz
Giải pháp xây dựng ứng dụng mạng xã hội trên di động vừa phải đáp ứng
được yêu cầu chia sẻ, thu thập thông tin trên mạng xã hội vừa phải đáp ứng những
ràng buộc của ứng dụng trên di động như giới hạn về bộ nhớ, về khả năng xử lý và
khả năng kết nối mạng.
Giải quyết vấn đề xây dựng ứng dụng di động cho mạng xã hội địa điểm
VietBuzz là nội dung chính của đồ án này.
Sinh viên thực hiện: Lưu Tiến Dũng Khóa K51 Lớp AS2 23
3.3.1. Mô tả vấn đề
Vấn đề xây dựng ứng dụng di động cho mạng xã hội địa điểm bao gồm những vấn
đề nhỏ sau đấy:
• Vấn đề truyền và nhận thông tin từ di động đến web service.
• Vấn đề xây dựng ứng dụng trên di động đáp ứng các yêu cầu về giới hạn bộ
nhớ, tốc độ xử lý và giới hạn đường truyền.
• Vấn đề sử dụng các dịch vụ định vị trên di động, xác định tọa độ hiện tại của
thiết bị.
• Vấn đề sử dụng các dịch vụ bản đồ, đánh dấu và hiển thị địa điểm.
3.3.2. Định hướng giải pháp giải quyết vấn đề
Có hai hướng phát triển ứng dụng cho di động giả quyết được những vấn đề
trên.
Giải pháp 1: Xây dựng ứng dụng web cho di động sử dụng công nghệ HTML5
• Ứng dụng hoạt động trên trình duyệt.
• Sử dụng javascript để tương tác với web service.
Giải pháp 2: Xây dựng ứng dụng trực tiếp trên di động
• Ứng dụng hoạt động độc lập trên di động, sử dụng trực tiếp các tài nguyên
của di động
• Sử dụng các thư viện lập trình tùy thuộc vào nền tảng di động để truy vấn sử
dụng web service.
Để có một cái nhìn tổng quát so sánh về hai giải pháp này chúng ta có thể theo
dõi bảng so sánh sau.
Tiêu chí so sánh GP1: Ứng dụng Web cho di
động
GP2: Ứng dụng trực tiếp trên
di động
Khả năng xác địch
tọa độ hiện tại
Có Có
Khả năng sử dụng
dịch vụ bản đồ
Có. Có thể google maps Ver3 Có. Trên di động Android có
thư viện hỗ trợ sử dụng
google maps ver2
Khả năng truy vấn
sử dụng web service
Có. Sử dụng Ajax, Javascript,
tránh load lại trang
Có. Sử dụng các thư viện có
sẵn để thực hiện truy vấn và
phân tích dữ liệu
Khả năng trợ các
nền tảng mobie
Có. Viết duy nhất một ứng
dụng, hiển thị được trên các
trình duyệt khác nhau trên
các nền tảng di động khác
nhau
Có. Mỗi nền tảng yêu cầu
viết một ứng dụng riêng, sử
dụng các thư viện khác nhau
trùy thuộc nền tảng
Tốc độ xử lý Đã được cải thiện bởi công
nghệ HTML5 và tốc độ phát
triển nhanh chóng của cứng.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn
Nhanh. Do sử dụng trực tiếp
các tài nguyên của di động,
không phải qua trung gian.
Sinh viên thực hiện: Lưu Tiến Dũng Khóa K51 Lớp AS2 24
chế do phụ thuộc nhiều vào
khả năng xử lý javascipt của
trình duyệt di động. Khả
năng này còn tương đối hạn
chế trên di động tầm trung và
tầm thấp.
Khả năng tận dụng
các tài nguyên của
di động
Kém hơn so với ứng trục tiếp
trên di động, mọi thao tác sử
dụng tài nguyên đều thông
qua trình duyệt
Tốt. Trên di động Android,
không những có thể sử dụng
trực tiếp các tài nguyên mà
còn có thể tái sử dụng, gọi
đến các ứng dụng sẵn có
trong hệ thống
Khả năng tương tác
với người dùng
Với công nghệ HTML5, khả
năng tương tác của ứng dụng
web đã được cải thiện đáng
kể
Tốt, tính linh hoạt cao, tận
dung được ưu thế về đa điểm
cham của điện thoại thông
minh.
Bảng 2.2 So sánh các giải pháp xây dựng ứng dụng di động cho mạng xã hội VietBuzz
Căn cứ vào bảng so sánh trên, rõ ràng một ứng dụng trực tiếp trên di động có
những lợi thế hơn hẳn. Giải pháp được lựa chọn là giải pháp 2.
Trong phạm vi đồ án này, ứng dụng được xây dựng trên môi trường điện
thoại di động Android. Giao tiếp giữa điện thoại và server trên môi trường mạng
internet sử dụng web service.
Hình 2.7 Ứng dụng cho di động và web cho di động của mạng xã hội Facebook
3.4. Kết luận chương 2
Ý tưởng cũng như mô hình hoạt động của mạng xã hội VietBuzz đã kế thừa
những ưu điểm của các mạng xã hội địa điểm, đồng thời đưa ra được hương đi mới
để triển khai mô hình này tại Việt Nam.
Có hai giải pháp để xây dựng ứng dụng di động cho mạng xã hội VietBuzz.
Giải pháp sử dụng ứng dụng trực tiếp trên di động tỏ ra có ưu thế hơn về hiệu năng
Sinh viên thực hiện: Lưu Tiến Dũng Khóa K51 Lớp AS2 25