Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

luận văn quản trị khách sạn du lịcNÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DLST TẠI CÁC VQG Ở VIỆT NAM, TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI VQG CÚC PHƯƠNG VÀ VQG BA VÌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.02 KB, 58 trang )

Chuyên đề thực tập

GVHD: ThS.Phùng Thị Hằng

Trường đại học kinh tế quốc dân
Khoa DU LịCH Và KHáCH SạN


CHUYÊN Đề ThựC TậP
Đề tài:
NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA
PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DLST TẠI CÁC VQG Ở VIỆT
NAM, TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI VQG CÚC PHƯƠNG
VÀ VQG BA VÌ

Giảng viên hướng
dẫn

: th.s phùng thị hằng
: NGUYễN THị LINH

Sinh viên thực hiện
L ớp

: qtkd du lịch và khách sạn 51

Mã sinh viên

: cq510510

Hà Nội – 2012



SVTH: Nguyễn Thị Linh

Lớp QTKD Du lịch và Khách sạn 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: ThS.Phùng Thị Hằng

A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
Chương 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DLST DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
ĐỊA PHƯƠNG TẠI CÁC VQG Ở VIỆT NAM, TRƯỜNG HỢP NGHIÊN
CỨU TẠI VQG CÚC PHƯƠNG VÀ VQG BA VÌ
1.1. Vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển DLST ở các VQG
1.1.1. Cộng đồng địa phương là chủ sở hữu các giá trị tài nguyên thiên
nhiên và văn hóa bản địa
1.1.2. Kiến thức và kinh nghiệm của người dân địa phương mang lại nhiều
thơng tin bổ ích cho các nhà kinh doanh DLST và khách du lịch
1.1.3. Cách thức mà cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động
DLST đóng vai trị đảm bảo hoạt động DLST phát triển trên quan điểm bền
vững
1.2. Thực trạng phát triển DLST dựa vào cộng đồng tại các VQG ở Việt
Nam
1.2.1. Thực trạng về mức độ tham gia của cộng đồng địa phương ở các
VQG
1.2.2. Thực trạng về việc chia sẻ lợi ích với người dân địa phương trong
hoạt động DLST ở các VQG
1.3. Thực trạng phát triển DLST tại VQG Cúc Phương và VQG Ba Vì

1.3.1. Tiềm năng phát triển DLST tại VQG Cúc Phương và VQG Ba Vì
1.3.1.1. Tiềm năng phát triển DLST tại VQG Cúc Phương
1.3.1.2. Tiềm năng phát triển DLST tại VGQ Ba Vì
1.3.2. Thực trạng phát triển DLST dựa vào cộng đồng ở VQG Cúc Phương
và VQG Ba Vì
1.3.2. 1. Thực trạng phát triển DLST dựa vào cộng đồng ở VQG Cúc
Phương
a. Kết quả hoạt động DLST tại VQG Cúc Phương
b. Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động DLST tại VQG Cúc Phương
SVTH: Nguyễn Thị Linh

Lớp QTKD Du lịch và Khách sạn 51


Chuyên đề thực tập
GVHD: ThS.Phùng Thị Hằng
1.3.2.2. Thực trạng phát triển DLST dựa vào cộng đồng ở VQG Ba Vì
a. Kết quả hoạt động DLST tại VQG Ba Vì
b. Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động DLST tại VQG Ba Vì
1.4. Nhận xét điểm tương đồng và khác biệt trong phát triển DLST dựa
vào cộng đồng tại VQG Ba Vì và VQG Cúc Phương
1.4.1. Những điểm tương đồng
1.4.2. Những điểm khác biệt
a. Tại VQG Cúc Phương
b. Tại VQG Ba Vì
1.5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu trường hợp phát triển DLST dựa vào
cộng đồng ở VQG Cúc Phương và VQG Ba Vì
1.5.1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu trường hợp phát triển DLST dựa vào
cộng đồng ở VQG Cúc Phương
1.5.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu trường hợp phát triển DLST dựa vào

cộng đồng ở VQG Ba Vì
a. Những điểm tích cực khi thực hiện DLST theo mơ hình VQG Ba Vì.
b. Những điểm hạn chế khi thực hiện DLST theo mơ hình VQG Ba Vì.
Chương 2: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA
CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DLST TẠI CÁC
VQG Ở VIỆT NAM, TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI VQG CÚC
PHƯƠNG VÀ VQG BA VÌ
2.1. Các giải pháp vĩ mơ
2.1.1. Đối với Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp
2.1.2. Đối với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
2.1.3. Đối với Ban quản lý các VQG
2.2. Các giải pháp vi mô
2.2.1. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh DLST ở các VQG
2.2.2. Đối với dân cư sở tại
2.2.3. Giải pháp cụ thể đối với trường hợp nghiên cứu VQG Cúc Phương và
VQG Ba Vì
a. Đối với VQG Cúc Phương
SVTH: Nguyễn Thị Linh

Lớp QTKD Du lịch và Khách sạn 51


Chuyên đề thực tập
b. Đối với VQG Ba Vì

GVHD: ThS.Phùng Thị Hằng

2.3. Các giải pháp khác
C. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


SVTH: Nguyễn Thị Linh

Lớp QTKD Du lịch và Khách sạn 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: ThS.Phùng Thị Hằng

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Các từ viết tắt

Viết đầy đủ

1

CTCP

Công ty cổ phần

2

CTDL

Công ty du lịch

3


DLST

Du lịch sinh thái

4

DN

Doanh nghiệp

5

KNĐ

Khách nội địa

6

KQT

Khách quốc tế

7

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

8


IUCN

9

SL

Số lượng

10

TDT, DT

Tổng doanh thu, Doanh thu

11

TLK

Tổng lượng khách

12

VQG

Vườn quốc gia

SVTH: Nguyễn Thị Linh

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và

Tài nguyên Thiên nhiên

Lớp QTKD Du lịch và Khách sạn 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: ThS.Phùng Thị Hằng

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng

SVTH: Nguyễn Thị Linh

Lớp QTKD Du lịch và Khách sạn 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: ThS.Phùng Thị Hằng

A. LỜI MỞ ĐẦU
Mối quan hệ giữa du lịch và bảo tồn, cùng tồn tại hay cùng có lợi, lần đầu
tiên được đưa ra tranh luận bởi Budowski (1976). Từ đó tới nay có rất nhiều hình
thức du lịch mới như “du lịch thay thế” (alternative tourism), “du lịch xanh” (green
tourism), “du lịch có trách nhiệm” (responsible travel), và “Du lịch sinh thái”
(DLST - ecotourism)… nhằm giải quyết được mâu thuẫn giữa du lịch và bảo tồn
thiên nhiên, môi trường và hướng tới phát triển du lịch bền vững. Trong số những
loại hình du lịch này thì DLST được quan tâm hơn cả. Trong những năm qua, DLST
đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu

hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với những người
có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ ngơi. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự
nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng; sự phát triển DLST đã và
đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và
nâng cao thu nhập cho quốc gia cũng như cộng đồng người dân các địa phương,
nhất là người dân ở các vùng sâu, vùng xa - nơi có các khu bảo tồn tự nhiên và các
cảnh quan hấp dẫn. Ngoài ra, DLST cịn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức
khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục mơi trường, văn hóa lịch sử và
nghỉ ngơi giải trí. Chính vì vậy, ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, bên
cạnh các lợi ích về kinh tế, DLST còn được xem như một giải pháp hữu hiệu để bảo
vệ môi trường sinh thái thông qua quá trình làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự
nhiên phục vụ nhu cầu của khách du lịch, của người dân địa phương khi tham gia
vào các hoạt động du lịch.
Xu hướng hiện nay trên thế giới là phát triển DLST dựa vào cộng đồng. Đã
có những mơ hình DLST dựa vào cộng đồng thành cơng, được coi là ví dụ điển
hình như ở Costa Rica, Kenya hay Belize... Ở Việt Nam, nhiều người cũng đang kêu
gọi phát triển DLST dựa vào cộng đồng tại cácVườn quốc gia (VQG), hay khu bảo
tồn thiên nhiên (KBTTN) theo xu hướng trên. Quả thực, các khu bảo tồn và VQG là
nơi phù hợp nhất để phát triển DLST dựa vào cộng đồng, bởi đây chính là nơi có
nhiều yếu tố hấp dẫn khách DLST.

7
SVTH: Nguyễn Thị Linh

7
Lớp QTKD Du lịch và Khách sạn 51


Chuyên đề thực tập


GVHD: ThS.Phùng Thị Hằng

VQG Cúc Phương là một địa điểm thích hợp để đánh giá tiềm năng DLST
dựa vào cộng đồng.Thứ nhất, đây là VQG đầu tiên của Việt Nam, có hệ thống quản
lý quy củ nhất trong số các VQG và KBTTN trong nước. Đây là yếu tố thuận lợi
của VQG để xin tài trợ, đầu tư vào các dự án phát triển cộng đồng. Thứ hai, những
lợi thế và thách thức đối với việc phát triển DLST của VQG Cúc Phương có thể sẽ
được bắt gặp ở nhiều VQG khác. Ví dụ như cơ chế tổ chức, năng lực của cộng
đồng, chia sẻ lợi ích cho cộng đồng… Do đó, kết quả và phương pháp đánh giá sẽ
ứng dụng được vào những khu vực được bảo vệ tương tự. VQG Ba Vì là khu rừng
nguyên sinh nằm trên dãy núi Ba Vì, là đơn vị đi đầu trong việc xây dựng thí điểm
“Đề án cho thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển DLST và giáo dục mơi
trường” đã được Chính phủ phê duyệt và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ra quyết định tổ chức thực hiện. Hàng năm, VQG Ba Vì đón và phục vụ hàng chục
ngàn lượt khách tham quan nghỉ dưỡng, nghiên cứu học tập.Tham gia nhiều chương
trình dự án nông lâm để hỗ trợ người dân vùng đệm và thực hiện chính sách dân
tộc, miền núi. VQG Cúc Phương tiêu biểu cho VQG phát triển DLST dựa trên mơ
hình quản lý theo cơ chế của Nhà nước, cịn VQG Ba Vì là điển hình cho mơ hình
hợp tác phát triển với các cơ quan, doanh nghiệp tư nhân. Việc lựa chọn nghiên cứu
trường hợp ở hai VQG này sẽ cho thấy sự khác biệt trong mơ hình DLST dựa vào
cộng đồng của hai bức tranh phát triển theo những định hướng khác nhau.

Trong những năm gần đây số lượng khách du lịch đến thăm các VQG
ngày càng tăng, mức độ tập trung khách ngày càng lớn, đòi hỏi các sản phẩm
DLST cần không ngừng được nâng cao về chất lượng để đáp ứng nhu cầu của
du khách. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng và vai trò đóng góp của
người dân địa phương trong cơng tác làm du lịch và hưởng lợi từ hoạt động
du lịch là yếu tố cần thiết để thúc đẩy hoạt động DLST ở các VQG. Xuất phát
từ các vấn đề nêu trên tôi lựa chọn nghiên cứu chuyên đề:“Nâng cao nhận
thức và vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển DLST tại các

VQG ở Việt Nam, trường hợp nghiên cứu tại VQG Cúc Phương và VQG
Ba Vì”.
8
SVTH: Nguyễn Thị Linh

8
Lớp QTKD Du lịch và Khách sạn 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: ThS.Phùng Thị Hằng

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng phát triển DLST
dựa vào cộng đồng và tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và vai
trò của cộng đồng địa phương trong phát triển DLST tại các VQG ở Việt
Nam, cụ thể tại hai VQG Cúc Phương và VQG Ba Vì.
Kết cấu của đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng phát triển DLST dựa vào cộng đồng tại các
VQG ở Việt Nam, trường hợp nghiên cứu tại VQG Cúc Phương và VQG
Ba Vì
Chương 2: Giải pháp nâng cao nhận thức và vai trò của của cộng
đồng địa phương trong phát triển DLST tại các VQG ở Việt Nam, trường
hợp nghiên cứu tại VQG Cúc Phương và VQG Ba Vì

9
SVTH: Nguyễn Thị Linh

9
Lớp QTKD Du lịch và Khách sạn 51



Chuyên đề thực tập

GVHD: ThS.Phùng Thị Hằng

B. NỘI DUNG
Chương 1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DLST DỰA VÀO CỘNG
ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG TẠI CÁC VQG Ở VIỆT NAM,
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI VQG CÚC PHƯƠNG VÀ
VQG BA VÌ
1.1. Vai trị của cộng đồng địa phương trong phát triển DLST ở các VQG
1.1.1. Cộng đồng địa phương là chủ sở hữu các giá trị tài nguyên thiên nhiên và
văn hóa bản địa
Cộng đồng địa phương chính là những người chủ sở hữu các nguồn tài
nguyên, bao hàm cả các giá trị do thiên nhiên ban tặng và đặc trưng trong văn hóa
truyền thống của địa phương được lưu truyền qua các thế hệ. Họ là những người
hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình. Vì vậy, sự tham gia của cộng đồng
trong phát triển DLST là hết sức quan trọng. Sự tham gia của cộng đồng khơng
những có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách mà cịn góp phần nâng cao
hơn nữa nhận thức của chính họ trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi
trường.
Người dân sinh sống ở các VQG họ sinh sống ở khu vực vùng đệm của các
VQG. Đó là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm sát ranh giới với
khu rừng đặc dụng, có tác dụng ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ sự xâm hại khu rừng đặc
dụng. Phát triển du lịch bền vững luôn luôn gắn liền với bảo vệ môi trường rừng, họ
là những người sinh sống ngay cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên này nên họ rất
am hiểu và biết cách bảo vệ nó. Đó cũng là nguồn tài nguyên phục vụ nhu cầu đi du
lịch của con người từ các thế hệ này sang thế hệ khác.
Ở các VQG người dân địa phương sở hữu nét văn hóa bản địa được lưu


10
SVTH: Nguyễn Thị Linh

10
Lớp QTKD Du lịch và Khách sạn 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: ThS.Phùng Thị Hằng

truyền qua các thế hệ và các kiến thức, sự am hiểu về lối sống, phong tục giúp
khách du lịch tìm hiểu và khám phá những nét văn hóa lâu đời mà cha ơng để lại.
Người dân sở hữu cả giá trị tự nhiên cũng như những giá trị văn hóa phục vụ đắc
lực cho những nhu cầu đi du lịch và khám phá tìm hiểu của con người. Chính vì
vậy, người dân sinh sống vùng đệm có vai trị rất quan trọng trong phát triển DLST
tại các VQG.
1.1.2. Kiến thức và kinh nghiệm của người dân địa phương mang lại nhiều
thông tin bổ ích cho các nhà kinh doanh DLST và khách du lịch
Người dân bản địa có được những kinh nghiệm truyền thống rất quý báu về
tự nhiên về nơi mà họ đã sinh ra, lớn lên và đang sống. Những kinh nghiệm và kiến
thức mang tính truyền thống này được đúc kết từ bao đời, thậm chí phải trải qua
những hy sinh, tranh đấu để tồn tại trong thiên nhiên mới có được. Chính những nhà
nghiên cứu khoa học về mơi trường sinh thái cũng phải học hỏi, tham khảo những
kinh nghiệm vơ giá đó.
Kiến thức về thiên nhiên của người dân địa phương có lợi và mang lại nhiều
thơng tin bổ ích cho các hướng dẫn viên làm việc trong các công ty lữ hành, những
người làm công tác bảo vệ rừng quốc gia và ngay cả những tổ chức, cá nhân triển
khai các dự án kinh tế nói chung và du lịch nói riêng tại một địa bàn nhất định.

Khi phát triển DLST ở các VQG, người dân địa phương sẽ có được những
kiến thức về bảo vệ mơi trường mình đang sinh sống, bảo vệ mơi trường rừng và
phòng chống cháy rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
1.1.3. Cách thức mà cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động DLST
đóng vai trị đảm bảo hoạt động DLST phát triển trên quan điểm bền
vững
Vai trò của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển của DLST rất quan trọng,
cách thức mà cộng đồng cư dân tham gia vào các hoạt động DLST sẽ có vai trị
quyết định tới sự phát triển bền vững trên cả ba mặt kinh tế - xã hội và môi trường.
- Các hoạt động người dân địa phương tham gia trong DLST: Tham gia các

11
SVTH: Nguyễn Thị Linh

11
Lớp QTKD Du lịch và Khách sạn 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: ThS.Phùng Thị Hằng

hoạt động bảo vệ nguồn tài nguyên, ngăn chặn các hành vi phá rừng, đào đãi vàng
trong phạm vi khu bảo tồn thiên nhiên tổ chức mơ hình DLST tại địa phương, là lực
lượng nòng cốt thực hiện việc cung cấp các dịch vụ du lịch và tổ chức hoạt động
DLST. Các dịch vụ du lịch mà người dân có thể tham gia vào mơ hình DLST như
bán tổ chức các hoạt động văn nghệ, các đặc sản địa phương, thực phẩm, nước giải
khát hay làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu bản sắc văn hóa bản địa tới khách du
lịch. Những người dân địa phương còn là bộ phận quan trọng cung cấp nguồn lao
động cho các doanh nghiệp DLST hay chính bản thân họ là những người chủ sở hữu

các doanh nghiệp du lịch tư nhân, họ thu được lợi nhuận từ chính các hoạt động
trong lĩnh vực du lịch mà doanh nghiệp họ hoạt động.
- Vai trò của người dân địa phương trong việc đảm bảo phát triển bền vững
hoạt động DLST:
+ Về kinh tế: trực tiếp tham gia phát triển DLST người dân địa phương sẽ
được hưởng lợi về kinh tế và bản thân họ cũng chính là lực lượng đóng góp cho nền
kinh tế địa phương…. Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận cộng
đồng dân cư địa phương.
+ Về xã hội: được giáo dục nâng cao nhận thức của người dân trong phát
triển DLST và có thêm việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng
xung quanh VQG.
Góp phần bảo tồn, nâng cao giá trị và khôi phục các di sản kiến trúc, nghệ
thuật, vật thể và phi vật thể, văn hóa, thủ công mỹ nghệ, trang phục, phong tục
truyền thống… bằng các nguồn kinh phí thu trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động
DLST.
Phát triển DLST tạo tiền đề cho việc khơi phục các sinh hoạt văn hóa truyền
thống của cộng đồng vốn đã bị mai một, đặc biệt là các lễ hội. Nhiều lễ hội truyền
thống của một địa phương riêng lẻ đã được nâng cấp thành các lễ hội du lịch, thu
hút số lượng lớn khách từ các vùng miền khác cùng tham gia.
+ Về môi trường: là lực lượng chủ chốt tham gia bảo vệ môi trường và các
tài nguyên rừng, tham gia các hoạt động bảo tồn thiên nhiên và tham gia lập kế

12
SVTH: Nguyễn Thị Linh

12
Lớp QTKD Du lịch và Khách sạn 51


Chuyên đề thực tập


GVHD: ThS.Phùng Thị Hằng

hoạch quản lý rừng, giúp bảo vệ mơi trường sống của chính người dân quanh khu
vực VQG.
Bảng 1.1: Các hình thức tham gia khác nhau của cộng đồng vào du lịch
Loại hình doanh

Bản chất sự tham gia của

nghiệp/cơ quan

địa phương

Ví dụ
- Nhân viên bếp

Doanh nghiệp tư - Cung cấp nguồn lao động
nhân bên ngoài

- Cung cấp hàng hóa, dịch vụ

Doanh nghiệp
vận hành và
quản lý bởi cá
nhân địa

- Bán thực phẩm, vật liệu xây
dựng…
- Bán hàng thủ công, quán ăn


- Sở hữu doanh nghiệp

uống, giải khát

- Tự làm chủ doanh nghiệp

- Cắm trại, nghỉ qua đêm

- Cung cấp hàng hóa, dịch vụ

phương

- Hướng dẫn viên

- Sở hữu tập thể
- Tập thể hoặc cá nhân quản - Cắm trại cộng đồng
Doanh nghiệp
cộng đồng



- Trung tâm thủ cơng mỹ nghệ

- Cung cấp hàng hóa, dịch vụ

- Trung tâm văn hóa

- Th nhân cơng hoặc cung - Nhà khách
cấp nguồn lao động.

- Hợp đồng cam kết và phân
- Chia sẻ doanh thu từ hoạt

chia quyền sở hữu

động dịch vụ ăn ở và tổ chức
Liên doanh giữa - Phân chia doanh thu, lợi
tour dựa trên điều khoản đã
nhuận
cộng đồng và
thỏa thuận
doanh nghiệp tư - Cho thuê, đầu tư nguồn tài
- Cộng đồng nắm giữ cổ phần
nhân
nguyên
trong hoạt động dịch vụ du lịch
- Tham gia vào quá trình ra và tổ chức tour
quyết định
Quy hoạch du

- Tư vấn

13
SVTH: Nguyễn Thị Linh

- Tham khảo ý kiến địa phương

13
Lớp QTKD Du lịch và Khách sạn 51



Chuyên đề thực tập

GVHD: ThS.Phùng Thị Hằng
trong quy hoạch du lịch vùng

lịch

- Đại diện

- Cộng đồng đại diện trong ban

- Tham gia

quản lý du lịch và các diễn đàn
quy hoạch

(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn phát triển cộng đồng, Viện nghiên cứu và phát triển
ngành nghề nông thôn Việt Nam)
Tổng kết lại có thể thấy cộng đồng địa phương đóng vai trị đặc biệt quan
trọng không thể thiếu của DLST, đồng thời cũng là những người được hưởng lợi từ
chính những đóng góp của mình vào DLST.
1.2. Thực trạng phát triển DLST dựa vào cộng đồng tại các VQG ở Việt Nam
Các VQG Việt Nam là nơi rất lý tưởng để tổ chức các hoạt động DLST. Tuy
nhiên, hầu hết hoạt động DLST ở các VQG đều chưa phát triển tương xứng với tiềm
năng. Một số VQG đã thành lập Ban du lịch hoặc Trung tâm DLST và giáo dục môi
trường để điều hành hoạt động du lịch nhưng mức độ phối hợp giữa Ban quản lý
các hoạt động DLST ở các VQG chưa có sự gắn kết chặt chẽ với cộng đồng dân cư
địa phương.
1.2.1. Thực trạng về mức độ tham gia của cộng đồng địa phương ở các VQG

- Trong việc ra quyết định, thực thi và điều hành các dự án
Cư dân địa phương chưa nhận thức được vai trị của mình trong phát triển
DLST nên họ chưa là các nhân tố đóng vai trị quyết định trong việc ra quyết định và
điều hành các dự án DLST. Đa số cư dân vùng đệm chỉ làm theo yêu cầu của các
cấp chính quyền, hay ban quản lý các VQG.
Sự tham gia của cư dân địa phương vào hoạt động du lịch ở vùng đệm chưa
đáng kể, hầu như người dân chưa có vai trị trong việc tổ chức, quản lý trực tiếp các
hoạt động dịch vụ của mình.
- Trong các hoạt động du lịch cụ thể
Phát triển DLST dựa vào cộng đồng hiện vẫn còn là một khái niệm mới với
cộng đồng dân cư sống trong khu vực vùng lõi cũng như vùng đệm của các VQG.

14
SVTH: Nguyễn Thị Linh

14
Lớp QTKD Du lịch và Khách sạn 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: ThS.Phùng Thị Hằng

Do thiếu phương pháp phát triển loại hình du lịch này, người dân địa phương khơng
có đủ kiến thức, điều kiện tiếp cận và hiểu biết về toàn bộ hệ thống du lịch, cũng
như hạn chế kiến thức về vận hành khách sạn/nhà nghỉ và nhà hàng. Việc vận hành
nhà nghỉ cộng đồng hay các khách sạn và các dịch vụ du lịch cung ứng còn kém
hiệu quả.
Hầu hết các hướng dẫn viên mới chỉ làm nhiệm vụ dẫn đường mà chưa có đủ
kiến thức để thực hiện nhiệm vụ quan trọng chủ yếu nhất của mình là giáo dục và

diễn giải mơi trường. Hoạt động giáo dục, diễn giải môi trường – một yếu tố rất cơ
bản để phân biệt DLST với các loại hình du lịch khác chưa được triển khai nhiều
vẫn chưa quan tâm đúng mức và thiếu cán bộ am hiểu về lĩnh vực mới mẻ này. Cụ
thể là trên các tuyến thăm quan, đường mòn thiên nhiên còn thiếu nhiều biển chỉ
dẫn, chỉ báo. Một số vườn đã có một số tờ gấp và biển chỉ dẫn nhưng nội dung
thông tin, thông tin quá sơ sài, nghèo nàn. Một số biển chỉ dẫn làm bằng sắt tây,
giấy ép plastic nên dễ bị thiên nhiên phá huỷ.
- Nhận thức và đóng góp của người dân đối với DLST ở các VQG
Nhận thức về DLST của các đối tượng liên quan còn hạn chế: Sự hiểu biết về
khái niệm DLST là một hạn chế không nhỏ cho sự phát triển DLST. DLST là một
loại hình du lịch khá mới mẻ cả về khái niệm, tổ chức hoạt động, quy hoạch, chính
sách đầu tư khai thác.Vấn đề phổ cập kiến thức DLST chưa được các bên quan tâm
đúng mức.
Nhìn chung người dân địa phương và các bản dân tộc thiểu số khác đều chưa
có đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm về phát triển sản phẩm DLST; về cách
thức tạo dựng doanh nghiệp nhỏ kinh doanh du lịch, dịch vụ và chuỗi cung ứng sản
phẩm, phương thức quảng bá và giới thiệu du lịch hiệu quả.
Người dân sống trong khu vực VQG cần được tham gia những chương trình
đào tạo định hướng về phát triển sản phẩm du lịch, về cách thức tạo dựng doanh
nghiệp nhỏ kinh doanh du lịch, cơ sở vật chất du lịch và cung cấp dịch vụ phục vụ,
tạo mối liên kết với các hãng lữ hành nhằm quảng bá và giới thiệu một cách hiệu
quả các sản phẩm du lịch của khu vực tới cho khách du lịch.

15
SVTH: Nguyễn Thị Linh

15
Lớp QTKD Du lịch và Khách sạn 51



Chuyên đề thực tập

GVHD: ThS.Phùng Thị Hằng

Bà con các dân bản cần được định hướng và hỗ trợ trong việc cải thiện điều
kiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
Thành lập và vận hành các ban du lịch dựa vào cộng đồng và quỹ du lịch
thôn bản.
1.2.2. Thực trạng về việc chia sẻ lợi ích với người dân địa phương trong hoạt
động DLST ở các VQG
DLST dựa vào cộng đồng mới chỉ phát triển ở một số VQG, tiêu biểu là các
VQG trong công ước Ramsar. Một số mơ hình DLST cộng đồng đã hình thành, như
ở Bản Khanh (VQG Cúc Phương), Bản Pác Ngòi (VQG Ba Bể), thôn Chày Lập
(VQG Phong Nha Kẻ Bàng), bản A Đơn (VQG Bạch Mã)… Do khó khăn trong
khâu tiếp thị nên chưa thu hút được nhiều khách du lịch, lợi ích mang lại cho người
dân cịn khiêm tốn.
- Những lợi ích mà DLST ở các VQG Việt Nam mang lại cho người dân
Cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động DLST tại các VQG có
được thu nhập và những lợi ích thiết thực từ khu vực được bảo tồn, chẳng hạn như
nước sạch, đường xá, vệ sinh sức khoẻ... Địa điểm cắm trại, nơi ở, dịch vụ hướng
dẫn, quán ăn và các dịch vụ khác được hợp tác hoặc quản lý bởi những cộng đồng
sống xung quanh công viên hoặc những địa điểm tham quan đó. Một số dự án phát
triển DLST dựa vào cộng đồng tại các VQG đã tổ chức một số lớp tập huấn về kỹ
năng phục vụ du lịch biểu diễn cồng chiêng, múa hát dân tộc, hướng dẫn, lễ tân phục vụ buồng, nấu ăn; tổ chức các đợt tham quan, học tập; tham gia hội chợ.
Hàng năm, một số VQG đã phối hợp với các ban, ngành tổ chức từ các lớp
truyền thông môi trường cho cộng đồng dân cư sống xung quanh Vườn nhằm nâng
cao nhận thức cho người dân về chức năng, ý nghĩa, giá trị và tầm quan trọng trong
công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên cũng như bảo vệ VQG ngày càng tốt hơn; tổ
chức đốt cỏ chủ động hạn chế cháy rừng. Ngồi ra cịn tổ chức các lớp nâng cao
nhận thức và năng lực cho Ban quản lý du lịch cộng đồng. Thông qua những lớp tập

huấn, tham quan này đã giúp cho đồng bào dân tộc hiểu biết và tự tin hơn để khai
thác DLST giúp nâng cao đời sống của người dân địa phương.

16
SVTH: Nguyễn Thị Linh

16
Lớp QTKD Du lịch và Khách sạn 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: ThS.Phùng Thị Hằng

Vườn còn phối hợp với các ngành hữu quan tổ chức cho người dân xung
quanh khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý bên trong Vườn, tài nguyên được
người dân sử dụng là: cá, củi, cỏ, rau. Đây là các loại tài nguyên sau khi sử dụng
vẫn có thể tái tạo, phục hồi và phát triển trở lại... Tạo thêm công ăn việc làm cho
một bộ phận người dân trong bản và cư dân vùng đệm tham gia vào hoạt động
DLST. Có việc làm đồng nghĩa với việc họ sẽ có thu nhập ni sống gia đình và
chính bản thân họ. Tuy nhiên mới chỉ ở một số VQG tạo được công ăn việc làm cho
người dân địa phương thông qua phát triển DLST như VQG Tràm Chim (Đồng
Tháp), VQG Xuân Thủy (Nam Định), VQG Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình).
Tại một số VQG đang thực hiện các dự án DLST, một số nhà nghỉ cộng đồng
đã được xây dựng, hỗ trợ đào tạo cho người dân bản nấu ăn hợp vệ sinh.
Xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng DLST tại các VQG hiện nay không chỉ phục
vụ cho hoạt động du lịch mà cịn phục vụ cho nhu cầu của chính người dân sinh
sống trong khu vực vùng đệm.
Tuy nhiên, lợi ích từ hoạt động du lịch còn ít, chưa hỗ trợ được nhiều cho
công tác bảo tồn và phát triển cộng đồng địa phương. Nhân dân địa phương chưa

được thu hút nhiều vào hoạt dộng du lịch của vườn. Chỉ ở một số VQG tại Việt
Nam mang lại lợi ích cho người dân và thu hút họ vào hoạt động du lịch, còn lại vẫn
chỉ là các hoạt động du lịch dựa vào thiên nhiên mang màu sắc DLST mà chưa đem
lại lợi ích cụ thể cho cộng đồng địa phương.
- Những hạn chế trong việc chia sẻ lợi ích mà các VQG chưa mang lại cho
người dân
Hiện tại, hoạt động du lịch ở VQG khơng có sự hỗ trợ về mặt tài chính cho
cơng tác bảo tồn của VQG. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm
doanh thu du lịch hàng năm còn quá khiêm tốn.
Việc tạo điều kiện cho người dân địa phương được tham gia trực tiếp vào
hoạt động du lịch ở VQG và mang lại lợi ích cho họ trong những năm qua cũng
chưa thấy.Theo kết quả điều tra người dân địa phương cho thấy 100% số người
được hỏi đều cho rằng họ chưa được hưởng lợi gì (xét ở góc độ trực tiếp) từ du lịch

17
SVTH: Nguyễn Thị Linh

17
Lớp QTKD Du lịch và Khách sạn 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: ThS.Phùng Thị Hằng

ở VQG mang lại. Trong khi đó, người dân địa phương có nhu cầu rất lớn trong việc
tham gia hoạt động du lịch1.
Như vậy có thể thấy rằng những lợi ích mà người dân thu được khi tham gia
các hoạt động DLST là còn rất ít và chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong số cư dân sống trong
vùng đệm. Cần có những giải pháp cụ thể áp dụng vào thực tiễn đem lại lợi ích cho

người dân để kích thích họ tham gia các hoạt động DLST và tham gia vào các hoạt
động bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như bảo vệ môi trường rừng nơi chính
họ đang sinh sống.
1.3. Thực trạng phát triển DLST tại VQG Cúc Phương và VQG Ba Vì
1.3.1. Tiềm năng phát triển DLST tại VQG Cúc Phương và VQG Ba Vì
1.3.1.1. Tiềm năng phát triển DLST tại VQG Cúc Phương
Vườn được chia thành các phân khu sau: Phân khu Bảo vệ Nghiêm ngặt:
gồm 16.800 ha chủ yếu nằm ở phía Tây Nam, nhằm duy trì hệ sinh thái và sự đa
dạng của loài động thực vật hoang dã. Phân khu Phục hồi Sinh thái: gồm 3.600
hanhằm phục hồi sinh thái sau nương rẫy và rừng và phục nhanh các hệ sinh thái bị
ảnh hưởng trong khu vực. Phân khu Hành chính Dịch vụ: gồm 1.800 ha chủ yếu
nằm ở phía Đơng. Phân khu này bao gồm trụ sở chính của VQG, văn phịng Hạt
Kiểm lâm, Trung tâm cứu hộ Bảo tồn các loài động thực vật hoang dã quý hiếm và
Trung tâm DLST và giáo dục môi trường.
Vùng đệm VQG được quy hoạch gồm 30.625 ha.
Cúc Phương là nơi rất đa dạng về loài và cấu trúc tổ thành trong hệ thực vật.
Với diện tích chỉ0,07% so với cả nước, nhưng số họ thực vật chiếm tới 57,93%; số
chi chiếm 36,09% và số loài chiếm 17,27% trong tổng số lồi của cả nước.
Có rất nhiều lồi đặc hữu, trong số đó gồm có họ Long não (Lauraceae),
Ngọc lan (Magnoliaceae) và họ Xoan (Meliaceae). Đại diện cho các loài di cư từ
phương Nam ấm áp là các loài trong họ Dầu (Dipterocarpaceae) và các lồi trong
họ Dẻ (Fagaceae).
1Tạp chí khoa học 2011, Trường ĐH Cần Thơ, tr.232-234

18
SVTH: Nguyễn Thị Linh

18
Lớp QTKD Du lịch và Khách sạn 51



Chun đề thực tập

GVHD: ThS.Phùng Thị Hằng

Vườn có diện tích rừng nguyên sinh đáng kể, chủ yếu tập trung trên vùng núi
đá vôi và ở các thung lũng trung tâm Vườn. Chính do vị trí đặc biệt nên đã dẫn đến
kết cấu tổ thành loài thực vật của rừng Cúc Phương rất độc đáo.
Đã thống kê được 2234 loài thuộc 931 chi, 231 họ của 7. Trong đó có rất
nhiều lồi có giá trị gồm có 430 lồi cây thuốc, 229 loài cây ăn được, 118 loài được
ghi trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và Sách đỏ thế giới (IUCN) năm 2010. Bao
gồm một số loài nổi bật như: Sưa Bắc bộ (Dalbergia tonkinensis); Chò chỉ
(Parashorea chinensis), Lim xanh (Erythrophloeum fordii); Kim giao (Nageia
fleyri). Có 11 lồi thực vật đặc hữu bao gồm: Chè hoa vàng Cúc Phương(Camellia
cucphuongensis); Thu hải đường Cúc Phương (Begonia cucphuongensis); Pistacia
Cúc

Phương(Pistacia

cucphuongensis);

Khoai

nưa

Cúc

Phương(Amorphophallusdzui); Lan Viet-orchid (Vietorchis aurea); Cói túi Cúc
Phương(Carex trongii), vv.
Các nhà khoa học đã phát hiện được 2 chi thực vật mới cho Việt Nam, đó là

chi Nyctocalos thuộc họ Núc nác (Bignoniaceae) và chi Garrdneria thuộc họ Mã
tiền (Loganiaceae). Một điều đặc biệt hơn đó là đã phát hiện được 1 chi mới và 1
lồi lan mới cho khoa học, đó là lồi Vietorchis aurea Averyanov thuộc họ Lan
(Orchidaceae).
Hệ động vật rất đa dạng với nhiều loài đặc hữu, quý hiếm. Về thú, có 133
lồi, chiếm 51,35% tổng số lồi thú trong cả nước (259 lồi). Trong đó có 42 lồi
thú q hiếm. Trong đó có 32 lồi có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 2000; 20 lồi
trong Nghị định 32/2006 của Chính phủ; 17 loài trong Sách Đỏ thế giới, 2006; 26
loài trong Phụ lục CITES, 2006. Cúc Phương có 2 lồi thú đặc hữu là Voọc đen
mông trắng Trachipithecus delacouri vàphân lồi Sóc bụng đỏ đi hoe Cúc
Phương Callusciurus erythraeus cucphuongis.
Về Chim, VQG Cúc Phương cũng được Birdlife đánh giá là một trong những
Vùng Chim quan trọng của Việt Nam. Ở đây đã ghi nhận có 336 lồi, chiếm 39%
tổng số lồi chim trong cả nước (856 lồi). Vườn có 61 lồi chim q hiếm. Trong
đó có 17 lồi có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 2000; 11 loài trong Nghị định

19
SVTH: Nguyễn Thị Linh

19
Lớp QTKD Du lịch và Khách sạn 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: ThS.Phùng Thị Hằng

32/2006 của Chính phủ; 6 loài trong Sách Đỏ thế giới, 2006 và 48 loài trong Phụ
lục CITES, 2006. Trong số các loài Chim q hiếm ở Cúc Phương đáng chú ý có
Hồng hồng (Buceros bicornis); Niệc nâu (Anorrhinus tickelli); Công (Pavo

muticus); Vịt đầu đen(Aythya baeri); Gõ kiến đầu đỏ(Picus rabieri)…
Về Bò sát,VQG Cúc Phương có 76 lồi, chiếm 26,67% tổng số lồi bị sát
trong cả nước (296 lồi). Tổng số Cúc Phương có 30 lồi bị sát q hiếm. Trong đó
có 15 lồi có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 2000; 10 lồi trong Nghị định 32/2006
của Chính phủ; 8 lồi trong Sách Đỏ thế giới, 2006 và 11 loài trong Phụ lục CITES,
2006. Trong số này đáng chú ý có Kì đà hoa (Varanus salvator); Trăn hoa (Python
molorus); Rắn hổ chúa(Ophyophagus Hannah); Rùa núi vàng(Indotestudo
elongata); Ba ba gai (Palea steindachneri); Giải (Pelochelys bibronii)… Có 5 lồi
bị sát đặc hữu của Việt Nam, đặc biệt trong số này có một lồi thằn lằn đặc hữu của
Cúc Phương (Thằn lằn tai Cúc Phương(Tropidophorus cucphuongensis).
Về Lưỡng cư, có 46 lồi, chiếm 28,39.% tổng số lồi lưỡng cư trong cả nước
(162 lồi). Cúc Phương có 5 lồi lưỡng cư q hiếm. Trong đó có 5 lồi có tên
trong Sách Đỏ Việt Nam, 2000; 1 lồi trong Sách Đỏ thế giới, 2006 và 1 loài trong
Phụ lục CITES. Đáng chú ý có Ếch cây sần Bắc Bộ (Theloderma corticale), Cúc
mày gai mí (Megophryspalpralespinosus). Có 1 lồi lưỡng cư đặc hữu của Việt
Nam (Chàng Mẫu Sơn - Rana maosonesis).
Về Cá,VQG Cúc Phương có 66 lồi, chiếm 10,81% tổng số loài cá nước ngọt
trong cả nước (610 loài). Cúc Phương có 7 lồi cỏ q hiếm được luật pháp bảo vệ
và được liệt kê trong Sách Đỏ, bao gồm: 6 loài trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2000
của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Đáng chú ý có Cá chày đất
(Spinibarbus caldwelli); Cálăng(Hemibagrus elongates); Cá chiên(Bagarius
bagarius) và 1 loài đặc hữu của Cúc Phương (Cá niết Cúc Phương
Pterocryptiscucphuongensis).
Khu hệ động vật không xương sống Cúc Phương lại càng phong phú và đa
dạng. Trong giai đoạn từ 2000-2006 đã thu thập được khoảng 7.400 mẫu động vật
không xương sống bao gồm 1.670 lồi và dạng lồi cơn trùng, 14 loài giáp xác, 18

20
SVTH: Nguyễn Thị Linh


20
Lớp QTKD Du lịch và Khách sạn 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: ThS.Phùng Thị Hằng

loài và dạng loài đa túc, 16 lồi hình nhện, 52 lồi và dạng loài giun đốt, 129 loài và
dạng loài nhuyễn thể và rất nhiều loài động vật bậc thấp khác. Tuy nhiên, do lĩnh
vực động vật bậc thấp vẫn cịn ít được chú ý, mới chỉ được nghiên cứu rất ít nên đây
chỉ là những nghiên cứu thông kê ban đầu. Thực tế khu hệ động vật không xương
sống ở Cúc Phương cực kỳ phong phú và đa dạng, nên ước đoán số lồi động vật
khơng xương sống cịn cao hơn nhiều2.
1.3.1.2. Tiềm năng phát triển DLST tại VGQ Ba Vì
VQG Ba Vì là khu rừng nguyên sinh nằm trên dãy núi Ba Vì, cách Hà Nội
60km về phía Tây Nam. VQG Ba Vì thành lập ngày 18/12/1991. Ngày 12/5/2003,
VQG Ba Vì được mở rộng, nâng tổng diện tích thành 11.372 ha gồm ba phân khu
chức năng: phân khu bảo tồn nguyên vẹn với diện tích 2.752 ha; phân khu phục hồi
sinh thái 8.279,5 ha; phân khu địa hành chính 48 ha.
VQG Ba Vì với 3 kiểu rừng: Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới;
rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới; kiểu rừng lá
rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi thấp.
Tài nguyên thiên nhiên ở VQG Ba Vì rất phong phú, đa dạng, khí hậu trong
lành, mát mẻ. Hệ thực vật, hệ động vật, hệ sinh thái rừng đặc trưng của khí hậu
vùng mưa nhiệt đới và á nhiệt đới núi thấp. Theo tài liệu "Thực vật chí Đơng
dương" thời pháp thuộc và các tài liệu điều tra mới nhất năm 2010: Hệ thực vật bậc
cao gồm có 1201 lồi thuộc 649 chi và 160 họ, trong đó có nhiều lồi cây q hiếm
như: Bách xanh, Thơng tre, Sến mật, Giổi lá bạc, Quyết thân gỗ, Bát giác liên, Hoa
tiên, Râu hùm, Phỉ ba mũi, Sam bụng, Ba gạc, Sa nhân v.v… Có những lồi thực

vật chỉ có ở núi Ba Vì như Cà Lồ Ba Vì, Bời lời Ba Vì, Mỡ Ba Vì, Thu hải đường
Ba Vì, Xương cá Ba Vì v.v... Núi Ba Vì cịn có hàng trăm loài cây dược liệu quý mà
người Mường, người Dao hàng năm vẫn thu hỏi để làm thuốc chữa bệnh. Đặc biệt ở
sườn Tây núi Tản Viên còn lại hàng chục cây Bách xanh cổ thụ, đường kính từ 0.8 l,2m với hàng nghìn năm tuổi. Hệ động vật rừng có 63 lồi thú, 191 lồi chim, 61
lồi bị sát, 27 lồi lưỡng cư và 552 lồi cơn trùng. Trong đó có 24 lồi q hiếm

2Dự án tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Cúc Phương_Tổng cục Lâm nghiệp
21
SVTH: Nguyễn Thị Linh

21
Lớp QTKD Du lịch và Khách sạn 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: ThS.Phùng Thị Hằng

được ghi vào Sách đỏ Việt Nam như: Gà lôi trắng, Báo gấm, Báo hoa, Cu li, Chồn
bạc má, Sơn dương, Tê tê vàng, Sóc bay trâu, Sóc đen v.v…
Bằng nguồn vốn của nhà nước và tự có, Vườn đã thi cơng được trên 25 km
đường ô tô nội bộ từ ngã ba đường 87 đến các khu du lịch, điểm du lịch, di tích văn
hoa, di tích lịch sử cách mạng và nhiều đường đi bộ để tham quan học tập và du
lịch. Xây dựng ba hồ chứa nước lớn, bể bơi, sân thể thao, nhà nghỉ, nhà hội thảo,
khu nuôi chim thú bán hoang dã, khu sưu tập các loài cây lưu giữ, khu vườn Lan,
khu vườn cây mẫu, vườn thực vật, vườn cây lưu niệm v.v... và nhiều cơng trình phù
trợ khác cho hoạt động DLST và giáo dục môi trường.
Vùng núi Ba Vì là vùng đất quần cư của các dân tộc Kinh, Mường, Dao với
nhiều phong tục tập quán lâu đời. Ba Vì cịn có những di tích lịch sử gắn với các
huyền thoại như đỉnh Vua, đền Thượng - Trung - Hạ, đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh,

truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh... rất hấp dẫn du khách. Tham quan VQG Bà
Vì, du khách có thể thám hiểm những thác nhỏ khuất sâu trong núi hay dừng lại ở
độ cao 800m để ngắm vườn lan, khám phá những phế tích cổ như; nhà thờ, cơ nhi
viện, nhà nghỉ cao cấp của quan chức Pháp, nhà tù chính trị...3
Bảng 1.2: Bảng thống kê hệ thực vật tại VQG Cúc Phương và VQG Ba Vì
STT

1

2

Địa điểm
VQG

Số họ

Cúc

Phương
VQG Ba Vì

Số chi

Số lồi

Nguồn
Dự án tăng cường bảo tồn đa

231


931

2234 dạng sinh học tại VQG Cúc
Phương_Tổng cục Lâm nghiệp

160

649

1201

Bảng 1.3: Bảng thống kê hệ động vật tại VQG Cúc Phương và VQG Ba Vì

3

22
SVTH: Nguyễn Thị Linh

22
Lớp QTKD Du lịch và Khách sạn 51


Chun đề thực tập

GVHD: ThS.Phùng Thị Hằng
Số

Địa điểm

lồi


lồi

thú

STT

Số
chim

Số lồi

Số lồi

bị sát

lưỡng cư

Nguồn
Dự án tăng cường

1

VQG Cúc
Phương

bảo tồn đa dạng
133

336


76

46

sinh học tại VQG
Cúc Phương_Tổng
cục Lâm nghiệp

2

VQG Ba Vì

63

191

61

nquo

27

cgiabavi.com.vn

1.3.2. Thực trạng phát triển DLST dựa vào cộng đồng ở VQG Cúc Phương và
VQG Ba Vì
1.3.2. 1. Thực trạng phát triển DLST dựa vào cộng đồng ở VQG Cúc Phương
a. Kết quả hoạt động DLST tại VQG Cúc Phương
Năm 2007

Chỉ
Tiêu
TLK
KNĐ
KQT

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

SL

SL

SL

SL

SL

khách

%

8
74.40

8

%

(lượt)

(lượt)
83.41

khách

100
89,2

9.010 10,8

81.76
2
71.22
4
10.53
8

khách

%

(lượt)
100
87,1

12,9

82.79
2
73.23
6

khách
(lượt)

100
88,5

9.556 11,5

83.60
0
72.77
2
10.82
8

%

khách

%

(lượt)
100 78.500


100

87,1 66.750

85,0

12,9 11.750

15,0

Bảng 1.4: Thực trạng khách du lịch đến VQG Cúc Phương giai đoạn 2007-2011
Đơn vị: lượt khách
(Nguồn: Ban quản lý VQG Cúc Phương)

23
SVTH: Nguyễn Thị Linh

23
Lớp QTKD Du lịch và Khách sạn 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: ThS.Phùng Thị Hằng

Biểu đồ 1.1: Lượng khách tại VQG Cúc Phương giai đoạn 2007 - 2011
Nhìn vào biểu đồ trên ta có một số nhận xét về tình hình khách du lịch đến
VQG Cúc Phương trong 5 năm qua từ 2007 – 2011.
- Lượng khách du lịch trong những năm gần đây của VQG Cúc Phương ln

dao động ở mức khoảng 80.000 lượt khách, khơng có biến động mạnh tuy nhiên có
xu hướng giảm dần với 83.418 lượt khách vào năm 2007 và giảm xuống còn 78.500
lượt khách vào năm 2011.
- Lượng khách đến VQG Cúc Phương chủ yếu vẫn là khách nội địa, dao

24
SVTH: Nguyễn Thị Linh

24
Lớp QTKD Du lịch và Khách sạn 51


Chuyên đề thực tập

GVHD: ThS.Phùng Thị Hằng

động từ 89,2% vào năm 2007 (tương ứng với 74.408 lượt khách) và cũng biến động
giảm xuống còn 85% vào năm 2011 (tương ứng với 66.750 lượt khách).
- Biến động về lượng khách quốc tế đến VQG Cúc Phương là khá tốt, có xu
hướng tăng đều qua các năm. Tuy lượng khách tăng không nhiều nhưng qua đó cho
thấy khách quốc tế đã chú tâm đến VQG Cúc Phương nhiều hơn. Đây là một dấu
hiệu khả quan giúp phát huy tiềm năng vốn có về DLST tại VQG Cúc Phương. Cụ
thể là, có 9.010 lượt khách quốc tế đến vào năm 2007 và tăng đạt 11.750 lượt khách
quốc tế đến vào năm 2011.
- Trong những năm gần đây DLST phát triển mạnh ở nhiều quốc gia trên thế
giới, đặc biệt phát triển ở các VQG, trong đó khách quốc tế đi du lịch chủ yếu do
các thơng tin tìm kiếm trên internet và VQG Cúc Phương là VQG đầu tiên của Việt
Nam, do vậy trong giai đoạn này khách quốc tế đến VQG Cúc Phương tăng lên.
Chính vì vậy, Ban quản lý Vườn cần có biện pháp để thu hút và giữ chân khách
quốc tế.

Bảng 1.5: Biến động doanh thu tại VQG Cúc Phương giai đoạn 2007 - 2011
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

tiêu

DT

DT

DT

DT

DT

%

%


%

%

%

TDT 2.550 1 0 0 3.120 122,4 3.235 126,9 3.725 146,1 4.045 158,6
(Nguồn: Ban quản lý VQG Cúc Phương)
Qua bảng trên ta có một số nhận xét sau:
- Tổng doanh thu tại VQG Cúc Phương tăng đều qua các năm và tương đối
ổn định, với 2.550 triệu đồng vào năm 2007 và tăng đến 4.045 triệu đồng vào năm
2011.
- Kết hợp với biểu đồ lượng khách đến VQG Cúc Phương trong giai đoạn
2007-2011 ta thấy rằng lượng khách quốc tế đến VQG Cúc Phương tăng nhẹ, khách
nội địa có xu hướng giảm và tổng lượng khách cũng biến động giảm trong khi đó
tổng doanh thu lại biến động tăng đều qua các năm. Có thể thấy rằng khách quốc tế

25
SVTH: Nguyễn Thị Linh

25
Lớp QTKD Du lịch và Khách sạn 51


×