Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu cải tiến máy cấy mạ thảm phù hợp với yêu cầu nông học và điều kiện canh tác ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.5 MB, 95 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





NGUYỄN ðỨC BẢN




NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN MÁY CẤY MẠ THẢM
PHÙ HỢP VỚI YÊU CẦU NÔNG HỌC VÀ ðIỀU KIỆN
CANH TÁC Ở VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SĨ










HÀ NỘI, NĂM 2014




BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




NGUYỄN ðỨC BẢN



NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN MÁY CẤY MẠ THẢM
PHÙ HỢP VỚI YÊU CẦU NÔNG HỌC VÀ ðIỀU KIỆN
CANH TÁC Ở VIỆT NAM



CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ KHÍ
MÃ SỐ : 60.52.01.03


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN XUÂN THIẾT







HÀ NỘI, NĂM 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật


i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này ñều ñược ghi rõ
nguồn gốc.
Tác giả



Nguyễn ðức Bản




















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật


ii

LỜI CÁM ƠN

T
rong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường ðại học Nông nghiệp Hà
Nội, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ, giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô giáo trong
và ngoài trường cũng như các thầy cô ở các viện nghiên cứu. Nhân dịp này tôi
xin ñược bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới gia ñình và TS. Nguyễn Xuân Thiết,
người ñã tận tình hướng dẫn và giúp ñỡ tôi hoàn thành ñề tài nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cám ơn TS. Lê Sỹ Hùng – Giám ñốc trung tâm nghiên
cứu máy nông nghiệp và thủy khí – Viện cơ ñiện nông nghiệp và Công nghệ sau
thu hoạch ñã ñộng viên và giúp ñỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, các chuyên gia ñã tham gia và
thực hiện ñề tài cấp nhà nước mã số KC-07-25 “ Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo

một số loại máy gieo, máy cấy phù hợp với kỹ thuật canh tác lúa ở Việt Nam”
Tôi xin chân thành cám ơn Bộ môn Cơ học kỹ thuật, bộ môn Máy nông
nghiệp, các thầy cô giáo ñang công tác và ñã nghỉ hưu của khoa Cơ ðiện Trường
ðại học Nông Nghiệp Hà Nội, Công ty TNHH máy nông nghiệp và khuyến nông
Hà Nội ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện ñề tài.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện ñề tài, bản thân ñã có nhiều cố
gắng, song không thể tránh khỏi thiết sót. Tôi kính mong tiếp tục nhận ñược sự
ñóng góp ý kiến của thấy cô giáo và các bạn ñồng nghiệp ñể ñề tài ñược hoàn
thiện hơn.
Tác giả



Nguyễn ðức Bản


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật


iii

MỤC LỤC

Trang
Lời cam ñoan i
Lời cám ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng v
Danh mục các hình vi


LỜI MỞ ðẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG
MÁY CẤY LÚA TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 4
1.1 Sản xuất lúa gạo trên thế giới. 4
1.2 Tình hình nghiên cứu ứng dụng máy cấy lúa trên thế giới và trong nước. 6
1.2.1 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng máy cấy lúa tại Nhật Bản. 6
1.2.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng máy cấy lúa tại Hàn Quốc. 8
1.2.3 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng máy cấy lúa tại Trung quốc. 9
1.3 Tình hình cơ giới hóa trồng lúa tại Việt Nam 11
1.3.1 Sản xuất lúa gạo tại Việt Nam 11
1.3.2 Quá trình nghiên cứu máy cấy lúa tại Việt Nam 14
1.3.3 Một số loại máy cấy ñược sử dụng tại Việt Nam hiện nay. 17
1.4 Nhận xét ñánh giá chung 23
1.5 Tính cấp thiết của ñề tài: 23
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 26
2.2. Phương pháp ñiều tra, khảo sát 26
2.3. Phương pháp phân tích ñánh giá 27
2.4. Phương pháp thử nghiệm máy thực 27
Chương 3. NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN MÁY CẤY LÚA MẠ THẢM PHÙ HỢP
VỚI YÊU CẦU NÔNG HỌC VÀ ðIỀU KIỆN CANH TÁC Ở VIỆT NAM 30
3.1 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy cấy mạ thảm hiện có ở Việt Nam 30
3.1.1 Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của máy cấy 30
3.1.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt ñộng của cơ cấu cấy 31

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật


iv


3.2 Phân tích ñộng học cơ cấu cấy 33
3.2.1 Bài toán về ñộng học nhóm Diat phẳng 34
3.2.2 Phân tích nhóm Diat cơ cấu cấy 36
3.3 Kết quả phân tích ñộng học cơ cấu cấy 41
3.3.1 Ảnh hưởng của kích thước khâu OA và BC ñến chất lượng cấy 41
3.3.2 Ảnh hưởng của vận tốc di chuyển v
m
ñến chất lượng cấy 45
3.4 Cải tiến hộp số từ 2 chế ñộ cấy sang 4 chế ñộ cấy. 48
3.5 Hình ảnh hộp số sau khi cải tiến hoàn thành 58
3.6 Cải tiến chiều dài rãnh thoát mạ trên mũi nỉa tay cấy 59
Chương 4. KHẢO NGHIỆM MÁY VÀ ðÁNH GIÁ KẾT QUẢ 60
1. Mục ñích, phương pháp khảo nghiệm 60
1.1 Mục ñích 60
1.2 Phương pháp thử 60
2. Nội dung khảo nghiệm 60
2.1 Kiểm tra ñặc tính kỹ thuật của máy căn cứ 60
2.2. Nội dung thử nghiệm chất lượng làm việc của máy. 60
2.3 Thiết bị và dụng cụ khảo nghiệm: 61
3. Kết quả thử nghiệm 61
3.1 Kiểm tra thông số kỹ thuật máy 61
3.1.1 Thông số chung 61
3.1.2 ðộng cơ 61
3.1.3 Hệ thống di ñộng 61
3.1.4 Bộ phận cấy 62
3.2 Kết quả thử tính năng làm việc của máy trên ñồng 62
3.2.1 ðiều kiện thử 62
4. Nhận xét, ñánh giá 65
4.1 Nhận xét 65
4.2 ðánh giá số liệu từ khảo nghiệm so với lý thuyết tính toán 66

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ðà CÔNG BỐ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC 72

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật


v
DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang


1.1. Diện tích và sản lượng trồng lúa thế giới năm 2012 4
1.2. 10 quốc gia có diện tích trồng lúa lớn nhất thế giới năm 2012 4
1.3. 10 quốc gia có sản lượng lúa gạo lớn nhất thế giới năm 2012 5
1.4. Các quốc gia châu Á có năng suất ñạt 5 tấn/ha năm 2012 5
1.5. Diện tích, sản lượng và năng suất lúa các năm 2011, 2012, 2013 12
2.1. Dụng cụ và thiết bị ño kiểm 29
3.1. Ảnh hưởng của chiều dài khâu OA ñến chất lượng cấy khi v
m
=0 42
3.2. Ảnh hưởng của kích thước khâu BC ñến chất lượng cấy khi v
m
=0 44
3.3. Ảnh hưởng vận tốc di chuyển v
m
ñến chất lượng cấy 47
3.4. Tỷ số truyền các chế ñộ cấy của hộp số 49

3.5. Thông số các bánh răng của hộp số 4 chế ñộ 54
4.1. Dụng cụ thí nghiệm 61
4.2. Kết quả thử chế ñộ làm việc trung bình/ nhanh ở 4 chế ñộ khoảng
cách khóm 64





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT Tên hình Trang


1.1. Máy cấy lúa 6 hàng ISEKI - PZ60 7
1.2. Máy cấy lúa 6 hàng DAEONG – DUO60 9
1.3. Máy cấy lúa FUERWO 6 hàng - 2ZS-6 11
1.4. Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng máy cấy lúa (tháng 7/1960) 14
1.5. Máy cấy KUBOTA NSPU-68C 17
1.6. Máy cấy lúa MITSUBISHI LV6 18
1.7. Máy cấy lúa TONG YANG PD60S 18
1.8. Máy cấy lúa HUAXIN 2ZT-8238 19
1.9. Máy cấy lúa KUBOTA - SPW 48 19
1.10. Máy cấy lúa YANMAR – AP4 20
1.11. Máy cấy lúa TONG YANG PF 48 20

1.12. Máy cấy lúa 6 hàng Trung Quốc 21
1.13. Máy cấy lúa MC 6 – 250 21
1.14. Máy cấy lúa MC 8-207 22
1.15. Máy cấy lúa HAMCO 2Z-8238B-D 22
3.1. Máy cấy lúa HAMCO 2Z-8238B-D 30
3.2. Cấu tạo máy cấy lúa HAMCO 2Z-8238B-D 30
3.3. Cấu tạo cơ cấu cấy của máy cấy lúa HAMCO 2Z-8238B-D 31
3.4. Cụm cơ cấu cấy và bộ phận truyền ñộng cho cơ cấu cấy 32
3.5. Sơ ñồ tính toán ñộng học cụm cơ cấu cấy 33
3.6. Sơ ñồ hình học của nhóm hai khâu 34
3.7. Sơ ñồ phân tích cơ cấu cấy thành nhóm diat 37
3.8. Sơ ñồ thuật giải nhóm Diat 38
3.9. Các yếu tố ảnh hưởng ñến chất lượng cấy 39
3.10. Quỹ ñạo các ñiểm A, B, D (v
m
=0, OA = 25 mm, BC = 90mm) 41
3.11. Quỹ ñạo các ñiểm A, B, D (v
m
=0, OA = 35 mm, BC = 90mm) 41
3.12. Quỹ ñạo các ñiểm A, B, D (v
m
=0, OA = 35 mm, BC = 80mm) 43

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật


vii

3.13. Quỹ ñạo các ñiểm A, B, D (v
m

=0, OA = 35 mm, BC = 90mm) 43
3.14. Quỹ ñạo ñiểm các ñiểm D (a
1
= 120 mm; v
m
= 0,24 m/s) 45
3.15. Quỹ ñạo ñiểm các ñiểm D (a
2
= 140 mm; v
m
= 0,24 m/s) 46
3.16. Quỹ ñạo ñiểm các ñiểm D (a
3
= 160 mm; v
m
= 0,24 m/s) 46
3.17. Quỹ ñạo ñiểm các ñiểm D (a
4
= 190 mm; v
m
= 0,24 m/s) 46
3.18. Cấu tạo hộp số 2 chế ñộ cấy 120/140 mm 50
3.19. Sơ ñồ nguyên lý hộp số 2 chế ñộ cấy 120/140mm 50
3.20. Chế ñộ di chuyển nhanh trên ñường 51
3.21. Sơ ñồ nguyên lý hoạt ñộng hộp số ở chế ñộ máy ñứng yên 51
3.22. Sơ ñồ nguyên lý hoạt ñộng hộp số ở chế ñộ cấy a
1
= 120mm 52
3.23. Sơ ñồ nguyên lý hoạt ñộng hộp số ở chế ñộ cấy a
2

= 140mm 52
3.24. Cấu tạo hộp số 4 chế ñộ cấy 120/140/160/190mm 54
3.25. Sơ ñồ cấu tạo hộp số 4 chế ñộ cấy 120/140/160/190mm 55
3.26. Chế ñộ di chuyển nhanh trên ñường (FAST) 55
3.27. Sơ ñồ nguyên lý hoạt ñộng hộp số ở chế ñộ cấy khi máy ñứng yên 56
3.28. Sơ ñồ nguyên lý hoạt ñộng hộp số ở chế ñộ cấy a
1
= 120mm 56
3.29. Sơ ñồ nguyên lý hoạt ñộng hộp số ở chế ñộ cấy a
2
= 140mm 57
3.30. Sơ ñồ nguyên lý hoạt ñộng hộp số ở chế ñộ cấy a
3
= 160mm 57
3.31. Sơ ñồ nguyên lý hoạt ñộng hộp số ở chế ñộ cấy a
4
= 190mm 58
3.32. Hộp số mới với 4 chế ñộ cấy 120/140/160/190 mm 58
3.33. Cải tiến chiều sâu rãnh thoát mạ trên mũi nỉa tay cấy dài 45mm 59



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật


1
LỜI MỞ ðẦU

Lúa nước chiếm một vị trí quan trọng, ñặc biệt ở vùng Châu Á, là lương
thực chính trong cuộc sống hàng ngày. Theo số liệu thống kê năm 2012 của FAO,

các nước có diện tích trồng lúa và sản lượng lớn nhất thế giới là ở châu Á:
TT Quốc gia Diện tích (ha) Sản lượng (Tấn)
1 India 42500000

152600000

2 China 30557000

206085000

3 Indonesia 13443443

69045141

4 Bangladesh 12600000

37800000

5 Thailand 11700000

34200000

6 Myanmar 8150000

33000000

7 Việt Nam 7753163

43661570


8 Philippines 4689960

18032422

(Dữ liệu của FAO – từ
Ở nước ta, lúa là cây lương thực chính. Theo báo cáo của trung tâm tin
học và thống kê (Bộ NN& PTNN) ngày 25/12/2013, Diện tích lúa gieo cấy năm
2013 ước ñạt 7,8994 triệu ha, năng xuất ước ñạt 5, 58 tấn/ha, sản lượng 44,0671
triệu tấn.
Diện tích trồng lúa ñược chia thành 6 khu vực: ðồng bằng sông Hồng,
Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Tây
Nguyên, ðông Nam Bộ, ðồng Bằng sông Cửu Long.
Với ñặt thù từng khu vực và ñịa phương khác nhau, canh tác trồng lúa
ñược chia thành 3 mùa vụ: Lúa ñông xuân, Lúa hè thu, Lúa mùa.
Ở nước ta, phương pháp trồng lúa ñược thực hiện theo hai phương pháp là
cấy và gieo xạ. Cấy lúa và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến hiện nay, cấy
lúa làm giảm lượng thóc giống, giảm trừ cỏ dại, chăm sóc ñơn giản, cây lúa phát
triển tốt hơn gieo sạ trong ñiều kiện thời tiết khắc nghiệt, tuy nhiên công việc cấy
lúa phần lớn vẫn ñang ñược thực hiện thủ công.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật


2
Cơ giới hóa nông nghiệp ñược ðảng và Nhà nước ta ñặc biệt quan tâm với
nhiều chính sách hỗ trợ như: Quyết ñịnh số 63/2010/Qð-TTg ngày 15/10/2010,
Quyết ñịnh số 65/2011/Qð-TTg ngày 02/12/2011; Quyết ñịnh số 68/2013/Qð-
TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai ñoạn 2010-2020
ñã tạo cú hích lớn cho cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.

Hiện nay, máy cấy lúa ñã ñược ñưa vào sản xuất tại một số tỉnh thành với
một số loại khác nhau, tất cả các loại máy cấy lúa hiện nay tại Việt Nam ñều hoạt
ñộng theo nguyên lý trải ñẩy. Các mẫu máy nhập khẩu từ nước ngoài như Nhật
Bản, Hàn Quốc phần lớn là máy dắt tay, khoảng cách hàng 300mm, mật ñộ cấy
thưa, nên chưa phù hợp với ñiều kiện canh tác Lúa ở nước ta.
Do sự thay ñổi về ñiều kiện khí hậu, ñiều kiện canh tác cùng với sự thay
ñổi mạnh mẽ về giống lúa trong nhiều năm trở lại ñây ñã ñặt ra yêu cầu phải cải
tiến các mẫu máy hiện có và các mẫu máy nhập khẩu ñể phù hợp với ñiều kiện
canh tác lúa ở nước ta. Trong các nghiên cứu về máy cấy lúa phải kể ñến ñề tài
KC-07-25 nghiên cứu thiết kế chế tạo một số loại máy gieo, máy cấy phù hợp với
ñiều kiện thâm canh lúa ở Việt Nam do TS.Lê Sỹ Hùng - Viện cơ ñiện nông
nghiệp và công nghệ sau thu hoạch chủ trì thực hiện. Nghiên cứu ñã giải quyết
ñược nhiều nội dung quan trọng như thu hẹp khoảng cách hàng, cải tiến bộ côn
trượt giảm quá tải tay cấy, tính toán bánh xe chủ ñộng, mô phỏng quỹ ñạo của tay
cấy và ñiều chỉnh số lượng cây mạ trên khóm.
Theo khảo sát về khoảng cách hàng lúa khi cấy hiện nay tại các tỉnh ñồng
bằng Sông Hồng và ñồng bằng sông Cửu Long của chúng tôi thì khoảng cách
hàng khi cấy phổ biến là 220 mm, mật ñộ cấy trong khoảng từ 21 ñến 39
khóm/1m
2
, phần lớn mật ñộ cấy của các giống lúa thuần chất lượng cao là 30 ñến
35 khóm/1m
2
, số cây mạ/khóm trung bình là 3. Như vậy, những loại máy cấy có
thể ñưa vào sản xuất ở nước ta phải có khoảng cách hàng từ 200 ÷ 250 mm.
Trong quá trình phát triển của nền nông nghiệp nước ta có nhiều loại
giống lúa mới ñược ñưa vào sản xuất, các giống lúa có nhiều mật ñộ cấy khác
nhau tùy thuộc và khí hậu và ñiều kiện thổ nhưỡng vùng miền. Những máy cấy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật



3
có khoảng cách hàng phù hợp là từ 200 ÷ 250 mm nhưng ít chế ñộ khoảng cách
khóm chưa ñáp ứng yêu cầu ñó.
Một số loại máy cấy có khảng cách hàng 238 mm hiện nay ñược sản
xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ có 2 chế ñộ ñiều chỉnh
khoảng cách khóm 120mm và 140 mm nên chưa ñáp ứng ñược yêu cầu cầu
trồng lúa với từng chân ñất và loại giống khác nhau. ðể cấy ñược các mật ñộ
tương thích với phương pháp SRI và ñáp ứng ñược các mật ñộ khóm theo yêu
cầu thì máy cấy cần phải có 4 chế ñộ cấy.
Từ những hạn chế ñã nêu, ñược sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Nguyễn
Xuân Thiết, chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu cải tiến máy cấy mạ thảm phù
hợp với yêu cầu nông học và ñiều kiện canh tác ở Việt Nam”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật


4
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG
MÁY CẤY LÚA TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

1.1 Sản xuất lúa gạo trên thế giới.
Theo số liệu thống kê của FAO năm 2012, trên toàn thế giới có 126 quốc gia
trồng lúa với tổng diện tích 163199090 ha, sản lượng ñạt 719738273 tấn. Vùng
trồng lúa lớn nhất là châu Á với diện tích 145267398 ha, sản lượng 651579964
tấn, năng suất bình quân 4,4102 tấn/ha.
Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng trồng lúa thế giới năm 2012
TT Tên châu lục Diện tích (ha) Sản lượng (Tấn)
1 Châu Á 145267398


651579964

2 Châu Mỹ 6597245

36063551

3 Châu Phi 10538184

26823723

4 Châu Âu 688660

4338944

5 Châu ðại Dương 107603

932091

(Nguồn từ:
Bảng 1.2. 10 quốc gia có diện tích trồng lúa lớn nhất thế giới năm 2012
TT Quốc gia Diện tích 2012 (ha)
1 India 42500000

2 China 30557000

3 Indonesia 13443443

4 Thailand 12600000


5 Bangladesh 11700000

6 Myanmar 8150000

7 Viet Nam 7753163

8 Philippines 4689960

9 Cambodia 3100000

10 Pakistan 2700000

(Nguồn từ:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật


5
Bảng 1.3. 10 quốc gia có sản lượng lúa gạo lớn nhất thế giới năm 2012
TT Quốc gia Sản lượng (tấn)
1 China 204285000

2 India 152600000

3 Indonesia 69045141

4 Viet Nam 43661570

5 Thailand 37800000


6 Bangladesh 34200000

7 Myanmar 33000000

8 Philippines 18032422

9 Brazil 11391401

10 Pakistan 9400000

(Nguồn từ:
Tại châu Á, có 30 quốc gia trồng lúa, Hàn quốc là quốc gia có năng suất
cao nhất 7,58 tấn/ha.
Bảng 1.4. Các quốc gia châu Á có năng suất ñạt 5 tấn/ha năm 2012
TT Quốc gia Năng suất (Tấn/ha)
1 Hàn Quốc 7,581

2 Thổ nhĩ kỳ 7,351

3 Trung quốc 6,743

4 Nhật bản 6,739

5 ðài oan 6,539

6 Tajikistan 6,462

7 Việt nam 5,632

8 Indonesia 5,136


9 Iran 5,000

(Nguồn:
Tại các quốc gia Nhật bản, Hàn Quốc, ðài Loan, Trung quốc ñã sử dụng
máy cấy vào sản xuất trong nhiều năm và ñạt tỷ lệ cơ giới hóa khâu gieo cấy rất
cao, các quốc gia còn lại tỉ lệ cơ giới hóa khâu gieo cấy thấp, chủ yếu là lao ñộng
thủ công.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật


6
1.2 Tình hình nghiên cứu ứng dụng máy cấy lúa trên thế giới và trong nước.
1.2.1 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng máy cấy lúa tại Nhật Bản.
Nhật Bản là quốc gia ñầu tiên nghiên cứu chế tạo thành công máy cấy lúa,
những chiếc máy cấy ñầu tiên và ñến năm 1960 con số ñó ñã lên ñến hơn 300
máy. ðó là thời ñiểm xuất phát sớm nhất của máy cấy Nhật Bản.
Trước ñây do phương thức canh tác cổ truyền là mạ dược nên Nhật Bản
cũng ñã mất nhiều thời gian và công sức vào nghiên cứu và phát triển cơ giới hoá
việc nhổ mạ dược và cấy mạ dược. Máy cấy mạ dược thương phẩm hoá sớm nhất
vào năm 1964, tiếp sau các máy rửa sạch rễ mạ, máy nhổ mạ cũng xuất hiện trên
thị trường. Nhưng máy cấy mạ dược không nâng cao năng suất lao ñộng nên ñến
năm 1970 Nhật Bản ñã ngừng sản xuất loại máy này.
Nhật Bản ñã chuyển sang một hướng nghiên cứu mới ñó là sản xuất mạ
thảm và nghiên cứu thiết kế máy cấy mạ thảm. Máy cấy mạ thảm ñã phát triển
qua từng giai ñoạn như sau:
 Năm 1968 máy cấy mạ thảm ñầu tiên của Nhật ra ñời. Nguyên tắc của
máy cấy mạ thảm là: cơ cấu cấy của máy là gắp xén thảm mạ ra từng
miếng nhỏ rồi rúi xuống bùn ruộng. Do mật ñộ cấy ñược ñều trên khay,

cây mạ mọc thẳng ñứng, cứng cây, ñanh rảnh nên chất lượng cấy ñều, mạ
không bị tổn thương và năng suất máy cao.
 Năm 1971 Nhật Bản sản xuất hàng loạt máy cấy (máy cấy người lái lội
ruộng và máy cấy người ngồi lái) cung cấp cho thị trường.
 Năm 1972 ñã có 11 loại máy cấy ñược thông qua Sở nghiên cứu máy
nông nghiệp giám ñịnh công nhận. Từ ñó máy cấy mạ thảm, thuyền trượt
nổi có cơ cấu cưỡng bức kiểu trục khuỷ của Nhật Bản ñã ñược ñịnh hình.
Trong quá trình phát triển cơ giới hoá ñồng bộ sản xuất lúa ở Nhật Bản.
khâu cấy lúa là khâu phát triển sau cùng nhưng lại là khâu có tốc ñộ phát triển cơ
giới hoá nhanh nhất.
Máy cấy mạ khay Nhật Bản là loại máy cấy chuyên dùng; gọn nhẹ; vật
liệu sử dụng cho máy cấy chủ yếu là plastic và hợp kim nhôm ñúc áp lực cao nên
công nghệ chế tạo máy cấy cũng ñòi hỏi công nghệ cao .

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật


7
Máy cấy lúa mạ thảm có nhiều loại: 2 hàng, 4 hàng người lái lội ruộng;
máy 4 hàng , 6 hàng, 8 hàng người ngồi lái. Xu hướng máy cấy 2 hàng ngày càng
giảm và máy cấy 6, 8 hàng ngày càng tăng.
Máy cấy mạ khay bắt ñầu nghiên cứu từ năm 1960, ñến năm 1986 ñã ñược
nông dân chấp nhận rộng rãi, số lượng máy cấy là hơn một triệu cái, cơ giới hoá
làm mạ và cấy máy ñã ñạt 80% tổng diện tích lúa. Sau ñó số lượng máy cấy tiếp
tục tăng ñể hoàn thành cơ giới hoá làm mạ và cấy lúa vào năm 1990.
Những năm gần ñây Nhật Bản ñã nghiên cứu và ñã ra nhiều kiểu máy cấy
tốc ñộ cao, dùng mạ băng có khả năng tự ñộng hoá, năng suất cấy cao hơn so với
loại máy cấy thông thường.

Hình 1.1. Máy cấy lúa 6 hàng ISEKI - PZ60

Năm 2005, Nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp
quốc gia Nhật Bản phối hợp với công ty ISEKI nghiên cứu thành công máy cấy
lúa tự hành 6 hàng không người lái lắp ñặt hệ thống ñịnh vị toàn cầu GPS.
ðồng thời với việc chế tạo máy cấy các hãng ñã chế tạo hệ thống công cụ
sản xuất mạ khay cho quy mô sản xuất nhỏ hoặc dây chuyền máy ñồng bộ cơ
giới hoá sản xuất mạ tự ñộng từ xử lý hạt giống, nghiền ñất, rải ñất, gieo mộng,
tưới nước, hệ thống nhà ẩm, khu ruộng nuôi mạ. Ví dụ: Dây chuyền sản xuất mạ
SR-K800CN do hãng KUBOTA sản xuất với 6 ÷ 7 công nhân phục vụ, một giờ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật


8
có thể sản xuất ñược 600 khay mạ, ñủ cấy cho 2 ha ruộng với mật ñộ khoảng ñến
20 khóm/1m
2
. Loại máy gieo này chỉ gieo mạ cho khay 300 mm, tức là chỉ sản
xuất cho máy cấy có khoảng cách hàng 300 mm. Quá trình sản xuất mạ theo
công nghệ của theo quy trình phức tạp, giá thể gieo mạ theo quy ñịnh cụ thể từ
tính chất cơ lý của ñất, ñộ PH, ñộ mùn, ngâm ủ và sử lý hạt giống.
Cho ñến nay, Máy cấy lúa của Nhật Bản ñều có khoảng cách hàng là 30
cm, máy ñược chế tạo theo tiêu chuẩn máy và cấy lúa của Nhật Bản. Mật ñộ cấy
của các máy từ 15 ñến 27 khóm/1m
2
.
Nhật Bản ñã có nhiều công ty sản xuất máy cấy lớn như: ISEKI,
YANMAR, KUBOTA, MITSUBISHI. Sản phẩm máy cấy của các công ty này
ñã xuất khẩu tới nhiều quốc gia trồng lúa trên thế giới.
1.2.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng máy cấy lúa tại Hàn Quốc.
Hàn Quốc có ñiều kiện thiên nhiên rất thuận lợi cho việc sản xuất lúa

nước, cho năng suất rất cao. Lúa là cây trồng chính của Hàn Quốc, chiếm tỉ lệ
diện tích cũng như thu nhập lớn trong các loại cây trồng, nó ñược trồng hầu hết
ở các vùng. Năm 2012, diện tích trồng lúa ở Hàn Quốc là 846870 ha, sản lượng
ñạt 6420000 tấn, năng suất trung bình ñạt 7,5809 tấn/ha và là quốc gia ñạt năng
suất lúa ñứng ñầu châu Á.
Hàn Quốc là nước có tốc ñộ phát triển kinh tế cao, công nghệ chế tạo máy
hiện ñại nên có ñiều kiện ñể phát triển cơ giới hoá nhanh. Học tập công nghệ của
Nhật Bản, Hàn Quốc ñã cơ giới hoá sản xuất mạ và cấy lúa vào những năm 1970.
ðầu những năm 1970 sau khi khảo nghiệm và ñánh giá mức ñộ phù hợp
cơ giới hoá làm mạ và cấy lúa của Nhật Bản trong ñiều kiện nông nghiệp Hàn
Quốc. Các công ty máy cấy ñã nhanh chóng chế tạo dây chuyền tự ñộng hoá sản
xuất mạ và máy cấy phù hợp với ñiều kiện của Hàn Quốc và phổ biến nhanh
trong sản xuất.
Tỉ lệ áp dụng máy cấy lúa ở Hàn Quốc giảm dần. Năm 2000, tỷ lệ áp dụng
máy cấy là 76,8%, ñến năm 2005 tỷ lệ này giảm xuống còn 41,7%.
Tính ñến năm 2005, nhu cầu sử dụng máy cấy lúa ở Hàn quốc là 14621
chiếc, thực tế ñã sử dụng máy cấy do hàn quốc sản xuất là 5640 chiếc, chiếm tỷ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật


9
lệ áp dụng ñược 41,7%. Số lượng máy cấy sản xuất tại Hàn Quốc trực tiếp ñưa
vào sản xuất cũng giảm dần từ 37600 chiếc (năm 1990) xuống còn 6500 chiếc
(năm 2005).

Hình 1.2. Máy cấy lúa 6 hàng DAEONG – DUO60
Hiện nay, Hàn Quốc có 5 công ty chế tạo máy cấy lớn là: DAEONG,
TONGYANG, KUKIE, LG, ASIA. Các sản phẩm máy cấy 4 hàng người lội
ruộng và 6 hàng người ngồi lái và công nghệ chế tạo máy cấy cũng không khác

nhiều của Nhật Bản, khoảng cách hàng của máy là 300 mm, mật ñộ từ 22 ñến 30
khóm/1m
2
.
Sản phẩm máy cấy lúa của các công ty của Hàn Quốc ñã xuất khẩu tới
nhiều quốc gia trồng lúa khác trên thế giới.
1.2.3 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng máy cấy lúa tại Trung quốc.
Lúa là cây lương thực chính của Trung Quốc. Năm 2012 tổng diện tích
trồng lúa của Trung Quốc là 30557000 ha (ñứng thứ nhất thế giới) và sản lượng
lúa là hơn 204285000 tấn (ñứng thứ hai thế giới) và ñược trồng hầu hết ở các tỉnh
từ phía Bắc xuống phía Nam.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật


10
Cấy lúa từ mạ khay là hướng phát triển chính hiện nay và nó thích hợp với
nhiều vùng ở Trung Quốc vì có nhiều ưu ñiểm và tránh ñược nhiều khuyết ñiểm
của lúa gieo thẳng và mạ ném như: Rễ không bị tổn thương khi cấy, diện tích mạ
ít, dễ thâm canh, chủ ñộng thời tiết, năng suất lúa cao, ổn ñịnh và ñặc biệt là dễ
dàng cơ giới hoá cho khâu làm mạ và khâu cấy máy.
Trung Quốc coi sản xuất mạ khay là một công nghệ tiên tiến ñể làm mạ
thâm canh rất tin cậy. Họ ñã chế tạo các thiết bị ñồng bộ ñể sản xuất khay mạ và
dây chuyền sản xuất mạ khay thuận tiện và dùng nhà kính che phủ ñể khống chế
nhiệt ñộ trong nhà nuôi mạ tự ñộng. Năm 2000 số dây chuyền thiết bị sản xuất
mạ khay là 58805 bộ và làm cho diện tích mạ là 421980 ha. Trong ñó riêng tỉnh
Cát Lâm và Hắc Long Giang (phía bắc Trung Quốc) chiếm tới 52,3% diện tích
cấy, các tỉnh khác ở phía nam Trung Quốc như Giang Tô, Trùng Khánh, An Huy,
Triết Giang, Hồ Nam cũng ñang phát triển mạnh sản xuất mạ khay.
Các tỉnh phía bắc chỉ cấy một sụ lúa một năm do rét ñậm về mùa ñông,

nên thời kỳ làm mạ và cấy lúa vào tháng 5 và tháng 6 khi nhiệt ñộ nóng và ñộ ẩm
cao nên làm mạ rất dễ dàng, mặt khác ở ñây ruộng rộng và người ít, bình quân
1,5÷4,5 ha/1hộ nên rất thuận tiện cho việc cơ giới hoá cấy lúa. Tuy các tỉnh phía
bắc chỉ chiếm 10% tổng diện tích trồng lúa của Trung Quốc nên tỉ lệ cơ giới hoá
cấy lúa lại rất cao như tỉnh Cát lâm làm tỉ lệ cấy máy là: 32,8% , tỉnh Nội Mông
tỉ lệ cấy máy là 34,8%.
Các tỉnh ở phía nam là vựa lúa chính của Trung Quốc có thể trồng lúa
ñược 2 vụ do mùa ñông ít rét hơn nhưng ruộng ñất ở ñây ít và manh mún bình
quân 0,5÷1 ha/1hộ và mật ñộ dân cư ở ñây ñông cơ giới hoá cấy lúa còn thấp,
bình quân diện tích như tỉnh Giang Tô tỉ lệ cấy máy là 0,65%, tỉnh triết Giang
0,18%, tỉnh An Khánh 0,73%, tỉnh Hồ Nam 0,36 %, tỉnh Quảng Tây 0,1 %. Còn
nhiều tỉnh có diện tích lớn nhưng vẫn chưa áp dụng cơ giới hoá khâu cấy như
tỉnh Quảng ðông, tỉnh Tứ Xuyên, tỉnh Hà Nam, tỉnh Trùng Khánh.
Trung Quốc là nước nghiên cứu máy cấy rất sớm từ những năm 1950
nhưng chỉ nghiên cứu chế tạo máy cấy mạ dược, ñiển hình là máy cấy mạ dược
ðông Fong 10 hàng trong những năm 1960 ÷ 1970 nhưng không phát triển ñược,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật


11
chất lượng cấy chưa tốt, năng suất cấy thấp và vẫn phải tốn công nhổ mạ. Sau ñó
Trung Quốc cũng nghiên cứu và chế tạo máy cấy mạ thảm theo công nghệ của
Nhật Bản và ñến năm 1982 Trung Quốc ñã chọn ñược mẫu máy cấy mạ thảm
riêng của mình .
Máy cấy lúa 6 hàng hoặc 8 hàng của Trung Quốc là loại máy cấy lúa ñơn
giản hơn nhiều so với máy cấy lúa của Nhật, công nghệ chế tạo hợp lý và giá
thành rẻ, phù hợp với ñiều kiện kinh tế và canh tác của Trung Quốc. Những loại
máy này chủ yếu có khoảng cách hàng 300 mm, một số máy chế tạo theo yêu cầu
ñặt hàng có khoảng cách hàng 238 mm. Các công ty sản xuất máy cấy lớn tại

trung quốc là WEITAI, FUERWO, HUAXIN, BILANG.

Hình 1.3. Máy cấy lúa FUERWO 6 hàng - 2ZS-6
Hiện nay Trung Quốc cũng ñã liên doanh với một số hãng chế tạo máy
cấy của Nhật Bản và Hàn Quốc như hãng KUBOTA, YAMAHA, TONGYANG
ñể chế tạo máy cấy lúa 4 hàng, 6 hàng, 8 hàng theo công nghệ chế tạo Nhật Bản
ở tỉnh Giang Tô, Triết Giang, Sơn ðông.
1.3 Tình hình cơ giới hóa trồng lúa tại Việt Nam
1.3.1 Sản xuất lúa gạo tại Việt Nam
Lúa là loại cây trồng và mùa vụ chính quan trọng nhất ở Việt Nam. Sự
hình thành và phát triển sản xuất lúa gạo ở nước ta có lịch sử truyền thống lâu
ñời và có ảnh hưởng lớn ñến ñời sống của người dân và nền kinh tế Việt Nam.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật


12
Báo cáo thống kê năm 2013 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
ngày 25/12/2013, diện tích trồng lúa 7,8994 triệu ha, sản lượng 44, 0761 triệu tấn,
năng suất ñạt 5,58 tấn/ha.
Bảng 1.5. Diện tích, sản lượng và năng suất lúa các năm 2011, 2012, 2013
ðVT 2011 2012 2013
Lúa cả năm
Diện tích

1000 ha 7655,4

7753,2

7899,4

Năng suất

Tạ/ha 55,4

56,3

55,8
Sản lượng

1000 tấn 42398,5

43661,8

44076,1
Lúa ðông Xuân
Diện tích

1000 ha 3096,8

3124,4

3140,7
Năng suất

Tạ/ha 63,9

64,9

64,4
Sản lượng


1000 tấn 19778,2

20288,6

20237,5
Lúa Hè Thu + Thu
ðông

Diện tích

1000 ha 2589,5

2659,8

2773,3
Năng suất

Tạ/ha 51,8

52,5

52,1
Sản lượng

1000 tấn 13402,8

13976,1

14455,1

Lúa Mùa
Diện tích

1000 ha 1969,1

1969,0

1985,4
Năng suất

Tạ/ha 46,8

47,7

47,3
Sản lượng

1000 tấn 9217,5

9397,1

9383,5
(Báo cáo thống kê – Cổng thông tin ñiện tử Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn )
Với ñặc thù từng khu vực và ñịa phương khác nhau, canh tác trồng lúa
ñược chia thành 3 mùa vụ: Lúa ñông xuân, Lúa hè thu, Lúa mùa. Căn cứ vào
mùa vụ, thổ nhưỡng, khí hậu và giống lúa khác nhau mà gieo cấy, chăm sóc, thu
hoạch phù hợp. Các phương pháp trồng lúa hiện nay là gieo sạ và cấy.



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật


13
* Gieo sạ:
− Sạ lan: Có ưu ñiểm là không cần phải làm ñất kỹ, năng suất sạ tay rất cao,
một người sạ lúa giỏi có thể sạ ñược 1÷1,5 ha trong một ngày. Nhưng nó có
nhược ñiểm là tốn rất nhiều hạt giống (từ 140÷160 kg /ha). Mặt khác, mật ñộ
sạ quá dày như vậy dễ gây ra nhiều sâu bệnh cho cây lúa, khó thực hiện việc
cơ giới hoá trong khâu làm cỏ, bón phân, phòng trừ sâu bệnh.
− Sạ hàng: mật ñộ hạt gieo phân bổ ñều, không khí thông thoáng, tiếp thu ánh
sáng tốt làm cho cây lúa phát triển tốt , giảm sâu bệnh, tiết kiệm giống, thuận
tiện trong chăm sóc, diệt cỏ dễ hơn, giảm chi phí trong sản xuất. phương pháp
sạ hàng ñã ñược cơ giới hóa một phần bằng hệ thống dàn kéo sạ hoặc máy
kéo sạ.
− Trồng lúa bằng phương pháp gieo sạ hay bị ốc bưu vàng, chim, chuột tấn
công hạt giống, khi thời tiết không thuận lợi cây mạ sẽ bị chết, yêu cầu ruộng
gieo phải chủ ñộng ñược nước, tốn nhiều công chăm sóc và phòng trừ sâu
bệnh. Bộ rễ ăn nông trên mặt ruộng, nên khả năng chống chịu mưa gió của
cây kém hơn phương pháp cấy.
* Cấy lúa:
− Cấy lúa là và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến hiện nay ñã làm giảm
lượng thóc giống, cây lúa phát triển tốt hơn gieo sạ, giảm trừ cỏ dại, chăm
sóc ñơn giản.
− Làm mạ và cấy lúa là một khâu vất vả và mất nhiều thời gian trong quá trình
canh tác sản xuất lúa, yêu cầu tính thời vụ cao. Thông thường thời gian cấy
từ 7
÷
10 ngày và phụ thuộc rất lớn ñến thủy lợi, trong khoảng thời gian này,
phải tập trung toàn bộ lực lượng lao ñộng nông ñể tham gia sản xuất.

− Cơ giới hóa cấy lúa ñược bắt ñầu triển khai thực hiện trong 3 năm gần ñây,
các máy cấy lúa ñưa và trong giai ñoạn chuyển giao kỹ thuật sản xuất ñể
hướng ñến áp dụng trên diện rộng.



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật


14
1.3.2 Quá trình nghiên cứu máy cấy lúa tại Việt Nam

Hình 1.4. Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng máy cấy lúa (tháng 7/1960)
Năm 1960, Chiếc máy cấy Nam Ninh (Trung Quốc) ñã ñược Viện Công
cụ cơ giới nông nghiệp thử nghiệm, năng suất cấy bằng 15 người. Bác Hồ ñã chỉ
thị Viện Công cụ cơ giới nông nghiệp biên soạn sách, phổ biến rộng rãi cho
thanh niên và nông dân miền Bắc học tập, làm theo.
Viện Cơ ñiện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch là cơ quan ñã ñầu
tiên vào nghiên cứu các loại công cụ cấy và máy cấy mạ dược từ ñầu những năm
1970. Máy cấy có ñộng cơ cấy mạ dược ðông Fong-2S của Trung Quốc ñã ñược
thử nghiệm ở nhiều nơi ở miền Bắc nhưng cũng không phát triển ñược do năng
suất cấy thấp, chất lượng cấy chưa ñảm bảo mạ bị sót và tổn thương nhiều.
Tiếp thu công nghệ mới của Nhật Bản trong phương pháp sản xuất mạ
khay bằng ñất bột khô và máy cấy mạ khay Viện ñã khảo nghiệm máy cấy mạ
khay 4 hàng người lái lội ruộng YP40 của hãng YANMAR ñược nhập về từ
Nhật Bản. Kết quả thử nghiệm cho thấy: Tính chất ưu việt hơn hẳn của phương
pháp làm mạ dược và cấy máy bằng mạ dược. Có thể áp dụng cơ giới hoá sản
xuất mạ thảm, diện tích làm mạ có thể giảm ñi 20 lần, giống lúa giảm 30÷40 %
cây mạ khoẻ, cứng cây ñanh dảnh. Chất lượng cấy bằng máy cấy mạ thảm tốt, ít
bị bỏ sót mạ, cây ít bị dập nát, mạ cấy có bầu ñất và mạ non 2÷3 lá nên mạ

không bị tổn thương sau khi cấy , phát triển nhanh, ñẻ nhánh khoẻ và cho năng
suất lúa tăng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật


15
Năm 1979 Viện ñã nghiên cứu cải tiến phương pháp sản xuất mạ thảm của
Nhật gieo mạ vào các khung gỗ và lót ñáy bằng ni lông, thiết kế chế tạo hệ công
cụ gieo phủ ñất vào khung gỗ, công cụ gieo mộng mạ phủ ñều hơn gieo tay và
cho năng suất cao. Hệ thống công cụ và phương pháp làm mạ cải tiến này ñơn
giản, giá thành rẻ phục vụ cho máy cấy mạ thảm.
Năm 1979 Viện cũng ñã thiết kế cải tiến một mẫu máy cấy lúa 8 hàng
MC-8 trên cơ sở ghép phần di ñộng ñơn giản của máy cấy mạ dược ðông Fong –
Trung Quốc với bộ phận của máy cấy mạ thảm của máy cấy 4 hàng YP-40 của
Nhật Bản, máy này có kết cấu ñơn giản hơn máy Nhật Bản, chất lượng cấy tốt và
ñã tăng ñược mật ñộ cấy lúa tới 40 khóm/m
2
cho phù hợp với mật ñộ cấy của
nước ta. Máy cấy MC-8 ñã ñược thử nghiệm và cấy thử nhiều vụ, mỗi vụ vài ha
ở Viện cây lương thực và thực phẩm - Hải Dương. ðây cũng là ñề tài mang tính
chất thăm dò ban ñầu ñể tạo ra mẫu máy và xem xét khả năng ứng dụng của
phương pháp cấy mạ bằng công nghệ sản xuất mạ thảm mới.
Mục tiêu nhằm phổ biến cơ giới hoá ñồng bộ tất cả các khâu sản xuất lúa
nước của Nhật Bản ở Việt Nam. Phối hợp giữa Viện Cơ ñiện nông nghiệp và
công nghệ sau thu hoạch với Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn với ba
Công ty sản xuất máy nông nghiệp của Nhật Bản KUBOTA, MEIWA,
MTTSHUBISHI, ñã xây dựng 1 mô hình trình diễn cơ giới hoá sản xuất lúa từ
năm 1991÷1993 tại Mỹ Văn - Hải Dương. Áp dụng cơ giới hoá 100% các khâu
bằng cơ giới hoá từ khâu làm ñất ñến thu hoạch, làm sạch trên cánh ñồng ruộng

ñược quy hoạch lại 4ha, trong ñó có một hệ thống thiết bị ñồng bộ sản xuất mạ
khay và chống rét cho mạ khay, máy cấy lúa. Hầu hết các máy móc thiết bị vật
tư, kỹ thuật phục vụ cho mô hình này như phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật
ñược ñưa từ Nhật sang.
Kết quả 3 năm thí nghiệm trình diễn cho thấy: Hệ thống máy móc và thiết
bị phát huy ñược hiệu quả , chất lượng làm việc tốt, năng suất máy cao, năng suất
lúa các vụ ñều tăng so với các khu ruộng của dân xung quanh từ 30÷40%.
Nhưng sau ñó hệ thống thiết bị này không phát triển thêm ra ñược do giá
thành thiết bị máy của Nhật quá ñắt do với thu nhập của người nông dân lúc ñó

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật


16
và quy trình còn tương ñối phức tạp so với trình ñộ và quy hoạch ñồng ruộng ở
nông thôn nước ta.
Trong 3 năm 1992÷1994 Viện Cơ ñiện nông nghiệp và công nghệ sau thu
hoạch ñã thực hiện ñề tài “ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất mạ thảm của
Nhật Bản trong ñiều kiện nước ta” tại xã ðại áng- Thanh trì- Hà Nội. Mục tiêu chính
là tìm ra ñược quy trình công nghệ ñơn giản và những biện pháp chống rét hữu hiệu
cho mạ ñể phổ biến cho vùng trồng lúa ngoại thành Hà Nội. Trên cánh ñồng trình
diễn với diện tích hơn 1ha của 30 hộ nông dân ñã luôn cho năng suất cao hơn
20÷30% thậm chí có ruộng năng suất lúa tăng gần gấp 2 lần và sau ñó 70% các hộ
nông dân của hợp tác xã ñã áp dụng phương pháp làm mạ thảm này.
Năm 1998, Viện Cơ ñiện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch ñã tiến
hành nghiên cứu hệ thống thiết bị và quy trình công nghệ sản xuất mạ thảm và cơ
giới hoá cấy lúa thích hợp với ñiều kiện nước ta.
Trên cơ sở máy cấy mạ thảm 6 hàng PL-620 của Nhật Bản, Viện ñã phục
hồi và cải tiến ñể thu hẹp khoảng cách hàng cấy từ 300 mm xuống 250 mm và
mật ñộ cấy tăng lên 40 khóm/m

2
và ñã tiến hành thử nghiệm tại hợp tác xã ðồng
Nguyên - huyện Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh, kết quả cho thấy: năng suất lúa cấy
máy ñều tăng hơn cấy mạ dược từ 10÷18%.
Vụ mùa năm 1999 Viện ñã mở rộng diện tích cấy máy tại hợp tác xã ðồng
Nguyên trên 12 mẫu lúa (4,3ha) bằng mạ thảm nhằm xác ñịnh khả năng ứng
dụng thực tế. Hiệu quả của chúng và cho thấy năng suất lúa ở ñây tăng 13,5%.
Từ năm 2004÷2005, ñề tài KC-07-25 nghiên cứu thiết kế chế tạo một số
loại máy gieo, máy cấy phù hợp với ñiều kiện thâm canh lúa ở Việt Nam do
TS.Lê Sỹ Hùng - Viện cơ ñiện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch chủ trì
thực hiện. Nghiên cứu ñã giải quyết ñược nhiều nội dung quan trọng như thu hẹp
khoảng cách hàng, cải tiến bộ côn trượt giảm quá tải tay cấy, tính toán bánh xe
chủ ñộng, mô phỏng quỹ ñạo của tay cấy và ñiều chỉnh số lượng cây mạ trên
khóm. ðề tài ñã cung cấp ra thị trường một số máy cấy lúa 6 hàng và 8 hàng trên
cơ sở cài tiến từ máy cấy BILANG 2ZT 9356B. Máy sau khi cải tiến có khoảng
cách hàng 207 mm và 250 mm, khoảng cách khóm 120 mm và 140 mm.

×