Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

bài tập nhóm chủ đề các loại hình chấn thương trong quá trình luyện tập thể dục thể thao và các biện pháp xử lý chấn thuwong trong phong trào thể thao đông nam á, đặc biệt là việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.09 KB, 17 trang )

BÀI TẬP NHĨM

Chủ đề: CÁC LOẠI HÌNH CHẤN THƯƠNG TRONG QUÁ
TRÌNH LUYỆN TẬP THỂ DỤC THỂ THAO VÀ CÁC
BIỆN PHÁP XỬ LÝ CHẤN THƯƠNG. PHONG TRÀO
THỂ THAO ĐÔNG NAM Á, ĐẶC BIỆT LÀ VIỆT NAM
DANH SÁCH NHÓM:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

7.

Kim Thị Hải Hà
Nguyễn Thị Linh
Đào Thị Thu
Phạm Thị Trang
Tống Minh Trí
Đặng Ngọc giang


1.

CHẤN THƯƠNG THỂ THAO VÀ CÁC CÁCH SƠ CỨU
BAN ĐẦU VỚI CÁC CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP

a.


Mục đích, ý nghĩa.

Những vấn đề chủ yếu về chấn thương thể thao, cách phòng ngừa và sơ cứu giờ
đây đã được nhiều người quan tâm hơn. Dù có những thời gian chuẩn bị chu đáo
(thường gọi là khởi động hay làm nóng người), thì cũng không tránh khỏi những sự
cố xảy ra trong các vận động TDTT. Do vậy, chúng ta cần nắm vững một số kiến
thức sơ đẳng giới thiệu sau đây để thực hiện việc phịng ngừa, hoặc có những chăm
sóc ban đầu rất kiến hiệu đối với các loại tai nạn do việc tập luyện TDTT mang tới.
b.

Các chấn thương thể thao thường gặp và cách sơ cứu ban đầu.

Trong thời buổi hiện nay, chúng ta ngồi trong phòng, làm việc quá nhiều bên máy
vi tính nên tập luyện thể thao ngoài trời trở thành những hoạt động nâng cao sức
khỏe và giải trí ưa thích của nhiều người. “Chấn thương thể thao” đề cập đến
những chấn thương xảy ra trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao.
Những chấn thương thương này có thể xảy ra do tai nạn xui rủi nhưng đa phần đều
đến từ trang thiết bị thể thao không đạt yêu cầu, tập luyện kỹ thuật và thể lực
không đủ, khởi động không đúng kỹ thuật, thiếu làm nóng và kéo căng (stretching)
trước khi chơi thể thao.
Chấn thương thể thao có thể xảy đến cho bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Nhưng có
những chấn thương thể thao thường gặp sau đây và chúng ta phải nắm vững tên gọi
của chúng để có cách xử trí đúng.
Vận động thể dục thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng đối với
khơng ít người, lợi ích này phải trả bằng cái giá khá đắt: bị chấn thương thể thao.
Các chấn thương thể thao thường gặp có thể chia ra thành các dạng như sau:
A. CÁC TAI NẠN NƠI CƠ BẮP.
-

Giãn cơ: Là tổn thương cơ dạng nhẹ do dây chằng, gân, cơ bị kéo giãn quá

mức cho phép. Số lượng bó sợi cơ bị đứt là dưới 25%. Ngay lúc bị chấn
thương, người bệnh thấy đau nhói ở vùng gân cơ, nhưng khơng bị máu bầm,
khơng làm ngưng cử động. Sau ít phút, cảm giác đau giảm và vùng bị tổn
thương sẽ sưng nhẹ.


Trị liệu: Thoạt tiên chườm nước đá. Sau đó, thoa nhẹ thuốc bóp thích hợp. Sử dụng
hơi nóng, gạc, dấm, nước, hồng ngoại.
-

Căng cơ: Một vài sợi cơ bị đứt. Đau nhiều và phải ngưng hoạt động. Vết
máu bầm sau một thời gian.

Trị liệu: Chườm đá trong vòng hai ngày. Khơng xoa bóp; nghỉ ngơi. Sau 15 ngày,
có thể xoa bóp cộng với tái tập luyện.
-

Rách cơ: Số cơ bị rách chiếm 25 - 75% bó sợi. Xuất hiện vết bầm do các sợi
cơ bị đứt nhiều hơn. Bệnh nhân có thể nghe tiếng "bựt" hay "rắc" tại chỗ bị
thương, khớp có thể bị mất độ vững, cảm giác đau dữ dội và có thể gây ngất
xỉu. Hoạt động chức năng của cơ bị tê liệt hoàn toàn.

Trị liệu: Chườm đá, tránh xoa bóp. Cần có y sĩ vì nếu việc rách cơ khơng được
chăm sóc thích hợp, sẽ có khả năng canxi hóa u máu. Sau khi tái luyện 8 tới 10
tuần tiếp theo tai nạn, có thể trở lại luyện tập một cách tiệm tiến.
-

Đứt cơ hoàn toàn: Số cơ bị rách chiếm trên 75% bó sợi, cơ bị đứt hoàn toàn
hay bị tách ra khỏi xương, một lỗ trũng xuất hiện do cơ rút lại làm máu bầm
tụ nhiều ngày sau đó, khớp sưng nhiều và trở nên lỏng lẻo. Mất khả năng

hồn tồn. Nạn nhân khơng thể sử dụng chi bị tổn thương.

Trị liệu: Hoàn toàn bất động, cần phải phẫu thuật để may lại cơ hoặc gắn lại nó vào
xương.
B. CÁC CHẤN ĐỘNG: có thể gây ra nhiều hậu quả khác nhau
-

Máu bầm: Thường gọi là vết bầm hay cục máu bầm, do máu thoát ra tụ dưới
da. Không sưng, từ màu đỏ chuyển sang xanh và cuối cùng là màu vàng. Vết
bầm biến mất sau 2 hoặc 3 tuần lễ.

Trị liệu: chườm đồ mát. Sau một thời gian, xoa bóp với thuốc.
-

Sưng tụ máu: Máu tập trung tại một điểm, một cục u xuất hiện tiếp đó do đứt
mạch máu.

Trị liệu: chườm đá, dùng tay ấn vào cục u để làm tan việc xuất huyết và chận dòng
chảy, trong vài trường hợp quan trọng, phải cần đến phẩu thuật để rút máu (châm
chích).


-

Xây xát: Sau khi bị va chạm, khơng thấy có vết thương. Nhưng sự va đập có
thể đã gây đứt đoạn những tĩnh mạch, hay động mạch,v.v… Cũng có thể cơ
bị rách. Phải lưu ý với những tai nạn kiểu này.

Trị liệu: Khơng xoa bóp, khơng chườm nóng vì sẽ khiến gây giãn nở mạch máu và
làm tăng xuất huyết. Lau sạch vết thương bằng chất sát trùng và bao che bảo vệ.

Nếu trầm trọng cần đến y sĩ hoặc bệnh viện.
-

Chấn động ở vùng bụng: Bề ngồi có vẻ khơng gây hậu quả trầm trọng, các
chấn thương có thể dẫn tới viêm niêm mạc bụng, hoặc xuất huyết nội. Triệu
chứng: mặt tái mét, xuất hạn, nôn mữa, buồn nôn, sốt nhẹ, khoang bụng
cứng và đau.

Trị liệu: đưa ngay bệnh nhân đến y sĩ hoặc bệnh viện.

C. CÁC VẤN ĐỀ VỀ XƯƠNG VÀ KHỚP.
-

Trật khớp: Do một động tác không ăn khớp, xương ra khỏi ổ khớp, nhưng
rồi trở lại đúng vị trí. Sự việc gây ra chấn thương dây chằng. Theo tầm quan
trọng của chấn thương, ta có thể xếp thành 3 nhóm:

a. Trật cấp một: Các dây chằng bị kéo dài. Trị liệu: Chườm nước đá, rồi thoa bóp
với thuốc. Nghĩ ngơi. Có thể luyện tập TDTT sau 8 đến 10 ngày.
b. Trật cấp hai: Dây chằng bị đứt một phần. Chỗ bị chấn thương sưng lên. Đau
nhiều và hoạt động chức năng bị ngưng. Trị liệu: Chườm nước đá, đưa nạn nhân đi
khám. Các phương thuật như xoa bóp, thuốc chống viêm, tập vật lý trị liệu, điều trị
để có thể áp dụng cho loại trật này.
c. Trật cấp ba: Loại trầm trọng hơn cả. Các dây chằng bị đứt hẳn hay tách khỏi đầu
xương. Đau nhiều. Cử động bị tê liệt. Trị liệu: Bất động hóa và đưa nạn nhân đến
một trung tâm y khoa khám. Có thể phải cần đến phẫu thuật.
Nên tránh: Trường hợp trật ở cổ chân, không nên cho bệnh nhân “đi lại xem có đau
khơng”. Dù mức độ trầm trọng như thế nào thì điều này cũng làm nạn nhân đau.



-

Rã khớp: Đầu xương bung ra khỏi ổ khớp gây giãn hoặc rách các dây chằng
và chấn thương cho khoang khớp. Triệu chứng: Đau nhiều, sưng vù tại chỗ,
bầm tím, mất toàn bộ vận động chức năng.

Sơ cứu: Chườm nước đá hay “gạc” ướp lạnh. Băng nhẹ để hỗ trợ khớp. Đưa nạn
nhân đến bệnh viện.
Nên tránh: Cố gắng nắn lại khớp.
-

Viêm màng xương: Màn xương bị viêm do: Bị dập liên tục hoặc cố gắng quá
mức. Thường xảy ra ở mặt trước xương chày, gây đau khủng khiếp.

Săn sóc: Chườm nước đá, nghỉ ngơi, thuốc kháng viêm.
c.

Cách phòng chống chấn thương.

- Sử dụng trang thiết bị phù hợp với mơn thể thao, thể hình và trình độ của bạn.
Quần áo tập luyện phù hợp góp phần làm cho buổi tập an toàn và mang lại sự thoải
mái. Trong lúc tập luyện, quần áo nên sử dụng các loại được làm từ chất liệu bông,
cotton để cơ thể không bị tích nhiệt. Với một số cá nhân do lười thay trang phục
nên mặc 2 quần dài cùng một lúc gây nên sự gị bó, khó chịu và có thể là nguyên
nhân gây chấn thương trong quá trình tập luyện. Khi tập luyện thể thao ở dưới sân
bóng chuyền cần đi giày phù hợp, tránh đi giày không đúng loại, không đúng kích
cỡ hoặc kém chất lượng có thể gây nên cảm giác khó chịu và có thể sẽ gây nên
chấn thương ở vùng bàn chân và khớp gối.
- Khởi động kỹ trong khoảng 15 phút: chạy tại chỗ, nhảy, cử động các bộ phận trên
cơ thể và duỗi người, đặc biệt chú ý đến những cơ bắp sẽ phải làm việc nặng.

- Thường xuyên uống đủ nước. Nếu bị mất nước thì hiệu suất vận động và sự chú ý
của bạn sẽ giảm sút, trong khi các cơ bắp sẽ không thể loại bỏ chất thải một cách
hiệu quả.
- Nên duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, thích hợp với lối sống và mức độ hoạt
động của bản thân. Hãy bổ sung đủ lượng natri cần thiết vì thiếu hụt chất này có
thể làm bạn dễ mắc chứng chuột rút.
- Tập luyện vừa sức. Tuân thủ theo đúng sự hướng dẫn tập luyện của giáo viên phụ
trách.


- Gia tăng cường độ tập luyện một cách từ tốn. Các chấn thương thể thao thường
rất dễ xảy ra trong thời tiết lạnh giá. Bạn cần phải gia tăng cường độ tập luyện của
mình một cách chậm rãi.
- Duỗi người. Việc duỗi người dần dần sẽ chuẩn bị cho cơ thể để sẵn sàng đối phó
với những va chạm xảy đến với hệ thống gân và cơ.
- Tự massage (hoặc đi massage). Hoạt động này giúp loại bỏ chất thải chứa trong
cơ bắp, nguyên nhân gây ra vọp bẻ và đau nhức.
- Đừng mạo hiểm khi không cần thiết, đặc biệt với những bài tập luyện ngoài trời.
Điều kiện khí hậu khắc nghiệt thường có những ảnh hưởng nhất định đối với hiệu
quả tập luyện thể thao. Để tránh những ảnh hưởng xấu (gây cảm giác khó chịu,
nguy cơ gây chấn thương...) cần phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt.
Tránh tập luyện quá lâu dưới ánh nắng mặt trời gay gắt.
2.

SƠ CỨU CHẤN THƯƠNG THỂ THAO THƠNG THƯỜNG.

Trong q trình hoạt động TDTT có thể xảy ra các chấn thương thông thường sau
đây:
-


-

Đau cơ: Những cơn đau nhức mà bạn phải trải qua sau khi tập luyện, vốn
thường xảy ra vào ngày hôm sau, ngay cả khi bạn chỉ thực hiện những bài
tập với cường độ nhẹ nhàng. Nghỉ ngơi và chế độ ăn uống cân đối sẽ giúp
bạn loại bỏ được cơn đau. Nếu có điều kiện nên tự massage (hoặc đi
massage) nhẹ để giúp lưu thơng khí huyết và loại bỏ chất thải chứa trong cơ
bắp.
Với chấn thương phần mềm: việc xử lý ban đầu đúng cách là rất cần thiết,
giúp chỗ tổn thương ổn định và mau lành. Việc sơ cứu gồm 4 bước:
• Nghỉ ngơi: ngay sau khi bị chấn thương, cần ngưng tập luyện hoặc thi
đấu. Có thể giữ vùng bị thương bằng nẹp cố định trong 1- 3 ngày đầu.
• Chườm lạnh: . Phương pháp này tuy đơn giản nhưng hiệu quả đem
đến lại vô cùng to lớn. Chườm lạnh có tác dụng làm tăng ngưỡng
hưng phấn của các sợi cơ, giảm cường độ của quá trình trao đổi chất,
giảm phù nề, giảm đau ở vùng chấn thương. Giảm co thắt cơ dẫn đến
cải thiện tuần hoàn và kết quả là giảm rối loạn chuyển hóa ở vùng bị
chấn thương. Mục đích để phịng ngừa biến chứng, khơng gây tụ máu
hay chảy máu. Dùng túi đá ướp chườm lạnh ngay tại chỗ 10 - 15 phút,






mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ, lặp lại nhiều lần trong ngày. Có thể
chườm lạnh trong 1-3 ngày đầu sau khi bị thương. Không nên chườm
một lần quá lâu hoặc chườm lạnh trực tiếp vì da sẽ bị bỏng.
Băng ép: Mục đích là làm giảm chảy máu, sưng bầm và đau nhức.
Dùng băng thun quấn ép dưới vùng tổn thương, những vịng đầu phải

quấn chặt, sau đó lỏng dần để giảm phù nề và tạo điểm tựa vững chắc
cho vùng cơ khớp bị chấn thương. Băng ép vùng chấn thương tiến
hành trong thời gian chườm lạnh bằng cách băng đè lên khối nước đá
và trong thời gian giữa hai đợt chườm lạnh.
Kê cao vùng bị thương: Vùng tổn thương cần được giữ ở tư thế nâng
cao để tránh tình trạng ứ máu và hạn chế phát triển phù nề. Giúp máu
trở về tim tốt hơn; làm giảm sưng, đau và viêm. Tùy theo bộ phận
chấn thương mà ta có tư thế treo cao cho phù hợp để không cản trở tới
sinh hoạt của người tập. Người tập bị chấn thương vùng chi dưới cần
nằm và có thể dùng gối để đệm nâng cao chi dưới bị đau. Đặc biệt có
thể kê cao chân 10 - 15 cm trong 1 - 3 ngày đầu. Tuy nhiên, không
nên kê cao quá so với tim.

Khi bị chấn thương, bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau, nhưng tuyệt đối không
nên xoa các loại dầu nóng. Nhiều người làm vậy vì lầm tưởng loại thuốc mà các
vận động viên được xịt khi bị chấn thương là dầu nóng. Thực ra, đó là một loại khí
lạnh dễ bốc hơi, có cơng dụng giống như chườm lạnh. Khi bị chấn thương, bệnh
nhân không được chườm nóng, xoa bóp hoặc kéo nắn tùy tiện trong hai ngày đầu.
Việc chườm nóng khiến máu chảy nhiều hơn. Xoa bóp lại khiến các dây chằng bị
xơ chai, mất đi độ đàn hồi, chúng sẽ trở nên yếu hơn và dễ chấn thương trở lại khi
có những cử động hơi mạnh. Kéo nắn làm tổn thương bị nặng thêm, thậm chí có
thể gây đứt cơ hồn tồn và bầm dập mô xung quanh. Kết quả là tổn thương viêm
tăng lên, vết thương lâu lành và sẹo bị xấu.
Thông thường, nếu tổn thương nhẹ, bệnh nhân sẽ hoàn toàn phục hồi sau khi điều
trị được 2 - 3 ngày. Lúc này, họ có thể tập luyện nhẹ nhàng (khoảng 50% sức), và
tăng từ từ để cơ thể dễ thích nghi. Nếu là chấn thương nặng hoặc đã qua sơ cứu mà
hoạt động vẫn cịn khó khăn, bệnh nhân nên đến khám ở các bệnh việc chuyên
khoa để được điều trị càng sớm càng tốt.



-

-

Chấn thương mũi: Sống mũi là một vách ngăn hai khoang mũi; nó được cấu
thành bằng sụn, dựa trên nền xương. Khi bị chấn động nếu, mũi bị biến dạng
rất quan trọng (mũi bẹp qua một bên), có thể chỉnh sửa lại tức thời. Nếu cơn
đau quá khốc liệt, tốt hơn nên đưa bệnh nhân vào bệnh viện để chỉnh hình có
gây mê, vì có thể phải qua X quang. Nếu chấn thương nhẹ, có thể chườm
nước đá để giảm đau và giảm sưng húp.
Chảy máu cam : Là một vụ xuất huyết ngoại, theo nguyên tác là do chấn
động, nhưng cũng có thể xảy ra mà khơng có ngun do hiển nhiên.

Cách xử lý:
* Cho nâng cao đầu và đè cánh mũi bị chảy máu để chặn xuất huyết trong thời gian
từ 5 đến 10 phút
* Cho thở bằng miệng, khơng cho hỉ mũi
* Có thể dùng miếng thấm cầm máu (hémostatique) có bán trong các nhà thuốc
tây. Nếu máu vẫn ra sau 15 phút, phải đưa đến bác sĩ.
-

Chuột rút: Là sự co cơ không cố ý (tự nhiên hay do lệch tư thế) gây đau đớn,
thường chỉ thống qua vài giây nhưng có khi kéo dài đến nửa tiếng, thậm chí
một tiếng. Lúc đó khối cơ cứng, ngắn lại, địi hỏi tiêu thụ rất nhiều ơxy và
glucose.

Việc tập luyện căng thẳng lâu trong một tư thế, trong một điều kiện bắt buộc khác
với bình thường (như lạnh đột ngột) cũng gây chuột rút. Để đề phòng, cần có thời
gian làm duỗi cơ 5 - 10 phút trước lúc khởi động, mang loại giày thích hợp, dùng
đủ nước (thiếu nước sẽ gây tích lũy acid lactic). Khi bơi lội, chuột rút hay xuất hiện

ở ngón chân, vì vậy nên khởi động cho ấm, vào nước từ từ bằng vận động chậm.
Khi bị chuột rút, ngừng ngay hoạt động, nếu được thì kéo duỗi cơ 15 - 20 giây cho
đến khi cơ giãn hồn tồn. Sau đó, nên nghỉ luyện tập khoảng 1 giờ để cơ bắp và
hệ thần kinh trung ương đủ hồi phục. Xoa dầu, làm nóng vùng chuột rút trong vài
phút để làm giãn cơ. Vận động viên cũng cần có chế độ ăn hay dùng thuốc bổ sung
đủ canxi, magiê, vitamin, thường dùng nhất là vitamin B1 uống, liều cao hay
vitamin B6 (phối hợp sẵn trong viên magiê-B6). Người bị chuột rút không nên lạm
dụng chất kích thích như cà phê.


-

-

Đau xóc hơng: Cơn đau nhói thình lình diễn ra bên hơng thường có ngun
nhân từ sự gia tăng cường độ tập luyện đột ngột hoặc xuất hiện sau một q
trình vận động kéo dài. Việc ngừng vận động khơng phải là một ý hay:
chúng ta vẫn nên duy trì tốc độ vận động như thế, có thể vừa hoạt động thể
thao vừa dùng tay ấn vào chỗ đau xóc cho đến khi cơ thể làm quen dần và
cơn đau xóc hơng sẽ nhanh chóng biến mất. Hãy tập luyện một cách điềm
tĩnh và bạn sẽ tránh được những cơn đau xóc hơng.
Say nắng: Khi nhiệt độ ngồi trời q cao hoặc lao động thể lực nặng nhọc,
cơ thể sẽ thải bớt nhiệt. Sự thải nhiệt của cơ thể chủ yếu bằng cách khuyếch
tán, dẫn truyền nhiệt qua da và bay hơi mồ hôi trên da. Như vậy da là bộ
phận chống nóng quan trọng. Nếu gặp điều kiện bất lợi cho sự khuếch tán,
dẫn truyền và bốc hơi (như trời đứng gió, khơng khí khơng lưu thơng, độ ẩm
khơng khí cao...) rất dễ xảy ra cảm nắng, say nắng.

Triệu chứng: biểu hiện đầu tiên là vã mồ hôi, mặt đỏ nhừ, khó chịu, có trường hợp
bị đau bụng, nơn mửa. Sau đó là các biểu hiện nặng hơn như hoa mắt, chóng mặt,

mạch nhanh, ngất lịm, tiểu ít, thân nhiệt tăng cao.
Cách chữa đối với những trường hợp nhẹ, cần nhanh chóng đưa người bệnh vào
chỗ mát, thống gió, nới hết quần áo, bỏ tất cả những thứ gì cản trở cho sự hơ hấp,
tuần hồn. Lấy khăn to nhúng nước lạnh, vắt ráo rồi lau khắp cơ thể, đắp khăn mát
lên trán, cho uống nước chè đường, nước bột sắn dây, nước chanh quả, quạt nhẹ.
Điều cần chú ý là phải để bệnh nhân nằm nghỉ và theo dõi sức khỏe trong vịng 24
giờ, khơng nên thấy người bệnh đã dễ chịu lại để tiếp tục làm việc ngoài nắng, rất
dễ bị say nắng lại và lần sau sẽ nặng hơn lần trước.
3.

ĐẠI HỘI THỂ THAO ĐÔNG NAM Á

Đại hội Thể thao Đông Nam Á hay Đông Nam Á Vận Hội (tiếng Anh: SEA
Games hay Southeast Asian Games), là một sự kiện thể thao tổ chức hai năm một
lần với sự tham gia của các vận động viên từ 11 nước khu vực Đông Nam Á hiện
nay. Những môn thể thao tổ chức trong đại hội do Liên đồn thể thao Đơng Nam
Á điều hành với sự giám sát của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và Hội đồng
Olympic châu Á.
Các nước tham dự




Nước / Tên gọi theo IOC

BRU

Brunei
Tên gọi theo IOC: Brunei Darussalam


CAM

Campuchia
Tên gọi theo IOC: Cambodia

TLS

Đông Timor
Tên gọi theo IOC: Timor-Leste

INA

Indonesia

Lào
Tên gọi theo IOC: Lao People's Democrat

LAO
MAS

Malaysia

MYA

Myanma

PHI

Philippines


SIN

Singapore

THA

Thái Lan
Tên gọi theo IOC: Thailand

VIE

Việt Nam
Tên gọi theo IOC: Viet Nam



SEA Games lần thứ 1 (1959)

Đại hội thể thao bán đảo Đông Nam Á (SEA Games) lần đầu tiên được tổ chức từ
ngày 12 đến 17/12/1959 tại Bangkok (Thái Lan). Tham dự đại hội có 527 VĐV


và quan chức thể thao của 6 nước Campuchia, Lào, Myanmar (Miến Điện),
Singapore, Thái Lan và Việt Nam. 12 môn được đưa vào chương trình thi đấu
chính thức là điền kinh, cầu lơng, bóng rổ, quyền anh, xe đạp, bóng đá, bắn súng,
bơi, bóng bàn, quần vợt, bóng chuyền và cử tạ. Chủ nhà Thái Lan dẫn đầu với 35
HCV, 26 HCB, 16 HCĐ tiếp đến là Myanmar (Miến Điện), Singapore và Việt
Nam (5 HCV, 5 HCB, 5 HCĐ).



SEA Games lần thứ 2 (1961)

Được tổ chức ở Yangon, nay là Rangoon (Myanmar) từ ngày 11 đến 16/12/1961
với sự tham gia của 623 VĐV và quan chức đến từ 7 quốc gia, tranh tài ở 13 môn
thi. Kết quả, chủ nhà Myanmar đứng đầu bảng tổng sắp huy chương với 35 HCV,
25 HCB và 22 HCĐ, tiếp theo là Thái Lan, Malaysia. Đoàn Việt Nam đứng thứ 4
với 6 HCV, 1 HCB và 3 HCĐ.


SEA Games lần thứ 3 (1965)

Được tổ chức từ ngày 14 đến 21/12/1965 tại Kuala Lumpur (Malaysia) với 963
VĐV và quan chức đến từ 7 quốc gia, tranh tài ở 14 môn thi. Thái Lan đứng đầu
bảng tổng sắp với 38 HCV, 33 HCB và 35 HCĐ, đứng thứ hai và ba lần lượt là
Malaysia và Singapore. Đoàn Việt Nam xếp thứ 6 với 5 HCV, 7 HCB và 7 HCĐ.


SEA Games lần thứ 4 (1967)

Được tổ chức tại Bangkok (Thái Lan) từ ngày 9 đến 16/12/1967. Đại hội dự định
diễn ra tại Campuchia nhưng 10 tháng trước ngày khai mạc, Campuchia tun bố
rút lui vì khơng đủ điều kiện tổ chức. Tại phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Liên
đoàn SEAP Games ở Kuala Lumpur ngày 22/5/1967, Thái Lan đã phải đứng ra
đăng cai tổ chức đại hội thay cho Campuchia. Tham dự SEA Games lần 4 có 984
VĐV và quan chức đến từ 6 quốc gia, tranh tài ở 16 môn. Chủ nhà Thái Lan dẫn
đầu với 77 HCV, 48 HCB và 47 HCĐ, tiếp theo là Singapore và Malaysia. Đoàn
Việt Nam đứng ở vị trí thứ 5 với 6 HCV, 10 HCB và 17 HCĐ.


SEA Games lần thứ 5 (1969)


Diễn ra ở thành phố Yangon (Myanmar) từ ngày 6 đến 13/12/1969. 920 VĐV và
quan chức đến từ 6 quốc gia tham gia thi đấu ở 15 môn. Nước chủ nhà Myanmar
một lần nữa dẫn đầu bảng xếp hạng huy chương với 57 HCV, 46 HCB và 46


HCĐ, tiếp theo là Thái Lan và Singapore. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 5 với 9
HCV, 5 HCB và 8 HCĐ.


SEA Games lần thứ 6 (1971)

Được tổ chức tại Kuala Lumpur (Malaysia) từ ngày 11 đến 18/12/1971. Tham dự
đại hội có 967 VĐV và quan chức đến từ 7 quốc gia, thi đấu ở 15 môn thể thao.
Kết quả, Thái Lan dẫn đầu với 44 HCV, 27 HCB và 38 HCĐ, tiếp theo là các
nước Malaysia và Singapore. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 6 với 3 HCV, 6 HCB và
9 HCĐ.


SEA Games lần thứ 7 (1973)

Được tổ chức tại Singapore từ ngày 1 đến 8/9/1973 với sự tham dự của 1.623
VĐV và quan chức đến từ 7 quốc gia, thi đấu ở 16 mơn. Đồn Thái Lan tiếp tục
chứng tỏ sự hùng mạnh với 47 HCV, 24 HCB và 28 HCĐ, xếp thứ nhất. Các
đoàn Singapore và Malaysia lần lượt đứng ở vị trí thứ 2 và 3. Đoàn Việt Nam xếp
thứ 6 với 2 HCV, 13 HCB và 9 HCĐ.


SEA Games lần thứ 8 (1975)


Diễn ra ở Bangkok (Thái Lan) từ ngày 9 đến 16/12/1975. Đây là lần thứ 3, Thái
Lan đứng ra đăng cai tổ chức. Đại hội có 1.142 VĐV và quan chức đến 4 quốc
gia. Lần đầu tiên, Việt Nam không tham dự vì lý do chính trị. Đây là đại hội có
số lượng quốc gia tham dự ít nhất trong lịch sử. Thái Lan tiếp tục dẫn đầu với 80
HCV, 45 HCB và 39 HCĐ, đứng ở vị trí thứ 2 và 3 lần lượt là các đoàn
Singapore và Myanmar.


SEA Games lần thứ 9 (1977)

Được tổ chức tại Kuala Lumpur (Malaysia) từ ngày 19 đến 26/12/1977. Đây là
lần đầu tiên đại hội mang tên SEA Games (Đại hội thể thao Đông Nam Á). 1.561
VĐV và quan chức đến từ 7 quốc gia tham gia thi đấu ở 18 môn. Indonesia lần
đầu tiên vượt lên xếp thứ nhất với 62 HCV, 41 HCB và 34 HCĐ, tiếp theo là
Thái Lan và Malaysia. Việt Nam tiếp tục vắng mặt.


SEA Games lần thứ 10 (1979)

Được tổ chức từ ngày 21 đến 30/12/1979 ở Jakarta (Indonesia) với 2.051 VĐV


và quan chức của 7 nước trong khu vực, tranh tài ở 16 môn. Nước chủ nhà
Indonesia dẫn đầu với 92 HCV, 78 HCB và 52 HCĐ, tiếp theo là các đoàn Thái
Lan và Malaysia.


SEA Games lần thứ 11 (1971)

Diễn ra tại Manila (Philippines) từ ngày 6 đến 15/12/1981. Tham dự đại hội có 7

quốc gia, thi đấu ở 18 môn thể thao. Indonesia lần thứ hai liên tiếp dẫn đầu với 85
HCV, 73 HCB và 56 HCĐ, tiếp đó là Thái Lan và Philippines.


SEA Games lần thứ 12 (1983)

Được tổ chức từ ngày 28/5 đến 6/6/1983 tại Singapore. 8 nước tham gia thi đấu ở
18 môn thể thao. Indonesia lại tiếp tục dẫn đầu với 64 HCV, 67 HCB và 54 HCĐ.
Đứng ở vị trí thứ 2 và 3 là Philippines và Thái Lan.


SEA Games lần thứ 13 (1985)

Được tổ chức tại Bangkok (Thái Lan) từ ngày 8 đến 17/12/1985. Tham dự đại hội
có 8 quốc gia, tranh tài ở 18 môn. Nước chủ nhà Thái Lan đã giành lại ngôi quán
quân của Indonesia với 93 HCV, 65 HCB và 52 HCĐ. Indonesia đứng thứ 2 và
Philippines đứng thứ 3.



SEA Games lần thứ 14 (1987)

Được tổ chức tại Jakarta, Indonesia từ ngày 9-20/9/1987. Số môn thi đấu tăng kỷ
lục lên 26 môn thi. Indonesia nhất tuyệt đối với số HCV (183 HCV-136 HCB-84
HCĐ). Xếp thứ nhì là Thái Lan (63 HCV-57 HCB-67 HCĐ), thứ 3 là Philippines
với 59 HCV-78 HCB-69 HCĐ.


SEA Games lần thứ 15 (1989)


Được tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 20-31/8/1989. Lào và Việt Nam
trở lại sau 6 kỳ vắng mặt.


Ba đoàn dẫn đầu là Indonesia (102 HCV-78 HCB-71 HCĐ), Malaysia (67 HCV-58
HCB-75 HCĐ), Thái Lan (62 HCV-63 HCB-66 HCĐ). Việt Nam đứng thứ 6/8
đoàn (3 HCV-11 HCB-5 HCĐ)


SEA Games lần thứ 16 (1991)

Được tổ chức tại Manila, Philippines từ 24/11-3/12/1991 với 24 mơn thi đấu.
Indonesia giành ngơi nhất tồn đoàn (92 HCV-86 HCB-67 HCĐ), tiếp đến là
Philippines (91 HCV-62 HCB-86 HCĐ) và Thái Lan (72 HCV-80 HCB-69 HCĐ).
Đoàn Việt Nam vẫn đứng thứ 6 với 7 HCV-12 HCB-10 HCĐ.


SEA Games lần thứ 17 (1993)

Được tổ chức tại Singapore từ ngày 12-20/6/1993. Đại hội lần này có tổng cộng 29
mơn thi đấu. Brunei không tham gia kỳ đại hội này.
Nhất toàn đoàn là vẫn là Indonesia (88 HCV-81 HCB-84 HCĐ), sau đó là Thái
Lan (63 HCV-70 HCB-63 HCĐ), Philippines (57 HCV-59 HCB-72 HCĐ). Việt
Nam đứng thứ 6/8 đoàn với (9 HCV-6 HCB-19 HCĐ).


SEA Games lần thứ 18 (1995)

Được tổ chức tại Chiang Mai, Thái Lan từ ngày 9-17/12/1995 với 28 môn thi. Lần
đầu tiên Đại hội thể thao Đông Nam Á có đủ 10 quốc gia tham dự.

Ở giải lần này, Thái Lan dẫn đầu toàn đoàn với 157 HCV-98 HCB-91 HCĐ,
Indonesia đứng thứ 2 với 77 HCV-67 HCB-77 HCĐ và thứ 3 là Philippines (33
HCV-48 HCB-62 HCĐ). Đoàn Việt Nam đứng thứ 6/10 đoàn với 10 HCV-18
HCB-24 HCĐ.


SEA Games lần thứ 19 (1997)

Được tổ chức tại Jakarta, Indonesia từ 11-19/10/1997. Số môn thi một lần nữa lại
tăng kỷ lục lên 34 mơn.
Đứng đầu tồn đồn là Indonesia (194 HCV-101 HCB-115 HCĐ), tiếp đến là Thái
Lan (83 HCV-97 HCB-78 HCĐ), Malaysia (55 HCV-68 HCB-75 HCĐ). Việt Nam
đứng thứ 5 với 35 HCV-48 HCB-50 HCĐ.


SEA Games lần thứ 20 (1999)


Lần đầu tiên Brunei trở thành chủ nhà của một SEA Games. Giải được tổ chức từ
ngày 7-15/8/1999 với 21 mơn thi.
Thái Lan đứng đầu tồn đồn (65 HCV-48 HCB-56 HCĐ), Malaysia đứng thứ 2
(57 HCV-45 HCB-42 HCĐ) và tiếp đến là Indonesia (44 HCV-43 HCB-58 HCĐ).
Việt Nam đứng thứ 6 với 17 HCV-20 HCB-27 HCĐ.


SEA Games lần thứ 21 (2001)

Được tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 8-17/9/2001 với 32 môn thi
đấu.
Ở kỳ SEA Games này, Malaysia xếp đầu toàn đoàn với 111 HCV-75 HCB-85

HCĐ, tiếp đến là Thái Lan (103 HCV-86 HCB-89 HCĐ), Indonesia (72 HCV-74
HCB-80 HCĐ) và Việt Nam (33HCV-35HCB-64HCĐ).


SEA Games lần thứ 22 (2003)

Được tổ chức tại Việt Nam từ 5-13/12/2003. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai
SEA Games, Lễ khai mạc SEA Games diễn ra tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình
ở thủ đơ Hà Nội. SEA Games lần thứ 22 có 32 mơn thi đấu được tổ chức ở nhiều
địa phương của Việt Nam. Trong đó, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai
trung tâm thi đấu chính. Đại hội lần này có thêm quốc gia mới tách ra từ Indonesia
là Đông Timor.
Biểu trưng của Đại hội lần này là chim lạc - hình ảnh thường thấy trên các mặt
trống đồng Đông Sơn được cách điệu qua ba màu sắc: xanh dương tượng trưng cho
các môn bơi lội, xanh lá cây tượng trưng cho các môn điền kinh và đỏ thể hiện tinh
thần chiến thắng.
Linh vật của Đại hội lần này là Trâu Vàng. Đây là con vật gắn liền với nền văn
minh lúa nước ở Việt Nam nói riêng và các nước Đơng Nam Á nói chung.
Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử vươn lên dẫn đầu toàn đoàn với 158 HCV-97
HCB-91 HCĐ, tiếp đến là Thái Lan 90 HCV-93 HCB-98 HCĐ và Indonesia là 55
HCV-68 HCB-98 HCĐ.


SEA Games lần thứ 23 (2005)


Được tổ chức tại Philippines từ 27/11-5/12/2005. Đây là lần thứ ba Philippines
đăng cai SEA Games, hai lần trước là vào các năm 1991 và 1981.
Lần đầu tiên trong lịch sử SEA Games, lễ khai mạc đã được phá lệ diễn ra ở quảng
trường chứ không phải trong sân vận động như truyền thống.

Philippines xếp đầu toàn đoàn (113 HCV-84 HCB-94 HCĐ), tiếp đến là Thái Lan
(87 HCV-78 HCB-118 HCĐ) và Việt Nam (71 HCV-68 HCB-89 HCĐ).


SEA Games lần thứ 24 (2007)

Được tổ chức ở thành phố Nakhon Ratchasima, Thái Lan từ ngày 6-16/12/2007.
Đây là lần thứ sáu Thái Lan đăng cai tổ chức Đại hội thể thao Đông Nam Á, trước
đó là vào các năm 1959, 1967, 1975, 1985 và 1995.
Tổng cộng có 16 kỷ lục ở mơn điền kinh và 12 kỷ lục ở môn bơi lội được xác lập
tại Sea Games lần này.
Thái Lan xếp đầu toàn đoàn (183 HCV-123 HCB-102 HCĐ), tiếp đến là Malaysia
(68 HCV-52 HCB-96 HCĐ) và Việt Nam (64 HCV-58 HCB-82 HCĐ).


SEA Games lần thứ 25 (2009)

Được tổ chức ở thủ đô Vientiane của Lào. Đây là lần đầu tiên Lào đăng cai một
Đại hội thể thao Đông Nam Á. Thủ đô Vientiane, thành phố Luang Prabang và
Savannakhet cùng đăng cai kỳ đại hội này.
Đoàn thể thao Việt Nam tham dự gồm 649 thành viên, trong đó có 205 cán bộ, bác
sĩ, HLV, chuyên gia và 434 VĐV thi đấu ở hầu hết các mơn thi của SEA Games
25.
Giải này, xếp tồn đồn là Thái Lan (86 HCV - 83 HCB - 97 HCĐ), tiếp đến là
Việt Nam (83 HCV – 75 HCB – 57 HCĐ) và Indonesia (43 HCV – 53 HCB – 74
HCĐ)


SEA Games lần thứ 26 (2011)


Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 26 được tổ chức ở thành phố Jakarta và
Palembang, Indonesia từ ngày 11-22/11/2011 (mơn bóng đá thi đấu sớm vào ngày


3/11). Đây là lần thứ tư, Indonesia đăng cai đại hội, lần thứ 3 Indonesia đăng cai là
vào năm 1997.
Xếp toàn đoàn là Indonesia (182HCV-151HCB-143HCĐ), tiếp là Thái Lan
(107HCV-100HCB-120HCĐ), tiếp đến là Việt Nam (96HCV-92HCB-100HCĐ)



×