Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

luận văn quản trị kinh doanh Nâng cao sức cạnh tranh cuả các dòng sản phẩm xe máy tại các doanh nghiệp lắp ráp xe máy ở Việt Nam hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.2 KB, 33 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay trên thị trường tồn tại rất nhiều phương tiện khác nhau để đáp ứng nhu
cầu đi lại của người tiêu dùng. Và chúng ta không thể không kể đến một phương
tiện phổ biến đó chính là xe máy. Đối với mọi người nói chung cũng như sinh viên
nói riêng, xe máy là một phương tiện đi lại được xem là thuận tiện nhất, tương đối
phù hợp về giá cả cũng như về hình thức.
Trong những năm gần đây,thị trường xe máy Việt Nam đã có sự thay đổi rất
lớn. Cụ thể là: sau khi công ty liên doanh Honda Việt Nam được thành lập và đi
vào hoạt động thì người tiêu dùng Việt Nam giờ đây đã thể sử dụng những chiếc xe
máy được sản xuất ngay tên lãnh thổ Việt Nam. Nhận thấy nhu cầu sử dụng xe máy
của người dân Việt Nam là rất lớn, một số hãng sản xuất xe máy khác cũng đã tiến
hành liên doanh với Việt Nam để thành lập công ty liên doanh sản xuất xe máy
như: Việt Nam Suzuki, Yamaha Motor Việt Nam,… Bên cạnh đó, trong 5 năm trở
lại đây, thị trường xe máy Việt Nam thêm đa dạng bởi những chiếc xe máy Trung
Quốc được nhập khẩu cũng như được sản xuất ồ ạt tại Việt Nam mà chất lượng của
nó thì không kiểm soát được. Trong khi đó, hàng loạt cơ sở lắp ráp xe gắn máy tại
Việt Nam ra đời và đến nay không ít trong số đó đã phải tạm đóng cửa hoặc hoạt
động cầm chừng. Chúng ta gặp phải tình trạng như trên là do đâu? Phải chăng đây
là câu hỏi lớn đối với những cử nhân kinh tế trong tương lai.
Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài: “ Nâng cao sức cạnh tranh cuả các
dòng sản phẩm xe máy tại các doanh nghiệp lắp ráp xe máy ở Việt Nam hiện
nay”.

1
Để tiện cho quá trình nghiên cứu và theo dõi đề án của em có kết cấu như sau:
Chương I: Lí luận chung về sức cạnh tranh của sản phẩm.
Chương II: Thực trạng về sức cạnh tranh của các dòng sản phẩm xe máy tại
các doanh nghiệp lắp ráp xe máy ở Việt Nam hiện nay.
Chương III: Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các dòng sản phẩm tại các
doanh nghiệp lắp ráp xe máy ở Việt Nam hiện nay.
Trong quá trình thực hiện đề án này em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của


các thầy cô giáo trong khoa quản trị kinh doanh, đặc biệt là thầy giáo Th.s Vũ
Trọng Nghĩa đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài
này. Em xin chân thành cảm ơn thầy vì những ý kiến đóng góp quý giá đã giúp em
hoàn thành đề án này.


2
CHƯƠNG I
LÍ LUẬN CHUNG VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM
I.Khái niệm cạnh tranh
Khái niệm về cạnh tranh đã được đề cập từ rất lâu, theo các học giả trường phái
tư sản cổ điển: “ cạnh tranh là một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng. Quá
trình này tạo ra cho mỗi thành viên trong thị trường một dư địa hoạt động nhất định
và mang lại cho mỗi thành viên một phần xứng đáng so với khả năng của mình”
Qua thời gian và không gian, quan niệm về cạnh tranh cũng khác nhau. Theo từ
điển kinh doanh Anh( Xuất bản năm 1992) thì cạnh tranh được xem như là “ sự
ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành
cùng một loại tài nguyên sản xuất hay cùng một loại khách hàng về phái mình”.
Ở Việt Nam, đề cập đến cạnh tranh, một số nhà khao học cho rằng cạnh tranh là
một vấn đề dành lợi thế chi phí, giá cả hàng hóa, dịch vụ và đó là phương thức để
giành lợi nhuận cao nhất cho các chủ thể kinh tế. Nói khác đi là giành lợi thế để hạ
thấp các yếu tố “ đầu vào” của chu trình sản xuất kinh doanh và nâng cao giá của
“đầu ra” sao cho mức chi phí thấp nhất. Như vậy , trên quy mô toàn xã hội,cạnh
tranh là phương thức phân bổ các nguồn lực 1 các tối ưu và do đó trở thành động
lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mặt khác,đồng thời với tối đa hóa lợi
nhuận của các chủ thể kinh doanh,cạnh tranh là 1 quá trình tích lũy và tập trung tư
bản không đồng đều ở các doanh nghiệp. Và từ đó, cạnh tranh còn làm môi trường
phát triển mạnh mẽ cho các chủ thể kinh doanh thích nghi với điều kiện môi
trường.
II. Sức cạnh tranh,năng lực cạnh tranh, cấp độ của năng lực cạnh tranh.

 Sức cạnh tranh: nhìn chung, từ khi xác định sức cạnh tranh của doanh
nghiệp phải xem xét đến năng lực và tiềm năng sản xuất kinh doanh.
Một doanh nghiệp được coi là có sức cạnh tranh khi các sản phẩm thay
thế hoặc các sản phẩm tương tự được đưa ra với mức giá thấp hơn sản
phẩm cùng loại hoặc cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính
3
về chất lượng và dịch vụ ngang bằng hoặc cao hơn. Theo diễn đàn cao
cấp về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức hợp tác và phát triển kinh
tế (OECD) cho rằng: “ cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp,
ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao
hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. Khái niệm này được coi là
phù hợp nhất vì nó đã sử dụng kết hợp cho cả ngành, doanh nghiệp,
quốc gia. Phản ánh được mối liên hệ giữa cạnh tranh quốc gia với cạnh
tranh của các doanh nghiệp tạo việc làm, tăng thu nhập và mức sống
nhân dân.
 Năng lực cạnh tranh: khả năng giành được thị phần lớn trước các đối
thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại thị phần hay
toàn bộ thị phần của đối thủ.
 Các cấp độ năng lực cạnh tranh: năng lực cạnh tranh có thể phân biệt
thành 4 cấp độ.
 Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia.
 Năng lực cạnh tranh cấp ngành.
 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.
Chúng có mối tương quan mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp bị hạn chế khi năng lực cạnh tranh cấp quốc gia và sản
phẩm của doanh nghiệp đó đều thấp. Tuy nhiên, trong đề tài của mình em xin được
đề cập sơ lược đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm còn năng lực cạnh tranh cấp
ngành có mối quan hệ và chịu ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh cấp quốc gia và
của sản phẩm tương tự như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.
Một sản phẩm hàng hóa được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng,
tính độc đáo…hay là sự khác biệt thương hiệu, bao bì hơn hẳn so với các sản
phẩm hàng hóa cùng loại. Nhưng năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng
hóa lại được định đoạt bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sẽ không
có năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa cao khi năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm đó thấp. Ở đây cũng cần
phải phân biệt năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp. Đó là 2 phạm trù khác nhau nhưng có mối quan hệ
4
hữu cơ với nhau. Năng lực cạnh tranh của hàng hóa có được là do năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp tao ra nhưng năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp không chỉ do năng lực cạnh tranh của hàng hóa quyết định mà còn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên năng lực cạnh tranh của hàng
hóa có ảnh hưởng rất lớn và thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.Phân biệt khả năng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Nói một cách vắn tắt, khả năng cạnh tranh của sản phẩm là "cái chưa có nhưng
được giả định (dự báo) là sẽ có", chủ yếu dựa trên các tiêu chí về sản phẩm, nhu
cầu và tình hình thị trường. Còn năng lực cạnh tranh của sản phẩm là cái hiện
hữu,chủ yếu dựa trên tiêu chí về thị phần, sự thoả mãn của khách hàng và "chiến
lược đối phó" của các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm cùng loại. Việc phân tích,
đánh giá khả năng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm thường được
tiến hành đồng thời bằng 3 phương pháp: (1) đánh giá trực tiếp trên sản phẩm (tính
năng, chất lượng, giá cả, sự tiện ích, mẫu mã ); (2) đánh giá trực tiếp thị trường
(doanh số bán, thị phần, hệ thống phân phối ); (3) điều tra xã hội học - chủ yếu
qua phiếu thăm dò khách hàng (sự thoả mãn nhu cầu, sự nhận biết tên sản phẩm, sự
trung thành với nhãn hiệu ).
3. Đánh giá trực tiếp sản phẩm.


3.1.Tính độc đáo.
Đây là tiêu chí thể hiện rõ nhất năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Trong một
xã hội tiêu dùng, khi vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn lại, khi sự cạnh tranh về
chất lượng và giá cả được đẩy tới mức "kẻ tám lạng, người nửa cân" thì sự độc đáo
là yếu tố mà người tiêu dùng thường lựa chọn. Sự độc đáo có thể là kiểu dáng sản
phẩm. Sự độc đáo tạo ra một giá trị mới mà khách hàng muốn thông qua đó để thể
hiện giá trị của bản thân mình. Sự độc đáo về kiểu dáng ngày càng có "đất" phát
triển hơn khi sản phẩm gắn với một không gian nhất định như nhà hàng, khách sạn,
hội trường, hộ gia đình Các sản phẩm điện tử dân dụng, đồ gỗ nội thất thường
được thiết kế trên cơ sở nghiên cứu các không gian này. Sự độc đáo có thể là công
nghệ mới, và thường gắn với những tiện ích mới. Điều này thể hiện rõ ở các sản
phẩm phương tiện giao thông (máy bay, ôtô, xe máy ), sản phẩm điện tử dân dụng
(ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy bơm ), dụng cụ quang học (máy ảnh, máy quay phim,
phương tiện trắc địa ). Ở thị trường Việt Nam, nổi bật nhất là các sản phẩm ti vi,
máy giặt, điều hoà, máy ảnh, máy quay phim được các nhà sản xuất liên tục đưa
ra những tính năng, tiện ích mới rất thấp dẫn người tiêu dùng.
3.2.Chất lượng.
5
Thể hiện ở giá trị sử dụng và thời gian sử dụng. Chất lượng sản phẩm ngày nay
được hiểu một cách linh hoạt hơn, không chỉ có các chỉ tiêu kỹ thuật thuần tuý mà
gắn với từng đối tượng tiêu dùng. Nhà sản xuất thường chủ động nhằm vào một
phân khúc thị trường nào đó (có thể hiểu là một đối tượng khách hàng nhất định) để
đề ra chiến lược chất lượng của mình. Nhà sản xuất lớn thường chọn toàn bộ các
phân khúc thị trường, do đó có nhiều chiến lược chất lượng cho mỗi dòng sản phẩm
nhằm vào một phân khúc thị trường cụ thể. Chất lượng còn gắn với vòng đời sản
phẩm. Thí dụ sản phẩm máy ảnh tiêu thụ ở thị trường Việt Nam thường có vòng
đời từ 3 - 5 năm, hoặc từ 5 - 10 năm tuỳ theo đối tượng sử dụng (chơi ảnh hay làm
nghiệp vụ).
3.3. Giá.
Việc định giá cho sản phẩm gắn với giá trị sử dụng, thời gian sử dụng nhu cầu

thị trường. Nhưng xét theo tính "động" của thị trường thì không phải với một sản
phẩm cùng loại, chất lượng tương đương, sản phẩm nào có giá thấp hơn sẽ có tính
cạnh tranh hơn. Vì người ta có thể dùng các công cụ khác hỗ trợ như tặng quà
khuyến mãi, làm tốt công tác bảo hành thay vì hạ giá.
Tính độc đáo, chất lượng, giá là 3 mặt cạnh tranh của sản phẩm. Tuỳ từng phân
khúc thị trường, có thể nhấn mạnh hơn đến một mặt cạnh tranh nào đó nhưng
không thể bỏ 2 mặt cạnh tranh còn lại.
3.4.Đánh giá trực tiếp thị trường .

Hai thông số phổ biến nhất thể hiện năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị
trường là thông số tuyệt đối (doanh số bán ra) và thông số tương đối (thị phần). Tuỳ
từng trường hợp mà các thông số này có ý nghĩa khác nhau phần lớn các trường
hợp, thông số tuyệt đối quan trọng hơn thông số tương đối. Ví dụ: Một Công ty
kinh doanh (1) giấy than có doanh số 90 triệu đồng, chiếm 90% thị phần. Một công
ty kinh doanh (2) máy điều hoà, thị phần chiếm 3%, doanh số bán 15 tỷ đồng, trong
khi đối thủ cạnh tranh mạnh nhất chiếm 5% ta có thể kết luận sản phẩm của công ty
(2) có năng lực cạnh tranh vì doanh số bán lớn, đủ bù đắp chi phí hoạt động và
khoảng cách với đối thủ mạnh nhất không quá xa còn sản phẩm của công ty (1)
không có năng lực cạnh tranh. Vì doanh số bán ra nhỏ, không đủ bù đắp chi phí
hoạt động của công ty. Trong trường hợp doanh số tuyệt đối lớn, thị phần tương
đương với các đối thủ cạnh tranh người ta phân tích thêm các yếu tố hệ thống phân
phối, khả năng cung ứng hàng nhanh
6
4. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa:
4.1. Sản phẩm chủ lực.
Xác định các sản phẩm công nghiệp chủ lực thực chất là cơ cấu lại các ngành
công nghiệp nhằm xây dựng một cơ cấu công nghiệp hợp lý. Để xác định sản phẩm
chủ lực thường dựa vào các tiêu chuẩn sau:
- Tỷ trọng của sản phẩm đó được tạo ra trong GDP phải cao.
- Đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách.

- Phải gây được hiệu quả tốt theo phản ứng dây chuyền đến sự phát triển các
ngành công nghiệp khác hoặc có tác động lôi kéo các ngành khác phát triển theo.
- Góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
- Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
- Khả năng cạnh tranh cao.
- Tiềm năng thị trường tương đối lớn.
- Hiệu quả kinh tế cao.
Có nhiều nhân tố tác động đến phát triển sản phẩm chủ lực:
° Nhân tố thị trường, một sản phẩm sở dĩ phát triển được trong cơ chế thị
trường là do sản phẩm ấy đáp ứng được các nhu cầu của thị trường nội địa và thị
trường nước ngoài, đồng thời với yêu cầu sản phẩm của ngành phải có chất lượng
cao, giá thành hạ, giá bán cạnh tranh được với những sản phẩm cùng loại của các
nước trong khu vực và trên thế giới.
° Nhân tố tiến bộ kỹ thuật, tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tác động rất mạnh
mẽ đến việc phát triển các sản phẩm và nâng cao năng suất lao động, do đó hàng
hoá có chất lượng cao nhưng chi phí sản xuất thấp đáp ứng nhu cầu cạnh tranh, từ
đó sản phẩm công nghiệp được thị trường tín nhiệm.
° Hiệu quả kinh tế - xã hội, hiệu quả kinh tế thể hiện trong việc sử dụng tài
nguyên, lao động, vốn hợp lý và có hiệu quả trong phát triển sản phẩm.
Hiệu quả xã hội thể hiện cụ thể trong việc giải quyết công ăn việc làm cho
người lao động. Kinh nghiệm của một số nước đang phát triển như An Độ trước
đây hay Trung Quốc hiện nay cho thấy nếu quá chú trọng đến hiệu quả xã hội, rốt
cuộc lại không đạt được hiệu quả xã hội. Ví dụ, việc duy trì quá lâu những ngành
sử dụng nhiều lao động nhưng đã mất tính cạnh tranh trên thị trường sẽ dẫn đến sự
thua lỗ và phá sản của các xí nghiệp, hậu quả là công nhân mất việc làm.
7
4.2.Sản phẩm có khả năng cạnh tranh.
Một sản phẩm được coi là có sức cạnh tranh và có thể đứng vững khi có mức
giá thấp hơn hoặc khi cung cấp các sản phẩm tương tự với chất lượng hay dịch vụ
ngang bằng hay cao hơn.

Theo lý thuyết thương mại truyền thống, năng lực cạnh tranh được xem xét
qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất lao động.
Theo M. Porter, năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào khả năng khai thác các
năng lực độc đáo của mình để tạo sản phẩm có giá phí thấp và sự dị biệt của sản
phẩm.
Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải xác định lợi thế
cạnh tranh của mình. Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm được hiểu là những thế
mạnh mà sản phẩm có hoặc có thể huy động để đạt thắng lợi trong canh tranh. Có
hai nhóm lợi thế cạnh tranh:
- Lợi thế về chi phí: tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh.
Các nhân tố sản xuất như đất đai, vốn và lao động thường được xem là nguồn lực
để tạo lợi thế cạnh tranh.
- Lợi thế về sự khác biệt hóa: dựa vào sự khác biệt của sản phẩm làm tăng
giá trị cho người tiêu dùng hoặc giảm chi phí sử dụng sản phẩm hoặc nâng cao tính
hoàn thiện khi sử dụng sản phẩm. Lợi thế này cho phép thị trường chấp nhận mức
giá thậm chí cao hơn đối thủ.
Thông thường việc xác định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dựa vào 4
tiêu chí:
- Tính cạnh tranh về chất lượng và mức độ đa dạng hóa sản phẩm.
- Tính cạnh tranh về giá cả.
- Khả năng thâm nhập thị trường mới.
- Khả năng khuyến mãi, lôi kéo khách hàng và phương thức kinh doanh ngày
càng phong phú hơn.
Nhìn chung đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm phải xem xét các
mặt: chất lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm, tính đa dạng, mẫu mã, bao bì của
sản phẩm, uy tín thương hiệu của sản phẩm, nguồn hàng cung cấp ổn định, giá cả
sản phẩm và công tác Marketing sản phẩm.
Những sản phẩm có khả năng cạnh tranh là những sản phẩm có mức thuế
nhập khẩu thấp hoặc gần bằng không mà vẫn tồn tại và phát triển thì đó là những
sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.

8
Có nhiều nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm:
 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô, bao gồm:
- Tăng trưởng kinh tế là nhân tố tác động trực tiếp đến sức mua của xã hội,
tạo điều kiện để sản phẩm mở rộng quy mô sản xuất.
- Tài chính-tín dụng có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và khả
năng cạnh tranh của một sản phẩm, tăng trưởng nhanh phu thuộc vào khả năng của
khu vực tài chính trong việc huy động và phân bố có hiệu quả tín dụng vào sản xuất
các sản phẩm. Ngoài ra lãi suất tín dụng ảnh hưởng đến khả năng vay mượn của
các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm.
- Đầu tư mang lại động lực chủ yếu cho nâng cao khả năng cạnh tranh của
các sản phẩm. Đầu tư là yếu tố rất quan trọng có tính quyết định đến việc đẩy
nhanh tốc độ tăng sản xuất sản phẩm chủ lực.
- Mở cửa thương mại đòi hỏi nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm,
tăng xuất khẩu và tiến hành dỡ bỏ hàng rào nhập khẩu.
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển
các sản phẩm chủ lực. Tiến bộ kỹ thuật tác động quan trọng đến chi phí sản xuất và
chất lượng sản phẩm hàng hóa.
- Các chính sách vĩ mô trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, ứng dụng tiến bộ
khoa học công nghệ và huy động nguồn vốn tài chính cần thiết cho nâng cao khả
năng cạnh tranh và phát triển các sản phẩm chủ lực.
- Vị trí địa lý đóng vai trò quan trọng trong nâng cao khả năng cạnh tranh,
mở rộng thị trường của các sản phẩm do giảm chi phí vận chuyển, tăng giao lưu với
bên ngoài.
- Phát triển nguồn nhân lực tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nâng cao
khả năng cạnh tranh của các sản phẩm.
- Bối cảnh quốc tế như xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa đang gia tăng trở
thành đặc điểm mới nổi bật của nền kinh tế thế giới sẽ đưa đến các mặt thuận lợi,
những cơ hội cũng như những thách thức cho cạnh tranh của các sản phẩm.
 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô:

- Các nhà cạnh tranh tiềm tàng với quy mô sản xuất, sự khác biệt của
sản phẩm, quy mô vốn, chi phí, khả năng tiếp cận thị trường là nguy
cơ cạnh tranh cần xét tới.
9
- Mức độ cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh hiện tại phụ thuộc vào
số lượng đối thủ, quy mô đối thủ, tốc độ tăng trưởng sản phẩm, tính
khác biệt sản phẩm.
- Áp lực từ sản phẩm thay thế có cùng công năng phụ thuộc vào mức
giá, nếu giá cả sản phẩm cao khách hàng sẽ chuyển sang sử dụng sản
phẩm thay thế.
- Áp lực từ nguồn cung cho ra đời nhiều loại nguyên vật liệu mới có
tính ưu việt, cung cấp cho sản xuất với mục đích tạo ra sản phẩm mới
có nhiều ưu điểm hơn sẽ giành được ưu thế cạnh tranh
- Áp lực từ phía khách hàng buộc tập trung thỏa mãn khách hàng với
chất lượng sản phẩm tốt, mới lạ và chất lượng phục vụ khách hàng
cao.
4.3 Chọn lựa các sản phẩm chủ lực có khả năng cạnh tranh.
Để hình thành và phát triển các sản phẩm chủ lực có khả năng cạnh tranh một
cách cơ bản các sản phẩm này phải đạt được những tiêu chuẩn đặt ra.
- Sử dụng tốt nhất những lợi thế hiện có.
- Có chỉ số giá thành thấp, chi phí sản xuất thấp.
- Chất lượng sản phẩm cao.
- Hiệu quả kinh tế cao.
- Năng lực sản xuất lớn.
- Góp phần quan trọng trong việc phát triển nhanh và bền vững nền
kinh tế.
- Có khả năng góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
tác động dây chuyền đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.
- Gia tăng doanh số cho xuất khẩu.
- Tạo thêm công ăn việc làm.

10
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA CÁC
DÒNG XE MÁY HIỆN NAY.
I. Khái quát về thị trường xe máy ở Việt Nam.
1. Khát quát chung.
Trong gần 20 năm qua, nhờ những nỗ lực và quyết tâm của toàn
Đảng và toàn dân ta trong việc thực hiện các chủ trương và chính sách
đúng đắn của Đảng, nền kinh tế Việt Nam đã và đang đạt được những
thành tựu quan trọng và có tính bước ngoặt trên con đường xây dựng
và đổi mới đất nước. Việc thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với
nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới đã làm cho nền
kinh tế Việt Nam phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể. Tốc
độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đạt trên
7%/năm trong nhiều năm, đặc biệt là giai đoạn 1991-1995 (đạt trên
8,2%/năm). GDP bình quân đầu người giai đoạn 1996-2000 là 462
USD, ước thực hiện giai đoạn 2001-2005 là 600 USD. Nguồn vốn đầu
tư trực tiếp nước ngòai (FDI) giai đoạn 2001-2005 cả cấp mới và bổ
sung đạt 15-16 tỷ USD, tăng gấp 1,5 lần so với giai đoạn 1996-2000.
Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, sau 20 năm tiến hành đổi mới, Việt
Nam đã đạt được một số thành tựu về xã hội, có tác động thúc đẩy nền kinh tế phát
triển. Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu giảm một nửa số người nghèo và
một nửa số người dân bị đói theo chuẩn quốc tế so với những năm đầu thập niên 90
chỉ trong khoảng 10 năm. Cụ thể: trong giai đoạn 2002-2004, mức sống - thể hiện
11
qua chi tiêu của hộ gia đình, đã được cải thiện rõ rệt. Tính chung cả nước, chi tiêu
hộ gia đình theo giá so sánh thời kì 2003-2004 đạt 328000 đồng, tăng bình quân
12,1%/năm. Như vậy sự phát triển của nền kinh tế đã có ảnh hưởng trực tiếp tích
cực đến đời sống của người dân. Đời sống của người dân từng bước đựơc cải thiện
và nâng cao rõ rệt.

Cũng như những nhu cầu tự nhiên như ăn, mặc, ở thì một nhu cầu khác cũng
không thể thiếu được đối với con người trong cuộc sống hiện nay đó là phương tiện
đi lại hay còn gọi là phương tiện giao thông. Và để đáp ứng đựơc nhu cầu đó của
người dân thì hàng loạt các phương tiện giao thông đã đựơc nghiên cứu, sản xuất
và đưa vào sử dụng như ô tô, xe máy, xe đạp điện…
Nếu như ở Việt Nam khoảng một hai thập niên trước đây, xe máy mang
tính thiểu số, được vị nể với tư cách là một sản phẩm tân kỳ, một tài sản lớn hơn là
một phương tiện giao thông thì trong những năm gần đây, chiếc xe máy đã trở nên
phổ biến hơn và hầu như trở thành phương tiện giao thông chính của đại đa số
người dân. Hiện nay, có những hộ gia đình có 1, 2 thậm chí có đến 3, 4 chiếc xe
máy trong nhà.
Trong cơ cấu tham gia giao thông đô thị ở Việt Nam, các số liệu cho biết: xe
máy chiếm vị trí đầu bảng với tỉ lệ khoảng 61% tổng các phương tiện giao thông.
Chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 2 triệu xe máy, ở Hà Nội thì con số
này khoảng hơn 1 triệu xe, còn không kể đến một số lượng xe không nhỏ ở các
vùng khác. Ngoài ra, đối với thu nhập bình quân của người Việt Nam hiện nay, xe
máy là sự lựa chọn phù hợp nhất – nó có giá cả tương đối phù hợp (nhiều xe máy
của Trung Quốc còn có giá rẻ).
2. Vị thế của dòng sản phẩm xe máy trong hoạt động kinh doanh hiện
nay.
12
Trước đây xe máy là một tài sản lớn,phải là những gia đình giàu
có mới có thể mua được. Nhưng ngày nay do nhu cầu về phương tiện đi lại
lớn,mức sống của người dân được nâng cao hơn,giá thành xe máy đã hạ
nhiều nên việc mua xe máy không còn là 1 vấn đề lớn. Từ năm 1995 trở
lại đây,bình quân số lượng xe máy tăng 400-500 ngàn xe/ năm,nhất là tại
các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…
Hiện nay, ở Việt Nam đã có trên 200 loại xe máy được sản xuất ,lắp ráp và
bán trong nước với đủ các thương hiệu: Honda, Yamaha, Suzuki,
Kawasaki của Nhật Bản ; Union của Hàn Quốc; VMDP của Đài Loan, đặc

biệt là xe máy có nguồn gốc từ Trung Quốc: Loncin; Lifan,Sundro…do
các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu, lắp ráp dưới dạng IKD.
Theo số liệu của cục CSGT (Bộ Công an), tính từ năm 1995, số lượng
xe máy lưu hành trong cả nước là 3.678.000 chiếc và tăng trung bình hàng
năm trên 11%. Chỉ tính riêng năm 2000, số xe máy tăng thêm là 1.135.327
xe. Theo số liệu của Bộ Thương mại trong 5 tháng đầu năm 2000 đã cấp
hạn ngạch nhập khẩu 418.000 bộ linh kiện xe máy cho các doanh nghiệp
lắp ráp IKD trong nước( so với 1999 chỉ có 216.000 bộ), nếu tính cả các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến hết tháng 5 năm 2000 đã nhập
khẩu 329.671 bộ linh kiện xe máy các loại. Những con số trên cho thấy,
tốc độ sử dụng xe máy ngày càng tăng nhanh, lượng xe máy sử dụng ở
Việt Nam phân bố không đồng đều trong tổng số 5.000.000 xe máy đang
lưu hành thì TP.Hồ Chí Minh có khoảng 1,75 triệu chiếc, Hà Nội là 1,1
triệu chiếc. Thêm nữa, theo số liệu điều tra mức bình quân đầu người/ xe ở
Việt Nam cũng chưa phải là cao so với các nước trong khu vực: Đài Loan
là 2 người/xe, Thái Lan là 9 người/xe, Việt Nam là 14,32 người /xe. Tuy
bình quân là như vậy nhưng lại phân bố không đồng đều tập trung ở các đô
13
thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh với tỉ lệ 4-5 người/xe, các tình biên
giới phía Bắc là 40 người/xe, các tỉnh miền núi là 80 người/xe.
Theo Hiệp hội Xe đạp xe máy Việt Nam, trong vài tháng gần đây, mức
tiêu thụ xe của các doanh nghiệp trong hiệp hội giảm trên 30%, cá biệt có
những đơn vị giảm tới một nửa so với thời điểm đầu năm nay. Bi đát nhất
là khối doanh nghiệp nhà nước. Với 22 đơn vị, 7 tháng đầu năm nay, khối
doanh nghiệp nhà nước chỉ sản xuất được gần 58.000 xe các loại, giảm
đến 34,4% so với cùng kỳ.
Theo ông Lê Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hiệp hội Xe đạp xe máy Việt
Nam có nói: “Ngành công nghiệp xe máy của Việt Nam có 52 đơn vị,
trong đó 7 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hiện đã xác lập
được chỗ đứng khá vững trên thị trường. Còn 45 doanh nghiệp trong

nước, chỉ khoảng một phần ba là có việc làm tương đối, đa số còn lại hoạt
động cầm chừng hoặc thường xuyên phải đóng cửa”.
Với mức tiêu thụ trên 1,5 triệu xe vào năm ngoái, thị trường xe máy
Việt Nam vẫn không đủ chỗ cho cả 52 doanh nghiệp cùng tồn tại. Việc
phát triển ồ ạt các cơ sở lắp ráp trong giai đoạn 1998-2002 đã đưa công
suất của ngành này vọt lên trên 3,2 triệu sản phẩm/năm. Tình trạng cung
vượt cầu quá xa làm cho cạnh tranh trên thị trường xe máy ngày càng trở
nên quyết liệt hơn.
II. Khả năng cạnh tranh của các dòng sản phẩm tại các doanh nghiệp
lắp ráp xe máy ở Việt Nam hiện nay.
1. Cạnh tranh bằng công nghệ.
Theo phân tích của các gia,ngành công nghiệp xe máy thế giới phát triển
5 giai đoạn cơ bản:
• Nhập khẩu linh kiện và lắp ráp.
• Thực hiện nội địa hóa đạt trên 70%.
14
• Thực hiện nội địa hóa đạt trên 90%, phát triển được công nghiệp
phụ trợ và các nhà cung cấp phụ kiện, phụ tùng.
• Kiểm soát được chất lượng sản phẩm và dịch vụ bán hàng, đủ
năng lực đáp ứng yêu cầu bộ 3chất lượng/ giá cả/ giao hàng và có
thể trực tiếp tham gia sản xuất xe.
• Thực hiện phân công hợp tác quốc tế và “xuất khẩu sản xuất”.
Hiện ngành công nghiệp Việt Nam đang ở đầu giai đoạn 3
của quá trình phát triển. Do mới phát triển lại trong quá trình hội
nhập nên các doanh nghiệp lắp ráp xe máy chịu sức ép gay gắt từ
phía các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là các dòng xe máy của các
hãng nước ngoài như Honda, Yamaha, Suzuki, Lifan, VMEP…
được lắp ráp ở Việt Nam.
Công nghệ ngày càng được cải tiến và được đưa vào lắp ráp. Các sản phẩm xe
máy lắp ráp tại Việt Nam với sự góp mặt của gần 700 loại linh kiện, chi tiết, phụ

tùng thể hiện sự tiến bộ nhanh về công nghệ, quản lý và tiếp cận thị trường. Tham
gia vào lắp ráp sản xuất xe máy, các công nghệ kỹ thuật mới nhất về đúc áp lực,
nhiệt luyện, gia công bề mặt, hàn, sơn mạ, ép phun nhựa đã được áp dụng có hiệu
quả. Các thiết bị máy móc tiên tiến nhất như gia công khuôn mẫu chính xác CNC,
máy đột dập công suất lớn, máy do không gian ba chiều 3D, máy ép phun nhựa
kích thước lớn, thiết bị sơn công nghiệp đã được đưa vào khai thác. Các hệ thống
quản lý chất lượng quốc tế ISO của Châu Âu, TQM của Nhật Bản cũng đã được áp
dụng. Chuyên môn hóa và hợp tác hóa đã được nâng lên một bước qua việc hình
thành hệ thống hợp tác liên kết giữa các DN lắp ráp với hàng trăm nhà sản xuất,
cung cấp phụ tùng, linh kiện. Trong 10 năm trở lại đây, các DN xe máy Việt Nam
đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, tăng rất cao so với đầu tư vào các ngành công nghiệp
khác. Các DN lắp ráp xe máy Việt như T&T, Sufat, Duy Thịnh, Phương Đông đã
có hệ thống nhà xưởng, cơ sở hạ tầng sản xuất và hệ thống quản lý chất lượng tiêu
15
chuẩn quốc tế, đáp ứng được sản xuất qui mô công nghiệp để ngành công nghiệp xe
máy Việt Nam có thể đứng vững trên thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của các
dòng sản phẩm xe máy.
2. Cạnh tranh bằng giá cả sản phẩm.
Cạnh tranh bằng giá cả sản phẩm được xem như là công cụ cạnh tranh
quan trọng nhất của các doanh nghiệp hiện nay, vì giá cả được xem như là
một trong những nhân tố chủ yếu tác động đến kết quả tiêu thụ sản phẩm
hàng hóa. Do đó có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp lắp ráp xe máy hiện nay. Vì thế mà xác định giá cả đúng sẽ đảm bảo
khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp, giúp thu lợi, tránh ứ đọng sản
phẩm, hạn chế được thua lỗ.
Giá của các xe máy lắp ráp phụ thuộc vào giá nguyên vật liệu lắp ráp.
Biện pháp giảm giá thành, giảm chi phí nguyên vật liệu đầu vào, giảm chi
phí trực tip cũng được khích lệ. Tuy nhiên đây là giải pháp cuối cùng mà các
doanh nghiệp này áp dụng vì nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh
nghiệp, giảm giá còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Chi phí kinh tế thấp.
- Khả năng bán hàng tốt, do đó có khối lượng bán tốt.
- Khả năng về tài chính tốt.
Các doanh nghiệp lắp ráp xe máy trong nước hiện nay đang gặp
phải nhiều khó khăn khi phải đối mặt với các cơ sở sản xuất xe máy
của Trung Quốc như Loncin, Lifan… với mức giá bán rẻ hơn rất
nhiều, hay các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài,có nguồn
vốn lớn nên có thể đưa ra nhiều biện pháp cạnh tranh về giá. Vì thế
các doanh nghiệp lắp ráp xe máy ở trong nước cần kết hợp nhuần
nhuyễn giữa giá cả và các bộ phận về chiết khấu với những phương
pháp bán mà doanh nghiệp đang sử dụng để thanh toán với xu thế trào
16
lưu của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp muốn giữ chân khách hàng
thì cần phải đưa ra mức giá bán hợp lí.
3. Cạnh tranh bằng chất lượng, mẫu mã sản phẩm.
Chất lượng cạnh tranh cũng là một trong những công cụ cạnh tranh không
kém phần quan trọng mà các doanh nghiệp đang áp dụng vì mục tiêu lâu dài
của công ty là nâng cao chất lượng sản phẩm xe máy lắp ráp để có thể cạnh
trganh được với các đối thủ cạnh tranh lớn. Các doanh nghiệp không phân
cấp chất lượng sản phẩm ra làm loại I, II mà chỉ có sản phẩm đạt yêu cầu hay
không đạt.những sản phẩm nào không đạt yêu càu sẽ được sửu chữa ngay tại
xưởng. Cuộc cạnh tranh về chất lượng, kiểu dáng sản phẩm là cuộc cạnh
tranh vô cùng ác nghiệt và gay gắt. Chúng ta phải tạo ra những sản phẩm
không những có chất lượng tốt mà kiểu dáng phải đẹp, phù hợp với thị hiếu
của người tiêu dùng. Ví dụ như, trong 3 luồng công nghệ sản xuất xe máy
hiện nay - công nghệ Nhật Bản (Honda, Yamaha, Suzuki), công nghệ Đài
Loan (SYM), công nghệ Trung Quốc - thì công nghệ Trung Quốc đang
chiếm ưu thế. Đây là dòng công nghệ ở mức trung bình, có nhiều công đoạn
thủ công, chất lượng sản phẩm trung bình, giá xe thấp do Công ty Lifan Việt
Nam và một số doanh nghiệp trong nước đảm nhận.

Do hạn chế về tài chính, trình độ quản lý và kỹ thuật, thiết kế mẫu nên
sản xuất xe máy trong nước thường đi theo những lối mòn kiểu dáng của
những hãng tên tuổi, áp dụng chiến thuật "sao chép-cải tiến" để tạo ra những
mặt hàng hết sức "vừa túi tiền".
Thời gian qua, mặc dù Chính phủ đã thực thi nhiều biện pháp nâng
tầm sản xuất trong nước (như yêu cầu tỉ lệ nội địa hóa cao ) và đã gặt hái
nhiều thành công trong lĩnh vực này. Nhưng nhìn chung, công nghiệp xe
máy trong nước vẫn chưa thoát ra khỏi hiện trạng gia công, lắp ráp và bắt
chước kiểu dáng. Hay đúng hơn, ngành hàng này (loại trừ khu vực FDI) vẫn
17
chưa có một cái tên cho đúng nghĩa.
Trong bối cảnh đó, thay vì củng cố chất lượng để tạo uy tín cho thương
hiệu của mình, nhiều doanh nghiệp lại hy sinh chất lượng để hạ giá thành
nhằm thu hút khách. Vì vậy các doanh nghiệp phải quan tâm đến chất lượng
sản phẩm cũng như uy tín thương hiệu của mình.
4. Cạnh tranh về phân phối và bán hàng.
Doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên riêng rất thuận tiện cho việc cung
cấp hàng hóa nhanh chóng, kịp thời cho khách hàng. Các doanh nghiệp có
khả năng đa dạng hóa các kênh và lựa chọn các kênh chủ lực, có một cơ cấu
sản phẩm đa dạng , sử dụng các đại lí làm kênh phân phối chủ yếu.
- Có hệ thống bán hàng phong phú, đặc biệt là hệ thống kho,các trung
tâm bán hàng ở khắp mọi nơi, các trung tâm này có cơ sở vật chất hiện
đại, tạo ấn tượng tốt cho khách hàng.
- Có nhiều biện pháp để kết dinh các kênh lại với nhau. Đặc biệt là
những biện pháp quản lí người bán và điều khiển người bán đó.
5. Cạnh tranh bằng các dịch vụ sau bán.
Như chúng ta đã biết, cạnh tranh trên thị trường xe máy Việt Nam rất
gay gắt. Cuộc cạnh tranh giờ đây không chỉ còn là cạnh tranh giữa chất
lượng, mẫu mã, kiểu dáng, giá cả nữa mà giờ đây thực sự là cuộc cạnh tranh
về thương hiệu sản phẩm. Mà bất kỳ một cuộc cạnh tranh nào về thương hiệu

sản phẩm cũng diễn ra rất gay gắt, quyết liệt. Vì thế, ngoài sản phẩm do
chính công ty mình sản xuất hay lắp ráp các hãng đã chú trọng, quan tâm đến
các dịch vụ chăm sóc khách hàng, hỗ trợ khách hàng…. điều này đã làm cho
người tiêu dùng Việt Nam hài lòng hơn về sản phẩm cũng như thương hiệu
của các doanh nghiệp.
Dịch vụ bảo dưỡng và bảo trì sản phẩm là quan trọng nếu muốn gây ấn
tượng tốt và tạo quan hệ lâu dài với khách hàng.
Về phía dịch vụ bảo hành của các hãng xe khác, đặc biệt là các xe máy
Trung Quốc thì hầu như không có. Chất lượng hay có thể hiểu là tuổi thọ hay
18
độ an toàn của những sản phẩm xe máy Trung Quốc thực sự là một vấn đề
không thể kiểm soát nổi. Những ông chủ các tập đoàn sản xuất xe máy
Trung Quốc thờ ơ với dịch vụ sau bán hàng trong khi luật pháp Việt Nam
vẫn chưa có những biện pháp xử lý nghiêm minh. Và thế là vấn đề chất
lượng của xe máy Trung Quốc thì chỉ có người sử dụng nó mới thấu hiểu. Có
những người tiền mất, tật mang, có những người phải chịu hậu quả đau xót
do việc sử dụng những chiếc xe máy Trung Quốc có độ an toàn thấp. Đó
cũng chính là nguyên nhân làm cho số vụ tai nạn giao thông ngày càng tăng
lên. Rồi cho đến khi những chiếc xe này bị hỏng thì “khổ chủ” của nó phải
mang tiền đi sửa, tiền sửa xe nhiều lần như vậy tính ra cũng gần bằng tiền
mua xe. Hầu như những chiếc xe này trước khi được đưa vào lưu thông,
người chủ của nó phải tiến hành thay thế, sửa chữa phụ tùng bởi sự cẩu thả,
vội vàng trong quá trình lắp ráp để kịp thời tung ra thị trường.
Qua đây cũng để cho chúng ta thấy chất lượng của xe máy Trung Quốc
đang thực sự bị “thả nổi” và hậu quả hoàn toàn thuộc về người tiêu dùng còn
trách nhiệm không thuộc về ai cả. Khách hàng khi sử dụng xe máy Trung
Quốc thì họ có thêm trách nhiệm là phải tự bảo dưỡng xe máy của mình.
19
Bảng biểu1: so sánh các doanh nghiệp lắp ráp xe máy trong nước với các
doanh nghiệp khác.

Loại hình Ưu điểm Nhược điểm
Cac doanh nghiệp lắp
ráp xe máy trong
nước.
Chủng loại sản phẩm
phong phú, đa dạng, giá
rẻ.
Chất lượng trung bình,
màu sắc chưa hấp dẫn,
Marketing kém.
Các doanh nghiệp có
vốn đầu tư tứ nước
ngoài (FDI).
Uy tín, chất lượng sản
phẩm cao, mẫu mã
đẹp,quảng cáo tốt, sản
phẩm phong phú.
Giá bán còn cao.
Các doanh nghiệp liên
doanh.
Giá rẻ, kênh phân phối
rộng, chất lượng khá.
Chưa có sản phẩm cao
cấp, quảng cáo xúc tiến,
bán hàng kém, chủng
loại, màu sắc chưa
phong phú,đa dạng.
III. Thực trạng về khả năng cạnh tranh của các dòng sản phẩm xe máy
tại các doanh nghiệp lắp ráp hiện nay.
Tính đến nay tổng đầu tư cho sản xuất, lắp ráp xe máy của 45 doanh nghiệp

trong nước là 3.200 tỷ đồng. Trong đó có 1 số công ty đầu tư lớn như: Công ty
Lisohaka (230 tỷ đồng ); công ty TNHH Thương mại T&T (220 tỷ đồng); công
ty cổ phần xe máy Hoa Lâm( 185 tỷ đồng); công ty sản xuất thương mại Tiến
Lộc( 140 tỷ đồng); công ty TNHH Sufat( 130 tỷ đồng).
Số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam cho thấy, nếu năm 1995 cả nước sản
xuất lắp ráp được 62.000 xe, thì đến năm 2004, sản lượng đã tăng gấp 23 lần.
Thời gian qua, tuy một số DN trong nước, như: Công ty T&T, Hoa Lâm,
Lisohaka, Công ty TNHH Đức Phương đã xuất khẩu xe sang thị trường Đông
20
Timo, Ănggôla, Đôminica, Nam Phi nhưng số lượng còn ít và mang tính chất
thăm dò là chính. Các công ty này có thị phần – quy mô khá lớn về mặt hàng lắp
ráp trên thị trường Việt Nam,sản phẩm không kém phần phong phú, đa dạng,
giá cả đủ mọi thể loại, vốn đầu tư lớn và liên tục được bổ sung( năm 2004, công
ty T&T bổ sung 25,97 tỷ đồng; công ty TNHH Hoa Lâm 89,8 tỷ đồng; công ty
Vinagimex 69,4 tỷ đồng …)
1. Công ty TNHH thương mại T&T( Hưng Yên).
Được thành lập từ năm 1993, đến nay có thể nói T&T Motor
thuộc Tập đoàn T&T, là một trong những đơn vị sản xuất, lắp ráp
xe gắn máy trong nước được đầu tư một cách bài bản. Đến nay,
sau hơn 10 năm hoạt động, T&T không những lớn mạnh và phát
triển cả về quy mô sản xuất, chất lượng lao động mà đặc biệt là
chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.
Với mức đầu tư ban đầu trên 21,5 triệu USD, Tập đoàn T&T
đã chọn xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp xe gắn máy quy mô
trên diện tích 70.000m2 tại thị trấn Bần, huyện Yên Nhân, tỉnh
Hưng Yên. Đi vào hoạt động theo đúng chiến lược quy hoạch phát
triển ngành công nghiệp xe máy trong nước, tập đoàn đã đầu tư
dây chuyền thiết bị hiện đại, chuyển giao công nghệ của các nước
tiên tiến.
Sau nhiều năm đi vào sản xuất, đến nay T&T Motor đã nâng

tỉ lệ nội địa hóa xe máy lên gần 90%, những chiếc xe máy đầu tiên
mang thương hiệu Việt được đưa ra thị trường có chất lượng tốt,
giá cả vừa phải, được người tiêu dùng trong cả nước đón nhận.
Được sản xuất trên dây chuyền thiết bị công nghệ cao, giàn máy
CNC với các chức năng như phay, tiện , được vận hành tự động
21
dựa trên chương trình được lập trình sẵn đã sản xuất các chi tiết
động cơ có độ chính xác rất cao.
Máy đúc áp lực cũng là một thiết bị kỹ thuật tiên tiến, chuyên
gia công và đúc các chi tiết nhôm như bưởng máy của động cơ,
mang cá, đầu bò đã nâng chất lượng xe lên đến một trình độ nhất
định. Những sản phẩm xe máy nguyên chiếc do T&T Motor sản
xuất như Majesty, Mikado, Favour, Ferroli với đa chủng loại
như xe số, xe côntay và xe tay ga đã đáp ứng cho thị trường với
gía cả phù hợp cho người tiêu dùng trong nước. Hiện nay mỗi năm
tập đoàn T&T cho ra đời trên 300.000 xe máy, cung cấp cho các
doanh nghiệp chuyên sản xuất, lắp ráp xe gắn máy có quy mô lớn
trên toàn quốc và một hệ thống phân phối rộng lớn trên 64 tỉnh
thành.
Ngoài ra, động cơ xe máy T&T còn được xuất khẩu sang
các nước trong khu vực. Chính với sự nỗ lực trên, sản phẩm xe
máy và động cơ của tập đoàn T&T không những được chứng nhận
chất lượng ISO 9001-2000 mà còn đạt nhiều giải thưởng trong
nước. Gần đây nhất, xe máy T&T được chứng nhận là sản phẩm
công nghiệp chủ lực của thành phố Hà Nội, góp phần nâng cao uy
tín và chất lượng cho xe máy thương hiệu Việt.
2. Công ty TNHH SuFat( Hưng Yên).
Tranh thủ sự hợp tác của các chuyên gia hàng đầu Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan, bằng những bước đi mạnh bạo, Sufat là đơn
vị tiên phong trong đầu tư, nghiên cứu chuyển giao công nghệ, tạo

ra được kiểu dáng xe cho riêng mình, khoảng 5 năm qua đã dần
chiếm lĩnh thị trường nội địa. “Dân số VN đông, trong đó hơn
70% là nông dân với thu nhập thấp, nên việc Cty đưa ra những sản
22
phẩm giá rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng, mẫu mã đẹp là hướng đi
đúng đắn.
Ngoài các nhãn hiệu xe máy đã được người tiêu dùng đón
nhận như Backhand II, Retot, Rendo, Backhand Sport và 2 mẫu xe
sắp tới, Sufat còn cung cấp cho thị trường nhiều loại sản phẩm
phong phú như động cơ xe máy, khung xe, các sản phẩm nhựa,
nhôm đúc… Nhà máy được trang bị hệ thống dây chuyền lắp ráp
hiện đại công suất 170.000 xe/năm và 250.000 động cơ/năm.
Hiện Sufat đã chiếm hơn 7% thị phần xe máy nội địa, hơn nữa còn
vươn ra nhiều thị trường quốc tế như Đài Loan, Bangladesh, Lào,
Campuchia, Thái Lan… và mới đây đã thử nghiệm xuất khẩu sang
thị trường châu Âu khó tính, bước đầu đã được đón nhận. Về
những dự định tương lai, ông Phạm Cường cho biết: Dự tính năm
tới, Sufat sẽ đưa ra thị trường VN khoảng 4.000 xe và xuất khẩu
5.000-6.000 chiếc.
Sau một chặng đường của quá trình phát triển, doanh nghiệp
đã lớn mạnh không ngừng cả về quy mô và năng lực sản xuất kinh
doanh. Thương hiệu SUFAT đã bước đầu được khẳng định trên
thương trường gắn liền với uy tín về chất lượng sản phẩm.
Cùng với sự lớn mạnh của ngành xe máy Việt Nam, SUFAT
bắt đầu chuyển từ đầu tư chiều rộng sang đầu tư chiều sâu, đặc
biệt là cho thiết kế và nghiên cứu sản phẩm mới.
Đặc biệt, kế hoạch đầu tư xây dựng một trung tâm thiết kế xe
máy hiện đại đầu tiên ở VN với chu trình khép kín đang được
Sufat triển khai, từ thiết kế ý tưởng đến tạo mẫu, scan, CAD/CAM
và gia công CNC. Với trung tâm này, Sufat hy vọng không ngừng

đa dạng hóa sản phẩm với những cải tiến phù hợp, đảm bảo mỗi
23
năm cung cấp 1-2 mẫu xe mới để thêm nhiều lựa chọn cho người
tiêu dùng VN, nhất là đối tượng có thu nhập trung bình thấp.
Hiện tại SUFAT đã có một trung tâm nghiên cứu và phát
triển sản phẩm kỹ thuật cao tại Việt Nam với quy mô đầu tư
khoảng 20 triệu USD và trở thành doanh nghiệp xe máy trong
nước đầu tiên có khả năng tự nghiên cứu, thiết kế và phát triển sản
phẩm.
3. Công ty TNHH Hoa Lâm( Bình Định).
Ngày 26/12/2004 đánh dấu một sự kiện trọng đại trong
ngành xe máy nói riêng và nền công nghiệp Việt Nam nói chung
khi Tập đoàn xe máy số 1 Đài Loan – KYMCO và Công ty Cổ
phần xe máy Hoa Lâm – một trong những Công ty xe máy hàng
đầu tại Việt Nam đã chính thức ký kết hợp tác, thành lập CÔNG
TY CỔ PHẦN XE MÁY HOA LÂM KYMCO. Công ty chuyên
sản xuất các loại xe tay ga với kiểu dáng đa dạng, mẫu mã đẹp có
khả năng cạnh tranh với các hãng xe tay ga nổi tiếng của Honda,
Yamaha, SYM như: CLICK, SCR, Mio, NOUVO, Attila
4. Các hãng xe khác.
Ngoài ra còn 1 số công ty như:
• Công ty TNHH Đức Phương.
• Công ty TNHH Nguyễn Thành.
• Công ty TNHH Duy Thịnh.
• Công ty TNHH sản xuất thương mại Tiến Lộc.
• Công ty cổ phần Lisohaka.
• Công ty TNHH Hoàng Huy.
24
• Công ty Vinagimex.
• Công Honlei Việt Nam.

Bảng biểu 2: Thị phần và 1 số điểm mạnh,điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh chủ
yếu.
Điểm mạnh (S):
• Gía sản phẩm thấp.
• Công nghệ lắp ráp tiên tiến tại
Việt Nam.
• Có uy tín, quan hệ tốt với khách
hàng.
• Mạng lưới phân phối rộng.
• Bộ máy quản lí tốt.
• Đội ngũ lao đọng trẻ, năng động.
• Dịch vụ sau bán hang tốt.
Điểm yếu (W ):
• Cơ cấu sản phẩm chưa hợp lí.
• Hoạt động Marketing chưa được chú
trọng.
• Cung cấp loại, màu sắc, sản phẩm
chưa đa dạng, phông phú.
• Lượng linh kiện nhập khẩu nhiều.
• Thiếu vốn cho công tác đầu tư phát
triển và 1 số hoạt động khá.
• Trình độ công nghệ thấp, cán bộ quản
lí còn thiếu kinh nghiệm.
Văn hóa tổ chức chưa được quan tâm
chú trọng.
Cơ hội (O ): Nguy cơ (T ):
25

×