Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Thảo luận Phân tích sự biến động của giá dầu mỏ thế giới trong 10 năm qua và dự đoán về xu hướng biến động trong tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 29 trang )

Phân tích giá dầu và dự đoán xu hướng trong tương lai
Mục lục
A. LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………2
B. NỘI DUNG 2
1 Tình hình cung – cầu dầu thô trên thế giới 2
1.1 Các nước xuất khẩu dầu thô chính 2
1.2 Các nước nhập khẩu chính 4
2 Biến động giá dầu thô 7
2.1 Giai đoạn 1997 đến 2003 7
2.2 Giai đoạn 2004 đến nay: 8
3 Nguyên nhân của sự biến động giá xăng dầu trên thế giới 10
3.1 Giai đoạn tăng giá: 10
3.2 Giai đoạn giảm giá: 13
4 Dự báo giá dầu mỏ thế giới giai đoạn 2009 – 2030: 15
4.1 Dự báo nguồn cung dầu mỏ 15
4.1.1 Trữ lượng dầu mỏ thế giới 15
4.1.2 Dự báo nguồn cung 16
4.2 Dự báo nhu cầu dầu mỏ của thế giới 19
4.2.1 Dự đoán sự phát triển của nền kinh tế thế giới 19
4.2.2 Dự báo nhu cầu dầu mỏ 21
4.3 Dự báo giá dầu mỏ thế giới 25
C. KẾT LUẬN 29
A. LỜI MỞ ĐẦU
Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, đặc biệt quan trọng cho phát triển kinh
tế và đời sống xã hội ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, giá xăng
dầu trên thế giới là yếu tố nhạy cảm, biến động hàng giờ dưới những tác
động của rất nhiều các yếu tố về kinh tế - chính trị và xã hội. Mỗi một sự
tăng, giảm của giá xăng dầu đều có tác động trực tiếp tới giá cả của hầu hết
các sản phẩm, dịch vụ trong nền kinh tế và điều đó sẽ ảnh hưởng ngay tới lợi
1
Phân tích giá dầu và dự đoán xu hướng trong tương lai


ích của các đối tượng: doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp sử
dụng xăng dầu, người tiêu dùng và nhà nước. Do vậy, nghiên cứu sự biến
động giá dầu mỏ là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết, giúp các quốc gia
đưa biện pháp giữ ổn định giá xăng dầu
Xuất phát từ mong muốn tìm hiểu về thị trường dầu mỏ- mặt hàng được
xem là vàng đen của thế giới, chúng em đã lựa chọn đề tài: ‘ Phân tích sự
biến động của giá dầu mỏ thế giới trong 10 năm qua và dự đoán về xu hướng
biến động trong tương lai’.
Tuy đã rất cố gắng nhưng bài viết của chúng em không tránh khỏi
những sai sót trong quá trình thu thập số liệu và đưa ra nhận xét, chúng em
rất mong nhận được sự góp ý của thầy để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện
hơn.
B. NỘI DUNG
1 Tình hình cung – cầu dầu thô trên thế giới
1.1 Các nước xuất khẩu dầu thô chính
Xét về khía cạnh cung, có thể khẳng định thị trường dầu mỏ bị chi phối
bởi một số nước sản xuất dầu lửa. Những quốc gia sản xuất dầu chủ yếu trên
thế giới, bao gồm các nước thuộc nhóm OPEC và các nước ngoài OPEC
OPEC là một tổ chức đa chính phủ được thành lập bởi các nước Iran,
Iraq, Kuwait, Ả Rập Saudi và Venezuela trong hội nghị Bagdad( từ 10 tháng
2
Phân tích giá dầu và dự đoán xu hướng trong tương lai
9 năm 1960). Các thành vieenn Qatar(1961), Indonesia(1962), Libya(1962),
Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất(1967), Algerie(1969) và
Nigeria(1971) lần lượt tham gia tổ chức sau đó. Ecuador(1973-1992) và
Gabon(1975-1994) cũng từng là thành viên của OPEC. Trong những năm
đầu tiên trụ sở của OPEC đặt ở Geneve, Thụy Sĩ, sau đấy chuyển về Wien,
Áo từ tháng 9 năm 1965. Hiện nay tổ chức này có 12 thành viên, khai thác
khoảng 40% tổng sản lượng dầu mỏ trên thế giới và nắm giữ khoảng 3/ 4 trữ
lượng dầu thế giới. Chúng ta có thể kể tên một số nước tiêu biểu trong khối

OPEC như sau:
Algeria là thành viên lớn nhất của tổ chức OPEC và là đất nước lớn thứ 2
ở châu Phi. Tổng giá trị xuất khẩu của đất nước này là 57.8 triệu đô, trong
đó giá trị xuất khẩu dầu thô là 38.3 triệu đô chiếm khoảng 66,3 %. Hassi
Mesaoud là mỏ dầu lớn nhất của Algeria, với ước tính 6,4 tỷ thùng dầu dự
trữ đã được phát hiên, sản xuất 400000 thùng một ngày.
Thành viên sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai của châu Phi là Angola. Tốc độ
tăng trưởng ấn tượng của đất nước này được thúc đẩy bởi lĩnh vực dầu mỏ
của họ. Sản xuất dầu và các hoạt động hỗ trợ đóng góp khoảng một nửa tổng
sản phẩm quốc nội của quốc gia và 90% xuất khẩu. Đây là đất nước có giá
trị xuất khẩu dầu mỏ chiếm tới 95,9 % tổng giá trị xuất khẩu.
Với diện tích 1648000 km
2
và dân số trên 75 tỷ người, Iran là đất nước
xuất khẩu dầu mỏ khá lớn trên thế giới. Mỗi ngày Irand xuất khẩu khoảng
3,7 triệu thùng, tổng giá trị xuất khẩu dầu mỏ là 71,57 tỷ $, chiếm khoảng
85% tổng giá trị xuất khẩu của nước này.
Đặc biệt là Nigeria, dù là nước thứ 12 trong danh sách các nước sản xuất
dầu mỏ với 2,2 triệu thùng dầu mỗi ngày, nhưng đây lại là quốc gia xuất
khẩu dầu lớn thứ 4 trên thế giới với 2,1 triệu thùng một ngày.
3
Phân tích giá dầu và dự đoán xu hướng trong tương lai
Bên cạnh OPEC, các nước ngoài khối OPEC (Non-OPEC) cũng đóng vai
trò rất quan trọng cung cấp khoảng 40% sản lượng dầu thế giới, vậy nên việc
xuất khẩu dầu mỏ của những nước này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến
thị trường dầu thế giới. Đứng đầu là Nga với sản lượng 9,5 triệu thùng dầu
mỗi ngày và xuất khẩu 5,4 triệu thùng trong số đó. Tiếp theo là Nauy xuất
khẩu 2,6 triệu thùng mỗi ngày và là nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới( năm
2008) . Ngoài ra, Trung Quốc, Mỹ, Canada, Mexico, Đan Mạch, Congo,
Azerbaijan, Brunei, Romania, Peru,… cũng là những quốc gia sản xuất và

xuất khẩu dầu lớn của thế giới.
Như vậy chúng ta có thể nhận thấy trữ lượng dầu trên thế giới phân bố
không đều và phụ thuộc rất lớn vào lượng dầu xuất khẩu từ các nước Trung
Đông- khu vực được coi là bất ổn nhất của thế giới
1.2 Các nước nhập khẩu chính
Dầu khí cung cấp nguồn năng lượng cho tất cả các nghành kinh tế, đặc
biệt quan trọng với những nghành như giao thông vận tải, các hãng sản xuất
ô tô, công nghiệp hóa dầu. Mặc dù con người đã ra sức tìm kiếm những
nguồn năng lượng thay thế, như thủy điện, năng lượng mặt trời, gió, năng
lượng hạt nhân… song chúng đều có những hạn chế nhất định. Xét về mặt
kinh tế cũng như tính năng kỹ thuật không có nguồn năng lượng nào có thể
hiệu quả hơn sản phẩm từ dầu khí. Vì vậy nhu cầu về sản phẩm này không
ngừng gia tăng ở các nước phát triển. Điển hình là nước Mỹ, mặc dù tổng
dân số chưa quá 5% tổng số của thế giới nhưng nước này tiêu thụ tới 25% số
lượng dầu thô thế giới. Trong khi đó lượng dầu nước Mỹ sản xuất chỉ đáp
ứng được 50% nhu cầu nội địa, còn lại nước này phải nhập khẩu từ các nước
khác. Năm 2008, Mỹ nhập khẩu khoảng 12,4 triệu thùng một ngày, như vậy
bình quân mỗi năm một người Mỹ dùng 30 thùng dầu. Với con số này, nước
4
Phân tích giá dầu và dự đoán xu hướng trong tương lai
Mỹ được xem là thị trường tiêu thụ và nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới. Bởi
thế bất cứ một sự tăng trưởng hay suy giảm trong nền kinh tế Mỹ đều ảnh
hưởng rất lớn đến nhu cầu dầu của thế giới. Sau Mỹ là Nhật Bản- đất nước
phát triển lớn thứ 2 thế giới. Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng quốc
tế(IEA), Nhật Bản tiêu thụ khoảng 4,42 triệu thùng/ngày trong năm 2010 và
là nước tiêu thụ lớn thứ 3 trên thế giới.
Cùng với các nước phát triển, các nước đang phát triển trong quá trình
công nghiệp hóa của mình cũng cần lượng dầu mỏ rất lớn. Đứng đầu là
Trung Quốc – đất nước đông dân nhất và là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới từ
năm 2011. Tiêu thụ dầu của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng trong

những năm gần đây, mang lại một sự phụ thuộc tương xứng vào dầu mỏ
nước ngoài. Theo dữ liệu của nước này, lượng dầu thô nhập khẩu chiếm tới
43% lượng dầu tiêu thụ trong năm 2006, 46% trong năm 2007, 49,8% trong
năm 2008, 51% trong năm 2009, và 53,7% trong năm 2010, trung bình
khoảng 2% tốc độ tăng trưởng hàng năm.
5
Phân tích giá dầu và dự đoán xu hướng trong tương lai
Cùng với Trung Quốc, sự phát triển kinh tế nhanh chóng trong vòng
một thập kỷ qua của Ấn Độ đẫ khiến nhu cầu năng lượng của nước này ngày
càng lớn. Xếp thứ 6 thế giới về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu, Ấn Độ có thể đáp
ứng 70%-80% nhu cầu của mình thông qua việc nhập khẩu dầu thô.
Từ đây có thể khẳng định rẳng: Nhu cầu dầu mỏ thế giới đã tăng lên rất
nhiều trong thời gian qua. Nhu cầu này không chỉ dừng lại ở các nước phát
triển mà liên tục mở rộng, tăng cao ở các nước đang phát triển, đặt ra một
gánh nặng lớn về nguồn cung-cầu dầu mỏ của thế giới.
6
Phân tích giá dầu và dự đoán xu hướng trong tương lai
2 Biến động giá dầu thô
Từ sự phân tích nguồn cung và nguồn cầu dầu mỏ ở phần trên, ta có thể
đưa ra phỏng đoán: giá cả của xăng dầu trên thế giới phụ thuộc vào nhiều
yếu tố cung- cầu, do đó sẽ luôn luôn biến động và khó có thể dự báo trước
chính xác. Và thực tế đã chứng minh điều đó là hoàn toàn đúng đắn. Dưới
đây là biểu đồ giá dầu thô từ 1960-2011:
Giá dầu thô thế giới từ 1960-2011
Để thấy rõ hơn những biến động trong giá dầu, chúng ta sẽ phân tích sự
biến động của giá dầu trong 2 giai đoạn: từ năm 1997-2003 và từ năm 2004-
2010
2.1 Giai đoạn 1997 đến 2003
Vào tháng 12/1997, OPEC tăng hạn ngạch thêm 2.5 triệu thùng/ngày
(10%) lên 27,5 thùng/ngày có hiệu lực từ ngày 1/1/1998. Giá dầu rơi vào

vòng xoáy giảm giá khi mà mức tiêu thụ thấp hơn đi liền với mức sản lượng
cao hơn từ OPEC. Trước tình hình đó, OPEC đã cắt giảm hạn ngạch 1,25
triệu thùng/ngày vào tháng 4 và tiếp 1,335 triệu thùng/ngày vào tháng 7. Giá
7
Phân tích giá dầu và dự đoán xu hướng trong tương lai
tiếp tục giảm hết tháng 12/1998 và đứng ở mức 12 USD/thùng. Từ đầu năm
1998 đến đầu giữa 1999, sản lượng của OPEC đã giảm 3 triệu thùng/ngày và
đã khiến giá dầu tăng lên trên 25USD/thùng.
Với vấn đề Y2K (một sự cố máy tính toàn cầu về thời gian khi chuyển
giao giữa năm 1999 và 2000) và sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ cũng
như thế giới, giá tiếp tục tăng vào năm 2000 và đạt mức 35 USD vào tháng
10/2000 (mức cao nhất tính từ năm 1981).
Sau năm 2000, kinh tế toàn cầu giảm sút, đặc biệt là từ sau sự kiện khủng
bố 11/9/2001 tại Mỹ, giá dầu thế giới càng giảm mạnh. Năm 2001, mỗi
thùng dầu chỉ còn 20 USD/thùng, giảm 35% so với trước. Nhu cầu nhiên
liệu giảm mạnh cũng góp phần vào sự giảm giá dầu.
Trong điều kiện bình thường, sự giảm giá dầu ở mức độ đó sẽ dẫn tới
một đợt cắt giảm sản lượng của OPEC nhưng do điều kiện chính trị không
phù hợp, OPEC đã hoãn việc cắt giảm thêm đến tận tháng 1/2002.
Sau tháng 1/2002, OPEC cắt giảm tiếp 1,5 triệu thùng/ngày và các nước
ngoài OPEC cũng tham gia việc cắt giảm sản lượng trong đó có cả Nga với
mức cắt giảm cam kết là 462.500 thùng/ngày. Điều này đã đem lại kết quả
mong muốn của OPEC khi mà giá dầu tăng lên mức 25USD/thùng vào
tháng 3/2002.
Sau đó, OPEC tăng sản lượng thêm 2,8 triệu thùng/ngày vào tháng 1 và
tháng 2/2003. Với sự phát triển mạnh của kinh tế, nhu cầu dầu từ Mỹ và các
nước châu Á đã tăng một cách chóng mặt. Vào giữa năm 2002, sản lượng
dầu tiềm năng là 6 triệu thùng/ngày nhưng đến giữa năm 2003 đã giảm
xuống dưới 2 triệu thùng khiến giá dầu tăng lên đến 28USD/thùng.
2.2 Giai đoạn 2004 đến nay:

8
Phân tích giá dầu và dự đoán xu hướng trong tương lai
Nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới giai đoạn này là rất lớn (trên 80 triệu
thùng/ngày) là nguyên nhân chính dẫn tới việc giá dầu vượt quá khoảng giá
40-50 USD/thùng. Một vài yếu tố quan trọng khác dẫn tới sự tăng lên của
giá dầu đó là sự suy yếu của đồng USD và sự phát triển liên tục và nhanh
chóng của các nền kinh tế châu Á đi liền với sự tiêu thụ dầu của các quốc gia
này.
Các trận bão nhiệt đới năm 2005 đã gây nên tổn thất cho hệ thống lọc
dầu của Mỹ và các nước khác, cộng với việc chuyển từ việc sử dụng hỗn
hợp Ête, Butila và Metal sang sử dụng công nghệ ethanol cũng đóng góp vào
sự tăng giá dầu.
Năm 2007, giá dầu leo thang tiến gần 100 USD. Trong bối cảnh đồng
USD mất giá nghiêm trọng, nhiều nước có dự trữ đôla Mỹ lớn và khối
OPEC đã phải tính đến khả năng chuyển dần sang sử dụng loại ngoại tệ
mạnh khác để tính giá dầu. Dầu đắt đỏ và nguy cơ cạn kiệt nguồn cung đã
làm bùng lên cuộc tranh chấp giữa các cường quốc về chủ quyền đối với
những giếng dầu lớn và đáy biển ở Bắc cực cũng như Nam cực.
9
Phân tích giá dầu và dự đoán xu hướng trong tương lai
Bong bóng nhà ở cùng với sự giám sát tài chính thiếu hoàn thiện của
Mỹ đã dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát vào giữa năm 2007. Sự
đổ vỡ lên đến cực điểm vào tháng 10/2008, lan rộng và đẩy nền kinh thế giới
vào cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái
1929 - 1933. Sự đột biến giá dầu thế giới có thể nói đạt mốc lịch sử nhất là
vào 11/07/2008 khi giá dầu đạt đỉnh 147,27 $/thùng.
Năm 2011, bạo loạn tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi nói chung
cùng những cuộc biểu tình ở Libya thời gian gần đây đang gây sóng gió trên
thị trường nhiên liệu, với giá dầu lên mức trên 100 USD một thùng (mức
cao nhất trong 2 năm trở lại đây). Lý do chính là hiện tại, các nước châu Âu

(ví dụ Italy, Iceland và Áo) phụ thuộc khá nhiều vào dầu mỏ đến từ Libya.
Qua phân tích số liệu về giá dầu mỏ trong 10 năm trở lại đây, ta có thể
thấy rằng giá dầu biến động và diễn biến khá phức nhưng một xu thế chung
là liên tục tăng lên trong thời gian qua.
3 Nguyên nhân của sự biến động giá xăng dầu trên thế giới
3.1 Giai đoạn tăng giá:
Nhiều người cho rằng nguyên nhân đẩy giá xăng dầu lên cao là do chiến
tranh I-rắc, rối loạn ở Trung Đông, Venezuela, Nigeria,… Tuy nhiên, trong
thực tế, nguyên nhân của giá dầu tăng lại phức tạp hơn nhiều.
Dầu thô tăng giá theo thời gian là một khuynh hướng không thể đảo
ngược, liên quan đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên bởi dầu thô là nguồn
tài nguyên không tái tạo được. Trên thế giới hiện nay đang có những cuộc
tranh cãi gay gắt về tình trạng cạn kiệt dầu. Ngày càng có ít các mỏ dầu lớn
nhỏ được phát hiện, các mỏ dầu đang được khai thác thì đã đi vào giai đoạn
đỉnh điểm hoặc bước sang giai đoạn kết thúc. Theo thông báo của trung tâm
phân tích tình trạng cạn kiệt dầu (ODAC) có trụ sở tại London, năm 2000 có
10
Phân tích giá dầu và dự đoán xu hướng trong tương lai
13 mỏ dầu trữ lượng 500 triệu thùng được phát hiện, năm 2001 giảm xuống
còn 6, năm 2002 là 2 và năm 2003 chỉ phát hiện được 1 mỏ có trữ lượng lớn
như trên. Các mỏ có trữ lượng lớn này đóng vai trò cung cấp chính ( gần
80%) cho việc tiêu dung dầu thô trên thế giới, vì thế sự cạn kiệt dần các mỏ
dầu lớn trở thành một nguy cơ trên toàn cầu. Ngày nay, người ta phải đi tìm
những mỏ dầu nhỏ, mỏ biên, mỏ ở vùng nước sâu hoặc ở nơi có điều kiện
thiên nhiên khắc nghiệt nên phải sử dụng nhiều công nghệ hiện đại và chi
phí vận chuyển cao, những điều này góp phần đẩy giá dầu thô tăng mạnh
khó kiểm soát.
Một nguyên nhân quan trọng khác nữa đó là nhu cầu về dầu khí của các
nước trên thế giới ngày một tăng cao. Các nước công nghiệp hóa vẫn
chiềm phần lớn trong việc tiêu thụ dầu( nhu cầu của các nước OECD chiếm

đến 57%). Tuy nhiên, theo IMF thì trong những năm gần đây, sự gia tăng
nhanh chóng về mức dầu ở các nước mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ đã
tác động mạnh mẽ đến giá xăng dầu, cụ thể là làm cho nó tăng lên. Những
nước này cần năng lượng cho công nghiệp hóa, đồng thời mức sống ngày
càng nâng cao nên nhu cầu về ô tô và các phương tiện khác cũng tăng. Năm
2003, mức dầu tiêu thụ ở Trung Quốc là dưới 25 triệu thùng, tuy nhiên đến
năm 2007, con số trên chạm ngưỡng 200 triệu thùng. Hơn nữa các nước này
có rất ít sáng kiến về việc tiết kiệm năng lượng, do tác động của việc chính
phủ tiếp tục giữ giá năng lượng ở mức thấp một cách giả tạo và thiếu sự
kiểm soát về môi trường. Theo IMF, năm 2007, chưa đến một nửa trong số
43 nước đang phát triển này cho phép tăng giá năng lượng, đẩy cầu về dầu
ngày một tăng lên,
Trong khi cầu đang có xu hướng tăng, sự gia tăng cần thiết của các
nguồn cung lại đang bị cản trở bởi nhiều tác nhân như: rủi ro về địa chình
trị, dự án kéo dài, thiếu hụt lao động và trang thiết bị, chi phí thăm dò,nhưng
11
Phân tích giá dầu và dự đoán xu hướng trong tương lai
thách thức về công nghệ để hút dầu ở các giếng dầu mới và tăng quốc hữu
hóa về dự trữ dầu. Trước khi đạt được sự gia tăng thực tế, các nguồn mới
phải được tìm thấy để bù đắp cho sự suy giảm ở các giếng dầu cũ. Cần có sự
nâng cấp hoặc xây dựng lại các nhà máy cũ, công nghệ phải thay đổi để đáp
ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, chi phí cho các thiết bị tăng lên đẩy giá dầu
thô tăng cao.
Một nguyên nhân không thể không nhắc tới là hoạt động của các nhà
đầu cơ, làm cho cung cầu trên thị trường mất cân bằng giả tạo. sự tăng giá
liên tục của dầu thô đã thu hút không it nhà đầu tư lao vào lĩnh vực
này.Cuộc khủng hoảng bùng nổ tín dụng đã góp phần đẩy một phần lớn tiền
đầu tư vào lĩnh vực năng lượng và hàng hóa. Các nhà giao dịch dàu lửa hiện
giũ trên 286.000 hợp đồng dầu lửa ở Cushing, tuy nhiên chỉ 2% trong số
này có ý định thực sự nhận dầu thô về, phần còn lại chủ yếu có ý định bán

hợp đồng để kiếm lời. Theo đánh giá của các ngân hang quốc tế, hoạt động
đầu cơ chiếm 20% nguyên nhân làm tăng giá dầu thế giới.
Đồng USD suy yếu cũng được cho là nguyên nhân làm cho giá dầu tăng.
Sự mất giá của đồng USD so với các đồng tiền mạnh khác thúc đẩy việc
mua bán hàng hóa vì các nhà đầu tư cho rằng tài sản bằng đồng USD là khá
rẻ. Sức mua của đồng USD giảm, kéo theo nguồn thu OPEC giảm, Các nhà
lãnh đạo OPEC cho rằng tuy giá dầu tăng nhưng so với lạm phát và sự
xuống giá của đồng đô la thì lợi nhuận công ty thu được là không lớn. Một
số nhà phân tích cho rằng các nhà đầu tư đã sử dụng giá dầu như một công
cụ đối phó với đồng đô la suy yếu.
Một nguyên nhân khác nữa là sự kì vọng của các nhà sản xuất về việc
dầu thô tiếp tục tăng giá. Để đối phó với khủng hoảng kinh tế, chính phủ
các nước thường ấn định mức lãi suất thấp, dẫn đến hàng hóa và tài sản cao.
Theo các nhà kinh tế, mức lãi suất thấp hiện nay không đủ sức bù đắp cho
12
Phân tích giá dầu và dự đoán xu hướng trong tương lai
lạm phát, tức là lãi suất thực âm. Kết quả là lợi nhuận từ việc khai thác và
bán dầu thô để bán và sử dụng khoản tiền thu được để đầu tư thường thấp
hơn số tiền có thể thu được từ việc để dầu nằm yên dưới lòng đất và chờ đợi
giá tăng lên mới khai thác.
3.2 Giai đoạn giảm giá:
Tháng 1/2009, giá dầu thô đột ngột giảm xuống còn 40 USD/ thùng, sau
đó tiếp tục giảm xuống còn chỉ gần 30 USD/ thùng, thấp nhất trong vòng 5
đến 7 năm gần đây. Nguyên nhân là gì?
Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là do nền kinh tế thế giới chững lại,
khiến nhu cầu về dầu giảm mạnh. Do tác động trực tiếp từ khủng hoảng tài
chính thế giới, các nước có nguồn dầu số một thế giới như Mỹ, Trung Quốc
phải giảm tiêu thụ khiến nhu cầu về dầu tuột dốc không phanh. Điều này đã
khiến giá dầu giảm ở các nước OECD, bắt đầu ở Mỹ, nền kinh tế tiêu thụ ¼
sản lượng dầu trên thế giới. Theo thống kê, nhu cầu về dầu tháng 1/2008 ở

Mỹ giảm tới 80.000 thùng/ngày so với cùng kì năm trước. Rõ ràng, nền kinh
tế suy thoái đã dẫn đến nhu cầu về dầu giảm kéo theo sự giảm giá dầu. Bên
cạnh đó, việc gỡ bỏ chính sách trợ giá xăng dầu ở Trung Quốc, nước tiêu
thụ dầu lớn nhất châu Á, buộc người tiêu dung tiết kiệm hơn, góp phần giảm
nhu cầu tiêu thụ.
Ngoài ra, khi giá dầu có xu hướng tăng, các nước sẽ buộc phải sử dụng
chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm hơn, đẩy mạnh khai thác và sử
dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió,năng lượng mặt
trời, thủy điện, cồn sinh học… nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu lửa.
Hiện nay, việc phát triển năng lượng thay thế được coi là một chính sách ưu
tiên trong Nhà Trắng, 1 trong 3 thay đổi lớn mà Tổng thống Obama hứa
đem đến cho nước Mỹ trong nhiệm kì của mình là giảm sự phụ thuộc vào
13
Phân tích giá dầu và dự đoán xu hướng trong tương lai
dầu lửa, tăng tỉ lệ sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Điều này chứng tỏ
rằng các nước đang rất nỗ lực để chủ động nguồn năng lượng cung cấp cho
sản xuất và tiêu dung, từ đó cầu về dầu mỏ sẽ có xu hướng giảm dẫn đến giá
dầu giảm.
Yếu tố thứ ba là đồng USD tăng giá. Dầu mỏ và nhiều loại hang hóa
khác thường được định giá bằng USD, khi USD yếu, giá trị của hàng hóa
tăng lên, và ngược lại khi đồng USD mạnh. Đồng USD lên giá so với các
đông tiền chủ chốt khác trong thời gian gần đây cũng là nguyên nhân khiến
giá dầu “hạ nhiệt” , sự hấp dẫn của mặt hàng dầu mỏ đối với các nhà đầu tư
cũng giảm xuống.
Giá dầu giảm còn do sự ổn định nguồn cung của các nước OPEC và
xuất hiện một số nguồn cung khác ngoài các nước OPEC. Các bộ trưởng
OPEC kết thúc cuộc họp tại Viên(Áo) ngày 11/9/2008, quyết định duy trì
việc ổn định thị trường bằng việc giữ nguyên hạn ngạch xuất khẩu của khối
APEC ở mức 28 triệu thùng/ ngày. Ngày 15/3/2009, hội nghị Bộ trưởng
OPEC tiếp tục cam kết duy trì hạn ngạch xuất khẩu dầu thô như hiện nay.

Bộ trưởng bộ dầu lửa Ả Rập Xê út cho rằng các kho dự trữ đang ở tình trạng
khả quan, giá đang đi xuống và hy vọng rằng tình trạng thiếu hụt sẽ không
xảy ra. Mặt khác, các chuyên gia cho rằng nhu cầu về dầu từ các nước
OPEC sẽ có xu hướng giảm do có thêm nguồn cung từ các nước xuất khẩu
dầu mỏ mới không thuộc OPEC. Mỹ cũng đã quyết định thăm dò khai thác
thềm lục địa- khu vực vốn được coi là “dự trữ chiến lược”. Những điều này
gớp phần tăng nguồn cung dầu mỏ. tạo tâm lí đẩy giá dầu đi xuống.
Một nguyên nhân chính nữa là do giới đầu cơ bán hợp đồng dầu mỏ.
trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều bất ổn, các nguồn nguyên liệu chiến
lược như dầu mỏ hoặc vàng luôn được giới đầu cơ tăng cường nắm giữ để
tránh rủi ro. Xuất phát từ nguyên nhân ban đầu là đồng USD giảm giá các
14
Phân tích giá dầu và dự đoán xu hướng trong tương lai
nhà đầu cơ mua vào nhiều hợp đồng giao dịch dầu lửa với tính toán là giá
dầu sẽ tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, thời gian gần đây, cùng với sự thụt giảm
nhu cầu tiêu thụ dầu thô và đồng USD lên giá trở lại, giới đầu cơ bán ra
nhiều hợp đông giao dịch, làm cho giá dầu giảm xuống.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác nữa: thời gian qua, tâm lí
lo ngại thiên tai ảnh hưởng đến nguồn cung cấp dầu thô ở vịnh Mexico và
các nguồn cung khác trên thế giới đã lắng dịu. Khủng hoảng chính trị liên
quan đến khí đốt giữa Nga va Ukraina cũng đã cơ bản được giải quyết. Tình
hình Iran và Trung Đông cũng không có sự cănng thẳng mới. Vấn đề hạt
nhân của Iran sắp đi vào giai đoạn quyết định và có nhiều dấu hiệu cho thấy
Iran sẽ cùng nhớm 5+1 tiếp tục đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran,
chưa có khả năng Mỹ, Israel tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran trong
tương lai gần.
4 Dự báo giá dầu mỏ thế giới giai đoạn 2009 – 2030:
4.1 Dự báo nguồn cung dầu mỏ
4.1.1 Trữ lượng dầu mỏ thế giới
Trữ lượng dầu mỏ thế giới là có hạn. Hiện tại không ai có thể biết được

sản lượng dầu mỏ thế giới cuối cùng là bao nhiêu. Tuy nhiên, theo các số
liệu thống kê, hiện tại trữ lượng dầu mỏ ít nhất là từ 7000 đến 8000 tỷ
thùng, trong đó trữ lượng đã thăm dò là 1200 tỷ thùng.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng những khái niệm về trữ
lượng dầu mỏ thế giới là không ngừng thay đổi. Lịch sử đã chứng minh,
những công nghệ thăm dò mới và trình độ khoa học kỹ thuật đã khiến thế
giới phát hiện và tìm ra được những mỏ dầu mới. Mặc dù hiện tại chúng ta
đã tiêu thụ hết 1000 tỷ thùng nhưng trữ lượng và sản lượng dầu mỏ hoàn
toàn có thể tăng lên.
15
Phân tích giá dầu và dự đoán xu hướng trong tương lai
Theo như công bố của Chính phủ Mỹ, hiện tại còn có một sản lượng dầu
mỏ mới trong lòng đất chưa được khai thác. Mặc dù sản lượng hiện tại Mỹ
có thể thăm dò là 29 tỷ thùng nhưng theo thống kê của Hồi đồng Dầu mỏ
quốc gia của Mỹ, trong lòng đất vẫn còn chức khoản 1.124 tỷ thùng dầu,
trong đó có 374 tỷ thùng phải sử dụng công nghệ hiện đại mới khai thác
được.
Hiện tại Thế giới chỉ có 1/3 khu vực có trữ lượng dầu mỏ được khai thác
đầy đủ. Nguyên nhân là do ở những thế kỷ trước sản lượng dầu mỏ đã cung
ứng đầy đủ, giá cả thấp do vậy nếu có tiến hành khai thác với quy mô lớn thì
cũng không sử dụng các công nghệ kỹ thuận nên sản lượng không nhiều.
Hiện tại một khi thế giới sử dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại
để khai thác, kết quả sẽ rất đột phá. Trải qua nhiều năm, ngành dầu mỏ toàn
cầu đã thành công trong việc phát hiện những mỏ dầu mới với trữ lượng
khổng lồ bằng trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại.
Đến năm 2030, thế giới sẽ tiêu thụ thêm 650 tỷ đến 700 tỷ thùng dầu.
Theo như dự đoán của các chuyên gia phân tích, trong thế kỷ 21, thế giới
vẫn có sẵn dầu mỏ để sử dụng.
4.1.2 Dự báo nguồn cung
** Trong trung hạn từ năm 2009 đến năm 2014:

Các quốc gia
2009 2010 2011 2012 2013 2014
Ngoài
OPEC
OECD
Mĩ và Canada
11,3 11,6 11,7 11,7 11,8 11,8
Mexico
3 2,9 2,8 2,8 2,7 2,7
Tây Âu
4,7 4,4 4,3 4,2 4,2 4,1
OECD Thái Bình Dương
0,6 0,6 0,6 0,6 0,7 0,7
TỔNG 19,6 19,6 19,4 19,4 19,3 19,2
16
Phân tích giá dầu và dự đoán xu hướng trong tương lai
Châu Mĩ La-tinh
4,4 4,7 5 5 5,2 5,4
Trung Đông và Châu Phi
4,4 4,5 4,5 4,5 4,4 4,4
Châu Á
3,7 3,7 3,7 3,8 3,8 3,9
Trung Quốc
3,9 4 4 4,1 4,1 4,1
Nga
9,9 10,1 10,1 10,1 10,2 10,3
Các nước khác
5,3 5,3 5,6 5,6 5,9 6
TỔNG
51,2 51,9 52,3 52,5 52,9 53,3

OPEC
NGLs
4,2 4,7 5,2 5,5 5,7 5,9
GTLs
0,1 0,1 0,1 0,2 0,2 0,3
Dầu thô
28,7 29,3 29,2 29,6 30,2 30,6
TỔNG OPEC
33 34,1 34,5 35,3 36,1 36,8
TỔNG TOÀN THẾ GIỚI
84,2 86 86,8 87,8 89 90,1
Có thể nhận thấy trong trung hạn, nguồn cung dầu mỏ sẽ tăng đều qua
các năm từ 84,2 triệu thùng/ngày năm 2009 lên 90,1 triệu thùng/ngày năm
2014, tăng 1,07%. Sản lượng dầu mỏ ( kể cả nguồn khí đốt tự nhiên hóa
lỏng) của các nước không thuộc OPEC được tổ chức này dự báo sẽ vẫn duy
trì ổn định đạt 46 triệu thùng/ngày. Con số này cao hơn gần 1 triệu
thùng/ngày so với dự báo trước đó của OPEC trong bản báo cáo tầm nhìn về
dầu mỏ thế giới năm 2009 (WOO 2009). Trong trung hạn, sản lượng dầu mỏ
của các nước thành viên OPEC dự kiến tiếp tục tăng chậm và vẫn chiếm h
1/3 lượng cung dầu mỏ thế giới. Từ 2009 đến 2014, lượng cung tăng từ lên,
tăng.
*** Trong giai đoạn dài hạn từ 2009 đến 2030
Các quốc gia 2009 2010 2015 2020 2025 2030
17
Phân tích giá dầu và dự đoán xu hướng trong tương lai
Ngoài
OPEC
OECD
Mĩ và Canada
11,3 11,6 11,9 12,3 13 13,9

Mexico
3 2,9 2,6 2,4 2,2 2
Tây Âu
4,7 4,4 4 3,8 3,7 3,6
OECD Thái Bình
Dương
0,6 0,6 0,7 0,7 0,7 0,7
TỔNG
19,6 19,6 19,2 19,2 19,5 20,2
Châu Mĩ La-tinh
4,4 4,7 5,6 6,5 6,9 6,9
Trung Đông và Châu Phi
4,4 4,5 4,4 4,3 4,1 3,9
Châu Á
3,7 3,7 3,9 4,1 3,9 3,7
Trung Quốc
3,9 4 4,1 4,1 4,1 4,3
Nga
9,9 10,1 10,4 10,7 10,7 10,7
Các nước khác 5,3 5,3 6,3 6,7 7,4 7,8
TỔNG 51,2 51,9 53,9 55,6 56,6 57,5
OPEC
NGLs
4,2 4,7 6,2 7,2 8 8,9
GTLs
0,1 0,1 0,3 0,4 0,5 0,6
Dầu thô
28,7 29,3 30,8 33,2 36 38,7
TỔNG OPEC 33 34,1 37,3 40,8 44,5 48,2
TỔNG TOÀN THẾ GIỚI

84,2 86 91,2 96,4 101,1 105,7
Theo dự báo của OPEC, lượng cung dầu mỏ của thế giới trong dài hạn
vẫn tăng đều qua các năm, từ 84, 2 mb/d năm 2009 lên 105,7 mb/dh năm
2030. Các nước thành viên OPEC vẫn luôn được kêu gọi gia tăng lượng dầu
khai thác và trao đổi buôn bán. Bên cạnh đó, nguồn cung dầu mỏ của các
quốc gia không thuộc OPEC được nhận định là sẽ sẽ không tang đột biến
nhưng vẫn giữ ở mức ổn định và tăng chậm qua các năm.
18
Phân tích giá dầu và dự đoán xu hướng trong tương lai
4.2 Dự báo nhu cầu dầu mỏ của thế giới
4.2.1 Dự đoán sự phát triển của nền kinh tế thế giới
*** Trong trung hạn từ 2009 đến 2014:
2009 2010 2011 2012 2013 2014
Nam Mĩ
Tây Âu

OECD
Thái
Bình Dương
OECD
–2.9 2.6 2.5 2.5 2.5 2.5
–3.9 1.4 1.3 1.7 1.9 1.9
–3.3 3.2 2.1 1.9 1.9 1.9
–3.4 2.2 2.0 2.1 2.2 2.2
Châu Mĩ Latinh
Trung Đông và Châu Phi

Nam Á
Đông Nam Á
Trung Quốc

OPE
C
Các nước đang phát triển
0.1 5.1 3.6 3.3 3.3 3.3
2.4 3.5 3.5 3.5 3.5 3.5
6.3 7.2 6.9 6.7 6.5 6.3
0.5 5.1 4.3 4.0 3.8 3.8
8.7 9.5 8.6 8.5 8.5 8.5
2.8 2.8 3.4 3.7 3.7 3.7
4.1 6.5 5.9 5.8 5.8 5.8
Nga
Các quốc gia khác
–8.7 4.0 3.8 3.6 3.4 3.3
–5.2 2.0 3.4 3.3 3.2 3.1
Thế giới –0.8 3.9 3.7 3.7 3.7 3.7

Nền kinh tế thế giới được OPEC dự báo là sẽ không mấy sang sủa trong
giai đoạn trung hạn. Có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của
hầu hết các khu vực trên thế giới là ở mức thấp và giảm dần qua các năm.
Nhiều nhà phân tích kinh tế cho rằng nền kinh tế thế giới sẽ phải đối mặt với
một “ Giai đoạn nguy hiểm mới”. Trong báo cáo tổng quan kinh tế thế giới
công bố hai lần mỗi năm, IMF dự báo mức tăng trưởng sẽ thấp ở cả các
nước phát triển và đang phát triển. Kinh tế thế giới mới chỉ phục hồi chậm
19
Phân tích giá dầu và dự đoán xu hướng trong tương lai
chạp vào năm 2010 sau giai đoạn suy thoái trầm trọng 2008-2009, hiện lại
đang đối mặt với những thách thức mới như tình trạng nợ nần quá nhiều,
thâm hụt ngân sách ở nhiều nước phát triển, đặc biệt là tại Mỹ và các nước
thuộc khu vực đồng euro.
*** Trong dài hạn từ năm 2010 đến năm 2030

DVT: (
%)

2010–2020
2021–2030
2010–2030
Nam Mĩ
2.5
2.3
2.4
Tây Âu 1.8 1.6 1.7
OECD Thái
Bình Dương
2.0 1.5 1.7
OECD 2.1 1.9 2.0
Châu Mĩ Latinh 3.3 2.8 3.1
Trung Đông và Châu Phi 3.4 3.2 3.3
Nam Á 6.1 4.6 5.4
Đông Nam Á 3.9 3.2 3.5
Trung Quốc 8.0 5.6 6.9
OPEC 3.6 3.3 3.5
Các nước đang phát triển
5.6 4.4 5.0
Nga 3.3 2.5 2.9
Các quốc gia khác 2.9 2.4 2.6
Thế giới 3.7 3.2 3.5
Theo dự báo của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, trong giai
đoạn 2010-2030 tốc độ tăng trưởng GDP thực tế trung bình của thế giới sẽ ở
mức 3,5% qua từng năm. Điều này cao hơn so với dự báo của tổ chức này
trong báo cáo WOO (world oil outlook) năm 2009. Nguyên nhân là do sự tin

tưởng lạc quan của các nhà phân tích kinh tế vào sự phục hồi nền kinh tế
toàn cầu sau suy thoái và kì vọng vào sự phát triển mạnh mẽ của các nước
đang phát triển trong giai đoạn đến năm 2020. Châu Á được coi là đầu taù
20
Phân tích giá dầu và dự đoán xu hướng trong tương lai
trong tăng trưởng kinh tế dựa vào sự lớn mạnh thần kì của kinh tế các nước
Nam Á và Trung Quốc với sự phát triển nhanh nhất khu vực tương ứng tang
trưởng GDP thực tế đạt trung bình 5,6% và 6,9% qua các năm.
4.2.2 Dự báo nhu cầu dầu mỏ
Trong thực tế dầu mỏ và sự phát triển kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Vì dầu mỏ trong lâu dài vẫn sẽ là nguồn nhiên liệu chủ yếu cho
các hoạt động sản xuất, lưu thông nên bên cạnh tác động của biến động giá
xăng dầu đến sự tăng trưởng kinh tế thì mức độ phát triển kinh tế thế giới
đặc biệt là ở các nền kinh tế đang phát triển cũng là yếu tố quyết định đến
lượng cầu về dầu mỏ của thế giới.
2009 2010 2011 2012 2013 2014
Nam Mĩ
23.3 23.6
Tây Âu 14.5 14.1
OECD
Thái Bình Dương
7.7 7.7
OECD
45.5 45.4
23.8 23.8
14.0 14.0
7.6 7.6
45.5 45.4
23.9 23.8
13.9 13.9

7.6 7.6
45.4 45.3
Châu Mĩ Latinh
4.9 5.0
Trung Đông và Châu Phi 3.4 3.5
Nam Á
3.9 4.0
Đông Nam Á
6.0 6.1
Trung Quốc 8.3 8.7
OPEC
7.9 8.2
Các nước đang phát triển
34.3 35.4
5.0 5.1
3.5 3.6
4.1 4.3
6.1 6.3
9.1 9.6
8.4 8.6
36.4 37.4
5.2 5.3
3.7 3.8
4.5 4.7
6.4 6.5
10.0 10.5
8.7 8.9
38.5 39.6
Nga
3.0 3.0

Câc nền kinh tế khác
1.7 1.7
3.0 3.1
1.7 1.7
3.1 3.1
1.8 1.8
21
Phân tích giá dầu và dự đoán xu hướng trong tương lai
Thế giới 84.5 85.5 86.6 87.6 88.8 89.9
Trong báo cáo "Triển vọng dầu mỏ thế giới 2010" công bố ngày 4/11, Tổ
chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) gần như vẫn giữ nguyên các dự
báo về nhu cầu dầu mỏ của thế giới trong giai đoạn trung hạn.

(
Triệu thùng/ngày)
1.5
1.0
0.5
0
-
0
.
5
-
1
.0
-1.5
-2.5

2009 2010 2011 2012 2013 2014


Biểu đồ: Tốc độ gia tăng nhu cầu dầu mỏ của các khu vực trên thế giới
(2009-2014)
Cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nhu cầu về dầu mỏ của các
quốc gia đang phát triển và các nước thành viên OECD tăng rất chậm qua
các năm và thậm chí còn giảm. Nhưng trong trung hạn, nhu cầu dầu mỏ của
thế giới vẫn được dự đoán tăng 6%, từ 84,5 triệu thùng/ngày năm 2009 lên
89,9 triệu thùng/ngày năm 2014. Nguyên nhân là do nhu cầu dầu mỏ tăng
cao ở các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các nền kinh tế nóng như
Trung Quốc, Ấn Độ.
*** Nhu cầu trong dài hạn từ năm 2009 đến năm 2030:
22
OECD
Các nước đang phát triển
Câc nền kinh tế khác


OPEC
Trung Quốc
Đông Nam Á
Nam Á
Trung Đông và Châu Phi
Châu Mĩ Latinh
Các quốc gia khác
Phân tích giá dầu và dự đoán xu hướng trong tương lai
2009 2010 2015 2020 2025 2030
Nam Mĩ
23.3 23.6 23.8 23.6 23.2 22.8
Tây Âu
14.5 14.1 13.9 13.7 13.5 13.2

OECD Thái Bình Dương
7.7 7.7 7.6 7.4 7.2 7.0
OECD
45.5 45.4 45.3 44.7 44.0 43.1
Châu Mĩ Latinh
4.9 5.0 5.3 5.7 6.0 6.3
Trung Đông và Châu Phi
3.4 3.5 3.9 4.3 4.7 5.2
Nam Á
3.9 4.0 4.9 5.9 7.0 8.3
Đông Nam Á
6.0 6.1 6.7 7.4 8.2 9.0
Trung Quốc
8.3 8.7 10.9 13.1 15.0 16.7
OPEC
7.9 8.2 9.0 9.8 10.6 11.4
Các nước đang phát triển
34.3 35.4 40.8 46.3 51.5 56.8
Nga
3.0 3.0 3.1 3.3 3.3 3.4
Các quốc gia khác
1.7 1.7 1.8 1.9 2.0 2.1
Thế giới
84.5 85.5 91.0 96.2 100.9 105.5
(Triệu thùng/ngày)
25

20

15

75% sự gia tăng nhu cầu
dầu mỏ thế giới đến từ
10 các nước Châu Á
đang phát triển
5
0
OECD
–5
Biểu đồ: Mức độ gia tăng nhu cầu dầu mỏ của các khu vực trên thế giới 2030


23
Phân tích giá dầu và dự đoán xu hướng trong tương lai

70
60
50
40
30
20
O
E
C
D
10
Non-OECD
0
1960 1970 1980 1990 2000 2010
2020 2030


(Triệu thùng/ngày)
Biểu đồ: So sánh sự biến động nhu cầu dầu mỏ trong dài hạn của các nước OECD
và các nước không thuộc thành viên OECD
Theo dự báo của OPEC nhu cầu dầu mỏ của thế giới đến năm 2030 ước
tính sẽ đạt 105,5 triệu thùng/ngày, tăng 24,85% so với mức 84,5 triệu
thùng/ngày năm 2009. Trong dài hạn, nhu cầu dầu mỏ của các nước phát
triển trên thế giới không những không tăng mà còn giảm chậm qua các năm,
khi các nguồn năng lượng phi dầu mỏ, như cát dầu và nhiên liệu sinh học sẽ
chiếm tỷ trọng đáng kể trong nguồn cung năng lượng toàn cầu. Tuy nhiên,
các nhà phân tích cho rằng nhiên liệu hóa thạch vẫn sẽ tiếp tục cung ứng
phần lớn nhu cầu năng lượng của thế giới, và dự kiến chiếm hơn 85% vào
năm 2030. Theo báo cáo của OPEC năm 2010 các nước đang phát triển sẽ
chiếm phần lớn trong mức tăng nhu cầu dầu mỏ trong thời gian tới. Tốc độ
tăng nhu cầu dầu mỏ của các nước này trung bình đạt hơn 8%/năm. Tuy
nhiên, từ nay đến năm 2030, mức tiêu thụ dầu bình quân đầu người tại các
nước này vẫn sẽ thấp hơn 5 lần so với mức tiêu thụ tại các nước thành viên
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
24
f the
growth
in
oil
demand
is
in
OECD
oil demand
developing
Asia
peaked

in 2005
O
P
E
C
C
h
i
n
a
outheast
Asia
South
Asia
ddle
East
& Africa
Latin
America
North
America
Western
E
u
r
o
p
e
2006$ Per
B

arrel
Phân tích giá dầu và dự đoán xu hướng trong tương lai
4.3 Dự báo giá dầu mỏ thế giới
2010 2015 2020 2025 2030
Nhu cầu dầu mỏ thế giới 85.5 91.0 96.2 100.
9
105.5
Cung dầu mỏ của các nước không thuộc
OPEC
51.9 53.9 55.7 56.6 57.5
Cung dầu mỏ của các nước thuộc OPEC 29.3 30.8 33.2 36.0 38.7

DỰ BÁO GIÁ DẦU MỎ THẾ GIỚI
(2006$/thùng)
Thấp
Trung bình
thấp
Trung bình Trung bình cao Cao
2007
65.29
2008
88.42
2010 55.00
60.00
65.00
70.00
75.00
2015
55.00
60.00

70.00
75.00
85.00
2020
52.00
62.00
72.00
80.00
92.00
2025
48.00
64.00
74.00
90.00
110.00
2030
45.00
65.00
80.00
95.00
120.00
Mức độ tăng giá
2007 - 2015 -2.12% -1.05% 0.88% 1.75% 3.35%
2007 - 2030
-1.60% -0.02% 0.89% 1.64% 2.68%
140.00
120.00
100.00
80.00
60.00

40.00
25

×