Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Tìm hiểu thực trạng chung và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng liên doanh ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.18 KB, 105 trang )

1 | P a g e
Lời nói đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, xu hướng “ toàn cầu hoá” đang từng ngày, từng giờ tác
động đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, hoạt động tài chính
quốc tế sẽ là hoạt động chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng nhất của xu
hướng này. Bởi lẽ, sự phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực ngân hàng sẽ là khâu đột phá, mở đường cho sự phát triển các quan
hệ hợp tác kinh tế - quốc tế trên mọi lĩnh vực khác, tạo đà cho sự phát
triển kinh tế mỗi nước. Hệ thống ngân hàng các nước ngày càng mở rộng
hoạt động, tích cực cung ứng vốn cho nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng
Việt Nam cũng không nằm ngoài sự vận động chung đó.
Hơn nữa, đường lối đổi mới toàn diện của Đại hội Đảng VI (1986)
như luồng gió mát lành đầy sinh khí thổi vào bức tranh kinh tế Việt Nam.
Một trong những nội dung quan trọng của đường lối này là đổi mới nền
kinh tế, thực hiện nền kinh tế mở cửa. Từ kinh nghiệm quốc tế cho thấy,
để thực hiện thành công mở cửa nền kinh tế thì hệ thống tài chính - ngân
hàng là hệ thống hỗ trợ hiệu quả nhất.
Dưới tác động của xu hướng “ toàn cầu hoá”, và nhu cầu phát triển
nền kinh tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường, thực hiện nền kinh tế
mở cửa tại Việt Nam; các ngân hàng liên doanh đã từng bước được thiết
lập và phát triển. Các ngân hàng liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam
2 | P a g e
đã góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy nhanh quá trình mở cửa nền
kinh tế. Đồng thời, các ngân hàng liên doanh cũng tạo ra môi trường cạnh
tranh lành mạnh. Các ngân hàng thương mại trong nước sẽ được tiếp cận,
học hỏi công nghệ ngân hàng tiên tiến từ đó cải tiến, nâng cao kỹ thuật
nghiệp vụ ngân hàng đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn dịch vụ ngân hàng và
kinh doanh tiền tệ.
2. Mục đích nghiên cứu
Khái niệm “ liên doanh” hiện nay được hiểu ở hai góc độ: “ liên


doanh cũ” và “liên doanh mới”. “ Liên doanh cũ” đơn thuần là sự liên
doanh giữa một (hoặc các bên) Việt Nam với một (các bên) nước ngoài. “
Liên doanh mới” là sự hợp tác liên doanh theo cách thức doanh nghiệp
liên doanh - doanh nghiệp Việt Nam; doanh nghiệp liên doanh - doanh
nghiệp liên doanh…Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận
này, tôi chỉ xin phép nghiên cứu những quy định cơ bản nhất về quy chế
pháp lý của ngân hàng liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam. Mục đích
nghiên cứu của đề tài là làm rõ vai trò của ngân hàng liên doanh đối với
sự phát triển kinh tế, quy định của pháp luật về hoạt động của ngân hàng
liên doanh…; trên cơ sở xem xét hệ thống pháp luật thực định về ngân
hàng liên doanh và thực tiễn hoạt động của nó từ đó chỉ ra các thiếu sót,
hạn chế để có thể khắc phục, đề xuất ý kiến hoàn thiện pháp luật về ngân
hàng liên doanh tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3 | P a g e
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là những chế định về quy chế
pháp lý của ngân hàng liên doanh theo các quy định của Luật Ngân hàng
Nhà nước, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật đầu tư năm 2005 và các văn
bản dưới luật có liên quan.
Với mục đích như đã đặt ra ở trên, phạm vi nghiên cứu của khoá
luận được giới hạn là những lý luận khái quát và quy chế pháp lý về ngân
hàng liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận dựa trên phương pháp luận của triết học Mác- Lênin về
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp phân tích và
tổng hợp…
Tác giả khoá luận sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận gắn
liền với thực tiễn, lấy Luật đầu tư năm 2005 và Luật Các Tổ chức Tín
dụng đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004 (sau đây gọi là Luật các TCTD)
làm cơ sở pháp lý cơ bản cho việc nghiên cứu.

5. Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
khoá luận được kết cấu thành ba chương:
Chương 1 đề cập những vấn đề khái quát về Ngân hàng và ngân
hàng liên doanh;
Chương 2, quy chế pháp lý về ngân hàng liên doanh ở Việt Nam;
4 | P a g e
Chương 3, thực tiễn hoạt động của ngân hàng liên doanh và một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng
liên doanh ở Việt Nam.
5 | P a g e
6 | P a g e
Chương 1
Những vấn đề khái quát về ngân hàng và
ngân hàng liên doanh
1.1. Lịch sử ra đời, phát triển của ngân hàng
Hiện nay, các nhà khoa học và các nhà kinh tế đều cho rằng: “Hoạt
động ngân hàng hình thành và phát triển cùng với sự hình thành đời sống
kinh tế và xã hội của loài người”. Ngân hàng đã bước đi từng bước cực
kỳ thô sơ (như hình thức bancus) và dưới những tác động của nhu cầu
phát triển xã hội, nền kinh tế, đã thúc đẩy ngân hàng không ngừng được
hoàn thiện. Xã hội càng phát triển thì hoạt động của ngân hàng càng trở
nên đa dạng hơn.
Giai đoạn lịch sử phát triển đầu tiên của hoạt động ngân hàng được
gọi là “giai đoạn sơ khai của các ngân hàng” xuất hiện vào thời Hy Lạp,
đế quốc La Mã…Điển hình là hoạt động của các nhà đổi tiền Hy Lạp
(Iraperita) nhận tiền của giai cấp quý tộc, người giàu có…và cho các
thương gia vay. Đây là hoạt động mua bán, trao đổi vay tiền sơ khai đầu
tiên. Đồng thời, nó cũng dẫn đến sự ra đời của thuật ngữ “ ngân hàng”
(xuất phát từ chữ Latinh Bancus). Giai đoạn phát triển thứ hai của lịch sử

ngân hàng bắt đầu từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XVII với nhiều hoạt
động mới được áp dụng. Hoạt động ngân hàng tiến bộ rất nhiều so với
ngân hàng sơ khai như sự xuất hiện của nghiệp vụ áp dụng phương pháp
7 | P a g e
bù trừ trong thanh toán, nghiệp vụ chuyển ngân…Thế kỷ XVII ngân hàng
bước vào giai đoạn ba với việc mạnh dạn cho vay tạo ra những khoản tiền
mới và lưu thông, nghĩa là ngân hàng đã “tham gia vào hoạt động cung
ứng tiền”. Đồng thời là sự ra đời của một loạt các ngân hàng như ngân
hàng Anh ở Luân Đôn - Ngân hàng lớn nhất thế giới cuối thế kỷ XVII,
ngân hàng Đông Phương của Anh ở Trung Quốc, ngân hàng Đông Dương
của Pháp thành lập tại Việt Nam (Thế kỷ XIX)…
Trong thời đại ngày nay, hoạt động ngân hàng rất đa dạng, các
thao tác trong từng nghiệp vụ ngân hàng lại rất phức tạp và luôn biến
động theo sự phát triển chung của nền kinh tế. Mặt khác, do tập quán
pháp luật của mỗi quốc gia khác nhau nên đến nay vẫn chưa có sự đồng
nhất trong khái niệm ngân hàng.
Theo pháp luật Việt Nam, khái niệm ngân hàng được hiểu là loại
hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các
hoạt động kinh doanh khác có liên quan (Khoản 2 Điều 20 Luật các
TCTD). Từ quy định này có thể thấy, ngân hàng tại Việt Nam có các đặc
điểm sau: là loại hình tổ chức tín dụng tiến hành các hoạt động kinh
doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận; nội dung hoạt
động thường xuyên và chủ yếu của nó là nhận tiền gửi có hoàn trả và sử
dụng tiền gửi để cấp tín dụng; ngân hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán
và cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định. Như vậy, khái
niệm ngân hàng được sử dụng như một thuật ngữ để nói đến các tổ chức
8 | P a g e
làm chức năng thu nhận tiền gửi của công chúng và đem số tiền đó cho
người khác vay nhằm thu lợi nhuận.
Nền kinh tế của một nước càng phát triển thì vai trò của hệ thống

ngân hàng càng có tầm quan trọng đặc biệt. Vai trò của ngân hàng được
xác định trên cơ sở các chức năng và các nhiệm vụ cụ thể của nó trong
từng giai đoạn. Qua việc nghiên cứu các chức năng của ngân hàng như
chức năng trung gian tín dụng, chức năng làm trung gian thanh toán và
quản lý các phương tiện thanh toán. Ta thấy vai trò của ngân hàng được
thực hiện ở hai mặt là thực thi chính sách tiền tệ đã được hoạch định bởi
Ngân hàng Trung ương và góp phần vào hoạt động điều tiết vĩ mô nền
kinh tế thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính và dịch vụ ngân
hàng; thực hiện trung gian thanh toán các nguồn vốn cho nền kinh tế thị
trường; thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển; góp phần hình thành và
phát triển thị trường chứng khoán; phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại.
Như vậy, ngân hàng ra đời cùng với quá trình sản xuất kinh doanh,
trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh và khi ngân hàng
phát triển nó lại đóng vai trò thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển nhanh.
1.2. Qúa trình ra đời và phát triển của ngân hàng liên doanh

 !"#
Xu hướng hợp tác kinh tế, quốc tế là một nhu cầu tất yếu đối với
phát triển kinh tế trong điều kiện cơ chế thị trường, đặc biệt với các nước
9 | P a g e
đang phát triển. Cách mạng công nghiệp đã cho ra đời một nền công
nghiệp mới và dần thay thế công nghệ truyền thống. Các nước phát triển
đang chuyển tỷ trọng từ công nghiệp truyền thống sang công nghiệp hiện
đại, dựa vào tri thức và thông tin. Nền kinh tế không hướng theo chiều
rộng mà hướng tới phát triển theo chiều sâu. Tình hình đó làm phát sinh
nhu cầu bức thiết là đòi hỏi các nước phải mở rộng quan hệ hợp tác kinh
tế - quốc tế để tiếp nhận công nghệ, khoa học kỹ thuật hiện đại, thúc đẩy
sản xuất, công nghiệp hoá đất nước. Hợp tác kinh tế - quốc tế được mở
rộng trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống trong đó có hợp tác kinh tế -
quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị

trường, không một hoạt động kinh tế nào không liên quan tới hoạt động
tài chính và tín dụng, giám sát và điều tiết thông qua hệ thống tiền tệ.
Ngân hàng được coi là một bộ phận của hạ tầng cơ sở trong nền kinh tế.
Thứ nhất, để ổn định và phát triển kinh tế trong điều kiện cơ chế thị
trường thì vị trí của đồng tiền và vai trò của ngân hàng hết sức to lớn.
Đồng tiền với vai trò thúc đẩy sản xuất, mở rộng giao lưu hàng hoá phải
luôn ổn định, đủ tín nhiệm cả đối ngoại lẫn đối nội và ngân hàng cần
được tổ chức thành một hệ thống, có mặt ở khắp nơi để kế toán, kiểm
soát trên phạm vi toàn quốc, thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của ngân
hàng đối với quá trình sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng.
Thứ hai, trong nền kinh tế hướng ngoại, giao lưu và hợp tác kinh tế
phát triển thì mọi hoạt động kinh tế đối ngoại (xuất nhập khẩu, đầu tư
10 | P a g e
nước ngoài…) đều trực tiếp phụ thuộc và liên quan mật thiết vào hoạt
động của ngân hàng, đặc biệt là quan hệ đối ngoại của ngành ngân hàng.
Ngân hàng là trung tâm thanh toán điều hoà và cho vay vốn bảo đảm khả
năng chi trả cho các nhà xuất nhập khẩu. Trong hoạt động xuất nhập
khẩu, ngân hàng cũng đóng vai trò là người tài trợ cùng tham gia hợp tác
kinh doanh với các nhà xuất nhập khẩu, là trung tâm tư vấn cho các nhà
xuất nhập khẩu trong quá trình hoạt động, ngân hàng là cầu nối quan
trọng giữa các nhà xuất nhập khẩu trong và ngoài nước, từ đó thúc đẩy
hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Trong hoạt động đầu tư trực tiếp,
ngân hàng tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư từ khâu
hình thành dự án đầu tư (thực hiện nghĩa vụ môi giới, tham gia thẩm định
các dự án đầu tư), đến khi dự án được triển khai (như mở tài khoản,
chuyển vốn đầu tư…), xí nghiệp đi vào hoạt động (hoạt động thanh toán,
chuyển tiền…), xí nghiệp hết thời hạn hoạt động hoặc giải thể (chuyển
vốn, thanh lý tài sản xí nghiệp…). Ngân hàng tham gia vào hoạt động đầu
tư gián tiếp thông qua việc tham gia vào thị trường chứng khoán hoặc
cung cấp vốn, hùn vốn đầu tư…

Từ xu thế phát triển của thế giới, vai trò quan trọng đặc biệt của
ngân hàng trong nền kinh tế; ta nhận thấy phát triển kinh tế trong điều
kiện mở cửa, giao lưu hợp tác kinh tế - quốc tế thì trước hết phải phát
triển hệ thống ngân hàng, mở rộng hoạt động của ngành ngân hàng trong
đó có các hoạt động đối ngoại và sự hợp tác kinh tế - quốc tế của ngành
11 | P a g e
ngân hàng. Sự phát triển và vận động này của ngân hàng đã dẫn đến
những hình thức ngân hàng mới như chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
ngân hàng liên doanh…
Vấn đề quan tâm đầu tiên của nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào một nước cụ thể là hệ thống ngân hàng nước đó có
đủ uy tín hay không? Ngân hàng nước họ đã xuất hiện chưa và họ sẽ
được hỗ trợ gì? Chính vì vậy, sự xuất hiện của các ngân hàng nước
ngoài dưới hình thức chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên
doanh giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài, trong giai
đoạn đầu của quá trình mở cửa, là một xu hướng phổ biến, giải quyết
được những khúc mắc của các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó thu hút đầu
tư nước ngoài. Hầu hết các nước đang phát triển khi bước vào thời kỳ đầu
của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; hệ thống ngân hàng còn
chưa đủ mạnh, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh tế.
Vì thế, cần phải thực hiện hiệu quả việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Ngân hàng liên doanh được thành lập nhằm tạo ra một ngân hàng có sức
mạnh tổng hợp trên cơ sở khắc phục những yếu kém của ngân hàng trong
nước, phát huy thế mạnh của ngân hàng nước ngoài, góp phần cải thiện
môi trường đầu tư và tạo điều kiện cho việc đổi mới hệ thống ngân hàng
tại các nước này.
Ngân hàng liên doanh là một loại hình ngân hàng mà trong đó có
sự tham gia hợp tác liên doanh giữa ngân hàng thương mại trong nước
12 | P a g e
với ngân hàng nước ngoài trên cơ sở góp vốn để hình thành nên một ngân

hàng thương mại mới, có tư cách pháp nhân và hoạt động theo pháp luật
của nước sở tại.
Qua khái niệm trên, ta thấy ngân hàng liên doanh có những đặc
điểm như:
- Ngân hàng liên doanh được ra đời trên cơ sở hợp đồng liên doanh
giữa bên ngân hàng trong nước và bên ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng
liên doanh có tư cách pháp nhân và tồn tại độc lập với ngân hàng đã tham
gia liên doanh thành lập ra nó.
- Ngân hàng liên doanh có sự hợp tác kinh tế chặt chẽ giữa bên
ngân hàng trong nước với bên ngân hàng nước ngoài nhằm tiến hành các
hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Sự gắn bó chặt chẽ
giữa các bên được thể hiện qua các nội dung kinh tế như vốn, quản trị
điều hành, phân chia lợi nhuận…
- Ngân hàng liên doanh phần lớn là liên doanh hai bên trong đó
một bên là ngân hàng nước ngoài có uy tín và tầm cỡ trên thế giới với
một bên là ngân hàng thương mại trong nước có khả năng tài chính tốt
nhằm tạo ra một ngân hàng có tiềm lực tài chính và hoạt động hiệu quả
ngay sau khi ra đời.
Ngay từ khi mới thành lập, ngân hàng liên doanh đã khẳng định vai
trò của mình đối với sự phát triển kinh tế của các nước đang phát triển.
Trước hết, sự ra đời các ngân hàng liên doanh tạo điều kiện cho việc cải
13 | P a g e
thiện môi trường đầu tư tại các nước đang phát triển, tạo điều kiện thuận
lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng cường và mở rộng các quan hệ
thương mại và dịch vụ với nước ngoài. Đồng thời, ngân hàng liên doanh
cũng tạo ra khả năng tiếp cận, học tập và tranh thủ kỹ thuật nghiệp vụ,
công nghệ tiên tiến…của các ngân hàng nước ngoài, từ đó góp phần cải
thiện môi trường dịch vụ ngân hàng trong nước. Bên cạnh đó, ngân hàng
liên doanh còn đóng góp vai trò với tư cách là một loại hình liên doanh
của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mục đích của việc liên doanh nhằm giải

quyết các nhu cầu đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế đất nước là vốn,
khoa học công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến…đều có thể
đạt được trong ngân hàng liên doanh. Ngoài ra, ngân hàng liên doanh còn
là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự hình thành, phát triển
thị trường tiền tệ và thị trường tài chính tại các nước đang phát triển.
Như vậy, sự ra đời của các ngân hàng liên doanh mang tính tất yếu
khách quan, phù hợp với tình hình lịch sử và điều kiện kinh tế của các
nước đang phát triển. Ngân hàng liên doanh đã đóng góp những nhân tố
tích cực cho sự phát triển kinh tế tại các nước này.
$%&"#'()%*
Ngân hàng liên doanh giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng
nước ngoài xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào những năm 50 tại khu
vực Châu Á. Ở Inđônêxia, ngân hàng liên doanh với nước ngoài được
thành lập đầu tiên vào những năm 1953 là ngân hàng PT Bank Perdania.
14 | P a g e
Thời kỳ đầu, từ những năm 1953 khi bắt đầu cho phép thành lập các ngân
hàng liên doanh với nước ngoài cho đến cuối những năm 60 và đầu
những năm 70. Trong giai đoạn này, do mới giành được độc lập, hệ thống
ngân hàng Inđônêxia còn yếu kém. Để thu hút vốn từ bên ngoài, Chính
phủ Inđônêxia đã cho phép các ngân hàng nước ngoài vào hoạt động dưới
một hình thức duy nhất là ngân hàng liên doanh trên cơ sở cùng góp vốn
liên doanh giữa các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng thương mại
trong nước với tỷ lệ góp vốn khá chênh lệch bên ngân hàng thương mại
Inđônêxia 20% còn bên ngân hàng nước ngoài vào khoảng 80%. Do vậy,
các ngân hàng liên doanh với nước ngoài tại Inđônêxia được thành lập
hầu hết vào giai đoạn này. Từ cuối những năm 60 đầu những năm 70 cho
đến cuối những năm 80 và đến nay, nền kinh tế đã phát triển, các ngân
hàng thương mại nội địa Inđônênxia dần lớn mạnh, đáp ứng được nhu cầu
dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế, Chính phủ Inđônêxia thực hiện chính
sách hạn chế sự có mặt của các ngân hàng liên doanh. Nhìn chung, sự

điều chỉnh pháp luật đối với ngân hàng liên doanh của Inđônêxia là điển
hình của xu hướng “ thu hẹp dần”. Đây là xu hướng mà ban đầu, việc cho
phép thành lập các ngân hàng liên doanh rất rộng rãi với nhiều ưu đãi…
nhằm khuyến khích sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài tại nước sở
tại, góp phần đẩy nhanh thu hút vốn tạo sức bật cho nền kinh tế. Khi hệ
thống ngân hàng thương mại trong nước đã phát triển vững mạnh thì thắt
chặt dần các quy định đối với ngân hàng liên doanh.
15 | P a g e
Ngược lại với xu hướng “thu hẹp dần” là xu hướng “ mở rộng
dần”. Điển hình của xu hướng này là Trung Quốc. Ngân hàng liên doanh
với nước ngoài xuất hiện tại Trung Quốc cùng với công cuộc mở cửa và
được đánh dấu bằng Bộ luật đầu tư và hợp tác giữa Trung Quốc và nước
ngoài ngày 1/7/1979. Để khuyến khích sự có mặt các ngân hàng nước
ngoài tại Trung Quốc, ngay từ đầu Chính phủ Trung Quốc cho phép các
ngân hàng nước ngoài được hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau,
ngân hàng nước ngoài độc lập 100% vốn; chi nhánh ngân hàng nước
ngoài; ngân hàng liên doanh…Dưới những hình thức này, đến nay tại
Trung Quốc đã có mặt nhiều ngân hàng lớn có tầm cỡ của các nước như:
Mỹ, Anh…Ngân hàng liên doanh với nước ngoài tại Trung Quốc được
thành lập là liên doanh giữa một bên là ngân hàng thương mại Trung
Quốc có khả năng tài chính tốt và một bên là các ngân hàng có uy tín và
tầm cỡ quốc tế. Khác với Inđônêxia, Trung Quốc luôn đề cao vai trò ngân
hàng thương mại nội địa trong việc liên doanh. Trung Quốc mở rộng dần
mạng lưới và địa bàn hoạt động của các ngân hàng liên doanh tương ứng
với sự lớn mạnh của các ngân hàng thương mại trong nước và sự hoàn
thiện của chính sách tiền tệ.
Tóm lại, sự hiện diện của ngân hàng liên doanh đã đóng góp nhiều
nhân tố tích cực cho sự phát triển nền kinh tế thị trường. Và xuất phát từ
những hoàn cảnh kinh tế - xã hội khác nhau mà sự ra đời, phát triển và sự
16 | P a g e

điều chỉnh của pháp luật đối với ngân hàng liên doanh mỗi nước là khác
nhau.
1.3. Sự hình thành của ngân hàng liên doanh và vai trò của nó trong
nền kinh tế thị trường tại Việt Nam
+,"#'-.(
Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nước ta bắt đầu đổi mới cơ chế kinh
tế, trong đó quan hệ thị trường dần được củng cố và phát triển. Trên cơ sở
đổi mới trong quan hệ kinh tế đối ngoại, cuối năm 1987 Luật đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam ra đời đánh dấu sự chuyển biến quan trọng của đời
sống kinh tế đất nước. Sự ra đời của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
nhằm khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng đất nước (về tài nguyên và lao
động) để tăng tích luỹ, tăng nguồn hàng về xuất khẩu, giải quyết tình
trạng thiếu công ăn việc làm và phát triển ngoại thương, mở rộng hợp tác
quốc tế qua đó phát triển nền kinh tế cho theo kịp thời đại. Nó đã tạo ra
một kênh thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, tài chính…Lĩnh vực tài chính - ngân
hàng không nằm ngoài dòng đầu tư đó.
Trong báo cáo của Uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầu tư (SCCI)
1990 đã nhận xét: “ Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cần giải quyết tốt
khâu ngân hàng vì không một dự án nào không liên quan đến việc giải
quyết vốn và tín dụng, giám sát và điều tiết thông qua hệ thống tiền tệ,
những nhược điểm hiện nay của ngân hàng nước ta cũng như sự vắng mặt
17 | P a g e
của các ngân hàng nước ngoài đã trở thành cản trở đối với nhiều dự án”.
Trước yêu cầu đó, Hội đồng nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Ngân hàng
Nhà nước và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài
chính tháng 5 năm 1990. Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và
công ty tài chính 1990 (sau đây gọi là Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990) đã
đưa ra mục tiêu cải cách hệ thống ngân hàng, định hướng rõ chính sách
và cơ chế nghiệp vụ cũng như về cơ cấu tổ chức của hệ thống ngân hàng,

tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Một trong những mục tiêu của cải cách hệ thống ngân hàng là làm
cho hệ thống ngân hàng ngày càng đa dạng hơn để các tổ chức tín dụng
đáp ứng được tốt hơn với môi trường và hoàn cảnh kinh tế mới. Đây là cơ
sở pháp lý và điều kiện nền tảng cho sự ra đời của ngân hàng liên doanh.
Lần đầu tiên khái niệm “ngân hàng nước ngoài” và “ngân hàng liên
doanh” được đưa ra trong Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990. Pháp lệnh này
cũng dành toàn bộ chương V để điều chỉnh những vấn đề cơ bản nhất đối
với ngân hàng liên doanh với nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, phù
hợp với Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, phù hợp với các hình thức
đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong Luật đầu tư. Sau khi ban hành Pháp
lệnh Ngân hàng năm 1990, ngày 15 tháng 6 năm 1991 Chính phủ Việt
Nam đã ban hành Quy chế về chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân
hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam (ban hành kƒm theo Nghị định
189/HĐBT ngày 15/6/1991) đã quy định chi tiết về việc cấp phép, khai
18 | P a g e
trương nội dung và phạm vi hoạt động, tài chính và hoạch toán, thay đổi
gia hạn chấm dứt hoạt động và thanh lý. Để chi tiết hoá hơn nữa, Ngân
hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 178/NH-TT ngày 5/10/1991 hướng
dẫn thực hiện quy chế về chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng
liên doanh hoạt động tại Việt Nam.
Có thể nói, Luật đầu tư và Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 là hai
văn bản pháp quy quan trọng nhất chi phối sự thành lập và hoạt động của
ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam với nước ngoài tại Việt Nam.
Tháng 1 năm 1991, ngân hàng liên doanh đầu tiên được thành lập
tại Việt Nam là ngân hàng liên doanh IndoVina (viết tắt là IVB). Ngân
hàng IVB ra đời trên cơ sở liên doanh giữa ngân hàng Công thương Việt
Nam và ngân hàng Summa Handel Bank Inđônêxia với giấy phép đầu tư
số 135/GPĐT của Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (SCCI) cấp
ngày 21/11/1990 và đã khai trương hoạt động từ ngày 21/01/1991. Tuy

nhiên, sau khi ban hành Nghị định 189/HĐBT ngày 15/6/1991 và thực
hiện theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 thì ngân hàng liên doanh IVB
đã được Ngân hàng Nhà nước cấp lại giấy phép hoạt động số 08/NH-GP
ngày 29/10/1992. Đây là ngân hàng liên doanh giữa hai bên trong đó
phần vốn góp của mỗi bên ngân hàng là 50% trong tổng số 10 triệu USD
vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh. Các đối tác tham gia ngân hàng
liên doanh:
19 | P a g e
- Bên ngân hàng Việt Nam là ngân hàng Công thương Việt Nam -
một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất và giữ vị trí
quan trọng trơng hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
- Bên đối tác nước ngoài là ngân hàng Summa của Inđônêxia, là
ngân hàng thuộc tập đoàn Soeryadjaya đăng ký kinh doanh tại Đức, có
trung tâm quản lý tại Inđônêxia và văn phòng đại diện tại nhiều nước trên
thế giới như Mỹ, Hồng Kông. Sau nhiều biến động của tình hình kinh
doanh tháng 8/1993, ngân hàng IVB thay đổi đối tác mới là ngân hàng
Dagang Natinonal. Đến ngày 14/6/2000 Ngân hàng thương mại Thế Hoa,
một trong ba ngân hàng thương mại lớn nhất Đài Loan đã tham gia liên
doanh trong ngân hàng IVB thay thế ngân hàng Dagang Natinonal.
Từ đó đến nay, ở nước ta đã có 5 ngân hàng liên doanh giữa Việt
Nam với nước ngoài được thành lập: ngân hàng liên doanh
Shinhanvinabank (đầu tiên là ngân hàng liên doanh First Vina); ngân
hàng liên doanh Indovinabank, ngân hàng liên doanh Vidpublicbank,
ngân hàng liên doanh Vinasiam (Việt - Thái), ngân hàng liên doanh Việt
Nga.
Ngân hàng liên doanh Việt - Nga là ngân hàng liên doanh được
thành lập mới nhất trong gần 10 năm trở lại đây. Ngân hàng liên doanh
Việt - Nga là ngân hàng liên doanh giữa ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam và ngân hàng Ngoại thương của Nga với số vốn điều lệ là 10
triệu USD, trong đó ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đóng góp

20 | P a g e
51% số vốn. Số vốn điều lệ dự kiến sẽ được tăng lên 30 triệu USD. Ngân
hàng liên doanh Việt - Nga đã khai trương hoạt động vào ngày
19/11/2006, trụ sở chính được đặt tại Hà Nội.
Nhìn chung, sự ra đời của các ngân hàng liên doanh là hoàn toàn
phù hợp với đặc điểm kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, qua đó
thực hiện mục tiêu thúc đẩy sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và
hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng dần hoà nhập vào thị trường thế
giới và thị trường tài chính quốc tế.
+-/"#0-.(
Sự xuất hiện của các ngân hàng liên doanh có ảnh hưởng quan
trọng đến việc phát triển kinh tế hàng hoá, thúc đẩy giao lưu hợp tác kinh
tế, quốc tế. Trước hết, sự xuất hiện của các ngân hàng liên doanh đã góp
phần tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngày nay, khi đầu tư vào một nước cụ thể các nhà đầu tư quan tâm đầu
tiên là ở nước đó hệ thống ngân hàng có đủ mạnh không? hỗ trợ gì cho
họ? ngân hàng của nước họ đã có mặt chưa? Môi trường đầu tư hấp dẫn
sẽ thu hút được nguồn vốn ngoại tệ từ nước ngoài, đáp ứng một phần nhu
cầu vốn phát triển kinh tế trong nước. Sự có mặt ngân hàng liên doanh
với nước ngoài là đánh dấu một bước khởi đầu của thời kỳ tăng cường
hợp tác kinh tế - quốc tế; tăng cường hợp tác kinh tế đối ngoại.
Trong ngân hàng liên doanh, do bản chất là sự góp vốn kinh doanh
tiền tệ giữa ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài nên ngân
21 | P a g e
hàng trong nước cũng được trực tiếp tham gia vào quản lý kinh doanh
cùng bên nước ngoài, vì vậy ngân hàng nước sở tại có điều kiện để học
tập kinh nghiệm, quản lý, nghệ thuật kinh doanh, tiếp thu công nghệ ngân
hàng tiên tiến từ đó hoàn thiện và phát triển công nghệ ngân hàng trong
nước. Ngân hàng liên doanh là nơi đào tạo ra một đội ngũ cán bộ nghiệp
vụ và quản lý trong nền kinh tế thị trường do các cán bộ nước sở tại làm

việc tại các ngân hàng liên doanh, được học hỏi tác phong, nghiệp vụ của
bên nước ngoài.
Ngân hàng liên doanh còn tăng cường đáp ứng các dịch vụ ngân
hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, góp phần cải thiện hoạt
động dịch vụ ngân hàng, tạo ra nhiều kênh để thu hút vốn cho sự phát
triển kinh tế.
Ngân hàng liên doanh thành lập tại nước sở tại với tư cách là một
loại hình tổ chức tín dụng trong hệ thống ngân hàng nước sở tại. Hơn
nữa, ngân hàng thương mại trong nước không còn được sự bảo hộ như
trước, qua đó thúc đẩy cạnh tranh, trao đổi kinh nghiệm hoạt động ngân
hàng, tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, cải thiện môi trường
dịch vụ ngân hàng nước sở tại.
Có thể nói với ngân hàng liên doanh, các mục tiêu cơ bản đối với
các nước đặc biệt là các nước đang phát triển đặt ra về vốn, kỹ thuật,
công nghệ và kinh nghiệm quản lý kinh doanh ngân hàng tiên tiến, đào
22 | P a g e
tạo sử dụng cán bộ ngân hàng đều có thể đạt được nhất là trong việc tiếp
cận công nghệ mới.
23 | P a g e
Chương 2
Quy chế pháp lý của ngân hàng liên doanh
ở Việt Nam
2.1. Khái niệm về ngân hàng liên doanh
1("#
Trước khi có Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990, pháp luật nước ta
chưa có quy định về ngân hàng liên doanh. Pháp lệnh Ngân hàng năm
1990 đã đánh dấu một nấc thang pháp lý mới trong đổi mới hệ thống
ngân hàng nước ta và sự ra đời của ngân hàng liên doanh. Trong Pháp
lệnh Ngân hàng năm 1990, khái niệm ngân hàng liên doanh được hiểu là
ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của Bên ngân hàng Việt Nam và

Bên ngân hàng nước ngoài, có trụ sở tại Việt Nam, hoạt động theo pháp
luật Việt Nam (Điều 1); quy chế pháp lý về ngân hàng liên doanh được
quy định tại chương V: Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng
liên doanh tại Việt Nam.
24 | P a g e
Để cụ thể hơn các quy định pháp lý về ngân hàng liên doanh và
khắc phục những hạn chế không phù hợp của Pháp lệnh Ngân hàng năm
1990, Nhà nước ta đã ban hành Luật các TCTD để chỉnh sửa, bổ sung và
phát triển thêm một bước tiến mới các quy định về hệ thống ngân hàng.
Luật các TCTD không trực tiếp và chính thức đưa ra khái niệm về ngân
hàng liên doanh mà chỉ gián tiếp thông qua các nội dung của khái niệm
ngân hàng, và định nghĩa tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng nước ngoài.
Luật các TCTD quy định: Theo nhu cầu cần thiết cho sự phát triển
kinh tế xã hội của đất nước, Nhà nước cho phép thành lập tổ chức tín
dụng liên doanh (Khoản 2 Điều 12).
Theo Điều 20 của Luật các TCTD thì:
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của
Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh
tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền
gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán;
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ
hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan;
Tổ chức tín dụng nước ngoài là tổ chức tín dụng được thành lập
theo pháp luật nước ngoài;
Nghị định 13/1999/ NĐ-CP ngày 17/3/1999 về tổ chức hoạt động
của Tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín
dụng nước ngoài tại Việt Nam đã có những quy định cụ thể về khái niệm
25 | P a g e
ngân hàng liên doanh. Gần đây nhất, Chính Phủ đã ban hành Nghị định
22/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2006 về tổ chức và hoạt động của

chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100%
vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt
Nam thay thế Nghị định 13 nói trên, quy định chi tiết về ngân hàng liên
doanh tại chương III. Nghị định 22/2006/ NĐ-CP đã có những bổ sung
chi tiết hơn thay thế Nghị định 13 về khái niệm ngân hàng liên doanh tại
khoản 5 Điều 7: “Ngân hàng liên doanh là ngân hàng được thành lập tại
Việt Nam, bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân
hàng Việt Nam) và Bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước
ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng liên doanh được thành
lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam,
có trụ sở chính tại Việt Nam”.
Qua khái niệm nêu trên ta thấy, ngân hàng liên doanh có một số
đặc điểm như sau:
Cơ sở pháp lý để hình thành ngân hàng liên doanh là hợp đồng liên
doanh. Một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam hợp tác kinh doanh với một
hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài. Bên nước ngoài bỏ vốn đầu tư vào
Việt Nam để hoạt động ngân hàng là các tổ chức tín dụng nước ngoài chứ
không phải bất kỳ tổ chức, cá nhân nước ngoài nào.
Vốn pháp định của ngân hàng liên doanh; ngân hàng liên doanh
được thành lập bằng vốn góp của bên ngân hàng nước ngoài và bên ngân

×